intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

34
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về Phật giáo, lối sống con người Việt Nam, luận văn làm rõ mộ số ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----o0o----- NGUYỄN THỊ HẰNG ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Triết học HÀ NỘI – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----o0o----- NGUYỄN THỊ HẰNG ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60 22 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Lan HÀ NỘI – 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập tại khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, em có được kết quả như ngày hôm nay là do sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ, chỉ bảo tân tình, chu đáo của các thầy cô trong khoa Triết học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Triết học, đặc biệt là cô giáo PGS.TS Đặng Thị Lan - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực và kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý chân thành của quý thầy cô cũng như bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Hằng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM .........................................................10 1.1. Những tƣ tƣởng cơ bản của Phật giáo............................................................10 1.1.1. Thế giới quan Phật giáo..............................................................................10 1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo...........................................................................17 1.2. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam ...................................29 1.3. Lối sống của ngƣời Việt Nam ...........................................................................36 1.3.1. Quan niệm về lối sống................................................................................36 1.3.2. Đặc điểm lối sống của người Việt Nam truyền thống.............................42 1.3.3. Sự biến đổi của lối sống và những vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống của người Việt Nam hiện nay ..............................................................................47 CHƢƠNG 2. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CHỦ YẾU CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ..........................................59 2.1. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong cách thức lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống của ngƣời Việt Nam hiện nay................................................................59 2.1.2. Những ảnh hưởng tích cực.........................................................................59 2.1.2. Một số ảnh hưởng tiêu cực ........................................................................71 2.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán ....................................75 2.2.1. Phật giáo góp phần củng cố, duy trì các phong tục, tập quán của người Việt Nam ................................................................................................................75 2.2.2. Phật giáo ảnh hưởng đến tập tục đi lễ chùa, cúng Rằm, mùng Một ........78 2.2.3. Phật giáo ảnh hưởng trong tục ăn chay, phóng sinh và bố thí ................81 2.2.4. Phật giáo ảnh hưởng đến nghi thức ma chay, cưới hỏi ...........................82 2.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến phƣơng thức ứng xử, triết lý sống của ngƣời Việt Nam ..........................................................................................................87
  5. 2.4. Một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt Nam hiện nay. ...106 2.4.1. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và đồng bào Phật tử nhằm xa rời mê tín dị đoan, tiếp nhận những tư tưởng tích cực của Phật giáo. ................................................................................................106 2.4.2. Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Phật giáo, tổ chức Phật tử trong đời sống xã hội...........................................................................................109 2.4.3. Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng .............................................................111 KẾT LUẬN ...............................................................................................................114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................116
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm và đã được truyền bá, có ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới như Xrilanca, Mianma, Ai Cập, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc… Trong quá trình du nhập và trải qua các thời kỳ lịch sử, Phật giáo lại phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện lịch sử, văn hóa ở mỗi quốc gia mà có những biến đổi cho phù hợp. Ngày nay, trên phạm vi quốc tế, Phật giáo đang chiếm vị trí sâu rộng trong đời sống của con người trong đó có Việt Nam. Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là triết học bởi trong nó chứa đựng nhiều quan điểm sâu sắc về thế giới, nhân sinh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, từng chịu biết bao thử thách trong sự va chạm với các tôn giáo khác, song Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Sở dĩ đạo Phật có được sức sống mãnh liệt đó là vì mục đích tối thượng của nó là cứu khổ đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho con người. Mọi sự thuyết pháp của đức Phật đều tập trung vào cuộc sống hiện thực của chúng sinh mà ít bàn đến những hiện tượng tự nhiên, điều đó hoàn toàn phù hợp với đông đảo quần chúng khi trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, đạo Phật đã khơi dậy được những giá trị văn hóa trong con người hướng tới chân – thiện – mỹ, khơi dậy được khát khao của con người muốn được giải thoát trước những mâu thuẫn, bế tắc do chính con người tạo ra. Bởi vậy, đạo Phật xét về mặt tích cực, nó thực sự là chỗ dựa tinh thần cho một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân. Cũng chính bởi vậy mà đạo Phật đã bám sâu vào trong đời sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của con người trong mọi thời đại. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và luôn gắn bó với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Những tư tưởng, giáo lý của Phật giáo đã ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hóa, nếp sống của 1
  7. người Việt. Với bề dày gần hai nghìn năm tại Việt Nam, Phật giáo đã khẳng định chân giá trị của nó trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phật giáo đã trở thành một hệ tư tưởng - tôn giáo có sức sống lâu dài và đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người Việt Nam. Trải qua mọi thời đại, văn hóa Phật giáo là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa dân tộc. Đạo Phật với quan niệm nhân sinh độc đáo đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn hóa Việt Nam. Phật giáo với cái đích là cứu con người thoát khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu cánh là giải thoát, nó mang đậm tính triết học hơn bất kỳ một tôn giáo nào khác. Phật giáo chứa đựng một hệ thống những tư tưởng về thế giới quan, nhân sinh quan vô cùng sâu sắc. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo đã và đang có những tác động, ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta hiện nay. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, đạo đức, lối sống của con người có nhiều biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống trong một bộ phận dân cư, trong đó có cả các đảng viên. Trong tình hình ấy, chúng ta cần phát huy mọi nguồn lực để xây dựng một lối sống tiến bộ, lành mạnh. Phật giáo chứa đựng trong đó những tư tưởng nhân văn về đạo đức vẫn còn nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới như Đảng ta khẳng định. Biết phát huy những giá trị tích cực trong thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo là một nhân tố quan trọng góp phần xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. Với tầm quan trọng và ý nghĩa như vậy, tác giả lựa chọn chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới cả về bề dày lịch sử, 2
  8. tính đồ sộ của hệ thống giáo lý và số lượng tín đồ, do đó thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới khoa học. Nghiên cứu về Phật giáo được rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau và đạt được kết quả đáng trân trọng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trên các phương diện sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo, tư tưởng của Phật giáo và lịch sử Phật giáo Việt Nam “Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội, 1992) của Nguyễn Lang đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998), các tác giả đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích vai trò của Phật giáo đối với các lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam; “Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Việt Triết học (Hà Nội, 1996) đã đề cập đến tính chất của Phật giáo Việt Nam, các tông phái Phật giáo ở Việt Nam, vai trò của Phật giáo trong nền văn hóa dân tộc và ảnh hưởng của Phật giáo đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam… Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về triết học Phật giáo như“Đại cương triết học Phật giáo” của Thích Đạo Quang (Nxb Thuận Hóa - Huế, 1996) đã phân tích những giá trị trong các giáo lý cơ bản của Phật giáo và đề cập một cách khái quát các tông phái cơ bản của đạo Phật; “Tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam”của Nguyễn Duy Hinh đã trình bày và phân tích một cách sâu sắc các vần đề của triết học Phật giáo như: Bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận và các nội dung triết học Phật giáo Việt Nam như tư tưởng triết học Phật giáo sơn môn Dâu, 3
  9. tư tưởng triết học Phật giáo sơn môn Kiến Sơ và triết học Phật giáo tông Trúc Lâm... Nguyễn Hùng Hậu với cuốn “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, 2002) dưới góc độ triết học đã khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Tác giả đã trình bày rõ sự tiếp biến và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua các giai đoạn và chỉ ra đặc trưng của Phật giáo Việt Nam là sự kết hợp của ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật trong sự hòa quyện với tín ngưỡng bản địa tạo nên những đặc điểm riêng biệt của Phật giáo Việt Nam…Cuốn sách này là một trong những nguồn tư liệu quý giá khi nghiên cứu Phật giáo và Phật giáo Việt Nam. Phan Văn Hùm viết cuốn “Phật giáo triết học” bản in lần thứ ba năm 1943 dưới góc độ tiếp cận triết học, tác giả tập trung phân tích nguyên lý của Phật giáo nguyên thủy: vấn đề tâm và vật, Ngũ uẩn, Nghiệp, Thiền định; đưa ra những nhận định chung nhất về bản thể luận, nhận thức luận của triết học Phật giáo. Ngoài ra, trong nhóm công trình nghiên cứu về Phật giáo cũng có một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, có thể kể đến một số công trình như: “Cốt tủy của đạo Phật” (1971) của Daisetz Teitaro Suzuki do Trúc Thiên dịch (Nxb An Tiêm, Sài Gòn); “Nền tảng của đạo Phật” của Peter D. Santina do Thích Tâm Quang dịch (NXb Thành phố Hồ Chí Minh). Junjiro Takakusu với cuốn “Tinh hoa triết học Phật giáo” (The Essentials of Buddhis). Nhan đề lần xuất bản thứ nhất do Ban Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh dịch là “Các tông phái của đạo Phật”, lần tái bản năm 2008 Tuệ Sỹ dịch ra tiếng việt là “Tinh hoa triết học Phật giáo”. Ngoài phần giới thiệu và kết luận, cuốn sách gồm có 14 chương. Ông đã trình bày triết học Phật giáo theo xu hướng hệ thống trong đó tập trung lý giải các nguyên lý cơ bản của Phật giáo ở các chương I, II, III. Ông đã chỉ ra 6 nguyên lý căn bản trong triết học Phật giáo là nguyên lý duyên khởi, nguyên lý tất định và bất định, 4
  10. nguyên lý tương dung, nguyên lý như thực, nguyên lý viên dung, nguyên lý Niết bàn hay giải thoát viên mãn… Emmanuel Kant khi nghiên cứu về Phật giáo Tích Lan, Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản cũng đánh giá cao những giá trị đạo đức của tôn giáo này thông qua nhận thức và hành vi của các vị tu sĩ, qua thuyết “Duyên khởi”, thuyết “Luân hồi” của Phật giáo. Sau Emmanuel Kant, một số triết gia người Đức khác như Schelling, Hegel, Nietzche, Schopenhaueur… cũng chú ý đến Phật giáo. Nhìn chung, các triết gia người Đức này đều đánh giá Phật giáo là một tôn giáo cao thâm thể hiện ở các quan niệm của nó về thế giới và con người như quan niệm: thế giới là vô thủy vô chung, thế giới vận động biến đổi không ngừng, con người là “vô ngã”… Đặc biệt, họ rất chú ý đến quan niệm “Nhân quả, luân hồi’ trong giáo lý nhà Phật, và cho đây là một trong những điều huyền bí nhất cần khám phá trong văn hoá phương Đông. 2.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức, lối sống của con người Việt Nam Về lĩnh vực này có thể kể đến các công trình như: “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997) do Nguyễn Tài Thư (chủ biên) đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trên một số lĩnh vực như: ảnh hưởng của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay; “Phật giáo và văn hóa Việt Nam” (Nxb Hà Nội, 1999) của Nguyễn Đăng Duy đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam. Trần Văn Giàu với một loạt các công trình như: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, 1975), “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” (Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1993) và “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” (3 tập) (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997, 1998) đã đề cập 5
  11. đến những giá trị đạo đức Phật giáo, những đóng góp của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh với “Phật giáo nhập thế và phát triển” (Nxb Tôn giáo, 2008) đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, các tri thức Phật giáo viết về vai trò Phật giáo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như: Phật giáo trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Phật giáo với chính trị, xã hội; Phật giáo với sự phát triển bền vững của đất nước, Phật giáo với xã hội dân sự, Phật giáo với sự nghiệp độc lập, Phật giáo với đời sống tâm linh… “Phật giáo với dân tộc” của Thích Thanh Từ (Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, 1995) đã bàn về những nét chính trong luân lý Phật giáo, những giới luật của phật tử tại gia và phật tử xuất gia, về đóng góp của Phật giáo cho lịch sử dân tộc trên các phương diện chính trị, tư tưởng, văn nghệ, về các giá trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ Việt Nam hiện đại. Luận án Tiến sĩ Triết học của Lê Hữu Tuấn với đề tài: “Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam” (Hà Nội, 1999); Luận án tiến sĩ triết học của Tạ Chí Hồng với đề tài: “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay” (Hà Nội, 2004); “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay” của Mai Thị Dung, luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003… Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình trên các tạp chí cũng đề cập đến những ảnh hưởng của Phật giáo trên các phương diện khác nhau trong văn hóa, lối sống của người Việt Nam như: “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư uy và cách ứng ử của người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí xã hội học, số 4 1989) và “Một số suy ngh về ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư uy người Việt” (Tạp chí Triết học, số 5 1996) của GS.TS Nguyễn Hùng Hậu; 6
  12. “Phật giáo và sự hình thành nh n cách con người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Triết học, số 2/1994) của GS.TS Nguyễn Tài Thư; “Tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống văn hóa hiện nay” (Tạp chí cộng sản số 15/1999) của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Vài suy ngh về Phật giáo dân gian Việt Nam” (Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 2/1997) của Hoàng Thị Lan; “Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam” (Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2005) của Lê Đức Hạnh; “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 10/2007) của Lê Văn Đính; “Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 3/2006) của Hòa thượng Thích Thanh Tứ; “Nghiên cứu và ứng dụng các giá trị văn hóa Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2008) của Nguyễn Hồng Dương; “Ảnh hưởng của “T m” trong Phật giáo đối với văn hóa tinh thần của người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2008) của Ngô Thị Lan Anh… Nhìn chung, có thể nhận xét khái quát các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau. Đồng thời, khẳng định Phật giáo có giá trị và ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội Việt Nam. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền thống tạo nên sự đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình đã có, luận văn tập trung vào việc phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về Phật giáo, lối sống 7
  13. con người Việt Nam, luận văn làm rõ mộ số ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất, phân tích những tư tưởng cơ bản của Phật giáo; quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam và lối sống của người Việt Nam. Thứ hai, phân tích làm rõ một số ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo đến lối sống con người Việt Nam hiện nay. Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phật giáo hàm chứa trong nó những tư tưởng rất rộng lớn về thế giới và nhân sinh. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu, giới thiệu thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo, trong đó chứa đựng những triết lý có ảnh hưởng đến lối sống con người Việt Nam. Phạm trù lối sống cũng rất rộng, tác giả chọn ra 3 phương diện cơ bản nhất và phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến các phương diện đó. Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo đến một số phương diện thuộc lối sống của người Việt Nam từ khi đổi mới (từ năm 1986) đến nay. 8
  14. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học như: Phân tích - tổng hợp, quy nạp – diễn dịch, so sánh, khái quát hóa… 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần vào việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo đến một số phương diện của lối sống người Việt Nam hiện nay. - Luận văn bước đầu đề xuất một số khuyến nghị cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng cơ bản của Phật giáo, quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, nghiên cứu về vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong các trường đại học, cao đẳng và cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 2 chương 7 tiết. 9
  15. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM 1.1. Những tƣ tƣởng cơ bản của Phật giáo Toàn bộ nội dung tư tưởng của Phật giáo được thể hiện Tam Tạng kinh (Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng). Kinh sách Phật giáo được viết bằng hai thứ tiếng: tiếng Pali (ngôn ngữ bình dân, giản dị), tiếng Phạn (ngôn ngữ trí thức, mẹo luật chặt chẽ tế nhị). Cùng với sự biến đổi của lịch sử xã hội, Phật giáo cũng có nhiều biến đổi về tổ chức cũng như giáo lý. Nhiều hệ phái tồn tại cho đến ngày nay là biểu hiện của sự biến đổi đó. Mặc dù vậy, những nội dung, tư tưởng chủ yếu, những triết lý về thế giới quan, về nhân sinh cùng con đường giải thoát khỏi bể khổ của Phật giáo vẫn là cái chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình biến đổi của Phật giáo. Những tư tưởng đó ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của con người Việt Nam 1.1.1. Thế giới quan Phật giáo Thế giới quan là “tổng hợp tất cả những quan niệm, chính kiến về thế giới, về cấu trúc và nguồn gốc của nó, ý ngh a và giá trị đời sống của con người, lòng tin của con người trong hiện thực” [43,tr.167]. Từ điển Triết học định nghĩa: “Thế giới quan được hiểu là toàn bộ những nguyên tắc, quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động và quan hệ của từng cá nhân, của một tập đoàn ã hội, của một giai cấp hay xã hội nói chung đối với thực tại” [77,tr.539] Như vậy, có thể hiểu thế giới quan là hệ thống quan điểm, quan niệm, tư tưởng của con người về thế giới, về cuộc đời và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan tôn giáo là hệ thống quan điểm, tư tưởng tôn giáo, thể hiện niềm tin của con người vào sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên, được 10
  16. biểu hiện tập trung trong các kinh sách của các tôn giáo, được các chức sắc tôn giáo truyền bá một cách tự giác. Thế giới quan Phật giáo được thể hiện tập trung trong quan điểm về thế giới, tư tưởng vô thường, thuyết nhân quả và thuyết duyên khởi. Những tư tưởng này chứa đựng yếu tố duy vật và biện chứng, nó đối lập với định mệnh luận và thần linh luận. - Quan niệm của Phật giáo về thế giới Theo GS.TS Nguyễn Hùng Hậu trong cuốn “Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam - Tập 1: Từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV”: Phật giáo thừa nhận thế giới về đại thể có hai yếu tố cơ bản là Danh và Sắc. Khái niệm danh và sắc có từ thời Upanishad để chỉ hiện tượng và cá thể nhưng đến thời đức Phật nó ngụ ý là yếu tố tinh thần và yếu tố vật chất, nó chính là vật và tâm. Theo thuyết “Chư pháp nhân duyên sinh” thì hai cái đó liên hệ khăng khít với nhau, không tách rời nhau, không có cái này thì không có cái kia và ngược lại. Phật giáo quan niệm: “Nhất thiết duy tâm tạo” tức là mọi sự vật hiện tượng từ “tâm” mà sinh ra. Tâm là “sắc biên tế tướng” là cái ở giữa cái có và cái không (vô cùng nhỏ bé) rất vi tế huyền diệu và vô thủy vô chung. Tâm có tên là “Như Lai tạng tính”, “giáo diệu minh tâm”… và “Phật tính”. Cái gọi là thế giới chẳng qua là thành lập trên quan hệ nhận thức giữa sáu căn và sáu cảnh, ngoài ra thế giới đối với chúng ta không có một ý nghĩa nào khác vì không có chủ quan thì cũng không có khách quan, mà không có khách quan thì cũng không có chủ quan. Ngoài quan hệ chủ quan – khách quan ra cũng không có thế giới, cái gọi là hết thảy cũng được thành lập trên quan hệ ấy. Như vậy, theo tinh thần Phật giáo trong hai yếu tố vật và tâm thì tâm đóng vai trò chủ đạo trong việc thành lập thế giới. Tất cả thế giới chỉ là một dòng biến hóa vô thường, vô định, không có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật mà chỉ do nhân quả nối tiếp nhau mà thành. Trên thế giới không có sự vật nào tồn tại độc lập 11
  17. tuyệt đối, mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong mối quan hệ phức tạp, tất cả mọi cái đều phải nương tựa vào nhau. Trong giáo lý của đạo Phật thì không gian là vô tận, thế giới nhiều như cát sông Hằng. Không gian có Tam thiên thế giới gồm: Đại thiên thế giới, trung thiên thế giới và tiểu thiên thế giới. Mỗi tiểu thiên thế giới có hàng chục ngàn thế giới. Thời gian có “tam kiếp” gồm: đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp. Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp. Một trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp. Một tiểu kiếp bằng hàng chục triệu năm. Thế giới trong không gian được gọi là thế gian. Thế giới được chia thành 3 cõi lớn (Tam giới) là Dục giới (nơi lòng dục thịnh); Sắc giới (dục tuy không thịnh nhưng chưa hoàn toàn thoát ly khỏi sự trói buộc của vật chất); Vô sắc giới (hoàn toàn thoát ly khỏi sự trói buộc của vật chất, chỉ có tinh thần). Theo Kimura Taiken, Tam giới của nhà Phật được sinh ra từ trạng thái tinh thần trong giai đoạn thiền định. “Dục giới lấy núi Tu Di làm trung tâm. Xung quanh núi Tu Di là cửu sơn (Trì song, Trì dục, Diêm mộc, Thiên kiến, Mã nhĩ, Tượng nhĩ, Trì sơn, Thiết luân), Bát hải. Giữa Trì song và Thiết luân có 4 châu: Nam là Diêm phù đề châu, Đông là Đông thắng thần châu, Bắc là Bắc câu lư châu, Tây là Tây ngưu hóa châu. Chúng ta đang ở châu Diêm phù đề. Trên núi Tu Di có thần Dạ Xoa, Tứ Thiên vương, Kim cương Thủ và Trời Đạo Lợi, tầng thứ 33 có chủ nhân là Đế Thích.” [24, tr. 150]. Phật giáo còn có quan niệm Lục đại bao gồm: Địa ngục: có 8 đại địa ngục ở nơi tận cùng thế giới hay dưới Diêm phù đề châu; Ngạ quỷ: kể cả Diêm Ma, quỷ thần, Dạ xoa; Súc sinh; Atula (dưới đáy biển); nhân gian (có 4 châu nói trên); Thiên (Trời). - Thuyết duyên khởi Thích Thiện Châu trong tác phẩm “Phật tử” cho rằng: Cốt tủy của đạo Phật là đạo lý duyên khởi. Đạo lý này nói rõ tương quan, tương duyên của tất 12
  18. cả các hiện tượng vật lý và tâm lý. Sự hiện hữu của thế giới chỉ là tương quan đồng thời của nhận thức chủ quan và đối tượng khách quan. Sự vật ở ngoài ta và trong ta vốn sinh, diệt biến chuyển theo luật nhân quả mà không hề tiêu diệt hoàn toàn, ấy là tương quan khác thời. Trong cuốn “Triết học Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh có viết: Theo Phan Văn Hùm trong cuốn “Phật giáo triết học” cho rằng Thuyết duyên khởi trong Phật giáo gồm có nhiều thuyết: “Thuyết thứ 1 là Nghiệp cảm duyên khởi. Thuyết thứ 2 là Alaida duyên khởi. Thuyết thứ 3 là Chân như duyên khởi. Thuyết thứ 4 là Pháp giới duyên khởi. Thuyết thứ 5 năm là Lục đại duyên khởi.” [26, tr.13] + Nghiệp cảm duyên khởi: “Đây là học thuyết có từ thế giới Phật giáo nguyên thủy, rút ra từ Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên” [26,tr.13]. Trong quá trình luân hồi sinh tử, định luật và trật tự vận hành tạo nên vòng tròn sinh hoá là luật nhân quả. Yếu tố chính của diễn trình nhân quả là lý thuyết về nghiệp cảm. Nghiệp cảm là cái năng lực tâm lý tiềm tàng, vẫn tồn tại khi thân xác bị chết đi. Nghiệp gồm có biệt nghiệp và cộng nghiệp. Biệt nghiệp tạo nên cá thể và cộng nghiệp tạo nên thế giới. Còn nghiệp là còn hiện tượng giới: “Sự hành vi của chúng ta hàng ngày, sinh ra tam nghiệp (thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp) – Tam nghiệp cứ lớp trước tàn lớp sau nối, liên liên như những khoen dây xích. Thân tâm ta bởi đó mà tiếp dẫn với chủ quan giới và khách quan giới. Ấy gọi là Nghiệp cảm duyên khởi.” [26, tr 34]. Cho nên, dứt trừ được nghiệp là trở về với Chân như, Niết bàn, muốn giải thoát phải diệt nghiệp. + Alaida duyên khởi: Theo phái Duy Thức, thức được chia thành 8 nhóm: tiền ngũ thức, ý thức, Manas (Mạt la thức) và Alaya (A lại da thức). Thức thứ bảy – Manas là trung tâm hiện khởi của các ý tưởng vị ngã, ích kỹ, tự ái, ảo tưởng, là trung tâm chấp ngã, ngã hoá. Trong khi đó, A lại da thức là 13
  19. trung tâm tích tụ ý thể (nghĩa là thức), là nơi chứa nhóm các hạt giống (chủng tử) của tất cả mọi hiện khởi và chúng được bộc lộ trong các hiện khởi đó. Theo Duy thức tông, nguyên khởi của vạn pháp là hiệu quả của ý thể. Tàng thức là trung tâm tích tụ của ý thể, là kho chứa hạt giống của mọi hiện hữu. Khi chúng tiềm ẩn, ta gọi là chủng tử; khi chúng hoạt động ta gọi là hiện hành. Những chủng tử cố hữu, những hiện hành và những chủng tử mới hỗ tương phụ thuộc lẫn nhau tạo nên một vòng tròn mãi mãi tái diễn tiến trình trước sau như nhất. Cái làm cho chủng tử phát khởi thành hiện hành, nghĩa la động lực tạo ra dòng vận động của duyên khởi chính là ý thể - nghĩa là thức. Đấy gọi là Alaida duyên khởi. Theo thuyết Alaida duyên khởi Nghiệp, Khổ khởi nguyên từ nghiệp thức hay ý thể. + Ch n như uyên khởi: Thuyết này theo kinh Lăng già, kinh Đại bát Niết Bàn, kinh Đại thừa khởi tín luận thuộc thời kỳ Đại thừa (khoảng đầu công nguyên). Chân như là từ ngữ được dùng để diễn tả thực tại cứu cánh vượt ngoài định danh và định nghĩa. Chân như trong nghĩa tĩnh thì phi không gian, phi thời gian, bình đẳng, vô thuỷ, vô chung, vô tướng vô sắc. Chân như trong nghĩa động có thể xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào. Khi được điều động bởi một nguyên nhân thuần tịnh, nó mang hình thức thanh thoát; khi được điều động bởi một nguyên nhân ô nhiễm, nó mang hình thức hủ bại. Do vậy, chân như có hai trạng thái: mặt tĩnh là tự thân chân như và mặt động là những biểu lộ của chân như trong vòng sống chết. + Lục đại duyên khởi. Đây là chủ trương của Chân ngôn hay Mật tông. Lục đại gồm địa, thủy, hỏa, phong, không, thức. “Địa, thủy, hỏa, phong, không” thuộc về vật thể tức là sắc pháp còn “thức” thì thuộc về tâm tức là tâm pháp. Chính sáu yếu tố này tùy duyên sinh khởi mà khởi sinh ra con người và vũ trụ. Khi nói là vật và tâm nhưng thật ra bản thể của chúng vẫn là một, không thể phân chia ra được. Vật là hình tướng và tâm là năng lực để hình 14
  20. tướng có thể hoạt động. Do đó nếu tâm rời sắc thì năng lực chẳng tồn tại được. Còn nếu sắc không nhờ tâm thì hình tướng không phát hiện được. Vậy vật và tâm là hai phương diện của bản thể “nhất như”. Con người chúng ta có được là do lục đại kết hợp mà thành. Con người cũng như vũ trụ là một sự hoạt động không ngừng của Lục đại. + Pháp giới duyên khởi: Theo Hoa Nghiêm tông, “pháp giới” có nghĩa là “những yếu tố của nguyên lý” và có hai sắc thái: trạng thái chân như hay thể tánh; thế giới hiện tượng. Học thuyết Pháp giới duyên khởi chủ trương rằng giới (tức vũ trụ, vạn hữu) là một duyên khởi lớn tức là các pháp làm nhân duyên cho nhau, nương tựa, tương phản, dung thông nhau mà thành lập . Tất cả hoà điệu trong một thế giới toàn vẹn. Nếu thiếu một, vũ trụ không hiện hữu, nếu không có tất cả, cái một cũng không thể lập. Khi toàn thể vũ trụ hoà điệu toàn, nó được gọi là nhất chân pháp giới. - Thuyết vô thường Trong tư tưởng của Phật giáo, quan điểm về cách nhìn nhận thế giới bên ngoài còn có quan niệm về vô thường. Vô thường có nghĩa là không thường còn, không có gì ổn định, bất biến. Phật giáo đưa ra hệ thống quan niệm về thế giới, cho rằng tất cả sự vật hiện tượng xung quanh con người cũng như bản thân con người là không tồn tại thực, chỉ là ảo, là giả, do vô minh (sự không sáng suốt) của con người đưa lại. Mọi vật đều được cấu tạo bởi các yếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh). Danh và Sắc được gồm Ng u n (năm yếu tố) là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong đó, “Sắc” là yếu tố vật chất gồm tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong), còn “thụ”, “tưởng”, “hành”, “thức” là cảm giác, ấn tượng tư duy nói chung và ý thức là những yếu tố tinh thần (Danh). Theo thuyết vô thường, Danh và Sắc chỉ hội tụ lại với nhau trong một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác. Bản chất của sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục, không thể tìm ra nguyên nhân đầu 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2