« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển du lịch Cù lao Giêng – An Giang


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển du lịch Cù lao Giêng – An Giang.
- Cù lao Giêng – An Giang đang dần thay đổi từ một vùng cù lao biệt lập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp sang phát triển du lịch nông thôn.
- Nghiên cứu đề xuất du lịch nông thôn như một mô hình tiếp cận cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch tự nhiên, nhân văn và góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở đây.
- Kết quả đã nhận dạng được các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn ở cù lao Giêng phù hợp để phát triển du lịch nông thôn.
- Từ đó đề xuất các sản phẩm du lịch tham quan văn hóa di tích, tham quan đường sông, du lịch sinh thái nông nghiệp đặc trưng cho cù lao Giêng.
- Để tạo điểm nhấn và thu hút khách, các sản phẩm du lịch nông thôn ở đây cần được xây dựng dựa trên những yếu tố văn hóa bản địa.
- Các sản phẩm du lịch trên sẽ là trọng tâm cho hoạt động đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương trong thời gian tới.
- Mô hình du lịch nông thôn sẽ đạt được những kết quả tích cực hơn nếu có sự tham gia định hướng phát triển du lịch của các cấp chính quyền địa phương, sự quan tâm từ cộng đồng và doanh nghiệp..
- Từ khoá: Cù lao Giêng, du lịch, du lịch nông thôn.
- Phát triển du lịch góp phần mang lại những lợi ích thiết thực cho địa phương nói chung và hướng đến cộng đồng nói riêng.
- Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang trong Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn định hướng đến năm 2025 đã ước tính giá trị đóng góp trực tiếp của ngành du lịch trong GDP của tỉnh năm 2020 là 8.8% và đến năm 2025 sẽ đạt 15.3% 1 .
- Trọng tâm phát triển du lịch theo hướng bền vững với các mục tiêu cụ thể: sản phẩm đa dạng, đặc thù thu hút khách.
- Hiện nay, ngoài các khu điểm du lịch nổi tiếng đã được đưa vào khai thác và đón tiếp khách trên địa bàn tỉnh An Giang thì cù lao Giêng (Chợ Mới) chỉ mới được biết đến là một vùng đất với nhiều tiềm năng du lịch chưa được khám phá, vẫn còn giữ được những bản sắc riêng vốn có.
- Nhận thấy được những tiềm năng vốn có về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn của vùng đất cù lao Giêng, trong những năm gần đây, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều công tác triển khai tìm hiểu, đánh giá hiện trạng các tài nguyên tại địa phương nhằm xây dựng định hướng khai thác du lịch trong thời gian tới với mục tiêu thu hút được khoảng 17.500 lượt khách năm 2020 và 30-32.000 lượt khách năm 2025 7.
- Các tài liệu nghiên cứu về du lịch được thực hiện trên những địa bàn có dạng địa hình cồn bãi, cù lao ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú.
- Với những nét tương đồng mặt địa hình, và các nguồn tài nguyên du lịch, Cồn Sơn (Cần Thơ) đã có quá trình phát triển mô hình du lịch cộng đồng tương đối thành công, thu hút được số lượng lớn khách du lịch đến tham quan.
- Sự thành công của mô hình du lịch cộng đồng Cồn Sơn không chỉ giúp khai thác các nguồn tài nguyên du lịch sẵn có từ vùng sông nước, tham quan các làng bè nuôi cá, tham quan cảnh vật, vườn cây trái trên cồn mà còn giúp cộng đồng địa phương tạo thêm nguồn thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống kể từ khi hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ 8 .
- Mối quan hệ cũng như sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch trên các vùng đất cù lao cũng được nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu, hướng tiếp cận cộng đồng không chỉ xem cộng đồng như là một nhân tố phát triển du lịch mà còn tìm hiểu cộng đồng như một nguồn tài nguyên đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa để khai thác du lịch 9 .
- Với tài nguyên vốn có là khu vực nông thôn, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lễ hội, làng nghề truyền thống trên địa bàn tương tự cù lao Giêng cũng được khai thác phát triển loại hình du lịch nông thôn ở nhiều địa phương khác trong tỉnh An Giang 10 .
- Thông qua các công trình nghiên cứu về du lịch, có thể nhận thấy, với những nét tương đồng về địa hình, nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, cảnh quan nông thôn, cộng đồng nông thôn thì cù lao Giêng hội tụ đầy đủ các tiềm năng vốn có để phát triển du lịch..
- Thuật ngữ và khái niệm về du lịch nông thôn đã được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu về du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Theo Bernard Lane trong bài viết “What is the rural tourism?” đã định nghĩa về du lịch nông thôn là: “(1) Được diễn ra ở khu vực nông thôn.
- Từ định nghĩa trên, có thể nhận thấy du lịch nông thôn mang đến cho khách du lịch sự tương tác qua lại với môi trường tự nhiên của vùng quê và cho phép họ tham gia vào các hoạt động truyền thống, lối sống của cư dân địa phương..
- Hình thái du lịch nông thôn rất đa dạng, bên cạnh đó phụ thuộc vào tài nguyên trong các khu vực nông thôn.
- Có thể kể các phong cách du lịch ở một số khu vực trên cơ sở vận dụng đặc trưng của từng khu vực nông thôn đó, sẽ có du lịch di sản văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông sinh học.
- Điều quan trọng trong phát triển du lịch nông thôn là vận dụng tính đặc sắc có ở từng vùng nông thôn.
- Sự hấp dẫn đặc biệt có thể kể đến trong hoạt động du lịch nông thôn bao gồm du lịch di sản (có thể bao gồm cả di sản văn hóa du lịch).
- Du lịch di sản có thể được xem như là một chuyến du lịch nghỉ ngơi với mục đích chủ yếu là tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, kinh nghiệm của nơi đến và các hoạt động điển hình của họ..
- Loại hình hoạt động chủ yếu thứ hai của du lịch nông thôn là du lịch tự nhiên/du lịch sinh thái.
- Du lịch dựa vào thiên nhiên có xu hướng hoàn toàn tôn trọng bảo tồn tự nhiên..
- Loại hình hoạt động chủ yếu thứ ba của du lịch nông thôn là du lịch nông nghiệp bao gồm các hoạt động viếng thăm, tìm hiểu các công việc ở nông trại hoặc nông nghiệp, nghề làm vườn hoặc kinh doanh nông nghiệp.
- Với mục đích chính là thưởng thức, học hỏi, tìm hiểu các hoạt động ở trang trại nông nghiệp bao gồm các hoạt động như tham quan chợ nông sản, chợ đêm,…Sản phẩm du lịch nông nghiệp chủ yếu có nguồn gốc từ nông nghiệp, là một trong các yếu tố của nông thôn.
- Cơ sở lý luận về các loại hình hoạt động của du lịch nông thôn sẽ là cơ sở khoa học để nghiên cứu đề xuất phát triển mô hình du lịch nông thôn ở cù lao Giêng – An Giang..
- Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp giúp tác giả nhận thức tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tài nguyên và thực trạng phát triển du lịch hiện nay trên địa bàn cù lao Giêng.
- Thời gian được chọn thực hiện khảo sát vào dịp Tết nguyên đán của cả nước (tháng 01/2020) với mục đích quan sát, đánh giá hiện trạng các cơ sở cung cấp dịch vụ xung quanh và sức chứa của các địa điểm tham quan khi đón tiếp số lượng lớn khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên ở cù lao Giêng – An Giang.
- Nhưng thông qua hệ thống sông, kênh rạch có thể giúp khai thác hoạt động du lịch đưa đón khách du lịch tham quan cù lao bằng đường sông.
- Phát triển du lịch không chỉ giúp tiêu thụ nông sản tại chỗ mà còn hỗ trợ tiêu thụ dài hạn đối với các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn khi hoạt động tương tác trong du lịch đã nâng cao lòng tin của khách tiêu dùng đối với chất lượng nông sản địa phương 13 .
- Các hoạt động này sẽ là kênh quảng bá “truyền miệng” hiệu quả cho hoạt động du lịch và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương trong dài hạn và gia tăng những khách hàng tiềm năng cho nông sản của địa phương trong tương lai..
- Tài nguyên du lịch nhân văn ở cù lao Giêng – An Giang.
- Cù lao Giêng có lịch sử khai phá và hình thành trên 320 năm, việc khai hoang, lập làng được ghi lại trong nhiều nguồn tài liệu chính thống sẽ là cơ sở tiền đề cho hoạt động thu thập, ghi chép và nghiên cứu những nguồn gốc lịch sử có tính xác thực liên quan đến các tên gọi, địa danh, các công trình kiến trúc,..trong việc tạo nguồn tư liệu có giá trị để giới thiệu đến khách du lịch trong chương trình tham quan..
- Ngoài ra còn có tu viện Dòng Phaxico, nhà thờ Rạch Sâu đều là những công trình kiến trúc có giá trị về mặt văn hóa lịch sử có thể nghiên cứu, chọn lọc và đưa vào các chương trình tham quan du lịch..
- Khai thác các khía cạnh lịch sử, những câu chuyện truyền thuyết được lưu truyền qua các thế hệ về việc hình thành, phát triển vùng đất sẽ là chất xúc tác thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu, khám phá để biết thêm về vùng đất cù lao độc đáo này..
- Sự hiếu khách, thân thiện, phóng khoáng được thể hiện trong tính cách của người dân nơi đây và cũng chính yếu tố này là một trong những điểm thu hút, hấp dẫn khách du lịch khi đến tham quan, tìm hiểu khám phá một địa phương khác.
- Việc phát triển du lịch không chỉ giúp cải thiện thu nhập, mà thông qua hoạt động du lịch, góp phần làm sống lại những nghề thủ công của địa phương.
- Thực trạng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch ở cù lao Giêng – An Giang.
- Nhằm tạo tiền đề phát triển du lịch, cù lao Giêng hiện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các Sở, Ban ngành và huyện Chợ Mới tích cực nghiên cứu phương án, tìm hiểu và xác định các nguồn tài nguyên có tiềm năng để khai thác du lịch.
- Nhiều chương trình hành động, các hạng mục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật để phục vụ khách du lịch cũng được triển khai và trong quá trình hoàn thiện..
- Danh mục dự án ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch ba xã cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 khi tiến hành diền dã dân tộc học, kết hợp quan sát, phỏng vấn sơ bộ đã ghi nhận được 11/20 danh mục đã và đang được tiến hành thi công với tổng kinh phí 93,184 tỷ đồng từ các nguồn vốn từ dự án Kiểm soát lũ vùng đê bao Nam Vàm Nao, vốn chương trình Nông thôn mới, vốn ngân sách Nhà nước và vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp kêu gọi đầu tư 16 .
- Các danh mục đầu tư hiện chú trọng cải tạo, xây mới và hoàn thiện các tuyến đường giao thông nhằm kết nối, tạo sự thuận tiện trong quá trình di chuyển giữa các điểm du lịch trên địa bàn cù lao.
- Mở rộng các tuyến đường liên ấp, liên xã giúp đa dạng phương tiện di chuyển có sức chứa lớn dễ dàng tiếp cận với các điểm du lịch trên cù lao song song đó là cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
- Trong giai đoạn các danh mục còn lại sẽ tiếp tục được kêu gọi đầu tư xây dựng và cải tạo nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch cho cù lao Giêng..
- Bên cạnh đó, đối chiếu với Bảng 2: Danh mục dự án ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất phát triển du lịch ba xã cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, hiện các danh mục dự án đầu tư nhận được sự hỗ trợ từ địa phương trong các công tác hoàn thiện hồ sơ quy trình triển khai thực hiện với kinh phí dự kiến khoảng 355,146 tỷ đồng 16 .
- Có thể nhận thấy, cơ sở hạ tầng và vật chất ở cù lao Giêng đã cơ bản đáp ứng được các điều kiện phục vụ khách du lịch trong nước và đang hướng đến thị trường khách du lịch quốc tế trong thời gian tới..
- Theo định hướng phát triển du lịch do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đề ra hiện nay, quan điểm phát triển du lịch Cù Lao Giêng cần phải: a) Gắn bó chặt chẽ với phong trào xây dựng nông thôn mới.
- b) Phát triển du lịch xanh, bền vững, thân thiện và góp phần giữ gìn, cải tạo cảnh quan môi trường vệ sinh.
- triển du lịch trách nhiệm đảm bảo cho cộng đồng địa phương có cơ hội tham gia.
- Dựa trên những quan điểm phát triển, đối chiếu với mục tiêu tổng quát cũng như các mục tiêu cụ thể, nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch cụ thể nhằm phát triển du lịch Cù Lao Giêng – An Giang..
- Đầu tiên, với hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo, lịch sử tập trung dày đặc xung quanh 3 xã cù lao có thể xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tham quan di tích.
- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tham quan di tích có thể hướng đến thị trường khách du lịch hành hương không chỉ dành riêng cho các tín đồ Công giáo mà còn cả các tín đồ Phật giáo khi sự hòa hợp, đan xen của các công trình được xây dựng trên vùng đất cù lao Giêng..
- Dựa vào điều kiện địa hình cù lao, xây dựng sản phẩm du lịch tham quan đường sông sẽ là sản phẩm thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc sống miền sông nước nơi đầu nguồn của dòng Mê kông.
- Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tham quan sông nước mang lại cho du khách cơ hội được hòa mình vào thiên nhiên, vùng sông nước, quan sát cuộc sống sinh hoạt ven sông, tham quan các làng bè nuôi cá nhỏ tự phát của người dân, các vườn cây ăn trái ven bờ, trải nghiệm các hoạt động tắm sông, cồn ở hai bên bờ, tìm hiểu.
- Bảng 1: Danh mục dự án ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch ba xã cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- 1 Cầu tàu đón khách du lịch dường sông + khu nhà hàng, quầy lưu niệm 2 Phà nối Mỹ Hiệp – Cao Lãnh (Đồng Tháp).
- Dựa vào điều kiện canh tác nông nghiệp sẵn có việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp sẽ là hướng phát triển tiềm năng cho địa phương trong thời gian tới.
- Với hệ thống vườn xoài phủ xanh cù lao, đa dạng các giống xoài có năng suất cao, việc xây dựng các tour tham quan tìm hiểu hoạt động làm vườn tại đây cũng là mô hình thu hút các khách du lịch từ địa phương khác đến tham quan, học tập phương pháp canh tác.
- Việc phát triển loại hình du lịch sinh thái gia tăng trải nghiệm hoạt động nông.
- nghiệp sẽ góp phần đa dạng sản phẩm du lịch cù lao Giêng, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách và giúp phát triển bền vững cho nông nghiệp địa phương..
- Đóng góp của du lịch nông thôn vào kinh tế của địa phương đã được nghiên cứu trên thế giới và khẳng định được hiệu quả của nó.
- Bên cạnh đó, du lịch nông thôn còn được xem là phương tiện để đối phó với sự suy giảm khả năng tạo ra thu nhập và phù hợp với những nguồn tài nguyên mà vùng nông thôn hiện có 18–20 .
- Phát triển du lịch nông thôn sẽ là hướng tiếp cận không chỉ phát triển du lịch cho vùng đất cù lao mà song song đó, góp phần đảm bảo các hoạt động nông nghiệp, diện tích đất canh tác của huyện Chợ Mới không bị thu hẹp do nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây khi mà chỉ có hoạt động nông nghiệp sẽ không đáp ứng được các nhu cầu trong đời sống của người dân.
- Hoạt động du lịch nông thôn phát triển sẽ là lựa chọn sinh kế bổ sung cho cư dân vùng cù lao có thêm thu nhập thông qua việc khai thác các nguồn sinh kế sẵn có của gia đình, cũng như.
- Bảng 2: Danh mục dự án ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất phát triển du lịch ba xã cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- 1 Xây dựng cổng chào làm biểu tượng du lịch Cù Lao Giêng tại xã Tấn Mỹ (khu photozone dành cho du khách chụp hình lưu niệm).
- 2 Xây dựng Trung tâm thông tin du lịch Cù Lao Giêng tại Tấn Mỹ (Văn phòng một cửa về du lịch Cù Lao Giêng) 3 Cải tạo và nâng cấp chợ Tấn Mỹ theo mô hình chợ quê cuối tuần phục vụ khách du lịch và chợ nông sản hàng.
