intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Hoài Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là: trình bày những nét tổng quan về sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Hoài Thanh. Nêu bật những đóng góp của Hoài Thanh cho việc nghiên cứu và phê bình văn học nước nhà. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Hoài Thanh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM MINH NGỌC SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA HOÀI THANH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM MINH NGỌC SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA HOÀI THANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Thành Hà Nội – 2015
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 3 2.Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 4 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 12 4.Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 13 5.Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 13 6.Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 14 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 15 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA HOÀI THANH ...................................................................... 15 1.1Tiểu sử Hoài Thanh....................................................................................... 15 1.1.1 Cuộc đời Hoài Thanh .................................................................................. 15 1.1.2 Khái quát về Hoài Thanh ............................................................................ 18 1.2 Những tác phẩm đã xuất bản của Hoài Thanh ......................................... 21 1.2.1Trước cách mạng.......................................................................................... 21 1.2.2 Sau cách mạng ............................................................................................ 22 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA HOÀI THANH .... 27 2.1Phƣơng pháp phê bình ấn tƣợng và thực chứng ........................................ 27 2.1.1Giới thuyết về phương pháp phê bình ấn tượng và thực chứng................... 27 2.1.2Phương pháp phê bình ấn tượng và thực chứng của Hoài Thanh qua “Thi nhân Việt Nam”.................................................................................................... 34 2.2 Sự vận động từ phƣơng pháp phê bình ấn tƣợng và thực chứng sang phƣơng pháp phê bình xã hội học của Hoài Thanh ........................................ 47 2.3Phƣơng pháp phê bình xã hội học theo quan điểm mĩ học Macxit .......... 51 2.3.1 Giới thuyết về phương pháp luận Macxit trong phê bình văn học ............. 51 CHƢƠNG 3: CÁC ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG NGÒI BÚT PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA HOÀI THANH ........................................................... 74 3.1Một nhà phê bình có nhiều thành tựu với năng khiếu thẩm bình thơ ..... 74 1
  4. 3.2Phê bình đồng cảm ........................................................................................ 78 3.3Phê bình sáng tạo, biểu dƣơng ..................................................................... 84 3.4Tự phê bình .................................................................................................... 87 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 99 2
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Trong lịch sử văn học Việt Nam, không phải mãi đến đầu thế kỷ XX mới xuất hiện người làm lý luận phê bình văn học. Thực ra, trong văn học trung đại đã từng có lý luận phê bình văn học nhưng chưa phải là phê bình chuyên nghiệp và cũng chưa có các nhà phê bình chuyên nghiệp mà mới chỉ là một lối phê bình mang tính ngẫu hứng.Lý luận phê bình văn học được xem như một ngành chuyên nghiệp thì phải đầu thế kỷ XX mới hình thành. Đây là một tiêu chí để xác nhận nền văn học của dân tộc đã là một nền văn học hiện đại. Sở dĩ nói như thế bởi lẽ lý luận phê bình văn học thời kì này đã có một hệ thống lý thuyết riêng, có khái niệm phương pháp nghiên cứu riêng, có đối tượng xác định và đặc biệt là có nhà phê bình chuyên nghiệp. Những yêu cầu này trong văn học trung đại chưa có. Lý luận phê bình văn học là bộ phận không thể thiếu được trong cấu trúc tổng thể của nền văn học hiện đại. Nó có vai trò quan trọng đối với đời sống văn học trên cả hai phương diện: đối với người sáng tác và đối với người đọc. Nó là động lực, là đòn bẩy, là định hướng lành mạnh cho sự phát triển cả nền văn học. Thành tựu về lý luận phê bình từ đầu thế kỷ đến nay là cả một kho tài liệu lớn, có ý nghĩa khai phá buổi đầu cho một ngành lý luận phê bình còn non trẻ. 1.2 Bên cạnh tên tuổi những nhà nghiên cứu và phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại như Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức … Hoài Thanh là người có nhiều đóng góp vô cùng giá trị. Các tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống sáng tác cũng như nghiên cứu và tiếp nhận văn học thế kỉ XX như: “Thi nhân Việt Nam” (1942), “Phê bình và tiểu luận”tập 1 (1960), tập 2 (1965), tập 3 (1971), “Di bút và di cảo” (1993)… Đặc biệt, tác phẩm bất hủ “Thi nhân Việt Nam” (viết chung với Hoài Chân – Nguyễn Đức Phiên) và “Phê bình và tiểu luận” đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà nghiên cứu và phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. 3
  6. 1.3 Từ phương pháp đến phong cách nghiên cứu, phê bình văn học của Hoài Thanh đều có những đóng góp độc đáo. Vì vậy, tìm hiểu về sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của ông, đánh giá vị trí, vai trò của ông trong lịch sử văn học sẽ góp phần khẳng định được vai trò, ý nghĩa của phê bình văn học đối với tiến trình của văn học Việt Nam hiện đại, góp phần đánh giá những thành tựu của văn học Việt Nam hiện đại – một vấn đề đang được đặt ra trong đời sống văn học hiện nay, đồng thời cũng góp phần làm rõ hơn sự phong phú và đa dạng của đời sống nghiên cứu, phê bình và tiếp nhận văn học lúc bấy giờ. 1.4 Hoài Thanh là cây bút phê bình xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. Vì vậy, việc tìm hiểu sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Hoài Thanh sẽ rút ra được nhiều bài học quý báu, những kinh nghiệm phong phú và bổ ích cho hoạt động sáng tác, phê bình cũng như định hướng cho sự tiếp nhận tác phẩm văn học và khuynh hướng thẩm mĩ của độc giả. 1.5 Với đề tài “Sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Hoài Thanh”, luận văn sẽ góp phần tìm hiểu kĩ hơn về phong cách, phương pháp phê bình của tác giả, góp phần đánh giá những thành tựu và ảnh hưởng của ông đối với lịch sử phê bình văn học Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Qua quá trình sưu tầm các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết trên những tạp chí, sách báo chuyên ngành… người viết nhận thấy vấn đề “Sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Hoài Thanh”chưa được các tác giả đề cập đến một cách sâu sắc và toàn diện. Hầu hết mới chỉ là những bài viết, công trình nghiên cứu về bản thân tác giả Hoài Thanh hoặc các vấn đề liên quan đến tác phẩm của ông trong suốt thời gian qua. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số công trình nghiên cứu về Hoài Thanh và sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của ông. 4
  7. 2.1Trước Cách mạng tháng Tám, bài phê bình đầu tiên về Hoài Thanh và “Thi nhân Việt Nam”, có lẽ là bài “Hoài Thanh” trích trong cuốn“Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan. Ở đó, Vũ Ngọc Phan chủ yếu phê bình Hoài Thanh qua cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Tác giả cho rằng, Hoài Thanh đã làm hợp tuyển không theo hợp tuyển mà giống văn học sử hơn, viết tiểu sử cộc lốc, chủ quan, chia ba dòng không hợp lý. Tuy nhiên Vũ Ngọc Phan cũng đã nhận thấy một nét riêng trong phong cách phê bình của Hoài Thanh, đó là phê bình một mặt, chỉ phê bình những cái hay, cái đẹp. Vũ Ngọc Phan đã đem “Thi nhân Việt Nam” so sánh với các thi hợp tuyển khác từ trước tới nay, thì không cần phải cân nhắc người ta cũng thấy “Thi nhân Việt Nam” mới mẻ hơn, xếp đặt có nghệ thuật hơn,dường như Hoài Thanh đã đứng vào địa vị chủ quan để xét theo sở thích cùng khuynh hướng với mình [86, tr.39]. Tác giả Diệu Anh có bài viết với nhan đề “Nói chuyện thơ nhân đọc quyển Thi nhân Việt Nam 1932 – 1945”, đăng trên báo Thanh Nghị ngày 16/8/1942. Theo tác giả thì chỉ có phần khảo luận về “Một thời đại trong thi ca” là được viết khá công phu, tỉ mỉ, còn từ tên sách đến việc lựa chọn những nhà thơ, bài thơ và các nhận xét về họ thì đều cần bàn bạc thêm [2]. Tác giả Lê Thanh trong “Cuốn sổ văn học” (NXB Văn học, 1944) tuy chỉ nêu vài dòng ít ỏi, thoáng qua nhưng lại khẳng định Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình có chân giá trị, có luyện tập, có kinh nghiệm [113]. 2.2Sau cách mạng, một thời gian khá dài, Hoài Thanh hầu như không được quan tâm, chú ý nhiều. Đến năm 1961, khi cuốn “Phê bình và tiểu luận” (Tập 1) ra đời thì bắt đầu có rải rác một số ý kiến xuất hiện trên các báo, tạp chí bàn về phong cách và phương pháp phê bình của Hoài Thanh. Tiêu biểu là hai tác giả: Lê Anh Trà với bài viết nhan đề “Đọc Phê bình và tiểu luận của Hoài Thanh” [136] và Xuân Tửuvới “Chúng tôi đọc anh Hoài Thanh” [140]. Ởcác bài viết đó, hai tác giả chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá Hoài Thanh qua các tác phẩm mới ra đời. Lê Anh Trà nhận xét Hoài Thanh là 5
  8. nhà phê bình có kinh nghiệm, có những khám phá rất tinh vi, thái độ phê bình thận trọng, nâng niu, thể tất nhân tình. Cách bình thơ của Hoài Thanh xoáy sâu vào các tư tưởng, cảm xúc chủ đạo, trình bày một cách sâu sắc, thấm thía, bài bình có dáng dấp tuỳ bút, ông hay dùng các biện pháp liên hệ, so sánh, tâm sự khi bình thơ, phong cách phê bình của Hoài Thanh là ở những nhận xét tinh tế, sự am hiểu sâu sắc tác phẩm, nhân vật, bút pháp giàu hình ảnh, lời văn uyển chuyển, tác động vào cảm tính độc giả. Phong cách đó lại được bồi đắp thêm lí trí, suy luận, làm cho nó ngày càng rắn rỏi, thuyết phục hơn [136]. Phạm Thế Ngũ ghi nhận “Thi nhân Việt Nam” là một trong hai tác phẩm đáng chú ý nhất trong những năm 1940 – 1945, bên cạnh “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan, vì đã nghiên cứu và phê bình nền văn học mới trên lập trường tổng quát [84]. Còn Thanh Lãng lại xếp “Thi nhân Việt Nam” vào nhóm phê bình văn học - sử và cả nhóm phê bình xã hội [57]. Năm 1965, cuốn “Phê bình và tiểu luận” (Tập 2) của Hoài Thanh được xuất bản.Trên báo chí xuất hiện một số bài phê bình về cuốn sách này.Có thể nhắc đến “Một vài suy nghĩ nhân đọc cuốn Phê bình và tiểu luận của Hoài Thanh” [1] của Trịnh Xuân An và bài viết “Nhân đọc cuốn Phê bình và tiểu luận, bàn về phong cách phê bình của Hoài Thanh” [17] của Trương Chính.Trong bài viết này, tác giả đã liên hệ từ “Thi nhân Việt Nam” đến “Phê bình và tiểu luận”.Trương Chính có cảm hứng đề cao Hoài Thanh giai đoạn sau cách mạng hơn với những bước chuyển biến về tư tưởng và định hình phong cách. Ông cho rằng phong cách của Hoài Thanh gần với nhà nghệ sĩ hơn nhà lý luận, về phê bình tình cảm từ trước tới nay chưa có ai sánh kịp, về thơ thì hết sức nhạy bén, cách bình thơ cũng rất trang nhã, nhưng cũng như Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại”, theo Trương Chính, Hoài Thanh có nhược điểm là viết ít và chỉ nói toàn cái hay. Tác giả Phan Trọng Luận, tuy là một người không chuyên về lý luận phê bình văn học, cũng có ba bài viết về Hoài Thanh rải rác trong suốt 25 6
  9. năm.Bài viết đầu tiên của ông với nhan đề “Suy nghĩ về nâng cao chất lượng phê bình văn học”, nhân bàn về phê bình mà nhắc đến Hoài Thanh.Tác giả đã chỉ ra ở Hoài Thanh có một tâm hồn nhạy cảm, năng lực tưởng tượng dồi dào, năng lực cảm thụ nhanh và sâu. Tháng 8/1967, trên Tạp chí Văn học xuất hiện bài viết của Phan Trọng Luận với nhan đề “Hoài Thanh với chuyện sống và viết của một nhà phê bình”dưới dạng chân dung văn học. Trong bài viết, tác giả đã phân tích thấu đáo mối quan hệ hữu cơ giữa con người tư tưởng - văn chương Hoài Thanh, đi sâu phát hiện những đặc sắc trong phong cách phê bình của Hoài Thanh. Ông cho rằng: “Hoài Thanh giúp ta phát hiện ra nhiều bất ngờ, thú vị mà không phải lần nào chúng ta đọc cũng cảm nhận được” [63]. Trong bài viết này tác giả rất chú ý đến cái tình, chất giọng say sưa chân thành, cách nói nhẹ nhàng, tế nhị, sâu sắc. Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra những hạn chế của Hoài Thanh là hơi thiên về thưởng thức, nhẹ phần nhận định, khái quát, và nguyên nhân đó chính là do sự bộc lộ năng lực hạn chế về lý luận. “Xin được gửi chút lòng tri âm” là bài viết gần đây nhất của Phan Trọng Luận. Trong bài viết này, tác giả đã mạnh dạn chọn một hướng không thuận để phân tích, lí giải và thuyết phục người đọc về những mặc cảm của một nhà phê bình thơ nổi tiếng, về cái nghiệp bình thơ của Hoài Thanh, giải thích vì sao Hoài Thanh lại hay liên tưởng đến cái cũ, nhất là cái cũ của bản thân như một ám ảnh, một sự so sánh để ngợi ca cái mới [64]. Năm 1971, tác phẩm “Phê bình và tiểu luận” (tập 3) của Hoài Thanh được xuất bản. Chúng ta có thêm cứ liệu để nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hơn về phong cách cũng như phương pháp phê bình của ông. Trong đó không thể không nhắc tới các bài viết của các tác giả tiêu biểu như: Lê Bá Hán (“Hoài Thanh với phê bình”, Tạp chí Văn học số 3/1995), Lê Đình Kỵ (“Hoài Thanh với phê bình văn học”, Tạp chí Tác phẩm mớisố 28/1973)… 7
  10. Được giới phê bình và độc giả quan tâm nhiều nhất là công trình nghiên cứu về Hoài Thanh của Phan Cự Đệ trong cuốn “Nhà văn Việt Nam (1945 – 1975)” (NXB Văn học, Hà Nội, 1982).Có thể coi đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ hơn cả về một chặng đường phê bình văn học của Hoài Thanh. Tác giả đã nghiên cứu, xem xét Hoài Thanh trên nhiều phương diện: hành trình tư tưởng, quá trình sáng tác, phương pháp phê bình, phong cách phê bình … Ông cho rằng, Hoài Thanh đã chuyển biến mạnh mẽ từ một nhà phê bình ấn tượng theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật trở thành một nhà phê bình hiện thực theo quan điểm mĩ học Mác - Lênin. Vì thế, Phan Cự Đệ đã khẳng định thành tựu của Hoài Thanh sau Cách mạng tháng Tám và coi “Thi nhân Việt Nam” là một bước chìm sâu vào con đường nghệ thuật vị nghệ thuật, đồng thời tác giả cũng đã khẳng định năng lực cảm thụ tinh tế, hiếm có, lời nói hóm hỉnh, duyên dáng, nặng về khen, nhẹ về chê là những đặc điểm đáng chú ý ở ngòi bút phê bình của Hoài Thanh, là cơ sở để "nâng cao công việc bình thơ lên thành một nghệ thuật” [29]. Năm 1982, Hoài Thanh qua đời. Đồng nghiệp, bè bạn cũng như công chúng độc giả trong cả nước đã bày tỏ lòng thương tiếc và kính trọng Hoài Thanh qua những bài viết có tính chất tưởng niệm, trong đó đáng chú ý hơn cả là bài viết của các tác giả: Thiếu Mai, Nguyễn Bao, Lữ Huy Nguyên, Huy Cận, Đặng Thai Mai, Từ Sơn … Hầu hết đều khẳng định nhân cách đáng quý của ông và tỏ thái độ trân trọng những tác phẩm ông để lại. Vũ Đức Phúc có bài đăng trên Tạp chí Văn học 2/1995, khẳng định Hoài Thanh trước cách mạng đã là một nhà phê bình quan trọng và “Thi nhân Việt Nam” là một công trình lớn(89). Trong “Từ điển văn học”(NXB Khoa học xã hội, tập 1, 1983), các tác giả đã cho rằng Hoài Thanh xứng đáng được coi như một cây bút nghiên cứu phê bình có uy tín, đã góp phần đáng kể vào sự trưởng thành của ngành nghiên cứu phê bình văn học cách mạng Việt Nam. Đối với các công trình 8
  11. trước cách mạng của Hoài Thanh, các tác giả đã khẳng định “Thi nhân Việt Nam” là một công trình biên khảo có giá trị tin cậy cao, nhưng cũng có những hạn chế khá căn bản (85). Cuốn “Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại” (Viện Văn học, NXB Khoa học xã hội, 1977) cũng đã tiếp tục ghi nhận những đóng góp của Hoài Thanh đối với văn học nước nhà.Bài viết khẳng định Hoài Thanh là một nhà phê bình tinh tế, tài hoa, nhiều kinh nghiệm và năng lực cảm thụ hiếm thấy, chỉ có thể có được ở một tâm hồn nghệ sĩ.Đồng thời tác giả còn làm rõ các đóng góp của Hoài Thanh qua việc bình thơ. Nguyễn Đăng Mạnh với bài viết “Vài suy nghĩ nhỏ về Tuyển tập Hoài Thanh”, in trong cuốn “Chân dung văn học”, đã nêu câu hỏi:“Có ý kiến cho rằng những bài viết của Hoài Thanh ít giá trị lí luận, có hẳn đúng như thế không?” Và ông đã phân tích giá trị lí luận sâu sắc trong một số công trình của Hoài Thanh, đồng thời khẳng định cơ sở thành công của Hoài Thanh là khả năng cảm thụ nhạy bén, chính xác và chắc chắn. Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã nhìn lại cả một cuộc đời cầm bút của Hoài Thanh và nhận xét trước cũng như sau Cách mạng Tháng 8, Hoài Thanh là một con người sống có nguyên tắc và từ đó, một chặng đường mới trong việc nghiên cứu, đánh giá lại các tác phẩm, công trình phê bình của Hoài Thanh bắt đầu (75). Năm 1992, Hội thảo khoa học kỉ niệm 50 năm “Thi nhân Việt Nam” và 10 năm ngày mất của Hoài Thanh được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đã có hơn 40 tham luận, bài viết cũng như các công trình nghiên cứu về Hoài Thanh và các tác phẩm của ông được gửi về hội thảo, cùng chung một tình cảm ngưỡng mộ đối với Hoài Thanh - một tài năng và “Thi nhân Việt Nam” được coi là một tác phẩm hiếm có của phê bình văn học Việt Nam hiện đại với nhiều góc độ, nhiều bình diện, nhiều phương pháp và nhiều cách viết khác nhau. Các công trình, tham luận, bài viết gửi về hội thảo đã có nhiều phát hiện 9
  12. mới, ý kiến mới về phương pháp và phong cách phê bình của Hoài Thanh. Trong diễn văn khai mạc, Nguyễn Duy Quý đã nêu rõ, Hoài Thanh có nhiều đóng góp quý báu, góp phần xây dựng nền văn học Việt Nam hiện đại, còn “Thi nhân Việt Nam” là cuốn sách đặc sắc, hiếm thấy một công trình nghiên cứu phê bình văn học nào có sức sống mãnh liệt đến như vậy[100]. “Thi nhân Việt Nam” được coi là tác phẩm có giá trị nhất của đời văn Hoài Thanh. Khi tiếp cận tác phẩm dưới góc độ thi pháp, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu cho rằng Hoài Thanh – một người nghệ sĩ ấn tượng chủ nghĩa, đã xây nên “lâu đài kiến trúc hài hòa đầy chất thơ”, thể hiện phong cách riêng của mình. Tác giả cũng khẳng định giá trị lý luận của tác phẩm khi cho rằng “Hoài Thanh đã dự cảm Thơ mới là một hiện tượng ngôn từ” và “Thi nhân Việt Nam” là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học so sánh” [44]. Phan Trọng Luận nhận định: “Hoài Thanh là người đặt nền móng cho thi pháp học hiện đại ở Việt Nam”. Sau khi phân tích những kiến giải có ý nghĩa thi pháp học trong những công trình của Hoài Thanh, ông nhận xét: “Đọc Thi nhân Việt Nam, ta bắt gặp một nhà thơ ở giữa những nhà thơ” [63]. Với mục đích khám phá những bí quyết thành công của Hoài Thanh qua “Thi nhân Việt Nam”, Chu Văn Sơn cho rằng “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” là cốt lõi bí quyết của Hoài Thanh bởi lẽ “nghe hồn người, kì thực là lắng hồn mình”, tín hiệu nhận biết đó là rung động bởi chính tâm hồn con người là thứ vi diệu nhất, kì bí nhất [107]. Cao Xuân Thử lại xác định những tiêu chí để lựa chọn thơ hay của Hoài Thanh là mức độ cảm xúc chân thực và sự hài hòa giữa nội dung – tâm hồn thi sĩ với hình thức – ngôn từ diễn đạt cảm xúc ấy. Điều này xuất phát từ quan điểm của Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” là “đặt cơ sở lý thuyết cho việc tìm hiểu thơ trữ tình” (135). 10
  13. Trong bài viết “Đi tìm đặc điểm văn phong trong Thi nhân Việt Nam”, Văn Giá đã khẳng định văn phong của Hoài Thanh là văn phong “phê bình cảm xúc”. Ông cho rằng: “Văn phê bình cũng có khả năng sống mãi, thách thức với thời gian và văn phê bình của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam có khả năng như vậy…”[33].Qua thời gian, các ý tưởng sẽ bị cũ đi, bị đào thải, bị thay thế bởi những tìm tòi mới, nhưng văn Hoài Thanh vẫn có giá trị thưởng thức. Đó là những áng văn đẹp đẽ, đầy tính nghệ thuật, mãi cuốn hút người đọc.Hoài Thanh đã chọn cho mình một tư cách nghệ sĩ trong phê bình.Các trang văn của ông mãi thì thầm, trò chuyện với thời gian. Nhà phê bình Thiếu Mai lại ghi nhận: “Thi nhân Việt Nam là một công trình đặc sắc vào bậc nhất trong phê bình văn học từ thập niên 40 đến nay.” Hoài Thanh đã tạo ra một điệu “thơ – phê bình” đạt đến độ hài hòa, thẩm mỹ. Đóng góp đáng kể nhất của “Thi nhân Việt Nam”, theo tác giả, là “phát hiện ra tính nhân loại phổ quát trong Thơ mới” [71]. Cùng khẳng định những giá trị của “Thi nhân Việt Nam” còn có nhiều bài viết của các tác giả khác như: “Hoài Thanh, một tâm hồn thi nhân đích thực, một nhà phê bình xuất sắc” (Trương Lư), “Hoài Thanh và thơ” (Nguyễn Bao), “Hoài Thanh – hoài niệm” (Phạm Xuân Nguyên) … Khi tìm hiểu sự nghiệp phê bình thơ của Hoài Thanh, Vũ Tuấn Anh đã coi “Thi nhân Việt Nam” là một “cuộc hội ngộ đẹp” của một phong trào thơ và một cây bút phê bình tài hoa. Tác giả đã khẳng định những thành tựu phê bình của Hoài Thanh ở cả hai thời kì trước và sau cách mạng và nhận xét: “Sau cách mạng, Hoài Thanh không còn đậm đà như trước…” (3). Chú ý đặc biệt đến phương pháp phê bình của Hoài Thanh, Trần Đình Sử có bài “Một vài suy nghĩ về phương pháp phê bình văn học của Hoài Thanh”. Từ việc khẳng định những thành tựu phê bình văn học của Hoài Thanh ở cả hai thời kì, tác giả đã đặt ra vấn đề “không thể quy phương pháp 11
  14. phê bình của Hoài Thanh vào hai chữ “ấn tượng” và “chủ quan” bởi lẽ “phương pháp phê bình văn học của Hoài Thanh có sự kết hợp giữa lối phê bình lịch sử phương Tây với lối phê điểm phương Đông”. Tác giả nhấn mạnh: “Cái ưu của Hoài Thanh thuộc về tài năng, tâm hồn ông còn cái nhược của Hoài Thanh là điều trói buộc của thời đại, của cả một thế hệ”(108). Lê Đình Kỵ trong bài viết “Nghĩ về thưởng thức, phê bình thơ qua kinh nghiệm Hoài Thanh” lại cho rằng nếu coi “Thi nhân Việt Nam” tiêu biểu cho lối phê bình theo chủ nghĩa ấn tượng thì cũng không phải Hoài Thanh đã lầm lạc bởi vì “Thơ là trực cảm, là ấn tượng, là liên tưởng, là khoảnh khắc tâm hồn” (56). Lại Nguyên Ân nhận xét về “tư thế trữ tình” của nhà phê bình trong “Thi nhân Việt Nam”, lối văn cách điệu hình tượng và tính chất chuyên luận là những phương diện làm nên vẻ đẹp đặc biệt của tác phẩm. Trong bài viết “Cuộc cải cách thơ của phong trào Thơ mới (1932 – 1945) và tiến trình thơ tiếng Việt”, ông vừa khẳng định công lao to lớn của Hoài Thanh trong việc cổ vũ và tổng kết Thơ mới, vừa chỉ ra thái độ “thiếu khoan dung đối với những thí nghiệm không thành” và “giành hết lời khen tặng cho người chiến thắng.” Tóm lại, thời gian càng lùi xa, chúng ta càng hiểu rõ, hiểu sâu về phương pháp, phong cách phê bình của Hoài Thanh và các tác phẩm, công trình nghiên cứu của ông đối với nền văn học nước nhà qua sự đánh giá, nhận xét của giới nghiên cứu, phê bình cũng như độc giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Hoài Thanh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp phê bình văn học của Hoài Thanh mà trong đó, tập trung chủ yếu qua những công trình tiêu biểu như: “Thi nhân Việt Nam” (1942), “Phê bình và tiểu luận” tập 1 (1960), tập 2 12
  15. (1965), tập 3 (1971), “Hoài Thanh tuyển tập” tập 1 (1982), tập 2 (1983) … Trong đó, “Thi nhân Việt Nam” là tác phẩm Hoài Thanh viết chung với Hoài Chân nhưng trong luận văn này, ta coi như Hoài Thanh là tác giả chính, góp phần chủ yếu làm nên công trình đó. 4. Mục đích nghiên cứu -Trình bày những nét tổng quan về sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Hoài Thanh. - Chỉ ra những đặc trưng trong phong cách phê bình văn học của Hoài Thanh trước và sau Cách mạng tháng Tám. - Nêu bật những đóng góp của Hoài Thanh cho việc nghiên cứu và phê bình văn học nước nhà. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp sau: 5.1 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu: - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tìm hiểu sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Hoài Thanh trên cơ sở tiếp cận hệ thống các tác phẩm của tác giả. - Phương pháp tiếp cận liên ngành (triết học, văn học, xã hội học…) - Phương pháp tiếp cận theo hướng thi pháp học 5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Nghiên cứu lịch sử triết học và văn học để có cái nhìn bao quát và thấy được những thay đổi trong bối cảnh lịch sử, xã hội có tác động đến phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học của Hoài Thanh. - Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Để thấy được những yếu tố về hoàn cảnh, môi trường sống có tác động đối với phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học của Hoài Thanh. 13
  16. - Ngoài ra, người viết còn sử dụng các thao tác khác như: khảo sát – so sánh, thống kê – phân loại, phân tích, bình giảng … 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Hoài Thanh - Chương 2: Phương pháp phê bình văn học của Hoài Thanh - Chương 3: Phong cách phê bình văn học của Hoài Thanh 14
  17. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA HOÀI THANH 1.1 Tiểu sử Hoài Thanh 1.1.1 Cuộc đời Hoài Thanh Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nha Que), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tác phẩm bất hủ “Thi nhân Việt Nam” (1942) đã đưa ông lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Hoài Thanh sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 trong một gia đình nhà Nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.Từ nhỏ, cậu bé Nguyên đã sớm phải làm lụng vất vả giúp đỡ gia đình, nhưng rất chăm chỉ học hành. Hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào học sinh yêu nước của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Năm 1927, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1928, ở tuổi 19, sau khi tốt nghiệp thủ khoa bậc thành chung ở trường Quốc học Vinh, Hoài Thanh ra Hà Nội theo học trường Bưởi. Năm 1930, ông tham gia tổ chức Tân Việt Cách Mạng Đảng, nên bị bắt giam, kết án 6 tháng tù treo và trục xuất về quê. Ra tù, Hoài Thanh trở lại học trường Bưởi, rồi lại bị đuổi học vì tội cất giữ tài liệu chống chính quyền Pháp. Sau đó, ông ra ở trọ tại quán cơm số nhà 32 Hàng Đồng. Tại đây, Hoài Thanh gặp Lưu Trọng Lư và một số người vừa 15
  18. bãi khoá ở Quốc học Huế ra Hà Nội kiếm chỗ học tư. Ông nhận dạy cho mọi người để có tiền tự học đi thi tú tài Tây, vì theo quy định thời ấy những người đã bị đuổi học thì không được thi “tú tài ta”. Sau khi đỗ tú tài, năm 1930, Hoài Thanh xin vào làm ở tờ nhật báo Phổ thông.Ngô Tất Tố là người đầu tiên có công giúp đỡ Hoài Thanh khi mới chập chững bước vào nghề làm báo.Nhưng xem ra con đường viết báo không mấy hanh thông, nên ông và một số người ở báo này bàn với chủ báo ra thêm tờ “Le Peuple” (Dân chúng) mỗi tuần hai kỳ.Lúc bấy giờ báo tiếng Pháp không bị kiểm duyệt.Đây là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Pháp của người Việt Nam ở miền Bắc, bán rất chạy.Tuy nhiên, nó cũng chỉ tồn tại được ba số, rồi bị đóng cửa.Lần thứ hai Hoài Thanh lại bị bắt giam và trục xuất khỏi Hà Nội, áp giải về quê nhà giao cho lý trưởng quản lý. Năm 1931, ông đi làm gia sư cho một chủ khách sạn ở Vinh.Tình cờ, cậu tú Thanh gặp được ông Bùi Huy Tín - chủ nhà in Đắc Lập ở Huế tại đây.Ông ta đã xin với ông chủ khách sạn cho cậu tú Thanh vào Huế làm thợ chữa morasse cho nhà in của ông ta.Ông Tín nhận tú tài Nguyễn Đức Nguyên làm morasse không ngờ đã tạo điều kiện cho một nhà báo trẻ xuất hiện, về sau trở thành nhà phê bình Hoài Thanh nổi tiếng. Suốt thời gian gần sáu năm làm nghề chữa morasse, ban ngày đi làm, tối về hoặc ngày nghỉ, Hoài Thanh tìm các loại sách báo đọc để viết bài cho các báo “Tràng An” và “La gazette de Hué”. Từ tháng 3/1935 cho đến khi Hoài Thanh bị chính quyền thực dân Pháp cấm viết báo vào tháng 6/1936, ông được giao giữ các mục “Chuyện rông” với bút danh Le Nha Que, mục “Phê bình”, “Văn nghệ”, “Bình báo” cùng các bài chuyên luận về văn hoá, pháp luật, kinh tế, xã hội, thời sự quốc tế v.v… với bút danh Hoài Thanh. Trong tư cách là một nhà báo, thời ấy, ông tâm niệm rằng cần phải dùng ngòi bút để chống lại mọi bất công của xã hội, bênh vực người nghèo khổ, chống bọn cường hào, bọn cầm quyền áp bức, bóc lột nhân dân, chống mọi hủ tục 16
  19. cùng với lối sống thấp hèn, ca ngợi non sông đất nước, vinh danh các giá trị văn hoá dân tộc, cổ vũ thái độ dấn thân vì lợi ích của xã hội và con người. Chỉ trong hơn một năm - từ báo “Tràng An” số 4 (ngày 12/3/1935) đến số 131 (ngày 12/6/1936) là số đăng “thông báo chia tay cùng bạn đọc” của ông và vợ là bà Phan Thị Nga vì hai người bị thực dân Pháp cấm viết báo “Tràng An” - ông đã viết trên một trăm bài báo đăng trên tờ “Tràng An” xuất bản tại Huế và nay được tập hợp lại trong cuốn “Hoài Thanh trên báo Tràng An” (NXB Hội Nhà văn Hà Nội, 2009). Trong “Lời giới thiệu” cuốn sách này, con trai ông - Từ Sơn - đã viết: “…Cha tôi thường nói ông rất thích kiểu viết theo lối notes có nghĩa giống như là tùy bút. Lối viết ấy cho phép người viết muốn ghi gì thì ghi, phóng bút mà ghi, không cần phải tính toán gì hết. Trên báo “Tràng An” và “La Gazette de Hué” ông viết theo kiểu ấy và đã để cho ngòi bút của mình động đến mọi thứ chuyện trên đời, trong xã hội mà người viết từng quan sát, nhận xét, suy nghĩ...mong sao được chia sẻ với người đọc để cùng sống đẹp hơn, hay hơn,đúng hơn…” (104). Quả là Hoài Thanh đã “động đến mọi thứ chuyện trên đời” qua hơn trăm bài đăng trên báo “Tràng An”: từ quan hệ Pháp-Đức trước thềm thế chiến II đến chuyện “Nước Tàu cải cách tệ chế”; từ nỗi khổ của nông dân dưới ách bọn cường hào hương thôn tự trị đến “Tình cảnh dân làm muối rất đáng thương”; từ chuyện giáo dục con trẻ đến thân phận vua quan Triều Nguyễn… Hoài Thanh từng tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945.Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông vua thẩm bình thơ thuở nào như Hoài Thanh bỗng dưng đổi sang một hướng khác, gác lại niềm đam mê văn nghiệp, ông tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Điều này khiến không ít văn hữu ngỡ ngàng đến khó hiểu và có người sinh hoài nghi. Sau 1945, ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc Huế (tháng 9/1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (1945 - 1946); 17
  20. công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (1947 - 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Năm 1960, Hoài Thanh được bầu làm đại biểu Quốc hội.Trong khoảng 10 năm 1958 – 1968,ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa II, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I và II. Từ 1959–1969, ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện. Từ 1969 – 1975, ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, nay là Tổng Biên tập báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với ba tác phẩm: “Phê bình và tiểu luận” (3 tập), “Nói chuyện thơ kháng chiến”, “Thi nhân Việt Nam”. Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội, để lại một di sản văn học đồ sộ và vô cùng quý báu cho tất cả mọi người. 1.1.2 Khái quát vềHoài Thanh Hơn tám chục năm trước, Hoài Thanh còn là một nhà báo rất trẻ (chưa đầy ba mươi tuổi), nhưng nhờ thông hiểu văn hóa Đông - Tây, biết nhìn xa trông rộng, nên những bài viết của ông đã phản ánh được đầy đủ cuộc sống nhiều mặt thời đó và không ít bài đến nay vẫn còn ý nghĩa. Trong lĩnh vực văn chương, ngoài những bài viết xung quanh cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh” đã được công bố trong một số sách nghiên cứu những năm qua, Hoài Thanh, ngay từ khi viết báo “Tràng An”, đã tỏ ra là một cây bút phê bình có cảm thụ văn chương tinh tế và trung thực. Đọc những bài phê bình trên báo “Tràng An” của Hoài Thanh, chúng ta còn hình dung được diện mạo hoạt động văn học 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2