« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật về chào bán riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện


Tóm tắt Xem thử

- Thực trạng pháp luật về chào bán riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp.
- Đây là văn bản cơ bản đầu tiên đề cập đến trái phiếu doanh nghiệp với những quy định ban đầu về điều kiện phát hành trái phiếu, loại trái phiếu và lãi suất chi trả của trái phiếu do DNNN phát hành.
- Điều 17 Luật DNNN năm 2003 đều tái khẳng định quyền được phát hành trái phiếu của DNNN.
- Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 lần lượt xác định công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP) có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn.
- Tiếp đó, Nghị định số 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra đời thay thế các quy định trước đây về trái phiếu của doanh nghiệp.
- Văn bản này tiếp tục được thay thế bởi Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
- PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN RIÊNG LẺ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP:.
- Từ khóa: Trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chào bán chứng khoán riêng lẻ..
- Việc huy động vốn thông qua việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động vốn mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn với những ưu điểm riêng của nó.
- Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn thông qua hình thức chào bán trái phiếu cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến người mua trái phiếu và sự phát triển của thị trường chứng khoán..
- nay, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP (Nghị định số 163) quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và Nghị định số 81/2020/NĐ-CP (Nghị định số 81) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang là những nghị định quy định trực tiếp về nội dung này..
- Trải qua quá trình phát triển, những quy định về chào bán trái phiếu nói chung và chào bán trái phiếu riêng lẻ nói riêng của doanh nghiệp đã và đang có nhiều sự thay đổi theo hướng hoàn thiện nhằm giúp cho hoạt động chào bán trái phiếu trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.
- Theo đó, kể từ khi Nghị định số 163 có hiệu lực thi hành đến hết năm 2019, đã có 848 đợt chào bán trái phiếu doanh nghiệp với khối lượng phát hành thực tế là 259.377 tỷ đồng 1 .
- Đây là một con số rất đáng khích lệ, cho thấy sự phát triển của thị trường trái phiếu là nhiều tiềm năng và mở ra cánh cổng huy động vốn khá hiệu quả cho nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.
- Kết quả này cho thấy quy định của pháp luật về hoạt động này đã tạo cơ sở pháp lý khá tốt cho việc duy trì, phát triển thị trường trái phiếu của doanh nghiệp.
- Thứ nhất, thuật ngữ “phát hành trái phiếu” không còn phù hợp.
- hành” để chỉ đến hoạt động huy động vốn thông qua công cụ chứng khoán như: phát hành chứng khoán, phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu… Tuy nhiên, kể từ khi Luật Chứng khoán năm 2006 có hiệu lực, thuật ngữ phát hành đã được thay thế bằng “chào bán”.
- Thứ hai, định nghĩa về “trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ” chưa hoàn thiện.
- Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 163 xác định: “Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet”.
- Vì vậy, với cách tiếp cận trong Luật Chứng khoán hiện hành khác biệt so với Nghị định số 163 thì việc để tồn tại điều khoản này sẽ là một hạn chế trong quy định cũng như thực hiện hoạt động chào bán trái phiếu của doanh nghiệp..
- 1 Bộ Tài chính (2020), Báo cáo về việc tổng kết, đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, http://vibonline.com.vn/du_thao/du-thao-nghi-dinh-ve-phat-hanh-va-giao-dich-trai-phieu-doanh-.
- Thứ ba, quy định về trái phiếu có bảo đảm chưa chính xác.
- i) Định nghĩa về “trái phiếu có bảo đảm” chưa rõ ràng.
- Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 163 định nghĩa: “trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba.
- Theo quy định này, chủ thể có quyền bảo lãnh phát thanh toán cho trái phiếu là “tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán”..
- Trong đó, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng thương mại 4 , công ty tài chính 5 được phép bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu.
- ii) Nghị định chưa đề cập đến quy trình như thế nào để đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với những người mua trái phiếu khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba.
- Mặc dù theo định nghĩa, Nghị định đã xác định nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của trái phiếu có bảo đảm khi đến hạn có thể được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba.
- Theo đó, quy trình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của trái phiếu có bảo.
- Tuy nhiên, quy trình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của trái phiếu có bảo đảm khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba sẽ được thực hiện như thế nào là điểm mà Nghị định chưa nêu rõ.
- Điều này vừa tạo sự lúng túng cho doanh nghiệp khi áp dụng và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua trái phiếu của doanh nghiệp.
- “Trái phiếu kèm theo chứng quyền là loại trái phiếu được phát hành cùng với việc phát hành chứng quyền, cho phép nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trước” và khoản 1 Điều 26 Nghị định số 163 quy định:.
- ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo chứng quyền, doanh.
- Như vậy, Nghị định đã vô tình quy định rằng chứng quyền không tách ra khỏi trái phiếu và quyền được mua cổ phiếu phổ thông là quyền mà nhà đầu tư sẽ có là xuất phát từ việc nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được phát hành kèm theo chứng quyền.
- Theo tinh thần của Luật Chứng khoán năm 2019, chứng quyền là loại chứng khoán phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi và chứng quyền được coi là chứng khoán độc lập so với loại chứng khoán là trái phiếu.
- Ngay trong chính điểm đ khoản 2 Điều 10 Nghị định số 163 6 cũng đã gián tiếp thừa nhận chứng quyền có thể tách khỏi trái phiếu.
- Thứ năm, quy định về hạn chế giao dịch trái phiếu trên TTCK thứ cấp chưa chính xác, chưa hợp lý và tạo nên bất công bằng cho nhà đầu tư.
- Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 81 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã sửa đổi khoản 8 Điều 6 Nghị định số 163 như sau: “Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trừ.
- Giả sử, trên thị trường chứng khoán sơ cấp, doanh nghiệp chào bán trái phiếu cho 80 nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp).
- Điều này cho thấy sự bất bình đẳng và không minh bạch cho nhà đầu tư mua trái phiếu trên.
- làm kém sức hấp dẫn của trái phiếu đối với nhà đầu tư và gây khó khăn cho doanh nghiệp khi chào bán trái phiếu theo quy định này..
- Thứ sáu, các quy định về chuyển nhượng trái phiếu trong các trường hợp chưa được pháp luật dự liệu đầy đủ.
- Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 81 đã sửa đổi khoản 8 Điều 6 Nghị định số 163, điểm d khoản 2 Điều 10 Nghị định số 163 đặt ra các trường hợp mà việc chuyển nhượng trái phiếu không bị hạn chế như: “trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật”.
- chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật”..
- 7 Vì thụ tục chào bán trái phiếu ra công chúng khá rắc rối, phức tạp, phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin… Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ “lách” chào bán trái phiếu ra công chúng thông qua việc ban đầu phát hành trái phiếu riêng lẻ và sau đó cho phép trái phiếu này giao dịch trên thị trường thứ cấp giữa nhiều nhà đầu tư..
- Thứ bảy, pháp luật quy định chưa hợp lý về hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp.
- Hiện nay, hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 163 đã được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định số 81.
- i) Quy định về hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt chào bán trái phiếu chưa hợp lý.
- Theo đó, một trong những tài liệu của bộ hồ sơ để nộp cho cơ quan có thẩm quyền là: “Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt chào bán trái phiếu (nếu có)” 9 .
- hoạt động liên quan đến chào bán trái phiếu riêng lẻ thì doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ: tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu theo quy định của pháp luật 10 .
- ii) Chưa yêu cầu về những giấy tờ liên quan đến việc chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ chi trả của doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong trường hợp đó là trái phiếu có bảo đảm.
- Rõ ràng, Nghị định có ghi nhận nghĩa vụ chi trả các khoản tài chính liên quan đến trái phiếu của doanh nghiệp có thể được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba.
- 10 Đây là dịch vụ bắt buộc doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ phải sử dụng “trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật” (xem thêm khoản 1 Điều 10 Nghị định số 163/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 81/2020/NĐ-CP)..
- thể tin tưởng mà đầu tư vào chứng khoán nợ này khi hồ sơ không yêu cầu phải có những giấy tờ chứng minh về tài sản được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp phát hành trái phiếu?.
- Thứ tám, quy định trao quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có ý kiến bằng văn bản về việc công ty đại chúng phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền là bất cập..
- Về nguyên tắc, pháp luật đã quy định về điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 163.
- Do vậy, theo nguyên tắc, khi công ty đại chúng thỏa mãn các điều kiện đó và được các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của công ty đại chúng thông qua theo quy định thì công ty đại chúng đã đủ các điều kiện để chào bán trái phiếu ra công chúng.
- Vì nếu có ý kiến bằng văn bản vậy ý kiến ở đây là gì? Đồng ý hay không đồng ý hay như thế nào? Vì nếu đúng câu chữ trong quy định thì UBCKNN chỉ cần có ý kiến bằng văn bản dù là chấp nhận hay không chấp nhận thì công ty đại chúng vẫn được quyền chào bán trái phiếu riêng lẻ (vì không có điều khoản nào nói là văn bản của UBCKNN phải ghi là chấp nhận).
- Vì rõ ràng, khi pháp luật không xác định thời gian mà UBCKNN phải cho ý kiến thì sẽ tạo nên những “khuất tất” trong việc xin ý kiến này, càng gây nhiều trở ngại cho hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng..
- Thứ chín, quy định về việc cho phép doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn còn bất cập.
- Theo Điều 7, 14 và 26 Nghị định số 163, việc mua lại trái phiếu trước hạn chỉ cần có trong thông tin chào bán trái phiếu, sau đó được người có thẩm quyền chấp nhận và thực hiện hoạt động công bố thông tin là có thể được thực hiện.
- “lách” quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động này thông qua việc chào bán trái phiếu và thực hiện hoạt động mua trước hạn..
- Nếu điều này xảy ra, vô hình chung đã làm cho hoạt động chào bán trái phiếu là hoạt động huy động vốn ngắn hạn trong khi bản chất của hoạt động này là huy động vốn trung và dài hạn..
- vấn về hồ sơ chào bán trái phiếu.
- Theo quy định của điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 163 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 81 thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ phải “ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu”.
- Tuy nhiên, nếu tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu có hành vi vi phạm thì pháp luật chưa quy định chế tài đối với chủ thể này.
- Có thể có quan điểm cho rằng, việc pháp luật quy định chế tài là không cần thiết vì tổ chức này sẽ phải chịu các trách nhiệm tài chính theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và đồng thời chịu chế tài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK 12 .
- Tuy nhiên, theo chúng tôi, quan điểm trên chưa hợp lý vì điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP là quy định xử lý đối với doanh nghiệp lập hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ chứ không áp dụng cho tổ chức tư vấn.
- Bên cạnh đó, trách nhiệm tài chính của tổ chức tư vấn với doanh nghiệp phát hành trái phiếu là sự thỏa thuận giữa các bên..
- Nhưng xét về bản chất nếu tổ chức tư vấn hồ sơ vi phạm sẽ làm ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu mà còn ảnh hưởng chung đến sự phát triển của TTCK sơ cấp nói chung nên cần có chế tài của pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền và nếu tái phạm nghiêm trọng thì cần có biện pháp mạnh mẽ hơn..
- ii) Pháp luật quy định về trách nhiệm đăng ký, lưu ký trái phiếu của doanh nghiệp.
- Theo đó, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 163 quy định: “Trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành, trái phiếu doanh nghiệp phải được đăng ký, lưu ký tại tổ chức lưu ký được phép để quản lý số lượng nhà đầu tư theo quy định.
- Điều này được hiểu việc đăng ký, lưu ký trái phiếu là trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
- Điều này dẫn đến hệ quả là nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, lưu ký trái phiếu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư nhưng không có chế tài nào áp dụng thì liệu pháp luật đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ nhà đầu tư chưa?.
