« Home « Kết quả tìm kiếm

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương


Tóm tắt Xem thử

- THỦY BIỀU: PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG DỰA VÀO CẢNH QUAN NÔNG NGHIỆP, DI SẢN KIẾN TRÚC VÀ NHÂN LỰC ĐỊA PHƯƠNG.
- Các làng truyền thống ven đô Huế ( Kim Long, Vĩ Dạ, Phường Đúc, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thanh Phước<) sẽ là những điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch nếu biết khai thác những lợi thế, tiềm năng sẵn có và đề xuất những hình thức du lịch hợp lý hướng đến sự phát triển du lịch bền vững.
- Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả muốn giới thiệu bạn đọc những phân tích dựa vào dữ liệu bản đồ GIS Huế, không ảnh và những hình ảnh hiện trạng thu thập được trong những lần khảo sát thực địa tại Lương Quán, Nguyệt Biều (Thủy Biều), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km, là tiêu biểu cho những làng truyền thống ven đô và được xem như là « Làng trong phố » dưới tác động của quá trình đô thị hóa, nhằm mục đích xác định, chỉ rõ những đặc trưng riêng, những lợi thế của làng và từ đó đề xuất những hình thức du lịch hướng đến việc khai thác hợp lý các giá trị về mặt sinh thái, cảnh quan, môi trường, nông nghiệp, văn hóa, di sản, nguồn lực con người đồng thời hướng đến việc bảo tồn và nâng cao giá trị di sản hiện có..
- Từ khóa: Thủy Biều, du lịch bền vững, làng truyền thống, cảnh quan, văn hóa, di sản..
- Du lịch bền vững, theo (World Conservation Union,1996) là “Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địa phương”.
- Và, phát triển du lịch bền vững, theo Luật du lịch Việt Nam số 09/2017/QH 14 được khái niệm là “sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế-xã hội và môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng.
- Thủy Biều: phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương.
- nhu cầu về du lịch trong tương lai.
- 1 Mục tiêu đặc ra cho việc phát triển du lịch bền vững ở các làng ven đô, trước hết, về mặt kinh tế là phải hướng đến các cơ hội phát triển kinh tế địa phương và khu vực, cải thiện công ăn việc làm và tăng thu nhập của người dân, đồng thời là cơ hội để quảng bá các sản phẩm đặc trưng (hàng thủ công truyền thống, nông nghiệp, ẩm thực.
- Về mặt môi trường, là phải tôn trọng và bảo vệ môi trường, sử dụng và khai thác hợp lý các tài nguyên tự nhiên và các đặc trưng sinh thái, giảm thiểu các tác động tiêu cực do du lịch tự phát mang đến cho môi trường nước, đất, không khí như vẫn thường thấy.
- Về mặt xã hội, trước hết, là mang đến cho người dân địa phương một chất lượng sống tốt hơn dựa vào các cơ hội do du lịch mang lại để tăng thu nhập cho gia đình và bản thân, tạo công ăn việc, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Và đặc biệt, du lịch bền vững phải hướng đến việc bảo tồn và nâng cao giá trị đặc trưng (văn hóa, kiến trúc, cảnh quan.
- CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở THỦY BIỀU NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ VÀ TIỀM NĂNG HIỆN CÓ.
- Các làng truyền thống ven đô Huế là yếu tố quan trọng cấu thành nên cấu trúc đô thị Huế “Đô thị Huế không chỉ được xác định trong phạm vi của Kinh thành và những dãy phố, mà nó còn là dòng sông, là những bức thảm đệm nền nã của công viên hai bên bờ sông, là những khuôn viên cây xanh với kiến trúc ẩn hiện trong tán lá và hẳn nhiên những ngôi làng truyền thống không chỉ là mảng điểm tô làm quân bằng sinh thái, hay hoàn thiện yếu tính về mặt thẩm mỹ, mà nó vốn đã hiện hữu từ trong lòng thành thị trải dần ra, tạo nên cho Huế một thần thái không giống bất cứ thành phố nào khác” 2 và luôn mang trong mình những đặc trưng, những tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển du lịch hướng đến việc khai thác các giá trị về mặt sinh thái, cảnh quan, môi trường, nông nghiệp, văn hóa, di sản và nguồn lực con người.
- Vậy hình thức du lịch nào là thích hợp? Du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa?.
- Thủy Biều: Tiềm năng và du lịch, Nguồn: Bùi Thị Hiếu Du lịch nông nghiệp.
- Nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính của các làng quê ở Huế.
- Cảnh quan tạo ra từ màu xanh của mặt nước, xen lẫn màu xanh của các không gian sản xuất nông nghiệp, không gian đất canh tác và rừng từ lâu đã là một phần quan trọng trong toàn cảnh của vùng đất cố đô..
- Nói một cách khác, chính các hoạt động nông nghiệp đã đóng góp đáng kể vào việc tạo ra các đặc trưng cảnh quan và giá trị cảnh quan trong lãnh thổ này.
- Chất lượng và sự đa dạng của cảnh quan phụ thuộc vào sự đa dạng của các hình thức, loại hình sản xuất nông nghiệp và sự đa dạng của hệ thống cây trồng..
- Trên thực tế, cảnh quan nông nghiệp ở Huế khác nhau từ vùng này sang vùng khác.
- Ví dụ: nếu các làng nông nghiệp giáp sông Hương, cảnh quan của chúng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của làng ở thượng nguồn, ở giữa hoặc ở hạ lưu.
- Những ngôi làng ở giữa lưu vực sông, cảnh quan luôn được bao phủ bởi màu xanh của các khu vực trồng trọt, các vườn trái cây đa dạng bốn mùa.
- Cảnh quan nông nghiệp cũng đa dạng và thay đổi theo mùa, mỗi mùa sẽ là những sắc màu khác nhau của các loại cây trồng khác nhau.
- Các làng nông nghiệp trồng trọt thì màu sắc cảnh quan rất đa dạng và được tô điểm bởi những cánh đồng ngô, lạc, hoa màu hoặc cây lương thực..
- Cảnh quan nông nghiệp, Nguồn: Bùi Thị Hiếu.
- Trong làng nghiên cứu Thủy Biều, cũng có một sự thay đổi cảnh quan theo bốn mùa cây trái.
- Vào mùa thu, dọc các con đường làng và các khu vườn, chùm chùm thanh trà nặng trĩu quả treo lủng lẵng tạo nên những đặc trưng riêng biệt cho cảnh quan vùng đất này.
- Như vậy, nông nghiệp ngoài các giá trị kinh tế, xã hội và môi trường, còn tạo ra các giá trị về mặt cảnh quan - một tiềm năng và lợi thế cho phát triển du lịch.
- Đối với một thành phố xanh và thành phố du lịch như Huế, việc bảo tồn và nâng cao cảnh quan nông nghiệp là rất cần thiết..
- Hoạt động nông nghiệp ở Thủy Biều;.
- Cảnh quan nông nghiệp ở Thủy Biều, Nguồn: Bùi Thị Hiếu..
- Trong những năm gần đây, du lịch nông nghiệp trở nên rất phổ biến trên thế giới và nó được xác định là một hình thức phát triển du lịch bền vững vì nó chứng tỏ những đóng góp quan trọng và tích cực về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa và lịch sử..
- Nguồn: Bùi Thị Hiếu, 2014 Nguồn: Jean-Pierre Deffontaines, 1973 Đối với du lịch nói chung, yếu tố thiết yếu của một sản phẩm du lịch là sự hấp dẫn của nó.
- Đối với du lịch nông nghiệp, lịch sử và văn hóa hình thành các đặc sản địa phương, các sản phẩm nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng.
- với thiên nhiên, với ruộng đồng sẽ hấp dẫn du khách nếu chúng được quảng bá và khai thác hiệu quả vì bên cạnh yếu tố tự nhiên, chúng là sản phẩm của trí thông minh và kinh nghiệm của cả một cộng đồng làm nông nghiệp.
- Du lịch nông nghiệp, ở Việt Nam và đặc biệt là ở Huế, vẫn là một lĩnh vực rất mới, nhưng hứa hẹn một sự phát triển lâu dài nhờ tiềm năng của chúng.
- Đây là những điều kiện thiết yếu cho sự phát triển và tồn tại bền vững của một hệ sinh thái nông nghiệp với các sản phẩm tự nhiên.
- Vùng đất này cũng phong phú về các loại làng nông nghiệp: làng chài ven biển, làng ở đồng bằng và làng ở vùng núi.
- và đặc sản địa phương (rau, trái cây, cá.
- và cùng với những không gian cộng đồng sống động, không gian sống gần gũi và khu vực sản xuất nông nghiệp chạy dọc các dòng sông sẽ là những điểm đến du lịch tiềm năng thu hút du khách trong và ngoài nước nếu có những chính sách hợp lý và hơn hết, sự kết hợp chặt chẽ giữa những người nông dân trực tiếp tạo ra những sản phẩm nông nghiệp và các tổ chức có liên quan.
- Các tổ chức này có thể được hình thành từ các hiệp hội xã hội hiện có ở các làng (nông dân, hiệp hội phụ nữ, hợp tác xã nông nghiệp.
- đồng thời bổ sung cho họ kiến thức chuyên môn về du lịch bền vững và nông nghiệp bền vững.
- Đó là hiệp hội nông dân hợp tác với hiệp hội phụ nữ để thực hiện mô hình du lịch sinh thái trong làng và họ đã thu được những thành công đầu tiên..
- Đối với các sản phẩm nông nghiệp, để dễ dàng trở thành một sản phẩm du lịch, cần phải nghiêng về một nền nông nghiệp hữu cơ sạch, đa dạng để đảm bảo phục vụ tốt và an toàn cho người dân và du khách, trong dự tính rằng người dân tại chỗ cũng có thể tiêu thụ những thứ sản phẩm này với giá cả hợp lý.
- sẽ là giải pháp hiệu quả để hấp dẫn khách du lịch và quảng bá sản phẩm địa phương.
- Các làng nên được khuyến khích đăng ký thương hiệu của các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và quảng bá chúng thông qua các phương tiện truyền thông.
- Du lịch nông nghiệp sẽ góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường và tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương đồng thời sẽ góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa làng quê..
- Ngoài thế mạnh về nông nghiệp, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch văn hóa là một định hướng tối ưu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh nhà đồng thời sử dụng và phát huy được những tiềm năng sẵn có ở Thủy Biều..
- Du lịch văn hóa.
- Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào tài nguyên văn hóa, di sản, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống địa phương.
- "Du lịch văn hóa được định nghĩa ở đây là một chuyến đi (ít nhất là một đêm) với động lực chính là mở rộng tầm nhìn của một người, tìm kiếm kiến thức và cảm xúc thông qua việc khám phá di sản và lãnh thổ của nó.
- Hầu hết các hoạt động du lịch văn hóa luôn đòi hỏi phải đi đôi với việc bảo tồn tài nguyên văn hóa và di sản văn hóa.
- Văn hóa là một tài nguyên cụ thể của du lịch, nó là điều kiện và môi trường cho sự ra đời và phát triển của du lịch..
- Tài nguyên văn hóa cho du lịch có thể được chia thành hai loại.
- Phải nhấn mạnh rằng, đối với du lịch văn hóa, di sản khu vực luôn giữ một vai trò quan trọng.
- Di sản sẽ được khai thác và sử dụng cho du lịch, là đối tượng được khám phá và chiêm ngưỡng bởi du khách..
- Như vậy, nền tảng để phát triển du lịch văn hóa không dựa trên các khoản đầu tư lớn để thiết lập các điểm đến đắt đỏ, mà nó thường chủ yếu dựa trên các đặc điểm, đặc trưng cụ thể của tài nguyên văn hóa để thu hút sự khám phá, nghiên cứu của.
- khách du lịch.
- Hay nói một cách khác, du lịch văn hóa là một trường hợp đặc biệt nhưng mang tính biểu tượng của du lịch khám phá..
- Tại Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên đặc điểm của khu vực.
- Chúng ta có thể kể đến một số hoạt động thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước như: Lễ hội đất Phương Nam, Con đường di sản Miền trung, Festival Huế....
- Thủy Biều được biết đến là vùng đất đa dạng về mặt tài nguyên văn hóa và di sản: Di sản kiến trúc triều Nguyễn được Unesco công nhận, di sản kiến trúc Pháp thuộc.
- các công trình tôn giáo tín ngưỡng làng quê, nhà vườn truyền thống Huế, đặc sản địa phương ( ẩm thực, thanh trà), lễ hội nông nghiệp ở làng Lương Quán và Nguyệt Biều.
- là lợi thế và tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa.
- Di sản Thủy Biều.
- Sự đa dạng về mặt di sản ở Thủy Biều.
- Du lịch cộng đồng.
- Du lịch cộng đồng, theo luật du lịch Việt Nam số: 09/2017/QH14, “là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi” 4 .
- Hình thức du lịch này từ lâu đã được coi là bền vững bởi trước hết, du lịch cộng đồng có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế, xã hội, và môi trường.
- Cụ thể, nó mang lại lợi ích cho cộng đồng làm du lịch: tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển nền kinh tế thông qua việc bán các sản phẩm địa phương (thủ công, nông nghiệp.
- và bằng các dịch vụ du lịch.
- Nó cũng giúp bảo tồn và nâng cao giá trị di sản, văn hóa các địa phương, khuyến khích người dân và khách du lịch ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán....
- Phương thức du lịch này sẽ càng hiệu quả và phát huy các giá trị tích cực nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, trung tâm bảo tồn di tích, các tổ chức phi chính phủ.
- và đặc biệt là cộng đồng địa phương và khách du lịch.
- Nó khuyến khích sự tham gia, đặc biệt là cộng đồng địa phương - người thụ hưởng chính và chịu trách nhiệm về các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình.
- Do đó, mà họ có ý thức và có trách nhiệm bảo tồn các tài nguyên tự nhiên, văn hóa và di sản.
- Tuy nhiên, nếu thiếu các biện pháp quản lý tốt, nhiều rủi ro có thể xẩy ra như môi trường tự nhiên bị phá vỡ, nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, phá vỡ sự bình yên ở mỗi làng quê, và các mối đe dọa xã hội (tội phạm gia tăng, mất bản sắc cộng đồng, giá trị văn hóa địa phương.
- Vì vậy, du lịch cộng đồng tại các làng ở Huế thực sự rất cần thiết có một ủy ban chịu trách nhiệm quản lý.
- nhằm quản lý doanh thu thu được từ các hoạt động du lịch cộng đồng và phân phối chúng một cách minh bạch và đồng đều, và giám sát các chương trình du lịch và đại diện cho cộng đồng trong các cuộc đàm phán giữa các đối tác có liên quan..
- Những năm gần đây,Thủy Biều rất chú trọng khai thác những tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.
- Từ đầu năm 2013, Hội Nông dân phường Thuỷ Biều đã tiên phong xây dựng tour “Du lịch khám phá Thuỷ Biều” nhằm giúp người dân địa phương có cơ hội được hưởng lợi trực tiếp từ việc tham gia vào các hoạt động du lịch, họ cho du khách sống và trải nghiệm trong chính ngôi nhà của mình với sự đón tiếp niềm nỡ: ăn ngủ và sinh hoạt trong nhà rường cổ.
- Cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch ở Thủy Biều.
- Việc mở rộng các điểm du lịch đến các làng truyền thống ven đô của Huế nhằm mục đích cung cấp cho du khách các sản phẩm du lịch giàu bản sắc văn hóa, truyền thống và nhằm quảng bá di sản, cảnh quan làng quê sẽ là một hướng đi mới cho du lịch Huế bên cạnh việc khai thác các giá trị du lịch sẵn có.
- Việc lựa chọn hình thức du lịch bền vững nào là tùy thuộc vào đặc thù và đặc trưng của mỗi khu vực, mỗi làng quê nhưng mục đích cuối cùng, tất nhiên, trước hết là bảo tồn và nâng cao giá trị di sản, văn hóa, cảnh quan, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, và đồng thời, cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Để đạt được điều này, cần đánh giá đúng, khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng sẵn có, phải đưa ra sự khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội của làng và người dân có thể tham gia vào các hoạt động du lịch..
- Luật du lịch Việt Nam số 09/2017/QH 14.
- Thủy Biều: phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương [4]

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt