intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận án là nghiên cứu cơ sở lí luận và khảo sát biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông, cách ứng phó với khó khăn của học sinh trung học phổ thông. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phòng ngừa và can thiệp trầm cảm ở học sinh THPT. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI PHAN DIỆU MAI TrÇm c¶m ë häc sinh trung häc phæ th«ng Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS ĐỖ THỊ HẠNH PHÚC 2. PGS.TS TRẦN THỊ MỲ LƢƠNG Phản biện 1: PGS.TS TRẦN THU HƢƠNG Trường ĐHKHXHNV – ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS LÃ THỊ THU THỦY Viện Tâm lí học Phản biện 3: PGS.TS NGUYỄN THỊ MAI LAN Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXHVN Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào ….. giờ......, ngày…. tháng….. năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trầm cảm là một trong những rối loạn cảm xúc phổ biến nhất trong các loại bệnh về sức khỏe tâm thần, người bị trầm cảm có biểu hiện khí sắc giảm, cảm xúc buồn bã, tư duy ức chế, ngôn ngữ và vận động chậm chạp. Trầm cảm được biết đến qua những hậu quả của nó đối với người bệnh, tiêu biểu là năng suất lao động giảm sút, mất hứng thú trong mọi hoạt động, tâm trạng trở nên bi quan, chán nản, khả năng sáng tạo dường như hoàn toàn biến mất, thậm chí xuất hiện cả hành vi tự tử nếu ở mức độ nặng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có khoảng 200 triệu người, chiếm gần 5,0% dân số, có các triệu chứng trầm cảm điển hình. Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ người bị trầm cảm là 2,8% (WHO, 2000). Hơn một nửa bệnh nhân trầm cảm nhập viện bị tái diễn ít nhất 1 – 2 lần mỗi năm; nếu không được điều trị, số lần xuất hiện của bệnh cũng như độ nặng của các triệu chứng có khuynh hướng tăng dần theo thời gian. Tỷ lệ tự sát nghiêm trọng: trầm cảm chiếm 2/3 số trường hợp chết do tự sát. Chi phí chăm sóc trầm cảm rất lớn và ngày càng tăng. Về gánh nặng bệnh, trầm cảm xếp hàng thứ 5 ở nữ và 7 ở nam (World Bank, 1990); lo âu và trầm cảm xếp thứ nhất ở cả nam và nữ trưởng thành trên thế giới từ 15 – 34 tuổi (WHO, 2012). Trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân gây mất sức lao động đứng hàng thứ 2 trên thế giới vào năm 2020 (WHO). Trầm cảm ở mức độ nặng hay nhẹ đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân, ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và xã hội. Các nhà tâm lí học cho rằng phát hiện các dấu hiệu trong giai đoạn sớm thì hiệu quả điều trị có thể sẽ cao hơn, đỡ tốn kém chi phí hơn. Lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn: tuổi không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt với một loạt những thay đổi về thể chất, tâm lí và sự thay đổi về các quan hệ xã hội, nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của lứa tuổi. Các em thường gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch đường đời, chọn nghề và trường học nghề. Đây cũng là giai đoạn dễ nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lí nhất so với các lứa tuổi khác. Theo nghiên cứu “Rối nhiễu tâm lí – chẩn đoán và trị liệu với học sinh phổ thông trên địa bàn Hà Nội” của Viện Tâm lí học, năm 2000, cho thấy ở lứa tuổi 17 có: 19,5% học sinh bị rối nhiễu dạng thu mình; 40% thường than phiền về cơ thể; 22,5% lo âu trầm cảm; 29,3% có vướng mắc các vấn đề xã hội như: bỏ học, trốn nhà, đánh nhau, dùng ma túy… (Nguyễn Bá Đạt, 2003). Một nghiên cứu cắt ngang của 972 học sinh trung học, từ 13 đến 16 tuổi, ở miền bắc Việt Nam cho thấy tỷ lệ cao có sức khỏe tâm thần kém, với 17,6% cảm thấy buồn và vô vọng mỗi ngày trong hai tuần trong 12 tháng qua (Tran B.P, 2007). Trầm cảm và lo âu vị thành niên tạo thành mối quan tâm sức khỏe cộng đồng đáng kể. Các triệu chứng lo âu và trầm cảm thường tăng lên trong thời kỳ phát triển của tuổi thiếu niên, dẫn đến ước tính khoảng 20% thanh thiếu niên đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán cho chứng rối loạn trầm cảm và ước tính 32% thanh thiếu niên đáp ứng các tiêu chí về rối loạn lo âu ở tuổi 18 (Hankin et al. 1998; Merikangas et al. 2010). Trầm cảm và lo âu có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thanh thiếu niên và có nguy cơ bỏ học, tự tử và lạm dụng chất gây nghiện (Swan và Kendall 2016; Vander Stoep et al. 2000). Việc phát hiện
  4. 2 sớm và điều trị trầm cảm ở người trẻ có thể giảm được tình trạng bệnh lý, chết chóc và những nguy cơ do những hành vi không thích hợp. Mục tiêu thích hợp để phòng ngừa trầm cảm ở học sinh THPT là những chương trình phòng ngừa bước đầu. Những chiến lược điều trị bao gồm giáo dục tâm lý như huấn luyện cha mẹ kỹ năng chăm sóc con cái, đưa các chương trình chăm sóc sức khỏe vào trường học, trị liệu tâm lý và trị liệu bằng thuốc cũng như tâm lý liệu pháp gia đình. Những yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở học sinh THPT bao gồm thiếu thốn về kinh tế-xã hội, sự chết chóc của cha mẹ, chỉ sống với mẹ và cha mẹ bị trầm cảm. Con cái của cha mẹ bị trầm cảm là nhóm có nguy cơ cao và đã nhận được sự quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Nguy cơ đối với nhóm trẻ này tăng một cách đáng kể do yếu tố di truyền cũng như những yếu tố tâm lý xã hội. Sự phát hiện sớm và điều trị tích cực ở giai đoạn đầu của trầm cảm trong nhóm này là rất quan trọng trong việc giảm được sự phát bệnh, phí tổn và các bệnh đi kèm với trầm cảm. Ở Việt Nam, hiện nay việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em đã tiến một bước lớn, việc phòng chống bệnh tật đã làm giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tử vong và các bệnh nhiễm khuẩn khác, nhưng việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa được chú ý đầy đủ. Các nghiên cứu tâm lí về trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên còn ít và chưa được quan tâm đến đúng với mức ảnh hưởng và gánh nặng mà nó gây ra cho học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với những học sinh bị trầm cảm, nếu chúng ta có những biện pháp phát hiện sớm, chẩn đoán đúng, can thiệp kịp thời sẽ tránh được những hậu quả xấu để lại trong quá trình phát triển tâm lí của các em, giúp các em tránh được những vấp váp ở lứa tuổi mới lớn, làm giảm đi ảnh hưởng mà nó có thể gây ra cho gia đình, nhà trường và xã hội. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Trầm cảm ở học sinh THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và khảo sát biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông, cách ứng phó với khó khăn của học sinh trung học phổ thông. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phòng ngừa và can thiệp trầm cảm ở học sinh THPT. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện của trầm cảm, các yếu tố liên quan đến trầm cảm, ứng phó với trầm cảm của học sinh THPT. 3.2. Khách thể nghiên cứu 3.2.1. Khách thể nghiên cứu - 708 học sinh tại 6 trường THPT Nho Quan A, THPT Dân tộc nội trú, THPT Bình Minh, THPT Trần Hưng Đạo tại tỉnh Ninh Bình, THPT Hồng Thái, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thành phố Hà Nội. - 5 giáo viên chủ nhiệm và 5 phụ huynh học sinh. 3.2.2. Khách thể nghiên cứu thực nghiệm Thực nghiệm chương trình tác động nhằm nâng cao nhận thức của học sinh THPT về bản thân, thế giới, tương lai và cách thức ứng phó với khó khăn trên 60 học sinh THPT tại trường THPT Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
  5. 3 4. Giả thuyết khoa học Học sinh THPT có biểu hiện trầm cảm tương đối cao, chủ yếu ở mức độ nhẹ và biểu hiện ở mặt nhận thức là rõ nhất. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh THPT, trong đó học tập là yếu tố liên quan nhiều nhất đến biểu hiện trầm cảm ở các em. Nếu có biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức của học sinh THPT về bản thân, thế giới, tương lai và cách thức ứng phó với khó khăn sẽ góp phần phòng ngừa trầm cảm ở học sinh THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng những vấn đề lí luận cơ bản về trầm cảm: tổng quan lịch sử nghiên cứu trầm cảm, trầm cảm, trầm cảm ở học sinh THPT (khái niệm, biểu hiện và các yếu tố liên quan, ứng phó với trầm cảm). 5.2. Khảo sát và đánh giá biểu hiện của trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông, các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông và cách ứng phó với khó khăn của học sinh THPT. 5.3. Đề xuất biện pháp và tiến hành thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức của học sinh THPT về bản thân, thế giới, tương lai và cách thức ứng phó với khó khăn nhằm phòng ngừa trầm cảm ở học sinh THPT 6. Giới hạn đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đề tài này chỉ tiếp cận vấn đề, tập trung nghiên cứu về biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh THPT ở góc độ tâm lí học. 6.2. Khách thể và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 6 trường THPT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Hà Nội. 7. Các phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu 7.1.1. Nguyên tắc hoạt động 7.1.2. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống 7.1.3. Nguyên tắc tiếp cận mục tiêu giáo dục 7.1.4. Nguyên tắc liên ngành 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7.2.2 Phương pháp trắc nghiệm 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn 7 2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 7.2.6. Phương pháp thực nghiệm 7.2.7. Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp của luận án 8.1. Đóng góp về lý luận Luận án đã tổng hợp và chỉ ra các hướng nghiên cứu về trầm cảm và trầm cảm ở học sinh THPT: hướng nghiên cứu về dịch tễ học, hướng nghiên cứu về các liệu pháp can thiệp trầm cảm, hướng nghiên cứu ứng phó với trầm cảm. Luận án đã xây dựng cơ sở lí luận về trầm cảm, trầm cảm ở học sinh THPT,
  6. 4 cụ thể: khái niệm trầm cảm, tiêu chí chẩn đoán trầm cảm theo ICD – 10, DSM-V, khái niệm trầm cảm ở học sinh THPT, xác định các biểu hiện của trầm cảm ở học sinh THPT, và làm rõ các yếu tố liên quan đến trầm ở học sinh THPT, cách ứng phó với trầm cảm của học sinh THPT. 8.2. Đóng góp về thực tiễn Nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ biểu hiện trầm cảm ở học sinh THPT là tương đối cao, chủ yếu ở mức độ biểu hiện trầm cảm nhẹ, và biểu hiện ở mặt nhận thức là rõ nét nhất. Nhóm học sinh nam, lớp 12 và có học lực trung bình - yếu có biểu hiện trầm cảm nhiều hơn. Với học sinh THPT, những yếu tố liên quan đến lo âu nhiều nhất là những vấn đề về môi trường học tập (mối quan hệ với bạn và giáo viên, kết quả học tập và áp lực thi cử), còn đối với những em bị trầm cảm thì những yếu tố liên quan đến lo âu nhiều nhất lại là những vấn đề về đặc điểm nhân cách (cảm xúc không ổn định, ngại quan hệ giao tiếp…). Học sinh THPT, nhất là những em bị trầm cảm có cách thức ứng phó với khó khăn thiên về hướng tiêu cực. Luận án chỉ ra được mối tương quan thuận giữa nhận thức tiêu cực về bản thân, thế giới, tương lai; các yếu tố gây căng thẳng và ứng phó bằng suy nghĩ tiêu cực. Nghiên cứu cũng chỉ ra hiệu quả và sự phù hợp của biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức của học sinh THPT về bản thân, thế giới, tương lai và cách thức ứng phó với khó khăn là biện pháp hiệu quả nhằm phòng ngừa trầm cảm ở học sinh THPT. 9. Cấu trúc luận án Luận án gồm các phần: Mở đầu; Chương 1: Cơ sở lý luận về trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông, Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng về trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông; Kết luận và kiến nghị; danh mục công trình công bố; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông Cho đến nay, các nghiên cứu về trầm cảm khá đa dạng và phong phú…, được khái quát thành nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Phần tổng quan của đề tài được trình bày theo ba hướng nghiên cứu chính sau: (1) nghiên cứu dịch tễ học về trầm cảm; (2) nghiên cứu về các liệu pháp can thiệp trầm cảm; (3) nghiên cứu về ứng phó với trầm cảm. 1.2. Trầm cảm 1.2.1. Khái niệm trầm cảm Trầm cảm là trạng thái suy giảm chức năng tâm sinh lí kéo dài, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và được biểu hiện ở các mặt nhận thức, xúc cảm, hành vi, sinh lí của cá nhân 1.2.2. Trầm cảm theo các quan điểm tiếp cận * Lí thuyết phân tâm
  7. 5 * Lý thuyết nhận thức * Thuyết nhận thức – hành vi * Thuyết liên cá nhân * Lý thuyết nhân văn hiện sinh * Tiếp cận sinh học 1.2.3. Tiêu chí chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 1.2.4. Tiêu chí chẩn đoán trầm cảm theo DSM – V 1.3. Trầm cảm ở học sinh THPT 1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm sinh lí của học sinh THPT Theo tâm lí học phát triển, lứa tuổi học sinh THPT được nằm trong giai đoạn đầu tuổi thanh niên và thường được gọi là thanh niên học sinh. Thời kỳ này từ 15 đến 18 tuổi. 1.3.2. Trầm cảm ở học sinh THPT Trầm cảm ở học sinh THPT là trạng thái suy giảm các chức năng tâm sinh lý kéo dài, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và được biểu hiện ở các mặt nhận thức, xúc cảm, hành vi, sinh lí của học sinh THPT. Trầm cảm ở học sinh THPT có những biểu hiện giống như trầm cảm chung ở người lớn và có cả những biểu hiện khác so với người lớn. * Trầm cảm ở học sinh THPT biểu hiện qua nhận thức - Suy nghĩ tiêu cực - Ức chế về tư duy * Trầm cảm ở học sinh THPT biểu hiện qua cảm xúc - Cảm xúc tiêu cực - Giảm hứng thú * Trầm cảm ở học sinh THPT biểu hiện qua hành vi - Thu mình cô lập - Chậm chạp trong suy nghĩ, lời nói và các cử động cơ thể - Có những hành vi tiêu cực: sử dụng các chất gây nghiện, có những hành vi gây rối, quấy phá… - Tự sát * Trầm cảm ở học sinh THPT biểu hiện qua sinh lí - Rối loạn giấc ngủ - Rối loạn ăn uống - Mất sinh lực, giảm năng lượng - Các biểu hiện khác đi kèm: đau đầu, đau lưng, buồn nôn… 1.4. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh THPT - Đặc điểm sinh lý lứa tuổi - Đặc điểm nhân cách của trẻ - Gia đình và các mối quan hệ trong gia đình - Môi trường học tập 1.5. Ứng phó của học sinh THPT với trầm cảm Ứng phó là cách mà cá nhân thể hiện sự tương tác của mình với hoàn cảnh tương ứng với logic của riêng họ, với ý nghĩa trong cuộc sống của con người và với những khả năng tâm lí của họ.
  8. 6 Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia ra 3 cách ứng phó với trầm cảm của học sinh THPT: ứng phó tập trung vào tình cảm, ứng phó tập trung vào suy nghĩ và ứng phó tập trung vào hành động. Nhóm ứng phó tập trung vào xúc cảm của học sinh THPT có 3 cách thức biểu hiện: những cảm giác bên trong, tình cảm thể hiện ra bên ngoài và tìm kiếm chỗ dựa tình cảm. Nhóm ứng phó tập trung vào suy nghĩ có 5 cách thức biểu hiện: phủ nhận, chấp nhận, lí giải theo hướng tích cực, đổ lỗi cho hoàn cảnh và lảng tránh. Nhóm ứng phó tập trung vào hành động có 6 cách thức biểu hiện: kiềm chế bản thân, thay thế bằng những hành vi tiêu cực, thay thế bằng những hành vi tích cực, tìm lời khuyên, lên kế hoạch và ứng phó chủ động. Với tiêu chí là giảm stress trên bình diện cá nhân, các cách ứng phó có thể chia thành tích cực (chủ động hành động, tình cảm và suy nghĩ theo hướng tích cực để thoát khỏi vấn đề) và tiêu cực (thể hiện tình cảm âm tính, có những suy nghĩ và hành động âm tính). Kết luận chƣơng 1 Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu Việc thực hiện luận án được diễn ra với quy trình sau: 2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận 2.1.2. Giai đoạn 2: Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu 2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát thử và khảo sát chính thức 2.1.4. Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả khảo sát thực tiễn, viết luận án. 2.2. Khách thể và phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 775 học sinh và thu về 708 phiếu hợp lệ. Mẫu khách thể gồm cả 3 khối lớp 10, 11, 12 tại 6 trường THPT trên đại bản tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu về trầm cảm ở học sinh THPT. 2.2.2.2. Phương pháp trắc nghiệm - Nghiên cứu tỉ lệ, mức độ và biểu hiện của trầm cảm ở học sinh THPT bằng trắc nghiệm trầm cảm của Beck - Nghiên cứu nhận thức của học sinh THPT về bản thân, thế giới và tương lai bằng thang đo bộ ba nhận thức CTI. 2.2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở học sinh THPT - Nghiên cứu những cách thức ứng phó với khó khăn của học sinh THPT 2.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn học sinh, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh về biểu hiện
  9. 7 trầm cảm ở học sinh THPT, những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở các em, những cách thức ứng phó với khó khăn của các em... 2.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 2.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm Tiến hành thực hiện chương trình tác động nâng cao nhận thức của học sinh THPT về bản thân, thế giới, tương lai và cách thức ứng phó với khó khăn đối với việc phòng ngừa trầm cảm ở học sinh THPT với 3 chủ đề chính: (1) Nhận thức về bản thân; (2) Hướng nghiệp; (3) Ứng phó với khó khăn. 2.2.2.7. Phương pháp thống kê toán học Trong đề tài chúng tôi đã sử dụng chương trình SPSS for Windows phiên bản 22.0 để xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Thực trạng biểu hiện trầm cảm ở học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Tỉ lệ biểu hiện trầm cảm ở học sinh THPT theo thang đo trầm cảm Beck Bảng 3.1. Tỉ lệ và mức độ biểu hiện trầm cảm chung của học sinh THPT STT Biểu hiện SL Tỷ lệ 1 Không trầm cảm 566 79,9 2 Trầm cảm nhẹ 94 13,3 3 Trầm cảm vừa 41 5,8 4 Trầm cảm nặng 7 1,0 Tổng 708 100 Quan sát bảng 3.1 cho thấy: đa số (79,9%) học sinh tham gia đề tài nghiên cứu cho thấy không có biểu hiện trầm cảm. Có khoảng 20,1% số học sinh tự báo cáo có biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau. Trong số những học sinh có biểu hiện trầm cảm, đa số các em ở mức biểu hiện trầm cảm nhẹ, tỷ lệ biểu hiện trầm cảm nặng khoảng 1% trong tổng số khách thể nghiên cứu. Bảng 3.2. Biểu hiện trầm cảm của học sinh THPT theo các tiêu chí nhân khẩu – xã hội Mức độ biểu hiện trầm cảm Các nhóm Không Trầm cảm Trầm cảm Trầm cảm về nhân khẩu – xã hội trầm cảm nhẹ vừa nặng SL % SL % SL % SL % Giới Nam 223 76,6 41 14,1 22 7,6 5 1,7 tính Nữ 343 82,3 53 12,7 19 4,6 2 0,5 Lớp 10 193 74,8 48 18,6 16 6,2 1 0,4 Lớp Lớp 11 192 80,3 32 13,4 11 4,6 4 1,7 Lớp 12 181 85,8 14 6,6 14 6,6 2 0,9 Nho quan A 83 79,0 13 12,4 8 7,6 1 1,0 Trƣờng Dân tộc Nội trú 68 81,9 10 12,0 4 4,8 1 1,2
  10. 8 Bình Minh 79 66,9 26 22,0 11 9,3 2 1,7 Trần Hưng Đạo 80 77,7 15 14,6 7 6,8 1 1,0 Hồng Thái 165 82,9 24 12,1 8 4,0 2 1,0 Nguyễn Bỉnh Khiêm 91 91,0 6 6,0 3 3,0 0 0,0 Nông thôn 230 75,2 49 16,0 23 7,5 4 1,3 Địa bàn Thành phố 336 83,6 45 11,2 18 4,5 3 0,7 Dân tộc Kinh 491 80,1 82 13,4 34 5,5 6 1,0 Dân tộc Dân tộc khác 75 78,9 12 12,6 7 7,4 1 1,1 Giỏi 124 76,1 36 22,1 3 1,8 0 0,0 Kết quả Khá 359 84,1 38 8,9 26 6,1 4 0,9 học tập Trung bình/ yếu 83 70,3 20 16,9 12 10,2 3 2,5 Đối với mỗi nhóm cụ thể, có thể thấy nhóm các em học sinh nam có mức độ biểu hiện trầm cảm cao hơn nữ (ĐTB = 2,07 so với ĐTB = 1,30). Điểm trung bình biểu hiện trầm cảm ở học sinh nam cũng cao nhất trong tất cả các nhóm được xem xét và trình bày trong biểu đồ này. Theo chúng tôi, điều đó xuất phát từ đặc thù sự phát triển tâm sinh lý của các em học sinh theo giới tính. Các em học sinh nữ trong độ tuổi THPT nhìn chung có sự trưởng thành hơn các em học sinh nam cả về tâm sinh lý và các kỹ năng xã hội. Kinh nghiệm dân gian đã đúc kết “nữ thập tam, nam thập lục” để nói tới sự phát triển dậy thì ở các em học sinh. Cũng chính vì sự phát triển, trưởng thành về tâm sinh lý của các em học sinh nam trong độ tuổi này chậm hơn nên các em có thể thấy mình vụng về, kém các kỹ năng giao tiếp xã hội hơn các bạn nữ khác. Điều đó ít nhiều cũng tạo nên sự căng thẳng, rối loạn tâm lý ở các em học sinh nam. Theo tiêu chí năm học, có thể thấy điểm trung bình mức độ biểu hiện trầm cảm tăng dần theo năm học, cao nhất là lớp 12 với điểm trung bình biểu hiện trầm cảm là 1,6. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể liên quan đến quá trình học tập của các em học sinh THPT. Năm lớp 12 là năm học các em học sinh phải lo lắng, chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp, việc quan trọng bậc nhất trong cuộc đời mỗi người, vì vậy, có em có thể lo âu căng thẳng và trầm cảm nhiều hơn. Áp lực học tập để thi đỗ, cũng được thể hiện rõ trong phần điểm trung bình biểu hiện trầm cảm theo tiêu chí học lực. Có thể thấy, các em có kết quả học tập trung bình và yếu kém phản ảnh rõ nhất tình trạng trầm cảm. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi với các em, học tập là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, thành tích học tập đôi khi là niềm tự hào của gia đình, không đạt được kết quả cao trong học tập là áp lực lớn, chưa kể đến những lo lắng về kết quả thi cử trong tương lai… Theo tiêu chí địa bàn, học sinh ở nông thôn có mức độ biểu hiện trầm cảm cao hơn học sinh ở thành phố. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đây của Đặng Hoàng Minh và cộng sự rằng Nhóm nông thôn có điểm trung bình cao hơn nhóm ven đô và đô thị ở thang Lo âu/Trầm cảm, có thể là yếu tố nguy cơ đến vấn đề lo âu/trầm cảm. Cũng theo nghiên cứu này, có mối tương tác có ý nghĩa giữa thu nhập gia đình và Lo âu/trầm cảm, thu nhập gia đình càng cao, trẻ càng ít lo âu/trầm cảm. Thu nhập của các gia đình ở nông thôn ít hơn thành phố, họ phải dành nhiều thời gian kiếm sống nên ít quan tâm đến con cái hơn và cũng không tạo được điều kiện tốt cho con như những gia đình ở thành phố. Vì vậy học sinh nông thôn có nguy
  11. 9 cơ trầm cảm cao hơn học sinh thành phố. Mặt khác, khi phỏng vấn giáo viên trường Bình Minh được biết, rất nhiều gia đình học sinh của trường có thu nhập thấp, cha mẹ phải đi làm xa nhà, không về nhà thường xuyên nên không có nhiều thời gian quan tâm đến con mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ biểu hiện trầm cảm tại trường này khá cao. 3.1.2. Biểu hiện trầm cảm ở học sinh THPT 3.1.2.1. Biểu hiện trầm cảm ở học sinh THPT theo kết quả của thang Beck Bảng 3.3. Kết quả thang đo trầm cảm Beck theo các mặt biểu hiện ĐTB nhóm có biểu hiện Các mặt biểu hiện ĐLC trầm cảm (N=142) Trung bình chung nhận thức 1,16 0,65 Trung bình chung cảm xúc 0,84 0,63 Trung bình chung hành vi 0,80 0,72 Trung bình chung sinh lý 0,71 0,30 Trong tổng số 21 biểu hiện, biểu hiện Tự chỉ trích có ĐTB cao nhất, tiếp theo là biểu hiện Thất bại trong quá khứ và Cảm giác tội lỗi. Cả 3 biểu hiện này đều nằm trong nhóm nhận thức. Ở chiều ngược lại, những item có điểm số thấp nhất nằm ở nhóm sinh lý và hành vi. Biểu hiện Mất hứng thú tình dục và biểu hiện Khó tập trung chú ý là những biểu hiện có ĐTB thấp nhất. Tự tử cũng là biểu hiện có ĐTB thấp, nói chung, đây là điểm tích cực và cho thấy các biểu hiện nguy hiểm như tự làm tổn hại bản thân hay tự sát đều có biểu hiện không cao. Về các nhóm biểu hiện, có thể thấy nhận thức là nhóm có ĐTB cao hơn hẳn các nhóm còn lại. Điều đó phản ánh trong các biểu hiện trầm cảm của học sinh tham gia đề tài nghiên cứu này, mặt nhận thức là “có vấn đề” nhiều nhất trong các mặt đưa ra. Kết quả đó cũng đồng thời khẳng định đề tài tiếp tục sử dụng thang đo CTI về bộ ba nhận thức là đúng đắn. 3.1.2.2. Biểu hiện trầm cảm ở học sinh THPT theo kết quả của thang đo nhận thức CTI Bảng 3.4. Nhận thức về bản thân, thế giới và tương lai của học sinh có biểu hiện trầm cảm Nhóm ĐTB nội Các chỉ báo ĐTB ĐLC chung dung 17. Tôi cảm thấy đầy đủ như những người khác 2,75 1,63 3,15 25. Tôi có thể làm tốt nhiều việc 3,23 1,47 33. Tôi thích chính mình 3,57 1,36 Quan 31. Tôi là một người không có giá trị 4,15 1,25 điểm về 5. Tôi là người thất bại 5,06 1,37 bản thân 10. Tôi làm rối tung những mối quan hệ quan 4,34 3,91 1,46 trọng của tôi 13. Tôi không thể làm đúng bất cứ việc gì 4,12 1,15 21. Tôi ghét chính mình 4,23 1,27
  12. 10 Nhóm ĐTB nội Các chỉ báo ĐTB ĐLC chung dung 29. Tôi cảm thấy có lỗi trong nhiều việc 4,02 1,39 35. Tôi có nhiều điểm yếu trong tính cách của mình 4,93 1,30 3. Hầu như mọi người đều thân thiện và hữu ích 3,26 1,31 8. Những người quen thường giúp đỡ tôi khi tôi 3,59 1,26 cần 12. Những hoạt động thường ngày của tôi đều 3,91 1,46 3,54 vui vẻ và đáng được thưởng 20. Những người quan trọng đối với tôi thường 3,86 1,64 giúp đỡ và ủng hội tôi Quan 24. Tôi có những người bạn hoặc người thân điểm về 3,10 1,51 luôn giúp đỡ và ủng hộ tôi. thế giới 18. Thế giới là một nơi đầy thù địch 3,97 1,53 23. Quá nhiều điều tệ hại xảy ra đến với tôi 4,35 1,38 27. Gia đình tôi không quan tâm đến những gì 3,32 1,43 4,18 xảy đến với tôi 30. Những người khác thường gây khó khăn 4,47 1,51 cho tôi khi tôi thực hiện bất kể điều gì 34. Tôi phải đối đầu với quá nhiều khó khăn 4,79 1,45 6. Tôi thích nghĩ về những điều tốt đẹp đang 3,31 1,41 chờ tôi 9. Tôi mong đợi mọi việc sẽ xảy ra suôn sẻ đối 3,83 1,49 với tôi trong vài năm nữa 3,23 11. Tương lai đối với tôi đầy những điều thú vị 3,34 1,35 28. Có những điều tốt đẹp sẽ đến với tôi trong 2,93 1,28 tương lai 36. Tôi mong rằng mình sẽ hài lòng và thoải Quan 2,76 1,44 mái như quãng thời gian qua điểm về 15. Cuộc sống của tôi không còn gì để mong tương lai 3,14 1,29 đợi nữa 16. Những rắc rối và lo toan luôn xảy đến với 4,86 1,42 tôi không cách này thì cách khác 3,80 19. Không có lí do gì để tôi có thể hi vọng về 3,69 1,42 tương lai 26. Tương lai của tôi đơn giản chỉ toàn điều tệ 3,77 1,30 hại 32. Không có gì để tôi trông đợi trong tương lai 3,54 1,31
  13. 11 Bảng 3.4 cho thấy ở cả 3 mặt, các biểu hiện tích cực, dương tính đều có ĐTB chung thấp hơn những biểu hiện tiêu cực, âm tính. So sánh 03 mặt biểu hiện (bản thân, thế giới và tương lai) trong bảng số liệu thang đo CTI ở 142 học sinh nói trên có thể thấy mặt quan niệm về bản thân của các em học sinh là có biểu hiện tiêu cực nhất. Điều đó phản ánh các em có sự đánh giá về bản thân mình tương đối tiêu cực. Trong các item tích cực của nhóm quan điểm về bản thân, item có điểm số thấp nhất là 17 “Tôi cảm thấy đầy đủ như những người khác”, ĐTB = 2,75, ở mức “không đồng ý”. Điều đó cho thấy các em cảm thấy nhìn nhận bản thân mình theo xu hướng mặc cảm, tự cảm thấy thiệt thòi so với những người xung quanh. Cũng tương tự như vậy là item số 25 “tôi có thể làm tốt nhiều việc”, ĐTB = 3,23. Điểm số thấp ở đây cho thấy các em đánh giá năng lực mình thấp, không tin mình có thể làm tốt công việc của mình. Từ kết quả này, có thể thấy ở các item tiêu cực về bản thân, ĐTB cao là điều dễ hiểu. Item có điểm số cao nhất ở toàn thang đo CTI cũng rơi vào nhóm quan điểm về bản thân và theo chiều âm tính, item số 5 “Tôi là người thất bại”, ĐTB = 5,06. Quan điểm về tương lai của các em cũng là mặt quan trọng bởi các em học sinh THPT đang ở giai đoạn nhiều tương lai phía trước. Bảng kết quả nghiên cứu ở góc độ quan điểm về tương lai của 142 học sinh cho thấy ở cả hai góc độ tích cực và tiêu cực về tương lai đều không có kết quả cao. Các item dương tính, thể hiện cách nhìn tích cực về tương lai đều không có ĐTB cao (ĐTB = 3,23); nhưng ngược lại, các item thể hiện thái độ bi quan, không tự tin vào tương lai của bản thân cũng không thể hiện thái độ tiêu cực rõ rệt như 2 mặt quan điểm về bản thân và thế giới (ĐTB = 3,8). Theo chúng tôi, điều đó có thể liên quan đến việc các em đều còn trẻ tuổi với nhiều tương lai tươi sáng, các em vẫn mong chờ những kết quả tích cực, khẳng định mình một cách rõ nét hơn. Với mục đích cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn, chúng tôi đã tính kết quả hai mặt dương tính và âm tính ở cả hai nhóm khách thể nghiên cứu gồm nhóm không trầm cảm (566 học sinh) và nhóm có biểu hiện trầm cảm (142 học sinh). Bảng số liệu như sau: Bảng 3.5. ĐTB chung hai mặt dương tính và âm tính ở hai nhóm STT Nhóm ĐTB dƣơng tính ĐTB âm tính 1 Nhóm không trầm cảm (N = 566) 5,79 2,59 Nhóm biểu hiện trầm cảm theo thang 2 3,30 4,10 đo Beck (N=142) Bảng số liệu tổng hợp nói trên cho thấy cái nhìn rõ ràng hơn quan điểm về bản thân, thế giới và tương lai ở hai nhóm học sinh. Nếu như nhóm không trầm cảm các em đều ở mức đồng ý với quan điểm tích cực, lạc quan và không đồng ý với các biểu hiện tiêu cực, bi quan thì nhóm có biểu hiện trầm cảm trong thang đo Beck có xu hướng không đồng tình với các nhận định tích cực, lạc quan và đồng ý nhiều hơn với các nhận định bi quan, tiêu cực. Mặt khác, trong thang đo trầm cảm Beck, các dấu hiệu trầm cảm ở các em học sinh cũng không quá rõ ràng, hay nói cách khác, những biểu hiện trầm cảm của các em học sinh không đến mức nghiêm trọng. Có thể điều đó xuất phát từ sự lo lắng thái quá, những lúng túng, khó khăn trước áp lực học hành, cuộc sống của tuổi mới lớn chứ chưa đến mức độ bệnh lý, điều khiến các em có thể có những hành vi cực đoan như ý định tự sát hoặc có quan điểm, cách nhìn hoàn toàn sai lệch về bản thân, thế giới và tương lai.
  14. 12 Bảng 3.6. Nhận thức về bản thân, thế giới và tương lai của HS có biểu hiện trầm cảm theo các mức độ Các mức độ biểu hiện trầm cảm Nhóm nội (Beck) Các chỉ báo dung Nhẹ Trung Nặng Bình 17. Tôi cảm thấy đầy đủ như những người khác 3,14 2,17 2,04 25. Tôi có thể làm tốt nhiều việc 3,62 2,65 2,62 33. Tôi thích chính mình 4,15 2,81 2,83 31. Tôi là một người không có giá trị 3,84 4,52 4,64 5. Tôi là người thất bại 3,69 5,54 5,78 Quan điểm 10. Tôi làm rối tung những mối quan hệ quan 3,71 4,23 4,30 về bản thân trọng của tôi 13. Tôi không thể làm đúng bất cứ việc gì 3,39 4,85 4,91 21. Tôi ghét chính mình 3,05 5,57 5,87 29. Tôi cảm thấy có lỗi trong nhiều việc 3,82 4,30 4,40 35. Tôi có nhiều điểm yếu trong tính cách của 4,34 5,83 5,89 mình 3. Hầu như mọi người đều thân thiện và hữu ích 4,02 2,24 2,19 8. Những người quen thường giúp đỡ tôi khi tôi 4,24 2,94 2,80 cần 12. Những hoạt động thường ngày của tôi đều 3,96 3,83 3,62 vui vẻ và đáng được thưởng 20. Những người quan trọng đối với tôi thường 4,54 3,02 2,90 giúp đỡ và ủng hội tôi Quan điểm 24. Tôi có những người bạn hoặc người thân 4,51 2,42 2,40 về thế giới luôn giúp đỡ và ủng hộ tôi. 18. Thế giới là một nơi đầy thù địch 3,84 4,23 4,37 23. Quá nhiều điều tệ hại xảy ra đến với tôi 3,79 4,93 5,04 27. Gia đình tôi không quan tâm đến những gì 3,05 381 3,88 xảy đến với tôi 30. Những người khác thường gây khó khăn 3,44 5,64 5,89 cho tôi khi tôi thực hiện bất kể điều gì 34. Tôi phải đối đầu với quá nhiều khó khăn 4,35 5,87 5,92 6. Tôi thích nghĩ về những điều tốt đẹp đang 4,22 2,92 2,80 chờ tôi
  15. 13 Các mức độ biểu hiện trầm cảm Nhóm nội (Beck) Các chỉ báo dung Nhẹ Trung Nặng Bình Quan điểm 9. Tôi mong đợi mọi việc sẽ xảy ra suôn sẻ đối 4,46 3,05 2,91 về tương với tôi trong vài năm nữa lai 11. Tương lai đối với tôi đầy những điều thú vị 4,22 2,15 2,11 28. Có những điều tốt đẹp sẽ đến với tôi trong 3,98 1,96 2,05 tương lai 36. Tôi mong rằng mình sẽ hài lòng và thoải 3,75 1,73 1,62 mái như quãng thời gian qua 15. Cuộc sống của tôi không còn gì để mong 2,75 3,57 3,71 đợi nữa 16. Những rắc rối và lo toan luôn xảy đến với 4,34 5,29 5,38 tôi không cách này thì cách khác 19. Không có lí do gì để tôi có thể hi vọng về 3,32 3,97 4,15 tương lai 26. Tương lai của tôi đơn giản chỉ toàn điều tệ hại 2,84 4,25 4,48 32. Không có gì để tôi trông đợi trong tương lai 2,79 4,52 4,69 Bảng số liệu nói trên đều cho thấy xu hướng rõ nét là mức độ trầm cảm càng tăng lên thì nhận thức về bản thân, thế giới và tương lai càng tiêu cực. Ở góc nhìn khác, ta cũng có thể nói nhận thức tiêu cực về bản thân, thế giới và tương lai khiến tình trạng trầm cảm của các em học sinh thêm trầm trọng. 3.2. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh THPT Bảng 3.7. Đánh giá của học sinh về các yếu tố liên quan đến lo âu (N=566) Các yếu tố ĐTB Môi trường học tập 2,53 Môi trường gia đình 2,30 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 2,38 Đặc điểm nhân cách 2,47 Bảng 3.7 cho thấy môi trường học tập là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự căng thẳng, lo lắng của các em học sinh (N=566) với ĐTB là 2,53, tiếp theo là đặc điểm nhân cách 2,47; đặc điểm sinh lý 2,38 và môi trường gia đình 2,30. Có thể nói, những vấn đề liên quan đến học tập là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lo lắng, căng thẳng của các em học sinh là điều tất yếu vì trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường, hoạt động chủ đạo của các em là học tập. Điều đó quy định các mối quan hệ xã hội, lo lắng hay hài lòng của các em nói chung. Việc
  16. 14 người khác đánh giá nhìn nhận các em tích cực hay không, các em có tự tin, lạc quan hay không phụ thuộc nhiều vào việc học tập. Nhóm các ĐTB chung cao thứ hai là các yếu tố nhân cách của các em học sinh. Các item ở nhóm này khá tương đồng về ĐTB, giao động từ 2,3 – 2,6. Những item này tuy là mặt nhân cách của các em nhưng cũng đặt trong mối quan hệ với người khác như “ngại quan hệ giao tiếp”, “thiếu tự tin, nhút nhát”. Như vậy ta thấy có sự liên quan trong đánh giá những yếu tố khiến các em học sinh căng thẳng lo lắng. Cũng chính vì vậy nên những đặc điểm sinh lý như “sự phát triển cơ thể” hay “mặc cảm về hình thức bên ngoài” cũng là những yếu tố khiến các em cảm thấy lo lắng. Bảng 3.8. Đánh giá của HS có biểu hiện trầm cảm về các yếu tố liên quan đến lo âu (N=142) Các yếu tố ĐTB Môi trường học tập 2,74 Môi trường gia đình 2,60 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 2,70 Đặc điểm nhân cách 2,91 Từ bảng số liệu trên, có thể nhận xét: ĐTB chung các mặt học tập, gia đình, sinh lý và nhân cách ở nhóm có biểu hiện trầm cảm đều cao hơn ở nhóm không trầm cảm. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được khi bảng số liệu này là từ những em học sinh có biểu hiện trầm cảm theo thang đo Beck. So sánh giữa 04 nhóm yếu tố, có thể thấy nếu ở nhóm không trầm cảm, học tập là yếu tố khiến các em lo lắng căng thẳng nhiều nhất thì ở nhóm có biểu hiện trầm cảm, nhân cách lại là điều khiến các em lo lắng căng thẳng. Trong các item thuộc nhóm đặc điểm nhân cách, “cảm xúc không ổn định” là item có điểm số lo lắng cao nhất (ĐTB = 3,14). Điều này cho thấy bên cạnh những yếu tố khách quan như học tập, gia đình thì nhân cách học sinh cũng là yếu tố quan trọng khiến các em lo lắng, căng thẳng và trầm cảm. Yếu tố quan trọng thứ hai chính là học tập. Điều này chúng ta đã phân tích ở các phần trên. Từ hai yếu tố này, chúng ta có thể thấy cùng những khó khăn, áp lực như nhau trong học tập, nhưng có thể nhân cách các em, sự lo lắng thái quá của các em lại là yếu tố khiến các em bị căng thẳng hay không, ít hay nhiều. Bảng 3.9. Đánh giá của HS có biểu hiện trầm cảm về các yếu tố liên quan đến lo âu theo các mức độ (N = 142) Mức độ trầm cảm Các yếu tố Các chỉ báo Nhẹ Vừa Nặng Quá nhiều bài tập 2,42 2,07 2,14 Kết quả học tập không như mong đợi 2,35 2,11 2,02 Thời gian học tập quá tải 2,63 2,27 2,34 Áp lực kiểm tra, thi cử 2,57 2,13 2,29 Môi trƣờng Áp lực định hướng nghề nghiệp tương lai 2,39 2,01 2,16 học tập Áp lực phải thi đỗ đại học 3,22 2,89 2,67 Mâu thuẫn với bạn 2,72 3,27 3,30 Bị bạn cô lập, không chơi 2,65 3,17 3,35 Mâu thuẫn với giáo viên hoặc thấy sợ giáo viên 2,68 3,18 3,34
  17. 15 Mức độ trầm cảm Các yếu tố Các chỉ báo Nhẹ Vừa Nặng Không có bạn hoặc rất ít bạn 2,79 3,43 3,52 Khó khăn trong quan hệ với bạn khác giới 2,69 3,28 3,40 Khó khăn trong tình yêu 2,70 3,12 3,13 Bố mẹ li dị, li thân 2,30 2,45 2,36 Gia đình bất hòa, xung đột 2,48 2,72 2,81 Người thân trong gia đình bị mất 1,73 1,82 1,69 Kinh tế gia đình khó khăn 2,11 2,14 1,60 Gia đình quá kỳ vọng vào em 3,18 2,63 2,60 Gia đình Cha mẹ không hiểu em 2,73 3,35 3,41 Cha mẹ thường so sánh em với người khác 2,74 3,47 3,51 Chỗ ở của gia đình không ổn định 2,06 2,38 2,24 Cha mẹ không quan tâm 2,65 3,31 3,47 Xung đột, mâu thuẫn với cha mẹ 2,88 3,47 3,29 Cơ thể mệt mỏi, mất khả năng hoạt động 2,59 2,75 2,86 Sự phát triển cơ thể em 2,66 2,87 2,91 Đặc điểm Sức khỏe không được tốt 2,40 2,57 2,43 sinh lý Dễ bốc đồng, khó kiềm chế bản thân 2,50 3,73 3,69 Mặc cảm về hình thức bên ngoài 2,59 2,81 2,77 Cảm xúc không ổn định 2,88 3,69 3,84 Thiếu tự tin, nhút nhát, hay e ngại 2,77 3,24 3,19 Đặc điểm nhân Ngại quan hệ giao tiếp 2,81 3,29 3,27 cách Nhìn cuộc sống một cách tiêu cực 2,46 3,35 3,57 Dễ bị tổn thương 2,58 3,52 3,64 Bảng số liệu nói trên tiếp tục làm rõ hơn các yếu tố gây lo lắng căng thẳng ở 142 học sinh theo các mức độ trầm cảm. Kết quả chỉ ra xu hướng chung là điểm số càng cao ở thang đo Beck (xu hướng biểu hiện trầm cảm nặng hơn) thì càng có điểm số cao ở các yếu tố gây ra cho các em sự căng thẳng lo lắng. Nhìn vào các nhóm yếu tố gây căng thẳng và nhóm mức độ trầm cảm theo thang Beck, ta có thể thấy nhóm các em học sinh có biểu hiện trầm cảm nhẹ và vừa có kết quả cao hơn ở các yếu tố như học tập, thi cử; trong khi đó, nhóm trầm cảm nặng lại có điểm số cao hơn ở nhóm đặc điểm nhân cách, sinh lý. Kết quả này không đồng nghĩa với việc chúng ta “quy chụp”, đổ lỗi cho các em học sinh mà chỉ nhằm chỉ ra những yếu tố tác động tới các em và hướng đến cách thức để các em cũng như nhà trường, gia đình hỗ trợ các em ứng phó, điều chỉnh mình trong công việc, cuộc sống. Thực tế như chúng tôi đã từng phân tích, cùng những yếu tố gây lo lắng căng thẳng như nhau như học tập, mối quan hệ bạn bè, nhưng có những em ít bị căng thẳng hơn, thậm chí giải quyết tốt những vấn đề đặt ra với mình. 3.3. Cách thức ứng phó với khó khăn của học sinh THPT Để có thể so sánh rõ ràng nhất khả năng ứng phó của hai nhóm học sinh trầm cảm và không trầm cảm, chúng tôi xử lý ĐTB của hai nhóm này một cách tách biệt bằng thao tác “select case” trong phần mềm SPSS.
  18. 16 Bảng 3.10. ĐTB ứng phó của học sinh THPT ĐTB ĐTB nhóm nhóm Nhóm ứng phó bình trầm thƣờng cảm (N=566) (N142) Tích cực 2,38 2,17 Ứng phó tập trung vào xúc cảm Tiêu cực 2,48 2,52 Tích cực 1,94 2,02 Ứng phó tập trung vào suy nghĩ Tiêu cực 2,44 2,57 Tích cực 2,04 2,03 Ứng phó tập trung vào hành vi Tiêu cực 2,67 2,84 Nhìn chung nhóm học sinh không có dấu hiệu trầm cảm trong thang đo Beck có cách ứng phó với khó khăn tốt hơn so với nhóm học sinh có biểu hiện trầm cảm. Điều đó cho ta thấy cách thức ứng phó với lo lắng căng thẳng vừa như một biểu hiện của những lo lắng, trầm cảm nhưng đồng thời đó có thể cũng là nguyên nhân khiến các em rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý, trầm cảm. So sánh hai mặt ứng phó tích cực và tiêu cực, nhìn chung cả hai nhóm học sinh đều thể hiện mặt ứng phó tiêu cực rõ hơn, ĐTB cao hơn mặt ứng phó tích cực. Rõ ràng, trong độ tuổi từ 16 đến 18, những kỹ năng sống, sự chín chắn trong suy nghĩ, hành động, trải nghiệm cuộc sống chưa thể nói là nhiều nên cách thức ứng phó với khó khăn, lo lắng của các em còn nhiều hạn chế. Từ góc nhìn này, có thể thấy vai trò quan trọng của việc rèn luyện, hình thành cho các em kỹ năng ứng phó với khó khăn trong cuộc sống, không để các em khi rơi vào khó khăn, lo lắng lại tìm đến những ứng phó tiêu cực khiến cho khó khăn lo lắng không được giải quyết mà hậu quả có khi còn lớn hơn. Ứng phó tập trung vào xúc cảm ở học sinh THPT có dấu hiệu trầm cảm: những ứng phó tiêu cực của các em rõ nét nhất ở các mặt bên trong với sự đồng ý cao ở những item như không còn tin vào bản thân (3,21) và thế giới dường như sụp đổ (3,24). Điều đó cho thấy đối với các em có dấu hiện trầm cảm, một mặt các em thiếu vắng đi sự chia sẻ, chỗ dựa tình cảm tích cực (các item ứng phó tích cực về mặt tình cảm đều có kết quả thấp) mặt khác, các em lại khó khăn trong bộc lộ bản thân, bi quan về tương lai và đánh giá bản thân mình thấp. Chúng tôi đã tính hệ số tương quan giữa item số 3 (em không còn tin vào bản thân mình và cuộc sống nữa) ở câu hỏi về ứng phó khi gặp khó khăn với các item số 5 (tôi là người thất bại), số 21 (tôi ghét chính mình) và số 35 (tôi có nhiều điểm yếu trong tính cách của mình) ở câu hỏi về bộ ba nhận thức CTI và có kết quả hệ số tương quan của các item này như sau: Bảng 3.11. Tương quan giữa các item cảm xúc với bản thân Item 3, ứng phó Item 5, CTI Item 21, CTI Item 35, CTI Item 3, ứng Pearson Correlation 1 ,561** ,524** ,655** phó Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,002 N 142 142 142 142
  19. 17 Kết quả thể hiện ở bảng nói trên cho thấy các câu hỏi đều có hệ số tương quan khá chặt chẽ với nhau. Điều đó phản ảnh sự thống nhất trong việc nhìn nhận tiêu cực về bản thân mình cũng như cách ứng phó tiêu cực về mặt tình cảm. Kết quả này, cũng cho thấy sự cần thiết của việc giúp các em có đánh giá tích cực về bản thân, giúp các em phát hiện ra những tiềm năng của mình để các em tự tin phát huy trong cuộc sống của mình sau này. Ứng phó tập trung vào suy nghĩ ở nhóm có dấu hiệu trầm cảm: nhóm các item có ĐTB cao nhất là các ứng phó đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan. Khi đứng trước những khó khăn, lo lắng, nếu có cách nhìn nhận theo chiều hướng tích cực, các em có thể coi đó như một trải nghiệm để vững bước hơn trong cuộc sống, chấp nhận khả năng của bản thân. Có những việc làm được và có những việc khả năng của bản thân mình chưa cho phép làm được… Cách ứng phó đổ lỗi cho hoàn cảnh sẽ khiến các em không nhìn nhận rõ chính bản thân mình, cũng như rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong cuộc sống để tiếp tục rèn luyện bản thân. Trong các item của nhóm ứng phó này, item số 27 (không ai muốn giúp em cả) có sự đồng ý cao nhất từ các em học sinh có dấu hiệu trầm cảm. Ở phần ứng phó tập trung vào tình cảm, các em đã thể hiện mất tin tưởng vào bản thân, có cảm xúc tiêu cực về mình thì ở đây, các em dường như có xu thế cô lập mình, coi mình bị bỏ rơi. Ở đây, một lần nữa ta thấy được sự hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh gặp khó khăn, trầm cảm cần có sự tham gia của nhiều phía, nhiều nhóm xã hội để các em có thể cảm thấy sự quan tâm, giúp đỡ chân thành từ mọi người xung quanh. Bảng 3.12. Biểu hiện ứng phó của học sinh theo các mức độ biểu hiện trầm cảm Nhóm ứng phó Nhẹ Vừa Nặng Cảm giác bên trong Tiêu cực 2,65 2,76 2,75 Ứng phó Thể hiện tình cảm tập trung Tiêu cực 2,34 2,43 2,47 bên ngoài vào xúc cảm Tìm kiếm chỗ dựa Tích cực 2,31 1,71 1,74 tình cảm Phủ nhận Tiêu cực 2,43 2,87 2,95 Ứng phó Chấp nhận Tích cực 2,29 2,18 2,13 tập trung Lý giải theo hướng Tích cực 1,91 1,46 1,42 vào suy tích cực nghĩ Đỗ lỗi cho hoàn cảnh Tiêu cực 2,75 2,87 2,90 Lảng tránh Tiêu cực 2,28 2,65 2,59 Kiềm chế bản thân Tiêu cực 2,11 2.34 2,41 Thay thế bằng những Tiêu cực 3,39 3.63 3,51 Ứng phó hành vi tiêu cực tập trung Thay thế bằng những Tích cực 1,82 1,61 1,57 vào hành hành vi tích cực vi Tìm kiếm lời khuyên Tích cực 2,58 2,19 2,10 Lên kế hoạch Tích cực 1,99 1,83 1,80 Ứng phó chủ động Tích cực 1,94 1,87 1,86
  20. 18 Bảng so sánh cách thức ứng phó của 3 nhóm theo mức độ biểu hiện trầm cảm cho thấy các em học sinh có mức độ biểu hiện trầm cảm nhẹ hơn thể hiện cách thức ứng tốt hơn. Điều đó thể hiện qua việc điểm số của các cách ứng phó tích cực ở các em trầm cảm nhẹ cao hơn và ứng phó tiêu cực thấp hơn so với nhóm biểu hiện trầm cảm nặng. Xu hướng này hầu như thể hiện ở tất cả các item. Bên cạnh đó, để có cái nhìn sâu hơn ứng phó của nhóm học sinh có biểu hiện trầm cảm ở thang Beck, chúng tôi tiếp tục phân tích mối tương quan giữa các nội dung gồm: - Các yếu tố gây căng thẳng (item C1-HT4 (áp lực kiểm tra, thi cử), C1 – GDD9 (Cha mẹ không quan tâm) và C1 – NC4 (Nhìn cuộc sống một cách tiêu cực)) - Ứng phó bằng suy nghĩ tiêu cực, gồm item số 27 (không ai muốn giúp em) và item 28 (do hoàn cảnh như thế) - Nhận thức về tương lai về thế giới ở thang CTI, gồm: item 16 (những rắc rối luôn xảy ra với tôi), item 23 (quá nhiều điều tệ hại xảy ra với tôi) và item 27 (gia đình tôi không quan tâm những điều xảy ra với tôi). Kết quả hệ số tương quan của các nội dung này như sau: Bảng 3.13. Tương quan giữa các yếu tố gây lo âu, ứng phó bằng suy nghĩ tiêu cực và nhận thức tiêu cực về thế giới, tương lai Correlations Thế Thế Tương giới - giới - lai -16 23 27 C2_27C2_28C1_HT4C1_GĐ9C1_NC4 Pearson 1 .716** .588** .464** .552** .475** .538** .785*** TươngCorrelation lai -16 Sig. (2-tailed) .000 .028 .033 .003 .037 .001 .027 N 142 142 142 142 142 142 142 142 Pearson Thế .716** 1 .569** .449** .630** .694** .696** .724** Correlation giới - Sig. (2-tailed) .000 .006 .003 .005 .026 .020 .041 23 N 142 142 142 142 142 142 142 142 Pearson Thế .588** .569** 1 .773** .509** -.029** .517** .571** Correlation giới - Sig. (2-tailed) .028 .006 .001 .008 .032 .041 .040 27 N 142 142 142 142 142 142 142 142 Pearson .464** .449** .773** 1 .534** .652** .781** .431** Correlation C2_27 Sig. (2-tailed) .033 .003 .001 .000 .001 .040 .016 N 142 142 142 142 142 142 142 142 Pearson .552** .630** .509** .534** 1 -.242 .544** .624** Correlation C2_28 Sig. (2-tailed) .003 .005 .008 .000 .117 .027 .034 N 142 142 142 142 142 142 142 142 Bảng số liệu trên cho thấy sự liên quan theo chiều thuận và tương đối chặt giữa các item. Nói cách khác, với 142 em học sinh có biểu hiện trầm cảm các yếu tố gây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1