- Hoàn thiện quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
- Với những bất cập, hạn chế đã được phân tích ở phần trên, tác giả kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp như sau:.
- Vi phạm quy định về chào bán cổ phiếu riêng lẻ tại Việt Nam của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, vi phạm quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ tại Việt Nam.
- a) Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ, hồ sơ phát hành trái phiếu riêng lẻ khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin quan trọng liên quan đến hồ sơ đã nộp;…”.
- Thứ hai, cần sửa lại khái niệm chào bán trái phiếu riêng lẻ.
- Vì vậy, khái niệm chào bán trái phiếu riêng lẻ cũng cần phải sửa đổi cho phù hợp với Luật Chứng khoán năm 2019.
- Theo đó, nên sửa lại khái niệm này như sau: “Chào bán trái phiếu riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 19 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 và theo một trong các phương thức sau đây: a) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
- Thứ ba, cần sửa đổi định nghĩa về “trái phiếu có bảo đảm”.
- Theo đó, khái niệm này nên được sửa đổi như sau: “trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba.
- có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán” là tổ chức nào? Đồng thời, khái niệm sửa đổi này cũng đã xác định rõ trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh cũng là một loại trái phiếu có bảo đảm.
- còn việc trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh như thế nào sẽ được điều chỉnh bởi văn bản riêng và dẫn chiếu sang quy định riêng..
- Thứ tư, cần xác định rõ về việc đảm bảo khả năng trả nợ của trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm.
- Theo đó, chứng quyền thực sự là một loại chứng khoán phái sinh và có thể độc lập so với trái phiếu.
- Thứ sáu, cần sửa đổi những quy định về hạn chế giao dịch trái phiếu trên TTCK thứ cấp, cụ thể:.
- i) Cần bổ sung quy định cấm các nhà đầu tư chuyển nhượng trái phiếu này trong vòng một năm.
- Quy định này nhằm đảm bảo rõ đây là trái phiếu được chào bàn riêng lẻ nên số lượng nhà đầu tư sở hữu nó luôn tối đa là 99 nhà đầu tư..
- ii) Cần bổ sung thêm trường hợp chủ thể có thẩm quyền quyết định về việc chuyển nhượng trái phiếu phát hành riêng lẻ.
- Theo đó, khi quy định các trường hợp mà việc chuyển nhượng trái phiếu không bị hạn chế cần bổ sung thêm cụm từ “quyết định của Trọng tài” bên cạnh cụm từ “quyết định của Tòa án”.
- Thứ bảy, cần điều chỉnh lại quy định về hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp cho hợp lý.
- Theo đó, cần bổ sung quy định về việc chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ chi trả của doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong trường hợp đây là trái phiếu có bảo đảm.
- Quy định này tạo cơ sở pháp lý để UBCKNN chấp thuận hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp.
- Thứ tám, cần quy định rõ công ty đại chúng chỉ được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền khi được UBCKNN chấp thuận bằng văn bản cũng như cần xác định thời hạn là bao lâu kể từ khi nhận bộ hồ sơ hợp lệ thì UBCKNN phải trả lời bằng văn bản.
- Quy định này hạn chế được bất cập tại điểm b khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 33 Nghị định số 163, đồng thời đảm bảo sự công khai, minh bạch và tránh được những “khuất tất” trong hoạt động này, gây nhiều trở ngại cho hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng..
- Thứ chín, cần bổ sung quy định về việc cho phép doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn là bao nhiêu? Quy định trên sẽ làm giảm thiểu tình trạng doanh nghiệp.
- hành vi vi phạm của tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu, vi phạm trách nhiệm đăng ký, lưu ký trái phiếu của doanh nghiệp phát hành.
- Vì vậy, cần nhanh chóng có những thay đổi nhất định nhằm hạn chế những bất cập trên để tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng công cụ phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động vốn n

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt