« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu chế tạo gạch phục vụ trùng tu di tích Mỹ Sơn


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu chế tạo gạch phục vụ trùng tu di tích Mỹ Sơn Tác giả luận văn: Nguyễn Duy Hưng, Khóa: CB2015B Người hướng dẫn: PGS.TS La Thế Vinh Nội dung tóm tắt: a.
- Hiện nay di tích Mỹ Sơn đang bị xuống cấp nghiêm trọng, việc phục hồi trùng tu di tích là hết sức cấp thiết.
- Đã có nhiều nghiên cứu tìm ra các loại gạch nhằm trùng tu di tích, tuy nhiên các loại gạch đang sử dụng trùng tu sau một thời gian đã bị rêu mốc và nứt vỡ do chưa tìm được bí quyết của việc chế tạo gạch Chăm.
- Trên cơ sở đó tôi đã nghiên cứu chế tạo gạch từ đất đồi và chất kết dính vô cơ với mong muốn tìm ra một hướng mới trong việc bảo tồn, trung tu của di tích Mỹ Sơn từ những nguồn nguyên liệu dồi dào, với chi phí thấp mà đáp ứng yêu cầu bảo tồn hiện nay b.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn - Nghiên cứu, chế tạo gạch từ đất đồi và chất kết dính vô cơ có các tính chất cơ bản của gạch đáp ứng yêu cầu gạch cho xây dựng truyền thống.
- So sánh đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của gạch nghiên cứu với gạch cổ Mỹ Sơn và gạch đang phục vụ trùng tu di tích Mỹ sơn.
- Trên cơ sở đó mở hướng đi mới cho việc nghiên cứu các loại gạch để sử dụng trung tu di tích Mỹ Sơn.
- Nghiên cứu thành phần đất đồi và mẫu gạch Mỹ Sơn.
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu và khảo sát một số tính chất.
- Nghiên cứu quá trình khoáng hoá của vật liệu.
- Sản xuất thử nghiệm 10 viên gạch từ đất đồi và chất kết dính vô cơ.
- So sánh một số tính chất của gạch nghiên cứu và gạch cổ Mỹ Sơn.
- Phương pháp nghiên cứu - Phân tích thành phần hóa học các mẫu đất đồi bằng phương pháp phân tích hóa học định lượng.
- Phương pháp hóa lý phân tích đặc trưng của vật liệu (phương pháp phân tích nhiệt DTA, phương pháp phân tích cấu trúc bằng giản đồ XRD, phương pháp hiển vi điện tử quét SEM, phương pháp phân tích phổ hồng ngoại IR) e.
- Đã phân tích thành phần hóa học đất đồi tỉnh Phú Thọ, phân tích thành phần pha của đất đồi, mẫu gạch nghiên cứu và mẫu gạch Mỹ Sơn.
- Đã chế tạo được gạch từ đất đồi và polyme phốt phát nhôm.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy khi được sấy ở khoảng 200oC-300oC vật liệu sẽ có cơ tính tốt và ổn định.
- Mẫu sấy ở khoảng 600oC – 650oC cho màu sắc giống với loại gạch đang được sử dụng để trùng tu di tích Mỹ Sơn.
- Đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ keo đến tính chất vật liệu và cho thấy với keo 1-1 và 1-2 sẽ tạo vật liệu có cơ tính trên 100 kg/cm2 còn với keo 1-3 và 1-4 sẽ tạo vật liệu có cơ tính dưới 100 kg/cm2.
- Đã xác định được cường độ nén, độ hút nước, khối lượng riêng của mẫu gạch nghiên cứu.
- Các kết quả nhận được cho thấy mẫu gạch nghiên cứu có các chỉ tiêu gần giống với gạch đang được sử dụng để trùng tu di tích Mỹ Sơn.
- Đã thử nghiệm sản xuất 10 viên gạch từ một số loại đất đồi đã nghiên cứu và chất kết dính vô cơ.
- Sản phẩm có mầu sắc đẹp, gần giống với gạch được sử dụng để trùng tu di tích Mỹ Sơn và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn vật liệu xây dựng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt