Academia.eduAcademia.edu
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý do và sự cần thiết đầu tư dự án ………………………………………4 Ranh giới, quy mô khu đất lập quy hoạch……………………………….4 Mục tiêu dự án …………………………………………………………… Ý nghĩ của dự án …………………………………………………………. Sự tác động của dự án tới khu vực xung quang…………………………… Các cơ sở pháp lý ………………………………………………………… Căn cứ quy hoạch chung khu đô thị này ……………………………… Các văn bản liên quan ………………………………… Các văn bản sau luật………………………………… ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG …………………………… Đặc điểm, điều kiện tự nhiên ………………………………… Địa hình ………………………………………………………………… Khí hậu thủy văn ………………………………… Tình hình hiện trạng kiến trúc cảnh quan ………………………………… Hiện trạng sử dụng đất đai………………………………… Hiện trạng dân cư……………………………………………………… Hiện trạng côn g trình kiến trúc………………………………… Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật………………………………… Hiện trạng về kinh tế văn hóa xã hội………………………………… TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT………………………………… Thuận lợi hình ………………………………………………………… Khó khăn hình ………………………………………………………… Cơ hội………………………………………………………… Thách thức………………………………………………………… Kết luận và đề xuất phương án……………………………………………… GIẢI PHÁP THIẾT KẾ QUY HOẠCH ………………………………………… Cở sở tiêu chuẩn quy hoạch…………………………………………… Nguyên tắc quy hoạch…………………………………………… Ý tưởng quy hoach…………………………………………… Bố cục quy hoạch…………………………………………… Yêu cầu bảo vệ cảnh quan sinh thái ……………………………………… Định hướng phát triển …………………………………………… Xác định độ cao nền, cốt nền xây dựng…………………………………… Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật…………………………………………… GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, HẠ TẦNG………………………………… Đề xuất cách tiếp nhận, ý tưởng Cơ sở thiết kế Các phương án sử dụng đất Quy hoạch giao thông Quy hoạch hệ thống cấp nước Quy hoạch hệ thống thoát nước Quy hoạch vệ sinh môi trường Các chỉ tiêu thoái nước thải Giải pháp thu gom chất thải Phòng cháy chữa cháy Quy hoạch san nền Hệ thống thôn tin liên lạc KINH TẾ XÂY DỰNG Cở sở pháp lí để tính kinh phí đầu tư Các tiêu chuẩn quy định về Các văn bản địa phương Tiền dự phòng do đất phát sinh trong quá trình xây dựng Dự phòng , giá cả biến động và tình hình tài chính Tính tổng mức đầu tư của dự án Phân đợt phân kì đầu tư và chi phí kèm theo Phần hoàn thiện Nguồn vốn Điện nước và các công trình chữa cháy Bảo vệ môi trường Thời gian thu hồi vốn ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Đánh giá hiện trạng tự nhiên và kinh tế xã hội Cơ sở lập báo cáo đánh giác tác động môi trường Đánh giá ĐTM khi thực hiện dự án Nguồn ô nhiễm Ô nghiễm giai đoạn thi công Giai đoạn đưa công trình vào hoàn thiện và sử dụng Các giải pháp bảo vệ môi trường ĐẤU THẦU Đấu thầu nhiệm vụ thiết kế Đấu thầu thiết kế tư vấn Mời thầu, chọn thầu Giải phóng mặt bằng HỢP ĐỒNG TRÁCH NHIỆM GIỮA CÁC BÊN ĐIỀU LỆ QUẢN LÍ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nhận xét chung : TÓM TẮT NỘI DUNG THÔNG TIN CHUNG Tên dự án Quy hoạch chi tiết, bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa và môi trường cảnh quan ở Tây Nam thành phố Huế ( Khu Lăng Tẩm) Mục tiêu chính Xác định được ranh giới cần bảo vệ, tôn tạo , bảo tồn, phục hồi các di tích đã được xếp hạng. Lập định hướng trong việc bảo vệ, tôn tạo, bảo tồn, và phát triển tổng thể hệ thống Lăng tẩm Huế. Xác định từng giai đoạn thực hiện, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa công tác bảo vệ , tôn tạo, phục hồi phát triển với việc khai thác hợp lý tạo cơ sở nghỉ ngơi, thư giãn cho người dân Huế và khách du lịch. Quy mô khu đất Tổng diện tích đất tự nhiên : 2400ha Trong đó : Đất di tích Lăng Tẩm + lịch sử văn hóa : 549,3 ha Đất ở làng xóm : 164 ha Đất không gian cây xanh : 442,7 ha Đất trung tâm công cộng : 2,9ha Đất công nghiệp : 12,9 ha Đất nghĩa trang : 127,25 ha Đất khác : 1080,95 ha Trong đó: Đất ruộng: 109 ha Hồ ao, song ngòi : 218 ha Gò đồi, cây xanh bảo vệ : 753,95 ha Địa điểm Toàn bộ khu cảnh quan Tây Nam thành phố Huế các trung tâm khoảng 3Km, dọc hai bờ sông Hương Chủ đầu tư Chưa rõ. Đơn vị thiết kế quy hoạch Viện quy hoạch đô thị nông thôn Nguồn vốn, hình thức và tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư : 332676,7 triệu đồng Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU Lý do và mục tiêu lập quy hoạch Khu cảnh quan Tây Nam thành phố Huế bao gồm 17 Lăng Tẩm chính, nhiều ngôi chùa, di tích lịch sử, di tích văn hóa, di tích cách mạng và cũng là vùng có nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng. Khu vực này nằm trong tổng thể di sản văn hóa cố đô Huế, một di sản quý giá, độc đáo của dân tộc Việt Nam và nhân loại đã được UNESCO công nhận. Nhiều công trình kiến trúc bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều cảnh quan thiên nhiên vẫn bị vi phạm, nhiều nhà dân cư tự phát xây dựng trong ranh giới bảo vệ, hệ thống hạ tầng không đủ khả năng phục vụ và khai thác du lịch. Khu vực này còn có Hồ Thủy Tiên là nơi cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình có thể khai thác thành một công viên nghỉ ngơi giải trí cho dân thành phố Huế nói chung và khách du lịch nói riêng. Vì vậy việc thiết kế bảo tồn tôn tạo các di sản văn hóa và môi trường cảnh quan ở Tây Nam thành phố Huế là rất cần thiết. Các căn cứ thiết kế quy hoạch Quy hoạch điều chỉnh thành phố Huế do Viện Quy Hoạch đô thị Nông Thôn – bộ Xây Dựng thực hiện. Quy hoạch thiết chế văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án quy hoạch Bảo tồn và phát huy hệ thống di tích cố đô Huế. Thông báo số 1820/KTTH ngày 6-4-1995 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế. Phần II : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT QUY HOẠCH Điều kiện tự nhiên Vị trí, giới hạn khu đất Phía Bắc giáp đường Ngự Bình Phía Nam và Tây giáp xã Hưng Thọ Phía Đông giáp xã Thủy Dương Địa hình khu đất quy hoạch Khu vực quần thể các Lăng Tẩm Huế nằm trong vùng địa hình đồi thấp thuộc Tây Nam thành phố Huế. Cao nhất là núi Ngự Bình(103m) Thấp nhất là các giải khe suối, ruộng trũng có độ cao +4.5. Độ cao trung bình phổ biến ≥ +9,00 m Độ dốc tự nhiên trung bình 8 % Độ dốc lớn nhất: 30%( sườn đồi núi ) Khi hậu Nhiệt độ trung bình năm : 25,2°C Độ ẩm trung bình năm 84,5 % Lượng mưa trung bình năm : 2995,5 mm Số ngày mưa trung bình năm : 157 ngày Lượng bốc hơi trung bình năm : 1000mm Số giờ chiếu nắng trung bình trong ngày : 5,7 giờ Gió : Gió Đông Bắc thường xuyên xuất hiện từ thsang 6 đến tháng 8. Vào đầu mùa hè có gió Đông Nam và gió Nam. Tốc độ gió trung bình 1,4 – 1,6 m/s. Mạnh nhất : 18m/s Thủy văn Khu vực Lăng Tẩm chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hương( đoạn từ Lăng Gia Long đến Kim Long ). Địa chất công trình : Khu vực quần thể Lăng Tẩm nằm ở vùng đất gò đồi, đất ở đây có cường độ chịu lực Ro ≥ 2Kg/cm3 Về địa chất thủy văn Mực nước ngầm xuát hiện ở độ sâu 5-10m Các khu đất ven sông về mùa khô nước ngầm bị nhiễm mặn( có thể tới khu vực Thiên Mụ). Cảnh quan thiên nhiên Khu vực cảnh quan Tây Nam thành phố Huế là một không gian có địa hình phong phú đa dạng. Là một quần thể di tích văn hóa, lịch sử đặt trên nền một thiên nhiên ngoạn mục, sơn thủy hữu tình. Dòng sông Hương dịu dàng thơ mộng là xương sống của cả khu vực được bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là món quà vô giá thú hai mà tạo hóa đã ban cho xứ Huế. Sông Hương- núi Ngự trở thành biểu tượng của Huế. Hiện trạng khu vực quy hoạch Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích đất tự nhiên : 2400 ha trong đó : Đất di tích Lăng Tẩm + lịch sử văn hóa : 549,3 ha Đất ở làng xóm : 164 ha Đất không gian xanh : 442,7 ha Đất trung tâm công cộng : 2,9 ha Đất công nghiệp : 12,9 ha Đất nghĩa trang : 127,25 ha Đất khác : 1080,95 ha Trong đó : Đất ruộng : 109 ha Hồ ao, sông ngòi : 218 ha Gò đồi, cây xanh bảo vệ : 753,95 ha Hiện trạng dân cư Khu Lăng Tẩm gồm 3 xã : Xã Xuân Thủy, Xã Thủy Bằng và xã Hương Thọ. Hiện trạng dân số : 18308 người Năm 2020 : khống chế ≤ 20.000 người Hiện trạng các công trình kiến trúc Nhà ở : chủ yếu là nhà xây gạch một tầng, mái ngói hoặc lợp phibrô xi măng, mái tôn.. Chất lượng : nhà tạm hoặc bán kiên cố. Công trình công cộng : Các xã đều có trường cấp I và II, nhà trẻ, trạm xá, cở sở còn sơ sài, yếu kém. Các công trình kiến trúc khác: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ( trong giới hạn thiết kế ) Nhà máy giấy, nhà máy thuốc lá, nhà máy bia. Nhà máy nước, nhà máy cơ khí điện nông nghiệp, kho xăng. Nhà máy đường, kho lương thực, kho vật tư nông nghiệp. Cơ quan : Lâm trường Tiên Phong, một số khu ở tập thể. Công trình lịch sử văn hóa : Các Lăng Tẩm chính : Lăng Đồng Khánh : nằm ở thôn Thượng Hải, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Khu vực Lăn gồm 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ với mật độ tương đối dầy. Lăng Tự Đức : tọa lạc trong một thung lũng hẹp ở xã Thủy Xuân. Trong vòng thành rộng khoảng 12ha gồm 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên thế đất có địa hình chênh nhau chừng 10m. Lăng Tự Đức là lăng đẹp nhất trong số các Lăng Tẩm. Lăng Thiệu Trị : nằm ở địa phận thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Lăng rộng 33ha không có La thành nhưng lại lợi dụng được những dãy đồi xung quanh để tạo nên một vòng La thành thiên nhiên rộng lớn. Lăng dựa vào chân núi Thuận Đạo, trước mặt Lăng là cả một vùng đất bằng phẳng với cây cỏ xanh tươi và ruộng đồng mơn mởn trải dài từ bờ sông Hương tới tận chân cầu Lim. Bên phải có đồi Vọng cảnh, bên trái có núi Ngọc Trản theo thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ. Ngọn núi Chằm cách 8Km làm tiền án. Có 3 hồ ban nguyệt là hồ Điện, hồ Nhuận Trạc và dòng khe chảy từ hồ Thủy Tiên làm yếu tố Minh Đường. Lăng Minh Mạng : thuộc thôn La Khê Bái ,xã Hương Thọ, huyện Hương Trà , có diện tích 23,5 ha. Lăng Minh mạng là một quần thể kiến trúc quy mô, gồm 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ nằm trên đồi núi, sông hồ thoáng mát gần với dòng Tả Trạch và Hữu Trạch cua dòng sông Hương thơ mộng. Lăng Khải Định Với diện tích 3ha, nằm trên đường liên tỉnh đi huyện A Lưới, lăng xây bằng vật liệu xi măng sắt thép ốp thành sứ. Trước mặt là dòng khe Châu Ê làm yếu tố Minh đường, hai bên là những dãyh núi Chóp Vung và Kim Sơn nằm ở tư thế rồng chầu hổ phục, kiến trúc Lăng bằng bê tông tọa trên sường núi Châu Chữ. Từ đường lên KAwng có 127 bậc thang bê tông. Trên một vùng rộng lớn Lăng đều đã được làm các yếu tố phong thủy địa lý : Tiền án, Hậu Chẩm, Hổ Phục, Rồng Chầu, Minh đường, Thủy Tụ ( khe Châu Ê) tạo ra cho Lăng Khải Định một khung cảnh thiên nhiên hung vĩ. Lăng Khải Định là một tác phẩm mũ thuật tổng hòa của nhiều dòng văn hóa, một đặc điểm giao thoa giữa mỹ thuật kim cổ Đông Tây. Lăng Gia Long So với 7 khu Lăng của các vua Nguyễn ở Huế, Lăng Gia Long ở vào vị trí xa xôi nhất đối với trung tâm cố đô, cách cố đô > 10km nhưng đây là khu Lăng hoành tráng nhất về cảnh trí thiên nhiên : núi đồi xung quanh giăng ra như một vòng thành thiên nhiên bao bọc, trụ biểu trước kia có 85 cột, nay chỉ còn 2 cột. Toàn bộ khu Lăng là một quần sơn gồm 42 đồi núi trong đó có ngọn Đại Thiện Thọ là tiền án. Một khu Lăng rộng hơn 28km2 tạo bằng cảnh quan hung tráng từ chan dãy Trường Sơn xuống bờ Tả Trạch của dòng sông Hương. Lăng Đức Cao Hoàng ( Lăng Sọ) Nằm ở chân núi Châu Chữ gần thôn Dương Xuân Thượng. Lăng Hiệp Hòa : Nằm ở giữa thôn Tứ Tây và thôn Ngũ Tây thuộc xã Thủy Dương. Riêng Lăng Dục Đức nằm trong khu vực nội thị nên không nêu ở đây. Nhận xét chung về khu Lăng Tẩm : Cho đến bây giờ, qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, của thời gian, các Lăng Tẩm vẫn tồn tại với các dáng vẻ riêng của mình : hoành tráng, uy nghi lộng lẫy, thơ mộng và u trầm.. Lăng Tẩm các vua Nguyễn là những họa cảnh tuyệt tác được xếp đặt một cách hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, được kiến trúc hợp lẽ với xu hướng triết học, tư tưởng đường thời và tính cách riêng biệt của mỗi một vị vua quá cố, nhìn chung cảnh quan không bị phá vỡ nhiều. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục như : Nhà dân xâm phạm vùng bảo vệ 1 và 2 Môi trường còn ô nhiễm Đường giao thông đến chưa thuận lợi ( Lăng Gia Long – Hiệp Hòa – Đồng Khánh) Các hàng quán bán trước các cửa Lăng , đã ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực. Hàng năm các trận lũ lụt nước ngập mênh mông làm ảnh hưởng tới tuổi thọ các công trình ( chủ yếu làm bằng gỗ ) và Lăng phải đóng cửa không đón được khách. Hệ thống chùa lớn có giá trị lịch sử : Tây Nam thành phố Huế có một mật đồ chùa đậm đặc, điển hình có những chùa : Chùa Trúc Lâm thuộc xã Thủy Xuân- xây dựng năm 1903 Chùa Tường Vân xây dựng năm 1891 Chùa Từ Hiếu, thuộc xã Dương Xuân Chùa Đông Thuyền, thuộc xã Dương Xuân xây dựng cuối thế kỷ 18 Chùa Tây Thiên , thuộc xã Thủy Xuân, xây dựng năm 1902 Chùa Thuyền Tôn, thuộc xã Thủy An, xây dựng năm 1746 Chùa Trà Am, thuộc xã Thủy An, xây dựng năm 1895 Nhìn chung các chùa đền tọa lạc trên những quả đồi đẹp. Trong chùa có vườn cảnh được chăm sóc chu đáo, tuy nhiên một số chùa vẫn bị những hộ gia đình xây lấn đất, vi phạm cảnh quan chàu. Đường dẫn đến một số chùa chưa thuận lợi. Nhà thờ Thiên Am: nằm trên đỉnh đồi Thiên An, có kiến trúc đẹp , mới được bổ sung tôn tạo năm 1997. Hiện trạng một số điểm cảnh đẹp : Đàn Nam Giao : xây dựng vào năm 1806 để hàng năm vua tôi nhà Nguyễn lên tế trời đất. Đàn tế này cũng kiến trúc 3 tầng chồng lên nhau – Đàn tròn cao nhất tượng trưng cho trời đàn vuông kế đó biểu hiện cho đất trời tròn đất vuông , đàn thứ ba tượng trưng cho người. Núi Ngự Bình : núi Ngự Bình cao 105m, dáng uy nghi cân đối. Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ châu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Vương Triều Nguyễn được thành lập , quyết định xây dựng kinh thành Huế, thấy Bằng Sơn như một bức bình phong án ngữ trước mặt. Gia Long chấp nhận đồ án của các thầy địa lý : chọn ngọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình. Khu vực đồi Thiên An : gồm nhiều ngọn đồi nằm trên lộ trình đến Lăng Tẩm các vua Nguyễn những đồi thông quây quần bên nhau mang đến cho không gian nơi đây một sự bình yên , trong lành. Giữa những đồi thông ấy là hồ Thủy Tiên nước xanh trong, thoáng mát nơi đây là nơi nghỉ ngơi cuối tuần của thanh thiếu niên Huế ( cắm trại ,pic nic .. ) Cảnh quan tuy đẹp song hoang sơ, tuyến đường dây điện 500 KV đi trên mặt hồ Thủy Tiên đã hạn chế các tổ chức, hoạt động khu vực. Núi Bân : ( núi 3 tầng ) Núi Bân là một ngọn đồi trọc , cấu tạo bằng sa phiến thạch có độ cao trên 41 m, diện tích bằng 8ha, thuộc thông Tứ Tây xã Thủy An. Trên đỉnh núi Bân, ngày 25-11- Mậu Thân 1788 Nguyễn Huệ đã cùng quan quân làm lễ tế trời đất, lên ngôi Hoàng Đế, đặt hiệu là Quang Trung. Đây là một di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng, nhưng hiện nay trên núi còn nhiều mồ mả của các dòng họ, cây cối không có, cảnh quan trơ trụi. Đồi vọng cảnh : Nằm ven vờ một khúc quan của sông Hương, các Lăng Tự Đức và Đồng Khánh chừng 600m. Ngọn đồi này nổi tiếng bởi vì nơi đây là vị trí thưởng ngoạn cảnh tuyệt vời. Đứng trên đồi vọng cảnh có thể phóng tầm mắt bao quát oàn bộ cảnh quan xứ Huế : Ven Ngọc… núi Kim Phụng. Xa xa toàn cảnh các công trình kiến trúc cổ Lăng Minh Mạng, Lăng Đồng Khánh, LĂng Thiệu Trị, Điện Hòn Chén, tu viện Thiên An.. đang ẩn hiện dưới rừng thông cổ thụ xanh rì. Có một vị trí đẹp như thế, có tầm nhìn thuận lợi như thế nhưng hiện nay, Đồi Vọng Cảnh chỉ là một ngọn đồi trọc ( xưa kia trồng rất nhiều thông ) xơ xác tiêu điều. Rải rác còn một số mồ mả. Hiện trạng cây xanh Hệ sinh thái rừng chủ yến tạp trung ở vùng Lăng, có chức năng phòng hộ và bảo vệ đất. Ngoài ra cây trồng xung quanh Lăng (đặc biệt là cây thông ) còn có chức năng tạo cảnh . Ngoài cây thông còn nhiều bạch đàn lá liễu, mù u cây bản địa gồm những loại cây gỗ quý như : Huỳnh, chò chỉ, gỗ đỏ, gụ mật , sữa, sến, kiền kiền, sao, tếch, kim, trường dẻ… Hàng năm đều có sự tu bổ, chăm sóc, trồng cây mới của lâm trường Tiền Phong. Ngoài cây rừng, trong các Lăng Tẩm, Đền chùa đều có trồng cây cảnh : Đại, Ngọc Bút, Ngâu, Sói, Nhài, Mộc… Các hồ đều thả hoa sen, hoa sung. Tạo nên những vườn LĂng, vườn Chùa đẹp nổi tiếng. Trong nhà dân trồng những cây ăn quả , câu trồng nương( ngô, khoai , sắn, lúa..) Tất cả đã tạo thành một thảm thực vật phong phú và đa dạng. Hiện trạng kỹ thuật Hiện trạng san nền thoát nước mưa Khu vực quần thể Lăng Tẩm Huế gần như chưa được đầu tư và san nền thoát nước. Lăng Tẩm nằm trên các đồi cao nên : Không bị ngập úng Chỉ cần san lấp cục bộ, giữ nguyên dạng thiên nhiên Chưa có hệ thống cống hoàn chỉnh. Nước mưa chủ yếu tự thoát tự nhiên đổ ra sông Hương. Hiện trạng giao thông Khu Lăng Tẩm cách trung tâm 3km. Tổng chiều dài đường hiện có 30km, diện tích là 20ha. Ngoài ra còn có thể đi bằng đò dọc theo sông Hương Đánh giá hiện trạng : Nhìn chung mạng lưới đường bộ và đường thủy còn quá sơ sài hệ thống đường bộ tuy đã có từ lâu song chưa thật liên hoàn. Hiện trạng cấp điện Nguồn điện : Nguồn điện cấp cho tỉnh Thừ Thiên Huế nói chung và khu vực Lăng Tẩm nói riêng là hệ thốn điện Quốc gia qua trạm giảm áp 110/35/6 KV Huế 1 công suất trạm 1x 25 MVA và trạm trung gian VẠn Niên 35/6 KV công suất trạm 2x1800 KVA. Hiện nay khu vực thiết kế chưa có phụ tải Nói chung khu vực thiết kế rất thuận lợi về nguồn cấp điện- gần trạm Huế 1 ( chân núi Ngự Bình ) Hiện trạng cấp nước Nguồn nước : nước mặt sông Hương Thành phố có 2 nhà máy nước : nhà máy Giã Viên và nhà máy Quảng Tế. Hiện nay hầy hết khu vực Lăng Tẩn chưa được cung cấp nước bởi mạng cấp nước thành phố. Các công trình trong khu vực Lăng phải tự cấp nước bằng các giếng đào hoặc bể chưa nước mưa. Hiện trạng thoát nước của khu vực. Hệ thống thoát nước là các tuyến cống, mương dẫn nước thải nước mưa ra sông Phú Cam. Hiện trạng đổ rác vô ý thức của người dân còn khá phổ biến PHẦN IV : GIẢI PHÁP THIẾT KẾ QUY HOẠCH Nguyên tắc quy hoạch (page 21) Quy hoạch cảnh quan vùng Tây Nam thành phố Huế phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương. Bảo tồn được môi trường trong sạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị giàu bản sắc dân tộc. Quy hoạch gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Từ đó đặt ra kế hoạch quản lý, tôn tạo và khai thác các tài nguyên du lịch, các khu vực có thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa Huế. Cải tạo và xây dựng mới các công trình du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh Nâng cấp hệ thống hạ tầng kĩ thuật nhưng không phá vỡ cảnh quan di tích cổ (kể cả hình dáng các công trình kỹ thuật : trạm điện, trạm nước…) Giữ mật độ và phân bố dân cư hợp lý, phát huy phong cách nhà vườn để khai thác du lịch Kiến quyết di chuyển các công trình đã xâm phạm di tích và danh thắng Đề xuất phương pháp luận của việc đánh gia di tích cảnh quan : Xác định giá trị di tích cảnh quan Xác định phạm vi di tích Thiết lập các hình thức sử dụng đất đai tối ưu nhất Khu đất phụ để bảo vệ giá trị cảnh quan Xác định mức độ khôi phục di tích K.T.C.Q Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan : Quan điểm bố cục không gian Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan khu vực nghiên cứu phù hợp với cảnh quan chung Dòng sông Hương là trục không gian chính trong tổng thể khu di tích Lăng Tẩm- Cố đô Huế Lợi dụng thế mạnh về di tích cảnh quan, địa hình phong phú để tạo ra những quan hệ mới trong tuyến du lịch Tỷ lệ chiều cao các công trình kiến trúc phải hài hòa với phong cảnh kiến trúc và không lấn át thiên nhiên. Tạo ra các khu trọng tâm và các điểm nhấn và điểm nhìn quan trọng Bố cục không gian quy hoạch Hệ thống Lăng Tẩm triều đình Nguyễn Khẳng định ranh giới các vòng bảo vệ 1-2-3 theo đúng quy định của pháp lệnh Hội đồng Nhà nước Chỉnh trang các khu dân cư lân cận quanh lăng, giải tỏa các hộ dân cư vi phạm khu vực bảo vệ Lăng. Xây dựng cải tạo các công trình dịch vụ Dọc các tuyến đường đi đến Lăng tẩm và thắng cảnh thiết kế cac mẫu vườn theo mô hình nhà giống như khu vực gò đồi Đà Lạt để tạo tầm nhìn đẹp, thu hút khách du lịch. Hệ thống chùa lớn có giá trị lịch sử Phát huy vùng cảnh quan của các chùa, tạo đường giao thông thuận lợi và hệ thống hạ tầng thuận lợi phát triển du lịch Những cảnh quan có giá trị đặc biệt Có biện pháp bảo vệ cảnh quan sông Hương , đảm bảo môi trường và tạo hiệu quả tốt cho du lịch bằng đường thủy. Có kế hoạch di chuyển khu nghĩa địa ven chân núi Ngự Bình và tiến hành trồng cây với các chủng loại thích hợp nhiều màu sắc để Ngự Bình xứng đáng là tiền án của kinh thành Huế. Trồng cây tạo cảnh và có thể bố trí tượng đài chiến thắng của vua Quang Trung trên núi Bản Có dự án để bảo vệ cảnh quan, trồng cây giải tỏa mồ mả để khai thác phong cảnh đẹp, bảo vệ tiền án của các Lăng. Khu tưởng niệm Tại khu đài liệt sĩ thành phố bố trí thêm công trình đền tưởng niệm ( như ở Bến Được ) tạo vẻ tôn nghiêm cho không gian tưởng niệm. Khu công viên Dự án công viên Thủy Tiên đã được thành phố và tỉnh xem xét. Vườn bách thảo Tài nguyên rừng cần được chú ý bảo vệ bằng biện pháp phát triển rừng nhân tạo và đa dạng về hình thể. Vường ươm Cơ sở cung cấp cây cho cả vùng Tây Nam và thành phố Huế xây dựng nhà kính trồng hoa phong lan Cây xanh trồng rừng, bảo vệ cảnh quan Ngoài việc bảo vệ giữ gìn cảnh quan thiên nhiên phía Tây Nam cho khu vực lăng nhà Nguyễn, còn phải bảo tồn rừng phòng hộ đầu nguồn chống sói mòn, sụt lở, hạn chế lũ lụt của dòng sông Hương hàng năm. Khu dân cư Xây dựng các cụm dân cư mới ven theo vườn đồi thấp để tăng thêm sự đa dạng của phong cảnh. Cứ khoảng 100m lại có một hộ ở ( mô hình nhà vườn Đà Lạt ) Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật - Đối với các công trình di tích đã được xếp hạng Tuân thủ đúng nghị định 288/HĐBT ngày 31/12/1995 và thông tư 206/VHTT ngày 22/7/1986 của Bộ Văn Hóa thông tin về việc thi hành pháp lệnh bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Ngoài ra cần phải thực hiện đúng quy ước Quốc tế về bảo vệ di sản. Đối với các khu dân cư, các công trình sản xuất tiểu thủ công và các công trình dịch vụ khác : Bảo vệ các khu làng nhà vườn, xây dựng các khu nhà dạng vườn đồi và các công trình công cộng khác phù hợp với sự phát triển của quy hoạch chung theo các chỉ tiêu : Mật độ xây dựng tối đa 20% Mật độ dân số tối đa : 100 ~ 120 người / ha đất ở. Tầng cao ≤2 tầng Phong cách kiến trúc, màu sắc hài hòa cảnh quan, nâng cao nghệ thuật kiến trúc dân tộc ở Huế. Các chỉ tiêu về hạ tầng kĩ thuật Giao thông : Tổ chức giao thông đường bộ và thủy đi đến các Lăng Tẩm và các điểm cảnh đẹp. Mật độ giao thông : 3,7 km/km2 Bãi đỗ xe : Đối với khu dân cư : 0,2 – 0,5 ha Đối với các công trình di tích và dịch vụ du lịch : 0,5 – 1,2 ha Cấp nước : Phục vụ sinh hoạt khu dân cư Đợt đầu : 100 lít/ người/ ngày đêm Tương lai : 130 lít/ người/ ngày đêm Phục vụ các khu di tích du lịch và phòng cháy : Đợt đầu 150 lít/ người/ ngày đêm Tương lai 250 lít/người/ ngày đêm Cấp điện : Đợt đầu : 170 W/ người Tương lai :: 230 W/ người Cây xanh : Cây xanh khu dân cư, nhà vườn, cây ăn quả Cây xanh cảnh quan : cây tạo cảnh gần, cảnh xa, trang trí Cây xanh phòng hộ, bảo vệ môi trường, sinh thái cây mảng lớn PHẦN V: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, HẠ TẦNG Đề xuất cách tiếp cận, ý tưởng Thiết kế đường đối ngoại khu Lăng Tẩm có 2 phương án : Phương án 1 : cắt qua sông Hương cách phà Tuần 500m. Phương án 2 : vòng qua núi Kim Phụng, lăng Gia Long, cắt sông Hương ở hai vị trí Tùy theo tình hình cụ thể để chọn 1 trong 2 phương án, nhưng phương án 2 có nhiều ưu điểm hơn về mặt kết hợp giữa kinh tế với các mặt Văn hóa Xã hội. Quy hoạch sử dụng đất ( 22) Khu đất thiết kế được chia ra thành những khu chức năng chính như sau : Khu đất di tích Lăng Tẩm với vòng bảo vệ 1 và 2, di tích lịch sử tôn giáo : 549,3 ha Khu đất ở, làng xóm : 164ha Khu trung tâm công cộng phục vụ dân sinh : 16,08 ha Khu đất dịch vụ du lịch : 10,5 ha Không gian xanh : 732,4 ha Trong đó có : Vườn bách thảo : 95 ha Vườn ươm : 81 ha Công viên Thủy Tiên : 324 ha Cây xanh sinh thái : 232,4 ha Đất nghĩa trang : 59,75 ha Chức năng khác : 736,47 ha Trong đó : Đất ruộng canh tác : 109 ha Hồ ao sông ngòi : 250 ha Gò, đồi : 377,47 ha HẠ TẦNG KĨ THUẬT Quy hoạch Giao thông Quy mô và phân cấp tuyến đường Chỉnh sửa tuyến đường và bãi xe trước lăng Khải Định đến vị trí phù hợp Các trục chính : mở rộng mặt cắt 16,5m. Toàn bộ chiều dài : 30km Gồm 5 đường : Tuyến 1 : Hướng Bắn Nam chạy song song hướng từ Lăng Tự Đức tới xã Hương Thủy dài 10km Tuyến 2 : hướng Bắc Nam từ Đàn Nam Giao đi LĂng Khải Định dài 5km Tuyến 3 : Hướng Bắc Nam từ quốc lộ 1A mới đi khu núi Chín Hầm – một di tích có giá trị lịch sử dài 5km Tuyến 4 : Hướng Đông Tây từ Đàn Nam Giao đi Lăng Tự Đức (gọi là quốc lộ 49) dài 4km Tuyến 5: Hướng Đông Tây từ Quốc lộ 1A mới chạy song song mương hiện có qua chùa Hồng Đức tới Bến Đò nhà máy giấy dài 6km Đường đối ngoại qua khu Lăng Tẩm : Xa lộ Bắc Nam nằm phía Tây sông Hương Trên cơ sở phân khu chức năng : khu ở, khu trung tâm, khu du lịch hình thành các đường liên khu vực : mặt cắt rộng 8,5m – 11,5m ( lòng 5,5m ; hè 1,5-3m ) Tổng chiều dài 90km Bài đỗ xe : Để phục vụ các tuyết ôtô tham quan du lịch, cần tổ chức hệ thống bãi đỗ xe, có diện tích 0,2 – 0,5 ha( có thể đậu 80-200 xe) Tổng diện tích 8 bãi đỗ xe : 4ha Giao thông thủy : cần nâng cấp các tuyến du lịch trên sông bằng ca ô,đò dọc quy hoạch các bến đỗ thuận tiện cho khác du lịch Giải pháp về mặt cắt ngang Loại đường chính : chủ yếu nâng cấp mở rộng từ 5,5m lên 7,0m, xác định rõ chỉ giới đường đỏ là 16m. Lòng đường : 7m Hè cho công trình hạ tầng và cây xanh : 4,5 x 2= 9m Loại đường liên khu vực : chủ yếu là xây mới với chiều rộng 8,5m Chiều rộng lòng đường : 5,5 m Hè 2 bên 3-6m Cần hạn chế chiều rộng đường đỏ, các tuyến đường chạy ven theo chân đồi, núi, giải đất trồng cây xanh trên đường có thể kết hợp với nhà vườn dọc 2 bên đường, phân hệ đường là các thảm cỏ chủ yếu cho việc đặt các công trình hạ tầng kĩ thuật Quy hoạch hệ thống cấp nước Tiêu chuẩn : cho khu dân cư đợt đầu : 100 l/người/ngày đêm Dài hạn(2020) : 130l/ người.ngày đêm Nhu cầu dung nước các giai đoạn Đợt đầu : 9300 m3/ ngđ Dài hạn : 9800 m3/ ngđ. Nguồn nước : Thành phố Huế lấy từ nguồn nước mặt Sông Hương do 2 nhà máy cung cấp nước. Riêng khu vực Gia Long và khu vực lâp dự kiến đặt trạm bơm nước sông Hương. Nên xử lý tại đồi cốt +18,4 m công suất 1000m3/ ngđ. Tương lai đến 2020 xây dựng hai đơn nguyên công suất mỗi đơn nguyên 27.500 m3/ng.đ để đạt công suất nhà máy 110.000 m3/ngđ. Mạng lưới đường ống : thiết kế mạng lưới cấp nước theo mạng cành cây, tiết diện ống được tính theo quy mô của từng khu vực quy hoạch. Đường ống đặt trong hào kĩ thuật, trường hợp không có hào kỹ thuật hì đặt dưới vỉa hè độ sâu chôn ống từ 0,5 đến 0,7m Cứu hỏa : bố trí các họng chữa cháy trên các ngã 3,4.. để tiện việc đi lại lấy nước Áp lực : đủ cấp cho khu vực Khối lượng và kinh phí xây dựng : 10,65 tỷ đồng Tồn tại và kiến nghị : Nước thải cần phải xử lý triệt để khi xả ra sông Cần sớm lập dự án xây dựng hồ khe ngang, khi lũ và hồ Tả Trạch, Hữu Trạch để điều tiết nước sông Hương trong giai đoạn dài hạn Quy hoạch thoát nước Quy hoạch thoát nước bẩn Nước thải sinh hoạt Tiêu chuẩn thoát nước : Đợt đầu :100 lít/người.ngđ Dài hạn( đến 2020): 130 lít/ng.ngđ Khối lượng nước thải đến năm 2020 khoảng 2380m3/ ngđ Nước thải từ các công trình công cộng Nước thải từ các công trình công cộng chiếm 20% lượng nước thải sinh hoạt từ dân cư Nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tiêu chuẩn thoát nước công nghiejp lấy bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước Tiêu chuẩn thoát nước công nghiệp là 36%/ngđ Quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn Khu vực giới hạn từ phía Bắc đường quốc lộ mới tới sông Phú Cam và khu vực Đàn Nam Giao, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh sẽ thiết kế hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Nước thải thuộc khu vực này sẽ đưa về hồ sinh học để xử lý Các khu vực còn lại sẽ dung hệ thống thoát nước chung Quy hoạch thoát nước mưa Đa số các khu vực Lăng Tẩm, khu công viên bách thảo có thể xây dựng hệ thống thoát nước chung Hệ thống thoát nước mưa của từng vị trí Lăng Tẩm sẽ thông qua các mương cống xả ra các dòng mới sát khu vực lăng tẩm, cuối cùng xả ra sông Hương và sông Phú Cam. Trong khu vực quần thể các Lăng Tẩm Huế và các di tiích ăn hóa sẽ có một số hồ nhỏ được xây dựng, ngoài Hồ Thủy Tiên. Tại miệng xả của hê thống thoát nước ra sông Hương có đập để đóng lại khi H lũ sông Hương cao ≥6m. Hệ thống thoát nước mưa sẽ sử dụng các loại : Mương nắp đan Các đường cống ngầm BTCT Một số đoạn mương, kênh hở hình thanh có thành xây đá Các loại mương nắm đan có độ dốc theo đường Tuyến thoát nước khi cắn qua đường sẽ đặt các cống BTCT Một số đoạn suối , kênh phải được kè bờ đá bảo vệ dòng chảy và tạo cảnh quan. Quy hoạch vệ sinh môi trường 4.1. Quy hoạch thu gom xử lý chất thải rắn Theo quy chuẩn xây dựng, lượng rác thải tính với chỉ tiêu 0,3kg/người/ngđ. Tỷ lệ thu gom là 80% Tính đến năm 2020, dân số khu vực là 20000 người. Khối lượng rác dự tính phải thu gom là 13,2 tấn/ngày. 4.2. Quy hoạch khu nghĩa trang Trong khu vực nghiên cứu quy hoạch, hiện có 127,27ha nghĩa trang tập trung Trong quy hoạch đến 2020 thì diện tích nghĩa trang giữ lại là 59,75ha, diện tích nghĩa trang nằm trong diện tích xây dựng được di chuyển đi nơi khác. Diện tích nghĩa trang còn lại cần được trồng cây xanh và cách ly với khu dân cư. Quy hoạch cấp điện 5.1. Phương hướng quy hoạch Nguồn điện Cấp điện cho khu vực phía Tây Nam thành phố Huế được lấy từ trạm 110 KV Huế. Trạm đặt ở chân núi Ngự Bình. Công suất trạm 1x250 MVA Lưới 22KV Hệ thống lưới phân phối khu vực trung tâm Thành phố Huế và một số vùng phụ cận sẽ tồn tại ba vòng điện áp chính : 6, 15 và 22 KV Trạm biến áp lưới Trạm biến áp lưới 22/0.4 KV Lưới 0,4 KV Chọn cáp điện áp 220/380 V đối với khu vực trung tâm 0.4 KV đi ngầm. Lưới chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng sân vườn cho các khu Lăng Tẩm dung loại đèn Vương Miện mã hiệu CR.01 tăng vẻ đẹp cho nơi tôn nghiêm của Huế Đối với khu vui chơi giải trí ( công viên Thủy Tiên ..) dung đèn thủy ngân cao áp Đối với trung tâm xã chiếu sáng kết hợp đường dây hạ thế Đối với đường đi dạo đảm bảo độ rọi 0,3 cd/m2 Các công trình dùng đèn pha để chiếu sáng Kinh phí cấp điện ước tính: K = 33078,5.106 vnđ Quy hoạch san nền Đến năm 2010 các khu vực dự kiến xây dựng gần các vị trí các Lăng Tẩm phải đảm bảo chống được lũ tiểu mạn của hệ thống sông Hương Có hướng đảm bảo cho các công trình xây dựng sau năm 2010 phải chống được lũ chính vụ của sông Hương San lấp cục bộ cho từng công trình sao cho khối lượng san lấp nhỏ nhất ≤3000m3 . Tổng khối lượng san lấp khoảng : 150.000 m3 Các taluy phải đảm bảo các tiêu chuẩn : Chiều cao taluy ≤ 3m Độ dốc mái ta luy m ≥ 1 Ta luy phải được bảo vệ bằng các mương đón nước và phải được trồng cỏ Độ dốc san nền ở khu vực phải đạt ≥0.005 VI. KINH TẾ XÂY DỰNG 24