« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch di sản tại tỉnh Quảng Nam


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH DI SẢN TẠI TỈNH QUẢNG NAM.
- Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch dựa trên khai thác giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Thực tế cho thấy, mặc dù Quảng Nam là tỉnh có khá nhiều di sản văn hóa, nhưng việc khai thác giá trị của nó để phục vụ phát triển du lịch chưa đạt được hiệu quả cao nhất.
- Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác giá trị của các di sản văn hóa vào phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam hiện nay..
- Từ khóa: Di sản văn hóa, du lịch di sản, du lịch Quảng Nam, di sản văn hóa Quảng Nam..
- Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển du lịch tại Quảng Nam, việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản vào phát triển du lịch vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại.
- Đặc biệt là công tác bảo tồn, trung tu các di sản trong quá trình phát triển du lịch đã bộc lộ nhưng hạn chế nhất định.
- Chính vì vậy, việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng khai thác giá trị di sản vào phát triển du lịch và đề xuất được một số giải pháp để nâng cao.
- hiệu quả việc khai thác giá trị di sản vào phát triển du lịch tại Quảng Nam là việc làm cần thiết..
- Khái niệm loại hình du lịch di sản.
- Di sản là nguồn lực cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch được các nhà bảo tồn coi là “cứu cánh quan trọng” trong nỗ lực bảo tồn và phát triển tại các khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới..
- Di sản văn hóa là.
- “tài sản quốc gia” mà còn là nguồn lực quan trọng cho du lịch khai thác và phát triển, nhưng di sản cũng phải dựa vào du lịch để bảo tồn, quảng bá và phát huy.
- Mối quan hệ du lịch và di sản văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau..
- Di sản văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
- Hiện nay, ngành du lịch xem đây là nền tảng, trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực.
- Di sản văn hóa cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam..
- Đặc điểm của loại hình du lịch di sản:.
- Thứ nhất, du lịch di sản là một bộ phận quan trọng của ngành du lịch.
- Không chỉ đơn thuần là việc thăm viếng các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch di sản còn là sự gặp gỡ cá nhân với lịch sử, văn hóa và truyền thống của một vùng đất, mọi người cho rằng ở mỗi vùng đất hay cộng đồng đều có một câu truyện riêng của mình để kể cho du khách.
- Thứ hai, du lịch di sản là những hoạt động kết nối du khách với văn hóa, môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư địa phương ở các khu di sản..
- Là loại hình du lịch có hàm lượng văn hóa cao, tôn trọng tự nhiên, du lịch di sản là luôn được UNESCO và các quốc gia trên thế giới khuyến khích phát triển.
- Đây là loại hình du lịch tổng hợp cả du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch có trách trách nhiệm, du lịch cộng đồng trên tinh thần tôn trọng, giữ gìn tính nguyên vẹn của các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản..
- Thứ ba, du lịch di sản là một trong những cơ sở, động lực sinh kế chính, ngành nghề chủ yếu của người dân cũng như ngành kinh tế chủ lực của địa phương.
- Du lịch di sản hỗ trợ tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường hiểu biết, tôn trọng đa dạng và giao thoa các nền văn hóa,.
- làm cơ sở hình thành quy tắc ứng xử phù hợp giữa người dân với khách du lịch và với di sản.
- Điều kiện để phát triển loại hình du lịch di sản là di sản văn hóa của một cộng đồng hay một quốc gia.
- Di sản văn hóa là động cơ, là duyên cớ thôi thúc chuyến đi, là môi trường tương tác và là những trải nghiệm đáng giá cho du khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát triển du lịch.
- Cũng chính sức cuốn hút ấy của di sản văn hóa đã tạo nên những làn sóng đầu tư vào du lịch di sản, những dòng khách du lịch tấp nập đổ về.
- người người, nhà nhà làm du lịch...Điều đó mang lại không chỉ những kết quả tăng trưởng lan tỏa nhiều mặt về kinh tế - xã hội, mà còn bảo tồn chính di sản văn hóa.
- Nhưng cũng chính quá trình vận động du lịch ồ ạt thiếu kiểm soát ở nhiều nơi đang gieo rắc không ít những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa trở thành những hệ lụy phải trả giá đắt.
- Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi các bên cùng hành động, có những biện pháp kiểm soát thích đáng để bảo tồn và phát huy bền vững đối với di sản văn hóa trong phát triển du lịch [5]..
- Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch di sản với28 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
- Giới chuyên môn đánh giá, đây chính là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế.
- Ngược lại, di sản cũng phải dựa vào du lịch để bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị.Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, du lịch di sản là cầu nối, là chất keo gắn kết các nền văn hoá và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực và trên thế giới.
- Để khai thác và phát triển bền vững loại hình du lịch di sản - bảo tồn nét văn hóa riêng, cần đầu tư phát triển hạ tầng du lịch kết hợp với triển khai đồng bộ các dự án phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của du khách.
- Bên cạnh đó, cần tập trung nâng cao chất lượng tour, tuyến để khai thác, phát huy giá trị di sản tiêu biểu nhằm xây dựng thương hiệu du lịch di sản - các nét văn hóa đặc thù của các địa phương..
- Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, số liệu thứ cấp về tiềm năng, thực trạng phát triển loại hình du lịch di sản ở tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch này ở tỉnh Quảng Nam hiện nay.
- Để phục vụ nghiên cứu, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, sách, báo, các nguồn từ internet, luận văn, luận án, số liệu ở sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam về phát triển loại hình du lịch di sản..
- Tiềm năng phát triển loại hình du lịch di sản của tỉnh Quảng Nam.
- Quảng Nam còn có hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, sở hữu 2 di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù lao Chàm.
- Các di sản thế giới ở Quảng Nam được UNESCO công nhận, không chỉ đem lại sinh kế, thu nhập cho ngành du lịch.
- tạo nên những điểm đến thu hút khách du lịch.
- nền tảng văn hóa này là tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Nam phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân.
- Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, hấp dẫn, do đó, cần có các giải pháp để khai thác hiệu quả trên cơ sở đảm bảo sự bảo tồn và phát huy các giá trị di sản với việc phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Nam..
- Thực trạng phát triển loại hình du lịch di sản của tỉnh Quảng Nam.
- Về tình hình thu hút khách du lịch đến Quảng Nam.
- Năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 145/2009/NQ- HDND về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến 2020 ban hành 22 tháng 7 năm 2009 do đồng chí Nguyễn Văn Sỹ - Chủ tịch tỉnh Quảng Nam ký, đề ra mục tiêu phát triển loại hình du lịch văn hóa – lịch sử dựa trên các di sản văn hóa của địa phương..
- Cho đến nay, du lịch di sản trở thành một trong những loại hình du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch đến với Quảng Nam.
- Di sản văn hóa đã thúc đẩy phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Nam..
- Đây là một trong những cơ hội thuận lợi để Quảng Nam đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch di sản..
- Tại Thành phố Hội An, những năm gần đây ngành thương mại dịch vụ, du lịch luôn chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng cơ cấu kinh tế thành phố..
- Thông qua du lịch nhiều hoạt động thương mại.
- Cùng với đó, không gian du lịch cũng được mở rộng phát triển ra vùng ven như đảo Cù Lao Chàm, biển An Bàng, rừng dừa nước Cẩm Thanh, mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà.
- Bảng 1: Tổng lượt khách du lịch đến Quảng Nam và doanh thu từ các hoạt động du lịch ở Quảng Nam giai đoạn .
- Nguồn: Số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam Trong Hành trình Di sản miền Trung, Quảng.
- Đây là những con số khá ấn tượng nếu biết năm 1999 chỉ khoảng 200 nghìn lượt khách du lịch đến Hội An.
- Thời gian qua, ngành Du lịch Quảng Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
- Doanh thu từ du lịch cũng như từ những dịch vụ hỗ trợ đã thực sự cải thiện cuộc sống của người dân Quảng Nam và làm tươi sáng diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh..
- Về bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản vào phát triển du lịch.
- Trong phát triển du lịch, Quảng Nam luôn xác định bảo tồn di sản phải gắn với phát triển du lịch bền vững.
- Hiệu quả từ việc tu bổ di tích mang lại không chỉ giúp các di tích an toàn hơn mà còn tạo điều kiện để phát huy giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch..
- Có thể khẳng định, vai trò của di sản trong phát triển du lịch rất quan trọng, thể hiện rõ nét ở lượng khách đến hai di sản ngày càng đông, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy nhiều hoạt động liên quan như phát triển sản phẩm làng nghề.
- gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt giúp lan tỏa du lịch ra các địa phương và vùng lân cận..
- Qua các dự án hỗ trợ về phát triển du lịch của các tổ chức quốc tế, bước đầu đã mang lại cho du lịch Quảng Nam một số kết quả tích cực..
- Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch.
- Trong những năm gần đây, Quảng Nam tiếp tục nhận được nhiều dự án hỗ trợ phát triển du lịch, dựa vào khai thác văn hóa địa phương để phát triển du lịch bền vững, qua đó cải thiện sinh kế cho cư dân khu vực nông thôn, miền núi.
- Đó là những trợ giúp về xây dựng chiến lược, phát triển loại hình du lịch cộng đồng, xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Từ những dự án bảo tồn hiệu quả, tỉnh Quảng Nam đã giữ được diện mạo của hai di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn.
- Đồng thời, chiến lược phát triển du lịch Quảng Nam trở nên rõ ràng hơn nhờ sự giúp sức của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNESCO..
- Về một số khó khăn trong phát triển loại hình du lịch di sản ở Quảng Nam.
- Đồng thời, các dự án hỗ trợ về phát triển du lịch bước đầu đã mang lại một số kết quả.
- Thứ hai, chất lượng xây dựng và quản lý quy hoạch, thương hiệu, sản phẩm, nhân lực… của ngành du lịch Quảng Nam còn yếu, nên phần nào đó vai trò của các chuyên gia, tổ chức quốc tế vẫn cần thiết với công tác bảo tồn di sản văn hóa góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch Quảng Nam trong tương lai [2].
- Nguồn nhân lực du lịch Quảng Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế như chất lượng đội ngũ nhân lực không đồng đều về chuyên môn lẫn khả năng ngoại ngữ.
- khoảng 10% đáp ứng vượt mức kỳ vọng của công việc, tập trung chủ yếu ở các khối cơ sở lưu trú du lịch (từ 3 sao trở lên) hoặc doanh nghiệp quốc tế và các cơ sở dịch vụ, du lịch cao cấp [7]..
- Do đó, nguồn nhân lực làm du lịch của Quảng Nam vẫn là một trong những điểm khó.
- Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch di sản của tỉnh Quảng Nam hiện nay.
- Một là, ngành văn hóa và du lịch cần phải vạch ra định hướng lớn và chiến lược bảo tồn di sản để phát triền du lịch bền vững.
- nghiên cứu các giá trị văn hóa độc đáo của từng loại di sản để tạo ra những sản phẩm du lịch mới, đáp ứng nhu cầu của du khách..
- Ba là, các công ty dịch vụ du lịch, bảo tàng, di tích và nhà sưu tập cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin để xây dựng các tour du lịch di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc, có sức hấp dẫn, lôi cuốn du khách trong và ngoài nước..
- Bốn là, phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
- Năm là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để hu hút du khách.
- Quảng Nam cần tiếp tục đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch thông qua việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch.
- xúc tiến, thu hút đầu tư vào những điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tạo sự liên kết vùng và phát triển cân bằng giữa vùng Đông và vùng Tây, tăng cường lồng ghép trong phát triển du lịch, tạo ra mối liên kết giữa du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
- để gia tăng các sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách.
- Bên cạnh Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm và hai Di sản Văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn, Quảng Nam còn có cả không gian rộng lớn phía Tây để phát triển du lịch dựa vào hệ thống núi rừng trùng điệp và các nét văn hóa đặc trưng của các tộc người bao đời sinh sống.
- Ngoài ra, phía Nam cầu Cửa Đại với bờ biển dài đầy tiềm năng, nhiều bãi tắm đẹp kết hợp các điểm du lịch mới.
- đồng thời, tạo điều kiện tối đa cho du khách sử dụng các dịch vụ du lịch tại bảo tàng.
- Trong những năm gần đây, mặc dù tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để khai thác, phát huy giá trị của các di sản trong phát triển du lịch.
- tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác đầy đủ tiềm năng quý giá này để xứng tầm đối với một tỉnh mà du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
- Quảng Nam cần có chiến lược phát triển loại hình du lịch di sản, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với.
- công tác bảo tồn di sản, phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch..
- do đó, cần tìm được điểm nhấn đặc sắc nhất để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, mang lại ấn tượng cho du khách..
- Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Để Quảng Nam bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch bền vững..
- Quảng Nam bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch.
- Nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam.
- Di sản văn hóa với phát triển du lịch.
- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Quảng Nam hiện nay.
- Năm 2015, Quảng Nam đón 3,8 triệu lượt khách du lịch”, http://www.baoquangnam.vn.
- Khách du lịch đến với Quảng Nam ngày một tăng, https://dangcongsan.vn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt