intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Một số đặc điểm của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

34
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là khái quát tiến trình Phật giáo và từ đó đi sâu nghiên cứu một số đặc điểm của Phật giáo thời Ngô – Đinh và Tiền Lê và từ đó chỉ ra ý nghĩa đối với lịch sử thời kỳ này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Một số đặc điểm của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRỊNH THỊ HÒA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRỊNH THỊ HÒA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ VIỆT NAM Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới Hà Nội – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “ Một số đặc điểm của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn đều đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước. Tôi xin cam đoan điều này là đúng sự thật. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tác giả TRỊNH THỊ HÒA
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ tình cảm biết ơn chân thành tới tất cả các thầy cô trong Khoa sau đại học - Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội – Đại học Quốc Gia Hà Nội với những chỉ dẫn và giúp đỡ trong quá trình học tập cũng như khi tiến hành làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, các thầy giáo trong khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho nội dung của luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Vì thời gian thực hiện luận văn có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tác giả TRỊNH THỊ HÒA
  5. MỤC LỤC A MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ............................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. ..................................... 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 7 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. .............................................. 8 6. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 8 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. ................................................ 8 8. Kết cấu của luận văn . ................................................................................. 9 NỘI DUNG..................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ VÀ DIỆN MẠO CỦA NÓ. ....... 10 1.1 Bối cảnh cho sự phát triển Phật giáo thời kỳ Ngô – Đinh – Tiền Lê.. 10 1.1.1 Điều kiện chính trị - kinh tế xã hội ......................................................... 10 1.1.2 Điều kiện văn hoá – tư tưởng ................................................................. 22 1.2 Diện mạo của Phật giáo trƣớc và trong thời Ngô – Đinh – Tiền Lê... 27 1.2.1 Diện mạo Phật giáo trước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. ......................... 27 1.2.2 Diện mạo Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. .................................. 34 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ VIỆT NAM ............................................................................................................... 39 2.1 Đặc điểm nhập thế của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ............ 39 2.1.1 Đặc điểm Phật giáo nhập thế trong đời sống chính trị - xã hội. .......... 39 2.1.2 Đặc điểm Phật giáo nhập thế biểu hiện qua vai trò của các thiền sư. .. 43 2.2 Đặc điểm dung thông của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ........ 58 2.2.1 Đặc điểm dung thông của Phật giáo với văn hóa tín ngưỡng bản địa. ..... 59
  6. 2.2.2 Đặc điểm dung thông của Phật giáo trong Tam giáo............................ 67 2.2.3 Đặc điểm dung thông giữa các tông phái khác nhau trong Phật giáo ......... 72 2.3 Ý nghĩa của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đối với lịch sử Việt Nam thời kỳ này. ........................................................................................... 77 2.3.1 Một số giá trị nổi bật của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đối với lịch sử Việt Nam thời kỳ này. .......................................................................... 77 2.3.2 Một số hạn chế của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê..................... 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................... 89
