intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Sự ra đời và phát triển Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 1930 đến năm 1965

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:238

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu sự ra đời của Đảng bộ Hà Nam năm 1930 và quá trình xây dựng, phát triển Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1930 - 1965, trên cơ sở đó nêu lên những thành công cũng như hạn chế trong công tác xây dựng đảng và rút ra những kinh nghiệm xây dựng Đảng để có thể vận dụng vào thực tiễn xây dựng Đảng bộ địa phương trong sạch vững mạnh trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Sự ra đời và phát triển Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 1930 đến năm 1965

  1. BXBXĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- NGUYỄN DUY HẠNH SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1965 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2008
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- NGUYỄN DUY HẠNH SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1965 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số : 62225601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS Lê Mậu Hãn Hà Nội - 2008 1
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Danh mục các chữ viết tắt 5 MỞ ĐẦU 6 Chƣơng 1: Sự ra đời và phát triển Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong thời 14 kỳ cách mạng từ 1930 đến 1945 1.1. Sự ra đời Đảng bộ tỉnh Hà Nam (9/1930) 14 1.2. Xây dựng và giữ vững vai trò tổ chức, lãnh đạo của Đảng bộ 29 tỉnh (9/1930 - 8/1945) 1.3. Xây dựng Đảng bộ gắn với nhiệm vụ tổ chức, lãnh đạo phong trào 46 cách mạng địa phương Chƣơng 2: Củng cố và phát triển Đảng bộ tỉnh trong tiến trình 52 kháng chiến và kiến quốc (1945 - 1954) 2.1. Củng cố và phát triển Đảng bộ tỉnh (9/1945 - 7/1954) 53 2.2. Xây dựng Đảng bộ gắn với phát triển lực lượng đẩy mạnh kháng 83 chiến kiến quốc Chƣơng 3: Tiếp tục phát triển Đảng bộ tỉnh trong sự nghiệp xây 95 dựng miền Bắc (1954 - 1965) 3.1. Tiếp tục phát triển Đảng bộ (7/1954 - 4/1965) 95 2
  4. 3.2. Xây dựng Đảng bộ gắn với sự lãnh đạo và tổ chức thực hiện các 124 nhiệm vụ cách mạng Chƣơng 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm về xây dựng và phát 130 triển Đảng bộ tỉnh Hà Nam (1930 – 1965) 4.1. Một số nhận xét về sự ra đời, củng cố và phát triển Đảng bộ Hà Nam 130 4.2. Một số kinh nghiệm 144 Kết luận 157 Danh mục công trình của tác giả 162 Tài liệu tham khảo 163 Phụ lục 181 Ảnh tư liệu 3
  5. CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BCH TƯ : Ban chấp hành Trung ương CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc CNTD : Chủ nghĩa thực dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐCSVN : Đảng cộng sản Việt Nam ĐNĐV : Đội ngũ đảng viên HTX : Hợp tác xã HTH : Hợp tác hoá. Nxb : Nhà xuất bản TCCSĐ : Tổ chức cơ sở đảng UBHCKC : Uỷ ban hành chính kháng chiến XDĐ : Xây dựng Đảng XHCN : Xã hội chủ nghĩa 4
  6. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Toàn bộ thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua đã chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, đồng thời chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng mà Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, phát triển, dày dặn kinh nghiệm. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vấn đề xây dựng Đảng càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Chỉ như vậy mới bảo đảm hoàn thành thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy truyền thống vẻ vang của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng công tác nghiên cứu lịch sử Đảng và tổng kết những bài học kinh nghiệm lịch sử Đảng trong từng thời kỳ cũng như trong toàn bộ tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Nghiên cứu và tổng kết các bài học lịch sử của Đảng là một phương pháp góp phần làm tốt công tác xây dựng đảng. Việc nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm lịch sử Đảng bộ các địa phương cũng là nhằm thực hiện mục đích đó. Bởi vì, cơ sở đảng vừa là nơi thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, vừa là thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn của chủ trương, chính sách và từ thực tiễn bổ sung những vấn đề mới nảy sinh góp phần vào sự hoàn thiện lý luận của Đảng. Tại Hội nghị cán bộ ngành lịch sử Đảng năm 1963 đồng chí Trường Chinh đã khẳng định: Người viết lịch sử phải phụ trách với cả quá khứ, hiện tại và tương lai, phụ trách trước Đảng và nhân dân. 5
  7. Trong những năm qua Đảng ta chủ trương đẩy mạnh việc nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bộ các địa phương. Tuy nhiên, trong các cuốn lịch sử địa phương phần nội dung về công tác xây dựng đảng còn chưa ngang tầm với vai trò và vị trí quan trọng của nó. Chúng tôi chọn nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển Đảng bộ Hà Nam (1930 - 1965) là vì những lý do đó. Thông qua nội dung nghiên cứu, tác giả có chủ định khôi phục những nội dung cơ bản nhất về lịch sử ra đời và phát triển của Đảng bộ Hà Nam trên các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, tổ chức gắn liền với quá trình tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng của địa phương (1930 - 1965). Từ đó, đi đến phân tích, rút ra những kinh nghiệm thành công và hạn chế trong công tác xây dựng đảng của Đảng bộ Hà Nam trong hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành. Những kinh nghiệm xây dựng đảng của Đảng bộ Hà Nam được rút ra trong thời kỳ này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào công tác xây dựng đảng nói chung và xây dựng Đảng bộ Hà Nam trong sạch vững mạnh, có đủ năng lực và sức chiến đấu đưa địa phương phát triển theo mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất nước: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: Liên quan đến đề tài có một số công trình đề cập dưới các dạng khác nhau. Trước hết, là các cuốn lịch sử đảng bộ tỉnh như: BCH Đảng bộ Nam Hà: "Lịch sử Đảng bộ Nam Hà", tập 1 (1930 - 1954), xuất bản năm 1996; Đặc biệt là cuốn "Lịch sử Đảng bộ Hà Nam" tập I, (1927 - 1975), xuất bản năm 2000, đã kế thừa những kết quả nghiên cứu, biên soạn từ trước và có 6
  8. nhiều chỉnh sửa, bổ sung. Nội dung cơ bản của sách trình bày lịch sử Đảng bộ Hà Nam (1927 - 1975) trải qua các thời kỳ. - Quá trình thành lập Đảng bộ và sự lãnh đạo của Đảng bộ trong cuộc đấu tranh giành chính quyền (1927 - 1945). - Đảng bộ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). - Đảng bộ lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1954 - 1975). Lần lượt các sự kiện tiêu biểu của từng thời kỳ lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam được giới thiệu khá đầy đủ, từ những nét khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước kiên cường của nhân dân Hà Nam, sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào Hà Nam, dẫn tới sự ra đời các tổ chức cộng sản đầu tiên và thành lập Đảng bộ tỉnh (9/1930). Sự kiện thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Nam đánh dấu bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng Hà Nam. Từ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Hà Nam đã lãnh đạo nhân dân địa phương chuẩn bị tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945; góp phần cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Sau khi hoà bình được lập lại, trước khi sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà, Đảng bộ Hà Nam đã lãnh đạo nhân dân địa phương hoàn thành việc khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện kế hoạch cải tạo XHCN và cơ bản hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (8/1954 - 4/1965). Như đã trình bày ở trên, nội dung cơ bản của cuốn lịch sử Đảng bộ Hà Nam tập I, trình bày vai trò của Đảng bộ Hà Nam trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương. Công tác xây dựng và phát triển Đảng bộ 7
  9. được trình bày dưới dạng biên niên sự kiện như một phần gắn với vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, chưa mang tính hệ thống làm nổi bật những đặc điểm của sự ra đời của Đảng bộ, quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ trên các mặt công tác xây dựng đảng; quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ gắn với phong trào cách mạng của địa phương. Nhiều hạn chế trong công tác xây dựng đảng của đảng bộ chưa được phân tích đánh giá một cách thấu đáo để rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, vấn đề đặt ra và giải quyết của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về sự ra đời và quá trình phát triển của Đảng bộ Hà Nam (1930 - 1965). Từ đó làm rõ thêm những đặc điểm sự ra đời của Đảng bộ Hà Nam. Những ưu điểm và hạn chế trong quá trình xây dựng, phát triển Đảng bộ Tỉnh trên các mặt: tư tưởng, chính trị, tổ chức gắn liền với quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của địa phương. Qua thực tiễn, quá trình xây dựng và phát triển Đảng bộ Hà Nam giai đoạn 1930 - 1945 rút ra những nhận xét và bài học kinh nghiệm góp phần vào xây dựng Đảng bộ địa phương trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những cuốn lịch sử Đảng bộ tỉnh đã nêu ở trên liên quan đến đề tài còn có một số công trình như: BCH Đảng bộ huyện Duy Tiên: "Lịch sử Đảng bộ huyện Duy Tiên thời kỳ 1930 - 1954", xuất bản năm 1996; BCH Đảng bộ huyện Duy Tiên. "Lịch sử Đảng bộ huyện Duy Tiên 1954 - 1975", xuất bản năm 2000; BCH Đảng bộ huyện Kim Bảng: "Lịch sử truyền thống Cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bảng 1930 - 1945", xuất bản năm 1996; BCH Đảng bộ huyện Bình Lục: "Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Lục 1930 - 1954", xuất bản năm 1990; BCH Đảng bộ huyện Lý Nhân: "Lịch sử Đảng bộ huyện Lý Nhân 1930 - 1954", xuất bản năm 2000; BCH Đảng bộ huyện Lý Nhân; "Lịch sử Đảng bộ huyện Lý Nhân 8
  10. (1954 - 1975)", xuất bản năm 2000; BCH Đảng bộ huyện Thanh Liêm: "Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Liêm (1930 - 1954)", xuất bản năm 1986; BCH Đảng bộ thị xã Phủ Lý: "Lịch sử Đảng bộ thị xã Phủ Lý (1930-1975)", xuất bản năm 2003; Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3: "Quân khu 3 lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp", Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990; Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: "Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III (1945 - 1955)", Nxb CTQG, Hà Nội, 2005; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam Ninh: "Hà Nam Ninh chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954", xuất bản năm 1979; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam: "Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1954 - 1975)", Nxb Quân đội nhân dân, năm 2004... Từ các góc độ khác nhau, những công trình nêu trên đã có đề cập đến một số nội dung liên quan đến đề tài. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp có hệ thống và toàn diện về sự ra đời và quá trình phát triển của Đảng bộ Hà Nam gắn liền với quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương (1930 - 1965). 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI * Mục đích Luận án nghiên cứu sự ra đời của Đảng bộ Hà Nam năm 1930 và quá trình xây dựng, phát triển Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1930 - 1965, trên cơ sở đó nêu lên những thành công cũng như hạn chế trong công tác xây dựng đảng và rút ra những kinh nghiệm xây dựng Đảng để có thể vận dụng vào thực tiễn xây dựng Đảng bộ địa phương trong sạch vững mạnh trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. * Nhiệm vụ 9
  11. - Trình bày có hệ thống bối cảnh kinh tế - xã hội của Hà Nam và quá trình vận động phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương dẫn đến sự ra đời các chi bộ đảng đầu tiên và Đảng bộ tỉnh Hà Nam (9/1930). - Trình bày có hệ thống và toàn diện quá trình xây dựng, phát triển Đảng bộ tỉnh trên các mặt: tư tưởng, chính trị và tổ chức qua thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Tỉnh từ năm 1930 - 1965. - Nêu bật quá trình xây dựng và phát triển Đảng bộ gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương - Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh trong công tác xây dựng đảng (1930 - 1965). 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, NGUỒN TƯ LIỆU 4.1. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian và thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự ra đời Đảng bộ tỉnh Hà Nam năm 1930 và quá trình xây dựng, phát triển Đảng bộ Hà Nam (1930 - 1965). * Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu quá trình vận động của phong trào cách mạng Hà Nam (1927 - 1930) dẫn đến sự ra đời các chi bộ đảng và thành lập Đảng bộ tỉnh (9/1930). Quá trình xây dựng phát triển của Đảng bộ tỉnh trên các mặt công tác xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức gắn liền với quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của Hà Nam (1930 - 1965). 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (9/1930) và quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ Tỉnh Hà Nam từ năm 1930 đến năm 1965 trên các mặt công tác xây dựng đảng gắn liền với tổ chức và lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của địa phương. 10
  12. 4.3. Nguồn tƣ liệu Nguồn tư liệu để nghiên cứu đề tài này được khai thác từ: - Nhóm tài liệu địa phương: Đây là nguồn tư liệu quan trọng nhất, bao gồm các tài liệu lưu trữ của địa phương giai đoạn 1930 - 1965, các cuốn lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam, Nam Hà giai đoạn 1930 - 1975, lịch sử Đảng bộ các huyện, thị trong tỉnh Hà Nam, các báo cáo Đại hội, Hội nghị tỉnh Đảng bộ, Nghị quyết về công tác xây dựng đảng, các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác xây dựng đảng của Tỉnh uỷ Hà Nam giai đoạn 1930 - 1965, hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng và khảo sát điền dã v.v... - Nhóm tài liệu thứ hai: Bao gồm các Văn kiện, Nghị quyết Đại hội, Hội nghị của Đảng và các bài nói và viết về công tác xây dựng đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng. - Nhóm tài liệu thứ ba: Bao gồm các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học của các nhà khoa học đăng trên các Tạp chí Cộng sản, Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng.v.v... 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Cơ sở lý luận - Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, đặc biệt là tư tưởng Lênin và Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản và xây dựng Đảng. Đồng thời dựa vào quan điểm, đường lối của ĐCSVN về công tác xây dựng đảng để phân tích, đánh giá các sự liện lịch sử. * Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi coi trọng việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. 11
  13. Ngoài ra những phương pháp như: Thống kê, tổng hợp và phân tích, khảo sát điền dã... được sử dụng để hoàn thành luận án. 6. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện quá trình ra đời các chi bộ đảng đầu tiên và thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Nam (9/1930), về sự phát triển của Đảng bộ Hà Nam (1930 - 1965). Trên cơ sở đó, luận án nêu rõ: - Đặc điểm sự ra đời của Đảng bộ Hà Nam (9/1930). - Đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển Đảng bộ Hà Nam gắn liền với quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương (1930 - 1965) - Rút ra một số kinh nghiệm xây dựng Đảng bộ Hà Nam, để có thể vận dụng vào xây dựng Đảng bộ địa phương trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) hiện nay. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 12
  14. CHƢƠNG 1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG TỪ 1930 ĐẾN 1945 1.1. SỰ RA ĐỜI ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM (9-1930) 1.1.1. Khái quát về địa giới hành chính, điều kiện tự nhiên và truyền thống lịch sử * Địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên Hà Nam là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt Cổ. Các tài liệu khảo cổ học đã khẳng định điều đó. Từ năm 1975 đến nay, ngành khảo cổ học đã tiến hành khai quật nhiều ngôi mộ cổ, tìm thấy hàng trăm hiện vật quí, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ (Bình Lục) đã trở thành biểu tượng của Văn hiến Việt Nam () Như vậy, mảnh đất con người Hà Nam từ xưa đã là vùng quan trọng của văn minh Đông Sơn - nền tảng văn hoá Việt Nam. Từ thế kỷ III trước công nguyên, vùng đất Hà Nam có địa danh là Sơn Nam. Sau khi thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược và thống trị nước ta, đến ngày 20/10/1890 toàn quyền Đông Dương quyết định đem toàn bộ phủ Liêm Bình, 17 xã của huyện Vụ Bản và huyện Thượng Nguyên (thuộc tỉnh Nam Định) nhập với phủ Lý Nhân (Duy Tiên và Kim Bảng) cùng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp (Hà Nội) lập thành tỉnh Hà Nam.  Năm 1995, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Liên hợp quốc, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã trao tặng phẩm của Việt Nam là phiên bản Trống đồng Ngọc Lũ cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Butơrốt Gali tại NewYok. 13
  15. Năm 1909, toàn quyền Đông Dương tách thêm 2 tổng của châu Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình sáp nhập vào huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Từ sau cách mạng tháng 8/1945 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đem các tổng còn lại của châu Lạc Thuỷ sáp nhập về Hà Nam thành huyện Lạc Thuỷ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, để thuận tiện cho việc chỉ đạo kháng chiến, từ tháng 5/1953, Trung ương quyết định cắt các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản và 7 xã miền Thượng Nghĩa Hưng về Hà Nam. Đến tháng 4/1956 các địa phương này lại trả về Nam Định như trước. Năm 1957, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyết định tách huyện Lạc Thuỷ sáp nhập vào tỉnh Hoà Bình. Tỉnh Hà Nam còn lại 5 huyện và 1 thị xã. Năm 1965, sáp nhập hai tỉnh Hà Nam và Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Năm 1976, sáp nhập hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1992, tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như địa giới trước 1976. Năm 1997, tách Nam Hà thành 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định như địa giới trước 1965. * Hà Nam nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây (Hiện nay là Hà Nội), phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp các tỉnh Nam Định và Ninh Bình. Diện tích tự nhiên rộng 840km2, được chia thành 5 huyện: Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục, Lý nhân và thị xã Phủ Lý. 14
  16. Đất đai địa hình Hà Nam rất đa dạng bao gồm: đồng bằng, bãi bồi, đồi núi thuận tiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều loại sản phẩm: lúa, màu, cây ăn quả, chè và một số loại cây công nghiệp khác. Tài nguyên khoáng sản của Hà Nam tương đối phong phú, đặc biệt là đá vôi và đất sét với trữ lượng hàng tỷ m3. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch ngói v.v... Do địa hình có nhiều đồi núi, hang động, nên Hà Nam có tiềm năng về phát triển du lịch qui mô nhỏ, du lịch sinh thái... Hà Nam có trục đường giao thông Bắc - Nam chạy qua bao gồm 36km đường bộ và 34km đường sắt, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu, hợp tác với các vùng, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các đường giao thông quốc lộ và tỉnh lộ: 21, 65, 22, 59, 60, 62, 64. Ở phần địa giới phía Đông của tỉnh là 39km sông Hồng. Sông Đáy chảy qua địa phận Hà Nam dài khoảng 20km, sông Đào nối sông Đáy với sông Hồng làm cho hệ thống giao thông đường thuỷ trong tỉnh rất thuận lợi. * Truyền thống lịch sử. Hà Nam từ xưa đã được coi là vùng đất văn hiến, có truyền thống khoa cử và hiếu học. Kể từ khoa thi đầu tiên dưới triều Lý (1075) đến khoa thi cuối cùng dưới triều Nguyễn (1919) Hà Nam đã có 53 vị đỗ đại khoa ở 36 khoa thi (Duy Tiên 21 vị, Bình Lục 9 vị, Lý Nhân 8 vị, Kim Bảng 7 vị, Thanh Liêm 4 vị, Phủ Lý 4 vị), trong đó có nhiều người nổi tiếng như: Lý Công Bình, Lê Tung, Trương Minh Lượng, Trương Công Giai, Nguyễn Quốc Hiệu, Vũ Văn Lý, Nguyễn Khuyến. Dòng họ Bùi ở Châu Cầu (Phủ Lý) nhiều đời liên tục có người đỗ đạt cao, đã được vua Tự Đức Ban khen: "Thiên hạ đỗ đại khoa thi 15
  17. nhiều, nhưng cùng một thời, ba đời đỗ đại khoa thì chỉ có họ Bùi, Châu Cầu" [69, Tr 18-19]. Hà Nam còn có nhiều làng văn hoá và lễ hội truyền thống nổi tiếng như hội vật Liễu Đôi (Thanh Liêm), hát Dậm Quyển Sơn (Kim Bảng), làng nghề trống Đọi Tam (DuyTiên) v.v... Nhân dân Hà Nam có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Theo thần phả và truyền thuyết, Hà Nam có Thiên Công, Vực Công (Duy Tiên) đứng lên đánh giặc Ân, bảo vệ bờ cõi Văn Lang. Đến đời Hai Bà Trưng Hà Nam có nhiều nữ tướng như Lê Chân, Quỳnh Châu... tham gia cuộc khởi nghĩa. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược còn mãi nêu cao khí phách của danh tướng Trần Bình Trọng (Thanh Liêm) "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc". Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nối tiếp truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông nhiều văn thân, sĩ phu của Hà Nam đã chiêu mộ nghĩa quân đứng lên tham gia phong trào Cần Vương hoặc lập căn cứ chống giặc, tiêu biểu như: Đinh Công Tráng (Thanh Liêm) một trong những chủ tướng của cuộc khởi nghĩa Ba Đình; Lê Hữu Cầu (Kim Bảng), Đề Yêm (Kim Bảng)... đã lập nên nhiều chiến công hiển hách. Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm và hiếu học của nhân dân Hà Nam tiếp tục hun đúc và phát triển trong phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN sau này. 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Hà Nam dƣới ách thống trị của thực dân Pháp. Sau khi thành lập tỉnh Hà Nam vào năm 1890, thực dân Pháp trực tiếp cai trị và tiến hành khai thác thuộc địa. 16
  18. - Về chính trị: thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị đứng đầu chính quyền tỉnh là một viên công sứ người Pháp, bộ máy quan lại Nam triều từ tỉnh cho đến cấp làng xã vẫn được giữ nguyên. Về quân sự, ở Hà Nam, thực dân Pháp xây dựng lực lượng "lính khố xanh", do một viên giám binh người Pháp chỉ huy. Năm 1900, lực lượng khố xanh ở Hà Na m có khoảng 100 tên; năm 1931 có 131 tên được phân ra bảo vệ tỉnh lỵ và lập đồn binh ở nhưng vị trí quan trọng. Ở các Phủ huyện có lực lượng lính cơ, ở các làng xã có đội ngũ trương tuần bên cạnh chánh tổng, lý trưởng thực hiện việc cai trị dân thôn [87, tr 24]. Chính quyền thực dân và phong kiến tay sai còn xây dựng ở Hà Nam một lực lượng cảnh sát khoảng 25 - 30 nhân viên thuộc Sở cẩm chuyên trách việc bảo vệ trật tự trị an, bắt bớ những người tình nghi chống đối chính quyền. - Về kinh tế: Từ năm 1883, một số người Pháp đã tiến hành thăm dò khai thác vật liệu xây dựng ở huyện Thanh Liêm, Kim Bảng và chiếm đất lập đồn điền ở Lạc Thuỷ, Thanh Liêm. Tính đến năm 1907 cả tỉnh có 5 đồn điền, đến năm 1945 tỉnh có 9 đồn điền. Trong số đó một số đồn điền có diện tích khá rộng: Đồn điền Bôren (Louis Borel) chiếm 7.311 ha, đồn điền Lơ Công (Leconte) chiếm 1.252 ha, đồn điền Sa Lanh (Salin) chiếm 1.162, đồn điền Lơ Vi (Lévy) chiếm 200 ha [69, Tr 34 - 35]. Các chủ đồn điền có quyền thuê nhân công, tổ chức và quản lý sản xuất. Chính quyền thực dân còn đặt ra hệ thống thuế khoá nặng nề để tăng thu dưới mọi hình thức: thuế ruộng đất, thuế môn bài, thuế đò, thuế chợ, thuế vệ sinh... Đặc biệt, thuế thân và các loại phụ thu lạm bổ, đã làm cho người dân ngày càng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Chính quyền thực dân còn đặt các tiểu bài ở từng làng, xã để bán rượu cồn và bắt dân phải mua rượu "Năm 1937, tri huyện Lý Nhân hiểu dụ 17
  19. dân chúng rằng: theo lệnh của quan phụ mẫu mỗi xuất đinh phải mua 5 lít rượu trong 1 tháng vì chính phủ làm ra được nhiều rượu. quan lớn truyền cho là phải mua nếu không phải chịu pháp luật" [69, tr 39]. Nhiều hình thức ăn chơi xa xỉ, truỵ lạc được khuyến khích. Thực dân Pháp thực thi chính sách ngu dân, hơn 90% dân số mù chữ; cả tỉnh chỉ có một bệnh viện nhỏ với số lượng khoảng 30 người bệnh [87, tr 25]. Để thuận lợi cho công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng như: giao thông, điện, nước... Thực hiện chính sách đào tạo đội ngũ giúp việc người bản địa. Đến năm 1930 các huyện ở Hà Nam đều có trường Kiêm bị (trường tiểu học Pháp - Việt toàn cấp), riêng Bình Lục có hai trường [76,tr 34]. Hệ quả của chính sách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp ở Hà Nam đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản dẫn tới sự ra đời các giai cấp và tầng lớp xã hội mới bên cạnh những giai cấp, tầng lớp cũ là địa chủ, nông dân... Địa chủ ở Hà Nam chiếm 4% dân số. Theo thống kê năm 1945 toàn tỉnh có 3.458 địa chủ, chiếm hữu 16.812 ha ruộng (31% diện tích canh tác), trong đó có những địa chủ lớn chiếm tới hàng ngàn mẫu ruộng như, Bang Diệu ở Thanh Liêm [69, Tr 41 - 42]. Dưới chế độ thực dân phong kiến giai cấp địa chủ ở Hà Nam không chỉ bóc lột nông dân qua ruộng đất bằng phương thức phát canh thu tô, mà còn tham gia hoạt động thương mại. Đây là sự chuyển hoá một số địa chủ Hà Nam trở thành địa chủ kiêm tư sản. Nông dân Hà Nam chiếm tới 90% dân số, bình quân ruộng đất rất thấp: Trung nông 3 sào/người, bần nông 1,6 sào/người, cố nông 0,8 sào/người, đa phần là ruộng xấu. Đời sống người nông dân bị mấy tầng áp 18
  20. bức bóc lột nên vô cùng cơ cực, lầm than. Do đó trong họ luôn chứa chấp lòng căm thù bọn thực dân phong kiến thống trị, họ khao khát độc lập và ruộng đất. Tư sản Hà Nam được hình thành rõ rệt từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đặc điểm của tư sản Hà Nam là số lượng ít, thế lực nhỏ bé, một số tư sản Hà Nam có quan hệ trực tiếp với giai cấp địa chủ (tư sản kiêm địa chủ). Ví dụ như: Phạm Quang Vọng, Bát Giằng... vừa sở hữu một số lượng ruộng đất lớn, vừa kinh doanh buôn bán... Ngoài ra có một bộ phận tư sản Hà Nam tham gia sản xuất, kinh doanh theo lối thủ công, quy mô nhỏ, luôn bị chèn ép, đa số tư sản ở Hà Nam là người nơi khác đến. Vì vậy, nhìn chung thế lực kinh tế tư sản Hà Nam là rất nhỏ bé nên địa vị chính trị của tư sản Hà Nam là không đáng kể. Tiểu tư sản: Do nhu cầu đào tạo đội ngũ giúp việc cho bộ máy cai trị, thực dân Pháp đã mở một số trường học. Bộ phận tiểu tư sả n trí thức gồm giáo viên, học sinh bổ sung thêm vào tầng lớp tiểu tư sản vốn có là: thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, công chức nhỏ...Bộ phận tiểu tư sản trí thức này tuy không nhiều song đó là một lực lượng rất nhạy cảm với thời cuộc, tiếp thu những giá trị tư tưởng văn hoá truyền thống của dân tộc và những tư tưởng tiên tiến của thời đại. Công nhân: Đội ngũ công nhân Hà Nam ra đời khá sớm. Từ năm 1883 khi Guy-ôm (Guillaume) mở công trường khai thác đá ở Kiện Khê và lập các đồn điền ở Kim Bảng, Thanh Liêm và Lạc Thủy đã góp phần hình thành đội ngũ công nhân ở Hà Nam. Tuy nhiên, số lượng công nhân trong tỉnh không lớn lắm. Theo thống kê năm 1930 tỉnh Hà Nam có khoảng 1400 người [69, tr 45] (chưa kể số lượng công nhân nông nghiệp ở các đồn điền làm việc theo mùa vụ). 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2