« Home « Kết quả tìm kiếm

Hội thảo Chuyên đề Nguồn gốc thanh điệu trong tiếng Việt và Giảng dạy tiếng Anh trong bối cảnh giao thoa văn hóa


Tóm tắt Xem thử

- Cả hai Hội thảo đã thu hút đông đảo các cán bộ giảng dạy tiếng Anh, Nghiên cứu sinh và học viên cao học ngành tiếng Anh trong và ngoài trường, đặc biệt buổi thuyết trình đã thu hút nhiều giảng viên và các cán bộ nghiên cứu cua Viện Ngôn ngữ học.
- Hội thảo chuyên đề về “Nguồn gốc thanh điệu trong tiếng Việt” được trình bày bởi Tiến sỹ Ngôn ngữ học Jeff Stebbins, đây cũng là nội dung Luận án Tiến sỹ của ông tại trường ĐH Colorado Springs (Hoa Kỳ), TS.Stebbins hiện là chuyên gia của tổ chức phi chính phủ của Hoa kỳ tại Việt Nam về Phát triển nguồn nhân lực (REI).
- Stebbins đã trình bày khái quát các nội dung lịch sử hình thành và nguồn gốc ngôn ngữ, âm điệu khu vực Đông Nam Á nói chung và Ngôn ngữ Việt Nam nói riêng.
- Âm điệu các ngôn ngữ nói chung.
- So sánh và phương pháp thống kê trong ngôn ngữ học.
- Bài thuyết trình đã giúp cho các học giả và học viên SĐH nắm bắt được nhiều khái niệm và mở rộng kiến thức của âm điệu trong ngôn ngữ Việt Nam và khu vực.
- Sau thành công của Hội thảo “Nguồn gốc thanh điệu trong tiếng Việt”, ngày 24/12 Khoa Sau ĐH tiếp tục tổ chức Hội thảo chuyên đề thứ hai với nội dung: “Giảng dạy tiếng Anh trong bối cảnh giao thoa Ngôn ngữ và Văn hóa” Báo cáo viên của hội thảo là TS.
- Ishihara(Đại học Hosei - Nhật Bản)Đề tài đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, song dưới góc nhìn và cách phát triển của TS.Ishihara người nghe được bổ sung tương đối đầy đủ về sự kết hợp giữa ngôn ngữ và văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh nói riêng và các ngôn ngữ khác nói chung, việc đưa các yếu tố văn hóa lồng ghép vào việc truyền thụ kiến thức ngoại ngữ phải được thực hiện đầy đủ trong các kỹ năng.
- Đặc biệt tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức về ngữ dụng học trong dạy-học với những minh họa rất hữu ích cho cả người dạy và người học tiếng Anh và khẳng định văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau tạo nên hiệu quả tối ưu của việc sử dụng ngôn ngữ.