  7. A MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN ở Ấn Độ và nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn thu hút được đông đảo tín đồ tham gia. Sở dĩ Phật giáo có sự lôi cuốn mạnh mẽ như thế không chỉ vì Phật giáo có giáo lý cao siêu mà quan trọng hơn đem lại quan niệm sự công bằng, bình đẳng giữa con người với con người, ngợi ca tình thương lòng từ bi bác ái. Phật giáo sau khi ra đời ở Ấn Độ đã nhanh chóng lan tỏa đi ra các nước trong khu vực. Với sự mềm mỏng, khoan dung, uyển chuyển trong giáo lý, giáo lễ, giáo luật dựa trên tinh thần “khế lý khế cơ” đi đến đâu Phật giáo cũng nhanh chóng hòa hợp, ăn sâu bám rễ vào nền văn hóa nơi mà nó truyền bá tới. Mà ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng đầu công nguyên khi nước ta đang chìm đắm trong vòng nô lệ của phong kiến phương Bắc. Đứng trước nỗi bất hạnh của một dân tộc bị mất độc lập chủ quyền, có nguy cơ bị đồng hóa về mặt văn hóa. Phật giáo đã không đứng ngoài cuộc mà chia sẻ đứng về phía người dân Việt Nam bị đọa đầy đau khổ, động viên, ủng hộ họ trong các cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Và trong suốt hai ngàn năm lịch sử du nhập và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cũng dân tộc, đứng về phía dân tộc để chống lại các thế lực ngoại bang. Với sự hội nhập của Phật giáo với văn hóa dân tộc, nên những tư tưởng cao siêu thấm đẫm tinh thần triết học Phật giáo tự khi nào đã thấm vào trong quần chúng nhân dân lao động trở thành giá trị định hướng cho suy nghĩ và hành động của người Việt. Phật giáo đã kết hợp với văn hóa tín ngưỡng bản địa tạo nên một lâu đài tráng lệ về văn hóa mà vẫn đậm bản sắc dân tộc. Với những kết quả to lớn của Phật giáo hòa nhập với văn hóa Việt Nam thì việc đúc rút nghiên cứu về những đặc điểm, đặc trưng của Phật giáo trong các triều 1
  8. đại trong lịch sử sẽ luôn là một vấn đề bức thiết đặt ra đối với những người muốn tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam. Việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam bởi thế đã có nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên không phải giai đoạn lịch sử Phật giáo nào cũng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích một cách đẩy đủ, hệ thống rạch ròi mà tiêu biểu là thời đại Ngô – Đinh – Tiền Lê. Do đây là một giai đoạn lịch sử bản lề từ thời kỳ mất chủ quyền bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ, tuy ngắn ngủi nhưng lại chứa đầy ắp những sự kiện lịch sử cần phân tích, làm rõ. Phân tích sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn này là hết sức quan trọng, nhất là những đặc điểm của nó. Chỉ có giải quyết được vấn đề những điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của Phật giáo này thì chúng ta mới lý giải rõ ràng được tại sao Phật giáo thời kỳ này lại có những đặc điểm như vậy. Và giai đoạn đã kế thừa những gì của Phật giáo giai đoạn trước đó. Đồng thời làm rõ được giai đoạn này góp phần đi tới luận giải được những lý do, đặc điểm nào đã đưa Phật giáo thời đại Lý – Trần phát triển lên đến đỉnh cao vàng son. Hiện nay đất nước ta đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ trong việc xây dựng và hoạch định phát triển kinh tế xã hội văn hóa với những khó khăn và thách thức rất lớn. Vì vậy đòi hỏi Đảng và Nhà nước và đặc biệt là các nhà khoa học cần có những nghiên cứu từ trong truyền thống các kinh nghiệm lịch sử đưa ra kiến giải hợp lý để làm bài học đưa đất nước, kinh tế, khoa học và cả văn hóa không ngừng đi lên. Tuy nhiên để có thể đưa ra những kiến giải khoa học một mặt chúng ta cần phải dựa trên những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng mặt khác cần phải đào sâu tìm hiểu lại lịch sử văn hóa của dân tộc để đúc rút, học hỏi những bài học kinh nghiệm của ông cha ta đã để lại. Và tôi thiết nghĩ tìm hiểu sâu hơn về cách ứng xử với Phật giáo của thời Ngô – Đinh - Tiền Lê từ việc tìm hiểu 2