- 4 Cải tạo và nâng cấp các cơ sở lưu trú nhà vườn theo hình thức homestay 5 Cải tạo vườn du lịch để đón khách tham quan và phục vụ ăn trưa 6 Xây dựng điểm ăn uống và cà phê ven sông phục vụ du khách.
- 7 Xây dựng điểm sinh hoạt du lịch cộng đồng và đờn ca tài tử phục vụ du khách 8 Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm cù lao Giêng.
- 13 Làng nuôi cá bè kết hợp du lịch sinh thái.
- Theo định hướng phát triển du lịch cù lao Giêng đến năm 2030, du lịch có thể giải quyết việc làm cho 760 người.
- Phát triển du lịch nông thôn sẽ kích thích sự sáng tạo của người nông dân trong việc chế biến các nông sản địa phương cung cấp cho khách.
- Khi lượng khách du lịch gia tăng, thông qua nhu cầu của khách sẽ đẩy mạnh các ý tưởng chế biến nông sản thành những mặt hàng mới, đa dạng, gia tăng giá trị và hấp dẫn du khách hơn trong quá trình tham quan mua sắm.
- Việc xác định sản phẩm đặc trưng góp phần nhận dạng thương hiệu du lịch nông thôn cù lao Giêng trên thị trường du lịch của tỉnh và của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Hoạt động du lịch phát triển ngoài mang lại những giá trị.
- kinh tế cho địa phương, cải thiện thu nhập cho những hộ dân tham gia trực tiếp trong hoạt động du lịch mà bên cạnh đó còn góp chuyển biến nhận thức của cộng đồng trong nhiều khía cạnh, có thể kể đến như: gia tăng niềm tự hào về vùng đất cù lao Giêng, có ý thức hơn trong việc cải tạo môi trường sống của gia đình, trong làng xóm, bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức người dân trong vấn đề bảo tồn những nét đẹp văn hóa cộng đồng là những kết quả tích cực mà giá trị của loại hình du lịch nông thôn hướng đến..
- Du lịch nông thôn không phải là mô hình du lịch mới của tỉnh An Giang nói riêng và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
- thì phát triển du lịch nông thôn sẽ là hướng triển khai du lịch thiết thực, mang lại hiệu quả cho địa phương..
- Tuy nhiên, để du lịch cù lao Giêng phát triển bền vững và có sức thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước thì cần có chiến lược, sự vào cuộc của các bên liên quan trong vấn đề nghiên cứu, khảo sát, và.
- xây dựng nên các sản phẩm du lịch nông thôn mang những màu sắc mới.
- Với mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững du lịch nông thôn cù lao Giêng – An Giang trong những thời gian sắp tới..
- Bài viết đóng góp về mặt lí luận đó là đề xuất mô hình phát triển du lịch nông thôn, được xem là mô hình hữu hiệu cho việc phát triển du lịch ở các địa phương nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam.
- Đóng góp về mặt thực tiễn của bài viết đó là phân tích nhằm thể hiện rõ những nguồn tài nguyên trên địa bàn Cù Lao Giêng – tỉnh An Giang phù hợp để triển khai du lịch nông thôn..
- Công văn Số: 59/CTr-UBND, Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn định hướng đến năm 2025.
- 894/SKHCN-VP, Về việc cung cấp thông tin và đề xuất các hoạt động xây dựng Chương trình phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2020-2025.
- Số 2227/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Longđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Cù lao Giêng [online].
- Lòng tin của người dân trong quá trình chuyển đổi mô hình du lịch cộng đồng ở Cồn Sơn, Cần Thơ [Luận văn thạc sĩ].
- Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại cù lao Bình Hòa Phước, tỉnh Vĩnh Long [Luận văn Thạc sĩ]..
- Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang [Luận văn thạc sĩ].
- Thực hiện quy hoạch phát triển du lịch ba xã cù lao Giêng [online].
- Công văn Số: 3768/QĐ-UBND, Quyết định Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch ba xã Cù Lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt