intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu định hướng tổng thể và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng, góp phần vào sự phát triển du lịch nói chung của Thành phố và cả nước. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÝ THỊ THƢƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÝ THỊ THƢƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN MINH Hà Nội, 2015
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 3 6. Những đóng góp cơ bản của luận văn ........................................................... 4 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN ............................................................................................... 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SỰ KIỆN .......................................... 5 1.1.1. Những khái niệm cơ bản ......................................................................... 5 1.1.2. Sự kiện và du lịch sự kiện ....................................................................... 5 1.1.3. Đặc trưng của du lịch sự kiện và khách du lịch sự kiện ....................... 11 1.1.4. Những yếu tố cấu thành du lịch sự kiện................................................ 12 1.1.5. Những điều kiện đế phát triển du lịch sự kiện ...................................... 15 1.1.6. Tác động của việc phát triển loại hình du lịch sự kiện ......................... 19 1.2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ................................................................................... 27 1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở một số nước .............................. 28 1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch sự kiện ở trong nước................................. 30 1.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................ 35 CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẮNG ................................................................. 36 2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG . 36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên ................................ 36 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa ...................... 40
  4. 2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ............................... 41 2.1.4. Một số cơ sở hạ tầng xã hội khác (Bảo hiểm, Ngân hàng, các công trình văn hóa, y tế, thể thao…) ................................................................................ 46 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG ... 47 2.2.1. Thực trạng thu hút khách du lịch .......................................................... 47 2.2.2. Kết quả kinh doanh du lịch ................................................................... 51 2.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sự kiện .. 52 2.2.4. Thực trạng tổ chức khai thác loại hình du lịch sự kiện tại Đà Nẵng .... 58 2.2.5. Thực trạng về công tác quảng bá xúc tiến du lịch sự kiện.................... 75 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG ............................................................................ 77 2.3.1. Những thành công ................................................................................. 77 2.3.2. Những hạn chế tồn tại ........................................................................... 78 2.3.3. Những nguyên nhân hạn chế ................................................................. 79 2.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................ 80 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG ............................................................................ 82 3.1. NHẬN ĐỊNH NHỮNG CƠ HỘI THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐÀ NẴNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN ........................................................................................................ 82 3.1.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 82 3.1.2. Điểm yếu ............................................................................................... 82 3.1.3. Cơ hội .................................................................................................... 83 3.1.4. Thách thức ............................................................................................. 83 3.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ....................................................................................................... 83 3.2.1. Dự báo du lịch thế giới và khu vực giai đoạn 2015 – 2020 .................. 83 3.2.2. Dự báo về nhu cầu của khách du lịch của Việt Nam và Đà Nẵng ........ 85
  5. 3.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG ....................... 87 3.3.1. Định hướng chung ................................................................................. 87 3.3.2. Các định hướng cụ thể .......................................................................... 87 3.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG ... 88 3.4.1. Phát huy vai trò của Trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng .... 89 3.4.2. Đầu tư xây dựng trung tâm Hội nghị, triển lãm, liên hợp thể thao ....... 89 3.4.3. Xúc tiến quảng bá du lịch sự kiện ......................................................... 90 3.4.4. Tăng cường, khuyến khích các chuyến bay quốc tế đi- đến Đà Nẵng.. 93 3.4.5. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đồng bộ........................................ 93 3.4.6. Đầu tư các dịch vụ và hình thành sản phẩm du lịch ............................. 95 3.4.7. Một số đề xuất với cơ quan quản lý ...................................................... 97 3.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................ 98 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Asia-Pacific Economic Cooperation APEC Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Association of Southeast Asian Nations ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Foreign Direct Investment FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài HAGL Hoàng Anh Gia Lai Meeting, Incentive, Conference & Event/ Exhibition MICE Du lịch Hội thảo, Khuyến thưởng, Hội nghị và Sự kiện/ triển lãm TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình chung về thị trường khách quốc tế đến Việt Nam và Đà Nẵng (lượt khách) trong giai đoạn 2010-2014................................................ 48 Bảng 2.2: Tình hình thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2014 .............................................................................................................. 48 Bảng 2.3: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại Đà Nẵng 2010 – 2014..... 50 Bảng 2.4. Tổng doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014 ............... 51 Bảng 2.5: Thực trạng cơ sở lưu trú tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................................................................. 52 Bảng 2.6: Các cơ sở bán đồ lưu niệm chính tại Đà Nẵng 2014 ...................... 55 Bảng 2.7: Các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010- 2014 ................................................................................................................. 56 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong ngành du lịch tại Đà Nẵng (2011 - 2014) ........ 57 Bảng 2.9: Danh sách khách sạn 4 - 5 sao tại Đà Nẵng ................................... 58 Bảng 2.10: Hệ thống phòng hội nghị tại các khách sạn 4-5 sao ở Đà Nẵng ...... 59 Bảng 2.11: Phòng hội nghị tại HAGL Plaza Hotel Đà Nẵng ......................... 62 Bảng 2.12: Các phòng hội nghị tại khách sạn Mường Thanh Đà Nẵng ......... 62 Bảng 2.13: Một số công ty chuyên chở khách du lịch tại TP.Đà Nẵng .......... 68 Bảng 2.14: Bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng từ năm 2008 - 2015 .............. 73 Bảng 2.15: Số lượng qua cuộc thi Marathon quốc tế từ năm 2013-2015 ....... 73 Bảng 2.16: Cuộc thi dù bay quốc tế Đà Nẵng từ năm 2012-2013 .................. 74
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, loại hình du lịch sự kiện đã và đang phát triển tại một số nước trên thế giới và các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quảng Ninh… và cả thành phố Đà Nẵng cũng được xem là một trong những địa phương có điểm đến an toàn và thân thiện thu hút sự quan tâm lớn của đối tượng khách du lịch trong khu vực và trên thế giới. Là trung điểm của các di sản thế giới như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, thành phố Đà Nẵng còn có lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ, hiện đại; với cảng biển, sân bay quốc tế; là cửa ngõ thứ 3 của cả nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Và gần đây nhất, cùng sự phát triển mạnh mẽ, đồng bộ của các cơ sở lưu trú đẳng cấp quốc tế với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ đang xây mới và củng cố chất lượng và số lượng phòng cùng nhiều khu vực tổ chức sự kiện, các dịch vụ vui chơi, giải trí, spa… ngày càng đáp ứng được nhu cầu du khách, đặc biệt là khách du lịch sự kiện. Một thực tế đáng ghi nhận, trong nhiều năm qua thành phố Đà Nẵng đã đón tiếp và làm việc với khoảng 100 đoàn khách nước ngoài và cử trên 300 đoàn ra nước ngoài mở rộng hợp tác quốc tế, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, như “Tuần lễ hành lang kinh tế Đông - Tây 2007”; Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2009 và các Hội nghị ASEAN tại Đà Nẵng (2009 - 2010), và là nơi duy nhất ở Việt Nam đăng cai tổ chức Cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (liên tiếp qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012) và gần đây nhất là Cuộc thi dù bay quốc tế năm 2012, chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 12 - 2012 đã góp phần đưa thành phố lên một vị thế mới như là một điểm đến hấp dẫn cho các sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế. Du lịch sự kiện không phải là loại hình mới mà đã được các công ty lữ hành, các đơn vị tổ chức sự kiện tập trung khai thác loại hình du lịch này. Các công ty, tổ chức trong và ngoài nước đang lựa chọn Đà Nẵng để tổ chức các sự kiện. Tuy nhiên, để phát triển loại hình này cần phải có chiến lược phát triển tổng thể, đúng hướng và tăng cường sự hỗ trợ, liên kết hợp tác giữa các ngành, các đơn vị... để du lịch sự kiện tại Đà Nẵng phát triển bền vững, hiệu quả và ngày càng chuyên nghiệp hơn. 1
  9. Với ý nghĩa và mục đích như vậy, việc lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu định hướng tổng thể và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng, góp phần vào sự phát triển du lịch nói chung của Thành phố và cả nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về về du lịch sự kiện, từ đó vận dụng vào thực tế ở Đà Nẵng. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của việc khai khác du lịch sự kiện hiện nay tại Đà Nẵng; từ đó nêu ra những thành công, hạn chế chủ yếu và các nguyên nhân của việc khai thác du lịch sự kiện tại Đà Nẵng. - Xây dựng định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện Đà Nẵng trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các hoạt động sự kiện giải trí, thể thao, hội chợ, hội nghị... có tính chất quốc tế diễn ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Về không gian nghiên cứu: Tính đến năm 2014, Đà Nẵng đã tổ chức rất nhiều sự kiện với quy mô quốc tế, tuy nhiên các sự kiện diễn ra không thường xuyên, sự kiện diễn ra mới chỉ dừng lại ở việc giao lưu giữa Đà Nẵng và một số quốc gia, chưa thu hút sự quan tâm của khách du lịch, trừ lễ hội bắn pháo hoa quốc tế. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu chủ yếu phía cung những hoạt động mang tính sự kiện trong phạm vi thành phố Đà Nẵng. - Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sự kiện trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng từ 2010 - 2014, 4. 2
  10. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học: Thông qua việc khảo sát tại các doanh nghiệp du lịch trong ngành, đồng thời sử dụng bảng câu hỏi dành cho khách để thu thập thông tin và ý kiến về tổ chức loại hình du lịch sự kiện tại Đà Nẵng. 4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Dựa trên các tài liệu, số liệu về các sự kiện..., văn bản liên quan định hướng, chiến lược phát triển du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch sự kiện ở Đà Nẵng nói riêng để phân tích và đưa ra đánh giá, kết luận. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua phương pháp này, đề tài phân tích, đánh giá, so sánh Du lịch sự kiện tại Đà Nẵng với những nơi đã có kinh nghiệm tổ chức du lịch sự kiện ở Việt Nam và thế giới; đánh giá những thuận lợi cũng như thách thức của việc phát triển lọai hình du lịch này tại Đà Nẵng. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đề tài làm rõ thực trạng một số nghiên cứu trước đây về du lịch sự kiện ở trong nước và quốc tế, từ đó đưa ra những nhận định về mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài “Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng” là một đề tài nghiên cứu độc lập. - Trên Thế giới: Từ những năm 90 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỳ XXI đến nay, có khá nhiều các nghiên cứu về sự kiện và du lịch sự kiện: Nghiên cứu quản trị sự kiện và du lịch sự kiện [22], Du lịch sự kiện: Khái niệm, phát triển, nghiên cứu [23], Quản trị lễ hội và và sự kiện đặc biệt [25]. - Tại Việt Nam Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI đến nay đã có những công trình nghiên cứu về du lịch sự kiện ở Việt Nam. Chủ yếu là nghiên cứu về tổ chức sự kiện [7] công trình này chủ yếu đến vấn đề về tổ chức sự kiện, hướng dẫn kỹ năng nghiệp của công tác chuẩn bị trước, trong và sau sự kiện. Chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về sự kiện, du lịch sự kiện, phát triển du lịch sự kiện. 3
  11. 6. Những đóng góp cơ bản của luận văn - Hệ thống hóa có chọn lọc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sự kiện, vận dụng vào điều kiện cụ thể tại Đà Nẵng. - Phân tích, đánh giá tổng thể về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng - Xây dựng định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng. 7. Bố cục của luận văn Luận văn được trình bày theo bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sự kiện Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng 4
  12. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SỰ KIỆN 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Theo Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 6 2005 (số 44/ 20 05/QH11) , có hiệu lực thi hành từ ngày 01 01 2006 đã đưa ra khái niệm về du lịch: “Du lịch là các hoạt động c li n quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư tr thường uy n của mình nh m đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải tr , ngh dư ng trong một khoảng thời gian nhất định” [12, tr. 1]. Từ các quan điểm trên về du lịch có thể đưa ra khái niệm về du lịch ph hợp với đề tài như sau: Du lịch là các hoạt động li n quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư tr thường uy n của mình trong một khoảng thời gian nhất định, m c đ ch của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi v ng tới thăm. 1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam, khách du lịch có những đặc điểm sau: “Khách du lịch là người đi du lịch ho c kết hợp đi du lịch, tr trường hợp đi h c, làm việc ho c hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [12. tr.2]. hách du lịch được phân thành hai loại: + Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. + Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 1.1.2. Sự kiện và du lịch sự kiện 1.1.2.1. Khái niệm sự kiện và du lịch sự kiện Sự kiện là một khái niệm rất rộng. Thuật ngữ sự kiện được mọi người nhắc đến hàng ngày, tuy nhiên để đưa ra khái nhiệm chính xác lại là một vấn đề không đơn giản. 5
  13. Trên thế giới và cả Việt Nam vẫn đang tổn tại nhiều cách hiểu khác nhau về sự kiện: Theo Từ điển tiếng Việt: Sự kiện là việc quan trọng xảy ra. Theo Từ điển tiếng Anh: Event (sự kiện) có bốn nghĩa sau: + Là một sự việc, sự kiện + Là một cuộc đấu (thể dục, thể thao), một cuộc thi + Là trường hợp, khả năng có thể xảy ra + Là kết quả Về khía cạnh văn hóa xã hội, sự kiện (event) là cách gọi ngắn gọn của thuật ngữ “tổ chức sự kiện” hay “sự kiện đ c biệt” (special event). Thuật ngữ “sự kiện đặc biệt” được d ng để mô tả các nghi lễ đặc biệt, giới thiệu, các buổi trình diễn, hay các lễ kỷ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh dấu những dịp đặc biệt, hoặc để đạt những mục đích văn hóa - xã hội, hoặc mục đích hợp tác. Các sự kiện quan trọng có thể bao gồm các ngày và các dịp lễ hội quốc gia, các dịp quan trong của người dân, những buổi biểu diễn văn hóa độc đáo, những cuộc thi đấu thể thao quan trọng, hoạt động chức năng của tổ chức, phát triển thương mại và giới thiệu sản phẩm. Bất kỳ mội lễ hội hay một hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm thì đều được coi là sự kiện đặc biệt. Nó diễn ra khác với các chương trình hoạt động thông thường của các đơn vị chủ thể. Sự kiện đặc biệt diễn ra thu hút sự chú ý của đông đảo người xem, cổ vũ và tham gia. Cuốn sách được xem là công trình đặt nền móng về loại hình sự kiện “Event Manegement and Event Tourism, Getz [22, tr.4], cho rằng các sự kiện đặc biệt được định nghĩa chuẩn nhất trong bối cảnh của nó. Ông đã đưa ra hai định nghĩa: Định nghĩa 1: Đối với nhà tổ chức sự kiện, một sự kiện đặt biệt là sự xảy ra một lần hoặc không thường xuyên bên ngoài các chương trình, hoặc các hoạt động thường xuyên của các cơ quan tài trợ hoặc tổ chức. Định nghĩa 2: Đối với khách hàng hoặc khách mời, một sự kiện đặc biệt là cơ hội thư giãn, trải nghiệm xã hội, hoặc trải nghiệm văn hóa bên ngoài những sự lựa chọn thông thường hoặc đằng sau những trải nghiệm hàng ngày. 6
  14. Trong số những thuộc tính mà Getz cho rằng là tạo không khí đặc biệt là tinh thần lễ hội, tính độc đáo, chất lượng, tính xác thực, truyền thống, lòng hiếu khách, chủ đề và chủ nghĩa tượng trưng. Qua các sự kiện thực tế đã diễn ra và cái nhìn chung cho các hoạt động này, chúng ta có thể tạm đưa ra một khái niệm về sự kiện như sau: Sự kiện là một chương trình c quy mô, tầm c không cố định. N diễn ra một ho c chu kỳ và thu h t sự quan tâm, ch ý của một lượng lớn các đối tượng khác nhau nh m đạt được các m c đ ch c thể như c tiến quảng bá hay tôn vinh một giá trị nào đ đạt được những m c ti u về phát triển du lịch. Du lịch sự kiện là một loại hình du lịch trong đ du khách kết hợp việc thỏa mãn m c đ ch du lịch trong các hoạt động như hội chợ, hội h p, hội nghị, khen thưởng, triển lãm, cuộc thi quốc tế 1.1.2.2. Các loại hình sự kiện Hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều cách phân loại sự kiện khác nhau, điều này phụ thuộc vào tiêu chí và mục đích của việc phân loại: a. Phân loại theo ti u ch quy mô: Xét theo quy mô, sự kiện được chia làm các loại sau:  Mega - vent (sự kiện lớn) Đây là những sự kiện lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế của khu vực tổ chức, nó thu hút và gây chấn động tới toàn bộ giới truyền thông. Có rất ít sự kiện được xếp vào loại này. + Getz phân loại Mega - vent dựa theo tiêu chí như: có trên một triệu khách tham quan, chi phí tổ chức từ 500 triệu USD trở lên. Đó phải là sự kiện “độc nhất vô nhị”, đặc biệt hấp dẫn. Theo cách phân loại này thì Mega - vent là một sự kiện bất thường, thu hút lượng khách du lịch lớn, đặc biệt là du khách cao cấp, giới truyền thông có uy tín, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội của cộng đồng tổ chức. Thuộc loại này là những sự kiện có tầm cỡ quốc tế như các kỳ World Cup, Thế vận hội Olympic, Hội chợ thế giới… 7
  15. + Hall lại cho rằng, Mega - vent là các sự kiện hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế. Từ Mega được sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh: số lượng người tham gia, thị trường mục tiêu, mục đích tham gia của tổ chức tài chính, tác động về chính trị, sự tham gia của giới truyền thông, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, những tác động đến kết cấu kinh tế và xã hội tới cộng đồng tổ chức sự kiện đó.  Hallmark - event (sự kiện vừa) Thuật ngữ này được d ng để đề cập đến các sự kiện được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đặc trưng của địa phương hay khu vực đó. Với những sự kiện như thế này tên sự kiện thường đồng nhất hoặc liên quan đến tên của nơi tổ chức. Ritchie [22, tr.28] đã định nghĩa: “Hallmark - event là loại sự kiện diễn ra một lần ho c định kỳ trong một quãng thời gian nhất định. Những sự kiện này được tổ chức nh m m c đ ch tạo dựng thương hiệu cho địa phương tổ chức, n g p phần làm tăng sự hấp dẫn của du lịch địa phương, t đ thu h t được sự ch ý của khách du lịch. Qua đó, lượng khách du lịch tăng lên mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành du lịch nói riêng và kinh tế nói chung trong ngắn hạn và dài hạn. Sự thành công hay thất bại của sự kiện phần nhiều là do mức độ hấp dẫn của nó. Điều này phụ thuộc vào mức độ quan trọng, tính kịp thời của sự kiện và vị thế của địa phương tổ chức. Một ví dụ điển hình cho sự kiện loại này là lễ hội Canaval tại Reo de Janero, được cả thế giới biết đến như một biểu tượng của sự cởi mở, lòng hiếu khách của thành phố này. Ngoài ra còn có các lễ hội Kentucky Perby (Mỹ), lễ hội hoa ở Chelsea (Anh), lễ hội bia Octoberfest ở Munnich (Đức)… Những sự kiện này mang đậm nét địa phương và con người nơi đây, rất hấp dẫn và thu hút được nhiều du khách giàu có. Đây cũng là niềm tự hào của người dân trong v ng và họ cũng là nhân tố góp phần vào thành công của lễ hội. Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số địa phương cố gắng tổ chức những sự kiện thuộc loại Hallmark này. Có thể kể đến như Festival Huế tổ chức hai năm 1 lần hay lễ hội hoa Đà Lạt, Festival biển Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng… 8
  16. Hallmark event đã được sử dụng để chỉ các sự kiện quan trọng, diễn ra định kỳ, nó thể hiện được các nét đẹp văn hóa, truyền thống của địa phương c ng với những nét đặc trưng của v ng đó. Mỗi địa phương muốn phát triển du lịch cần tổ chức được “Hallmark event”, điều này giống như việc xây dựng một thương hiệu cho địa phương mình. Những sự kiện như vậy không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh địa phương, mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế lớn. Khi tổ chức thành công sự kiện loại này, địa phương đó sẽ tạo thế cạnh tranh rất lớn. Và cùng với thời gian, tên các sự kiện sẽ gắn liền với tên địa phương như: Liên hoan phim quốc tế Cannes (Pháp), lễ hội hóa trang m a đông Quebeec (Canada), Canaval de Rio de Janero (Brazil)…  Major event (sự kiện nhỏ) Là những sự kiện, với quy mô và thu hút sự quan tâm của phương tiện truyền thông, có thể thu h t lượng người tham gia lớn, cùng với các công ty truyền thông và thu lợi nhuận kinh tế cao. [22, tr.28] Trên thế giới, Menbourne đã đưa giải Tennis Australia mở rộng và giải đua xe công thức 1 Australia thành sự kiện chính hàng năm. Cuộc viếng thăm của những thuyền lớn (Tall Ships) ở Sydney năm 1988 và được nhận giải thưởng Hobart vào dịp kỷ niệm 200 năm Bass and Flinders đã hướng sự tập trung và những di sản hàng hải cũng như thu hút được danh tiếng và các phương tiện truyền thông quốc tế. Rất nhiều các giải vô dịch thể thao quốc tế có thể xếp vào loại này, và các sự kiện thể thao được xếp loại này càng tăng, và được chính phủ cũng như các tổ chức thể thao quốc gia đắt giá trong một môi trường cạnh tranh của những sự kiện thế thao quốc tế. Ở Việt Nam, sự kiện thuộc loại này có thể kể đến như: Lễ hội Năm Du lịch Quốc gia; triễn lãm “Hình ảnh APEC và di sản văn h a Việt Nam” để kỷ niệm tuần lễ cao cấp APEC tháng 11 năm 2006… Ngoài ra còn bao gồm các sự kiện thể thao thao quốc tế như giải bóng đá mở rộng, giải bóng chuyền mở rộng, các sự kiện văn hóa như đêm nhạc, lễ kỷ niệm… Theo cách phân chia này, event không bao gồm các sự kiện của các công ty, doanh nghiệp tổ chức nhằm tạo dựng thương hiệu, danh tiếng như các buổi lễ công bố thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới. Event ở đây được hiểu là các sự kiện của 9
  17. các hiệp hội, các quốc gia và các địa phương tổ chức nhằm tạo dựng danh tiếng của mình, thu hút khách du lịch đến tham gia vào các sự kiện. b. Phân loại theo đơn vị tổ chức sự kiện  Khối chính phủ - Kỷ niệm ngày truyền thống như ngày độc lập dân tộc, ngày chiến thắng… - Sự kiện quan trọng như các sự kiện thể thao, văn hóa trọng điểm. - Các sự kiện quần chúng, lễ hội và hội chợ địa phương. - Các festival nghệ thuật, sự kiện văn hóa, chương trình tham quan, triển lãm nghệ thuật theo chủ đề. - Các festival, các sự kiện hấp dẫn, thể hiện lối sống nhằm quảng bá hình ảnh mới đến. - Sự kiện thể hiện bản sắc dân tộc và các lĩnh vực văn hóa khác nhau…  Khối các công ty - Quảng bá công nghiệp tố chức hội nghị, hội chợ - Các sự kiện quảng bá và giới thiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh nhà tài trợ - Các sự kiện thể thao, buổi hòa nhạc, triển lãm có bán vé - Quảng bá giới truyền thông như các buổi hòa nhạc, gây quỹ…  Khối quần chúng - Các sự kiện nhằm cứu trợ, gây quỹ từ thiện - Các sự kiện do các câu lạc bộ, các tổ chức xã hội tổ chức c. Một số cách phân loại khác Các sự kiện thường được phân loại theo ngành cụ thể của sự kiện. Ví dụ, các sự kiện công cộng (public events), sự kiện du lịch (tourism events), sự kiện chính trị (political events), sự kiện xã hội (social events), sự kiện thể thao (sporting events…). Theo mục đích, sự kiện bao gồm các loại như: Sự kiện xã hội/tư nhân, hội nghị, họp báo, các sự kiện khách hàng, meeting, sự kiện marketing và quảng bá (social/private event, convention, expositions, consumerevent meeting, promotional/ marketing event). 10
  18. Theo nội dung và tính chất của các sự kiện, các lễ trao giải thưởng (award event); gây quỹ từ thiện (charity fundraisers); hội nghị (conferences), triển lãm (exhibitions); thời trang (fashion shows); hội chợ và lễ hội (fairs and festival); khai trương (grand openings); meeting, holiday event; giới thiệu sản phẩm (newproduct launches); hội thảo chuyên đề (seminars); triển lãm thương mại (trade shows) … Ngoài ra còn có nhiều cách phân chia khác, phụ thuộc vào mục đích và cách nhìn nhận của tác giả. Cũng có người chia thành event – in house và event – out door để nhấn mạnh về không gian tổ chức là ở trong phòng hay ở ngoài trời. Nói tóm lại, như đã trình bày ở phần trước, event là một khái niệm rất rộng, nội hàm của nó rất lớn. Nên việc tìm ra một khái niệm hay phân loại chuẩn là rất khó. Tùy theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu sẽ có những cách phân chia tương ứng, song cách phân chia này chỉ mang tính tương đối. 1.1.3. Đặc trưng của du lịch sự kiện và khách du lịch sự kiện 1.1.3.1. Đ c trưng của du lịch sự kiện Sự kiện là hoạt động lập kế hoạch có tính hệ thống (systematic planing), hoạt động phát triển và marketing lễ hội và các sự kiện đặc biệt. Nói chung, các sự kiện (events) như là những sức mạnh thu hút khách du lịch, những xúc tác phát triển, những phương thức xây dựng hình ảnh tài nguyên công đồng và điểm đến du lịch. Đối tượng khách của loại hình du lịch sự kiện thường rất lớn, từ nhiều địa phương, quốc gia, khu vực khác nhau đến để tham gia sự kiện. Đặc biệt là những sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, khu vực thì nó sẽ thu hút được lượng khách đến tham gia sự kiện là rất lớn. Các sự kiện thường mang tính mùa vụ như: Festival Huế, Canaval Hạ Long, Bắn pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội trà Thái Nguyên, liên hoan du lịch Hà Nội… Đối tượng khách của du lịch sự kiện thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Họ đi du lịch với mục đích là tham gia vào không khí của các sự kiện tại điểm đến, tìm hiểu nét đặc sắc của phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương. Hoạt động sự kiện được khai thác kéo theo sự phát triển của một bộ phận lớn cộng đồng cư dân tại điểm đến. Vì khi một sự kiện được tổ chức sẽ tạo ra nhiều việc 11
  19. làm cho người lao động, đồng thời trong dịp này mà số lượng hàng hóa sản phẩm tiêu thụ rất lớn. Đây là nguồn lợi nhuận đáng kể thu được từ hoạt động tổ chức du lịch sự kiện. Các loại hình sự kiện thường được tổ chức ở những nơi có điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Đây sẽ là yếu tố cơ bản để thu hút khách du lịch đến tham gia vào các sự kiện. Như đã trình bày ở trên, khái niệm sự kiện vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó việc đưa ra những đặc điểm chính xác, đó cũng là một vấn đề tương đối khó và cần một khoảng thời gian nghiên cứu khá dài. Vì vậy, mà đặc điểm của các sự kiện ở mỗi khía cạnh khác nhau lại có sự khác nhau nên trong quá trình tìm hiểu để đưa vào khai thác cần nghiên cứu kỹ lưỡng từng loại sự kiên để hoạt động tổ chức khai thác mang lại hiệu quả cao. 1.1.3.2. Khách du lịch sự kiện - Thường gồm nhiều quốc tịch, cũng có khi chỉ từ 1 quốc gia, song từ nhiều tổ chức khác nhau. - Thường tham gia với số lượng đông. - Thời gian ở lại địa phương, hoặc nước sở tại ngắn. Chương trình hoạt động bận rộn, chặt chẽ, đòi hỏi phải có cách thức tổ chức khoa học. - Có nhiều yêu cầu đón tiếp đặc biệt liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau, về nội dung làm việc, ăn ở, đi lại, đón tiếp. - Thường có biến động nhiều về số lượng và dịch vụ 1.1.4. Những yếu tố cấu thành du lịch sự kiện [23,tr.411- 412] 1.1.4.1. Các sự kiện văn h a lớn Là những sự kiên văn hóa lớn như ngày hội, lễ hội, sự kiện tôn giáo lớn của quốc gia, lễ kỷ niệm văn hóa…, do đó, có nhiều hình thức. Chúng tôi xem xét một số các hình thức phổ biến nhất, đặc biệt là những người mà thường liên quan đến chuyên nghiệp quản lý. Hầu hết các sự kiện tôn giáo, ngược lại, liên quan đến các tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, các lễ hội tôn giáo được làm nổi bật, và nhiều nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo và các yếu tố thế tục, chẳng hạn như tết thanh minh hoặc tiệc cưới. 12
  20. 1.1.4.2. Các sự kiện chính chính trị "Sự kiện chính trị và nhà nước" sự kiện này liên quan đến những người rất quan trọng (VIP) luôn thu hút nhiều sự chú ý, cũng như chính trị các cuộc biểu tình (biểu tình để hỗ trợ một nguyên nhân cụ thể) và mít tinh. Chính phủ các nước và các đảng chính trị tổ chức các hội nghị, lễ, và các chuyến thăm nhà nước cũng là những sự kiện thuộc loại này. 1.1.4.3. Các sự kiện quốc gia Đây là những sự kiện lớn của quốc gia liên quan đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc là để ghi nhớ những chiến thắng, nhưng nhìn chung gọi đây là loại sự kiện, một lễ tưởng niệm. Hầu hết các nước và cộng đồng có một số hình thức kỷ niệm lịch sử và di sản trong lịch hàng năm của họ. Thỉnh thoảng một kỷ niệm lớn nối dài, nhưng thông thường thì ngắn như ngày giành độc lập dân tộc chẳng hạn . 1.1.4.4. Các sự kiện giải trí và nghệ thuật Các sự kiện giải trí và nghệ thuật thường bao gồm các buổi triễn lãm (hội h a, đi u khắc, thủ công mỹ nghệ); biểu diễn (âm nhạc, m a, kịch, điện ảnh, kể chuyện, thơ, thường li n quan đến biểu diễn trước khán giả); giao lưu (không tách rời giữa biểu diễn và khán giả). 1.1.4.5. Các sự kiện kinh tế và xúc tiến thương mại Các sự kiện kinh tế và xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ, bao gồm: + Hội chợ - Một cuộc triển lãm (ví dụ: các sản phẩm nông nghiệp, hàng hoá sản xuất, thường kèm theo cuộc thi khác nhau và vui chơi giải trí như trong một hội chợ nhà nước); triển lãm có thể được cạnh tranh vì giải thưởng. - Một cuộc triển lãm nhằm thông báo cho mọi người về một cơ hội sản phẩm, kinh doanh - Một sự kiện, thường vì lợi ích của một tổ chức từ thiện hoặc tổ chức nào, bao gồm cả giải trí và việc bán hàng hóa (còn gọi là chợ). 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0