intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

44
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm các giải pháp để thu hút khách du lịch Nhật Bản trở thành thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  HÀ THÙY LINH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN PHÚ ĐỨC HÀ NỘI - 2006
  2. MỤC LỤC Danh mục các chữ cái viết tắt trong luận văn Danh mục bảng và tên bảng trong luận văn 1 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của luận văn 4 6. Bố cục của luận văn 4 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƢƠNG 1: CẦU DU LỊCH NHẬT BẢN 5 1.1. Nhật Bản dƣới góc nhìn du lịch 5 1.1.1. Khái quát về đất nƣớc và con ngƣời Nhật Bản 5 1.1.1.1. Đất nước 5 1.1.1.2. Con người 7 1.1.1.3. Kinh tế – xã hội 9 1.1.1.4. Du lịch Nhật Bản 9 1.1.2. Vài nét về văn hoá Nhật Bản 11 1.2. Ngƣời Nhật Bản trong cộng đồng 14 1.2.1. Đặc điểm tâm lý xã hội của ngƣời Nhật 14 1.2.1.1. Tính cách 14 1.2.1.2. Phong tục tập quán 16 1.2.1.3. Tín ngưỡng và tôn giáo 21 1.2.2. Khẩu vị ăn uống 22
  3. 1.2.3. Hấp dẫn của du lịch đối với ngƣời Nhật Bản 23 1.3. Điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch của ngƣời Nhật Bản 28 1.3.1. Thời gian rỗi 28 1.3.2. Khả năng tài chính của du khách Nhật Bản 30 1.3.3. Trình độ dân trí 30 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 31 CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH 32 NHẬT BẢN 2.1. Những xu hƣớng chính tác động tới thị trƣờng khách Nhật đi 32 du lịch nƣớc ngoài 2.2. Thực trạng khai thác thị trƣờng khách Nhật Bản tại Việt Nam 40 2.3. Thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam 44 2.3.1. Số lƣợng khách 44 2.3.2. Cơ cấu khách 45 2.3.3. Chi tiêu của khách 48 2.3.4. Thời vụ du lịch 48 2.3.5. Độ dài trung bình của chuyến đi 48 2.3.6. Quyết định đi du lịch 49 2.3.7. Bạn đồng hành khi đi du lịch 49 2.3.8. Lựa chọn các công ty, đại lý du lịch phục vụ chuyến đi 50 2.3.9. Cách thức phục vụ khách du lịch Nhật Bản 50 2.3.10. Sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam 54 2.3.11. Các tác nhân hạn chế 56 2.4. Thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản và vấn đề đối mặt với kinh 58 doanh du lịch Việt Nam TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 62 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG KHÁCH 63
  4. DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM 3.1. Xây dựng mô hình chiếm lĩnh thị trƣờng khách du lịch Nhật 63 Bản 3.2. Định hƣớng khai thác thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản là thị 66 trƣờng trọng điểm 3.3. Giải pháp khai thác thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản là thị 71 trƣờng trọng điểm 3.3.1. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du 71 lịch 3.3.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm 73 3.3.3. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động 74 3.3.4. Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ 77 thuật du lịch 3.3.5. Thúc đẩy hợp tác du lịch 77 3.3.6. Giáo dục du lịch toàn dân 78 3.3.7. Phối hợp liên ngành để phục vụ khách 79 3.4. Các khuyến nghị 80 3.4.1. Đối với Chính phủ và các ngành có liên quan về du lịch 80 3.4.2. Đối với Tổng cục du lịch 82 3.4.3. Đối với địa phƣơng 82 3.4.4. Đối với các doanh nghiệp 83 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 84 PHẦN KẾT LUẬN 85 THƢ MỤC SÁCH THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN OL: Office Lady (nữ viên chức) GDP : Gross Domestic Product ( Tổng sản phẩm quốc nội) JNTO: Japan National Tourist Organization (Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản) JATA: Japan Association Travel Agencies (Hiệp hội lữ hành Nhật Bản) SPDL: sản phẩm du lịch KS: khách sạn VC: vận chuyển TNDL: tài nguyên du lịch CQDL: cơ quan du lịch TO: Tour Operator (Ngƣời điều hành tour) TA: Travel Agent (Đại lý du lịch) OTOP: One town one product (mỗi huyện một sản phẩm) OVOP: One village one product (mỗi làng một sản phẩm)
  6. DANH MỤC BẢNG VÀ TÊN BẢNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 1. Số lƣợng khách Nhật Bản đến Việt Nam (2002 - 2006) – tr 45 Bảng 2. Mục đích đi du lịch của ngƣời Nhật Bản – tr 46 Bảng 3. Số lần đến Hà Nội của khách Nhật Bản – tr 47 Bảng 4. Phân loại khách đến Hà Nội theo độ tuổi – tr 47
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang đƣợc phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch hiện đƣợc xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút đƣợc nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trƣớc xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá. Ở Việt Nam, Đại hội Đảng IX đã xác định “...Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nƣớc và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực...”, việc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam là rất cần thiết, làm cơ sở để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch và giải pháp phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Du lịch Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, mở rộng giao lƣu hợp tác quốc tế của đất nƣớc. Du lịch là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên tự nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú có một ý nghĩa đặc biệt trong việc thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia mới phát triển du lịch nên việc tìm kiếm thị trƣờng khách là rất cần thiết. Từ trƣớc đến nay, có thể nói việc nghiên cứu đặc tính và xu hƣớng tiêu dùng của khách Nhật Bản còn là vấn đề hoàn toàn mới
  8. mẻ. Thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản đƣợc xác định là thị trƣờng đầy tiềm năng và nay là thị trƣờng trọng điểm đối với du lịch Việt Nam. Để thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản thực sự là thị trƣờng khách du lịch trọng điểm đối với du lịch Việt Nam cần có giải pháp cụ thể, thiết thực, ổn định và khả thi. Hiện nay vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu về trị trƣờng trọng điểm này. Từ yêu cầu bức xúc của việc phát triển thị trƣờng du lịch Nhật Bản, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm các giải pháp để thu hút khách du lịch Nhật Bản trở thành thị trƣờng trọng điểm của du lịch Việt Nam. Luận văn tiếp cận và nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản với mục đích góp phần phát triển thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam, làm cho thị trƣờng khách Nhật thực sự là một thị trƣờng trọng điểm của du lịch Việt Nam trong những năm tới. Luận văn này chỉ là nghiên cứu thực trạng và khả năng khai thác thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản đối với Việt Nam cũng nhƣ đƣa ra những giải pháp nhằm thu hút khách ngày càng đông hơn. Hiện nay Nhật Bản là thị trƣờng du lịch giàu tiềm năng và sẽ phát triển rất mạnh trong những thập niên tới nhất là thị trƣờng du lịch nƣớc ngoài (outbound). Nhật là một quốc gia có số ngƣời đi du lịch hàng năm rất lớn (trên 17 triệu), chi phí của khách du lịch Nhật Bản rất cao. Nghiên cứu về thị trƣờng khách Nhật Bản, luận văn đề cập những vấn đề về đất nƣớc, con ngƣời và văn hoá Nhật Bản, đƣa ra những nhận định đánh giá về thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản, về tâm lý, đặc tính và xu hƣớng thị trƣờng khách Nhật Bản. Đồng thời luận văn cũng đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm thu hút khách đến du lịch Việt Nam
  9. đông hơn. Ngoài ra đề tài cũng phân tích các nguyên nhân cơ bản nhằm giúp hoàn thiện các giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu nhập cho ngành. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: - Nghiên cứu khách du lịch Nhật Bản - Các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản trở thành thị trƣờng trọng điểm của du lịch Việt Nam 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu khách du lịch Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội Về thời gian: Tập trung phân tích đánh giá thực trạng khách du lịch Nhật Bản giai đoạn từ 2001 - 2005. Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu đặc điểm tâm lý, đặc điểm tiêu dùng của thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản cũng nhƣ các đặc trƣng cuả thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản dƣới góc độ thoả mãn các nhu cầu có khả năng thanh toán đối với du lịch Việt Nam. Đặc biệt là khảo sát thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản ở Hà Nội, trong khoảng thời gian từ 5/2005 – 5/2006. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, luận văn sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau: - Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin (sách, báo, tài liệu thu thập từ các doanh nghiệp lữ hành, mạng Internet) - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp. - Phƣơng pháp thống kê
  10. - Phƣơng pháp điều tra xã hội (điều tra bảng hỏi về nhu cầu và sở thích của khách du lịch Nhật Bản) - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển ngành du lịch nƣớc nhà, từng bƣớc hội nhập vào du lịch khu vực và quốc tế. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tƣ liệu tham khảo cho ngƣời nghiên cứu thị trƣờng và giúp cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thêm những thông tin về thị trƣờng khách Nhật trong việc kinh doanh du lịch nhằm đem lại kết quả tốt đẹp. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, tiểu kết, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục (bảng biểu, tranh ảnh minh hoạ), luận văn gồm có 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU VỀ CẦU DU LỊCH NHẬT BẢN CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM
  11. CHƢƠNG 1 CẦU DU LỊCH NHẬT BẢN 1.1. Nhật Bản dƣới góc nhìn du lịch 1.1.1. Giới thiệu về đất nƣớc và con ngƣời Nhật Bản 1.1.1.1. Đất nước Ngƣời dân Nhật Bản gọi đất nƣớc mình là Nihon hay Nippon đều có ý muốn cả thế giới hãy biết đến Nhật Bản nhƣ là “Đất nƣớc mặt trời mọc” (Nhật = mặt trời, Bản = gốc). Trên nền trắng của quốc kỳ Nhật Bản nổi lên hình mặt trời đỏ, quốc kỳ còn đƣợc gọi là Hinomaru có nghĩa là “vầng mặt trời”. Nhật Bản là một nƣớc quân chủ lập hiến ở phía đông lục địa châu Á. Quần đảo Nhật Bản chạy dài theo một hình trăng lƣỡi liềm từ đảo Sakhalin (CHLB Nga) tới Đài Loan (Trung Quốc), dài chừng 3800 km từ 45033 xuống 20025 vĩ Bắc, bao gồm bốn hòn đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và khoảng 6850 đảo nhỏ khác. Honshu là đảo lớn nhất chiếm 61,1% tổng diện tích nƣớc Nhật. Nhật Bản đƣợc chia thành 8 vùng với 47 tỉnh, dƣới đó là các quận, khu, xã, thôn. Đảo Honshu, Shikoku và Kyushu là ba vùng. Riêng trên đảo Honshu- hòn đảo lớn nhất, là năm vùng: Tohoku, Kanto, Chubu, Kansai và Chugoku. Diện tích đất liền của toàn bộ đất nƣớc Nhật Bản vào khoảng 378.000 km2 gần tƣơng đƣơng với diện tích Phần Lan (338.000 km2 ), gấp 1/5 lần diện tích nƣớc Anh, bằng 1/9 lần diện tích Ấn Độ, 1/25 diện tích nƣớc Mỹ, chiếm chƣa đầy 0,3% diện tích toàn thế giới và lớn hơn diện tích Việt Nam (329.465 km2 ) chừng 15%. Thủ đô là Tokyo, là một trong những thành phố đông dân nhất trên thế giới và cũng là một trong những thành phố sạch sẽ và an toàn nhất.
  12. Dân số Nhật Bản tính đến ngày 12/10/1999 vào khoảng 126.500.000 ngƣời, đứng hàng thứ 9 trên thế giới. Trong đó 49% dân số sống tập trung ở ba thành phố Tokyo, Osaka, Nagoya và các thành phố xung quanh đó. Phần lớn nƣớc Nhật là những ngọn núi cao với thung lũng hẹp ở giữa. Núi là một trong những cảnh thiên nhiên đẹp nhất Nhật Bản. Dãy Alps Nhật Bản trên đảo Honshu rất nổi tiếng nhƣng nổi tiếng là Fuji san - có nghĩa là “Núi rƣợu trƣờng sinh”, ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3776 m). 1/10 tổng số núi lửa trên thế giới nằm ở Nhật Bản. Rừng núi chiếm đến 2/3 diện tích nƣớc Nhật, các triền núi thƣờng núi thƣờng có độ dốc cao và đƣợc bao bọc bởi cây cối um tùm. Toàn bộ đƣờng bờ biển và đại dƣơng khiến cho cá trở nên quan trọng trong bữa ăn cũng nhƣ trong nền kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản còn có những nguồn suối nóng tự nhiên đƣợc sử dụng để tắm dƣỡng sinh và nhiều sông, hồ đẹp tuyệt vời. Vì các hòn đảo trải dài nhƣ vậy nên thời tiết biến đổi rất nhiều. Ở miền Bắc, mùa đông giá lạnh và có tuyết, mùa hè ôn hoà. Còn những đảo ở phía Nam nhƣ Kyushu, Okinawa ấm áp hơn nhiều. Mùa xuân (haru) bắt đầu vào tháng 3 khi cây cối ra hoa và ngày thì ấm dần lên. Sau mùa xuân là đến mùa hè (natsu), kéo dài từ khoảng tháng 5 cho tới đầu tháng 9. Từ tháng 9 đến hết tháng 11 là mùa thu (aki), trời trở nên khô và mát dịu hơn mặc dù đôi khi vẫn có mƣa thậm chí còn có cả những trận cuồng phong hoặc những cơn bão lớn. Vào mùa đông (fuyu), từ cuối tháng 11 đến tháng 2, những trận gió lạnh từ vùng Xibiri và Mông Cổ thổi tạt ngang qua nƣớc Nhật. Sự đa dạng về đất đai và khí hậu tạo nên sự phong phú tuyệt vời về thực vật. Một số loài hoa và cây cối có ý nghĩa quan trọng trong đời sống Nhật Bản. Hoa anh đào biểu trƣng cho vẻ đẹp chóng lụi tàn, cây thông là biểu trƣng sự trƣờng thọ còn cây tre tƣợng trƣng cho khả năng vƣợt qua khó khăn và phát triển mạnh mẽ.
  13. Địa hình phức tạp của Nhật Bản đã tạo nên những cảnh đẹp dễ gây xúc động- những hồ tuyết trên núi, những hẻm đá và những con sông chảy xiết, những đỉnh núi gồ ghề và những thác nƣớc thơ mộng. Chúng luôn là nguồn cảm hứng và thú vị cho cả ngƣời Nhật lẫn các du khách nƣớc ngoài. Nhật Bản đạt đƣợc bƣớc nhảy vọt về kinh tế thông qua sự phát triển thần kỳ của ngành công nghiệp kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhật Bản ngày nay là một trong những quốc gia phát triển và thịnh vƣợng nhất thế giới. Phong cảnh và truyền thống của Nhật Bản ở từng vùng cũng có sự khác nhau. Về thắng cảnh lịch sử, phải kể đến các ngôi đền thờ và lâu đài cổ kính ở Honshu, đặc biệt là khu vực quanh Kyoto và Nara. Cũng có những thắng cảnh hiện đại nhƣ khu mua bán và giải trí ở Tokyo và Osaka. Những lễ hội đặc biệt nhƣ ở vùng Sapporo, Yokote và Fukuoka là một phần quan trọng của nền văn hoá Nhật Bản. Đây là đất nƣớc của cảnh đẹp thiên nhiên và có nền văn hoá đa dạng. 1.1.1.2. Con người Nhật Bản là quốc gia thuần nhất cao độ về phƣơng diện sắc tộc. Ngƣời Nhật chiếm tới 99% dân cƣ. Tiếng Nhật là quốc ngữ, Phật giáo và Khổng giáo từ lâu đã giữ một vai trò to lớn trong việc hình thành hệ tƣ tƣởng kiến trúc thƣợng tầng xã hội Nhật Bản. Bản sắc dân tộc cao hơn bản sắc cá nhân, yêu thiên nhiên, tính kỷ luật cao, ôn hoà, tiết kiệm và năng động trong việc tiếp thu cái mới. Một điều thật ấn tƣợng là ngƣời Nhật rất sạch sẽ. Bất cứ khi nào bạn bƣớc vào nhà hàng, nhà tắm hơi hay phòng vệ sinh công cộng bạn đều đƣợc phục vụ một chiếc khăn ẩm để lau tay. Ngƣời Nhật có tính độ lƣợng và tôn trọng ngƣời nói chuyện với mình. Trong khi nói chuyện, họ thƣờng nhìn vào mắt nhau và không ngừng nói
  14. “Hai” có nghĩa là “tôi đang chăm chú lắng nghe bạn nói đây, bạn thân mến ạ” [46,11]. Ngƣời Nhật rất tôn trọng truyền thống và đƣợc giáo dục rất cẩn thận. Họ mong muốn giữ gìn nguyên vẹn phép xử thế và các hình thức văn hoá đã đƣợc thừa hƣởng từ những thế hệ trƣớc. Ngƣời Nhật có thái độ đặc biệt trân trọng đối với nếp sống đã hình thành cũng nhƣ đối với di sản văn hoá. Tính truyền thống của ngƣời Nhật có ảnh hƣởng trên nhiều phƣơng diện đối với sinh hoạt - xã hội - chính trị của nƣớc Nhật. Ngƣời Nhật thích tất cả những gì cụ thể, có hình ảnh. Ở ngƣời Nhật, tính cụ thể của tƣ duy gắn liền ở mức độ lớn với những đặc điểm của ngôn ngữ và văn tự. Ngƣời Nhật có truyền thống sống cùng một gia đình lớn có cả ông bà, cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc thƣờng xuyên với thiên nhiên phong phú và đa dạng đã làm cho ngƣời Nhật có thói quen “cảm nhận cái đẹp, thích thƣởng thức cái đẹp”. Ngƣời Nhật coi giống liễu rủ (Yanaki) là linh mộc vì nó là giống cây đem lại may mắn và thành đạt gợi đƣợc trong lòng ngƣời Nhật khoái cảm thẩm mỹ. Ngƣời Nhật cũng quan tâm đến năm sinh, tháng đẻ, tƣớng số, mặt, chỉ tay để đoán biết tính cách hậu vận và tƣơng lai. Nếu ngƣời Nhật ở phía Nam (Osaka) thích vui vẻ xã giao rộng, thích thƣơng mại thì ngƣời phía Bắc lại kín đáo, không thích hỏi về tuổi tác và đời tƣ của ngƣời khác. Có thể nói thiên nhiên Nhật Bản đẹp nhƣng thật khắc nghiệt đối với con ngƣời. Những hòn đảo nghèo nàn này không đƣợc hƣởng thiên thời và địa lợi. Vậy mà những con ngƣời Nhật Bản nhƣ càng đƣợc tôi luyện thêm trong thiên nhiên nghiệt ngã, họ đã vƣơn lên một cách quả cảm, trở thành một trong những dân tộc đứng đầu thế giới về sự phát triển kinh tế, kỹ thuật.
  15. 1.1.1.3. Kinh tế – xã hội Nhật Bản là nƣớc rất nghèo nàn về tài nguyên trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhƣng với các chính sách phù hợp kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945 – 1954), phát triển cao độ (1955 – 1973). Từ 1974 đến nay, tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nƣớc có nền kinh tế – công nghiệp – thƣơng mại – tài chính – dịch vụ – khoa học kỹ thuật đứng thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu ngƣời là 36.217 USD (1999) [13, 27]. Cán cân thƣơng mại dƣ thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài rất nhiều. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là đồng yên Nhật. Nhật Bản đang xúc tiến 6 chƣơng trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ. Cải cách hành chính của Nhật đƣợc thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhƣng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngƣợc ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bƣớc tăng trƣởng năm 2003 đạt trên 3%, quý 1/2004 đạt 4%. [32, 31] 1.1.1.4. Du lịch Nhật Bản Phong cảnh và truyền thống của Nhật Bản ở từng vùng có sự khác nhau. Về thắng cảnh lịch sử, phải kể đến các ngôi đền thờ và lâu đài cổ kính ở Honshu, đặc biệt là khu vực quanh Kyoto và Nara. Cũng có những thắng cảnh hiện đại nhƣ khu mua bán và giải trí ở Tokyo và Osaka. Những lễ hội đặc biệt nhƣ ở vùng Sapporo, Yokote và Fukuoka là một phần quan trọng của nền văn
  16. hoá Nhật Bản. Đây là đất nƣớc của cảnh đẹp thiên nhiên và có nền văn hoá đa dạng. Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nhật Bản nhƣ : - Lễ hội Tuyết ở Sapporo, Hokkaido. - Ở Yokote, Akita thuộc miền bắc Nhật Bản, trẻ em đắp những ngôi nhà bằng tuyết (kamakura) nơi chúng vui chơi với bạn bè trong suốt lễ hội Kamakura. - Đền Toshogu ở Nikko, Tochigi, rất nổi tiếng với những bức chạm gỗ tinh xảo. - Khu Ginza ở Tokyo – không cho xe cộ qua lại vào ngày Chủ nhật và các ngày lễ – là một địa điểm đƣợc ngƣời ta rất thích đến để mua sắm cũng nhƣ dạo chơi. - Mọi trẻ em Nhật đều mơ ƣớc đƣợc đến thăm khu Disneyland ở Chiba, Tokyo. - Tƣợng Đại Phật (Daibutsu) cao 13,35 mét ở Kamakura,Kanagawa, đƣợc dựng năm 1252. - Đền Kinkakuji phủ vàng ở Kyoto đƣợc xây dựng lần đầu vào thế kỷ 14. - Toà thƣợng điện và chùa ở đền Horyuji tại Nara đƣợc xây dựng từ thế kỷ thứ 7. - Đảo Nakanoshima là trung tâm hoạt động kinh doanh ở Osaka. - Một phần lâu đài Himeji đƣợc xây dựng lần đầu vào thế kỷ 14, gợi nhớ đến hình ảnh một con diệc trắng nhƣ tuyết. - Các đụn cát Tottori chỉ là một trong nhiều phong cảnh khác nhau ở Nhật Bản. - Công viên tƣởng niệm hoà bình ở Hiroshima là nơi tƣởng niệm những nạn nhân khi thành phố bị bom nguyên tử phá huỷ năm 1945.
  17. - Lễ hội Hakata Dontaku đƣợc tổ chức từ ngày mùng 3 đến mùng 4 tháng 5 ở Fukuoka trên đảo Kyushu. - Những vỉa san hô và vùng biển trong xanh quanh các hòn đảo cận nhiệt đới ở Okinawa. 1.1.2. Vài nét về văn hoá Nhật Bản Nền văn hoá và các đặc điểm tính cách của mỗi dân tộc đều chịu ảnh hƣởng của các điều kiện lịch sử, địa lý và khí hậu. Vị trí địa lý của Nhật Bản có ba đặc điểm lớn là: một quốc đảo có địa hình nhiều núi non ở Đông Bắc Á (75% là rừng và núi), nằm tƣơng đối tách biệt với lục địa châu Á và ở ngoại vi của các trung tâm văn minh của thế giới. Nằm ở vùng khí hậu ôn hoà, Nhật Bản có nhiệt độ tƣơng đối ấm. Lƣợng mƣa hàng năm từ 1600mm - 1700mm, đặc biệt có mƣa lớn khoảng đầu mùa xuân và giữa mùa hè. Phía tây nam Nhật Bản là vùng có độ ẩm nhiệt đới, nền nông nghiệp và cuộc sống có nhiều điểm giống nhƣ phía nam Thái Bình Dƣơng trong 3 - 4 tháng mùa hè. Những điều kiện đó dẫn đến một đặc điểm khái quát là Nhật Bản đủ để xa châu Á để thoát khỏi những ảnh hƣởng của biến đổi của lục địa, nhƣng lại đủ gần để có thể hƣởng những thành quả của nền văn minh đó. Hơn nữa, với một cộng đồng dân tộc tƣơng đối thuần nhất, Nhật Bản có khả năng tiếp nhận ảnh hƣởng văn hoá của nƣớc ngoài để phát triển cho mình nền văn hoá riêng. Đó là một nền văn hoá mang đậm nét dân tộc với những đặc điểm sau: *Nhật Bản - một nước có nền văn hoá với tính thuần nhất cao. Từ hàng ngàn năm trƣớc, các hòn đảo Nhật Bản đã là ngôi nhà chung của nhiều ngƣời nhập cƣ đến đấy, trải qua nhiều thời đại và từ nhiều nƣớc khác nhau trên lục địa, và có thể từ những hòn đảo ở phía Nam. Trải qua nhiều thời đại lịch sử, sự pha trộn đó đã sản sinh ra một dân tộc tƣơng đối
  18. thuần nhất, phân biệt với cả các nƣớc láng giềng nhƣ Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, cả trong ngôn ngữ, sinh hoạt, tôn giáo, cơ cấu chính trị và xã hội. Những nét riêng đó đã sớm trở thành bản chất của ngƣời Nhật Bản. Ở Nhật Bản, điều quan trọng hàng đầu là truyền thống của một cộng đồng hơn là truyền thống của một cá nhân, và đặc trƣng này đã đóng góp nhiều vào tính chất đồng nhất của xã hội Nhật Bản. *Dễ dàng tiếp thu văn hoá nước ngoài Trong lịch sử đã luôn luôn có những sự gặp gỡ giữa văn hoá Nhật Bản với các quốc gia văn minh khác nhƣ Trung Quốc và châu Âu. Từ xa xƣa, ngƣời Nhật đã có sự khát khao đối với các nền văn minh khác và trong lịch sử tiến hoá của mình, ngƣời Nhật hoan nghênh các yếu tố văn hoá nƣớc ngoài mà không gạt bỏ các tập tục và truyền thống đã có. Có thể nói, nhân dân Nhật Bản đã hấp thụ có chọn lọc nhiều phát kiến văn hoá của các nền văn minh lớn trên thế giới. Sự dễ dàng tiếp thu văn hoá nƣớc ngoài là một truyền thống của Nhật Bản đã có từ lâu đời. Đó là truyền thống không đóng cửa, không bảo thủ, không cực đoan nhƣng cũng không đánh mất cốt cách của dân tộc mình. *Tình yêu thiên nhiên Thiên nhiên luôn luôn là ngƣời bạn gần gũi và quen thuộc đối với ngƣời Nhật. Mặc dù họ từng dạy học sinh từ cấp tiểu học rằng: “Thiên nhiên không dành cho nước ta những ưu đãi. Tất cả tương lai là ở trong tay các bạn” [7, 40] nhƣng họ không coi thiên nhiên là một lực lƣợng đối lập tàn khốc. Quan niệm hoà vào thiên nhiên này là phù hợp với cách nhìn của những ngƣời dân sống trên một quốc đảo có khí hậu ôn hoà và đầy mƣa. Tinh thần hoà hợp với thiên nhiên nằm trong bản chất của ngƣời Nhật, đi vào triết học và tôn giáo của họ, trong cảm xúc và sự thƣởng thức thiên nhiên của họ. Thiên nhiên cũng chiếm một vị trí lớn trong văn học và hội hoạ Nhật Bản.
