Academia.eduAcademia.edu
ĐỀ ÔN NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ VÀ THU HỒI NỢ CHƯƠNG I: 1. Những nhu cầu vốn nào không được ngân hàng cho vay ? 1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. 2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm. 3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. 4. Để mua vàng miếng. 5. Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. 6. Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. 2. Tại sao phải thẩm định tín dụng trước khi cho vay? Mục tiêu của thẩm định tín dụng là gì? - Vì thông qua việc thẩm định tín dụng, ta có thể kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của 1 phương án hoặc dự án của khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay. - Mục tiêu của thẩm định tín dụng: Giúp đánh giá được mức độ tin cậy sản xuất hoặc dự án đầu tư của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn. Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay. Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất 2 loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt. 3. Những nhu cầu vay vốn nào tổ chức tín dụng không được cho vay? Những trường hợp nào không được cho vay, hạn chế cho vay và giới hạn cho vay ? * Những trường hợp không được cho vay: 1. Các trường hợp không được cho vay: a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng; b) Người thẩm định, xét duyệt cho vay; c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc). 2. Các quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác. 3. Tổ chức tín dụng không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng. * Các trường hợp hạn chế cho vay: 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân; c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. 2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng. 4. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng. 5. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phát hành. * Những trường hợp giới hạn cho vay: 1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. 2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. 3. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác. 4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành. 5. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định. 6. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 7. Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể. Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này 8. Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 4. Cơ cấu nợ: nội dung và điều kiện? Vì sao phải thực hiện cơ cấu nợ ? * Nội dung: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ như sau: a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi; b) Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận. * Điều kiện: - Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng về khả năng thanh toán của khách hàng - Thời gian cơ cấu lại phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng nhưng tổng thời gian tối đa không vượt quá thời hạn cho vay vốn ban đầu theo hợp đồng tín dụng đã ký - Sau thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, khách hàng không trả được nợ vay thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ đối với khách hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước - Cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi * Phải thực hiện cơ cấu cho vay vì: Có thể tạo điều kiện giúp khách hàng vay vượt qua khó khăn, từ đó đối đa hóa số nợ có thể thu hồi cũng như tạo ra cơ hội khác cho ngân hàng đối với khách hàng này. 5. Vì sao tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng? 6. Các khoản nợ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phân loại thành mấy nhóm? Những khoản nợ nào được phân loại tương ứng vào các nhóm đó? Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể của từng nhóm? * 5 nhóm: - Nhóm 1: dưới 10 ngày - Nhóm 2: 10 – 90 ngày - Nhóm 3: 90 – 180 ngày - Nhóm 4: 180 – 360 ngày - Nhóm 5: trên 360 ngày * Tỷ lệ trích lập dự phòng: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100% 7. Mục tiêu, nguyên tắc xử lí nợ xấu? * Mục tiêu: Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lí, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. * Nguyên tắc xử lý nợ xấu: - Xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng thời phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. - Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và hạn chế việc sử dụng vốn ngân sách cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. - Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, tổ chức tín dụng và các bên khác có liên quan. Trước hết, tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong việc xử lý nợ xấu. 8. Nguyên tắc hoạt động của VAMC? VAMC thực hiện những hoạt động nào? * Nguyên tắc hoạt động của VAMC: - VAMC mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử với mệnh giá có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu. Trái phiếu đặc biệt được phát hành bằng VND có thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất bằng 0%; được sử dụng để vay tái cấp vốn của NHNN. Ngoài ra, VAMC còn mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt. - Các khoản nợ xấu phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau mới được VAMC mua. Đó là khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu DN, ủy thác mua trái phiếu DN, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của NHNN; Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm; Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; Khách hàng vay còn tồn tại; Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của NHNN. * Những hoạt động của VAMC: a. Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; b. Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; c. Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; d. Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ; e. Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay; f. Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; g. Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; h. Tổ chức bán đấu giá tài sản; i. Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng; j. Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép. VAMC được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được nêu tại điểm b, c, d, e. CHƯƠNG II: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Tình huống 1 : Dự án có tổng mức đầu tư 2000 tỷ đồng trên lô đất thuê của nhà nước thời hạn 50 năm, trả tiền thuê hẳng năm. Các ngân hàng thương mại cùng cho vay hợp vốn với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (làm đầu mối), đã giải ngân 600 tỷ dồng theo diểu kiện vay đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai đề xây dựng nhà xưởng và nhập khầu máy móc thiết bị, chủ đầu tư đối ứng 15% vốn. Các ngân hàng thương mai chuyển vốn giải ngân cho ngân hàng đầu mối hoàn toàn căn cứ vào báo cáo của thẩm định của ngân hàng Phát triển Việt Nam (thuộc loại ngân hàng chính sách). Dây chuyển thiết bị của dự án do tổng thầu nước ngoài (Trung Quốc) lắp đặt. Chỉ những thiết bị đã nghiệm thu mới xác định được giá trị, do vậy các ngân hàng và chủ đầu tư không thể kiểm soát toàn bộ thiết bị của dự án. Đự án đang thực hiện thì chủ đầu tư rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn và ngửng triển khai tiếp. Sau 2 năm, toàn bộ nhà xưởng và máy móc thiết bị đầu tư dở dang đã xuống cấp vì bị bỏ hoang không được duy tu bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật. Nhiều thiết bị được cho là bị mất cấp vì bảo vệ không thể thực thi đúng chức năng trong điều kiện không được quan tâm và đầu tư đúng yêu cầu. Các ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn tiến hành đánh giá lại và kết luận không thể bán được dự án trong điều kiện tài sản xuống cấp nghiêm trọng, một số thiết bị đã mất hoặc thất lạc, và thị trường bất động sản vẫn đang đống băng nhiều năm. Nhưng nếu dự án tiếp tục dừng lại trong điều kiện hiện tại thì các ngân hàng cho vay hợp vốn chỉ có thể chia nhau đống sắt vụn. Yêu cầu: Đánh giá rủi ro của các ngân hàng thành viên trong khoản cho vay hợp vốn nêu trên (Phân tích và giải thích chi tiết). Tình huống 2 : Trình bày các văn bản được sử dụng để xử lý công tác thu hồi nợ ? trong công tác thu hồi nợ anh chị cần xác định các hoạt động chính cần thực hiện và trình bày cụ thể các hoạt động này ?. Tình huống 3 : Khách hàng có khoản vay 1,5 tỷ đồng quá hạn hơn 360 ngày với lãi treo 800 triệu đồng ( lãi suất trong hạn là 12% và lãi suất phạt qua hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Lãi suất tiền gửi huy động kỳ hạn 12 tháng là 4%). TSĐB là bất động sản trị giá 3 tỷ đồng, được ngân hàng định giá lại ở hiện tại thông qua 1 tổ chức định giá độc lập là 1,6 tỷ đồng nhưng không có chữ ký của chủ tài sản. Ngân hàng vừa mới bán tài sản này cho bên thứ 3 thông qua đấu giá công khai ( không đưa vụ việc ra tòa án hay trọng tài kinh tế để tranh chấp) với giá trị giảm 20% do 2 phiên đấu giá trước không thành ( sau mỗi phiên đấu giá không thành ngân hàng hạ giá giá trị tài sản 10%) là 1,28 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế thu nhập dự tính là 25,6 triệu đồng, chi phí thẩm định và đấu giá là 14,4 tỷ đồng. Còn lại 1,24 tỷ đồng ngân hàng thu hết vào nợ gốc. Đồng thời, ngân hàng phát đơn kiện bên vay ra tòa với nợ gốc tranh chấp là 360 triệu đồng và lãi treo 800 triệu đồng. Yêu cầu: Ngân hàng có vi phạm quy định về cho vay và xử lý TSĐB không ? ( Phân tích và giải thích chi tiết) ? Hành động của ngân hàng đưa sự tranh chấp ra tòa án sau khi xử lý TSĐB là phù hợp với quy chế cho vay và thu hồi nợ không ? Tình huống 4 : Cơ quan cảnh sát điều tra về an ninh kinh tế của Việt Nam đang thụ lý vụ án liên quan đến hồ sơ vay hạn mức tín dụng 20 tỷ đồng (Bussiness line of credit) của một công ty cổ phần đại chúng tại một chi nhánh ngân hàng. Khoản vay này có mức cho vay nằm trong hạn mức phán quyết đã được phân bổ của chi nhánh ngân hàng, hiện đã quá hạn gốc hơn 360 ngày với số tiền 15 tỷ đồng và 4 tỷ đồng lãi treo. Khoản vay đã được hội đồng tín dụng của chi nhánh duyệt cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo, căn cứ theo báo cáo thẩm định của cán bộ nghiệp vụ khách hàng và tái thẩm định của phòng kiểm soát rủi ro thuộc tài chính.: Nội dung của báo cáo thẩm định và tái thẩm định được dựa trên các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán 3 năm liền của doanh nghiệp cung cấp. Kế hoạch kinh doanh và phương án sử dụng vốn cho thấy có sự tăng trưởng mạnh (Bằng 150% so với trung bình quá khứ), thu nhập ròng dự kiến đạt 25% trong điều kiện năm 2013 (Giai đoạn trì trệ của nền kinh tế trong nước và quốc tế), qua đó, ngân hàng đánh giá là doanh nghiệp có khả năng trả được gốc và lãi với kỳ hạn cho vay 6 tháng trên từng giấy nhận nợ với lãi suất bình quân 12% (Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước công bố là 9%). Yêu cầu: Nhận xét về tính hình sự của sự việc, và mức độ sai phạm của các thành viên liên quan (Bao gồm cả ngân hàng và khách hàng vay)? Tình huống 5 : Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015, luôn ở mức cao và không có sự khớp đúng về số liệu công bố giữa các tổ chức đánh giá. Ngay chính các ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu cũng là con số bí mật và rất ít quản trị viên cấp cao nắm được thông tin chính xác, kể cả các cổ đông của ngân hàng. Nhìn chung, đa số các ngân hàng công bố nợ xấu dưới 5% và ngân hàng Nhà nước có giai đoạn trong thời điểm trên đã công bố tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam lên đến 8%. Nhưng một số tổ chức quốc tế lại đánh giá nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn này ở vào mức khoảng 2 con số phần trăm (XX%). Trên thực tế, trong giai đoạn này đã có một số ngân hàng thương mại cổ phần bị ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0đ, đã cho thấy bức tranh nợ xấu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam có nhiều điểm cần phải nghiêm túc và thận trọng khi đánh giá. Yêu cầu: Hãy phân tích tại sao có sự khác biệt trong công bố tỷ lệ nợ xấu như đã nêu trên, nguyên nhân cơ bản của tình trạng nợ xấu cao trong giai đoạn này (phân tích và giải thích chi tiết)? Tình huống 6 : Chi nhánh ngân hàng vừa mới giải ngân 10 tỷ đồng ngắn hạn vay ngắn hạn từng lần cho một doanh nghiệp cổ phần đại chúng để thu mua nguyên liệu theo mùa vụ, với điều kiện tài sản đảm bảo một phần có giá trị 12 tỷ đồng. Quy định của chi nhánh ngân hàng này có tỷ lệ cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo là 70%. Hồ sơ cho vay được thẩm định chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất chưa được điểm toán do doanh nghiệp cung cấp. Số liệu cho thấy các chi tiêu dòng tiền và tỷ xuất sinh lời đều rất tốt. Kế hoạch kinh doanh trong năm của doanh nghiệp kèm theo hồ sơ thẩm định tín dụng, cho thây tăng trưởng doanh thu 150% và tăng trưởng thu nhập ròng là 10% so với năm trước. Sau 15 ngày, chi nhánh ngân hàng phát hành thông báo yêu cầu trả nợ trước bạn 1,6 tỷ đồng với lý do doanh nghiệp không dáp ứng được điều kiện cho vay không có tài sản đảm bảo đầy đủ. Lý do thực tế, theo doanh nghiệp làm thủ tục vay vốn và cán bộ thẩm định của chi nhánh ngân hàng. Doanh nghiệp không chấp hành, và đề nghị nếu có tranh chấp thì đưa vụ việc ra tòa án. Tuy nhiên, ngân hàng không chấp nhận, và thông báo sẽ bán tài sản đảm bảo để thu hội nợ mà không cần thông qua tranh chấp tại tòa án. Yêu cầu: Trình bày sai phạm của chi nhánh ngân hàng đối với hồ sơ thẩm định tín dụng và cách xử lý của vụ việc nêu trên (Phân tích và giải thích chi tiết) ? Tình huống 7 : Mẹ chồng và chồng tôi cầm cố sổ đỏ để vay ngân hàng đã quá hạn thanh toán là 2 tháng nhưng chồng tôi mới chi trả cho ngân hang 30 triệu . Vậy nếu chồng tôi không thể trả nợ thì ngân hàng sẽ xử lý như thế nào ? Việc nợ quá hạn sẽ được ngân hang tiến hành trong thời gian là bao lâu ? Ngôi nhà của chồng tôi đã được cầm cố sẽ được xử lý ra sao ? Tình huống 8: Doanh nghiệp A đề nghị Ngân hàng HSBC vay vốn với các yêu cầu sau: 1/ Số tiền vay: 10 tỷ 2/ Thời gian vay 3 năm 3/ Mục đích vay mua Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Giả sử doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện vay vốn và ngân hàng giải ngân số tiền ngày 10/5/2015 Sau khi giải ngân khách hàng đã dùng số tiền trên đầu tư bất động sản Yêu cầu: 1/Theo bạn nên giải quyết khoản nợ này như thế nào? 2/ Giải pháp để hạn chế khách hàng sử dụng sai mục đích vay vốn?