« Home « Kết quả tìm kiếm

Tìm hiểu nhận thức của học sinh Trường trung học cơ sở Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên về các dịch vụ hệ sinh thái rừng


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƢNG VƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VỀ CÁC DỊCH VỤ.
- HỆ SINH THÁI RỪNG.
- Ngày nhận bài Nghiên cứu này đánh giá nhận thức về các dịch vụ sinh thái rừng của học sinh trường Trung học cơ sở Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên để thấy được mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận thức của học sinh thuộc khu vực đô thị tại một tỉnh miền núi có rừng..
- Ngoài các biện pháp thu thập và phân tích số liệu và tài liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với hơn 300 học sinh trong toàn trường.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn học sinh trường trung học cơ sở Trưng Vương đều nhận biết được các nhóm dịch vụ sinh thái, tuy nhiên hơn 70% học sinh nhận biết các dịch vụ cung cấp và dịch vụ điều tiết nhưng chỉ khoảng 40%.
- học sinh nhận biết được các dịch vụ văn hóa.
- Các em cũng có nhận thức đúng đắn về các tác động của con người và những hành động cụ thể phù hợp với học sinh để bảo vệ rừng.
- Nhận thức của học sinh là kết quả của sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và các tác động từ bên ngoài xã hội.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các em học sinh mong muốn có được nhiều chương trình trải nghiệm và các hoạt động thực tế trong thiên nhiên để nâng cao hơn nữa nhận thức về các dịch vụ hệ sinh thái rừng và bảo vệ rừng..
- Giáo dục môi trường Dịch vụ sinh thái rừng Đánh giá nhận thức Học sinh.
- Những lợi ích mà con người khai thác được từ rừng để phục vụ cuộc sống của mình được gọi là dịch vụ sinh thái rừng [1].
- Dịch vụ sinh thái (DVST) rừng được chia thành 4 nhóm gồm dịch vụ cung cấp gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, thực phẩm…, các dịch vụ điều tiết khí hậu, nguồn nước, lọc nước, chống xói mòn.
- các dịch vụ văn hóa như vui chơi giải trí, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, niềm cảm hứng sáng tác, giá trị thẩm mỹ, giáo dục, và dịch vụ hỗ trợ cho quá trình hình thành đất và các chu trình tuần hoàn cơ bản của tự nhiên [1]..
- Vì vậy, việc bảo vệ rừng để duy trì các dịch vụ sinh thái trước hết phải bắt đầu từ việc giáo dục để nâng cao nhận thức của con người về tầm quan trọng của chúng..
- Công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về môi trường của nước ta đã được thể hiện trong nhiều chính sách, văn bản pháp luật và được đưa vào trường học [2]..
- Bên cạnh đó, gia đình, các tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng cho các em.
- Việc đánh giá thực chất học sinh có nhận thức và hành động đúng về bảo vệ môi trường hay chưa hiện chưa được đưa vào tiêu chí để đánh giá hiệu quả của công tác GDMT trong các cơ sở giáo dục.
- Việc đánh giá nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường hiện mới chỉ thực hiện ở mức độ nghiên cứu nhỏ lẻ tại một số địa phương [3] trong khi một số quốc gia đã quan tâm đến việc đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường [4] và các dịch vụ sinh thái rừng [5]..
- Việc đánh giá nhận thức và hành động cụ thể của các em học sinh THCS ở một tỉnh miền núi có rừng như thế nào về DVST và bảo vệ rừng.
- vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội có ảnh hưởng như thế nào tới nhận thức của các em là điều rất cần thiết để có những giải pháp nâng cao nhận thức hoặc phát huy vai trò của các em đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng ở hiện tại và trong tương lai..
- (1) Đánh giá nhận thức của học sinh thông qua (a) nhận biết các DVST rừng, (b) đánh giá các tác động của con người tới hệ sinh thái và (c) hành động của học sinh để bảo vệ rừng.
- (2) Những ảnh hưởng của giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội tới nhận thức của các em học sinh..
- Các kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả GDMT và xây dựng các đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của đối tượng này trong tương lai.
- chương trình học của học sinh THCS.
- Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát đối với học sinh tại trường THCS Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên.
- Phiếu điều tra được xây dựng gồm 4 nội dung: (1) nhận diện các DVST rừng, (2) các tác động ảnh hưởng đến rừng, (3) hành vi bảo vệ rừng và (4) các tác động ảnh hưởng nhận thức của học sinh đến dịch vụ hệ sinh thái rừng.
- Có tổng số 311 học sinh tham gia khảo sát, trong đó có 70 học sinh khối 6 (chiếm 22,5.
- 83 học sinh khối 7 (chiếm 26,7.
- 107 học sinh khối 8 (chiếm 34,4%) và 51 học sinh khối 9 chiếm (16,4%)..
- Nhận thức của học sinh về các dịch vụ hệ sinh thái rừng 3.1.1.
- Nhận diện các dịch vụ hệ sinh thái rừng.
- Nhận thức của học sinh về các DVST được đánh giá dựa trên khả năng nhận diện 24 lợi ích thuộc 3 nhóm dịch vụ cung cấp, điều tiết và văn hóa của hệ sinh thái rừng (bảng 1)..
- Tỷ lệ học sinh nhận biết các dịch vụ sinh thái rừng.
- Các dịch vụ sinh thái rừng % Các dịch vụ sinh thái rừng.
- Dịch vụ cung cấp (14) Dịch vụ điều tiết (6).
- Củi đun và chất đốt cho con người 84,6 Dịch vụ văn hóa (4).
- Giấy 75,2 Phục vụ các hoạt động văn hóa, tinh thần.
- Toàn bộ học sinh tham gia khảo sát đều nhận biết được các dịch vụ cung cấp mà rừng mang lại.
- Trên 70% học sinh nhận biết được các lợi ích như cung cấp các loại cây thuốc quý.
- Các dịch vụ điều tiết của hệ sinh thái rừng gồm điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường, tái tạo các chất dinh dưỡng trong đất, điều hòa nguồn nước, chống lũ lụt hoặc hạn hán, kiểm soát dịch bệnh trong tự nhiên đều được nhận diện.
- Trong đó lợi ích điều hòa khí hậu của rừng có tỷ lệ 92,3% học sinh nhận biết được lợi ích này..
- Số học sinh nhận diện được các lợi ích của dịch vụ văn hóa của hệ sinh thái rừng không được cao so với hai nhóm dịch vụ trên.
- Rừng là nơi diễn ra các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí, bảo vệ di tích lịch sử được học sinh nhận diện nhiều nhất (47,3%) so với các dịch vụ khác trong nhóm.
- Sự khác nhau trong nhận thức của học sinh về các nhóm DVST, một phần là do nhóm dịch vụ cung cấp là những lợi ích hữu hình, có thể định lượng được và thường xuyên gặp trong đời sống hàng ngày.
- Các dịch vụ văn hóa và dịch vụ điều tiết là những lợi ích phi vật chất, nếu không được phân tích, chỉ dẫn, thì các em sẽ không nhận biết được..
- Học sinh khối 8 và 9 nhận biết các dịch vụ văn hóa nhiều hơn so với học sinh khối 7 và 6, tuy nhiên kết quả lại ngược lại với việc nhận biết các dịch vụ điều tiết.
- Học sinh lớp 6 và 7 biết đến các DVST có nguồn gốc từ các thành phần của hệ sinh thái thông qua các bài học về vai trò của động, thực vật.
- Trong môn sinh học lớp 9, các em được học về khái niệm hệ sinh thái và vai trò của cả hệ sinh thái.
- Nhận diện các tác động ảnh hưởng đến các dịch vụ sinh thái rừng.
- Đánh giá của học sinh về các tác động có ảnh hưởng đến các dịch vụ sinh thái rừng Đơn vị: học sinh.
- Hoạt động Mức độ tác động.
- Hiểu biết của học sinh về các tác động có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng được đánh giá dựa vào việc đánh giá các mức độ tác động của 18 hoạt động nhân sinh tới hệ sinh thái rừng.
- Các hoạt động của con người được đánh giá có tác động tiêu cực tới hệ sinh thái rừng như khai thác cây gỗ lớn để làm nhà và đồ dùng trong gia đình.
- Các hoạt động được đánh giá có tác động tốt tới hệ sinh thái rừng là khai thác lâm sản ngoài gỗ.
- thu hoạch các loại cây thuốc chữa bệnh và xây dựng lực lượng bảo vệ, cứu chữa rừng được phần lớn học sinh đánh giá là hoạt động tốt cho hệ sinh thái rừng.
- Hành động của học sinh trong bảo vệ các dịch vụ sinh thái rừng.
- Đánh giá nhận thức của học sinh trong các hoạt động bảo vệ rừng thông qua khả năng nhận biết 11 hành động mà học sinh nên hay không nên thực hiện để bảo vệ rừng.
- Ngoài 11 hành động được nêu, học sinh có thể đưa thêm những hành động khác trong thực tế (bảng 3)..
- Hành động của học sinh để bảo vệ rừng.
- Hoạt động khác (học sinh tự đề xuất) 2,7.
- Tất cả các học sinh tham gia khảo sát đều hiểu biết về các hành động nên hay không nên làm để bảo vệ rừng.
- Các hành động nên làm được nhiều học sinh lựa chọn là báo cho người lớn, cha mẹ, thầy cô về những hành động vi phạm pháp luật bảo vệ rừng mà em nhìn thấy (92.
- Tuy nhiên, một số học sinh chưa nhận ra được việc làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng như nuôi, nhốt các động vật hoang dã tại gia đình (3,2%) và ăn các món ăn từ các loại động vật hoang dã (2,6%)..
- Bên cạnh đó, có 2,7% học sinh cũng đưa thêm một số hành động của học sinh nên làm để bảo vệ rừng là: không đốt rừng, không sử dụng nhiều đồ dùng làm từ gỗ, không mang những thứ dễ cháy vào trong rừng, không chặt quá nhiều cây và trồng cây gây rừng.
- Điều này cho thấy các em đã hiểu đúng về các hành động bảo vệ rừng..
- Nhìn chung, học sinh tại trường THCS Trưng Vương có nhận thức khá tốt về các DVST rừng và các hoạt động của con người gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
- Tuy nhiên, nhận thức của các em có sự khác nhau về các nhóm DVST và giữa các khối lớp.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh về các dịch vụ sinh thái rừng 3.2.1.
- Hiện nay nhận thức của học sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội..
- Mỗi môn học sẽ cung cấp một phần kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Các em học sinh nhận xét về các tiết học được lồng ghép nội dung về DVST và bảo vệ rừng trong chương trình chính khóa là tiết học vui vẻ, dễ tiếp thu, thầy cô có mở rộng kiến thức, tạo sự hứng thú cho học sinh khi tiếp thu bài giảng trong mỗi tiết học trên lớp..
- Ngoài các hoạt động trong trường học, rất nhiều học sinh có mong muốn được tiếp nhận kiến thức theo nhiều hình thức khác (bảng 4).
- Trong đó, số học sinh mong muốn được tham gia hoạt động tham quan, thực tế tại các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc Vườn quốc gia chiếm tỷ lệ lớn (85,5%)..
- Giáo dục nhận thức về môi trường rừng trong nhà trường là cần thiết đối với việc nâng cao nhận thức cho học sinh.
- Trong đó, mỗi giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối học sinh với thiên nhiên [4].
- Bên cạnh đó, học sinh có nhiều hoạt động trải nghiệm “trong thiên nhiên” hơn thường có nhận thức tốt và hành động tích cực về các dịch vụ sinh thái hơn [4], [5].
- Tỷ lệ học sinh mong muốn tiếp nhận kiến thức về dịch vụ sinh thái rừng theo các hình thức khác nhau.
- Hoạt động Mong muốn tham gia.
- Môi trường giáo dục trong gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng.
- Kết quả khảo sát (hình 1) cho thấy, đa phần các em đều được bố và mẹ quan tâm tới việc giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường rừng.
- Số lượng gia đình có sự tham gia của cả bố và mẹ trong các hoạt động về giáo dục thiên nhiên chiếm tỉ lệ lớn.
- Sự tham gia của bố và mẹ trong các hoạt giáo dục bảo vệ môi trường 3.2.3.
- Ngoài sự tiếp thu kiến thức trong gia đình, nhà trường, nhận thức của học sinh cũng có sự ảnh hưởng từ môi trường sống và khả năng tiếp cận xã hội..
- Học sinh trường THCS Trưng Vương sống trên địa bàn thành phố, các kiến thức về DVST rừng chỉ được tiếp cận qua tài liệu, sách vở và truyền thông.
- Do đó, số học sinh nhận diện các DVST này chiếm tỷ lệ thấp hơn các dịch vụ khác..
- Việc tiếp thu kiến thức từ xã hội cũng ảnh hưởng lớn tới nhận thức của học sinh.
- và các phương tiện truyền thông (tivi, báo, đài) có sự tác động lớn tới nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường rừng.
- Nhờ các phương tiện này mà độ lan truyền thông tin về vấn đề môi trường đến với các học sinh một cách nhanh chóng.
- Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của các hoạt động của những người nổi tiếng, cũng tác động đến nhận thức của các em học sinh..
- Sự ảnh hưởng của xã hội đến nhận thức của học sinh dựa trên ý kiến của chính các em (hình 3) cho thấy rằng: các em tiếp nhận kiến thức về môi trường từ xã hội chủ yếu qua các phương tiện truyền thông (92,6.
- Nhu cầu tự tìm hiểu vấn đề môi trường rừng qua mạng Internet của học sinh khá phổ biến..
- Khi các em phát triển kỹ năng tự nhận thức về các vấn đề môi trường xung quanh thì sẽ tự định hướng được hành động của bản thân phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế [8]..
- Tỷ lệ học sinh tiếp nhận các nguồn kiến thức về hệ sinh thái rừng trong xã hội 3.3.
- Một số giải pháp nâng cao nhận thức về DVST rừng và bảo vệ rừng.
- Các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm và quan sát thực tế cho học sinh cần được xây dựng theo hướng giáo dục trong môi trường..
- Cha mẹ cần nắm bắt các kiến thức trong trường học để tạo điều kiện học tập “trong môi trường” cho con cái thông qua các hoạt động của gia đình..
- Học sinh trường THCS Trưng Vương có nhận thức tương đối cơ bản về các DVST rừng và hành động bảo vệ rừng.
- Các em cũng có nhận thức và hiểu biết tốt về các tác động của con người tới hệ sinh thái rừng, phân biệt được các hoạt động nên và không nên làm để bảo vệ rừng.
- Tuy nhiên, hệ thống giáo dục trong trường học cần khắc phục một số hạn chế để có thể cung cấp kiến thức toàn diện về tất cả các DVST rừng cho học sinh.
- Sự phối hợp tốt của gia đình và xã hội sẽ tạo nên sự thống nhất, hoàn chỉnh và bổ trợ cho nhau trong việc phát triển nhận thức và hành vi của học sinh trong bảo vệ rừng, bảo vệ cuộc sống của con người.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt