Academia.eduAcademia.edu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- PHÍ THỊ KIM THƯ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH   BỘ TÀI CHÍNH PHÍ THỊ KIM THƯ GI¶I PH¸P PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG TËP §OµN C¤NG NGHIÖP THAN - KHO¸NG S¶N VIÖT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. NGUYỄN THỊ MINH TÂM 2. PGS,TS. VŨ THỊ BẠCH TUYẾT hµ néi - 2017 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh Phí Thị Kim Thư Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... i Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ ........................................................................................................................ 1 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............................................................... 1 1.1.1. Khái niệm, phân loại Tập đoàn kinh tế ........................................................ 1 1.1.2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế .................................................................... 4 1.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ .............................................. 6 1.2.1. Tổng quan về phát triển bền vững ................................................................ 6 1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững Tập đoàn Kinh tế ...................................... 10 1.2.3. Nội dung phát triển bền vững TĐKT ......................................................... 13 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của tập đoàn kinh tế .... 18 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ ....................................................................................................................... 30 1.3.1. Nhân tố chủ quan ........................................................................................ 30 1.3.2. Nhân tố khách quan .................................................................................... 35 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI, BÀI HỌC VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM ........... 39 1.4.1. Kinh nghiệm của một số TĐKT trên thế giới ............................................ 39 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho PTBV các TĐKT ở Việt Nam ........................... 47 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................... 49 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ....................................................... 51 2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ................................................................................................................... 51 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam .......................................................................................... 51 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn TKV đến tháng 31/12/2015 .................................................................................................. 52 2.1.3. Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tập đoàn TKV ................. 53 2.2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC NGUỒN LỰC CHỦ YẾU CỦA TẬP ĐOÀN TKV. ................................... 57 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2015 của Tập đoàn TKV. ..................................................................................................................... 57 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2.2.2. Hiện trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của tập đoàn TKV. ..................................................................................................................... 62 2.2.3. Hiện trạng các nguồn lực chủ yếu của Tập đoàn TKV .............................. 65 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV..... 70 2.3.1. Thực trạng phát triển bền vững sản xuất kinh doanh của Tập đoàn TKV ...................................................................................................................... 70 2.3.2. Thực trạng phát triển bền vững về xã hội của Tập đoàn TKV ................... 94 2.3.3. Thực trạng phát triển bền vững về môi trường của tập đoàn TKV .......... 109 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV 113 2.4.1. Những mặt đạt được ................................................................................. 113 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 116 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................... 133 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .................................................... 135 3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .. 135 3.1.1. Thuận lợi................................................................................................... 135 3.1.2. Khó khăn .................................................................................................. 136 3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 ........................................................................... 138 3.2.1. Mục tiêu, quan điểm phát triển bền vững Tập đoàn TKV ....................... 138 3.2.2. Định hướng phát triển bền vững Tập đoàn TKV ..................................... 139 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ....................................................................... 147 3.3.1. Quan điểm về đề xuất giải pháp ............................................................... 147 3.3.2. Nhóm giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam ........................................................................................ 150 3.3.3. Nhóm giải pháp phi tài chính ................................................................... 185 3.4. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN .... 191 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................... 193 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 195 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BVMT : Bảo vệ môi trường CSH : Chủ sở hữu CTCP : Công ty cổ phần DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ĐTPT : Đầu tư phát triển OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PTBV : Phát triển bền vững SXKD : Sản xuất kinh doanh TCT : Tổng công ty TĐKT : Tập đoàn kinh tế TKV : Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSLĐ : Tài sản lưu động TSNH : Tài sản ngắn hạn VKD : Vốn kinh doanh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 1.1: Từ phát triển đến phát triển bền vững ...........................................................8 Bảng 1.2: Trích báo cáo tài chính giai đoạn 2010 - 2014 của RAG ............................ 42 Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động SXKD của Tập đoàn TKV từ năm 2010 - 2015 .................................................................................................61 Bảng 2.2. Tổng tài nguyên than Việt Nam tính đến 31/12/2015 .................................66 Bảng 2.3. Tổng tài nguyên, trữ lượng tính đến 31/12/2015 do TKV quản lý .............66 Bảng 2.4. Tài nguyên, trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu đến 31/12/2015 ...........66 Bảng 2.5 - Tổng hợp tình hình vốn và tài sản từ 2008- 2015 của Tập đoàn TKV ......69 Bảng 2.6 - Tỷ trọng từng khoản mục TSNH trong tổng TSNH toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015 ...................................................................................79 Bảng 2.7 - Khả năng sinh lời toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ..................82 Bảng 2.8 - Tình hình đầu tư vốn của công ty mẹ TKV năm 2015 .............................. 86 Bảng 2.9 - Kết quả thoái vốn ngoài ngành của Tập đoàn TKV từ năm 2013 - 2016 ..87 Bảng 2.10 - Kết quả thoái vốn trong ngành của Tập đoàn TKV tính đến hết tháng 12/2015 .......................................................................................................88 Bảng 2.11 - Hệ số khả năng thanh toán toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008- 2015..89 Bảng 2.12 - Hệ số tự tài trợ toàn Tập đoàn TKV và Công ty mẹ TKV.......................91 Bảng 2.13 - Bảng tính hệ số bảo toàn vốn CSH toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 .................................................................................................92 Bảng 2.14 - Tình hình lao động của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ...............94 Bảng 2.15 - Cơ cấu lao động theo ngành nghề của toàn tập đoàn TKV năm 2015 ....95 Bảng 2.16 - Tổng hợp đội ngũ cán bộ của tập đoàn TKV năm 2015 ..........................95 Bảng 2.17 - Cơ cấu, chất lượng đội ngũ CNKT năm 2015 của Tập đoàn TKV theo bậc thợ ........................................................................................................97 Bảng 2.18 - Cơ cấu, chất lượng đội ngũ CNKT năm 2015 của tập đoàn TKV theo tuổi đời........................................................................................................97 Bảng 2.19 - Tình hình lao động nữ của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ..........99 Bảng 2.20 - Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015........102 Bảng 2.21 -Tiền lương bình quân theo khu vực sản xuất của Tập đoàn TKV từ năm 2011 - 2015 .......................................................................................102 Bảng 2.22 - Các khoản chi cho con người toàn tập đoàn TKV giai đoạn 2012 2015 ..........................................................................................................103 Bảng 2.23 - Hiệu quả sử dụng lao động của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 104 Bảng 2.24 - Tình hình NSLĐ theo sản lượng than tiêu thụ của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ......................................................................................105 Bảng 2.25 - Tình hình tai nạn lao động từ 2001 - 2015 của Tập đoàn TKV .............105 Bảng 2.26 - Tình hình nộp ngân sách nhà nước của tập đoàn TKV giai đoạn 2010 - 2015 ........................................................................................................107 Bảng 2.27 - Các khoản chi cho các hoạt động xã hội toàn tập đoàn TKV giai đoạn 2012 - 2015 ...............................................................................................108 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Bảng 2.28: Các khoản chi cho môi trường toàn tập đoàn TKV từ năm 2012 - 2015..112 Bảng 3.1 - Một số chỉ tiêu chủ yếu về SXKD giai đoạn đến 2030 của Tập đoàn TKV ..........................................................................................................140 Bảng 3.2 - Dự kiến trữ lượng than huy động vào khai thác của Tập đoàn TKV ......142 Bảng 3.3 - Dự kiến trữ lượng khoáng sản huy động vào khai thác của Tập đoàn TKV ..........................................................................................................142 Bảng 3.4 - Dự kiến nhu cầu khoan thăm dò khoáng sản giai đoạn đến 2030 ...........143 Bảng 3.5 - Dự kiến nhu cầu CNKT toàn Tập đoàn đến năm 2030 ...........................144 Bảng 3.6 - Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư toàn Tập đoàn đến năm 2030 .....................151 Bảng 3.7 - Tổng hợp giá trị trái phiếu doanh nghiệp các quốc gia trong khu vực tháng 12/2015 ...........................................................................................155 Bảng 3.8 - Chỉ số Z-Score của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015 .......................178 Bảng 3.9 - Chỉ số Z-Score của Công ty mẹ Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015....178 Bảng 3.10 - Tình hình trích lập các quỹ tập trung của tập đoàn TKV ......................185 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC CÁC BIỂU TT Tên biểu Trang Biểu đồ 2.1 - Quy mô doanh thu và thu nhập của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ...70 Biểu đồ 2.2 - Quy mô vốn (Tài sản) của Toàn Tập đoàn và Công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 ........................................................................................73 Biểu đồ 2.3 - Tốc độ tăng trưởng vốn của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015......74 Biểu đồ 2.4 - Cơ cấu vốn của Toàn Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 -2015 ..................................................................................................75 Biểu đồ 2.5 - Xu hướng cơ cấu nợ phải trả của Toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 .................................................................................................76 Biểu đồ 2.6 - Tốc độ tăng trưởng của Tài sản Toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ..........................................................................................................77 Biểu đồ 2.7 - Cơ cấu tài sản toàn Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 .................................................................................................78 Biểu đồ 2.8 - Xu hướng biến động trong cơ cấu TSNH toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ........................................................................................79 Biểu đồ 2.9 - Xu hướng biến động chi phí, doanh thu, lợi nhuận toàn tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015........................................................................80 Biểu đồ 2.10 - Xu hướng biến động số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay các khoản phải thu toàn tập đoàn TKV trong giai đoạn 2008 - 2015 ........81 Biểu đồ 2.11 - Diễn biến lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 ........................................................................83 Biểu đồ 2.12 - Xu hướng biến động ROA, ROE của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 ................................................................ 83 Biểu đồ 2.13 - Hệ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu (DER) toàn Tập đoàn và Công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 ....................................................85 Biểu đồ 2.14 - Xu hướng biến động của các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Tập đoàn Vinacomin giai đoạn 2008 - 2015 .......................................89 Biểu đồ 2.15 - Quy mô quỹ dự phòng tài chính của tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015........................................................................90 Biểu đồ 2.16 - Xu hướng biến động của chỉ tiêu hệ số tự tài trợ của toàn Tập đoàn TKV và Công ty mẹ giai đoạn 2008 - 2015 ...............................................91 Biểu đồ 2.17 - Xu hướng biến động của mức độ bảo toàn vốn chủ sở hữu Tập đoàn TKV và công ty mẹ tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ...............92 Biểu đồ 2.18 - Quy mô quỹ đầu tư phát triển toàn tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015........................................................................93 Biểu đồ 2.19 - Hệ số tự tài trợ từ lợi nhuận để lại toàn tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 ..................................................................93 Biểu đồ 2.20 - Tỷ lệ tăng trưởng bền vững toàn tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 .................................................................................94 Biểu đồ 3.1 - Giá trị trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam qua các năm ......................155 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 i MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Khi kinh tế xã hội phát triển ở mức độ ngày càng cao sẽ càng tạo ra nhiều của cải để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, song mặt trái của sự phát triển này là những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, như: gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, làm suy thoái hoặc hủy hoại đa dạng sinh học và hệ sinh thái, làm phát sinh nhiều tác nhân gây biến đổi khí hậu, phân hóa giàu nghèo,… cũng ngày càng gia tăng. Những tác động này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội trong tương lai. Đứng trước thực tế đó, phương cách tốt nhất là phải tìm ra con đường phát triển mà trong đó các vấn đề kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường được xem xét một cách tổng thể, đó là phát triển bền vững. Môi trường và phát triển bền vững (PTBV) đang là vấn đề được quan tâm ở mọi quốc gia và mọi ngành nghề. Chương trình nghị sự 21 với sự tham gia của 179 nước tại Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về môi trường và phát triển năm 1992 đã xây dựng một khung kế hoạch chung để thiết kế các chương trình hành động nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Chương trình này nêu lên những thách thức trong thế kỷ 21; khẳng định nguyện vọng của toàn nhân loại phát triển theo một cách thức đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chương trình nghị sự 21 cũng yêu cầu các nước phải xây dựng chiến lược, kế hoạch quốc gia, đưa ra những chính sách và giải pháp cơ bản để tiến tới phát triển bền vững. Ở nước ta, ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 153/2004/TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Tiếp theo một số ngành và địa phương đã xây dựng định hướng chiến lược PTBV của mình, trong đó có Bộ Công Thương đã xây dựng “Định hướng chiến lược PTBV ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Có thể nói PTBV là một đòi hỏi tất yếu đối với mọi ngành nghề, mọi tổ chức kinh tế nhằm tránh nguy cơ tụt hậu và bất ổn. Nhận thức được điều này, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV), một Tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, trong quá trình hoạt động đã chú trọng phát triển theo hướng bền vững, nhờ đó Tập đoàn đã phần nào khẳng định được vị thế quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù vậy, hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn còn tồn tại khá nhiều bất cập, cụ thể là tình trạng suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh; hoạt động khai thác, chế biến gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường sinh thái và xã hội. Những biểu hiện này cho thấy trong những năm vừa qua, Tập đoàn TKV chỉ mới chú trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, chưa thực sự quan tâm đến các lợi ích lâu dài, đặc biệt là các lợi ích môi trường và xã hội cũng như lợi ích của các thế hệ tương lai, cho thấy tính thiếu bền vững trong quá trình phát triển của Tập đoàn. Để giải quyết những bất cập này nhằm hướng đến sự PTBV của Tập đoàn TKV đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ii pháp tài chính đóng vai trò nền tảng cho quá trình PTBV của Tập đoàn. Vì vậy, việc xem xét, đề xuất một số giải pháp, tập trung vào các giải pháp tài chính nhằm PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam là cần thiết và phù hợp. Từ trước đến nay, đã có nhiều đề tài và bài báo nghiên cứu về vấn đề phát triển bền vững, nhưng nghiên cứu vấn đề PTBV TĐKT và giải pháp PTBV TĐKT nói chung, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản nói riêng thì chưa có đề tài nào thực hiện. Chính vì vậy, NCS đã lựa chọn đề tài nghiên cứu LATS “Giải pháp phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam’’ với mong muốn có thể nghiên cứu, đề xuất được một số giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp tài chính có tính khả thi nhằm thực hiện mục tiêu PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh PTBV chung của quốc gia và quốc tế. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án 2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 2.1.1. Các nghiên cứu về phát triển bền vững nói chung (1) Thuật ngữ phát triển bền vững (PTBV) liên tục xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây vào đầu những năm 70 như Barry Cômmner, Herman Daily, Amory Lovins [3], [4], [39]. Các học giả tiếp sau tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về khái niệm PTBV trong các tác phẩm của mình như Maurice Strong (1972), Ignacy Sachs (1975)[42], và được đề cập toàn diện nhất trong công trình của Lester Brown [47] theo đó, một xã hội bền vững kéo theo dân số ổn định, bảo vệ và sử dụng khôn ngoan đất đai và tài nguyên được tái tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên phải đến năm 1987, khái niệm PTBV mới được phổ biến rộng rãi nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) của Liên Hiệp Quốc, tại đó nêu rõ: "PTBV là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau", cụ thể hơn là: Phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, giữa các thế hệ. Dựa vào nền tảng PTBV theo báo cáo Brundtland, các nhà kinh tế học đã tập trung nhiều vào vấn đề PTBV. Barbier và Markandya (1990) [114] đã tổng hợp các lý thuyết và chia các định nghĩa thành hai nhóm. Một là định nghĩa rộng, theo đó sự bền vững liên quan đến ba khía cạnh: kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội. Hai là định nghĩa hẹp: phát triển bền vững về môi trường, nghĩa là khai thác một cách tối ưu tài nguyên thiên nhiên theo thời gian. Từ đó hai học giả này đã xây dựng mô hình tăng trưởng trong đó đưa vào các yếu tố tài nguyên thiên nhiên để có thể tính toán mức khai thác tối ưu theo nghĩa bền vững về môi trường. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 iii Một số học giả như Pearce và Turner [132] tiếp cận khái niệm PTBV là phải duy trì nguyên trạng nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên, tức là giữ nguyên lượng tài nguyên ở dạng vật chất, hoặc theo giá trị thực và điều này sẽ cho phép các thế hệ sau cũng có thể tiếp cận nguồn tài nguyên này. Với cách tiếp cận này, các tác giả khẳng định tài nguyên cũng là một loại vốn, và để PTBV phải biết tính toán và khai thác tối ưu để duy trì giá trị tài nguyên cho thế hệ tương lai. Cũng đồng quan điểm PTBV phải gắn liền với việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Daly (1990) [119] đã đề ra bốn nguyên tắc để đảm bảo phát triển bền vững: Một là, cần phải hạn chế quy mô tiêu dùng của con người đến mức, nếu không phải là tối ưu, thì cũng phải trong giới hạn cho phép của sức tải của môi trường (carrying capacity); Hai là, sự tiến bộ công nghệ cần phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài nguyên chứ không phải gia tăng lượng tài nguyên được sử dụng; Ba là, đối với tài nguyên có thể tái sinh, có hai điều kiện đảm bảo phát triển bền vững: (1) mức khai thác phải bằng mức tái sinh; (2) mức phát thải phải bằng với khả năng hấp thu của môi trường; Bốn là, đối với tài nguyên không thể tái sinh, cần phải duy trì mức tăng trưởng bằng với mức tái tạo của các loại tài nguyên có thể tái sinh thay thế. Quan điểm này cho thấy PTBV được xem xét gắn liền với việc sử dụng hợp lý tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên hữu hạn và việc bảo vệ môi trường. Để cụ thể hóa hơn về vấn đề PTBV, từ sau báo cáo Brundtland (1987), tổ chức Liên Hiệp Quốc đã triệu tập hai hội nghị quan trọng dành cho vấn đề PTBV: Hội nghị thứ nhất diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro gọi là Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất (Earth Summit) đã chính thức hóa sự đồng lòng thỏa thuận của các nước hội viên Liên Hiệp Quốc về một chương trình nghị sự PTBV gọi là Agenda 21 (Action Plan for Sustainable Development for the 21st Century) với sự tham gia của 179 quốc gia trên toàn thế giới. Chương trình nêu lên những thách thức trong thế kỷ 21, khẳng định nguyện vọng của toàn nhân loại là phát triển theo một cách thức đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đồng thời cũng yêu cầu các nước phải xây dựng chiến lược, kế hoạch quốc gia, những chính sách và giải pháp cơ bản để tiến tới PTBV. Nội dung của chương trình gồm 4 phần chính: (1) Những khía cạnh xã hội và kinh tế của sự phát triển (như đói nghèo, dân số, sức khỏe, mô hình tiêu dùng, định cư); (2) Bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên; (3) Tăng cường vai trò của các nhóm xã hội chính; (4) Những phương tiện để thực hiện (tài chính, công nghệ, khoa học, cơ chế hợp tác, thông tin). Bước tiến mới của hội nghị này là xây dựng được một thông điệp rõ ràng cho tất cả các quốc gia “PTBV là đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường”. Hội nghị thứ hai diễn ra vào năm 2002 tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với tên gọi là “Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững”. Hội nghị này có sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia, đã tổng kết lại kế hoạch hành động về PTBV 10 năm qua và đưa ra những mục tiêu cho PTBV, bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 iv nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Cụ thể mục tiêu PTBV có thể tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau, nhưng mọi sự phát triển đều xoay quanh 3 thành tố chính, đó là: Môi trường bền vững - Kinh tế bền vững - Xã hội bền vững. Điểm mới hơn ở hội nghị này là đã luận giải rõ hơn biểu hiện PTBV ở 3 khía cạnh Kinh tế - Xã hội - Môi trường, trong đó kinh tế bền vững là phải có sự phát triển của hệ thống kinh tế; xã hội bền vững là phải chú trọng vào phát triển sự công bằng, để mọi người đều có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được; môi trường bền vững là phải duy trì mức độ khai thác tài nguyên ở một giới hạn nhất định để có thể hỗ trợ điều kiện sống của con người. (2) Nhiều học giả khác cũng nghiên cứu về PTBV trong các công trình nghiên cứu của họ: Trong tác phẩm “Ta cần có kiến thức gì để phát triển bền vững”, Stephen Viederman cho rằng bền vững “không phải là vấn đề kỹ thuật cần giải quyết” mà là “một tầm nhìn vào tương lai”, là “một lộ trình” với “tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính luận lý và đạo đức để hướng dẫn cho hành động” [74]. Theo tác giả, để phát triển bền vững cần tập trung vào các vấn đề sau: chất lượng của các hành động, sử dụng cách tiếp cận hệ thống, quan tâm rõ ràng đến thế hệ tương lai, quan tâm đến tính bền vững và công bằng, tính pha tạp và tính không liên tục. Còn trong tác phẩm “Sự phát triển đích thực có phải là phát triển bền vững không”, tác giả Denis Goulet [32] cho rằng sự phát triển bền vững bao hàm bốn khía cạnh: kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Sự vững chắc về chính trị, xã hội và văn hóa đảm bảo cho tất cả các thành viên trong xã hội đều được hưởng quyền tự do, nhân quyền và được bảo vệ, định hướng cho hình thức tăng trưởng kinh tế mà sản phẩm sản xuất tập trung vào những nhu cầu cơ bản, tạo công ăn việc làm. Trong tác phẩm “Cẩm nang về một nền kinh tế xanh”, David Pearce và một số học giả khác khẳng định phát triển bền vững bao gồm ba yếu tố: (1) Giá trị của môi trường; (2) Sự bền vững của phát triển kinh tế; và (3) Sự bình đẳng giữa và trong các thế hệ [31]. Như vậy, quan niệm này đã vượt ra khỏi khía cạnh môi trường thường được đề cập nhiều khi nói đến PTBV để khẳng định rằng PTBV ngoài giá trị môi trường còn có PTBV kinh tế và sự bình đẳng giữa các thế hệ cũng như trong cùng một thế hệ. Một khía cạnh khác về PTBV được đề cập đến trong tác phẩm “Bền vững là một điều khoa trương hay là một thực tế” của tác giả David Munro thì phát triển bền vững “là một quá trình tiếp diễn”, “có tính lặp đi lặp lại”, “thông qua đó kinh nghiệm trong việc quản lý các hệ thống phức hợp được tích lũy lại, được đánh giá và được vận dụng”. PTBV là một tổ hợp các hoạt động có thể giúp cải thiện được các điều kiện cho con người theo cách thức sao cho có thể duy trì được sự cải thiện đó [30]. Như vậy, điểm nhấn quan trọng nhất của tác phẩm này là PTBV phải là một quá trình. PTBV cũng được tiếp cận trong từng chuyên ngành, lĩnh vực. Theo tác phẩm “thế giới bền vững” của tác giả Thaddeus C. Trzyna, PTBV đòi hỏi phải có sự xuyên suốt nhiều chuyên ngành, lĩnh vực, bộ môn. Nó buộc ta phải vươn ra khỏi phương Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 v pháp tư duy bó hẹp trong từng lĩnh vực trước đây và phải xem xét trong mối tương quan giữa các lĩnh vực sinh thái, kinh tế, xã hội [88]. Với công trình nghiên cứu này, PTBV đã được mở rộng ở việc xem xét trên nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau. 2.1.2. Nghiên cứu về phát triển bền vững đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (1) Bộ tiêu chí Dow Jones: Bộ tiêu chí Dow Jones được công bố vào năm 1999 là bộ tiêu chí đầu tiên trên thế giới được thiết lập nhằm đánh giá thành tích doanh nghiệp trên ba thành tố chính của PTBV là kinh tế, môi trường và xã hội. Mỗi thành tố này được đánh giá thông qua các chỉ tiêu với các trọng số khác nhau: - Về kinh tế, bộ chỉ tiêu này yêu cầu đánh giá theo các chỉ tiêu: Qui tắc ứng xử/ tuân theo luật lệ/hối lộ - đút lót (trọng số 5,5%); Quản trị doanh nghiệp (trọng số 6,0%); Quản trị rủi ro và khủng hoảng (trọng số 6,0%) và các chỉ tiêu riêng của ngành nghề. - Về môi trường, doanh nghiệp phải có thành tích về môi trường (trọng số 7,0%); có bản báo cáo về môi trường (trọng số 3,0%) và tùy theo ngành nghề cũng có các chỉ tiêu riêng của ngành nghề. - Về xã hội đánh giá qua các chỉ tiêu hoạt động từ thiện (trọng số 3,5%); ứng dụng các qui tắc sử dụng lao động của quốc gia và quốc tế (trọng số 5,0%); việc phát triển vốn con người (trọng số 5,5%); có báo cáo về hoạt động xã hội (trọng số 3,0%); khả năng thu hút (trọng số 5,5%) và các chỉ tiêu riêng của ngành nghề. Các chỉ tiêu trên được thể hiện bằng các câu hỏi cụ thể để đo lường và người đứng đầu doanh nghiệp sẽ phải cung cấp câu trả lời. Chẳng hạn đối với thành tích về môi trường, doanh nghiệp sẽ cho biết trong năm qua hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ đã thải bao nhiêu lượng khí CO2, lượng nước sạch đã sử dụng, tổng lượng các loại năng lượng (điện, xăng dầu…) đã sử dụng, lượng rác thải. Doanh nghiệp cũng phải giải trình về chiến lược của mình trong tương lai xem có giảm thiểu các chỉ số trên hay không. Về khía cạnh xã hội, doanh nghiệp sẽ phải cho biết có sự phân biệt đối xử về giới tính trong vấn đề trả lương hay không (lương trung bình của lao động nam và lao động nữ), tỷ lệ nữ đảm trách các trách nhiệm lãnh đạo, vấn đề đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động, tổng kinh phí mà doanh nghiệp đã dùng cho các hoạt động từ thiện. (2) Bộ tiêu chí GRI: Bộ tiêu chí GRI được thiết lập vào năm 2002, cho đến nay đang được coi là bộ tiêu chí đầy đủ và rõ ràng nhất để đánh giá PTBV doanh nghiệp. Bộ tiêu chí này vẫn xoay quanh ba thành tố chính của phát triển bền vững giống như bộ tiêu chí Dow Jones nhưng được cụ thể hóa hơn, bao gồm các chỉ tiêu về kinh tế (những tác động kinh tế trực tiếp của doanh nghiệp; sự diện diện trên thị trường; những tác động kinh tế gián tiếp), môi trường (nguyên vật liệu; năng lượng; nước sạch; đa dạng sinh học; rác thải; sản phẩm và dịch vụ; vận tải), lao động (nhân công; quản lý các mối quan hệ lao động; sức khỏe và an toàn; đào tạo và giáo dục; sự đa dạng và cơ hội), quyền con người (Chiến lược và quản lý; không phân biệt đối xử; quyền tự do lập nhóm; lao động trẻ em; lao động cưỡng bức; việc tuân thủ các qui tắc lao động và an toàn; tuân thủ luật lệ địa phương), xã hội (Cộng đồng; hối lộ và tham nhũng; các đóng góp về mặt hành chính; cạnh tranh và giá cả), sản phẩm có trách Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 vi nhiệm (Sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng; sản phẩm và các dịch vụ; quảng cáo; tôn trọng sự riêng tư). Bộ tiêu chí GRI bao gồm rất nhiều chỉ tiêu cụ thể, nhưng không đánh giá theo các trọng số như bộ chỉ tiêu Dow Jones. Về phạm vi áp dụng cũng rộng hơn, nó được áp dụng cho các doanh nghiệp và tổ chức thuộc mọi quy mô và ngành nghề khác nhau chứ không chỉ với doanh nghiệp có quy mô lớn. Tính linh hoạt còn thể hiện ở việc doanh nghiệp có thể chọn các lĩnh vực để báo cáo tùy theo mức độ liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp mình. Rõ ràng là theo bộ tiêu chí này, để tăng trưởng và phát triển bền vững, ngoài nguồn lực tài chính thì nguồn lực xã hội và các nguồn lực tự nhiên là một yếu tố quan trọng. (3) Một số học giả nghiên cứu sâu hơn về PTBV trên giác độ kinh tế - tài chính như Carl - Jonhan Lindgren cho rằng một tổ chức được coi là lành mạnh hay phát triển bền vững khi khả năng tài chính và hoạt động của tổ chức đó đạt tới hiệu quả nhất định để có thể tồn tại, chịu đựng và chống đỡ các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài. Một doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng thanh toán những khoản nợ tại mọi thời điểm xác định và không gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế và cộng đồng dù có những tác động từ các diễn biến bất lợi của nền kinh tế - xã hội là một doanh nghiệp lành mạnh hay phát triển bền vững.[117] (4) Trong báo cáo “Banking on sustainability report” của Tập đoàn Tài chính quốc tế - IFC (thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới WB), sự bền vững của một tổ chức được định nghĩa là quá trình tồn tại lâu dài với hoạt động cung cấp các dịch vụ và sản phẩm cho khách hàng nhưng phải đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, bảo vệ môi trường và tạo ra sự công bằng cho xã hội, muốn vậy, phải đảm bảo cung cấp vốn và các giải pháp quản lý rủi ro cho các dự án cũng như là các hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy hoặc không gây trở ngại đến sự thịnh vượng, bảo vệ môi trường và tạo sự công bằng cho xã hội [128]. (5) Trong tác phẩm “The Balance Scorecard”, tác giả Pau. R. Niven cho rằng PTBV là sự phát triển và cân bằng của bốn nhóm yếu tố cấu thành một doanh nghiệp hay bất cứ một tổ chức nào, đó là: khách hàng, các quy trình nội bộ, đào tạo và phát triển nhân viên và khía cạnh tài chính [55]. 2.1.3. Các nghiên cứu về phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng (1) Một số tác giả của Trung Quốc: Wangxiaomei và Zang GuiHua “Phát triển bền vững khai thác than tỉnh Hà Nam”; một số tác giả người Australian: FJ Van Schagen (2008): “Nghiên cứu Than trong phát triển bền vững (2001-2008)” [124] và LiLia.W.Gurba, Robin Evan (2005) “Sử dụng nước và phát triển bền vững trong khai thác mỏ than” [136]. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của một số tác giả người Hà Lan, Inđônêxia …. Hầu hết các tác giả này đều nghiên cứu và đánh giá PTBV cho một địa phương (ví dụ như tác giả người Trung quốc: Nghiên cứu phát triển khai thác than của tỉnh Hà Nam); hoặc đánh giá PTBV của một lĩnh vực theo yêu cầu tiêu chuẩn của Hội nghị Môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) về PTBV như tác giả người Australian: Frank Jvan Schangen và LiLia.W.Gurba, Robin Evan (2005). Các công trình nghiên cứu chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung PTBV và nhất là nghiên cứu nội Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 vii dung PTBV trong các Tập đoàn Than - Khoáng sản và giải pháp nói chung, giải pháp tài chính nói riêng cho PTBV các Tập đoàn này tại từng quốc gia. (2) Một số tài liệu của tổ chức CIAB- IEA 2006 (Hội đồng cố vấn của tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế) “Nghiên cứu phát triển bền vững trong ngành công nghiệp than” [118]; của chính phủ Úc (Australian Government Department of Resources, Energy and Tourism, 2011): “Hướng dẫn thực hành cơ bản phát triển bền vững trong khai thác mỏ” [113]; và của tác giả người Côlômbia (Edwin Antonio Malagón Orjuela, May 15, 2012): “Làm thế nào khai thác mỏ bền vững ở Colombia” [121] có nghiên cứu cụ thể về phát triển bền vững ngành công nghiệp mỏ than của nước Úc và Côlômbia, trên cơ sở khái niệm về PTBV của thế giới áp dụng cụ thể vào nước Úc hoặc Côlômbia, riêng tài liệu: “Hướng dẫn thực hành cơ bản phát triển bền vững trong khai thác mỏ” của Chính phủ Úc đề cập đến nội dung và nguyên tắc PTBV ngành công nghiệp Than của nước Úc trên 5 lĩnh vực: An toàn, Môi trường, Kinh tế, Hiệu quả và Cộng đồng; trong đó nhấn mạnh bên cạnh việc khai thác than có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế cần chú trọng nhiều đến môi trường, an toàn và xây dựng cộng đồng. (3) Tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về mỏ nói chung và về than nói riêng từ năm 1997 (như Hội nghị quốc tế về than tại Thượng Hải - Trung Quốc, 1997; Hội nghị mỏ của APEC tại Pearth - Australian , năm 2006; Hội nghị thế giới về than tại Bắc Kinh - Trung Quốc, 2007; Hội nghị mỏ thế giới tại Kracốp, Ba Lan, 2009; Hội nghị mỏ thế giới tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2011; Hội nghị mỏ thế giới tại Montreal - Canada, năm 2013, v.v.) chỉ nghiên cứu về PTBV ngành công nghiệp Than - Khoáng sản, đặc biệt là Than trên phạm vi quốc gia, chưa có công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài nào đề cập cụ thể đến PTBV Tập đoàn Than - Khoáng sản và giải pháp, đặc biệt là giải pháp tài chính cho vấn đề này. 2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng những nghiên cứu về PTBV lại sớm được triển khai và thể hiện ở nhiều chương trình quốc gia với các cấp độ khác nhau. Để triển khai và thực hiện chương trình PTBV quốc gia, Việt Nam đã thành lập Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 1032/QĐ-TTg ngày 27/9/2005, thành lập văn phòng Phát triển Bền vững theo Quyết định số 685/QĐ-BKH, ngày 28/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng và đang triển khai thực hiện chương trình Nghị sự quốc gia (Agenda 21), Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Các tỉnh, thành phố và các ngành đã xây dựng và phê duyệt chương trình Nghị sự 21 cấp ngành và địa phương; đã xây dựng và triển khai quy chế dân chủ nhằm phát huy năng lực sáng tạo của cộng đồng dân cư, thực hiện tiến bộ công bằng trong xã hội. Bên cạnh các chương trình quốc gia, cũng có rất nhiều nghiên cứu độc lập về vấn đề PTBV. Các nghiên cứu này có thể chia thành các nhóm sau: 2.2.1. Nghiên cứu về PTBV nói chung hoặc PTBV cho một số lĩnh vực cụ thể Các nghiên cứu thuộc nhóm này tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về PTBV trên phạm vi quốc gia và quốc tế như khái niệm, các nội dung cơ bản của Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 viii PTBV, các yếu tố thể hiện sự PTBV, hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá PTBV,…. Hầu như các công trình đều đề cập đến ba khía cạnh chủ yếu của PTBV là PTBV kinh tế, PTBV xã hội và PTBV môi trường, một số công trình đi sâu nghiên cứu vấn đề PTBV và giải pháp tài chính cho PTBV của một lĩnh vực cụ thể như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thùy Linh,…. Những nghiên cứu này sẽ là những nền tảng rất quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề PTBV cho từng đối tượng cụ thể, trong đó có TĐKT. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu khoa học (1) Đề tài cấp Bộ “Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động” của PGS.TS. Hà Huy Thành (chủ nhiệm), Viện nghiên cứu Môi trường và PTBV là cơ quan chủ trì thực hiện. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan nội dung cơ bản và quá trình hình thành và phát triển của khái niệm, khuôn khổ, chương trình hành động, chỉ tiêu PTBV của Liên hợp quốc và các quốc gia, khu vực trên thế giới. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học về PTBV phù hợp với điều kiện của Việt Nam. (2) Công trình nghiên cứu "Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu khái niệm PTBV theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật. (3) Công trình nghiên cứu "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc, Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về PTBV đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí PTBV cho Việt Nam. (4) Công trình nghiên cứu "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững” (2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho PTBV. Công trình này đã xác định PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, đã tổng quan nhiều mô hình PTBV như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của Worl Bank. (5) Công trình nghiên cứu "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp" (1997) của Phạm Xuân Nam. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 yếu tố thể hiện quan điểm PTBV: (1) Phát triển xã hội; (2) Phát triển kinh tế; (3) Bảo vệ môi trường; (4) Phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ; (5) chỉ báo quốc tế về phát triển. (6) Công trình nghiên cứu “Những vấn đề kinh tế - xã hội và văn hoá trong phát triển bền vững”(1993) của Nguyễn Mạnh Huấn, Hoàng Đình Phu: PTBV là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ix nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau. Thứ hai, các bài báo viết trên các báo, tạp chí (1) Bài báo “Phát triển bền vững - Những vấn đề lý luận” của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hoài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán (2012) đã hệ thống một cách rất khoa học và dễ hiểu về những khái niệm PTBV theo các quan điểm khác nhau, nội dung và các yêu cầu của PTBV trên các giác độ kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó phân tích những điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự PTBV. (2) Bài báo của tác giả Bùi Đình Thanh đăng trên Tạp chí Xã hội học (2003) với tiêu đề "Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI" tác giả cũng chỉ ra 7 hệ chỉ báo cơ bản về phát triển bền vững: Chỉ báo kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, tinh thần, trí tuệ, văn hoá, vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế. (3) Bài báo “Nâng cao chất lượng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2015” của tác giả Thanh Tùng đăng trên Tạp chí Kinh tế và dự báo (2011) đề cập đến khái niệm PTBV và 19 thành tựu Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn 2006-2010, từ đó đề xuất 8 giải pháp và nhiệm vụ nhằm thúc đẩy việc thực hiện PTBV ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo, cụ thể là giai đoạn 2011-2015, tuy nhiên công trình nghiên cứu này cũng chỉ là những nghiên cứu về PTBV mang tính vĩ mô, chưa đi sâu vào đối tượng TĐKT và giải pháp, đặc biệt là giải pháp tài chính cho PTBV TĐKT. Thứ ba, Luận án tiến sĩ (1) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Thu (2013) - ĐH Kinh tế quốc dân. Điểm đóng góp lớn nhất của luận án là tổng hợp một số hệ thống chỉ tiêu thống kê PTBV đã có trên thế giới và tại Việt Nam, đề xuất được phương pháp luận cơ bản tính chỉ số tổng hợp PTBV cho Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển gồm các công thức và cách xác định các yếu tố trong tính toán chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Luận án cũng phân tích và đề xuất các biện pháp để đánh giá tốt hơn thực trạng PTBV của Việt Nam. Rất dễ nhận thấy là công trình nghiên cứu này chỉ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu thống kê, còn nghiên cứu PTBV TĐKT và giải pháp tài chính cho vấn đề này cũng chưa được đề cập đến. (2) Luận án Tiến sĩ kinh tế “Giải pháp tài chính phát triển bền vững Thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thùy Linh” (2012) - Học viện tài chính: Công trình nghiên cứu này đề cập đến khái niệm, nội dung PTBV thị trường chứng khoán, hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ PTBV thị trường chứng khoán, đánh giá thực trạng PTBV thị trường chứng khoán, từ đó đề xuất một số giải pháp PTBV thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn 2012 - 2020 như giải pháp thu hút quản lý vốn đầu tư nước ngoài, giải pháp tài chính đối với các công ty niêm yết, giải pháp tài chính đối với các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán,.... Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu PTBV thị trường chứng khoán và giải pháp tài chính cho vấn đề này, còn chưa đề cập đến PTBV Tập đoàn kinh tế và giải pháp tài chính cho PTBV Tập đoàn kinh tế, đây chính là “khoảng trống” mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án của mình. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 x 2.2.2. Các nghiên cứu về TĐKT và nâng cao năng lực quản trị tài chính nhằm PTBV Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến TĐKT và những vấn đề nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính, nâng cao tính an toàn tài chính nhằm hướng đến PTBV. Điểm nhấn mạnh của các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này là đề cập đến vấn đề quản trị tài chính như là một yếu tố nền tảng để các TĐKT hướng đến sự PTBV. Tiêu biểu có một số công trình sau: (1) Công trình nghiên cứu “Quản trị rủi ro tài chính trong các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước”, chủ biên PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS Nghiêm Thị Thà (2013): Các tác giả đề cập đến những vấn đề tổng quan về TĐKT Nhà nước, về thực trạng hoạt động kinh doanh và thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các TĐKT Nhà nước ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tài chính trong các TĐKT Nhà nước hiện nay. Đây là những nền tảng để nâng cao tính an toàn tài chính, là cơ sở để TĐKT PTBV. (2) Các công trình nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam” của TS Trần Đức Chính (2015, Học viện tài chính), đề tài cấp học viện “ những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính của TĐKT” và “ Đổi mới cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp may thuộc Tập đoàn Dệt - May Việt Nam” của TS. Bùi Văn Vần (2014, Học viện tài chính) đề cập đến những vấn đề cơ bản trong cơ chế quản lý tài chính của TĐKT, xem xét cụ thể hơn cho tập đoàn dầu khí quốc gia và tập đoàn dệt may, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, đổi mới cơ cấu tài chính phù hợp nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính, hướng đến sự PTBV của các TĐKT, tuy nhiên cũng chưa đề cập đến PTBV TĐKT và giải pháp, đặc biệt là giải pháp tài chính cho vấn đề này. (3) Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty than Việt Nam theo mô hình Tập đoàn”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân , tác giả Hoàng Thị Tố Oanh (2005): Công trình đề cập đến cơ chế quản lý vốn của Tập đoàn kinh doanh và của Tổng công ty Than, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý vốn, từ đó đề xuất cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty than Việt Nam theo mô hình tập đoàn. Công trình nghiên cứu này tuy đã đề cập đến vấn đề cơ bản nhất trong quản lý tài chính của TCT Than là quản lý vốn, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu này ở giai đoạn trước khi hình thành TĐKT nên tính thời sự không cao, đồng thời cũng chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề PTBV tại Tập đoàn. (4) Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Phân tích và dự báo tài chính dài hạn cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”, Học viện Tài chính, tác giả Trần Thị Hải Yến (2009): đề cập đến phương pháp phân tích tài chính và dự báo nhu cầu tài chính dài hạn trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng công tác phân tích và dự báo tài chính dài hạn tại Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt nam, từ đó đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác phân tích và dự báo tài chính tại Tập đoàn. Công trình nghiên cứu này cũng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu vấn đề phân tài chính và dự báo tài chính dài hạn tại Tập đoàn, còn chưa đề cập đến vấn đề PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, đây là khoảng trống mà đề tài luận án của NCS có thể hướng đến. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xi 2.2.3. Các nghiên cứu về PTBV trong lĩnh vực Than - Khoáng sản Riêng với vấn đề PTBV trong lĩnh vực than - khoáng sản tính cho đến nay có một số công trình nghiên cứu nổi bật: (1) Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho ngành công nghiệp Khai khoáng Việt Nam” do Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam làm cơ quan chủ quản và Hội KH&CN Mỏ Việt Nam chủ trì, PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam làm chủ nhiệm, thực hiện trong 2 năm 2009-2010 [50]. Đề tài đã xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam; đề xuất các giải pháp để triển khai áp dụng bộ chỉ tiêu PTBV của ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam vào thực tiễn; đề xuất các kiến nghị đối với chiến lược phát triển các ngành khai khoáng Việt Nam đến năm 2025 đảm bảo tiêu chí PTBV. (2) Các công trình nghiên cứu “Bàn về mô hình phát triển bền vững ngành công nghiệp Khai khoáng Việt Nam”, Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ XIX, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, Hà Nội, tháng 11/ 2009 của tác giả Nguyễn Cảnh Nam, Đinh Văn Sơn,Vũ Thị Thu Hương [51]; “Định hướng PTBV ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam”, Tuyển tập Hội nghị khoa học mỏ Quốc tế, Hạ Long - Quảng Ninh, 9/2010 của tác giả Nguyễn Cảnh Nam, Nguyễn Quang Tuyên [52] chủ yếu nghiên cứu mô hình PTBV và bộ chỉ tiêu PTBV của ngành khai thác Khoáng sản, định hướng PTBV ngành khai thác khoáng sản Việt Nam mà chưa đề cập đến PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. (3) Công trình nghiên cứu “Phát triển bền vững công nghiệp than Việt Nam, triển vọng và thách thức” của tác giả Nguyễn Tiến Chỉnh - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tại Hội nghị Khoa học kỹ thuật mỏ Quốc tế - Hạ Long tháng 9/2010 [16] chủ yếu phân tích hiện trạng khai thác ở một số mỏ than và sản lượng khai thác từ năm 2006 đến 2010, đánh giá về tiềm năng tài nguyên than, so sánh cung cầu giai đoạn 2010 đến 2030 từ đó phân tích triển vọng và thách thức phát triển ngành công nghiệp Than trong tương lai, và trong kết luận để PTBV ngành than thì giá năng lượng phải thị trường hóa và có chính sách thuế phù hợp, cần cấp phép thăm dò và khai thác than cho TKV theo qui hoạch phù hợp với luật và mô hình quản lý của Tập đoàn TKV, còn chưa đề cập đến nội dung PTBV và chỉ tiêu PTBV Tập đoàn TKV và giải pháp, nhất là giải pháp tài chính cho vấn đề này. (4) Đề tài “Nghiên cứu khai thác than với phát triển bền vững sông Hồng” của tác giả Phùng Mạnh Đắc - Viện Khoa học Công nghệ Mỏ chủ yếu đánh giá các yếu tố tác động đến khai thác than ở vùng đồng bằng Sông Hồng, và đề xuất các giải pháp khai thác đảm bảo khắc phục được những khó khăn bất cập trong triển khai dự án khai thác mỏ ở một vùng đồng bằng; công trình nghiên cứu “Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Thành tựu - bài học và kiến nghị” của tác giả Lê Minh Chuẩn (2014), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Doanh nghiệp nhà nước: Thành công và những bài học đắt giá” [27] đề cập đến những thành quả, những điểm còn tồn tại, bài học và kiến nghị cho Tập đoàn TKV trong thời gian qua; công trình nghiên cứu “Chiến lược phát triển bền vững ngành than Việt Nam”, Tuyển tập Hội nghị than quốc tế, Bắc Kinh - Trung Quốc, 9/2007 [49] của tác giả Nguyễn Cảnh Nam làm