intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm phác họa một cách toàn diện, chân thực về các hoạt động của danh nhân Bùi Kỷ và những đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc thế kỷ XX, đặc biệt là trên các lĩnh vực văn hóa - giáo dục và cách mạng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ HỢP BÙI KỶ VỚI SỰ NGHIỆP VĂN HÓA – GIÁO DỤC VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM Hà Nội –2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ HỢP BÙI KỶ VỚI SỰ NGHIỆP VĂN HÓA – GIÁO DỤC VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 03 13 Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. NGND Nguyễn Văn Khánh Hà Nội –2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. NGND Nguyễn Văn Khánh. Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, thông tin trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng./. Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hợp
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. NGND Nguyễn Văn Khánh, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Lịch sử – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, cán bộ các trung tâm lưu trữ, các thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn đại diện gia đình, dòng họ Bùi Châu Cầu – Mễ Tràng của danh nhân Bùi Kỷ (Hà Nam) đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu hữu ích. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Trân trọng! Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hợp
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................5 6. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................6 7. Bố cục luận văn......................................................................................................6 NỘI DUNG ................................................................................................................8 CHƢƠNG 1. VÀI NÉT VỀ GIA ĐÌNH VÀ THÂN THẾ CỦA BÙI KỶ.............8 1.1. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ...........................................8 1.2. Quê hương, dòng họ và gia thế của Bùi Kỷ .....................................................12 1.2.1. Xã Châu Cầu, huyện Kim Bảng - Quê hương của Bùi Kỷ ..............................12 1.2.2. Khái quát về dòng họ Bùi và gia thế của Bùi Kỷ ............................................15 1.3. Quá trình lập thân của Bùi Kỷ .........................................................................19 Tiểu kết chương 1 .....................................................................................................21 CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA BÙI KỶ TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA – GIÁO DỤC ..............................................................................................................23 2.1. Người thầy tâm huyết với sự nghiệp giáo dục .................................................23 2.2. Bùi Kỷ với phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ (1934 - 1945) ...............30 2.2.1. Bối cảnh xuất hiện phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ đầu thế kỉ XX ......... 30 2.2.2. Vai trò của Bùi Kỷ trong phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ (1934 - 1945) ..33 2.3. Bùi Kỷ với sự nghiệp văn chương ....................................................................37 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................50 CHƢƠNG 3. HOẠT ĐỘNG YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA BÙI KỶ ..51 3.1. Cuộc gặp gỡ với Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành .............................51 3.2. Bùi Kỷ với phong trào truyền bá Quốc ngữ (1938 – 1945) .............................57 3.3. Bùi Kỷ với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ......................................61 Tiểu kết chương 3 .....................................................................................................68
  6. CHƢƠNG 4. ĐÓNG GÓP CỦA BÙI KỶ ĐỐI VỚI QUÊ HƢƠNG, ĐẤT NƢỚC . 69 3.1. Đối với dòng họ Bùi, quê hương Hà Nam .......................................................69 3.2. Đối với dân tộc ...................................................................................................71 Tiểu kết chương 4 .....................................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................79 PHỤ LỤC .................................................................................................................87
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, biến Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Ngay sau khi hoàn tất cuộc xâm lược, thực dân Pháp đã khẩn trương thực hiện Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1919 - 1929). Các cuộc khai thác này đã gây nên những tác động lớn về mọi mặt từ kinh tế đến văn hóa, xã hội Việt Nam. Điểm đáng lưu ý trong giai đoạn này là chính quyền thực dân đã thực hiện các cuộc cải cách giáo dục, hướng tới xây dựng một nền giáo dục Pháp - Việt, loại bỏ dần nền giáo dục Hán học. Mặc dù nhằm phục vụ công cuộc bóc lột và thống trị của thực dân Pháp nhưng các hoạt động khai thác thuộc địa cũng đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức Nho học. Nhiều người cảm thấy chán nản, đau buồn trước nỗi nhục mất nước, lạc lõng giữa buổi giao thời của hai chế độ, nhưng lựa chọn những cách ứng xử khác nhau: Có người đỗ đạt ra làm quan phục vụ triều đình, có người từ quan về quê ở ẩn, gửi gắm những trăn trở thời cuộc qua văn thơ, lại có người tập hợp lực lượng chuẩn bị cho các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Và cũng có người khước từ làm quan để rồi suốt đời gắn bó với nền giáo dục, nền văn học nước nhà như một định mệnh. Bùi Kỷ là một người như thế. Ông là một trong số ít những nhà nho sống, làm việc dưới cả 3 chế độ: Phong kiến, Pháp thuộc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là kết quả của một quá trình chuyển biến sâu sắc về mặt tư tưởng của ông, từ yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản. Với các hoạt động giảng dạy, biên khảo, sáng tác thơ văn, cách mạng... Bùi Kỷ đã có những đóng góp to lớn đối với nền văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam. Vì vậy, thân thế, sự nghiệp của Bùi Kỷ đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và khách quan về sự nghiệp cũng như những đóng góp của ông. 1
  8. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm về thân thế, hoạt động và những cống hiến của ông đối với quê hương, đất nước. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bùi Kỷ là một phó bảng, một nhà sư phạm, một nhà văn, một nhà nghiên cứu văn hóa có ảnh hưởng, đóng góp lớn vào việc hình thành tri thức về ngữ văn Việt và Hán Việt, tri thức về lịch sử văn học Việt Nam. Vì vậy, thân thế và hoạt động của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, giới thiệu. Tiểu sử, sự nghiệp của Bùi Kỷ đã được một số nhà nghiên cứu biên soạn trong các bộ từ điển và các bộ sách mang tính chất từ điển về lịch sử, văn học, khoa cử. Tiêu biểu là cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh, 1991). Trong cuốn này, tác giả giới thiệu khái quát tiểu sử và các tác phẩm chính của Bùi Kỷ, đồng thời khẳng định: “Bùi Kỷ là một trí thức yêu nước, một học giả uyên thâm, có công với văn học nước nhà đầu thế kỉ XX, nhất là thời chữ Quốc ngữ có tư thế trên văn đàn”. Bên cạnh đó, cuốn Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 2 của Trần Văn Giáp chủ biên (Nxb. Khoa học xã hội, 1971), đã giới thiệu qua tiểu sử, hoạt động và một số tác phẩm của Bùi Kỷ. Ngoài ra, các cuốn như Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn do Phạm Đức Thành Dũng - Vĩnh Cao chủ biên (Nxb. Thuận Hóa, 2000), cuốn Nhân vật lịch sử văn hóa Hà Nam của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam (2000), Từ điển văn học (bộ mới) của Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919 của tác giả Ngô Đức Thọ (Nxb. Văn học, 2006)... đã cung cấp nguồn thông tin khái quát về tiểu sử, hoạt động và một số tác phẩm của danh nhân Bùi Kỷ. Tuy vậy, một số sự kiện liên quan đến ông vẫn chưa có sự thống nhất và chưa chính xác, cần phải được nhìn nhận, xem xét lại. Các công trình nghiên cứu trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục, có thể kể tới cuốn Thầy giáo Việt Nam mười thế kỉ của tác giả Vũ Ngọc Khánh (Nxb. Thanh niên, 2000). Trong cuốn này, tác giả đã trình bày về nhân cách, tư tưởng của Bùi Kỷ qua 2
  9. những kỷ niệm hồi tác giả còn học ở Trường tư thục Thăng Long. Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ của Lê Tâm Đắc với đề tài “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ” năm 2008, khẳng định Bùi Kỷ là một trong số 11 vị có ảnh hưởng và đóng góp lớn nhất cho hoạt động chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ trước năm 1953. Hoạt động truyền bá Quốc ngữ của Bùi Kỷ cũng được đề cập trong cuốn Hội Truyền bá Quốc ngữ trong sự nghiệp chống nạn thất học của Nxb. Giáo dục năm 1988... Ngoài ra là một số bài viết đăng trên Thông báo Hán Nôm học (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) như: “Bút tích của Phó bảng Bùi Kỷ và bản dịch thơ của nhà văn Nguyễn Tử Siêu tại nhà thờ Hoàng giáp Lê Huy Trâm” (năm 2004) của hai tác giả Đặng Bằng - Lê Liêm, “Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của nhà biên khảo Bùi Kỷ (1887 - 2007)” của tác giả Thế Anh (năm 2007). Không chỉ là một nhà sư phạm, Bùi Kỷ còn là một nhà văn, nhà thơ. Bởi thế, giới nghiên cứu cũng đặc biệt quan tâm đến việc sưu tầm, giới thiệu, phân tích, phê bình các công trình biên khảo, hiệu khảo, sáng tác thơ văn của ông. Tiêu biểu là cuốn Văn thơ của Ưu thiên Bùi Kỷ của Lê Tư Lành xuất bản năm 1982, trong đó, tác giả đã thu thập, dịch thuật tổng cộng 77 bài của Bùi Kỷ, gồm: 14 bài thơ chữ Hán, 63 bài thơ Quốc ngữ, và được chia thành 4 nhóm: Thơ tức cảnh, thơ tự sự, các loại văn, thơ ngắn trong cuốn Quốc văn cụ thể. Tuy nhiên, công trình được đánh giá là đầy đủ nhất về sự nghiệp văn chương của Bùi Kỷ đến nay là Thơ văn Bùi Kỷ của Nguyễn Văn Huyền do Nxb. Khoa học xã hội (Hà Nội) ấn hành năm 1994. Trong cuốn này, tác giả đã nêu khái quát thông tin về tiểu sử Bùi Kỷ, tuyển tập 102 trước tác của ông trên các lĩnh vực hiệu khảo, dịch, sáng tác; đồng thời, phân tích tư tưởng của Bùi Kỷ thể hiện qua các trước tác văn học đó. Ngoài ra còn một số công trình mang tính chất tuyển chọn, giới thiệu thơ văn của Bùi Kỷ như: Tuyển tập thơ Hà Nam do Nguyễn Thế Vinh chủ biên (Nxb. Hội Nhà văn & Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam, 2000), Tuyển tập văn Hà Nam của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam (Nxb Hội Nhà văn, 2000), Nhà văn hiện đại, tập 1 của Vũ Ngọc Phan (Nxb. Văn học, 1994), Danh nhân họ Bùi của Bùi Xuân Ngật (Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013), Phủ Lí thơ của nhóm tác giả Vũ Ngọc Phác - Phạm Vĩnh - Nguyên Xuân Vân (Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995)... 3
  10. Qua những công trình nghiên cứu kể trên, chúng ta thấy việc nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Bùi Kỷ trước nay mới chỉ được tiến hành ở mức độ khái lược, chưa toàn diện. Riêng trong cuốn Thơ văn Bùi Kỷ, tác giả Nguyễn Văn Huyền đã dành nhiều công sức giới thiệu về tiểu sử, trình bày tư tưởng của Bùi Kỷ qua một số sáng tác thơ văn của ông. Tuy nhiên, hành trạng và hoạt động của Bùi Kỷ cả trước và sau năm 1945 chưa được tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng. Vì vậy, thiết nghĩ, việc nghiên cứu một cách toàn diện về thân thế, hoạt động và đóng góp của Bùi Kỷ dưới góc độ sử học là điều vô cùng cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm phác họa một cách toàn diện, chân thực về các hoạt động của danh nhân Bùi Kỷ và những đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc thế kỷ XX, đặc biệt là trên các lĩnh vực văn hóa - giáo dục và cách mạng. Nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập các nguồn thông tin khác nhau về danh nhân Bùi Kỷ. Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại, sắp xếp, phân tích và xử lý các nguồn tư liệu để có được những thông tin, dữ liệu đúng đắn về hành trạng, hoạt động của ông. Đồng thời, khái quát những đóng góp và đánh giá vai trò của Bùi Kỷ đối với quê hương, đất nước. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của Bùi Kỷ trên các lĩnh vực văn hóa - giáo dục, cách mạng cũng như những đóng góp của ông đối với lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu của đề tài là những nơi có liên quan đến cuộc đời và hoạt động của Bùi Kỷ, trước hết là Hà Nam, Hà Nội… là những nơi ông sinh sống 4
  11. và làm việc. Ngoài ra, hoạt động của Bùi Kỷ ở Pháp, Trung Quốc cũng được khảo cứu. Về thời gian, đề tài tập trung vào khoảng thời gian sinh sống và làm việc của ông từ năm 1887 (năm sinh) đến năm 1960 (năm mất). Phạm vi nội dung của đề tài là hoạt động của Bùi Kỷ trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục (giảng dạy, phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ 1934-1945, văn chương), hoạt động yêu nước và cách mạng trước và sau năm 1945. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu lưu trữ có liên quan đến Bùi Kỷ và địa danh Hà Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi tìm hiểu về thân thế, hoạt động của ông. Nguồn tài liệu sưu tầm thực địa như: Bút tích của Bùi Kỷ và bản dịch thơ của nhà văn Nguyễn Tử Siêu tại nhà thờ Hoàng giáp Lê Huy Trâm (Hà Nội), bài thơ “Yết Nhị Trưng từ” được khắc tại Đền Hai Bà Trưng (Phường Đồng Nhân, Hai Bà Trưng, Hà Nội)... Bên cạnh đó, các các tư liệu về gia phả, dòng họ sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, quê hương Bùi Kỷ trên cơ sở đối chiếu so sánh với các nguồn tư liệu khác. Nguồn tư liệu tham khảo khác như các sách từ điển, sách tổng hợp, sách chuyên khảo, các bài nghiên cứu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Kỷ. Có thể kể đến như cuốn Thơ văn Bùi Kỷ của Nguyễn Văn Huyền, Văn thơ của Ưu Thiên Bùi Kỷ của Lê Tư Lành, Danh nhân họ Bùi của Bùi Xuân Ngật (cb)… Nguồn tư liệu internet là website của Họ Bùi Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Cổng thông tin điện tử Hà Nam... cũng giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. 5
  12. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử cho phép chúng tôi tiến hành nghiên cứu và trình bày sự hiểu biết về danh nhân Bùi Kỷ theo một quá trình có hệ thống, trong mối liên hệ với bối cảnh lịch sử chung của đất nước nhằm đạt được những thông tin khách quan, chính xác. Do là một đề tài nghiên cứu nhân vật lịch sử nên chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh. Dựa trên các nguồn tư liệu thu thập được, đề tài sẽ tiến hành phân tích các yếu tố liên quan đến con người, tư tưởng và hoạt động của danh nhân Bùi Kỷ. Đồng thời, liên hệ với một số nhân vật lịch sử khác nhằm làm nổi bật tính cách, phẩm chất, tài năng của ông. Ngoài ra, đề tài khai thác triệt để phương pháp hồi cố thông qua việc phỏng vấn những người thuộc thế hệ sau của Bùi Kỷ. Các phương pháp khác như khảo sát thực địa, logic... cũng được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần làm sang tỏ them hoạt động của Bùi Kỷ trên các lĩnh vực văn hóa – giáo dục và cách mạng từ năm 1917 đến năm 1960. Đồng thời, phân tích những đóng góp của Bùi Kỷ đối với dòng họ Bùi, quê hương Hà Nam và đất nước. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam hiện đại; giúp nâng cao hiểu biết về nhân vật Bùi Kỷ, góp phần làm phong phú thêm truyền thống tốt đẹp của dòng họ Bùi và quê hương Hà Nam. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 4 chương: Chương 1. Vài nét về gia đình và thân thế của Bùi Kỷ 6
  13. Trong chương này, luận văn trình bày các đặc điểm nổi bật của bối cảnh lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX; truyền thống quê hương Hà Nam, dòng họ Bùi Châu Cầu – Mễ Tràng và gia đình của Bùi Kỷ - Những chất xúc tác có tác động đến quá trình học tập và lập thân của ông. Chương 2. Hoạt động của Bùi Kỷ trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục Chương 2 của luận văn nêu và phân tích các hoạt động chủ yếu của Bùi Kỷ trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục, bao gồm các hoạt động: Giảng dạy, tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ 1934-1945, sự nghiệp văn chương. Chương 3: Hoạt động yêu nước và cách mạng của Bùi Kỷ Trong chương này, luận văn trình bày rõ ràng hoạt động yêu nước và cách mạng của Bùi Kỷ trong sự liên hệ với các trí thức cách mạng tiêu biểu và phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chương 4. Đóng góp của Bùi Kỷ đối với quê hương, đất nước Đây là phần đánh giá của tác giả luận văn về những đóng góp của danh nhân Bùi Kỷ đối với quê hương, đất nước thông qua những hoạt động sự nghiệp của ông. 7
  14. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. VÀI NÉT VỀ GIA ĐÌNH VÀ THÂN THẾ CỦA BÙI KỶ 1.1. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Sau những tính toán, thăm dò, ngày 1-9-1858, với những phát súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), thực dân Pháp chính thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tuy vậy, phải cho đến năm 1897, về cơ bản, Pháp mới hoàn thành công cuộc bình định nước ta và bắt đầu tập trung khai thác thuộc địa. Chính sách, thủ đoạn khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp là toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Điều này đã có những tác động sâu sắc, làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Về chính trị Trong suốt gần 40 năm kháng chiến chống Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã lần lượt ký các hiệp ước mang tính chất nhân nhượng, đầu hàng Pháp. Cho đến năm 1884, bằng Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã thành công trong cuộc xâm lược Việt Nam. Với Hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chấp nhận sự cai trị của người Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Mặc dù trở thành xứ thuộc địa của Pháp, nhưng về hình thức thì nước ta bị chia thành 3 miền với các chế độ chính trị khác nhau: Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ, còn Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ. Vua Nguyễn vẫn tồn tại nhưng không có thực quyền mà chỉ là bù nhìn, phải tuân theo mệnh lệnh của Toàn quyền Đông Dương. Dưới quan Toàn quyền có quan người Pháp trực tiếp cai quản các xứ: Thống sứ (Bắc Kỳ), Khâm sứ (Trung Kỳ) và Thống đốc (Nam Kỳ). Như thế, về mặt chính trị, Pháp luôn quán triệt thực hiện chính sách “chia để trị”; đồng thời, cử nhiều quan lại người Pháp đến làm việc tại Việt Nam cũng như áp dụng chính sách “Dùng người Việt trị người Việt”. Với các chính sách đó và bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, thực dân Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy chính quyền thực dân tại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Về kinh tế Bản chất của chủ nghĩa thực dân là tranh giành thị trường và thuộc địa. Do đó, mục tiêu tối thượng của Pháp là biến Việt Nam trở thành thuộc địa nhằm độc quyền 8
  15. về thị trường, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động để thu được nguồn lợi nhuận tối đa. Ngay sau khi hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, nhà cầm quyền Pháp đã nhanh chóng tiến hành các chương trình khai thác thuộc địa. Các chính sách về kinh tế của Pháp được thực hiện với tốc độ nhanh, nguồn vốn lớn và tăng dần qua các năm. Nếu như trong Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), số tiền tư bản Pháp đầu tư vào Việt Nam là trên 500 triệu Phrăng, thì nguồn vốn này đã tăng gấp nhiều lần trong Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929). Nguồn vốn của Pháp tập trung trong các ngành khai mỏ, sản xuất nông nghiệp, kỹ nghệ, giao thông vận tải và thương nghiệp. Đó là điều kiện dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các đồn điền, công ty khai mỏ, cơ sở công nghiệp và thương nghiệp. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt và ngày càng sâu sắc. Bên cạnh một nền kinh tế què quặt, phụ thuộc vào chính quốc Pháp là một nền kinh tế mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Sự chuyển biến về cơ cấu và tính chất nền kinh tế đã làm thu hẹp và biến dạng các quan hệ kinh tế cũ, thúc đẩy nhanh quá trình đưa nền kinh tế Việt Nam vào quỹ đạo phát triển tư bản chủ nghĩa, xu hướng phát triển tự nhiên và tất yếu của nhân loại. Cùng với đó, Pháp cũng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hệ thống đường xá gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt được sửa chữa, xây mới nhằm phục vụ đắc lực cho việc vận chuyển vũ khí, nhân lực, tài nguyên, hàng hóa. Ngoài ra, hệ thống viễn thông với khoảng 14.000km đường dây điện thoại, nhiều bến cảng, kho tàng… được đưa vào hoạt động. Cũng nhờ vậy, quá trình hiện đại hóa của Việt Nam được thúc đẩy nhanh hơn, bớt dần sự lạc hậu so với thế giới bên ngoài. Về văn hóa, giáo dục Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ, Pháp đã tìm cách xóa bỏ chế độ thi cử Hán học ở đây. Kể từ sau khoa Giáp Tý 1864 tại trường thi An Giang, kỳ thi Hương ở Nam Kỳ không còn được tổ chức nữa. Thay vào đó, Pháp bắt đầu thiết lập hệ thống giáo dục mới ở Nam Kỳ. Trong khi đó tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ, thực dân Pháp tỏ ra dè dặt hơn, bên cạnh hệ thống giáo dục mới, họ vẫn tiếp tục duy trì chế độ khoa cử 9
  16. Hán học thêm một thời gian nữa nhưng có sửa đổi về hình thức cũng như nội dung thi. Từ năm 1886 đến năm 1917, chế độ giáo dục nước ta tồn tại song song hai hệ thống: Giáo dục Pháp - Việt và giáo dục Nho học đang trong thời kỳ quá độ. Năm 1905, Pháp thành lập Hội đồng cải cách giáo dục và Nha học chính Đông Dương. Chương trình cải cách nhằm duy trì và cải tổ nền giáo dục cũ theo mục đích, chương trình và phương pháp của các trường Pháp - Việt, trên cơ sở đó, mở rộng các trường Pháp - Việt thêm một bước. Tất cả các bậc học đều có dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Đến năm 1913, chữ Hán bị loại bỏ hẳn khỏi các trường học. Bên cạnh các trường phổ thông, Pháp đã mở thêm một số trường học mới như Trường Thông ngôn, Trường Quốc gia học đường, Trường Nữ Trung học Sài Gòn, Trường Đồng Khánh, Trường Marie Curie... cùng một số trường chuyên nghiệp ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội. Từ cải tổ chế độ khoa cử, Pháp tiến tới xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục Hán học tại Việt Nam. Khoa thi Hương ở Bắc Kỳ đã bị bãi bỏ vào năm 1915, còn ở Trung Kỳ là năm 1919. Ngày 21-12-1917, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đã ban hành một văn bản cải cách giáo dục ở Đông Dương, mang tên Quy chế chung về giáo dục ở Đông Dương (thường được gọi là Học chính tổng quy). Nội dung chủ yếu của quy chế này là quy định các cấp học và những vấn đề có liên quan như thi cuối cấp, bộ máy quản lý, tiêu chuẩn giáo viên. Bản quy chế quy định rõ là giáo dục Đông Dương chủ yếu là giáo dục phổ thông và giáo dục thực nghiệp. Trường học chia thành 2 loại: Trường Pháp và trường Pháp - Việt. Hệ thống giáo dục phân chia thành 3 cấp: Đệ nhất cấp (tức Tiểu học), Đệ nhị cấp (Trung học), Đệ tam cấp (Cao đẳng). Ngoài ra, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, Pháp còn lập ra một số cơ sở nghiên cứu khoa học như Viện Vi trùng học, Trường Viễn Đông Bác cổ, Nha Khí tượng, Viện Nghiên cứu nông nghiệp và kỹ nghệ Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y khoa Hà Nội… Những chính sách về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đã làm cho đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đã có những chuyển biến. Nền giáo dục mới không chỉ làm xuất hiện một đội ngũ trí thức Tây học am hiểu 10
  17. nhiều lĩnh vực chính trị, tư tưởng, triết học, văn học nghệ thuật phương Tây, mà còn tác động tới cả một bộ phận trí thức phong kiến cũ, biến họ trở thành những trí thức phong kiến tư sản hóa. Trong điều kiện của một xã hội thuộc địa, chính tầng lớp trí thức vừa mới vừa cũ này đã trở thành lực lượng quan trọng trong việc tiếp thu và truyền bá những tư tưởng mới trong nhân dân, chống lại hệ tư tưởng phương Đông đã lỗi thời, lạc hậu. Tuy vậy, thực dân Pháp vẫn tìm cách tuyên truyền một nền văn hóa lai căng, mị dân. Thống sứ Bắc Kỳ trong báo cáo ngày 1-3-1899 gửi Toàn quyền Đông Dương, viết: “Kinh nghiệm của các dân tộc châu Á khác đã chỉ rõ rằng việc truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột” [55, tr. 109]. Về xã hội Dưới tác động của các chính sách của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội Việt Nam có sự biến chuyển sâu sắc: những giai cấp cũ bị phân hóa và xuất hiện thêm những giai cấp mới. Hai giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến là địa chủ và nông dân đã có sự phân hóa mạnh mẽ. Trong khi giai cấp địa chủ với khuynh hướng tư sản kiêm địa chủ, đặc biệt là tầng lớp đại địa chủ Nam Kỳ ngày càng giàu có, thì nông dân và thợ thủ công bị bần cùng hóa và phá sản hàng loạt bởi chính sách chiếm đoạt ruộng đất của thực dân và địa chủ cũng như chính sách tô thuế nặng nề của Pháp. Sự thay đổi quan trọng nhất trong cơ cấu xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là sự xuất hiện của các tầng lớp và giai cấp mới đại diện cho phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ trước Chiến tranh thế giới I đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm 1925 - 1930, do những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, giai cấp công nhân đã có sự chuyển mình nhanh chóng. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu thời kỳ mới trong lịch sử cách mạng nước ta. Những hoạt động tích cực của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ sau năm 1930. 11
  18. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp vào Việt Nam cũng làm xuất hiện giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Tuy nhiên, tư sản Việt Nam bị tư sản nước ngoài chèn ép nên có nhiều hạn chế về thực lực kinh tế và ý thức chính trị. Tiểu tư sản Việt Nam bao gồm những nhà tiểu công nghệ (thợ thủ công), tiểu thương, học sinh, sinh viên… So với công nhân và nông dân, giới trí thức và công chức có thu nhập và đời sống vật chất dễ chịu hơn, nhưng vẫn bấp bênh và bị khinh rẻ. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa, tiểu tư sản ngày một đông, trong đó, giới trí thức chiếm một bộ phận đông đảo. Họ là những người năng động, nhạy cảm với thời cuộc, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá những tư tưởng tiến bộ đến nhân dân. Cũng dưới tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa, ở nước ta đã diễn ra quá trình đô thị hóa khá mạnh mẽ. Các giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản tập trung ngày càng đông đảo ở thành thị chính là cơ sở cần thiết cho việc truyền bá những tư tưởng mới, lối sống mới vào Việt Nam. 1.2. Quê hương, dòng họ và gia thế của Bùi Kỷ Cuộc sống của mỗi cá nhân luôn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Nói cách khác, quê hương, dòng họ, gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tạo dựng nhân cách mỗi con người. Đó đã là một quy luật không thể phủ nhận. Bởi vậy, khi tìm hiểu về danh nhân Bùi Kỷ, không thể không xét đến truyền thống lịch sử của quê hương Châu Cầu, rộng hơn là huyện Kim Bảng rồi tỉnh Hà Nam cũng như nền giáo dục của gia đình. Những yếu tố đó hẳn có ảnh hưởng nhất định tới việc hình thành ý thức tự học, tình yêu quê hương, đất nước của Bùi Kỷ. 1.2.1. Xã Châu Cầu, huyện Kim Bảng - Quê hương của Bùi Kỷ Hà Nam là vùng đồng bằng chiêm trũng với hệ thống sông ngòi dày đặc gồm các con sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu Giang, sông Nhuệ… Điều kiện tự nhiên như vậy đã tạo cho Hà Nam những thuận lợi trong canh tác nông nghiệp, mà nghề trồng lúa nước là rất phổ biến. Ngoài ra, nhờ gần sông, đất được bồi đắp phù sa nên người dân còn sớm tìm kiếm các cây trồng, ngành nghề khác để bổ trợ cho nông nghiệp lúa nước như trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, nghề chài lưới... Mặt khác, Hà Nam còn được xem là cửa ngõ phía nam của kinh thành Thăng 12
  19. Long xưa, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Thăng Long và các tỉnh phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ. Theo các tài liệu lịch sử, Hà Nam là một vùng đất cổ. Tại đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được trống đồng cổ, còn nguyên vẹn và có nhiều giá trị nghệ thuật thuộc văn hóa Đông Sơn. Điều đó chứng tỏ, ngay từ rất sớm, đã có một bộ phận người Việt cổ từ thượng lưu sông Hồng xuôi về đây sinh sống, hình thành các vùng dân cư. Trong lịch sử, Hà Nam đã trải qua quá trình biến đổi liên tục về hành chính, trong đó, vùng đất Châu Cầu của huyện Kim Bảng xưa - quê hương của Bùi Kỷ cũng có những thay đổi nhất định. Kim Bảng thời các vua Hùng có tên là Cổ Bàng nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ. Đến đời Trần, Kim Bảng thuộc châu Lỵ Nhân, lộ Đông Đô. Năm 1466, Lê Thánh Tông đổi tên Cổ Bàng là Kim Bảng thuộc phủ Lỵ Nhân của Sơn Nam thừa tuyên1. Cuối thế kỷ 15, Thừa tuyên được đổi thành Xứ, phủ Lỵ Nhân thuộc xứ Sơn Nam. Đến thế kỉ XVIII, triều đình bỏ Xứ đặt Lộ thì phủ Lỵ Nhân thuộc lộ Sơn Nam Thượng. Thời Tây Sơn (1788-1802), đổi Lộ thành Trấn, phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam. Dưới thời Gia Long, phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), đổi cách viết chữ Lỵ thành chữ Lý. Năm 1831, vua Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, Sơn Nam Thượng đổi làm tỉnh Hà Nội và Nam Định, phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội [85, tr. 29]. Mãi cho đến năm 1890 (đời vua Thành Thái), tỉnh Hà Nam2 mới được thành lập, bao gồm 5 huyện: Nam Xương (Nam Sang), Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng. Năm 1908, châu Lạc Thủy được sáp nhập vào tỉnh Hà Nam3. Xã Châu Cầu trước cuộc cải cách của vua Minh Mệnh thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam Thượng. Xã Châu Cầu nằm ở bên bờ đê Quai Mễ, cạnh sông Châu Giang. Phía đông giáp với xã Mễ Tràng (huyện Thanh 1 Năm 1466, Lê Thánh Tông chia nước ta làm mười hai đạo Thừa tuyên. 2 Về tên gọi Hà Nam, nhiều người cho rằng, vì nằm ở phía Nam của Hà Nội nên được đặt tên là Hà Nam. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, do nằm xen giữa hai tỉnh Hà Đông và Nam Định nên khi tách ra được gọi là Hà Nam. 3 Từ năm 1953, Lạc Thủy được chuyển lại cho tỉnh Hòa Bình. 13
  20. Liêm), phía tây giáp với sông Châu Giang, phía nam giáp xã Hùng Phú và phía bắc gần giáp với xã Lạc Trường [91, tr. 1]. Sau cải cách hành chính của vua Minh Mệnh năm 1831, xã Châu Cầu thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Năm Thành Thái thứ 2 (1890), khi tỉnh Hà Nam được thành lập, xã Châu Cầu trực thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng. Năm 1913, tỉnh Hà Nam đổi tên là Đại lý Hà Nam, trực thuộc tỉnh Nam Định4. Năm 1923, tỉnh Hà Nam được tái lập và đến năm 1926, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ đã tiến hành thống kê hành chính, thì xã Châu Cầu thuộc tổng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Lúc này, Châu Cầu gồm ba thôn là Bảo Thị, Quy Lưu và Tân Khai [29, tr. 311]. Năm 1928, Ngô Vi Liễn khi đó là Tham tá Sở Thư viện và Lưu trữ Trung ương đã cho phát hành cuốn Danh mục các làng xã Bắc Kỳ, cho rằng làng Châu Cầu thuộc xã Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam [56, tr. 55]. Năm 1933, xã Châu Cầu đổi thành Thị xã và 4 thôn cũ lần lượt được đổi thành 4 phố tương ứng là Bảo Thôn, Thi Thôn, Quy Lưu và Tân Khai [109, tr. 2]. Ngày 30- 11-1950, Thủ hiến Bắc Việt ra Nghị định số 6537- THP/NĐ hợp nhất hai xã Châu Cầu và Hùng Phú thuộc tổng Mễ Tràng thành xã Châu Hùng [65, tr. 859]. Đến năm 1965, xã Châu Cầu thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Nam Hà [65, tr. 859]. Năm 1977, tỉnh Hà Nam Ninh5 được thành lập, xã Châu Cầu thuộc huyện Kim Thanh trên cơ sở hợp nhất hai huyện Thanh Liêm, Kim Bảng và thị xã Phủ Lý. Năm 1981, khi hai huyện Thanh Liêm và Kim Bảng được tách về như cũ thì xã Châu Cầu thuộc huyện Thanh Liêm. Năm 1991, khi tỉnh Hà Nam Ninh được tách thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như cũ thì Châu Cầu thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Nam Hà. Đến năm 1997, khi tái lập tỉnh Hà Nam thì xã Châu Cầu thuộc huyện Thanh Liêm. Hiện nay, Châu Cầu là tên một con phố thuộc phường Lương Khánh Thiện, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam [65, tr. 859]. Theo ông Bùi Cộng Hòa, Tổng Thư ký Ban liên lạc dòng họ Bùi Mễ Tràng - Châu Cầu, người dân sinh sống ở khu vực phố Châu Cầu hiện nay chủ yếu là người từ nơi khác đến, còn người dòng họ Bùi đã phiêu tán từ thời 4 Đại lý là một cấp hành chính lớn hơn huyện nhưng nhỏ hơn tỉnh. 5 Tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2