  19. *Thích những cái gì đơn giản, nhỏ nhắn, tinh tế và khéo léo hơn là những thứ to lớn, lộng lẫy và hiển nhiên. Một trong những phong cách thẩm mỹ của nghệ thuật Nhật Bản là sự tế nhị, đơn giản và gián tiếp. Sự tế nhị hàm ý không thật hiển nhiên và đòi hỏi nghiên cứu kỹ những gì đáng trân trọng. Công viên của Nhật đƣợc thiết kế sao cho giống tự nhiên và không đƣa vào đó những dáng vẻ nhân tạo. Đó là một điều khác với phƣơng Tây. Ở Nhật Bản, không chỉ trong cảnh quan kiến trúc mà trong các hình thức nghệ thuật khác, tính tự nhiên hết sức đƣợc coi trọng và đánh giá cao. Trà đạo Nhật Bản có truyền thống hàng thế kỷ là một thứ nghệ thuật, đồng thời là một trò tiêu khiển có tính thẩm mỹ. Tinh thần cơ bản của việc thƣởng thức trà là hài hoà, tôn kính, tinh khiết và trong trẻo. Bonsai là nghệ thuật trồng cây trong chậu nhỏ. Nó tạo ra những cây cảnh đẹp tự nhiên và cho ta sự thƣởng thức thiên nhiên trong hình ảnh thu nhỏ lại. *Sự thờ cúng tổ tiên Đạo Phật, đạo Shinto (thờ cúng tổ tiên và thánh thần), đạo Khổng, đạo Thiên Chúa là những tôn giáo lớn ở Nhật. Có một sự trộn lẫn của cả bốn thứ tôn giáo đó trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, nhƣng sự thờ cúng tổ tiên có ảnh hƣởng to lớn nhất. Xã hội Nhật Bản tạo đủ điều kiện chấp nhận đa tôn giáo, dù có nguồn gốc trong nƣớc hay ngoài nƣớc, trong khi truyền thống lâu đời của họ là một đất nƣớc của những gia đình và những cộng đồng. *Bên cạnh đó, sự bền bỉ, kiên trì cũng là một tính cách của người Nhật. Đó cũng là một dạng khác của sự tinh tế, khéo léo, ƣa nhỏ nhắn và cụ thể của họ. Trƣớc bất kỳ sự kiện nào, dù trong lĩnh vực nào, họ không vội vã, không nhiều lời, không bàn đến những cái quá xa và viển vông. Họ bình tĩnh, xem xét từng điều kiện cụ thể, chia việc lớn ra thành nhiều việc nhỏ, giải quyết xong cái trƣớc sẽ đến cái sau, cứ thế mà đi đến đích.
  20. “Nếu phải thử định rõ tính cách văn hoá Nhật Bản chỉ bằng vài từ thôi, ta có thể nói là nó bộc lộ sự ưa thích cái duyên dáng tế nhị bên trong được hiểu như là sự đối lập với cái tráng lệ bên ngoài”. [24, 17] Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia đều nằm ở châu Á - Thái Bình Dƣơng. Hai nƣớc không chỉ gần nhau về mặt địa lý mà còn có nhiều điểm tƣơng đồng và có quan hệ lâu đời về kinh tế, văn hoá. Có thể nói Việt Nam và Nhật Bản còn có nhiều tiềm năng để có thể mở rộng hơn nữa hợp tác văn hoá và cả hai bên đều tỏ rõ sự quan tâm thúc đẩy. Mọi sự hợp tác đều phải dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau. Hiện nay ở Nhật Bản đã có một Hội nghiên cứu Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Còn ở Việt Nam, cũng đã hình thành Hội đồng phối hợp nghiên cứu Nhật Bản. Đây là một trong những tác nhân quan trọng thúc đẩy quá trình hợp tác nói chung, quá trình giao lƣu văn hoá nói riêng. Hơn nữa, trong bối cảnh quan hệ kinh tế Nhật - Việt đã đạt đƣợc những thành công nhất định, đây chính là thời điểm chúng ta phải nâng cao hiểu biết về Nhật Bản, phải có kế hoạch đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực này. Hy vọng đến một thời điểm nào đó ngƣời Việt Nam sẽ quen với âm nhạc Gagaku (âm nhạc cung đình xa xƣa), biết thế nào là Bunraku, là Kabuki, Buto... đồng thời ngƣời Nhật Bản cũng có thể phân biệt đâu là chèo, tuồng, ca trù và đặc biệt là nhã nhạc cung đình Huế... của Việt Nam. 1.2. Ngƣời Nhật Bản trong cộng đồng 1.2.1. Đặc điểm tâm lý xã hội của ngƣời Nhật 1.2.1.1. Tính cách - Đặc điểm chung: Ngƣời Nhật rất yêu lao động và nhiệt tình trong mọi lĩnh vực hoạt động, lao động là đặc điểm quan trọng nhất trong tính cách dân tộc Nhật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0