« Home « Kết quả tìm kiếm

Huyền thoại Babel và chính sách ngôn ngữ thế kỉ 21


Tóm tắt Xem thử

- HUYỀN THOẠI BABEL VÀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ TRONG THẾ KỈ 21 Tại sao loài người lại có nhiều ngôn ngữ? Thánh Kinh của người Do Thái giải thích tình trạng đa ngữ của xã hội loài người là hậu quả của việc chọc giận Đức Chúa Trời.
- Vì nghĩ rằng loài người đã khinh thường mình, Chúa đã quyết định từ nay trở đi, con người sẽ có nhiều ngôn ngữ.
- Và thế là công trình tháp Babel đã không thể hoàn thành vì sự bất đồng ngôn ngữ của loài người.
- Vậy xã hội loài người nên đơn ngữ hay đa ngữ? Dựa vào hai thông điệp trái ngược trên, phải chăng tháp Babel là biểu tượng cho một mâu thuẫn của loài người về ngôn ngữ - xã hội từ xưa đến nay? Vấn đề ủng hộ hay không ủng hộ một xã hội đơn/đa ngữ lâu nay là một chủ đề thường xuyên được đưa ra bàn luận trong địa hạt ngôn ngữ học nói chung cũng như chính sách ngôn ngữ nói riêng.
- Sở dĩ người ta ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề tưởng chừng cổ xưa như câu chuyện về tháp Babel này đó là vì xu hướng toàn cầu hóa, từ sau chiến tranh Lạnh, đã đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết trên toàn thế giới.
- Nó đã làm cho cuộc sống của đa số cư dân trên toàn cầu dễ chịu hơn trong một thế giới an toàn hơn.
- Việc xác định chính sách ủng hộ sự đa dạng hóa ngôn ngữ trong một quốc gia hay không liên quan mật thiết đến thái độ của quốc gia đó đối với toàn cầu hóa.
- Sự đa dạng của ngôn ngữ trong một quốc gia là động lực hay sự cản trở đối với quá trình toàn cầu hóa nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng? Đối với những quốc gia cổ vũ cho toàn cầu hóa nhiều nhất, như Mĩ chẳng hạn, xã hội đơn ngữ dường như là động lực giúp cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn cả về chính trị, kinh tế và văn hóa.
- Chính sách “càng ít ngôn ngữ càng tốt” này còn được gọi là chính sách đồng hóa ngôn ngữ hay chủ nghĩa bá quyền/sô-vanh đối với ngôn ngữ.
- Tựu trung lại, luận điểm này chủ yếu dựa trên những luận cứ về kinh tế - chính trị sau: Thứ nhất, xét về khía cạnh lợi ích kinh tế trực tiếp, xã hội đơn ngữ đồng nghĩa với việc cắt giảm được một số tiền khổng lồ mà xã hội đang dành cho các dịch vụ ngôn ngữ như dịch 1 thuật 1, giảng dạy ngoại ngữ .v.v.
- Chưa có một thống kê chính thức nào về chi phí thực tế mà một F 0 quốc gia phải bỏ ra cho các dịch vụ ngôn ngữ nhưng chắc chắn một điều là con số này rất lớn.
- Nếu như người Việt Nam sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ quốc gia song song với tiếng Việt (giống như trường hợp người Singapore) thì chắc hẳn con số học phí kia không thể cao đến như thế vì lợi thế về dạy ngoại ngữ của các trường quốc tế so với các trường quốc dân sẽ không còn chênh lệch rõ rệt như hiện tại.
- Việc thế giới sử dụng chung một ngôn ngữ nào đó chắc chắn sẽ làm cho việc giao tiếp giữa các công dân toàn cầu trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
- Thứ hai, xét về lợi ích chính trị - xã hội, càng ít ngôn ngữ đồng nghĩa với càng ít xung đột về chính trị, sắc tộc, văn hóa .v.v.
- Nói khác đi, nếu như ai ai cũng hiểu “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” theo cùng một nghĩa, thì chắc chắn thế giới sẽ không còn những xung đột chính trị trên danh nghĩa bảo vệ những giá trị đó nữa.
- Nói cùng một ngôn ngữ chính là bước đầu tiên của việc “tìm một tiếng nói chung” để giải quyết tất cả các xung đột của thế giới hiện tại.
- Nước Mĩ là quốc gia từ trước tới nay đã nhất quán trong việc phổ biến một “tiếng Anh duy nhất” cho toàn bộ thế giới vì mục đích hướng tới một thế giới đơn cực – một thế giới “phẳng”, thế giới mà theo họ sẽ hòa bình và ổn định hơn.
- Tuy nhiên, một số học giả khác thì cho rằng để tạo dựng một thế giới bền vững hơn, tốt đẹp hơn trong tương lai, chúng ta cần phải ra sức bảo vệ sự đa dạng của ngôn ngữ.
- Đây chính là quan điểm đối lập với quan điểm đồng hóa ngôn ngữ vừa phân tích ở trên.
- Quan điểm này ủng hộ chính sách đa ngữ, coi ngôn ngữ như một “quyền” (right) hay là một “nguồn” (source) và thừa nhận địa vị khác nhau của những ngôn ngữ khác nhau trong một quốc gia 2.
- Một trong những hệ quả tiêu cực mà toàn cầu hóa đem đến đó là việc bành trướng, chèn ép của văn hóa nước lớn lên văn hóa những nước “tiểu nhược”.
- Nó đe dọa sự sinh tồn của các nền văn hóa nước bé mà trong đó ngôn ngữ là một thành tố.
- Việc phim ảnh, thời trang, đồ dùng Mĩ (hoặc Trung Quốc) đang tràn lan, thậm chí lấn át văn hóa bản địa trên khắp thế giới làm gia tăng lo ngại về một cuộc khủng hoảng văn hóa - xã hội 1 Biểu giá dịch “cabin” Anh – Việt của Tổ chức Liên Hợp Quốc 2015 tại Việt Nam là $600 cho 1 người/1 ngày (xem Hướng dẫn của LHQ-EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam tại địa chỉ http://eeas.europa.eu/delegations/vietnam/documents/eu_vietnam/un_eu_costnorms2015_vi.pdf) 2 Xem Nguyễn Văn Khang (2014), Chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- 2 có thể đang âm thầm diễn ra mà rất ít người trong số chúng ta ý thức được hậu quả trong tương lai của nó đối với sự đa dạng ngôn ngữ - văn hóa.
- Sự thực là cuộc khủng hoảng âm thầm đó đã và đang xảy ra một cách nghiêm trọng xét trên khía cạnh ngôn ngữ.
- Theo thống kê không đầy đủ của Ethnologue 3, trong tổng số 7102 ngôn ngữ F 2 được biết đến, cho đến nay, đã có 367 ngôn ngữ chết và đang có 916 ngôn ngữ “hấp hối”.
- Trung bình cứ một năm chúng ta lại mất đi 6 ngôn ngữ.
- Người ta dự đoán rằng đến cuối thế kỉ XXI này, 90% ngôn ngữ trên toàn thế giới sẽ biến mất nếu như chúng ta không hành động.
- Đối với một số học giả thì đó sẽ là sự mất mát về văn hóa của nhân loại không thể đo đếm nếu nó trở thành sự thật.
- Duy trì sự đa dạng của ngôn ngữ là quan điểm của những học giả này.
- Với họ, “mỗi ngôn ngữ mất đi sẽ như là một quả bom thả xuống Louvre” (lời của nhà ngữ học trứ danh Ken Hale).
- Ngôn ngữ là một thành tố quan trọng của văn hóa mỗi tộc người.
- Ngôn ngữ chứa đựng bản sắc (identity) của dân tộc, hay nói theo cách của Humboldt, nhà cải cách giáo dục vĩ đại của nước Đức, nó chính là “linh hồn dân tộc”.
- Tư duy của toàn nhân loại là phổ quát nhưng ngôn ngữ lại là phương tiện cá biệt của từng dân tộc dùng để thực hiện chức năng phổ quát đó.
- Chính vì thế, đặc tính ngôn ngữ phần nào đó định hình cách chúng ta tư duy, cách chúng ta tri nhận về thế giới.
- Nhà ngôn ngữ học Lera Borosditky có đưa ra một ví dụ: “Khác với tiếng Anh, rất nhiều các ngôn ngữ không sử dụng các từ như “trái/phải” mà thay vào đó là đặt tất cả mọi vật trong hệ quy chiếu Đông/Tây/Nam/Bắc - những hướng cơ bản.
- Kết quả là người dân nói những ngôn ngữ như thế rất giỏi trong việc xác định phương hướng (ngay cả khi họ ở một địa điểm lạ hoặc bên trong một tòa nhà).
- Khả năng định hướng cực tốt của họ dường như biến họ trở thành những siêu nhân trong mắt những người nói tiếng Anh…” 4 F 3 Một dẫn chứng khác về việc ngôn ngữ gắn chặt với văn hóa hay bản sắc dân tộc đó là hiện tượng “bất khả dịch” (untranslatability) trong dịch thuật.
- đều là những từ gần như không có tương đương trong các ngôn ngữ khác.
- Tuy nhiên, hiện tượng “không có từ X trong ngôn ngữ Y” bị một số nhà ngôn ngữ học phản đối nếu như hiểu rằng: không có từ X trong ngôn ngữ Y có nghĩa là người nói ngôn ngữ Y không thể tưởng tượng/nghĩ được cái mà X biểu thị.
- Theo đó, ta nên hiểu bản chất của vấn đề “không có từ X trong ngôn ngữ Y” chỉ là sự bất đối xứng giữa vốn từ của các ngôn ngữ mà thôi.
- Tất nhiên, chúng ta cần phải nhấn mạnh lại một sự thật, nói như sử gia Diamond, “các ngôn ngữ vừa khác nhau ở cấu trúc cũng như từ vựng vừa khác nhau trong cách chúng thể hiện nhân quả, cảm giác cũng như trách nhiệm cá nhân, và vì thế mà chúng cũng định hình suy nghĩ của chúng ta theo những cách khác nhau” 5.
- 3 Như vậy, để bảo tồn nền văn hóa của một dân tộc, chúng ta cần phải bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc đó.
- Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao chúng ta cần phải bảo tồn văn hóa hay bản sắc của một dân tộc? Thứ nhất, xét trên khía cạnh chính trị - xã hội, việc duy trì sự đa dạng ngôn ngữ, đồng nghĩa với việc duy trì sự đa dạng văn hóa trong một xã hội, chính là một sự khoan dung văn hóa.
- Theo ông, khoan dung là một trong những điều kiện tiên quyết của một xã hội giàu sức sáng tạo, bên cạnh nguồn nhân tài và công nghệ.
- Bên cạnh đó, có thể thấy rằng bảo tồn văn hóa là xu hướng chính trị-xã hội đang diễn ra hiện nay.
- Cho dù Mĩ rất muốn hiện thực hóa viễn cảnh một thế giới đơn cực, tuy nhiên, từ sau chiến tranh Lạnh đến nay, theo Huntington (sđd, tr.12) “sự phân biệt quan trọng nhất giữa các dân tộc không còn là hệ tư tưởng, chính trị hay kinh tế.
- Sự khu biệt đó là văn hóa”.
- Nền chính trị thế giới đang hướng đến một nền chính trị đa cực.
- Câu hỏi “ta là ai?” đột nhiên quay trở lại một cách hùng hồn nhất đối với tất cả các dân tộc và quốc gia.
- Mất ngôn ngữ là mất đi một kho tàng quý giá để giúp ta biết được nguồn gốc “ta là ai”.
- Giả sử không ai biết đến sự tồn tại của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở miền tây Quảng Bình và trung Lào như Arem, Rục, Mã liềng .v.v., liệu chúng ta có thể có tìm ra được manh mối về nguồn gốc của tiếng Việt - người Việt như ngày hôm nay? Bảo tồn ngôn ngữ chính là bảo tồn nguồn văn hóa cho ta biết mình là ai, đồng thời bảo tồn địa vị của chính dân tộc – quốc gia mình trên trường quốc tế, giống như tuyên ngôn của học giả Phạm Quỳnh: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn! Tiếng ta còn, nước ta còn!” Thứ ba, xét về khía cạnh kinh tế, bên cạnh tác động gián tiếp lên sản xuất kinh doanh nhờ tăng năng suất sáng tạo của xã hội khi có sự khoan dung văn hóa, người ta còn thấy rằng, việc bảo tồn các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu sẽ khuyến khích loại hình du lịch ngôn ngữ.
- Du lịch bây giờ không đơn thuần chỉ là nghỉ ngơi, ăn uống hay mua sắm như trước đây nữa mà nó còn là sự trải nghiệm những nền văn hóa mới.
- Việc đến một quốc gia có nhiều dân tộc vẫn còn giữ được ngôn ngữ cũng như văn hóa bản địa độc đáo, sinh hoạt và giao tiếp cùng với người dân ở đó được coi là hình thức du lịch mới đầy tiềm năng, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cư dân bản địa.
- Sapa ở Việt Nam là một ví dụ về sản phẩm du lịch ngôn ngữ.
- Sở dĩ Sapa luôn đón nhiều khách du lịch nước ngoài chính là nhờ sức hấp dẫn có được một phần từ sự đa dạng ngôn ngữ - sắc tộc tại đây.
- Tóm lại, khác với việc cho rằng “càng ít ngôn ngữ càng tốt” thì quan điểm bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ, gắn liền với bảo tồn sự đa dạng văn hóa là một cố gắng thể hiện cách nhìn ngôn ngữ như một hệ sinh thái hay mỗi một ngôn ngữ là một nguồn gen.
- Càng nhiều ngôn ngữ xã hội 6 S.
- Nếu như mất cân bằng sinh thái gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với điều kiện tự nhiên của trái đất thì mất đi một số ngôn ngữ cũng gây ra những hậu quả không thể lường trước được đối với một dân tộc, một quốc gia và toàn nhân loại.
- Nói cách khác, đa dạng ngôn ngữ cũng cần phải được bảo vệ giống như bảo vệ đa dạng sinh thái.
- Vấn đề đối với các nhà làm chính sách ngôn ngữ là họ buộc lòng phải chọn một trong hai cách tiếp cận đó.
- Nếu ủng hộ quan điểm nhất nguyên về ngôn ngữ (tức quan điểm xã hội đơn ngữ), trong một tương lai không xa loài người chắc chắn sẽ mất đi đa số các ngôn ngữ hiện tồn.
- Những thế hệ mai sau muốn tìm hiểu về một ngôn ngữ hay văn hóa của một dân tộc thiểu số nào đó sẽ chỉ có thể nghiên cứu qua sách vở hoặc các bảo tàng mà không thể trực tiếp trải nghiệm trực tiếp với nó để đổi lại một thế giới ít xung đột hơn, hợp tác với nhau tốt hơn.
- Còn nếu ủng hộ quan điểm đa nguyên về ngôn ngữ (tức quan điểm xã hội đa ngữ), chúng ta sẽ phải tiếp tục gánh chịu một chi phí kinh tế khổng lồ cho các dịch vụ ngôn ngữ (dịch thuật, giáo dục ngoại ngữ .v.v.
- một thế giới đa cực về văn hóa (đồng nghĩa với một thế giới tiềm tàng nhiều bất ổn, thách thức quá trình toàn cầu hóa), để đổi lấy một thế giới đa dạng về ngôn ngữ, sắc tộc và thế giới quan.
- Trên thực tế, các nhà làm chính sách ngôn ngữ các nước hiện nay đều ngầm ẩn hoặc hiển ngôn xích lại ngày càng gần quan điểm bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ.
- Một bộ luật của Mĩ nay đến tay dân chúng trong nhiều ngôn ngữ khác bên cạnh tiếng Anh (tiếng Ả rập, tiếng Trung, tiếng Việt .v.v.
- Chấp nhận chi phí phải bỏ ra cho các dịch vụ ngôn ngữ, các quốc gia hiện nay vẫn nỗ lực tối đa trong việc thúc đẩy toàn cầu hóa trên các lĩnh vực chính trị và kinh tế.
- Tuy nhiên, mỗi quốc gia cần tôn trọng bản sắc văn hóa của nhau, coi ngôn ngữ - văn hóa như là một giá trị bất biến của dân tộc, quốc gia.
- Mô hình Liên minh châu Âu (EU) chính là một ví dụ điển hình cho xu thế đang phổ biến trên thế giới: hợp tác chính trị - kinh tế nhưng vẫn bảo tồn tích cực văn hóa – ngôn ngữ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
- Đa dạng trong thống nhất – đó dường như đang là chính sách tối ưu để cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế, giữ vững hòa bình thế giới và mục tiêu bảo vệ sự đa dạng về ngôn ngữ - văn hóa của các tộc người trên Trái đất này.
- Cao Thành Việt Nghiên cứu sinh Ngôn ngữ học, Đại học Quốc lập Thanh Hoa, Đài Loan