  9. bối cảnh những vấn đề chính trị - xã hội và đặc điểm của Phật giáo thời kỳ này sẽ cung cấp cho hậu thế những kiến thức và gợi ý bổ ích. Vì vậy nghiên cứu một số đặc điểm của Phật giáo trong các triều đại mở đầu kỷ nguyên tự chủ trên là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Điều đó không những góp phần giúp chúng ta tìm hiểu tinh hoa tư tưởng và văn hóa dân tộc trong quá khứ mà còn giúp ta có một cái nhìn khách quan về vị trí của Phật giáo trong các triều đại Ngô- Đinh –Tiền Lê đã đóng góp cho dân tộc Việt Nam. Chính vì những lý do nêu trên mà tôi lựa chọn vấn đề tìm hiểu: “Một số đặc điểm của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê và ý nghĩa của nó đối với lịch sử Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Lịch sử Phật giáo truyền vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên, đến nay đã ngót 2000 năm. Qua thời gian dài Phật giáo đã để lại cho dân tộc ta nhiều dấu ấn, có thế thấy từ tín ngưỡng đến văn hóa, phong tục tập quán, từ tư tưởng chính trị, luật pháp đến tình cảm. Với ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng của Phật giáo ở nước ta, cho đến ngày nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung, đóng góp của Phật giáo cho tư tưởng Việt Nam, văn hóa Việt Nam, mà điển hình là các công trình sau: Tác phẩm được cho là công trình nghiên cứu sớm nhất về tinh hoa Phật giáo Việt Nam lưu truyền cho đến ngày nay là tác phẩm “Thiền uyển tập anh”. Đây là công trình tập trung nghiên cứu truyền thừa hai dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông với những đại diện là những thiền sư cụ thể. Tuy nhiên tác phẩm này lại chưa đi sâu tìm hiểu và đánh giá về các mặt đầy đủ, cụ thể của Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê. Đến thế kỷ cận hiện đại ở nước ta có hai công trình nghiên cứu về Phật giáo là “Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII” của Trần Văn Giáp, “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Thích Mật Thể. Hai cuốn sách này 3
  10. đã mang những giá trị nhất định đều đáp ứng phần nào đó yêu cầu hiểu biết về lịch sử Phật giáo tại Việt Nam của người đương thời, đều để lại những kiến thức và kinh nghiệm cho những người nghiên cứu Phật giáo về sau. Tuy nhiên hai công trình này với số lượng trang có hạn nên khi trình bày về lịch sử Phật giáo Việt Nam còn hết sức đại cương nhất là thời kỳ Ngô – Đinh – Tiền Lê thì lại bàn rất ít. Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Nguyễn Lang đã cho xuất bản cuốn sách “Việt Nam Phật giáo sử luận” gồm 3 tập với dung lượng gần 1200 trang viết về sự du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến giữa thế kỷ XX. Cuốn sách đã viết rất chi tiết và cụ thể về từng giai đoạn nhất là trong giai đoạn bước đầu du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam, đặc biệt là hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Tác giả đã phân tích chỉ rõ vị trí và vai trò của từng nhà sư đối với sự phát triển của Phật giáo nói riêng và đất nước nói chung. Tuy nhiên công trình này lại ít đề cập cụ thể đến diện mạo giai đoạn Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê mà lại trực tiếp đi tìm hiểu Phật giáo thời Lý. Hoặc có trình bày thì chỉ dừng lại ở các thiền sư cụ thể mà chưa tập trung chỉ rõ được những đặc điểm chung của Phật giáo thời kỳ này. Năm 1991, nhà xuất bản bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội đã cho xuất bản cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do Nguyễn Tài Thư chủ biên với dung lượng hơn 500 trang trong đó đã giành hơn 30 trang để phân tích về Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, qua đó đưa ra những kiến giải tổng quan nhất về vai trò Phật giáo thời Đinh – Lê, đã bắt đầu chuẩn bị cho sự phát triển đến cực thịnh của Phật giáo thời Lý – Trần. Tuy nhiên để đi sâu một cách có hệ và làm rõ từng đặc điểm Phật giáo của thời Ngô – Đinh – Tiền Lê thì lại còn một số những khoảng trống cần được tiếp tục bổ sung trong công trình. Năm 1993, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội đã cho ra mắt quyển sách “ Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1” do Nguyễn Tài Thư chủ biên, 4
  11. với dung lượng gần 500 trang đã giành những trang viết về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam trong dòng chảy phát triển của lịch sử tư tưởng dân tộc trong đó có thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. Trong giai đoạn này sách đã chỉ ra được một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê nhưng với dung lượng trang có hạn nên những đặc điểm này chỉ được phân tích sơ lược. Năm 1999, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội đã cho xuất bản cuốn sách “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh với dung lượng dạy dặn hơn 800 trang. Đây là một cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng của Phật giáo Việt Nam. Tác giả đã đi từ trong phân tích nội dung kinh kệ được du nhập qua các thời đại khác nhau để chỉ ra sự vận động, phát triển của tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên tác giả lại không đi nghiên cứu một cách cụ thể về đặc điểm Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê Năm 2006, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã cho in lại có bổ sung công trình nghiên cứu “Lịch sử Phật giáo Việt Nam I, II, III” của Lê Mạnh Thát. Trong Tập II của công trình này đã đề cập cụ thể đến Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê với đại diện là những Thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuân, Vạn Hạnh… Trong đó nghiên cứu về những thiền sư cụ thể, tác giả đã đưa ra những phân tích nhận xét, sắc sảo, kỹ càng về đóng góp của họ. Tuy nhiên tác giả lại chưa xâu chuỗi lại các sự kiện để chỉ ra hệ thống những đặc điểm chung cơ bản nhất của Phật giáo giai đoạn này thể hiện xu hướng vận động của Phật giáo. Gần đây, nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho phát hành cuốn sách: “Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam”( 2002) của Nguyễn Hùng Hậu, trong cuốn sách này thì tác giả đã giành nhiều trang nói về nội dung thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo Việt Nam, nhưng phần khảo về đặc điểm Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê còn chưa được lưu ý, hệ thống hóa. 5
  12. Trên một số tạp chí nghiên cứu mà điển hình là tạp chí Triết học cũng có một số bài đề cập về vai trò, đóng góp của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam “Thử bàn về một vài tư tưởng Phật giáo” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu đăng trên tạp chí triết học 1/3 – 1989 cũng có nhắc sơ qua về giai đoạn buổi đầu Phật giáo đóng góp cho tư tưởng Việt Nam. Năm 2010, Viện nghiên cứu Phật học Hà Nội kết hợp với Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐHQG Hà Nội đã tổ chức: Hội nghị khoa học về nhân vật Phật giáo có nhiều đóng góp cho dân tộc trong buổi đầu khôi phục và xây dựng quốc gia là Đại sư Khuông Việt – Ngô Chân Lưu. Năm 2013, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, đã cho xuất bản cuốn sách “Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam” do Doãn Chính chủ biên, với dung lượng hơn 1000 trang. Với một dung lượng khá dày dặn nhưng tác giả đã không trình bày đặc điểm Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê mà chỉ trình bày một cách gián tiếp thông qua các thiền sư khi trình bày về hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông nhưng cũng dung lượng rất ít. Đặc biệt chú ý là vào năm 2010, Viện nghiên cứu tôn giáo kết hợp với Ban trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình hướng đến để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội đã tổ chức Hội Thảo chuyên đề về Phật giáo thời Đinh – Tiền Lê, nhằm khẳng định lại vai trò của Phật giáo hai triều đại Đinh - Tiền Lê đối với công cuộc dựng nước và giữ nước và sau đó đã xuất bản kỷ yếu: “ Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê trong công cuộc dựng nước và giữ nước”sách do PGS.TS Nguyễn Hồng Dương – Thượng tọa Thích Thọ Lạc đồng chủ biên. Trong kỷ yếu Hội thảo có các ý kiến của các tác giả là nhà nghiên cứu, có tác giả là nhà tu hành, nhà báo… Do vậy có rất nhiều ý kiến phong phú, thậm trí đối lập nhau. Điều này cho thấy việc đánh giá khách quan, toàn diện về vai trò diện mạo của Phật giáo thời Đinh – Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam là khó khăn và phức tạp. 6
  13. Điểm qua tình hình nghiên cứu, ta có thể nhận thấy về vấn đề một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới và có những nhận định sâu sắc. Nhưng đặc biệt đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê chỉ ra đóng góp và hạn chế mà mới chỉ dừng lại ở những lát cắt riêng về nhân vật lịch sử, các phương diện cụ thể, cần được tiếp tục nghiên cứu hệ thống hơn, sâu thêm nữa. Nhằm có được cơ sở nhìn nhận về tiến trình Phật giáo trong dòng chảy của văn hóa dân tộc và có sự nhìn nhận về vai trò, vị trí của Phật giáo một cách đầy đủ khách quan hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Mục đích của luận văn là khái quát tiến trình Phật giáo và từ đó đi sâu nghiên cứu một số đặc điểm của Phật giáo thời Ngô – Đinh và Tiền Lê và từ đó chỉ ra ý nghĩa đối với lịch sử thời kỳ này. Để đạt được mục đích nêu trên thì luận văn cần phải thực hiện được các nhiệm vụ sau: - Trình bày khái quát điều kiện cho sự phát triển của Phật giáo đến thời Ngô – Đinh – Tiền Lê và diện mạo của nó trong lịch sử Việt Nam. - Phân tích một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê và chỉ ra ý nghĩa của nó đối với lịch sử Việt Nam thời kỳ này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Từ góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, để nghiên cứu về đối tượng là Phật giáo trong thời Ngô – Đinh – Tiền Lê và những nội dung đặc điểm Phật giáo thời kỳ này có ảnh hưởng của nó đến lịch sử Việt Nam thời kỳ này. Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu một số đặc điểm của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê qua một số tài liệu lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử Phật giáo, Lịch sử tư tưởng Phật giáo trong thời kỳ Ngô – Đinh –Tiền Lê. 7
  14. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận: luận văn có sơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Về phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng kết hợp hệ phương pháp nghiên cứu triết học, tôn giáo học. Một số phương pháp cụ thể được áp dụng như: lịch sử và logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh… Đặc biệt có vận dụng phương pháp liên ngành: triết học tôn giáo học ,triết học văn hóa học. 6. Những đóng góp của luận văn Kế thừa thành quả của người đi trước, luận văn cố gắng đưa ra những nhân thức mới về diện mạo của Phật giáo thế kỷ X. Khái quát nội dung trong các công trình nghiên cứu trước để hoàn thiện xây dựng chúng theo một hệ thống quan niệm mang tính thống nhất logic và lịch sử về tiến trình của Phật giáo trong sự đồng hành với dân tộc. Luận văn đã trình bày được khái quát các điều kiện, cơ sở tiền đề cho quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam trong lịch sử từ đầu công nguyên đến thời Ngô – Đinh – Tiền Lê và từ đó tập trung phân tích một số đặc điểm của Phật giáo biểu hiện cụ thể trong một số lĩnh vực: chính trị, văn hóa, giáo dục. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. Việc tìm hiểu về các điều kiện, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển để từ đó chỉ ra giá trị, vai trò, đặc điểm của Phật giáo trong các triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê có ý nghĩa học thuật hết sức quan trọng, nó bổ sung làm đầy đủ hơn trong việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo thế kỷ X là thế kỷ bản lề cho giai đoạn độc lập tự chủ cũng như góp phần cung cấp những bài học kinh nghiệm từ giai đoạn này gợi ý cho việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đất nước hiện nay. 8
  15. Thông qua kết quả nghiên cứu luận văn góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung, lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam giai đoạn Ngô – Đinh – Tiền Lê nói riêng, là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên các ngành lịch sử, triết học, tôn giáo…. 8. Kết cấu của luận văn . Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,thì luận văn gồm hai chương, năm tiết. Chương 1:Những điều kiện cho sự phát triển Phật giáo thời Ngô – Đinh –Tiền Lê và diện mạo của nó. Chương 2: Đặc điểm của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê nội dung và ý nghĩa của nó đối với lịch sử Việt Nam thời kỳ này. 9
  16. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ VÀ DIỆN MẠO CỦA NÓ 1.1 Bối cảnh cho sự phát triển Phật giáo thời kỳ Ngô – Đinh – Tiền Lê 1.1.1 Điều kiện chính trị - kinh tế xã hội Điều kiện chính trị: Với chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, đã kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc. Đã đánh dấu một bước phát triển mới về chất của lịch sử dân tộc. Nó chấm dứt giai đoạn đen tối khi mà chính quyền phong kiến phương Bắc dùng mọi thủ đoạn thâm độc để biến nước ta trở thành một quận, một huyện của chúng. Ngay sau khi giành chiến thắng, Ngô Quyền đã biết kế thừa kinh nghiệm từ các thời kỳ Phục Hưng, Khúc Hạo tiếp tục tiến hành công cuộc dựng nước và giữ nước mà ông cha ta đã gây dựng. Ngô Quyền đã thiết lập lên nhà nước tự chủ, đóng đô ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Đồng thời quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương (năm 939), tự đặt các chức quan văn, võ, quy định các chế độ lễ nghi trong triều đình… xây dựng một chính quyền quân chủ tập trung, một vương quốc độc lập. Tuy nhiên, quyền lực của nhà Ngô lúc đó chỉ tập trung ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, trung du Bắc Bộ và khu vực đồng bằng và trung du Thanh Nghệ, tức là chủ yếu vẫn trên địa bàn hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân trước đây. Khi Ngô Quyền cho đóng đô ở Cổ Loa, ông muốn dựa vào vị trí định đô cũ vốn có thành cao, hào sâu ở vị trí đầu mối của các luồng giao thông thủy bộ giữa trung tâm miền châu thổ để triều đình trung ương có thể nắm chắc toàn bộ miền châu thổ mà vương ra quản lý toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Thành Cổ Loa được nhân dân Âu Lạc xây dựng không chỉ là kinh đô ở trung tâm đất nước mà còn là căn cứ phòng ngự liên hoàn của cả bộ binh và thủy 10
  17. quân với hàng trăm thuyền chiến cơ động hoạt động thông qua hệ thống song Hoàng Giang, sông Cầu, sông Đuống…. Tòa thành Cổ Loa được mệnh danh là tòa thành hùng vĩ, kiên cố, dinh lũy của chính quyền đô hộ. Chính bởi lẽ đó mà khi vương triều Ngô thành lập, Ngô Quyền đã thừa hưởng một tòa thành như vậy do ông cha đã xây dựng nên không cần tốn quá nhiều công sức xây dựng mới. Hơn nữa, Ngô Quyền đã rút được bài học từ đường lối cai trị “Khoan, giải, an, lạc” của Khúc Hạo và Khúc Thừa Dụ, ông đặc biệt quan tâm, khen thưởng người có công nâng đỡ người dân trong vùng, miễn mọi thứ binh lương, thuế khóa cho dân các làng Gia Viễn, Quang Đàm cùng nhiều làng xã khác. Nhiều vị tướng sau chiến thắng cũng không ngần ngại đem cả gia đình và dòng họ về vùng đất Hải Phòng - vùng quan ải hiểm yếu nhất của đất nước lúc bấy giờ để xây dựng lập quê hương mới. Đó là dòng họ Phạm xã Đằng Giang huyện An Hải - theo truyền thuyết ông tổ dòng họ vốn là người nơi khác theo Ngô Quyền đến đánh trận Bạch Đằng và sau này chiến thắng ông đã mang cả vợ con và tộc thuộc đến đây khai cơ lập nghiệp. Tuy không có gia phả dòng họ nào ghi chép cụ thể thế thứ ngược lên đến giữa thế kỷ X, nhưng cũng có thể tin truyền thuyết dân gian rằng nhiều dòng họ ở khu vực An Dương, An Hải, Thủy Nguyên vốn có nguồn gốc từ chiến tướng, chiến binh của Ngô Quyền sau khi thắng giặc tự nguyện hoặc được giao trọng trách ở lại vùng đất cửa sông này để giữ gìn bờ cõi. Ngô Quyền trị vì đất nước chưa đầy sáu năm, mà đã để lại ấn tượng rõ rệt về công cuộc dựng nước của ông, đúng như nhà sử học Lê Văn Hưu (1230- 1322) nhận xét: “Chính thống của nước Việt ta, Ngô hầu đã nối lại được”[ 16, tr205]. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên cho rằng: “Tiền Ngô [ Vương ] nổi lên không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương” [16, tr205]. 11
  18. Sau khi Ngô Quyền mất, các con cháu của ông không đủ uy tín và tài năng để duy trì chính quyền quân chủ tập trung đang còn trong thời kỳ trứng nước thì em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi và xưng là Bình Vương. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Lúc trước, Tiền Ngô Vương bệnh nặng, có di chúc giao cho Tam Kha giúp cho con. Khi Vương mất, Tam Kha cướp ngôi. Con trưởng của Ngô Vương là Xương Ngập sợ, chạy về Nam Sách Giang, trú ngụ ở nhà Phạm Lệnh Côn ở Trà Hương. Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô Vương là Xương Văn làm con mình. Các con thứ của Ngô Vương là Nam Hưng, Càn Hưng còn bé đều theo Dương quốc mẫu. Được ít lâu, Tam Kha sai chỉ huy sứ là Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đem quân đến nhà Phạm Lệnh Côn đòi bắt Xương Ngập, tất cả ba lần đều không thực hiện được mệnh lệnh. Lệnh Côn sợ bèn giấu Xương Ngập trong động núi. Tam Kha biết, lại đòi bắt như trước, rốt cuộc vẫn không bắt được”. [ 16, tr205]. Năm 950 người em là Ngô Xương Văn được sự ủng hộ của các chỉ huy sứ Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi đã nhận việc đi cầm quân đàn áp cuộc nổi dậy ở các thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình ( Hà Tây), quay về kinh đô bắt Dương Tam Kha, và đã giành được chính quyền. Xương Văn tự xưng là Nam Tấn vương, và đón anh trai Ngô Xương Ngập về cùng coi việc nước. Xương Ngập về, tự xưng là Thiên sách vương nắm hết quyền hành. Do vậy mà mâu thuẫn trong nội bộ nhà Ngô lại diễn ra càng tạo điều kiện cho các thổ hào, thứ sử địa phương cát cứ nổi dậy làm loạn, chiêu mộ quân, làm chủ vùng mình trấn trị, tách khỏi quyền lực chính quyền trung ương. Từ những năm 60 của thế kỷ X đất nước càng rối loạn, Xương Văn nhiều lần mang quân đi đàn áp các cuộc nổi loạn nhưng không có kết quả. Đất nước có nguy cơ bị phân cắt. Sau khi Xương Ngập mất năm 954 và Xương Văn mất năm 965 triều Ngô thực sự không còn tồn tại, đất nước rơi vào thế hỗn loạn, các tướng lĩnh 12
  19. chiếm giữ các vùng địa phương đánh giết lẫn nhau. Và sử gọi là “loạn mười hai sứ quân”. Lãnh thổ Việt Nam từ thế kỷ X bao gồm phần đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trên địa bàn tồn tại 12 sứ quân: 1. Kiều Công Hãn tự xưng là Kiều Tam Chế chiếm giữ Phong Châu (Phú Thọ). 2. Nguyễn Khoan tự xưng là Nguyễn Thái Bình chiếm giữ Tam Đái (Phú Thọ) và Yên Lạc ( Vĩnh Phúc). 3. Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lam Công chiếm giữ Đường Lâm (Hà Tây). 4. Đỗ Cảnh Thạc chiếm giữ vùng Bảo Đà (Thanh Oai – Hà Tây). 5. Ngô Xương Xí con Ngô Xương Ngập chiếm giữ Bình Kiều ( Thanh Hóa). 6. Lý Khuê tự xưng là Lý Lăng Công giữ đất Siêu Loại ( Bắc Ninh). 7. Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công chiếm giữ Tiên Du (Bắc Ninh). 8. Lữ Đường tự xưng Lữ Tá Công chiếm giữ Tế Giang (Văn Giang – Hưng Yên). 9. Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công chiếm giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì – Hà Nội). 10. Kiểu Thuận tự xưng là Kiểu Lệnh Công chiếm giữ vùng Cẩm Khuê (Hà Tây). 11. Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át chiếm giữ Đằng Châu (Hưng Yên). 12. Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công chiếm giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình). 13
  20. Cũng trong thời gian này ở Trung Quốc nhà Tống vừa mới thành lập đang bắt đầu mở rộng thế lực xuống phía Nam, đất nước ta đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Cũng trong thời gian này ở Ninh Bình nổi lên nhân vật Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 tại động Hoa Lư, châu Đại Hoàng, nay thuộc xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Cha Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Công Trứ từng làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, làm Thứ sử châu Hoan, sau tham gia cùng Ngô Quyền đánh trận Bạch Đằng và được Ngô Quyền tin tưởng tiếp tục giao cho chức vụ cũ. Đinh Bộ Lĩnh từ nhỏ không sống cùng cha mà chỉ sống với mẹ ở quê hương. Và đến khi trưởng thành thì cha sớm lại qua đời. Ông hầu như không gắn bó với triều đình nhà Ngô. Khi Dương Tam Kha cướp ngô Đinh Bộ Lĩnh đã tự xây dựng cho mình một lực lượng riêng, không phục tùng triều đình Cổ Loa và dần dần độc lập với triều đình. Sau khi Trầm Lãm chết thì lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh tập hợp được coi là lực lượng mạnh mẽ nhất, đã lần lượt dẹp yên các thế lực các cứ, từ đó giang sơn thu về một mối. Sau khi đã dẹp loạn mười hai sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư, Ninh Bình làm đất đóng đô. Kinh đô Hoa Lư chủ yếu nằm ở địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được bao bọc bởi hệ thống núi đá vôi khá hiểm trở. Nơi đây từ sớm đã là một tụ điểm cư dân đông đúc ở vào vị trí yết hầu trên trục đường Nam – Bắc, rất gần sông và ở thế kỷ X vẫn còn chưa xa biển. Mạch máu giao thông quan trọng nhất nối thông Hoa Lư với châu thổ sông Hồng và mọi miền đất nước là con đường thủy sông Hoàng Long nối thông với sông Đáy. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2