intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ khảo sát, phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động truyền thông về biển, đảo trên các phương tiện truyền thông của Cà Mau. Đồng thời, đi sâu phân tích các hình thức, thể loại báo chí phản ánh các đề tài biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau. Từ đó, luận văn sẽ chỉ ra những mặt đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và gợi mở hướng khắc phục, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ HỒNG VÂN TRUYỀN THÔNG VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013) Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hƣng Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ HỒNG VÂN TRUYỀN THÔNG VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013) Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hƣng Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau là những kiến thức do tôi thu nhận được trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình, không sao chép từ bất kì nguồn tài liệu nào. Trong luận văn của mình tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo. Các tài liệu trích dẫn đều được dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình. Cà Mau, ngày 10 tháng 4 năm 2015 Học viên Phạm Thị Hồng Vân
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông – Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền dạy cho tôi những kiến thức, những kỹ năng cần thiết trong quá trình theo học bậc Đại học và Cao học. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thành Hƣng, giảng viên hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Thầy đã tận tâm chỉ bảo, định hƣớng cho tôi về mặt lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu, đồng thời gợi mở những kiến thức khoa học mới để áp dụng vào luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập, Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban, biên tập viên, phóng viên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau, cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này. Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, tôi nhận thấy luận văn của mình còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý và sửa chữa của các thầy cô giáo, hội đồng phản biện cũng nhƣ các bạn học viên để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cà Mau, ngày 10 tháng 4 năm 2015 Học viên Phạm Thị Hồng Vân
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................8 4. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................10 7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................10 CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VỀ TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO ............................................................................12 1.1 Một số vấn đề lý luận chung ..........................................................................12 1.1.1 Những khái niệm ......................................................................................12 1.1.2 Khái niệm biển, đảo .................................................................................14 1.2 Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về tuyên truyền biển đảo ............15 1.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề biển đảo ..............................15 1.2.2 Định hướng của Đảng, Nhà nước trong công tác tuyên truyền về biển, đảo 17 1.3 Vấn đề biển, đảo trên báo chí Trung ương và địa phương hiện nay...................19 1.3.1 Tuyên truyền biển, đảo là nhiệm vụ của báo chí cả nước .......................19 1.3.2 Báo chí địa phương với nhiệm vụ truyền thông về biển, đảo .................20 1.3.3 Báo chí Cà Mau với chủ đề biển, đảo .....................................................24 Tiểu kết chương 1......................................................................................................30 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG ĐIỆP BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CÀ MAU, BÁO ẢNH ĐẤT MŨI VÀ ĐÀI PT- TH CÀ MAU ............................................................................................................32 2.1 Nội dung biển, đảo trên các loại hình báo chí ................................................32 2.1.1 Tuyến tin bài về CQBĐ ...........................................................................34 2.1.2 Tuyến tin bài về BĐKH ..........................................................................41 2.1.3 Tuyến tin bài về đề tài kinh tế biển .........................................................44 2.1.4 Tuyến tin bài về ASXH cho cư dân ven biển ..........................................48 1
  6. 2.1.5 Tuyến tin bài VH-DL ..............................................................................49 2.2 Phương thức truyền thông thông điệp biển, đảo của các loại hình báo chí ....52 2.2.1 Liên kết mở các chuyên mục, chuyên đề .................................................52 2.2.2 Liên kết thông tin theo sự kiện ................................................................56 2.3 Các thể loại báo chí được sử dụng ..................................................................59 2.3.1 Trên Báo Cà Mau và Báo ảnh Đất Mũi ...................................................59 2.3.2 Trên Đài PT-TH Cà Mau .........................................................................66 Tiểu kết chương 2......................................................................................................71 Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CÀ MAU ...................................................................................................72 3.1. Những vấn đề đặt ra cho báo chí Cà Mau trong truyền thông về biển, đảo ..72 3.1.1 Truyền thông chưa đủ chiều sâu để nêu bật đặc trưng chủ đề biển đảo Cà Mau ...................................................................................................................72 3.1.2 Sự trùng lặp thông tin ..............................................................................76 3.1.3 Hình thức truyền thông về biển đảo còn đơn điệu, nghèo nàn................77 3.1.4 Tính nghiệp dư trong tác nghiệp, thiếu những bài viết tầm cỡ mang tính định hướng, dự báo ..........................................................................................78 3.1.5 Thể hiện chuyên mục, chuyên đề đơn điệu, khuôn mẫu .........................79 3.1.6 Thể hiện tác phẩm báo chí chưa chuyên nghiệp, ít sáng tạo ...................80 3.1.7 Phạm vi tác động còn hẹp .......................................................................81 3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thông tin biển, đảo cho báo chí địa phương miền biển. ................................................................................................82 3.2.1 Giải pháp chung ......................................................................................82 3.2.2 Giải pháp cụ thể ......................................................................................88 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................90 KẾT LUẬN ..........................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................94 PHỤ LỤC.............................................................................................................97 2
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CQBĐ : Chủ quyền biển đảo BĐKH : Biến đổi khí hậu ASXH : An sinh xã hội VH-DL : Văn hoá – du lịch 3
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi. Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Hiện nay chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần 10 mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác. 4
  9. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn. Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước. 5
  10. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống. Trong đó 28 tỉnh, thành đó có Cà Mau. Biên giới biển, đảo tỉnh Cà Mau có vị trí địa lý rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh với chiều dài bờ biển 254 km2, có 2 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối; vùng biển rộng tiếp giáp với vùng biển các nước Thái Lan, Malaisia, Inđonêsia, Campuchia, là nơi có đường hàng hải quốc tế đi qua rất thuận tiện cho việc thông thương buôn bán, trao đổi hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, đa dạng và trữ lượng dầu khí lớn. Khu vực biên giới biển của tỉnh gồm 23 xã, thị trấn thuộc 6 huyện ven biển, là địa bàn vùng xa, vùng sâu, địa hình phần lớn là rừng ngập mặn, kênh rạch chằng chịt, giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu bằng đường thuỷ. Dân số chiếm khoảng 30% dân số toàn tỉnh, phân bố không đồng đều, sống tập trung ở các cửa sông lớn. Ngành nghề chủ yếu ngư, nông, lâm nghiệp, trong đó nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản có tiềm năng phát triển mạnh. Nhận thấy tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá X) tháng 2/2007 đã thông qua Nghị quyết số 09/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tiếp đó đến ngày 7/10/2008 Ban Bí thư đã ra Thông báo số 188 về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, trong đó yêu cầu “Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo”. Giữ vai trò cơ quan ngôn lụân của Đảng bộ, chính quyền, diễn đàn của nhân dân, những năm qua, các cơ quan truyền thông đại chúng chủ lực của báo chí Cà Mau như Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau đã thực hiện Thông báo số 188 với việc tuyên truyền, mở các chuyên đề, chuyên trang biển, đảo. Gần đây, trên các khu vực biển của Cà Mau xảy ra tình trạng ngư dân ta khai thác thuỷ sản và hợp đồng khai thác thuỷ sản trái pháp luật, lấn sang vùng biển các 6
  11. nước láng giềng, tình hình thiên tai, lốc xoáy, an ninh trật tự, tranh chấp ngư trường, tai nạn trên biển có lúc diễn ra khá phức tạp. Chính vì vậy, báo chí Cà Mau cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về biển, đảo, CQBĐ đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân ven biển Cà Mau. Nhằm có cái nhìn tổng quát, nhận diện những mặt làm được cũng như đưa ra những gợi ý, đề xuất nâng cao chất lượng tin bài về biển, đảo trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Cà Mau, người viết chọn đề tài “Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau” (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài Phát thanh - truyền hình (PT-TH) Cà Mau năm 2013) 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua tìm hiểu của chúng tôi, về nghiên cứu về truyền thông biển, đảo thời gian qua có một số đề tài: - Luận văn “Thông tin chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà Nẵng (khảo sát từ 01/2013 đến 06/2013)” của Văn Công Nghĩa, chuyên ngành Báo chí học. Luận văn chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng thông tin chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng; đề xuất các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông tin chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng thời gian tới. Giải quyết vấn đề: Xác lập hệ thống lí luận về báo chí truyền thông; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí trong việc thông tin tuyên truyền về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, trong đó vai trò của VTV Đà Nẵng trong thông tin chủ quyền biển đảo hiện nay; nghiên cứu thực trạng chương trình phát sóng của VTV Đà Nẵng có liên quan đến chủ quyền biển đảo từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2013. Luận văn “Vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ” (Nguyễn Thị Quỳnh Nga, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí, năm 2013). Trên cơ sở khảo sát, phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động Thông tin đối ngoại về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam trên một số tờ báo điện tử Anh ngữ, luận văn nêu bật thực trạng về cách sản xuất, hình thức và nội dung thông tin đối ngoại của báo chí trong nước. 7
  12. Luận văn “Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam (Qua thực tế các chương trình trên hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV1)”, (Nguyễn Thị Hoà, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí, năm 2011). Luận văn “Báo Biên phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia”, (Phùng Quốc Việt, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí năm 2004). Về các tài liệu liên quan đến biển, đảo Việt Nam có cuốn “Bạch Long Vỹ - đảo thành niên”, NXB Thanh niên năm 2002; sách “ Hỏi – đáp những điều ngư dân cần biết trong hoạt động thuỷ sản” của Ban Tuyên giáo T.Ư – NXB Thế giới 2007; sách “Biển và Hải đảo Việt Nam” do Trung tâm Thông tin phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng Hải quân biên soạn năm 2007; cuốn “Chiến lược biển Việt Nam từ quan điểm đến thực tiễn” của Ban Tuyên giáo T.Ư, NXB Chính trị Quốc gia năm 2010… Ngoài ra còn có một số tài liệu và luận văn, khóa luận tốt nghiệp gần với đề tài này, có thể kể đến, như: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin của bản tin đối ngoại Thông tấn xã Việt Nam” (Trần Thúy Hà, khóa luận tốt nghiệp, năm 2002); “Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Thị Mai Hoa, luận văn thạc sĩ, năm 2011). Các bài viết, chuyên luận như “Báo chí với công tác thông tin, tuyên truyền về biển đảo Việt Nam” của PGS, TS Dương Xuân Sơn; Một vài trao đổi về kinh nghiệm viết bài, góp phần đấu tranh dư luận bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông của Báo Nhân Dân (Ban biên tập Báo Nhân Dân); Báo Quân đội nhân dân điện tử với công tác tuyên truyền biển, đảo Việt Nam (Báo Quân đội nhân dân); Tuyên truyền biển, đảo Việt Nam – Một số vấn đề cần quan tâm (TS Trần Công Trục);… Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về công tác truyền thông biển, đảo trên tất cả các cơ quan truyền thông đại chúng tại một tỉnh có biển như Cà Mau. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thông tin về biển, đảo. 8
  13. Phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đi sâu tìm hiểu hình thức và nội dung truyền thông về biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau trong năm 2013. Luận văn tập trung phân loại tin bài, khảo sát, phân tích những tác phẩm tiêu biểu, tạm gác lại những bài báo có nội dung trùng nhau. Đối với Đài PT-TH, vì hệ phát thanh chủ yếu phát lại tin tức, phóng sự của truyền hình nên tác giả chỉ chọn phân tích các thông điệp truyền hình. 4. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn sẽ khảo sát, phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động truyền thông về biển, đảo trên các phương tiện truyền thông của Cà Mau. Đồng thời, đi sâu phân tích các hình thức, thể loại báo chí phản ánh các đề tài biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau. Từ đó, luận văn sẽ chỉ ra những mặt đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và gợi mở hướng khắc phục, nâng cao chất lượng, hiệu quả. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Căn cứ từ chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay, luận văn phân tích thực trạng, nhận thức của các cơ quan truyền thông trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông biển, đảo. So sánh, phân tích hiệu quả các nội dung, hình thức phản ánh chủ đề biển đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau. - Nhận diện những đặc trưng riêng trong nội dung tuyên truyền về biển, đảo của Cà Mau so với đề tài biển, đảo quốc gia; đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tuyên truyền chủ đề biển, đảo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để nghiên cứu đề tài này: - Về phương pháp luận, luận văn được thực hiện nhất quán trên quan điểm duy vật lịch sử và hệ thống quan điểm của Đảng và chủ trương của Nhà nước Việt Nam về chủ quyền đất nước, về truyền thông chính trị cùng các vấn đề hữu quan. - Các phương pháp nghiên cứu gắn với các thao tác cụ thể: sưu tầm tài liệu, 9
  14. thống kê, phân loại, so sánh, hệ thống hoá các sự kiện để đánh giá thông tin và đưa ra nhận xét. Xử lý tư liệu kết hợp phân tích kết quả khảo sát. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn sẽ thực hiện khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin Truyền thông, Ban biên tập, Ban Giám đốc 3 cơ quan Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau, các phóng viên, biên tập viên. Đồng thời, phỏng vấn các đơn vị có liên quan như Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, một số đài truyền thanh huyện vùng biển. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận - Trong quá trình triển khai thực hiện, luận văn giúp người viết củng cố, tổng hợp, hệ thống hoá các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác truyền thông biển, đảo; sự quan tâm công tác truyền thông biển, đảo tại một địa phương có biển, đảo như Cà Mau - Nội dung của luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo ít nhiều hữu ích cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn mang kỳ vọng cung cấp cái nhìn bao quát hơn về hoạt động truyền thông biển, đảo trên 3 cơ quan truyền thông đại chúng chủ lực của Cà Mau. -Từ việc phân tích các ý kiến, hiệu quả tuyên truyền biển đảo tại Cà Mau thời gian qua, luận văn cũng đưa ra những gợi mở, đề xuất cho việc sản xuất tin bài mang thông điệp biển, đảo giúp các cơ quan truyền thông nâng chất công tác tuyên truyền về biển, đảo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được tổ chức thực hiện qua 3 chương: Chƣơng 1: Quan điểm, định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc về truyền thông biển, đảo. Chương này trình bày những quan điểm, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước về truyền thông biển, đảo. Trong đó, có những chủ trương của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau. 10
  15. Chƣơng 2: Nội dung và phƣơng thức chuyển tải thông điệp biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau. Nội dung của chương này đi sâu phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực tế của tác phẩm báo in, phát thanh và truyền hình cụ thể. Khái quát những thành công qua các chuyên trang, chuyên mục, thể loại báo chí được sử dụng phục vụ cho nội dung biển, đảo. Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông biển, đảo tại Cà Mau. Chương này đúc rút một số vấn đề đặt ra trong quá trình khảo sát; đưa gợi mở những chủ đề, hình thức phản ánh các tin bài về chủ đề biển, đảo. 11
  16. CHƢƠNG 1 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VỀ TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO 1.1 Một số vấn đề lý luận chung 1.1.1 Những khái niệm Truyền thông có gốc từ tiềng Latinh là “Communicare”, nghĩa là biến nó thành thông thường (hay thực tế), chia sẻ, truyền tải. Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác thông qua các ký tín hiệu có ý nghĩa. Truyền thông không chỉ là quá trình chia sẻ thông tin. Các quá trình truyền thông phần lớn các trường hợp là các tương tác bằng dấu hiệu được trung gian hoà giải. Ba mức độ quy tắc tín hiệu học thống trị các quá trình truyền thông là: cú pháp, thực dụng và ngữ nghĩa. Thế nên, truyền thông là phần nào một loại tương tác xã giao có ít nhất hai tác nhân làm việc tương tác cùng chia sẻ chung một bộ các ký hiệu và chung một quy tắc tín hiệu học. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Truyền thông, ở bình diện tổng quát, được hiểu là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm góp phần nâng cao (thay đổi) nhận thức, mở rộng hiểu biết, tiến tới thay đổi thái độ và hành vi của công chúng. Bản chất xã hội của truyền thông là tương tác và chia sẻ, thực hiện những cuộc vận động xã hội trên cơ sở tương tác bình đẳng giữa chủ thể và khách thể nhằm hướng tới mục tiêu chung vì lợi ích cộng đồng (20, tr.32). Truyền thông là một trong những kênh quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất tính công khai, dân chủ hóa đời sống xã hội. Các kênh truyền thông rất đa dạng, nhưng về cơ bản có các dạng thức như truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng (20, tr.33). Khái niệm báo chí theo nghĩa rộng được dùng để chỉ các sản phẩm phát hành thông qua các loại hình báo in, báo phát thanh, báo hình và báo mạng điện tử. Truyền thông đại chúng là phương tiện chuyển tải thông điệp, thông qua hệ thống 12
  17. các kênh truyền thông tác động vào công chúng để thông tin và chia sẻ tư tưởng, tình cảm, kỹ năng và kinh nghiệm… nhằm lôi kéo và thuyết phục, tập hợp và tổ chức công chúng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra. Hai khái niệm này trong thực tiễn gần như trùng khớp nhau. Chính vì thế, yêu cầu quan trọng nhất của hoạt động báo chí – truyền thông là góp phần thay đổi nhận thức của công chúng xã hội, làm cho nhận thức của nhân dân từ chưa đúng đến đúng đắn hơn, từ nông đến sâu, từ nhiều khác biệt đến nhiều tương đồng hơn… Và cuối cùng là thống nhất nhận thức, tạo ra đồng thuận để hình thành thái độ chung, niềm tin, ý chí làm cơ sở cho hành động của đông đảo quần chúng tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển. Tạo lập, gây dựng niềm tin và ý chí cho hàng triệu người là mục tiêu quan trọng nhất của báo chí – truyền thông. Hiệu quả tác động của báo chí do đó cũng chịu sự chi phối, phụ thuộc của nhiều yếu tố, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; từ chủ quan đến khách quan… thể hiện theo các bình diện sau: Thứ nhất, giao diện, tần suất và cường độ giao tiếp của công chúng với các sản phẩm báo chí – truyền thông; Thứ hai, năng lực tác động, khả năng chi phối của các ấn phẩm báo chí đối với cộng đồng thông qua việc khơi nguồn, thể hiện – truyền dẫn, định hướng và điều hòa dư luận xã hội; Thứ ba, mối quan hệ tác động phản hồi – quan hệ ngược (feedback) của công chúng đối với các ấn phẩm báo chí cũng như thông điệp truyền thông; Thứ tư, vai trò của báo chí – truyền thông trong việc xã hội hóa cá nhân, trong việc hình thành, thể hiện diện mạo văn hóa cộng đồng cũng như góp phần hoàn thiện nhân cách mỗi con người. Thứ năm, khả năng thuyết phục, tập họp và tổ chức công chúng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra. Từ những phân tích trên đây cho thấy, mỗi loại hình báo chí cần chú ý khai thác những đặc trưng thế mạnh của mình trong vai trò phát huy sức mạnh của dư luận xã hội. 13
  18. 1.1.2 Khái niệm biển, đảo Trong Từ điển tiếng Việt, “biển” được định nghĩa là: 1) Danh từ: 1. Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất. 2. Phần đại dương ven lục địa được ngăn cách bởi đảo hay đất liền. 3. Khối lượng nhiều, đông đảo, được ví như biển. Theo định nghĩa thông dụng, biển là phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền ít hay nhiều. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về đảo ở Điều 121, nhưng không có quy định riêng về quần đảo (Phần IV - từ Điều 46 đến Điều 54 - quy định về quốc gia quần đảo chứ không phải quần đảo ngoài khơi thuộc nước lục địa). Theo đó, đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước (khoản 1 Điều 121 Công ước). Quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay được coi như thế về mặt lịch sử (Điều 46 điểm B). Theo Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam (Lưu Văn Lợi, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2007), Việt Nam giáp với biển Đông ở 2 phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông, chiếm khoảng 29% diện tích của biển Đông (khoảng 1 triệu km2), rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền. Bờ biển dài 3.260 km, như vậy cứ 100 km2 thì có 1 km bờ biển (trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền/ 1 km bờ biển). Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền: 1 triệu km2/330.000 km2). Biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ xa bờ, gần bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đảo ven bờ chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ; đảo nổi của nước ta có diện tích khoảng 1.700 km2, trong đó có 3 đảo diện tích lớn hơn 100 km2 (Phú Quốc, Cát Bầu, Cát Bà), có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km2, có 82 đảo diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng trên 4.000 hòn đảo chưa có tên. Dựa trên những khái niệm trên, truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau được hiểu là công tác tuyên truyền, truyền tải thông tin về những vấn đề biển, đảo trong 14
  19. tỉnh, cả nước trên các phương tiện truyền thông đại chúng của tỉnh Cà Mau đến các đối tượng, cá nhân và tổ chức trong và ngoài tỉnh nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thái độ và hành vi của những đối tượng này. 1.2 Quan điểm, định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc về tuyên truyền biển đảo 1.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề biển đảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển Việt nam đã được khẳng định trong Điều 4 của Luật Biển Việt Nam: 1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. 3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là văn bản pháp lý quan trọng thứ hai của thế giới (Sau Hiến chương Liên hợp quốc) được phê chuẩn vào ngày 16/11/1994, Việt Nam là nước 63 trên thế giới phê chuẩn công ước này thông qua Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 23/6/1994 và nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn ngày 25/7/1994. Nghị quyết của Quốc hội ta phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 đã nhấn mạnh: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”. 15
  20. Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện tập trung trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết 03/NQ-TƯ ngày 6- 5-1993 của Bộ Chính trị (Khóa VII) về "Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt"; Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 22- 9-1997 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về "Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá"; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về "Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020", gồm những nội dung cơ bản sau: - Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển của Tổ quốc. - Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng - an ninh để quản lý, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn liền với tăng cường quốc phòng- an ninh trên biển; tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là lực lượng hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và dân quân, tự vệ biển, đủ sức làm nòng cốt trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển quốc gia. - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nguồn lực trong nước với nguồn lực từ bên ngoài, thông qua hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó, nguồn lực trong nước là nhân tố quyết định, thực hiện vừa hợp tác vừa đấu tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo, để phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. - Đối với các tranh chấp trên biển Đông, chủ trương nhất quán của Việt Nam là các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2