intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: ViJijen ViJijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết dưới đây sẽ phân tích thực trạng tiếp cận an sinh xã hội của cộng đồng vạn đò tái định cư – một trong những nhóm dân cư dễ bị tổn thương tại thành phố Huế, về việc sử dụng một số dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, giáo dục, y tế và nước sạch, với mong muốn chỉ ra những bất cập trong việc thực hiện và thụ hưởng chính sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA CƢ DÂN VẠN ĐÒ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ PHƢỜNG HƢƠNG SƠ, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trƣơng Thị Yến Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: yentruong7@gmail.com Ngày nhận bài: 9/11/2018; ngày hoàn thành phản biện: 4/12/2018; ngày duyệt đăng: 02/7/2019 TÓM TẮT Sau bố trí tái định cư, công tác triển khai thực hiện các hoạt động hậu tái định cư cho cộng đồng cũng luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tiếp cận các chính sách xã hội, nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản của nhóm cư dân tái định cư vẫn còn gặp khó khăn, tồn tại nhiều rào cản trong việc tham gia và thụ hưởng các chính sách. Bài viết dưới đây sẽ phân tích thực trạng tiếp cận an sinh xã hội của cộng đồng vạn đò tái định cư – một trong những nhóm dân cư dễ bị tổn thương tại thành phố Huế, về việc sử dụng một số dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, giáo dục, y tế và nước sạch, với mong muốn chỉ ra những bất cập trong việc thực hiện và thụ hưởng chính sách. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm tăng tính hiệu quả tiếp cận chính sách và đảm bảo cuộc sống an sinh cho người dân tại nơi ở mới. Từ khóa: Cư dân vạn đò; Dịch vụ xã hội cơ bản, Tái định cư. ĐẶT VẤN ĐỀ Dịch vụ xã hội cơ bản được xác định là một trong bốn thành tố chính của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện nay, bên cạnh các trụ cột về Chính sách việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu; Bảo hiểm xã hội và Trợ giúp xã hội. “Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản được coi là những hoạt động đầu tiên và ở tầng thấp nhất trong hệ thống an sinh xã hội” [4, tr.24]. Đối với người dân, việc đánh giá chất lượng xã hội chính là thông qua mức độ sử dụng các dịch vụ xã hội. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra mục tiêu “bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số”*1, tr.2]. 213
  2. Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ, thành phố Huế, … Cư dân vạn đò tại thành phố Huế là một trong những nhóm dân cư yếu thế. Một số nghiên cứu liên quan đến nhóm đối tượng dân cư này của tác giả Nguyễn Xuân Hồng (2012) “Cư dân vạn đò của thành phố Huế ở các khu định cư, tái định cư” và Trương Thị Yến (2017) “Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của phụ nữ vạn đò tại khu tái định cư Hương Sơ, thành phố Huế” đã cho thấy mức độ dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận các chính sách an sinh xã hội. Bài viết dưới đây sẽ mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tái định cư dựa trên khảo sát thực tế của nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, với công cụ khảo sát là bảng hỏi cấu trúc trên dung lượng mẫu nghiên cứu 183/543 hộ gia đình tại khu tái định cư Hương Sơ, thành phố Huế. Căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi phân tích chất lượng thực hiện an sinh xã hội thông qua việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của nhóm này. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả tiếp cận an sinh xã hội của cư dân vạn đò nói riêng và nhóm di dân nói chung. 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƢ DÂN VẠN ĐÒ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm của cƣ dân vạn đò trƣớc khi lên tái định cƣ Trong quan niệm của nhiều người Huế trên đất liền, cư dân vạn đò là tầng lớp dân cư nghèo khổ, ít học và phức tạp. Nhóm dân cư này vì sự phân biệt đó nên cũng thường sống khép kín và thiếu cởi mở trong tiếp xúc đối với dân trên bộ. Do cuộc sống lênh đênh nay đây mai đó, ít có chữ nghĩa, nên cư dân thủy diện thường mang những nét đặc trưng riêng, phản ánh rất rõ cuộc sống gắn liền với sông nước. Trước khi diễn ra những đợt tái định cư, cộng đồng dân cư này mang các đặc điểm: Về không gian cư trú: Có không gian cư trú biệt lập so với không gian trên bờ. Họ lấy thuyền làm nhà, làm phương tiện sinh hoạt, sản xuất. Mặt tích cực của đặc điểm này là sự linh hoạt và khả năng chịu đựng áp lực về môi trường sống và sản xuất, nhưng lại tạo ra sự bất ổn và thiếu bền vững trong phát triển. Về mặt dân cư: Cơ cấu dân cư phức tạp và đa dạng, không thuần nhất. Tỷ lệ sinh đẻ cao, phổ biến gia đình có quy mô lớn, đông con, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ, thất học cao, < Về kinh tế: Là cộng đồng nghèo cơ sở vật chất, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện sống cũng như nhu cầu về thông tin và các mối quan hệ xã hội; Không có đất sản xuất, đất ở hay các loại khác; Cơ cấu nghề khá đơn giản nhưng lại rất đa dạng, nặng về lao động chân tay; Lao động theo mùa vụ, nguồn thu nhập không đủ tích lũy mà chỉ đủ chi tiêu hàng ngày. Về xã hội: Là cộng đồng chịu sự phân biệt đối xử khắt khe của những người trên bộ; có tâm lý tự ti, ngại tiếp xúc, mặc cảm về “kẻ nốc – dân chài”... Các thiết chế 214
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) văn hóa, các sinh hoạt văn hóa hầu như không có *3, tr.80+. 1.2. Đặc điểm nhân khẩu, lao động và việc làm của cƣ dân vạn đò tại khu tái định cƣ hiện nay Về nhân khẩu: Khu tái định cư Hương Sơ hiện có 543 hộ, trong đó số lao động ước tính khoảng 1120 người. Quy mô, số lượng nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình khá đông, được thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng 1. Tình hình nhân khẩu trong hộ gia đình ở khu Hương Sơ Tổ Tổng số hộ Tổng số khẩu 12 152 862 13 183 1053 16 208 1128 (Nguồn: Điều tra thực tế, 2017) Về lao động: Đa số lao động thuộc cộng đồng cư dân vạn đò có trình độ học vấn thấp là thực tế phổ biến tại địa bàn khảo sát, đây cũng chính là rào cản khiến lao động tại địa phương khó tiếp cận được cơ hội việc làm tốt. Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện phần nào trình độ dân trí của cư dân vạn đò qua việc khảo sát trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình. Chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 81 tuổi. 60 51.9 40 30.1 15.8 20 2.2 0 Mù chữ Tiểu học THCS THPT Hình 1. Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình tại khu Hương Sơ (Nguồn: Điều tra thực tế, 2017) Điều đáng lưu ý về đặc điểm lao động thuộc cộng đồng này là hầu hết các gia đình vạn đò đều để trẻ em tham gia vào hoạt động kiếm tiền mặc dù các em đang ở lứa tuổi chưa được phép tham gia lao động theo quy định của Nhà nước. Các công việc mà trẻ em ở đây thường làm là đi bán dạo vào buổi tối tại các quán ăn, nhà hàng trên địa bàn thành phố Huế. Nguyên nhân của việc phải tham gia lao động ở độ tuổi còn quá nhỏ là do công việc của bố mẹ bấp bênh, thu nhập của gia đình không đủ trang trải chi phí hàng ngày và học tập của con cái, đời sống của người dân còn gặp vô vàn khó khăn. Nhiều hộ khi được hỏi đều mong muốn “có giấy hộ nghèo”< Về việc làm: Những ngành nghề chính của cư dân thủy diện trước và sau tái định cư cơ bản vẫn là những công việc lao động phổ thông, cần tới sức lao động từ chân tay. Cơ cấu nghề nghiệp được thể hiện qua hình 2. 215
  4. Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ, thành phố Huế, … Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ Không có việc làm 20% Khác 22% Cát sạn/đánh cá 8% Xe ôm/xích lô Buôn bán nhỏ 18% 11% Phụ hồ, thợ nề 21% Hình 2. Cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ (Nguồn: Điều tra thực tế, 2017) Hiện tại, bên cạnh các công việc lao động chân tay thì đã xuất hiện thêm một số công việc mang tính chất “văn phòng” như in ấn, photocoy, nhân viên bán hàng tại các siêu thị do nhiều thanh niên được hỗ trợ đào tạo nghề. Rất nhiều hộ tái định cư mong muốn thay đổi nghề nghiệp để cải thiện cuộc sống nhưng không dễ. Những lao động lớn tuổi và không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, phải tiếp tục với công việc truyền thống. 2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA CƢ DÂN VẠN ĐÒ TÁI ĐỊNH CƢ Để đảm bảo cuộc sống ổn định hậu tái định cư, các cấp chính quyền của tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội cho cư dân vạn đò. Tuy nhiên, việc tiếp cận chính sách của nhóm này thường khó khăn hơn so với các nhóm dân cư khác. Điều này sẽ được mô tả cụ thể hơn qua việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư Hương Sơ hiện nay. 2.1. Tiếp cận nhà ở Nhà ở là vấn đề chú ý nhất đối với các hộ tái định cư vốn là cư dân thủy diện. Mặc dù dự án tái định cư đã rất cố gắng tạo mọi điều kiện cho người dân có được nhà ở ổn định, vẫn không ít hộ gặp khó khăn về điều kiện nhà ở và không gian sinh hoạt cho gia đình. Bảng 2. Tỷ lệ hộ ở chung nhà với hộ khác Loại hộ Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) Hộ có nhà ở 161 88,0 Hộ ở chung nhà với hộ khác 22 12,0 (Nguồn: Điều tra thực tế, 2017) Một trong những khó khăn lớn nhất của người dân tại đây là chưa trả hết tiền cấp nhà. Tại thời điểm khảo sát, các hộ gia đình chỉ còn hơn vài năm nữa là phải trả hết 216
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) tiền mua nhà nhưng hầu hết đều chưa có điều kiện để chi trả. Hơn nữa, do chưa trả hết tiền mua nhà cho nên các hộ gia đình ở đây chưa được cấp thẻ đỏ, do đó họ chưa có quyền sở hữu ngôi nhà mà mình đang ở. Vì chưa có quyền sở hữu nhà ở nên việc muốn cải tạo hay sửa sang căn nhà đều không được phép. 2.2. Tiếp cận giáo dục Nhận thấy việc nâng cao dân trí cho nhóm cư dân thủy diện là điều vô cùng quan trọng nên sau khi ổn định chỗ ở, nhà nước và chính quyền địa phương, cũng như nhiều tổ chức và cá nhân đã chung tay hỗ trợ cho các em ở đây được đến trường, hoàn thiện các hoạt động hậu tái định cư. Các chính sách như miễn/giảm học phí cho con em hộ nghèo; hỗ trợ sách vở/đồ dùng học tập/tiền ăn cho trẻ em vạn đò, trợ cấp một phần học phí
  6. Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ, thành phố Huế, … chính sách kế hoạch hóa gia đình, khám chữa bệnh miễn phí. Dù vậy, vấn đề sử dụng các dịch vụ y tế của cư dân vạn đò vẫn gặp không ít rào cản. Nhu cầu khám chữa bệnh của họ thường cao hơn các đối tượng khác, nhưng khả năng sử dụng các dịch vụ y tế lại thấp hơn. Đánh giá việc tiếp cận y tế của cư dân vạn đò được nhóm nghiên cứu nhìn nhận qua các khía cạnh dưới đây: Thứ nhất, tỷ lệ hộ gia đình tìm đến cơ sở y tế để khám/chữa bệnh còn thấp Nhiều người có bệnh nhưng không đi chữa là thực tế phổ biến của cư dân thủy diện tại địa bàn nghiên cứu. Các nguyên nhân ghi nhận được thể hiện ở bảng 3 dưới đây Bảng 3. Nguyên nhân không tới cơ sở y tế khi người nhà bị bệnh Lý do không đi khám chữa bệnh Tỷ lệ (%) Kinh tế khó khăn (không có tiền) 49 Không có thẻ bảo hiểm y tế 31 Bệnh chưa đến mức đi khám 15 Để bệnh tự khỏi 5 (Nguồn: Điều tra thực tế, 2017) Có thể thấy rằng, điều kiện kinh tế nghèo nàn là lý do lớn nhất khiến người dân không dám chi cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Rõ ràng đây là một rào cản lớn hạn chế người nghèo trong cộng đồng cư dân vạn đò tiếp cận các dịch vụ y tế. Thứ hai, sự tham gia bảo hiểm y tế của người dân Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Tại khu tái định cư Hương Sơ, mặc dù chính quyền địa phương đã rất quan tâm đến việc giảm thiểu tối đa tình trạng những người dân không có khả năng sử dụng dịch vụ y tế, thể hiện ở việc vận động người dân, nhất là cư dân vạn đò mua bảo hiểm y tế. Kết quả của sự nỗ lực đó là đa số hộ gia đình có thành viên trong nhà tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt là ở những gia đình có con cái đang đi học. Tuy nhiên, khi được hỏi “Bản thân ông/bà có thẻ bảo hiểm y tế không?” thì đa số các chủ hộ gia đình trả lời “Không”, bởi bản thân họ mặc dù rất muốn mua bảo hiểm, nhưng do không có điều kiện kinh tế nên cũng không thể tham gia. Đáng lo ngại hơn, những người không có điều kiện mua bảo hiểm y tế lại là những người có nhu cầu khám chữa bệnh khá cao. Bởi họ thường là lao động chính trong nhà, phải làm những công việc lao động nặng nhọc hàng ngày cho gia đình nên sức khỏe thường kém hơn. Thứ ba, mức độ nhận được hỗ trợ y tế trong vài năm trở lại đây của hộ gia đình Trước đây, khi ở dưới đò, việc tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân vô cùng hạn chế và khó khăn. Bây giờ, khi đã ổn định tại khu tái định cư Hương Sơ, người dân đã bắt đầu có thói quen tìm đến trạm y tế để được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Các hoạt 218
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) động này được thực hiện chủ yếu bởi trạm y tế của phường. Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù trang thiết bị phục vụ cho hoạt động y tế tại trạm còn thiếu thốn, cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc nhưng đội ngũ cán bộ y tế tại đây vẫn ưu tiên nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu đã và đang được triển khai tại địa phương như: Giáo dục sức khỏe; Quản lý theo dõi bà mẹ mang thai và trẻ em suy dinh dưỡng; Khám và điều trị phụ khoa; Tiêm chủng cho trẻ em; Phòng chống các bệnh dịch tại địa phương< Tuy nhiên, rào cản tiếp cận dịch vụ lại xuất phát từ nhóm đối tượng thụ hưởng là cư dân vạn đò. Người dân ở đây không có thói quen tìm kiếm thông tin trong lĩnh vực y tế. Thái độ thụ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình đã khiến họ đánh mất nhiều cơ hội tham gia các dịch vụ cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe diễn ra tại địa phương nói riêng và trên địa bàn thành phố Huế nói chung. Sự hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế của cư dân vạn đò càng làm giãn rộng khoảng cách tiếp cận giữa nhóm này với các dịch vụ y tế tại địa phương. 2.4. Tiếp cận nƣớc sạch Tại khu tái định cư, người dân được sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống cung cấp nước máy của thành phố Huế. Theo khảo sát, 100% hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu đều sử dụng nước máy trong ăn, uống và sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người dân cảm thấy hài lòng với việc sử dụng nguồn nước hiện tại của hộ gia đình, tỷ lệ này chiếm 35%. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân chưa thật sự hài lòng với nguồn nước mà gia đình đang sử dụng (18%)2. Lý do mà các hộ không hài lòng là do phí nước sạch quá cao so với việc sử dụng nước hàng ngày của họ. Ngoài ra, một số hộ gặp vấn đề với ống dẫn nước, nước chảy chậm và yếu, nhất là về mùa hè. Bên cạnh đó, khoản chi phí trả tiền nước hàng tháng cũng là một trong những khó khăn mà người dân ở đây phải lưu tâm . Nhiều gia đình đông người nên hàng tháng chi phí cho tiền nước rất lớn, vì thu nhập thấp nên hàng ngày họ cố gắng tiết kiệm tối đa việc sử dụng nước sạch. Một số hộ gia đình thường dùng lại nước rửa rau để rửa chén bát hoặc giặt quần áo, số khác thì dùng dụng cụ để tích trữ nước mưa< Người dân cũng không cảm thấy thoải mái với việc này nhưng họ không còn cách nào khác là phải tiết kiệm nước sạch. Họ cũng mong muốn Nhà nước có thể giảm phí tiền nước cho những cư dân vạn đò như họ. Như vậy, có thể thấy được chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ cư dân thủy diện tái định cư tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy nhóm dân này vẫn thiếu khá nhiều cơ hội trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ về nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch. Việc thiếu hụt các cơ hội tiếp cận chính sách có thể được coi là hệ quả của tình trạng “nghèo đa chiều” ở nhóm này, cũng như bị tác động bởi những yếu tố cụ thể dưới đây. 2 Nguồn từ điều tra thực tế năm 2017 219
  8. Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ, thành phố Huế, … 3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA CƢ DÂN VẠN ĐÒ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ 3.1. Trình độ dân trí thấp Tình trạng mù chữ, dân trí thấp của nhóm cư dân vạn đò tái định cư tại phường Hương Sơ là một thực tế. Đây cũng được coi là yếu tố đầu tiên khiến họ khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Hệ quả của mù chữ dẫn đến người dân vạn đò thiếu hiểu biết trong ứng xử, mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Mù chữ khiến cư dân vạn đò không chủ động trong việc tiếp cận thông tin dẫn đến sự thiệt thòi so với những nhóm cư dân khác. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới việc phổ biến chính sách của cán bộ địa phương. Nhiều phụ nữ do không biết đọc, biết viết nên không biết cách điền vào các mẫu xin vay vốn, các thủ tục học hành, làm giấy khai sinh cho con cái, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, cũng như lập kế hoạch sản xuất hay chi tiêu trong gia đình... dẫn đến thiệt thòi, yếu thế và mất đi cơ hội tiếp cận các chính sách mà bản thân là đối tượng hưởng lợi. Họ cũng ít khi hỏi lại cán bộ địa phương về việc thụ hưởng các chính sách như thế nào bởi khả năng tiếp cận thông tin hạn chế và thái độ tự ti với bản thân. Do đó vô hình chung, bản thân họ tự loại mình ra khỏi sự hỗ trợ từ các chính sách an sinh xã hội. 3.2. Sự hạn chế của hệ thống dịch vụ xã hội Không thể phủ nhận rằng dự án tái định cư đã đưa đến cho cư dân vạn đò cơ hội lớn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Họ đã có nhà ở - điều mà bao thế hệ cư dân vạn đò trước đây chỉ có trong mơ ước và nay đã trở thành hiện thực. Họ cũng được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường tốt hơn rất nhiều so với khi ở những bến đò, con cái cũng có cơ hội được đến trường và không phải chịu cảnh mù chữ như thế hệ bố mẹ, ông bà trước đây< Tuy nhiên, mức độ tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản vẫn ở mức rất thấp, thậm chí nhiều hộ gia đình vẫn chưa thể sử dụng được các dịch vụ này. Những rào cản đối với họ không chỉ xuất phát từ phía bản thân người sử dụng dịch vụ (trình độ nhận thức quá hạn chế; điều kiện kinh tế nghèo nàn) mà còn từ cả phía hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội. Chẳng hạn như trong một số dịch vụ dưới đây: - Dịch vụ thông tin và truyền thông: Việc cung cấp thông tin ở địa phương còn mang tính đại trà, chưa có sự phân loại đối tượng người nhận thông tin. Đa phần cư dân vạn đò là người không biết chữ, nhận thức hạn hẹp, việc tiếp cận thông tin vô cùng hạn chế. Tuy nhiên, cách phổ biến thông tin của cán bộ địa phương vẫn đánh đồng như các nhóm cư dân có trình độ nhận thức khác. Do vậy mà người dân tiếp nhận thông tin chậm, thậm chí là không biết đến thông tin và có nhiều trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Trong quá trình chúng tôi khảo sát, một hộ dân cho biết: “Năm trước chính quyền phổ biến là chúng tôi mỗi tháng phải trả 220
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 500 ngàn đồng tiền cấp nhà và sẽ có người đến thu hàng tháng. Nhưng mà nói không rõ ràng nên đợt vừa rồi nhiều hộ ở đây bị kẻ xấu lừa. Họ đến từng nhà, nói là người của ngân hàng và thu nợ của chúng tôi. Nhiều hộ nộp tiền lắm, đến khi có cán bộ trên phường xuống chúng tôi mới biết”3. - Dịch vụ giáo dục: Các chương trình, chính sách an sinh trong lĩnh vực giáo dục mới chỉ tập trung vào nhóm đối tượng trẻ em trong bậc học mầm non đến trung học cơ sở. Việc phổ biến thông tin thông qua hình thức giáo dục nâng cao nhận thức đến các nhóm khác như thanh niên, người già, người lao động< chưa thật sự được chú trọng. Người dân ở đây cần nhiều lớp học với hình thức giáo dục cộng đồng về xóa mù chữ, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe, sinh kế cho hộ gia đình,< - Dịch vụ y tế: Cơ sở cung cấp dịch vụ y tế tại địa bàn được thực hiện thông qua trạm y tế địa phương. Bao gồm các hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuy nhiên, với cơ sở vật chất còn hạn hẹp, đội ngũ y bác sỹ chưa nhiều (01 bác sỹ tại trạm) nên việc cung cấp dịch vụ chưa thật sự chuyên nghiệp. Chẳng hạn, các buổi tuyên truyền giáo dục sức khỏe mới chỉ là hoạt động lồng ghép trong các buổi họp, hay trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân đến thăm khám tại trạm, ít/chưa có hoạt động thực hiện tại cộng đồng dành cho những đối tượng đặc thù như cư dân vạn đò. 3.3. Sự trợ giúp của cộng đồng Sự trợ giúp của cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong việc mở rộng cơ hội tham gia an sinh xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt trong điều kiện nhà nước đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế như hiện nay. Tại địa bàn nghiên cứu, chính quyền địa phương luôn khuyến khích các cá nhân, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp< tham gia vào việc hỗ trợ cho cư dân vạn đò ổn định cuộc sống, tìm kiếm cơ hội việc làm. Các tổ chức xã hội trong và ngoài nước như Trung tâm Phát triển cộng đồng và Công tác xã hội Huế (CODES), Hội Phật giáo Huế, tổ chức SOS, tổ chức BRETAGNE (Pháp), tổ chức Zhi Shan (Đài Loan) đã hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp cho cư dân vạn đò ổn định cuộc sống hậu tái định cư. “Chúng tôi xác định việc ổn định cuộc sống cho dân vạn đò sau tái định cư là việc phải làm nhanh chóng và cần đến nhiều chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số hộ chưa có nhà ở, đất ở do tách khẩu nhưng vì gia đình không nằm trong diện được cấp nên chúng tôi cũng rất khó khăn để giải quyết. Vì vậy, chúng tôi rất khuyến khích sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội, của các nhà hảo tâm để cư dân vạn đò sớm ổn định cuộc sống sau tái định cư4.” 3 Phỏng vấn sâu chủ hộ gia đình vạn đò tái định cư tại phường Hương Sơ, thành phố Huế. 4 Phỏng vấn sâu cán bộ phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Huế 221
  10. Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ, thành phố Huế, … 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CHO CƢ DÂN VẠN ĐÒ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ 4.1. Giáo dục nâng cao nhận thức cho ngƣời dân Để thích ứng kịp với cuộc sống tại nơi ở mới, cư dân vạn đò cần có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng xã hội. Do đó, việc tổ chức các hình thức giáo dục là điều hết sức cần thiết. Ngoài các hoạt động đã được triển khai tại địa phương như mở lớp xóa mù, lớp học tình thương dành cho trẻ em, hỗ trợ đào tạo nghề, thì giáo dục nâng cao nhận thức còn bao gồm cả việc truyền thông để nâng cao hiểu biết các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, các chương trình trợ giúp của cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội cần có những hình thức tuyên truyền phù hợp với khả năng nhận thức của cư dân vạn đò. Hình thức có thể là tiếp cận người dân và phổ biến trực tiếp, phát qua loa truyền thanh tại tổ dân phố, truyền thông bằng hình ảnh và các từ ngữ dễ hiểu< 4.2. Hỗ trợ kết nối dịch vụ công tác xã hội Bên cạnh các dịch vụ xã hội cơ bản của hệ thống an sinh xã hội nhà nước, cư dân vạn đò cần được tạo điều kiện để kết nối tới các dịch vụ công tác xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống hậu tái định cư. Dịch vụ công tác xã hội là những dịch vụ hướng đến nhóm đối tượng yếu thế để thực hiện quyền cơ bản của con người trong phát triển bền vững. Các dịch vụ công tác xã hội hoạt động dưới nhiều hình thức, cụ thể hóa các luật pháp, chính sách nhà nước về các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý< cung cấp trợ giúp cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng khắc phục các khó khăn, giảm thiểu những rào cản và bất bình đẳng xã hội” *2, tr.59]. Những hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân thủy diện tái định cư phần lớn xuất phát từ năng lực sử dụng chính sách của người dân. Do vậy, việc kết nối họ tới các dịch vụ công tác xã hội như tham vấn gia đình, tư vấn hỗ trợ việc làm, tư vấn pháp luật, hướng nghiệp và đào tạo nghề< là điều quan trọng để tạo ra cơ hội tiếp cận hệ thống nguồn lực (chính thức và không chính thức) một cách hiệu quả hơn. 5. KẾT LUẬN Dịch vụ xã hội cơ bản chiếm vai trò quan trọng trong đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của người dân, đặc biệt là nhóm cư dân trong các vùng tái định cư. Khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng thì người dân sẽ yên tâm sinh sống lâu dài và phát triển cuộc sống tại nơi ở mới. Từ thực tế khảo sát, có thể thấy rằng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã tính đến việc bao phủ dịch vụ xã hội cơ bản cho cư dân vạn đò tái định cư. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận và sử dụng chính sách của nhóm yếu thế này vẫn gặp rất nhiều rào cản, khiến họ ít có cơ hội tham gia và thụ hưởng chính sách. Do đó, thiết kế các chương trình tái định cư trong thời gian tới, cần thiết phải chú trọng tới yếu tố bao phủ mạng lưới dịch vụ xã hội cơ bản, đó cũng là yêu cầu cấp thiết không chỉ 222
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) đối với người dân trong vùng tái định cư mà còn là yếu tố nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Hà Nội. [2]. Bùi Thị Thanh Hà (2015), Công tác xã hội trong đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học số 2 (130), tr.58 – 65. [3]. Nguyễn Xuân Hồng (2012), Cư dân vạn đò của thành phố Huế ở các khu định cư, tái định cư, Tạp chí Huế Xưa & Nay số 110 (3- 4/2012), tr. 78-91. [4]. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (2013), Phát triển hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020. [5]. UBND phường Hương Sơ (2016), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng năm 2016. ACCESSING BASIC SOCIAL SERVICES OF BOAT COMMUNITY AT RESETTLEMENT AREA IN HUONG SO WARD, HUE CITY, THUA THIEN HUE PROVINCE Truong Thi Yen Faculty of Social Work, University of Sciences, Hue University Email: yentruong7@gmail.com ABSTRACT In addition to the resettlement activities, the post – resettlement actions for the community are always seriously taken by the Party and State of Vietnam. However, resettled residents still cope with serveral difficulties in approaching basic social services in fact. This paper focuses on analyzing the situation of assessing social welfare of resettlement of boat community who are vulnerable group in Hue city, relating to using some of social services such as housing, education, health and clean water. Finally, couples of effective solutions based on research findings will be proposed to ensuring better life for resettlement boat community at new accommodation. Keywords: Boat community; Basic social services; Resettlement. 223
  12. Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ, thành phố Huế, … Trƣơng Thị Yến sinh ngày 17/07/1987 tại Nghệ An. Năm 2009, bà tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 2017, bà nhận bằng thạc sỹ cùng chuyên ngành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ năm 2010 đến nay, bà công tác tại khoa Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Công tác xã hội; An sinh xã hội. 224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2