intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

62
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết vấn đề nghiên cứu, luận văn khảo sát thực trạng hình ảnh NNT trên những tờ báo thuộc diện khảo sát; ảnh hưởng của thực trạng này với việc hình thành HGT cho giới trẻ Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất các giải pháp báo chí truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục HGT cho giới trẻ. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------- LÊ THỊ PHƢỚC THẢO HÌNH ẢNH NGƢỜI NỔI TIẾNG TRÊN BÁO CHÍ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ CHO GIỚI TRẺ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học HÀ NỘI – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------- LÊ THỊ PHƢỚC THẢO HÌNH ẢNH NGƢỜI NỔI TIẾNG TRÊN BÁO CHÍ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ CHO GIỚI TRẺ VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả công bố trong luận văn hoàn toàn chính xác, chưa từng công bố trong bất cứ tài liệu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ THỊ PHƢỚC THẢO
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng- người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin được cảm ơn tập thể cán bộ, phóng viên báo Tuổi trẻ và Tiền phong đã giúp đỡ tôi thu thập tài liệu, tìm hiểu thực tiễn và đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thành đúng thời gian quy định. Xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã góp ý xây dựng để luận văn được hoàn thiện. Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2015
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HGT : Hệ giá trị NNT : Người nổi tiếng NXB : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHẢN ÁNH HÌNH ẢNH NGƢỜI NỔI TIẾNG TRÊN BÁO TUỔI TRẺ VÀ TIỀN PHONG ...................................................................................................................................13 1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................13 1.2. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về việc giáo dục, xây dựng và phát triển hệ giá trị cho con người Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng .16 1.3. Báo chí với mảng đề tài văn hoá -giải trí .......................................................20 1.4. Ảnh hưởng của thông điệp hình ảnh NNT trên báo chí đối với việc hình thành hệ giá trị của giới trẻ ....................................................................................33 1.5. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo khi viết về người nổi tiếng ........39 1.6. Khái quát báo Tuổi trẻ và báo Tiền phong .....................................................42 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIỮA THÔNG ĐIỆP HÌNH ẢNH NGƢỜI NỔI TIỂNG VÀ VIỆC HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ CHO GIỚI TRẺ TRÊN .......46 BÁO TUỔI TRẺ VÀ TIỀN PHONG ....................................................................46 2.1. Nội dung thông điệp hình ảnh người nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong .....................................................................................................................46 2.2. Ảnh hưởng của thông điệp hình ảnh người nổi tiếng đối với sự hình thành hệ giá trị cho giới trẻ ..................................................................................................64 2.3. Đánh giá chung ...............................................................................................71 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG ẢNH HƢỞNG VẤN ĐỀ HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ CHO GIỚI TRẺ ...................................80 3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phản ánh hình ảnh người nổi tiếng và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong .......................80 3.2. Một số giải pháp, kiến nghị ............................................................................87 KẾT LUẬN ............................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107
  7. DANH MỤC BẢNG 1. Danh mục biểu đồ Bảng 2.1: Biểu đồ tỷ lệ tin, bài trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015 ..............................................................................................................47 Bảng 2.3 Biểu đồ thể loại báo chí được sử dụng trên báo Tiền phong .....................61 Bảng 2.4: Biểu đồ thể loại báo chí sử dụng trên báo Tuổi trẻ ..................................61 Bảng 2.5: Biểu đồ ảnh nhân vật được sử dụng ........................................................63 Bảng 2.6: Biểu đồ cách sử dụng box trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong.....................64 2. Danh mục bảng thống kê Bảng 2.2: Bảng thống kê các quan điểm, phát ngôn của người nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong ..............................................................................................50 Bảng 2.7: Bảng thống kê các mặt ảnh hưởng của hình ảnh ......................................67 Bảng 2.8: Bảng thống kê về tính định kỳ trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong ..............76 Bảng 3.9: Bảng thống kế về những khía cạnh của nhân vật nổi tiếng giới trẻ muốn tìm hiểu trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong..................................................................83 Bảng 3.10: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung thông tin nhân vật của người nổi tiếng trên báo Tiền phong ...................................................................................84 Bảng 3.11: Bảng tổng hợp tham khảo ý kiến công chúng về tần suất xuất hiện các tác phẩm báo chí viết về nhân vật nổi tiếng trên báo Tiền phong ............................84 Bảng 3.12: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung thông tin nhân vật của người nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ .........................................................................................85 Bảng 3.13: Bảng tổng hợp tham khảo ý kiến công chúng về tần suất xuất hiện các tác phẩm báo chí viết về nhân vật nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ ..................................86
  8. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, việc tiếp thu tri thức, tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm thỏa mãn và nâng cao năng lực, trình độ thẩm mỹ hướng tới sự hoàn thiện nhân cách... trở thành nhu cầu thiết yếu hằng ngày của sự phát triển xã hội - con người. Báo chí và truyền thông đại chúng không chỉ tham gia vào việc bảo vệ thiết chế chính trị, tuyên truyền hệ tư tưởng, xây dựng xã hội mà còn góp phần quan trọng vào việc hình thành diện mạo văn hóa, giáo dục nhân cách, xây dựng hệ giá trị đạo đức chuẩn mực cho mỗi con người, nhất là nhóm công chúng trẻ. PGS, TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “ Báo chí truyền thông hiện đại” nhận định: “Sự phát triển của báo chí truyền thông hiện đại đã làm gia tăng nhanh chóng vai trò, vị thế đặc biệt của nó trong đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Có thể thấy rất rõ bản chất xã hội của báo chí truyền thông hiện đại rằng, báo chí truyền thông là phương tiện liên kết xã hội thông qua giao tiếp và chia sẻ; là phương tiện can thiệp thông qua thông tin- giao tiếp xã hội theo nhóm đối tượng và công chúng trên diện rộng, không biên giới, là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu nhất. Nó là công cụ kích thích năng lực sáng tạo cá nhân, khơi nguồn, huy động và tổ chức nguồn lực phát triển xã hội; nó cũng lã vũ khí lợi hại nhất trong cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng” [16, tr 50- 51] Nhận định trên đã khẳng định sức ảnh hưởng và sự tác động đa chiều của truyền thông đối với công chúng và xã hội. Trở lại môi trường báo chí Việt Nam trong những năm gần đây, có thể nói chưa bao giờ báo chí- truyền thông phát triển rực rỡ trên tất cả các phương diện như hiện nay. Sự phát triển của truyền thông là mảnh đất màu mỡ cho các loại hình và tác phẩm báo chí xuất hiện, tạo nhiều món ăn tinh thần phong phú và đa dạng cho công chúng. Nhưng mặt khác, do tác động của công nghệ và kỹ thuật truyền thông hiện đại, nhiều loại hình, dạng thức truyền thông mới ra đời đã và đang tác động nhiều chiều đến lối sống, nếp nghĩ của con người, nhất là giới trẻ; đồng thời nảy sinh những thách thức với các loại hình và dạng thức truyền thông. Đối với mảng văn hóa- giải trí trên báo chí hiện nay đang đặt ra những vấn đề nhạy cảm. Có thể nói đề tài văn hóa- giải trí, đặc biệt là mảng 1
  9. showbiz đang đem lại nguồn thu đáng kể cho các tòa soạn báo nhờ quảng cáo nhưng sự phát triển mạnh mẽ đã gây những ảnh hưởng tiêu cực đến các bạn trẻ- những người chưa có khả năng đề kháng và xử lý thông tin. Đây là nhóm công chúng đặc thù, năng động, nhạy cảm và là nguồn lao động tri thức tương lai dồi dào tiềm năng. Gần đây xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực của giới trẻ trong xã hội như bạo lực học đường, tình dục trước hôn nhân, lối sống ảo, đạo đức suy thoái ... cho thấy nhận thức của giới trẻ về các vấn đề trên truyền thông cần được cải thiện, can thiệp bằng việc cung cấp kiến thức và kỹ năng ứng xử trong môi trường truyền thông hiện đại. Sự xuất hiện ngày một dễ dàng và dày đặc của những NNT đã cung cấp cho đời sống nhiều mẫu hình, nhiều huyền thoại khác nhau, tạo nên sự nhiễu loạn thông tin cho công chúng. Những biểu hiện bất thường về hệ giá trị của giới trẻ có liên quan đến sự tác động và ảnh hưởng đến truyền thông có thể kể đến như cuồng nhiệt một cách thái quá trước "thần tượng", ngôi sao hay còn gọi là NNT ngày càng xuất hiện nhiều trong sinh hoạt của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay. Vậy thực trạng việc phản ánh về giới showbiz (công nghiệp giải trí), đặc biệt là hình ảnh NNT hiện nay trên báo chí đang có thành công và hạn chế gì? Hình ảnh của NNT có ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ? Việc phản ánh hình ảnh NNT đã đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay chưa? Một tác phẩm báo chí viết về NNT cần đạt những tiêu chuẩn gì để đảm bảo tính giải trí và giáo dục, định hướng? Việc tổ chức, quản lý, xây dựng hình ảnh NNT trên báo chí cần phải được thay đổi như thế nào để hướng giới trẻ có văn hóa thần tượng đúng đắn? Để giải quyết những vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “ Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam” (khảo sát trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng 3/2014 đến tháng 3 năm 2015) làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học. 2
  10. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới khoa học nghiên cứu truyền thông đại chúng, vấn đề ảnh hưởng và tác động của truyền thông đối với công chúng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Có thể kể đến một số tác giả và các công trình nghiên cứu mới về tác động của truyền thông đại chúng, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu công chúng như Denis McQuail (Mass Communication Theory, 2005, London), Claudia Mast (Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản, Trần Hậu Thái dịch, Nxb Thông tấn, 2003)… Trong đó, Denis McQuail nhấn mạnh tầm quan trọng của phương tiện truyền thông đại chúng và làm thế nào để nó ảnh hưởng đến công chúng hơn là tập trung vào các định nghĩa, mô hình chung. Claudia Mast thì đề cập đến vấn đề hết sức cơ bản đối với những người làm công tác truyền thông đại chúng như: Lý thuyết và thực tiễn truyền thông, lĩnh vực nghề nghiệp báo chí; truyền thông, kinh tế và một số cách thức điều tra nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực truyền thông… Ở góc độ báo chí học, các công trình nghiên cứu về báo chí nói riêng và truyền thông đại chúng nói chung như: “Truyền thông đại chúng” của PGS, TS Tạ Ngọc Tấn, Nxb Chính trị Quốc gia (2004); “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của Đinh Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2011); “Báo chí và dư luận xã hội” của PGS, TS Nguyễn Văn Dững, Nxb Trẻ (2011); “ Truyền thông- lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của PGS, TS Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng, Nxb Chính trị Quốc gia (2012)… là những công trình nghiên cứu truyền thông đại chúng, kỹ năng làm truyền thông, nhấn mạnh cách tiếp cận báo chí học và nghiên cứu truyền thông đại chúng. Ở góc độ tâm lý học, trong cuốn “Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo” của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng (Nxb Thông tấn- 2013) đã khẳng định rất rõ về cơ chế ảnh hưởng của tâm lý xã hội đến công chúng báo chí truyền thông. Tác giả đã khẳng định sự hình thành và tác động tâm lý xã hội đến từng cá nhân trong xã hội và các nhóm công chúng theo 4 cơ chế sau: bắt chước, đồng nhất, dạy bảo và hướng dẫn. Điều đó cho thấy báo chí đã tác động một cách có ý thức vào các đối tượng xã 3
  11. hội theo những cơ chế nhất định. Giới trẻ cũng là một bộ phận của công chúng và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ báo chí. Tác giả khẳng định: “ Vào giai đoạn thanh thiếu niên, vị thành niên và thanh niên, cơ chế đồng nhất mở rộng đối tượng “hình mẫu” không chỉ là người thân xung quanh, mà có thể là ca sĩ, diễn viên, những nhân vật nổi tiếng, giỏi giang và cả hình mẫu trong văn học, điện ảnh” [ 31, tr 25] Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của báo chí- truyền thông trong việc phản ánh hình ảnh NNT: “ Một tờ báo viết cho giới trẻ không thể thiếu các bài viết về ngôi sao, thần tượng. Nhưng nếu khai thác quá sâu và không cân nhắc hành vi của ngôi sao, thần tượng là hành vi chuẩn mực hay lệch chuẩn xã hội, có thể gây ra hậu quả lây nhiễm và bắt chước hành vi lệch chuẩn, gây tác động xấu về mặt giáo dục đến giới trẻ” [31, tr 26] Trong cuốn “25 năm nghiên cứu và đào tạo báo chí truyền thông” của Khoa báo chí và truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xuất bản năm 2015( Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) có một số nghiên cứu đáng chú ý như: “Diễn ngôn về người nổi tiếng và chức năng xã hội của nó” – của tác giả Nguyễn Thị Thu Giang. Bài viết đã khẳng định 3 chức năng xã hội của người nổi tiểng gồm: Cân bằng nhu cầu giao tiếp của người đô thị; cung cấp sự đa dạng về căn tính văn hóa và củng cố ý thức hệ. Bài viết “ Bước đầu nhận diện nhóm “ Người hâm mộ” của tác giả Hoàng Thị Thu Hà cũng đã đề cập đến nhóm công chúng truyền thông chuyên biệt, đó là nhóm “ Người hâm mộ” – nhóm này có sự tiếp nhận và tương tác với một loại sản phẩm truyền thông nào đó ở mức cao nhất. Từ sự tương tác này, công chúng có sự đánh giá, điều chỉnh và chia sẻ với hình ảnh các ngôi sao. Ở góc độ khẳng định vai trò và mối quan hệ tương tác giữa báo chí –truyền thông với công chúng cuốn “ Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em” của tác giả Halena Thorfinn (Nxb Chính trị Quốc gia, 2003) đã xác định rõ mối quan hệ giữa truyền thông và trẻ em, nhấn mạnh sự xuất hiện của trẻ em trên các phương tiện truyền thông với tư cách là người tiếp nhận các sản phẩm truyền thông và 4
  12. người thực hiện các sản phẩm truyền thông. Mối quan hệ giữa trẻ em với truyền thông là một mối quan hệ đầy sức mạnh. Cuốn sách đã tập trung vào ba khía cạnh của vấn đề quan hệ giữa trẻ em với truyền thông, đó là bảo vệ, cung cấp và tham gia. Từ một thực trạng cụ thể được đề cập trong cuốn sách, không chỉ với trẻ em mà giới trẻ- vị thành niên cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng của truyền thông, vì vậy vấn đề xây dựng, quản lý, tổ chức hình ảnh trên báo chí là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Ở một góc nhìn khác, cuốn “ Báo chí với trẻ em” do PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên – Nxb Lao động, năm 2004 đã quy định rõ đạo đức nghề nghiệp nhà báo với trẻ em, các góc độ tiếp cận đối với các vấn đề về trẻ em và đề ra một số phương thức tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí cho trẻ em.. Những tác phẩm trên đã đề cập đến các nhóm công chúng mang tính đặc thù như trẻ em- vị thành niên và mối liên quan, tác động, ảnh hưởng đặc biệt của nhóm đối tượng đối với báo chí - truyền thông. Các bài viết của PGS, TS Mai Quỳnh Nam: “Xã hội hoá và truyền thông đại chúng”; “ Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng” đăng trên tạp chí Xã hội học số 4 -2001 khẳng định “Trong các chuỗi tác nhân xã hội hoá thì truyền thông đại chúng mặc dầu ra đời muộn hơn rất nhiều so với các thiết chế xã hội khác như gia đình, trường học, nhà thờ nhưng lại sớm tỏ rõ sự tác động đối với xã hội hoá từ khả năng tạo nên các “bản đúc xã hội” của công chúng”. Ở góc độ mô tả, phân tích mối quan hệ, tương tác giữa báo chí với việc hình thành nhân cách, giá trị sống cho giới trẻ, bài viết “ Giáo dục giá trị cho giới trẻ trên báo chí Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp chí Tuyên giáo số tháng 7 /2015 của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng đã khẳng định: “Báo chí là một trong những con đường giáo dục giá trị rất sinh động và có diện bao phủ rộng đến các nhóm công chúng. Báo chí tác động đến con người nói chung và giới trẻ nói riêng hàng ngày hàng giờ, mọi nơi, làm cho công chúng báo chí “thấm dần” và dần hình thành tất cả các giá trị trong hệ giá trị. Phương thức đặc thù trong giáo dục giá trị cho giới trẻ của báo chí là thông qua việc thông tin và phân tích, bình luận về sự kiện, vấn đề liên quan trực tiếp đến 5
  13. nhu cầu và thị hiếu của thanh thiếu niên, đồng cảm và tăng cường/ làm dịu những cảm xúc của người trẻ, hoà cùng và tiếp thêm khát vọng..., thông qua lớp màng mỏng nhất của ý thức xã hội là dự luận xã hội, để từ đó đưa từng giá trị vào trong ý thức lịch sử - văn hoá của họ, trong thế giới quan, lý tưởng, niềm tin... Phương pháp báo chí truyền thông tiếp cận giá trị cho nhà báo/ nhà truyền thông Việt Nam một công cụ hữu ích, để từ đó có thể thực hiện 9 nội dung giáo dục giá trị cho giới trẻ hiện nay”. Bài viết đã khẳng định luận điểm: Báo chí có vai trò quan trọng và hiệu quả trong định hướng giá trị và góp phần xây dựng HGT cho giới trẻ. Với quan điểm phương pháp thiết kế thông điệp giáo dục giá trị gắn bó chặt chẽ với kỹ thuật quản lý hình ảnh và phân tích nhân vật trong truyền thông giáo dục, bài viết nêu lên những thách đối với cơ quan báo chí và những nhà báo trong việc ứng dụng phương pháp tiếp cận giá trị. Để giáo dục giá trị trên báo chí truyền thông, bản thân mỗi nhà báo, nhà truyền thông trước hết phải là một nhà giáo dục, và hơn thế là một nhà báo có đủ kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm xã hội và tuân thủ và tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp. Chẳng hạn, nếu trong bối cảnh hiện nay, khi giáo dục giá trị cần tập trung hơn vào việc lên án tính hình thức, tính thực dụng trong lối sống, thì việc đưa tin với tỷ lệ vượt trội các nhân vật trong giới showbiz, đặc biệt là nhân vật nhiều tai tiếng là một sai lầm chết người trong giáo dục giá trị trên phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và với việc ứng dụng phương pháp báo chí truyền thông tiếp cận giá trị nói riêng... Tất cả những vấn đề được nêu trong các cuốn sách là những kiến thức bổ ích và cần thiết cho những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Về cách tiếp cận vấn đề, dù khác nhau ở mức độ và góc tiếp cận nhưng giới nghiên cứu đều coi nghiên cứu công chúng là một thành tố không thể thiết khi nghiên cứu quá trình truyền thông đại chúng và đề cao vai trò tích cực, chủ động, tác động trở lại các phương tiện truyền thông đối với công chúng. Mối quan hệ qua lại đó là môi trưởng tốt cho sự phát triển của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng. 6
  14. Ở trong nước, một vài năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu về đối tượng công chúng là thanh niên, học sinh, sinh viên như: “Vai trò của báo chí trong việc hình thành lối sống của thanh niên sinh viên” của tiến sĩ Nguyễn Thị Thoa thực hiện năm 2000; Luận văn thạc sĩ báo chí: “Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của thanh niên sinh viên hiện nay” của tác giả Đỗ Thu Hằng thực hiện năm 2002; Luận văn thạc sĩ: “Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh, sinh viên” của tác giả Lại Thị Hải Bình thực hiện năm 2006; Luận văn thạc sĩ báo chí “Tuyên truyền gương thanh niển tiêu biểu trên nhật báo của đoàn TNCS Hồ Chí Minh” của tác giả Dương Thị Mai năm 2014. Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các báo điện tử nghiên cứu về tác động, ảnh hưởng của báo chí và truyền thông đối với giới trẻ, như: “Mặt trái của Internet đối với giới trẻ hiện nay” (tác giả Lệ Thuỷ); “Tác động của mạng xã hội đến tuổi vị thành niên” (tác giả Hồng Đăng); “Người trẻ và sức đề kháng với truyền thông” (tác giả Thanh Hương); “Tác động tích cực của truyền thông tác động đến lối sống của sinh viên” (tác giả Đinh Quang Hà); “Giới trẻ và quan niệm về văn hoá đọc kiểu mới” (tác giả Kim Thoa); “Giới trẻ Việt Nam với những trào lưu mới” - tác giả Trần Văn Mong; “Vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên báo chí hiện nay (khảo sát trên báo Thanh niên, Tiền phong, tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến 2011)” - tác giả Nguyễn Thị Hà Giang; “Báo chí Việt Nam với vấn đề truyền thống văn hoá dân tộc (khảo sát Báo Lao động, Tuần báo Quốc tế, Báo đại đoàn kết)- tác giả Nguyễn Mỹ Hạnh; “Báo chí với vấn đề giáo dục văn hoá cho đối tượng thanh niên” (Điều tra qua tư liệu báo Tiền phong, tạp chí Thanh niên) - tác giả Lê Phương Thảo. Các bài viết chủ yếu nghiên cứu sự tác động của báo chí đối với giới trẻ như tình yêu, hôn nhân, lao động, vấn đề sống thử trước hôn nhân, vấn đề văn hoá truyền thống; chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của báo chí tác động vào giới trẻ, tìm ra nguyên nhân, giải pháp giúp báo chí phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong tuyên truyền. 7
  15. Các nghiên cứu trên là tiền đề cho việc khảo sát, phân tích đề tài: “Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam” (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015) 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết vấn đề nghiên cứu, luận văn khảo sát thực trạng hình ảnh NNT trên những tờ báo thuộc diện khảo sát; ảnh hưởng của thực trạng này với việc hình thành HGT cho giới trẻ Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất các giải pháp báo chí truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục HGT cho giới trẻ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về báo chí- truyền thông nói chung; vai trò, cơ chế tác động của báo chí tới công chúng và xã hội. Các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục giới trẻ- thanh niên trong thời đại mới. - Khảo sát thực trạng và ảnh hưởng của thông điệp hình ảnh NNT đến vấn đề hình thành HGT của giới trẻ trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong (từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015) - Đề xuất giải pháp báo chí truyền thông nhằm tăng cường ảnh hưởng vấn đề xây dựng HGT cho giới trẻ. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Thông điệp hình ảnh NNT trên báo in và ảnh hưởng của hình ảnh NNT với việc hình thành HGT của giới trẻ ở nước ta hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Báo Tiền phong (Cơ quan Trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và Báo Tuổi trẻ (Cơ quan của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh) từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015 có đối tượng bạn đọc là giới trẻ, tập trung vào độ tuổi thanh niên từ 16- 30 tuổi. 8
  16. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết về cơ chế tác động của báo chí đến công chúng của PGS, TS Nguyễn Văn Dững – (“ Báo chí truyền thông hiện đại”- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội- 16, tr 91). Từ mô hình này có thể thấy xuất phát từ thực tiễn kinh tế- xã hội, báo chí- truyền thông tác động vào ý thức quần chúng, góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ, điều chỉnh hành vi của con người. - Lý thuyết về Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng” của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng – (“Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo”- NXB Thông tấn, tr 145, 35). Tác giả khẳng định, tâm lý tiếp nhận của công chúng báo chí là toàn bộ các hiện tượng tâm lý có tính quy luật của công chúng báo chí trong quá trình tiếp nhận các sản phẩm báo chí. Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí bao hàm cả quá trình lĩnh hội, hệ thống thái độ, tình cảm và ý chí; cả những hiện tượng thuộc tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội quy định hành vi tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng. - Bài viết “Giáo dục giá trị cho giới trẻ trên báo chí Việt Nam hiện nay” của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng đăng trên Tạp chí Tuyên giáo số tháng 7/2015. Bài viết đã khẳng định, báo chí là một trong những con đường giáo dục giá trị rất sinh động và có diện bao phủ rộng đến các nhóm công chúng. Báo chí tác động đến con người nói chung và giới trẻ nói riêng hàng ngày hàng giờ, mọi nơi, làm cho công chúng báo chí “thấm dần” và dần hình thành tất cả các giá trị trong hệ giá trị. Phương pháp báo chí truyền thông tiếp cận giá trị cho nhà báo/ nhà truyền thông Việt Nam một công cụ hữu ích, để từ đó có thể thực hiện 9 nội dung giáo dục giá trị cho giới trẻ hiện nay... - Bài viết các PGS, TS Mai Quỳnh Nam: “Xã hội hoá và truyền thông đại chúng” - Tạp chí Xã hội học số 4- 2011 nhấn mạnh: định hướng xã hội là đặc trưng cơ bản của truyền thông đại chúng. Đặc trưng này càng được quảng bá rộng rãi thì khả năng ảnh hưởng từ các lệch lạc xã hội qua các con đường không chính thức càng hạn chế. Ở đây, tính trung thực của thông tin có ý nghĩa quyết định. Trung 9
  17. thực tạo nên niềm tin. Niềm tin có khả năng liên kết các giá trị và chuẩn mực. Niềm tin tạo nên tâm thế, từ đó tác động đến nhận thức và hành vi của cá nhân, tạo lập tri thức, văn hoá và định hướng hoạt động.” -Bài viết của NCS Nguyễn Thu Giang: “Diễn ngôn về người nổi tiếng và chức năng xã hội của nó”- 25 năm nghiên cứu và đào tạo báo chí truyền thông - 2015 (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phân tích các chức năng xã hội của người nổi tiếng dựa trên các yếu tố tâm lý báo chí học của công chúng. Từ chức năng rất giản dị trong đời sống xã hội như cân bằng giao nhu cầu giao tiếp của người đô thị, người nổi tiếng còn củng cố ý thức hệ cho công chúng. Tác giả khẳng định, khi các hiện tượng truyền thông ngày càng có tác động lớn đến giới trẻ, nhiệm vụ của giáo dục là giúp công chúng, nhất là công chúng trẻ tìm được lối sống lành mạnh giữa lòng truyền thông đại chúng không có nghĩa là tẩy chay mà là vẫn tiêu thụ (và hưởng thụ) nhưng vẫn duy trì một năng lực tự chủ và phản tư cần thiết để cân bằng trong cuộc sống. - Nghiên cứu của PGS, TS Phạm Thái Việt: “Từ truyền thông đại chúng đến văn hoá đại chúng” – “Ngoại giao Văn hoá - cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng- 2012 (Nxb Chính trị- Hành chính) đã khẳng định sự tác động mạnh mẽ của truyền thông đại chúng đến công chúng trên các phương diện. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra bảng hỏi (sử dụng 376 bảng hỏi anket dành cho giới trẻ ở Hà Nội và tỉnh Nam Định) (xem phụ lục 1 ) Bảng hỏi đưa ra gồm 15- 20 câu hỏi xoay quanh việc tiếp nhận các tác phẩm báo chí viết về NNT, sự ảnh hưởng của hình ảnh NNT đối với giới trẻ. - Phương pháp phân tích nội dung (sử dụng bảng mã phân tích 278 tác phẩm trên hai tờ báo (xem phụ lục 2). Ngoài ra, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả điều tra bằng bảng hỏi và kết quả bảng mã phân tích tác phẩm. - Phương pháp thống kê. - Phỏng vấn sâu 8 phóng viên, biên tập viên viết về mảng Văn hóa- Văn nghệ trên hai báo Tuổi trẻ và Tiền phong. 10
  18. Để phỏng vấn sâu, chúng tôi đã xây dựng bộ câu hỏi dựa trên các lý thuyết về truyền thông và công chúng truyền thông. Mục đích của phỏng vấn sâu là tìm hiểu thêm về các tiểu chuẩn, yêu cầu khi lựa chọn nhân vật nổi tiếng khi phản ánh; những thuận lợi và khó khăn khi tác nghiệp của các phóng viên và toà soạn báo. (xem phụ lục 3- Phiếu phỏng vấn sâu) 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn về mặt lý luận về chức năng của báo chí; việc tổ chức thông điệp, hình ảnh, sự ảnh hưởng, tác động, của báo chí đối với giới trẻ. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một minh chứng về vai trò và tác động to lớn của hình ảnh người nổi tiếng đối với công chúng nói chung và giới trẻ nói riêng. Việc thực hiện đề tài góp phần tìm hiểu một yếu tố quan trọng làm nên tính hấp dẫn, tính thiết thực của hoạt động báo chí, đó là mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của giới trẻ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài thành công sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu báo chí truyền thông, nhà quản lý báo chí, nhà báo, phóng viên, sinh viên báo chí, những người làm công tác thanh thiếu niên, những người làm công tác giáo dục..; làm phong phú thêm vấn đề lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí đối với việc định hướng cho công chúng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn có 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phản ánh hình ảnh người nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong 11
  19. Chƣơng 2: Thực trạng giữa thông điệp hình ảnh người nổi tiếng và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng vấn đề hình thành hệ giá trị cho giới trẻ 12
  20. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHẢN ÁNH HÌNH ẢNH NGƢỜI NỔI TIẾNG TRÊN BÁO TUỔI TRẺ VÀ TIỀN PHONG 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Giá trị và Hệ giá trị + Giá trị: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “giá trị.” Theo góc nhìn của PGS, TS Thái Duy Tuyên trong cuốn “Giáo dục học hiện đại- những nội dung cơ bản” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội –năm 2001) thì “Giá trị là cái đáng quý, cái cần thiết, có ích, có ích lợi, có ý nghĩa, thoả mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của con người, của giai cấp, nhóm, xã hội nói chung” [47, tr 124]. Giá trị là một phạm trù lịch sử, thay đổi theo thời gian; là một phạm trù xã hội, phụ thuộc vào tính chất của dân tộc, tôn giáo, cộng đồng... Một hiện tượng, một sự vật ở thời điểm này, dân tộc này thì có giá trị nhưng ở một thời điểm khác, dân tộc khác, điều kiện khác thì lại không còn giá trị nữa. Vì vậy, chỉ với một mục đích xác định thì mới xác định được giá trị và hệ thống giá trị tương ứng. + Hệ giá trị Theo Từ điển Merrian-Webster, Bách khoa toàn thư Encarta năm 2014, “hệ giá trị là hệ thống các tiêu chuẩn hay chuẩn mực đạo đức được thừa nhận của một cá nhân hoặc một cộng đồng. Các giá trị tương đồng với các chuẩn mực trong về khía cạnh đạo đức và nguyên tắc - giới hạn nhưng các giá trị có một ý nghĩa rộng hơn chuẩn mực ở việc vượt ra khỏi các tình huống cụ thể. Giá trị được coi như việc hình thành các chuẩn mực trong những bối cảnh khác nhau” [51, tr12] Hiểu một cách ngắn gọn, theo từ điển Bách khoa toàn thư Britannica 2014 HGT là hệ thống các chuẩn mực đạo đức đúng – sai, phải - trái được quy ước và thừa nhận bởi một cá nhân hoặc một cộng đồng xã hội [ 8, tr17]. HGT là hệ thống được chấp nhận về ứng xử và hệ thống các chuẩn mực, mục tiêu cũng như giá trị quy ước và ràng buộc một cộng đồng xã hội bất kỳ và hệ thống này đóng vai trò là nền tảng cho hệ quy chiếu đối với cá nhân trong diễn trình ra quyết định và mưu cầu một cuộc sống ý nghĩa. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2