rõ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xii một số thông số chủ yếu trong chiến lược PTBV ngành than Việt Nam như trữ lượng, nguyên tắc PTBV, điều kiện PTBV ngành Than,... mà chưa đề cập đến vấn đề PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. (5) Bài báo của Võ Kim Chi, Giảng viên trường ĐH KHXH &NV: "Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản": trong bài báo tác giả đã đề cập đến khái niệm PTBV, phân tích thực tế khai thác khoáng sản hiện nay và đưa ra một số kết luận: Việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, sử dụng một cách hợp lý với hiệu quả cao nhất sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là một biện pháp quan trọng để đảm bảo sự PTBV nền kinh tế xã hội, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái; cũng có nghĩa là để dành một phần tài nguyên khoáng sản cho các thế hệ kế tiếp sau này. Công trình nghiên cứu này đề cập đến PTBV là phải có sự kế tiếp cho các thế hệ sau này, tuy nhiên PTBV liên quan đến đối tượng cụ thể là Tập đoàn Than - Khoáng sản và đề xuất giải pháp tài chính cho PTBV Tập đoàn chưa được đề cập đến. (6) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nghiên cứu phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam” của tác giả Đinh Văn Sơn (2011) - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tế về PTBV, vận dụng vào ngành dầu khí, đưa ra được các nội dung cơ bản về PTBV ngành dầu khí Việt Nam; phân tích, đánh giá quá trình PTBV ngành dầu khí Việt Nam theo các khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; từ đó đưa ra năm nguyên tắc và ba nội dung PTBV ngành dầu khí Việt Nam, đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV ngành dầu khí Việt Nam với 32 chỉ tiêu gồm 14 chỉ tiêu kinh tế, 8 chỉ tiêu xã hội, 6 chỉ tiêu môi trường và 4 chỉ tiêu về thể chế, bộ chỉ tiêu này được xây dựng theo nguyên tắc mở để có thể bổ sung, cập nhật theo từng giai đoạn phát triển. Đóng góp lớn nhất của công trình nghiên cứu này là đã đề cập đến vấn đề PTBV cho đối tượng cụ thể là ngành dầu khí Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở phạm vi ngành và xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ngành, còn liên quan đến đối tượng cụ thể hơn là PTBV TĐKT và giải pháp, nhất là giải pháp tài chính cho vấn đề này chưa được đề cập đến. (7) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nghiên cứu phát triển bền vững ngành Than Việt Nam” của tác giả Nguyễn Công Quang (2016) - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTBV làm cơ sở áp dụng nghiên cứu các nội dung PTBV ngành công nghiệp than Việt Nam, xây dựng các luận cứ khoa học, cách tiếp cận, phương pháp lựa chọn bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam, xây dựng nội dung PTBV ngành công nghiệp than Việt Nam trên 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trường, xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV ngành CN than gồm: 19 chỉ tiêu trên 3 lĩnh vực: Kinh tế(SX-KD): 8 chỉ tiêu, Xã hội:6 chỉ tiêu và Môi trường : 5 chỉ tiêu;đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngành CN Than Việt Nam trên quan điểm PTBV và khuyến nghị định hướng PTBV ngành CN Than trong thời gian tới.Luận án có đề cập đến vấn đề PTBV trong lĩnh vực Than - Khoáng sản, tuy nhiện phạm vi nghiên cứu là cho ngành than Việt Nam, chưa đề cập đến PTBV Tập đoàn TKV và các giải pháp, đặc biệt là giải pháp tài chính cho vấn đề này. Đây là khoảng trống để NCS lựa chọn nghiên cứu trong luận án của mình. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xiii 2.3. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy, cho tới thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu hoàn chỉnh, đồng bộ về vấn đề PTBV Tập đoàn kinh tế và giải pháp PTBV Tập đoàn kinh tế, đặc biệt là giải pháp tài chính và trong phạm vi tập đoàn khai thác Than - Khoáng sản. Một số nghiên cứu cũng đã đề cập đến PTBV trong phạm vi từng đơn vị kinh tế, nhưng chỉ là tổ chức kinh tế nói chung, một số nghiên cứu như chương trình nghị sự 21 cũng đề cập đến “phương tiện” để thực hiện PTBV, nhưng trên phạm vi toàn quốc gia, cho nhiều ngành nghề lĩnh vực, còn chưa đề cập đến nghiên cứu PTBV và giải pháp, nhất là giải pháp tài chính PTBV riêng cho TĐKT, cụ thể hơn là cho tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Đây là khoảng trống đề NCS hướng đến trong phạm vi luận án của mình. Với các công trình nghiên cứu trong nước được đề cập đến ở trên đều có điểm chung là khái quát hóa khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland, song những thao tác này còn mang tính liệt kê, tính thích ứng đối với thực tế Việt Nam, đặc biệt đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ít được đề cập đến. Một số công trình nghiên cứu về TĐKT và nhân tố quản trị tài chính nhằm hướng đến PTBV TĐKT nhưng chưa nghiên cứu sâu vấn đề PTBV TĐKT. Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu vấn đề PTBV trong ngành Than - Khoáng sản, nghiên cứu chiến lược PTBV cho ngành Than - Khoáng sản, xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ngành Than - Khoáng sản,…. Như vậy, rất dễ nhận thấy vấn đề nghiên cứu là PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các giải pháp tài chính cho vấn đề này chưa được đề cập đầy đủ, đồng bộ ở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu trên. Trong luận án, tác giả dự kiến sẽ nghiên cứu sâu về PTBV Tập đoàn Kinh tế, thực trạng phát triển bền vững của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, tập trung đi sâu nghiên cứu một số giải pháp tài chính phù hợp nhằm PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, đây là những vấn đề mà ở tất cả các nghiên cứu kể trên đều chưa đề cập đến đầy đủ.. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất được các giải pháp, tập trung vào các giải pháp tài chính phù hợp, có căn cứ khoa học và tính khả thi để góp phần thực hiện PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo định hướng chiến lược PTBV của Tập đoàn. Bám sát mục tiêu nghiên cứu của luận án, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là giải quyết thấu đáo các câu hỏi nghiên cứu: - Các công trình nghiên cứu có liên quan đến PTBV TĐKT? Từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án. - Bản chất của PTBV TĐKT và các chỉ tiêu đánh giá? - Những nhân tố nào tác động đến phát triển bền vững Tập đoàn kinh tế? Trong đó nhân tố tài chính có phải là quan trọng nhất không? Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xiv - Thực trạng phát triển bền vững của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong thời gian qua? Nhân tố tài chính đã ảnh hưởng như thế nào đến PTBV Tập đoàn TKV? - Giải pháp nào cho PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới? Trong đó các giải pháp tài chính cụ thể là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển bền vững Tập đoàn kinh tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu phát triển bền vững kinh tế của TĐKT; luận giải sâu các nguyên nhân thuộc về vấn đề tài chính và các giải pháp tài chính phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. - Về không gian: Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản VN, Công ty mẹ và các đơn vị thành viên của Tập đoàn. - Về thời gian: Hiện trạng của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chủ yếu trong giai đoạn từ 2008 - 2015, một số nội dung do hạn chế về mặt số liệu nên tác giả phân tích trong giai đoạn từ 2010 - 2015 và định hướng phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu sau đây: 5.1. Cách tiếp cận - Cách tiếp cận chung: để nghiên cứu vấn đề trong luận án là kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý thuyết với phân tích, đánh giá thực tiễn trong mối quan hệ biện chứng, trong đó nghiên cứu lý thuyết là để định hướng cho phân tích, đánh giá thực tiễn; ngược lại, kết quả của quá trình phân tích, đánh giá thực tiễn sẽ giúp bổ sung, hoàn chỉnh cho cơ sở lý thuyết, vận dụng lý thuyết cần được đặt vào trong những điều kiện và tình huống cụ thể. - Cách tiếp cận cụ thể: (i) PTBV là một khái niệm rộng, nhưng tựu trung lại các nghiên cứu đều tập trung ở ba trụ cột chính: PTBV về kinh tế, PTBV về xã hội và PTBV về môi trường. Từ quan điểm này, PTBV TĐKT được xem xét trên cơ sở thực hiện đầy đủ sự phát triển về kinh tế trong thời gian dài hạn (PTBV về kinh tế), đồng thời đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn lao động, nâng cao hiệu quả lao động, cải thiện thu nhập, thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng (PTBV về xã hội) và bảo vệ môi trường (PTBV về môi trường); (ii) Do PTBV là cả một quá trình nên việc phân tích, đánh giá sự PTBV của TĐKT đòi hỏi phải được thực hiện trong một khoảng thời gian dài hạn (thường là từ 5-10 năm) để có thể nhận xét, đánh giá đầy đủ về quá trình PTBV của TĐKT; (iii) PTBV TĐKT là nhiệm vụ chung của cả Tập đoàn, từng đơn vị thành viên không thể thực hiện riêng rẽ được, nên nghiên cứu PTBV TĐKT sẽ được tiếp cận chủ yếu trên quy mô toàn Tập đoàn (tổ hợp Công ty Mẹ - công ty con), một số nội dung có thể phân tích kỹ hơn ở Công ty Mẹ hoặc các công ty con nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xv 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: điều tra, khảo sát để thu thập số liệu sơ cấp; thống kê, phân loại, xử lý, tổng hợp tài liệu, số liệu thu thập được; mô hình hóa bằng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị phân tích; sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, diễn giải, tổng hợp; tham vấn các nhà khoa học thông qua các hội thảo hoặc trao đổi cá nhân. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá và giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu. Cụ thể như sau: - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua khảo sát các cán bộ, các nhà quản lý thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến tập đoàn TKV, Tập đoàn TKV và các đơn vị thành viên, các viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn, đơn vị đào tạo Các đơn vị khác có liên quan đến Tập đoàn TKV. Hình thức sử dụng là phát phiếu điều tra (trực tiếp hoặc qua email), số phiếu phát ra là 250 phiếu, số phiếu thu về và có thể sử dụng được là 215 phiếu, chiếm 86%, trong đó số phiếu của Tập đoàn TKV và các đơn vị thành viên là 178 phiếu, chiếm 82,79%. Để phù hợp mục tiêu thu thập thông tin, phiếu điều tra thiết kế bao gồm các nội dung khảo sát về nội dung PTBV TĐKT, các nhân tố tác động đến quá trình PTBV của tập đoàn TKV, các nguyên nhân dẫn đến tập đoàn TKV chưa thật sự PTBV và các giải pháp tài chính PTBV tập đoàn TKV (Phụ lục 11A); kết quả khảo sát (Phụ lục 11B) được NCS chủ yếu sử dụng trong phân tích nguyên nhân tập đoàn TKV chưa thật sự PTBV và đề xuất giải pháp tài chính PTBV tập đoàn TKV nhằm giúp cho việc đánh giá, nhận xét được xác thực và có tính thực tiễn hơn. Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập qua một số kênh như: báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty Mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của toàn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; các báo cáo kinh tế - kỹ thuật tổng hợp của Tập đoàn; các báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm và các báo cáo chuyên đề khác có liên quan của Tập đoàn. Ngoài ra luận án cũng sử dụng một số số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Hiệp hội Than quốc tế; các đề tài nghiên cứu đã công bố, sách tham khảo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích dữ liệu: Các số liệu, tài liệu thu thập được phân loại, xử lý và tổng hợp vào các bảng biểu số liệu cơ sở ban đầu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm. Trên cơ sở đó tính toán các số liệu phân tích theo từng nội dung cụ thể của PTBV kinh tế, PTBV xã hội và PTBV môi trường; phân tích, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu này qua các năm để thấy rõ xu thế biến động của các chỉ tiêu trong quá trình PTBV của Tập đoàn. Các hàm thống kê như tần suất, tỷ trọng, trung bình, tỷ lệ tăng trưởng được ứng dụng để phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp mô hình hóa bằng biểu đồ, đồ thị, bảng biểu: Để tăng thêm tính khái quát, dễ nhận diện, dễ theo dõi, so sánh, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp mô hình hóa bằng các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng biểu để biểu thị mối quan hệ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xvi của các nội dung PTBV, mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, cơ cấu tổ chức của Tập đoàn, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích,…. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Trên cơ sở trao đổi qua các hội thảo, báo cáo khoa học hoặc trao đổi trực tiếp cá nhân, NCS đã tiến hành trưng cầu ý kiến từ các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp về các nội dung nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã đạt được những kết quả và đóng góp mới như sau: Thứ nhất: Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế và phát triển bền vững. Luận án xây dựng hệ thống cơ sở lý luận đầy đủ về phát triển bền vững tập đoàn kinh tế, bao gồm: khái niệm, nội dung PTBV TĐKT; hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự PTBV của TĐKT theo ba nội dung cơ bản là PTBV về kinh tế (PTBV SXKD), PTBV xã hội và PTBV môi trường; đồng thời làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến PTBV TĐKT. Thứ hai: Luận án đã khảo cứu kinh nghiệm PTBV của một số TĐKT trên thế giới (4 TĐKT ở Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Malaysia), từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm tham khảo cho quá trình PTBV của các TĐKT ở Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Thứ ba: Luận án đã làm rõ thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu và thực trạng PTBV của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2008 - 2015, với các nội dung cụ thể: PTBV SXKD, PTBV xã hội, PTBV môi trường. Đồng thời luận án cũng đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế trong quá trình PTBV của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, đi sâu vào các nguyên nhân thuộc về quản trị tài chính. Kết quả này là căn cứ thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Thứ tư: Trên cơ sở định hướng PTBV của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam giai đoạn đến 2030 và những thuận lợi, khó khăn của tập đoàn trong thời gian tới, luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp để Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện chiến lược PTBV, trong đó có 8 giải pháp tài chính và 6 giải pháp phi tài chính. Đồng thời luận án cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách đối với hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản của Tập đoàn TKV, trong đó tập trung vào các khuyến nghị về chính sách thuế, phí, lệ phí và chính sách vốn. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có giá trị đóng góp, bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về PTBV; vận dụng, cụ thể hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về PTBV nói chung và PTBV TĐKT nói riêng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và Tập đoàn TKV. Về thực tiễn: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xvii - Luận án có giá trị tham khảo cho Tập đoàn TKV, các TĐKT, TCT trong nước có điều kiện tương tự, nhất là các TĐKT, TCT, doanh nghiệp trong ngành khai khoáng cũng như các cơ quan Nhà nước có liên quan đến hoạch định chiến lược, chính sách PTBV. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy trong các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực PTBV và PTBV TĐKT. 8. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận án có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững Tập đoàn kinh tế. Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm, phân loại Tập đoàn kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm Khái niệm Tập đoàn kinh tế (TĐKT) đã được nhắc đến ở rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Theo Bách khoa toàn thư tiếng Anh thì TĐKT được định nghĩa là “sự liên kết của hai hay nhiều tổng công ty có lĩnh vực kinh doanh khác khác nhau tạo thành một cấu trúc công ty có quy mô quản lý lớn và phức tạp”, “Tập đoàn là một công ty đa ngành, có quy mô rất lớn và thường kinh doanh đa quốc gia". "TĐKT là một thực thể pháp lí, được sở hữu chung bởi một số chủ thể hoặc tồn tại độc lập, sự tồn tại độc lập này cho tập đoàn những quyền riêng mà những thực thể pháp lí khác không có. Qui mô và phạm vi hoạt động của Tập đoàn có thể được chỉ rõ bởi luật pháp nơi Tập đoàn hoạt động"[85]. Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: “TĐKT là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước, có tiềm lực kinh tế tài chính mạnh, cơ cấu phức tạp, vừa kinh doanh vừa liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận” [86]. Còn theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương (CIEM) thì: "TĐKT được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển" [112]. Một số học giả khác cho rằng TĐKT “là nhóm các công ty, liên kết chủ yếu dưới hình thức công ty mẹ - công ty con, có từ hai cấp DN trở lên, tạo thành tổ hợp kinh doanh gắn bó với nhau và chịu sự kiểm soát của công ty mẹ” [103]; hay “TĐKT là tên gọi để chỉ một nhóm công ty kết nối với nhau bằng vốn hay bằng quyền biểu quyết, mỗi công ty trong tập đoàn là một pháp nhân độc lập, tức là có quyền đi kiện và bị kiện, có tài sản để thực hiện quyền đó, tập đoàn không phải là một khái niệm pháp lý vì trong luật không có khái niệm trách nhiệm tập thể” [5]. Rõ ràng hơn có quan điểm cho rằng “TĐKT là một tổ hợp kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau theo nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực với liên kết chủ yếu là công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ và các công ty con có tư cách pháp nhân, công ty mẹ là hạt nhân liên kết, thường nắm quyền kiểm soát, chi phối hoạt động của công ty con, các công ty thành viên cũng có những liên kết với nhau xuất phát từ lợi ích và chiến lược của bản thân mỗi công ty” [29]. Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về TĐKT, song các quan niệm này đều có điểm chung là: TĐKT là một tổ hợp bao gồm nhiều doanh nghiệp thành viên, được tổ chức thành nhiều cấp, liên kết nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa; các doanh nghiệp trong Tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2 Trong các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam thì TĐKT được xếp là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể như sau: "TĐKT, TCT thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. TĐKT, TCT không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập. TĐKT, TCT có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong TĐKT, TCT có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật”.”. [67]. Mặc dù chưa có sự thống nhất cao trong khái niệm TĐKT, nhưng qua các phân tích trên có thể cho rằng: TĐKT là một tổ hợp các doanh nghiệp, bao gồm công ty mẹ, công ty con và các doanh nghiệp liên kết, trong đó công ty mẹ là hạt nhân của Tập đoàn, là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết với nhau, nắm quyền kiểm soát, chi phối các chính sách, chiến lược phát triển, chi phối hoạt động của các doanh nghiệp thành viên.TĐKT không có tư cách pháp nhân, nhưng công ty mẹ, công ty con và doanh nghiệp liên kết có tư cách pháp nhân. TĐKT hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, hoạt động trong một hay nhiều nước. 1.1.1.2. Phân loại Tập đoàn kinh tế Có nhiều tiêu thức phân loại các TĐKT. * Phân loại theo lĩnh vực hoạt động Theo tiêu thức này các TĐKT được phân chia thành 2 loại: - Tập đoàn kinh tế hoạt động chuyên ngành: Thuộc nhóm này có các TĐKT hoạt động chuyên môn hóa rất sâu, có các công ty con hoạt động trong cùng một ngành và phối hợp chặt chẽ với nhau để khai thác thế mạnh chuyên môn. Hoạt động theo cách thức này khả năng liên kết dọc được tận dụng tối ưu tạo ra lợi thế cạnh tranh khá cao nhưng cũng dễ gây ra tình trạng độc quyền. Điển hình cho nhóm này là các Tập đoàn ngân hàng tài chính. - TĐKT hoạt động đa ngành: Loại TĐKT này thường có một ngành hay lĩnh vực trung tâm, mũi nhọn, nhưng kinh doanh rất đa dạng với nhiều ngành khác nhau. Kiểu kinh doanh này tạo ra chuỗi liên kết ngang gắn bó hỗ trợ khá tốt giữa các đơn vị thành viên nhằm san sẻ rủi ro trong kinh doanh. Về cấu trúc, các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh tạo thành kiểu cấu trúc 3 lớp: lớp trong cùng là ngành mũi nhọn của tập đoàn, lớp thứ 2 gồm những ngành mật thiết về công nghệ hoặc thị trường với ngành mũi nhọn, lớp ngoài cùng là các ngành mở rộng, ít liên quan đến ngành hạt nhân. * Phân loại theo phạm vi hoạt động Phạm vi hoạt động không chỉ biểu hiện quy mô của Tập đoàn mà còn quyết định đến cơ cấu tổ chức của Tập đoàn. Dựa vào tiêu thức này người ta phân các TĐKT thành hai loại: - Tập đoàn hoạt động trong một nước (một quốc gia) - Tập đoàn xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNCs, là tập đoàn hoạt động tại nhiều nước). * Phân loại theo hình thức sở hữu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 3 - TĐKT thuộc sở hữu tư nhân: các TĐKT loại này có nguồn gốc từ những công ty thuộc sở hữu gia đình hoặc các nhân, qua một quá trình lớn mạnh các công ty đó dần dần trở thành TĐKT. - TĐKT thuộc sở hữu cổ phần: các TĐKT loại này được hình thành bởi tập hợp công ty thành viên là các công ty cổ phần, hình thức này điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn, nâng cao ảnh hưởng của Tập đoàn, nâng cao khả năng cạnh tranh, phân tán rủi ro nên hầu như các TĐKT lớn đều hoạt động theo hình thức sở hữu này. - TĐKT thuộc sở hữu Nhà nước: các TĐKT thuộc loại này sẽ do Nhà nước đầu tư vốn hoạt động dưới hình thức đầu tư 100% hoặc đầu tư một phần, hoạt động theo sự chỉ đạo của Nhà nước hoặc hoạt động trong những ngành nghề có tính trọng điểm quốc gia, điển hình cho TĐKT loại này là các TĐKT ở Việt Nam. * Phân loại theo cấp độ sở hữu - TĐKT sở hữu đơn giản: Các thành viên trong TĐKT chỉ chịu sự chi phối bởi 1 cấp duy nhất, công ty mẹ đầu tư vốn và chi phối các công ty con (cấp 1), các công ty con lại đầu tư và chi phối các công ty cháu (cấp 2),…. Mô hình này không cho phép công ty con đầu tư ngược vào công ty mẹ, và không đầu tư ngang cấp. - TĐKT sở hữu khép kín: Trong TĐKT, Công ty mẹ không chỉ đầu tư kiểm soát các công ty con, mà còn đầu tư vào các công ty cháu. Các công ty con, cháu đầu tư vào các thành viên đồng cấp chi phối lẫn nhau. Cấu trúc này tạo nên sự bền vững, rất khó để các công ty ngoài TĐKT hay các cá nhân khác có thể đầu tư kiểm soát hay thôn tính TĐKT. Tuy nhiên mô hình này chỉ phù hợp khi mỗi công ty thành viên có tiềm lực đủ mạnh về tài chính, có thế mạnh hoặc lợi thế riêng biệt, các công ty cháu được công ty mẹ đầu tư là những công ty hoạt động trong những ngành nghề quan trọng của TĐKT. - TĐKT sở hữu hỗn hợp (TĐKT trong TĐKT): Đây là sự kết hợp giữa mô hình TĐKT gồm các công ty thành viên đồng cấp đầu tư vốn và kiểm soát lẫn nhau với mô hình TĐKT có công ty mẹ đầu tư vốn và kiểm soát đối với một số công ty thành viên. Trong mô hình này, TĐKT lớn là TĐKT hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực; còn TĐKT nhỏ là TĐKT hoạt động trong một ngành, một lĩnh vực chuyên biệt. Hiện nay TĐKT hoạt động theo mô hình này có cấu trúc phức tạp nhất về quan hệ sở hữu. * Phân loại theo mô hình quản lý: Theo cách phân loại này, TĐKT chia thành 3 mô hình: TĐKT nhất nguyên, TĐKT nhị nguyên và TĐKT hỗn hợp. - TĐKT hoạt động theo mô hình nhất nguyên (Tập trung quyền lực): theo mô hình này, mọi quyền lực của TĐKT tập trung vào chủ tịch hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức thành 2 cấp: cấp trên là khối văn phòng TĐKT, nắm toàn bộ quyền quản lý, điều hành TĐKT nhưng không trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh, đứng đầu là chủ tịch HĐQT, quyết định toàn bộ mọi việc từ nhân sự, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đến phân phối lợi nhuận,… Cấp dưới là các công ty thành viên trực thuộc trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh theo tôn chỉ, mục tiêu và nhiệm vụ của TĐKT. Ưu điểm của mô hình này là đảm bảo sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất và duy nhất nên các quyết định quản lý, điều hành nhất quán. Hạn chế của mô hình này Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 4 là do quá tập trung quyền lực quản lý vào người đứng đầu TĐKT nên dễ dẫn đến tình trạng độc đoán, chuyên quyền và trục lợi của người đứng đầu, hơn nữa khối văn phòng can thiệp quá sâu vào hoạt động của các công ty thành viên vừa làm tăng chi phí hoạt động, làm chậm trễ các quyết định kinh doanh, giảm tính chủ động của các công ty thành viên. - TĐKT hoạt động theo mô hình nhị nguyên (công ty mẹ - công ty con): TĐKT là một tổ hợp bao gồm công ty mẹ và các công ty con, trong đó công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân độc lập và có bộ máy quản lý riêng. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là quan hệ đầu tư vốn từ công ty mẹ vào công ty con nhằm sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty con. Công ty nắm giữ vốn là công ty mẹ chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược phát triển chung của cả Tập đoàn, có quyền biểu quyết đủ để nắm quyền chi phối và kiểm soát hoạt động của các công ty con chứ không quản trị trực tiếp hoạt động kinh doanh, do đó các công ty thành viên có quyền tự chủ cao về tài chính và hoạt động SXKD của mình. - TĐKT hoạt động theo mô hình hỗn hợp: là sự kết hợp của TĐKT hoạt động theo mô hình nhất nguyên và nhị nguyên. Quyền lực quản lý TĐKT vừa có tính tập trung, vừa có tính phân quyền. Tính tập trung thể hiện ở cơ chế quản trị tập trung của văn phòng TĐKT đối với những vấn đề quan trọng nhất như: quyết định các vấn đề mang tính chiến lược, xây dựng các chính sách chung và điều hành các giao dịch nội bộ TĐKT, quyết định về các vị trí quan trọng của TĐKT. Tính phân quyền được thể hiện ở việc các công ty con, cháu cũng có quyền tự chủ về tài chính và các hoạt động SXKD như công ty mẹ nhưng không được trái ngược với chiến lược phát triển chung của toàn Tập đoàn. Về cơ cấu tổ chức thường bao gồm 3 cấp: cấp 1 bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; cấp 2 bao gồm ban giám đốc, các phòng ban chức năng của công ty mẹ đảm nhiệm các vấn đề về tài chính, kế hoạch, nhân sự, kiểm toán, pháp chế,…; cấp 3 là các công ty con hoạt động độc lập, trực tiếp thực hiện hoạt động SXKD. 1.1.2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế - Tập đoàn kinh tế có quy mô rất lớn và phạm vi hoạt động rộng: Quy mô của Tập đoàn thể hiện ở một số chỉ tiêu như tổng số vốn, tài sản, số lao động, số lượng doanh nghiệp thành viên, số chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, doanh thu và thị trường. Phạm vi hoạt động của Tập đoàn thường rất rộng, không chỉ trong phạm vi ranh giới một quốc gia mà còn vươn ra nhiều nước, nhiều tập đoàn có chi nhánh văn phòng đại diện ở khắp các quốc gia trên thế giới. Ví dụ: Tập đoàn P&G có nhà máy sản xuất tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, sản phẩm được tiêu thụ tại gần 200 nước, Tập đoàn McDonald’s có trên 31.000 cửa hàng phân bố trên 121 quốc gia trên thế giới. Với quy mô như vậy sẽ tạo điều kiện tăng cường khả năng tích tụ, tập trung vốn, cạnh tranh và tối đa hóa lợi ích của tập đoàn, phục vụ tốt nhất cho sự PTBV tập đoàn. - TĐKT được hình thành thông qua quá trình tích tụ vốn của một hoặc nhiều thực thể kinh doanh: TĐKT được hình thành thông qua một số con đường: phát triển nội sinh (Công ty mẹ tự phát triển lớn mạnh với việc hình thành các chi nhánh, đơn vị, công ty trực thuộc của mình); phát triển ngoại sinh (Công ty mẹ thực hiện tập Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 5 trung kinh tế như sáp nhập, hợp nhất, mua lại các công ty khác); hoặc liên kết kinh tế (liên doanh, liên kết với các công ty khác), mục đích nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao trình độ quản lý và tối đa hóa lợi ích của mỗi thành viên. Quá trình tích tụ vốn tốt sẽ tạo cơ sở tốt cho quá trình PTBV TĐKT và ngược lại. - TĐKT về cơ bản không có tư cách pháp nhân, mà chỉ là một tổ hợp kinh doanh kết hợp bởi nhiều đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân. Tập đoàn và các đơn vị thành viên liên kết với nhau bởi mối quan hệ công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ thường đảm nhiệm những chức năng như phát triển thị trường, ứng dụng công nghệ mới, điều phối toàn tập đoàn hướng đến mục tiêu đã định sẵn thông qua đề ra chiến lược chung, qua tỷ lệ vốn góp; còn các doanh nghiệp thành viên là những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, chịu sự chi phối của công ty mẹ, về mặt tài chính và chiến lược phát triển, công nghệ, thị trường. Bên cạnh đó các doanh nghiệp thành viên cũng có thể nắm cổ phần của nhau để tạo ra mối quan hệ đan xen, gắn kết chặt chẽ. Để TĐKT PTBV cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty thành viên, giữa các đơn vị thành viên với nhau thông qua việc thực hiện đúng các chức năng nhiệm vụ đã được phân chia. - Hầu hết các TĐKT đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, tuy nhiên thường có ngành kinh doanh chính và các ngành kinh doanh khác xoay quanh hoặc có liên quan đến ngành chính, nhằm tận dụng các nguồn lực, phân tán rủi ro. Hiện nay do sức ép cạnh tranh toàn cầu, nhiều TĐKT không ngừng mở rộng cả về quy mô và phạm vi hoạt động nên tính chất hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực đang có chiều hướng vượt trội hơn so với tính chất chuyên ngành. Đây là một hướng đi tốt, tạo điều kiện cho TĐKT phân tán rủi ro, gia tăng thu nhập, tích tụ thêm vốn, là điều kiện cần thiết cho quá trình PTBV. Tuy nhiên việc quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh phải chặt chẽ, hướng đi phải đúng, nếu TĐKT đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực rủi ro cao (như bất động sản, chứng khoán), trong khi lại rất thiếu vốn cho hoạt động SXKD chính thì hậu quả là vừa làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, vừa làm giảm năng lực thực hiện hoạt động SXKD chính, thì cũng không thể PTBV được. - Hoạt động của TĐKT chịu sự chi phối bởi các quan hệ tài chính trong nội bộ TĐKT, cụ thể là quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với công ty con trong các TĐKT bao gồm: (1) Quan hệ đầu tư vốn, (2) Quan hệ phân phối kết quả, (3) Quan hệ hạch toán, (4) Quan hệ tín dụng, mua bán, thuê và cho thuê. - Mục tiêu quản trị tài chính của TĐKT là điều hành, giám sát các mặt hoạt động SXKD nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể sở hữu vốn tham gia đầu tư vào TĐKT, hạn chế rủi ro cho các khoản đầu tư. Đối với TĐKT, quản trị tài chính là công cụ để các chủ sở hữu vốn giám sát hiệu quả của vốn đầu tư, kiểm soát chính sách phân phối lợi ích trong nội bộ TĐKT một cách khoa học và hợp lý, bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể góp vốn, tăng cường và phát huy sức mạnh của TĐKT. Việc phân phối lợi ích trong TĐKT bao gồm cả việc phân phối nguồn lực và lợi nhuận phát sinh. Quản trị tài chính giúp công ty mẹ của TĐKT nắm bắt được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành, giám sát các mặt hoạt động SXKD, đảm bảo sự hoạt động của các thành viên đúng theo định hướng, chiến lược phát triển nói chung, chiến lược PTBV nói riêng của TĐKT. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 6 Ở Việt Nam, các TĐKT ra đời khi Nhà nước đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy TĐKT ở Việt Nam hiện nay cơ bản là TĐKT Nhà nước (TĐKTNN), trong đó có tập đoàn TKV là đối tượng nghiên cứu của luận án. 1.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.2.1. Tổng quan về phát triển bền vững 1.2.1.1. Khái niệm Tăng trưởng và phát triển đã được các nhà kinh tế học nhắc đến từ rất lâu, trong một số nghiên cứu đã có những phân biệt nhất định về tăng trưởng (Growth) và phát triển (Development). “Tăng trưởng là sự gia tăng về lượng”, “là việc mở rộng sản lượng quốc gia” [33]. Tăng trưởng được đo bằng tốc độ và quy mô: Quy mô là số lượng, là phương diện vật chất có thể đo lường được của một hoạt động. Tốc độ tăng trưởng được tính bằng tỷ lệ phần trăm thông qua việc so sánh quy mô của hai thời kỳ. Quy mô của thời kỳ sau so với thời kỳ trước càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Quy mô được biểu hiện bằng số lượng tuyệt đối, còn tốc độ tăng trưởng được biểu hiện bằng số lượng tương đối. Phát triển được định nghĩa là “sự gia tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn...” [85], là “phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới” [86], phát triển bao hàm cả khía cạnh thay đổi theo hướng đi lên, hướng tốt hơn tương đối của sự vật hiện tượng, đối với nền kinh tế đó là “quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội” [1]. Có thể nói tăng trưởng không luôn đồng nghĩa với phát triển, nhưng nhất thiết phải có tăng trưởng mới có phát triển. Tăng trưởng là điều kiện cần đối với sự phát triển, nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Về phương diện kinh tế, sự tăng trưởng tạo ra cơ sở vật chất, tạo nguồn tài chính để giải quyết những yêu cầu, nội dung của phát triển. Tăng trưởng với mức độ ổn định và ngày càng cao sẽ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế lên một trình độ, quy mô mới. Còn phát triển chi phối mục tiêu, phương thức đạt được sự tăng trưởng, chi phối sự phân chia thành quả của tăng trưởng. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển là mối quan hệ biện chứng, tăng trưởng là biểu hiện của mặt lượng, phát triển là biểu hiện của mặt chất. Đó là mối quan hệ hai chiều đặt trong quá trình vận động không ngừng của nền kinh tế. Tóm lại: Giữa tăng trưởng và phát triển đã có những sự phân biệt nhất định. Trong hoạt động kinh tế, tăng trưởng là sự tăng thêm về quy mô sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Phát triển không chỉ là sự gia tăng về quy mô sản lượng, hàng hóa mà còn là quá trình lớn lên, là sự thay đổi về bản chất như có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống,…. Tăng trưởng là yếu tố cơ bản nhất của phát triển, nếu không có tăng trưởng thì sẽ không có phát triển. Phát triển bao hàm trong đó có tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, trong đó tăng trưởng bền vững được hiểu là sự tăng trưởng đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian tương đối dài (5-10 năm). Tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ biện chứng với nhau. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 7 Mục tiêu hoạt động của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức kinh tế là phải đạt được sự phát triển, nhưng phát triển một cách đúng nhất là phát triển bền vững. Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV) lần đầu tiên được đề cập đến trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới" của Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) [43], theo đó PTBV là sự phát triển “tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học", với ba mục tiêu cơ bản: duy trì hệ sinh thái nhằm hỗ trợ sự sống, bảo tồn tính đa dạng di truyền, bảo đảm sử dụng bền vững các loài và các hệ sinh thái. Nội dung PTBV trong tác phẩm này được đề cập chủ yếu theo nghĩa hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển sinh thái. Khái niệm PTBV được nhiều công trình nghiên cứu nhắc đến cũng như được coi là đầy đủ nhất là khái niệm được nêu ra trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, trong đó nêu rõ "PTBV là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau" [105]. Theo khái niệm này, "Phát triển bền vững" được đề cập đến với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, mà còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Khái niệm này còn bao hàm một ý tưởng quan trọng của sự PTBV đó là trách nhiệm giữa các thế hệ, mỗi thế hệ phải có trách nhiệm chuyển giao cho thế hệ kế tiếp các nguồn lực không bị giảm giá trị mà họ được thừa hưởng. Như vậy, từ khái niệm này có thể hiểu bản chất của PTBV là sự gia tăng cả về lượng và chất để tối đa hóa lợi ích trong hiện tại đồng thời phải duy trì được các lợi ích đó trong tương lai. PTBV theo khái niệm này có thể hiểu theo nhiều cách, theo nhiều hướng khác nhau và dễ áp dụng vào điều kiện thực tế. Nội hàm về PTBV theo cách hiểu này tiếp tục được LHQ tái khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1992 tại Rio de Janeiro và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững năm 2002 tại Johannesburg, với sự khái quát hóa PTBV theo ba mặt, gồm “phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”. Dựa vào nền tảng PTBV theo báo cáo Brundtland, các nhà kinh tế học đã tập trung nhiều vào vấn đề PTBV và chia khái niệm PTBV thành hai nhóm: Một là theo nghĩa rộng, theo đó sự bền vững liên quan đến ba khía cạnh: kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội; Hai là theo nghĩa hẹp: PTBV liên quan đến phát triển bền vững về môi trường, nghĩa là khai thác một cách tối ưu tài nguyên thiên nhiên theo thời gian [119], [114]. Về thời gian, một nền kinh tế “được coi là phát triển kinh tế bền vững nếu duy trì được mức tăng trưởng cao và ổn định trong một thời gian dài dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực” [73]. Kế thừa những thành quả lý luận và kinh nghiệm của các nước, khu vực trên thế giới, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, tại Đại hội Đảng XI đã chỉ rõ quan điểm “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững”,với trọng tâm là phải giải quyết tốt ba điểm mấu chốt nhằm hướng đến PTBV: (i) phát triển nguồn nhân lực; (ii) nhà nước tăng đầu tư, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng (xã hội hóa đầu tư); (iii) tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8 là cải cách thủ tục hành chính. Nội dung bền vững trong chiến lược này cũng được làm rõ bao gồm 5 nội dung: (i) bền vững về kinh tế - tài chính (phải cân đối tài chính, giảm bớt rủi ro tài chính, tránh để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau); (ii) bền vững về môi trường (phải gắn tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống); (iii) bền vững về chính trị - xã hội (phải gắn tăng trưởng và phát triển kinh tế với ổn định chính trị - xã hội, vì ổn định chính trị - xã hội là điều kiện tiên quyết, là tiền đề cho tăng trưởng và phát triển, còn tăng trưởng và phát triển tạo cơ sở vật chất và tinh thần cho sự ổn định chính trị - xã hội); (iv) bền vững về quốc phòng - an ninh (tăng trưởng và phát triển không thể tách rời nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng - an ninh); (v) bền vững về văn hóa (xây dựng và phát triển văn hóa lành mạnh nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ và vững chắc, “phấn đấu đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, thì mới có điều kiện phát triển văn hóa mới”, “cả kinh tế và văn hóa phải hòa quyện vào nhau...”). Luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã làm rõ hơn khái niệm PTBV khi định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”[66]. Qua những phân tích trên cho thấy "phát triển bền vững" đã trở thành một khái niệm phổ biến, là một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia. PTBV nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả khó khôi phục cho thế hệ tương lai hay hậu quả ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng có thể cạn kiệt) là phát triển không bền vững. Lối phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực cũng khó bền vững, vì nguồn lực ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó thật "nóng" và không thể giữ lâu, nền kinh tế sẽ nhanh chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai. Giữa phát triển và PTBV có một số điểm khác biệt có tính nguyên tắc (Bảng 1.1): Bảng 1.1: Từ phát triển đến phát triển bền vững Tiêu chí Phát triển PTBV Trụ cột Kinh tế (xã hội) Hài hòa kinh tế - xã hội- môi trường Trung tâm Của cải vật chất/hàng hóa Con người Điều kiện cơ bản Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên con người Chủ thể quản lý Một chủ thể (nhà nước) Nhiều chủ thể Quan hệ với tự nhiên Khai thác/cải tạo tự nhiên Bảo tồn/sử dụng hợp lý TN Giới Nam quyền Bình đẳng nam, nữ Tính chất Kinh tế truyền thống Kinh tế tri thức Cách tiếp cận Đơn ngành Liên ngành cao Nguồn: Hội nghị thượng đỉnh RIO 92 về “Môi trường và Phát triển” (1992) Từ sự khác biệt đó, cho thấy PTBV có nhiều ưu việt hơn, cụ thể là: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 9 Một là, PTBV là sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và thân thiện với môi trường. Hai là, PTBV lấy con người làm trung tâm, coi con người và tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cơ bản để phát triển và việc khai thác phải đi đôi với bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn lực này. Ba là, PTBV là phát triển kinh tế tri thức và có tính liên ngành, cộng đồng cao. Nghiên cứu tổng quát trên các lĩnh vực có thể có những cách tiếp cận khác nhau về PTBV, song có thể khái quát: PTBV là sự phát triển ổn định, liên tục, lâu dài vừa nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. PTBV xoay quanh các nội hàm cơ bản là: (i) có sự gia tăng về mặt lượng và chất để thỏa mãn các nhu cầu của hiện tại; (ii) có sự duy trì trạng thái tăng trưởng trong khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo lợi ích cho tương lai, khoảng thời gian này phải là dài hạn; (iii) các khía cạnh chủ yếu của PTBV là bền vững về kinh tế - tài chính, bền vững về môi trường, bền vững về chính trị xã hội; (iv) lối phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực là không bền vững, vì nó chứa đựng nhiều rủi ro, không chắc chắn, do đó trách nhiệm của thế hệ hiện tại để lại cho thế hệ sau là khả năng phát huy được nội lực của mình để tạo ra sự bền vững; (v) PTBV ở mỗi lĩnh vực khác nhau có thể có những biểu hiện cụ thể khác nhau tùy theo đặc thù hoạt động của lĩnh vực đó. 1.2.1.2. Nội dung phát triển bền vững Từ những nhìn nhận trên có thể khái quát nội dung của PTBV theo ba vấn đề cơ bản sau: Phát triển bền vững về kinh tế. Phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý và không ngừng nâng cao hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu cải thiện đời sống nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau. Như vậy, phát triển kinh tế bền vững là quá trình phát triển nền sản xuất xã hội trên cơ sở khai thác tổng hợp các nguồn lực trong nước, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kết hợp thu hút hợp lý các nguồn lực từ bên ngoài nhằm thực hiện đồng thời cải tiến chất lượng và cơ cấu sản phẩm + đổi mới sản phẩm + tạo ra các sản phẩm mới có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của sản xuất và đời sống xã hội. Phát triển bền vững về xã hội Phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội cũng như giữa các vùng miền, lãnh thổ, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy tinh đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất tinh thần. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 10 Phát triển bền vững về môi trường Phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Tóm lại, phát triển môi trường bền vững là đi đối với phát triển kinh tế - xã hội bền vững cần bảo vệ môi trường xanh - sạch đẹp cùng các thành phần môi trường đảm bảo chất lượng đáp ứng các yêu cầu sự sống bình thường của con người và muôn loài trên Trái đất. 1.2.1.3. Nguyên tắc phát triển bền vững Phát triển bền vững là cách thức phát triển mang tính đạo đức: Phát triển, cải thiện được tình trạng của mình mà không làm cho tình trạng của các chủ thể phát triển khác bị xấu đi. Để thực hiện PTBV cần thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Theo LHQ, có 27 nguyên tắc cơ bản cần quan tâm để PTBV (Phụ lục 1). Tổng hợp phân tích 27 nguyên tắc phát triển bền vững của RIO 92 có thể thấy những quan điểm chủ đạo sau: (1) Đảm bảo công bằng trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ; (2) Phát triển là quyền của tất cả các quốc gia, dân tộc; và con người là trung tâm của sự phát triển; (3) Bảo vệ môi trường là hoạt động không thể tách rời của phát triển bền vững; (4) PTBV cần có một thể chế luật pháp và bộ máy hành pháp thống nhất, vận hành hiệu quả và sự tham gia của mọi lực lượng XH, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên, người dân địa phương; (5) Duy trì, gìn giữ hòa bình, đảm bảo kiểm soát tác động của chiến tranh, xung đột, áp bức bóc lột để hạn chế tác động xấu đến tài nguyên môi trường; (6) Xóa nghèo, giảm chênh lệch mức sống là một mục tiêu cần và đặc biệt cấp bách của phát triển bền vững; (7) Sử dụng các công cụ quản lí, luật pháp, kinh tế để bảo vệ môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển bền vững. 1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững Tập đoàn Kinh tế Có thể nói phát triển, tự thân nó là một quá trình, nên phát triển bền vững cũng là một quá trình. Không thể có một cái đích duy nhất cho phát triển, vì đích hướng tới của phát triển là sự cải thiện tốt hơn cái đang có, thỏa mãn những nhu cầu liên tục thay đổi, nâng cao của loài người. Trong tác phẩm The Balance Scorecard (Thẻ điểm cân bằng), PTBV là sự phát triển và cân bằng của bốn nhóm yếu tố cấu thành bất cứ một tổ chức nào, đó là: khách hàng, các quy trình nội bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và năng lực tài chính, trong đó tài chính được đề cập đến như là một thành tố quan trọng nhất trong thế giới kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Thẻ điểm cân bằng đặt ra các mục tiêu: tối thiểu hóa chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận để gia tăng giá trị cho chủ sở hữu. Lợi nhuận là cơ sở để ổn định và PTBV [55]. Đối với một tổ chức kinh tế, “bền vững không đơn giản là hiệu quả mà còn ở chính sách khuyến khích nhân tài, đa dạng và đổi mới cũng như tầm nhìn dài hạn” [142], rằng “có mối liên hệ trực tiếp giữa hiệu quả hoạt động về môi trường, xã hội và quản trị với khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong dài hạn”[41], việc xây dựng chính sách PTBV phải nhằm 3 mục tiêu: “thúc đẩy tài chính bền vững”, “đóng góp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 11 cho nền kinh tế”, và “đầu tư cho cộng đồng” [56]; và để đánh giá sự PTBV của một tổ chức kinh tế về cơ bản là đánh giá chiến lược dài hạn cả về tài chính, phát triển nguồn lực và hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động cũng như trách nhiệm của ban lãnh đạo, đó là sản xuất nhiều hơn với đầu vào ít hơn, tạo ra nhiều sản lượng hơn trên mỗi đơn vị đầu vào, từ tài chính, con người và tài nguyên thiên nhiên [142]. Hơn nữa, hoạt động của một doanh nghiệp bền vững là “quá trình liên tục, nó sẽ luôn luôn là một hành trình” [137]. Với cách tiếp cận này cho thấy PTBV đã được nhìn nhận trong không gian cụ thể là từng tổ chức kinh tế và trong thời gian dài hạn, đồng thời yếu tố được nhấn mạnh đầu tiên đến sự PTBV của một tổ chức kinh tế chính là nhân tố kinh tế - tài chính. Như vậy, nói đến PTBV Tập đoàn kinh tế điểm mấu chốt nhất là tính bền vững về kinh tế - tài chính của tập đoàn đó. Một số học giả quốc tế và Việt Nam tại hội thảo chuyên đề "Chỉ số bền vững doanh nghiệp" (2014) cũng tập trung nhấn mạnh vào vấn đề bền vững về kinh tế - tài chính của tổ chức kinh tế như là một tiền đề cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho tổ chức đó. Xuất phát từ các nội hàm về PTBV bao gồm PTBV kinh tế, PTBV xã hội và PTBV môi trường, mặt khác TĐKT hoạt động với tư cách là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên thị trường nên PTBV kinh tế thực chất là PTBV trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TĐKT. Vì vậy, từ những nghiên cứu về PTBV nói trên, với đối tượng nghiên cứu cụ thể là Tập đoàn kinh tế có thể đưa ra khái niệm về PTBV Tập đoàn kinh tế như sau: PTBV TĐKT là sự phát triển đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng ổn định và hiệu quả lâu dài, gắn liền với việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường của TĐKT. Hay nói cách khác PTBV TĐKT là sự phát triển trên cơ sở PTBV SXKD, hài hòa với cộng đồng và thân thiện với môi trường. Với khái niệm này phát triển bền vững tập đoàn kinh tế được xây dựng bao hàm hai khía cạnh: Thứ nhất, phát triển bền vững tập đoàn kinh tế phải gắn với sự phát triển ổn định và lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Sự phát triển được thể hiện ở sự gia tăng về mặt lượng (có sự tăng trưởng) và mặt chất (hiệu quả, gắn với trách nhiệm xã hội và môi trường). Sự gia tăng về mặt số lượng thể hiện ở việc tăng trưởng quy mô hoạt động sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần, tăng quy mô lao động.... Còn chất lượng của sự tăng trưởng thể hiện ở việc tăng trưởng phải gắn liền với những biểu hiện tích cực, tiến bộ trong hoạt động kinh doanh như đảm bảo an toàn, kinh doanh hiệu quả nhưng vẫn chú trọng đến trách nhiệm xã hội và môi trường nhằm đảm bảo lợi ích cho tương lai.... Có hai phương thức tăng trưởng là tăng trưởng nội bộ hoặc tăng trưởng bên ngoài. Tăng trưởng nội bộ diễn ra bên trong TĐKT, bằng việc đầu tư mở rộng khả năng sản xuất (mua máy móc, thiết bị hoặc xây dựng nhà máy mới), thương mại (mở thêm cửa hàng hoặc củng cố mạng lưới phân phối) và nâng cao khả năng nghiên cứu (tăng chi phí cho bộ phận nghiên cứu và phát triển). Ngược lại, tăng trưởng bên ngoài được thực hiện bằng việc mua lại, sáp nhập hoặc phát triển thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 12 Trong hai loại tăng trưởng này, tăng trưởng nội bộ sẽ tạo ra sự tăng trưởng bền vững, đó là sự tăng trưởng bằng cách áp dụng các hoạt động SXKD hiệu quả và chú trọng đến trách nhiệm xã hội và môi trường, đây là nền tảng cho sự PTBV TĐKT. Phát triển bền vững TĐKT còn là phải duy trì được sự phát triển đó ổn định và lâu dài. Ổn định không có nghĩa là giữ nguyên mọi thứ như cũ mà hàm ý là duy trì được hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột và bất thường [59]. Tính ổn định là một thuộc tính quan trọng của bền vững, bởi vì trong hoạt động kinh doanh của TĐKT nếu tính biến động cao sẽ rất khó dự đoán về xu thế phát triển. Phát triển lâu dài hàm ý sự cải thiện về mặt lượng và chất phải được duy trì trong một thời gian dài hạn (với chu kỳ kinh tế thường là 5-10 năm). Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của báo cáo Brundant khi cho rằng khả năng tối đa hóa lợi ích ở hiện tại cần song hành với khả năng duy trì lợi ích đó trong tương lai. Như vậy, phát triển bền vững TĐKT trước hết cần phải có sự phát triển trong hoạt động SXKD, đồng thời sự phát triển đó phải ổn định và trong thời gian dài hạn. Thứ hai, phát triển bền vững Tập đoàn kinh tế phải gắn phát triển sản xuất kinh doanh với việc thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường của TĐKT. Phát triển bền vững TĐKT không chỉ được đánh giá qua doanh thu, lợi nhuận hàng năm mà phải đánh giá trên nhiều mặt. Ba vấn đề cơ bản nhất của PTBV là kinh tế, xã hội và môi trường. Một TĐKT kinh doanh hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận cao nhưng không đảm bảo các yêu cầu về an toàn cho người lao động hay vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường không thể coi là đang phát triển bền vững. Ngược lại, nếu tập đoàn có chú trọng đến trách nhiệm xã hội và môi trường, song lại kinh doanh thua lỗ trong một thời gian dài thì cũng khó có thể có đủ nguồn lực để tăng trưởng, đây cũng không phải là PTBV. Ở góc độ kinh tế, nếu tập đoàn chỉ tìm cách tối đa hóa lợi nhuận cũng chưa phải là PTBV mà phải hướng đến sự ổn định của các chỉ số tài chính và kết quả kinh doanh của bản thân tập đoàn và các đơn vị thành viên trong thời gian dài hạn và mối quan hệ với việc thực hiện trách nhiệm môi trường và xã hội. Trách nhiệm xã hội và môi trường là cam kết của tập đoàn về những tác động tích cực từ các hoạt động của mình đối với môi trường sinh thái, người tiêu dùng, người lao động,… là việc tập đoàn giám sát và đảm bảo hoạt động của bản thân tập đoàn, của công ty mẹ và các đơn vị thành viên tuân thủ quy định của pháp luật, tuân thủ theo các tiêu chuẩn đạo đức và tiêu chuẩn quốc tế. Quy mô và bản chất lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường có thể khác nhau tùy thuộc vào bản chất của nó và rất khó định lượng. Lợi ích từ chính sách trách nhiệm xã hội và môi trường đối với hiệu quả về mặt tài chính cũng không thể được nhìn thấy ngay trong ngắn hạn nhưng có thể mang lại lợi ích trong tương lai. Chẳng hạn như việc thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường mang lại một hình ảnh tốt đẹp và triển vọng của tập đoàn, thuyết phục các chính phủ và công chúng rằng họ luôn quan tâm đến những vấn đề như sức khỏe, môi trường, an toàn lao động, từ đó giúp tập đoàn có nhiều lợi thế trong việc xin giấy phép kinh doanh, trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên hay khẳng định thương hiệu. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 13 Có thể nói, một TĐKT chỉ có thể PTBV khi làm tốt cả ba mặt kinh tế (thực chất là PTBV hoạt động sản xuất kinh doanh), xã hội và môi trường. TĐKT muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì phải đầu tư cho PTBV, còn không thì buộc lòng phải bị đào thải. 1.2.3. Nội dung phát triển bền vững TĐKT Từ những phân tích ở trên có thể khái quát nội dung của PTBV TĐKT theo ba trụ cột cơ bản, đó là: PTBV về kinh tế (PTBV SXKD), PTBV về xã hội và PTBV về môi trường. Nội dung của PTBV TĐKT được biểu thị bằng mô hình sau đây: MÔ HÌNH PTBV TĐKT PTBVXH PTBVKT (PTBV SXKD) PTBVMT Hình 1.1: Ba trụ cột của phát triển bền vững 1.2.3.1. Phát triển bền vững kinh tế (phát triển bền vững sản xuất kinh doanh) của Tập đoàn kinh tế Đối với TĐKT, phát triển bền vững kinh tế thực chất là PTBV trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn (sau đây gọi là PTBV SXKD). Trước hết đây là quá trình phát triển, trong đó TĐKT liên tục hoàn thiện, đổi mới năng lực sản xuất hiện có và tạo ra các năng lực sản xuất mới có năng suất lao động cao hơn, tính nhân văn cao hơn và thân thiện hơn với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội không những trong hiện tại mà cả cho các thế hệ tương lai. Năng lực sản xuất mới có thể sản xuất sản phẩm cùng loại, sản phẩm sạch hơn, sản phẩm thay thế và/hoặc sản phẩm mới hoàn toàn. Một doanh nghiệp được coi là PTBV SXKD khi hoạt động SXKD của doanh nghiệp đó đạt tới hiệu quả nhất định để có thể tồn tại, chịu đựng và chống đỡ các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài. Một doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng thanh toán những khoản nợ tại mọi thời điểm xác định và không gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế và cộng đồng dù có những tác động từ các diễn biến bất lợi của nền kinh tế - xã hội là một doanh nghiệp đạt được sự bền vững trong hoạt động SXKD [117]. Sự bền vững trong hoạt động SXKD còn được định nghĩa là việc cung cấp vốn và các giải pháp quản lý rủi ro cho các dự án cũng như các hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy hoặc không gây trở ngại đến sự thịnh vượng, bảo vệ môi trường và tạo sự công bằng cho xã hội [128]. Trong tác phẩm “Thẻ điểm cân bằng” [55] đề cập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như là thành tố quan trọng nhất nhằm đạt đến mục tiêu lợi nhuận của một tổ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 14 chức kinh tế. Các chỉ tiêu cơ bản sử dụng để đánh giá năng lực hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế được đề cập đến trong tác phẩm này bao gồm: quy mô vốn, mức độ bảo toàn và phát triển vốn, đặc biệt là vốn chủ sở hữu, khả năng tự tài trợ, khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời (khả năng sinh lời của tổng vốn kinh doanh, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu)… Quan điểm khác lại cho rằng sự bền vững trong hoạt động SXKD có nghĩa là doanh nghiệp có lượng vốn chủ sở hữu đủ lớn để trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra, họ có thể tái tổ chức bằng những nguồn lực sẵn có của mình. Trong các doanh nghiệp SXKD bền vững, lợi nhuận lâu dài được ưu tiên hơn bất kỳ lợi ích ngắn hạn nào. Để có được hoạt động kinh doanh bền vững, họ cần phải phát triển các mục tiêu dài hạn, phác thảo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến (lợi nhuận mong muốn, yêu cầu lưu lượng tiền mặt, các khoản nợ hiện tại,…), từ đó lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này trong một khoảng thời gian quy định, các quyết định đưa ra cũng nên tập trung vào việc đạt được mục tiêu dài hạn, tránh đưa ra quyết định sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một lợi ích tài chính ngắn hạn nhưng có tác động tiêu cực đến khả năng đạt được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp[120]. TĐKT là một tổ chức kinh tế bao gồm một tổ hợp các công ty mẹ, con và các công ty liên kết, có quan hệ về vốn, công nghệ, tài chính, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia, trong đó công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của công ty con về tài chính và chiến lược phát triển. Từ những nhìn nhận trên cho thấy điểm mấu chốt của PTBV SXKD của TĐKT là đạt được hiệu quả hoạt động SXKD trong thời gian dài hạn. Hiệu quả hoạt động SXKD biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, lao động và đồng vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động SXKD là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh kết quả đạt được từ hoạt động SXKD trong mối quan hệ tương quan với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Để có được hoạt động SXKD bền vững, hiệu quả này cũng cần xem xét trong mối quan hệ với sự an toàn trong hoạt động SXKD và khả năng bảo toàn vốn cho hoạt động SXKD trong tương lai, mối quan hệ này phải được duy trì trong thời gian dài. Như vậy có thể thấy PTBV SXKD được thể hiện trên những khía cạnh sau: Thứ nhất là, phải đảm bảo được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra khả năng sinh lời lâu dài. Mỗi chủ thể kinh tế muốn tồn tại cần phải có lợi nhuận, có thu nhập. Với TĐKT cũng vậy, nâng cao hiệu quả SXKD, gia tăng khả năng sinh lời luôn là cái đích để TĐKT hướng tới. Tuy nhiên muốn nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD và gia tăng khả năng sinh lời cần có sự tăng trưởng nhất định ở hiện tại. Sự tăng trưởng hiện tại của Tập đoàn được đánh giá thông qua sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng trưởng của sản lượng, vốn, của tài sản, của các hoạt động đầu tư với chất lượng tốt. Lợi nhuận mà Tập đoàn có sẽ được gia tăng trên cơ sở sự mở rộng về quy mô và chất lượng các hoạt động kinh doanh. Có được lợi nhuận, Tập đoàn cũng có thể gia tăng được phần lợi nhuận để lại để tái đầu tư, từ đó gia tăng vốn chủ sở hữu, hình thành nên năng lực tài chính nội sinh của Tập đoàn, đáp ứng tốt hơn cho Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 15 nhu cầu vốn phục vụ tăng trưởng. Sự gia tăng về khả năng sinh lời phản ánh sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, tuy nhiên, nếu sự tăng trưởng này là sự tăng trưởng quá nóng, thu nhập cao ở hiện tại nhưng lại trì trệ thua lỗ trong những năm tiếp theo thì không phải là PTBV. Như vậy, trong quá trình hoạt động SXKD, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận, Tập đoàn cần duy trì sự tăng trưởng đều đặn, ổn định trong một thời gian dài, đây mới là điều kiện cần để Tập đoàn hướng đến PTBV. Thứ hai là, phải đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phải đối mặt với rủi ro. TĐKT và các công ty thành viên trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn phải đối mặt với 2 loại rủi ro cơ bản là rủi ro kinh doanh và rủi ro hoạt động. Rủi ro kinh doanh của TĐKT là loại rủi ro gắn liền với việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, dự án đầu tư có những biến cố mạo hiểm có thể làm suy giảm kết quả kinh doanh, thậm chí mất trắng vốn kinh doanh. Rủi ro tài chính phát sinh từ việc sử dụng vốn nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên trong TĐKT không thành công dẫn đến nguy cơ không trả được nợ. Một công ty có tỷ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu càng lớn tức là sử dụng đòn bẩy tài chính cao, nếu công ty không tạo ra hệ số sinh lời cơ bản trên mỗi đồng vốn kinh doanh cao hơn lãi suất huy động nợ thì sẽ khuếch đại hệ số sinh lời vốn chủ cao hơn mong đợi, tuy nhiên chỉ cần một biến cố xuất hiện làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, hệ số sinh lời cơ bản trên vốn kinh doanh sụt giảm thấp hơn lãi suất huy động nợ thì hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu sẽ suy giảm nhanh hơn sự sụt giảm của hệ số sinh lời cơ bản rất nhiều. Nhìn chung, khi rủi ro xảy ra sẽ phát sinh chi phí làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Hơn thế nữa, giữa rủi ro và khả năng sinh lời kỳ vọng có mối quan hệ thuận chiều, nếu TĐKT chỉ lựa chọn mục tiêu lợi nhuận để phát triển thì sự phát triển đó là không ổn định và không bền vững. Tính bền vững của TĐKT nhất thiết phải được đánh giá trên cơ sở khả năng kiểm soát, chịu đựng, chống đỡ, xử lý rủi ro để tồn tại an toàn và phát triển đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng trước những tác động tiêu cực của môi trường kinh doanh. Chính vì vậy khả năng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TĐKT cũng là một tiêu chí để hướng đến sự PTBV. Thứ ba là, phải đảm bảo được sự ổn định và cân bằng tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu. Trong nền kinh tế thị trường, để có thể phát triển điều kiện then chốt là vấn đề vốn. Nếu tất cả các yếu tố khác, như sản phẩm, công nghệ, nhân sự v.v. đều được hội tụ mà không giải quyết được vấn đề cung cấp vốn thì doanh nghiệp không thể phát huy được tiềm năng sáng tạo của mình. Có thể ví vốn sản xuất kinh doanh như máu huyết lưu thông trong cơ thể, không có máu thì con người không thể tồn tại, lớn lên và trưởng thành, thiếu máu thì cơ thể suy yếu, không phát triển tốt và con người sẽ đau ốm, bệnh tật. Trong hoạt động của TĐKT cũng vậy, cần phải được cung cấp vốn đầy đủ mới có thể tận dụng được cơ hội kinh doanh, không làm gián đoạn quá trình SXKD. Mà để cung cấp đầy đủ vốn, không phải lúc nào cũng có thể huy động từ bên ngoài mà điều quan trọng là Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 16 phải bảo toàn và phát triển được vốn, đặc biệt là vốn chủ sở hữu. Phát triển vốn từ vay nợ bên ngoài không phải là bền vững vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và bị động trong quá trình sử dụng. Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu mới là phương cách chủ động nhằm giúp Tập đoàn phát triển được mạnh mẽ, ổn định, lâu dài nhằm đạt mục tiêu PTBV SXKD. Sự ổn định và cân bằng tài chính thể hiện ở việc TĐKT có đủ nguồn vốn để tài trợ cho tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh hay không, nếu khai thác đủ nguồn vốn tài trợ cho tài sản và tài trợ đúng nguồn thì TĐKT được coi là đã đạt được tính ổn định và cân bằng tài chính trong hoạt động SXKD. Sự ổn định và cân bằng tài chính trong hoạt động SXKD còn thể hiện ở việc đảm bảo được mức độ hợp lý trong cơ cấu đầu tư, Tập đoàn cần tập trung nguồn lực vào ngành nghề SXKD chính và những hoạt động SXKD có nguồn gốc từ hoạt động SXKD chính, đó là những ngành nghề mà Tập đoàn có thế mạnh, để giảm bớt rủi ro do do đầu tư trái ngành nghề gây ra có thể dẫn đến những bất ổn trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. 1.2.3.2. Phát triển bền vững về xã hội của tập đoàn kinh tế Sự phát triển của TĐKT bên cạnh việc phát triển về kinh tế còn phải gắn với việc thực hiện trách nhiệm xã hội, cần có sự phát triển hài hòa với cộng đồng, phát triển kinh tế song vẫn đảm bảo khai thác được tiềm năng của địa phương, xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương. TĐKT chỉ có thể đạt được sự bền vững về xã hội khi Tập đoàn gây dựng lòng tin lâu dài của công chúng đầu tư. Lòng tin này chỉ có thể có khi TĐKT và các công ty thành viên hoạt động hiệu quả, có năng lực tài chính tốt, đảm bảo chi trả cho mọi nhu cầu thanh toán trong hoạt động kinh doanh (tức là khả năng thanh khoản tốt). Các TĐKT thường có quy mô lớn và nắm giữ những khu vực trọng yếu của nền kinh tế nên nếu TĐKT phát triển không lành mạnh sẽ tạo ra các tương tác tiêu cực đến các khu vực kinh tế khác và có thể gây suy yếu toàn bộ nền kinh tế, đồng thời dẫn đến những bất ổn về chính trị và xã hội, thất nghiệp và suy thoái kinh tế. Do đó, việc duy trì bền vững về chính trị, xã hội trong phát triển TĐKT trước hết chính là việc hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tạo ra năng lực tài chính tốt. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của TĐKT, là điều kiện cần để tạo nên nguồn lực cho PTBV. Với ý nghĩa này, hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn Tập đoàn mà còn đánh giá ở từng đơn vị trong Tập đoàn. Bên cạnh đó tính bền vững xã hội đối với một TĐKT còn được thể hiện ở việc phát triển bền vững nguồn nhân lực (con người). PTBV nguồn nhân lực thể hiện ở việc đạt được kết quả cao trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người lao động, tạo ra sự công bằng hơn trong phân phối thu nhập, đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn cháy nổ. PTBV nguồn nhân lực còn thể hiện ở mức độ quan tâm chăm lo đời sống, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp; ở việc triển khai các chương trình thu hút lao động có chất lượng cao,… Bền vững về xã hội còn là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa Công ty mẹ Tập đoàn và các công ty thành viên trong quá trình phân phối tài chính. TĐKT được Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 17 hình thành trên cơ sở liên kết giữa các thành viên, sự liên kết này kéo theo nó là sự dịch chuyển của các nguồn tài chính, chuyển dịch của vốn tiền tệ tập trung vào Công ty mẹ - công ty quản lý vốn của Tập đoàn, để rồi từ công ty mẹ vốn lại được sử dụng vào việc đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ (đầu tư vốn trực tiếp) hoặc đầu tư vốn vào các công ty con, đầu tư vốn vào các công ty liên doanh, liên kết (đầu tư vốn gián tiếp). Mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty thành viên trong Tập đoàn không chỉ thể hiện ở hoạt động đầu tư vốn mà còn ở cả hoạt động phân phối kết quả kinh doanh. Trong quá trình phân chia kết quả kinh doanh phải đảm bảo sự cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa công ty mẹ - Tập đoàn với các công ty thành viên, giữa Tập đoàn với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Nếu phá vỡ sự cân bằng lành mạnh này thì sẽ gây ra những bất ổn và thiếu bền vững trong hoạt động của Tập đoàn. Những mối quan hệ nội bộ này trong các TĐKT diễn ra rất phức tạp, đặc biệt là quan hệ giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn, quan hệ giữa các bộ phận SXKD, các bộ phận quản lý, các đơn vị thành viên, các công ty, thậm chí là các TCT trong TĐKT. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động và ra các quyết định quản trị, các TĐKT cần giải quyết hài hòa những mối quan hệ này sao cho đạt được lợi ích tối ưu nhất cho các thành viên trong tập đoàn, có như vậy mới là PTBV. 1.2.3.3. Phát triển bền vững về môi trường của tập đoàn kinh tế Một TĐKT cũng được xem là PTBV về môi trường khi song hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội, tập đoàn còn thực hiện các hoạt động khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Cụ thể PTBV về môi trường thể hiện ở một số nội dung sau: - Thứ nhất là, phải có báo cáo đánh giá tác động của môi trường để đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động của môi trường và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. - Thứ hai là, triển khai các chương trình khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các chương trình ưu tiên trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia như chương trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường ở tất cả các khu công nghiệp, chương trình phục hồi và hoàn nguyên môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản khai thác, chương trình kiểm soát ô nhiễm tại các khu đô thị công nghiệp mới, chương trình xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường,… - Thứ ba là, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tư vấn, dịch vụ về bảo vệ môi trường. Nói tóm lại, TĐKT được coi là PTBV khi Tập đoàn đó hoạt động đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm mang lại khả năng sinh lời trong dài hạn, đồng thời phải đảm bảo an toàn trong hoạt động SXKD, bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, hoạt động của TĐKT cũng cần phải gắn với trách nhiệm xã hội, gia tăng lợi ích cho cộng đồng, xã hội, cho người lao động và bảo vệ môi trường. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 18 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của tập đoàn kinh tế Việc đo lường mức độ PTBV được thực hiện thông qua các tiêu chí cụ thể như đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo vấn đề xã hội và đảm bảo vấn đề môi trường. Các tiêu chí này được xây dựng dựa trên cơ sở các trụ cột của PTBV là PTBV kinh tế, PTBV xã hội và PTBV môi trường. Trên cơ sở các tiêu chí này, kết hợp với kết quả nghiên cứu của Thomas M. Parris và Robert W.Kates về hơn 500 chỉ tiêu đánh giá PTBV, Hội đồng PTBV Liên hiệp quốc đã xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia bao gồm 58 chỉ tiêu (Phụ lục 2). Dựa theo bộ chỉ tiêu này, chương trình nghị sự 21 xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia Việt Nam gồm 4 lĩnh vực, với 44 chỉ tiêu, trong đó lĩnh vực kinh tế có 12 chỉ tiêu, lĩnh vực xã hội có 17 chỉ tiêu, lĩnh vực tài nguyên môi trường có 12 chỉ tiêu và lĩnh vực thể chế có 3 chỉ tiêu (Phụ lục 3). Các chỉ tiêu này sẽ là cơ sở cho các ngành, các lĩnh vực xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cho phù hợp với điều kiện riêng của mình. Để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ PTBV của TĐKT, NCS dựa trên cơ sở các nội dung của PTBV TĐKT. Các chỉ tiêu này phải gắn với mức độ đảm bảo sự bền vững trong hoạt động SXKD, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Nguyên tắc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu là: (i) phải có tính liên kết với các nội dung của PTBV TĐKT ; (ii) phải có tính điển hình ; (iii) phải có tính thực tiễn để đảm bảo dễ tính toán và dễ theo dõi. 1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển bền vững sản xuất kinh doanh Việc đánh giá mức độ PTBV trên quan điểm vĩ mô, đó là giải quyết việc làm, lao động, môi trường, tuy nhiên trên quan điểm vi mô sẽ chủ yếu xét theo khía cạnh kinh tế của vấn đề này, đó là PTBV trong hoạt động SXKD của từng đơn vị. PTBV hoạt động SXKD của TĐKT được thể hiện qua các tiêu chí: duy trì được trạng thái tăng trưởng ổn định, lâu dài về quy mô sản lượng, doanh thu, vốn, tài sản và hiệu quả SXKD; mặt khác phải đảm bảo an toàn trong hoạt động SXKD và đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu phản ánh bao gồm: (1) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô SXKD; (2) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời; (3) Chỉ tiêu phản ánh khả năng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh; (4) Chỉ tiêu phản ánh khả năng bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu và (5) Chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng bền vững. (1) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô SXKD * Quy mô và tốc độ tăng trưởng của sản lượng: - Quy mô sản lượng sản xuất (hoặc tiêu thụ): được đo lường bằng tổng khối lượng hoặc số lượng sản phẩm sản xuất (hoặc tiêu thụ) trong một thời kỳ nhất định. - Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng sản xuất (hoặc tiêu thụ): là tốc độ tăng trưởng sản lượng sản xuất (SLSX) (hoặc sản lượng tiêu thụ (SLTT)) hàng năm, được tính bằng công thức sau: Tỷ lệ tăng SLSX (SLTT) năm nay - SLSX (SLTT) năm trước trưởng SLSX = * 100 (1.1) SLSX (SLTT) năm trước (hoặc tiêu thụ) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 19 Chỉ tiêu này tính cho từng đơn vị thành viên và toàn Tập đoàn. Nếu chỉ tiêu này có xu hướng tăng liên tục chứng tỏ sự gia tăng ổn định sản lượng và phản ánh sự tăng trưởng theo chiều rộng, là điều kiện để gia tăng nguồn thu cho TĐKT; còn nếu chỉ tiêu giảm dần chứng tỏ mức sản lượng đang tiến dần đến giới hạn tiềm năng nguồn tài nguyên có khả năng khai thác, sản lượng làm ra tiêu thụ kém, làm giảm nguồn thu cho tập đoàn. * Doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền mà Tập đoàn thu được trong một thời kỳ nhất định, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của Tập đoàn, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu. Doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập từ hoạt động khác. Quy mô doanh thu là tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn. Để đánh giá chính xác hơn về quy mô hoạt động kinh doanh của Tập đoàn có thể sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh. Cơ cấu doanh thu là thành phần và tỷ trọng của doanh thu theo từng hoạt động kinh doanh hoặc từng ngành nghề sản xuất kinh doanh trên tổng doanh thu tiêu thụ. Một TĐKT được coi là PTBV khi có quy mô doanh thu tăng trưởng theo thời gian, doanh thu từ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, từ sản phẩm chính, sản phẩm cốt lõi sẽ chiếm tỷ lệ cao và tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa các năm ổn định. Tốc độ tăng trưởng doanh thu được xác định như sau: Doanh thu năm nay - Doanh thu năm trước Tốc độ tăng trưởng = x100 (1.2) doanh thu Doanh thu năm trước * Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của vốn - Quy mô vốn: Phản ánh toàn bộ số vốn của tập đoàn tại một thời điểm nhất định, chỉ tiêu này tăng cho thấy sự tăng trưởng của tập đoàn về mặt lượng, được thể hiện ở tổng số dư trên bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tập đoàn. Quy mô vốn càng lớn và tăng trưởng ổn định thì Tập đoàn càng có khả năng cạnh tranh cao, có khả năng đầu tư thêm máy móc thiết bị, mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng SXKD với quy mô lớn hơn, tạo nên sự tăng trưởng cho Tập đoàn. Với quy mô vốn lớn, TĐKT cũng có cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển đa dạng các hoạt động SXKD ngoài hoạt động chính của Tập đoàn để gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro hướng tới phát triển ổn định và bền vững. - Cơ cấu vốn là thành phần và tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng số vốn mà Tập đoàn đang sử dụng, nếu quy mô nguồn vốn lớn và cơ cấu vốn hợp lý sẽ cho phép Tập đoàn thực hiện hoạt động SXKD với quy mô lớn, mang lại doanh thu, lợi nhuận cao, tạo nên sự tăng trưởng cho các doanh nghiệp thành viên và cho toàn Tập đoàn. - Tốc độ tăng vốn là tỷ lệ tăng số vốn hàng năm của TĐKT, thể hiện sự gia tăng vốn hàng năm để đáp ứng cho các hoạt động của Tập đoàn. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Số vốn cuối năm - Số vốn đầu năm Tốc độ tăng vốn = x100 (1.3) Số vốn đầu năm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 20 * Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của tài sản - Quy mô tài sản là tổng số dư trên các tài khoản phản ánh tài sản của TĐKT và các doanh nghiệp thành viên, thể hiện trên báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn và báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên. Cũng giống như quy mô nguồn vốn, tổng số dư trên các tài khoản phản ánh tài sản có quan hệ cùng chiều với quy mô tài sản. Khi quy mô tài sản được mở rộng, đặc biệt là sự tăng trưởng của những khoản mục tài sản có khả năng sinh lời tốt là điều kiện để Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên gia tăng lợi nhuận theo yêu cầu của các chủ sở hữu để tồn tại và phát triển. - Cơ cấu tài sản là tỷ trọng của từng khoản mục tài sản trong tổng giá trị tài sản tính theo cơ cấu danh mục tài sản. Mỗi TĐKT có mục tiêu hoạt động và đặc thù hoạt động kinh doanh riêng nên tỷ trọng đầu tư vào các danh mục tài sản sẽ khác nhau, tuy nhiên tỷ trọng đầu tư vào nhóm tài sản phản ánh đặc trưng hoạt động của Tập đoàn cần phải chiếm tỷ trọng cao. Đại đa số các TĐKT hoạt động theo hướng công nghiệp sẽ có tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định cao. Sự đa dạng của cơ cấu danh mục tài sản cũng phản ánh chiến lược phân tán rủi ro nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động và mức độ thâm nhập, tiếp cận sâu rộng với các danh mục đầu tư trong nền kinh tế của Tập đoàn. - Tốc độ tăng tài sản là tỷ lệ tăng trưởng tài sản hàng năm của Tập đoàn, được xác định bằng công thức: Tài sản cuối năm - Tài sản đầu năm Tốc độ tăng tài sản = x100 (1.4) Tài sản đầu năm (2) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời Hiệu quả hoạt động kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, trong đó kết quả hoạt động kinh doanh thường được đánh giá thông qua những đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm được, xét về mặt giá trị thường là doanh thu, lợi nhuận. * Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu biểu thị tổng số tiền thu được trong 1 năm của TĐKT sau khi đã trừ đi các khoản chi phí (sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chi phí tài chính và chi phí khác). Lợi nhuận có thể phản ánh theo lợi nhuận tổng số và lợi nhuận cho từng chủng loại, lĩnh vực kinh doanh chính. Lợi nhuận được đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) và lợi nhuận sau thuế (đã trừ tất cả các khoản chi phí, kể cả chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp). Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thể hiện khả năng tăng trưởng lợi nhuận theo thời gian của TĐKT. Nếu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao và ổn định qua các năm, TĐKT sẽ có nguồn lực tài chính nội sinh để PTBV, đây là nguồn lực được đánh giá là có tính chủ động cao và an toàn trong quá trình PTBV của TĐKT. Lợi nhuận sau thuế còn là căn cứ xác định giá trị lợi nhuận để lại cho TĐKT và là nguồn tài chính xây dựng các quỹ của tập đoàn như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng, quỹ quản lý cấp trên, quỹ thưởng ban điều hành,… Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận được xác định qua công thức sau: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 21 Lợi nhuận năm nay - Lợi nhuận năm trước Tốc độ tăng trưởng = x100 (1.5) lợi nhuận Lợi nhuận năm trước * Số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ một đồng vốn hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Nếu số vòng quay càng lớn thì vốn hàng tồn kho luân chuyển càng nhanh và ngược lại. Giá vốn hàng bán Số vòng quay = (1.6) hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ * Số vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Nếu số vòng quay càng lớn thì việc thu hồi nợ phải thu càng nhanh và ngược lại. Doanh thu thuần từ bán hàng Số vòng quay các khoản = (1.7) phải thu Các khoản phải thu bình quân trong kỳ * Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Khả năng sinh lời là tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng tài chính của Tập đoàn. Khả năng sinh lời thường được đo lường thông qua các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (Hệ số sinh lời hoạt động) (ROS): Tỷ suất lợi nhuận doanh thu Lợi nhuận sau thuế = *100 (1.8) (Hệ số sinh lời hoạt động) Tổng doanh thu Để đảm bảo tăng trưởng ổn định TĐKT cần ROS luôn dương, tức là hệ số chi phí phải luôn <1. - Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay mà không xét đến đến tài sản đó được hình thành bằng nguồn vốn nào (nguồn vốn nợ hay nguồn vốn CSH). Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tỷ suất sinh lời kinh = *100 (1.9) tế của tài sản (BEP) Tổng tài sản (hay VKD) bình quân Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn hơn lãi suất vay cho thấy TĐKT sử dụng vốn có hiệu quả, có khả năng thanh toán được lãi vay. Ngược lại nếu tỷ suất này nhỏ hơn lãi suất vay, TĐKT mất khả năng thanh toán lãi vay, sử dụng vốn không có hiệu quả. Vì vậy, chỉ tiêu này có ý nghĩa rất lớn khi xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để thấy việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đến khả năng sinh lời của vốn CSH. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Hệ số sinh lời tổng tài sản) (ROA) Lợi nhuận sau thuế ROA = *100 (1.10) Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản, cho biết cứ một đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, sẽ tạo cơ hội gia tăng lợi nhuận để lại, góp phần PTBV từ nội lực của TĐKT. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu) (ROE) Lợi nhuận sau thuế ROE = x100 (1.11) Vốn chủ sở hữu bình quân Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 22 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn chủ sở hữu, cho biết lợi nhuận ròng tạo ra từ một đơn vị vốn chủ sở hữu sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy mức sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu càng lớn. ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong Tập đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. ROE cũng có thể tính theo công thức: Tổng tài sản bình quân ROE = ROA x (1.12) Vốn chủ sở hữu Công thức này cho biết khả năng sử dụng vốn kinh doanh so với vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp trong TĐKT có ROA thấp nhưng vẫn có thể đạt ROE cao với điều kiện nâng cao tỷ trọng vốn huy động, qua đó giúp nhà quản trị đánh giá chính xác lợi nhuận và khả năng gánh chịu rủi ro của doanh nghiệp, thiết lập kế hoạch lợi nhuận cho tương lai. (3) Các chỉ tiêu phản ánh khả năng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh Khả năng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động SXKD là một tiêu chí quan trọng để hướng đến PTBV TĐKT, là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh cũng như khả năng ổn định bền vững trước tác động của các ‘cú sốc’ tài chính từ bên ngoài. Đứng trên quan điểm tài chính, muốn PTBV trước hết phải quan tâm đến việc duy trì một năng lực tài chính ổn định, khả năng đảm bảo an toàn cao trước những biến cố trong hoạt động kinh doanh. Một TĐKT được coi là PTBV khi bản thân Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên đảm bảo hạn chế rủi ro, giữ vững được mức độ an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời theo yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp trong một thời gian dài. Để đánh giá khả năng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TĐKT có thể đánh giá theo các nội dung: mức độ an toàn vốn đầu tư, hoạt động đầu tư ngoài ngành, khả năng thanh toán, khả năng tự tài trợ. * Chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn đầu tư: Mức độ an toàn vốn đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô tài chính của TĐKT, nó cho biết tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (vốn nợ và vốn chủ sở hữu) mà Tập đoàn sử dụng để chi trả cho hoạt động kinh doanh của mình. Tổng nợ phải trả Hệ số nợ phải trả trên = (1.13) vốn chủ sở hữu (DER) Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ phải trả trên vốn CSH cũng thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực hoạt động của TĐKT. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì tỷ lệ tổng nợ trên vốn CSH có xu hướng cao hơn, trong khi các TĐKT có xu hướng hoạt động dịch vụ thì tỷ lệ tổng nợ trên vốn CSH thường thấp hơn. Thông thường, nếu hệ số DER > 1, có nghĩa là tài sản của TĐKT được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, nếu hệ số DER <1 tài sản của TĐKT được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn CSH. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì TĐKT an toàn hơn về mặt tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 23 khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của TĐKT càng lớn, ảnh hưởng đến sự PTBV của TĐKT, tuy nhiên ngưỡng an toàn của tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đối với các công ty có vốn Nhà nước là không được vượt quá 3 lần [19]. * Chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư ra ngoài ngành: Nhiều TĐKT ngoài đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chính còn thực hiện đầu tư ngoài ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính. Với các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thường lựa chọn đầu tư trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Để phản ánh tình hình đầu tư ngoài ngành có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ vốn đầu tư ngoài ngành: Số vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính Tỷ lệ vốn = (1.14) đầu tư ngoài ngành Tổng số vốn đầu tư Nếu tỷ lệ vốn đầu tư ra ngoài ngành cao, các TĐKT có nguy cơ mất an toàn cao trong hoạt động vì lượng vốn bị giữ trong những lĩnh vực ngoài ngành nghề kinh doanh chính nhiều sẽ không đầu tư đúng mức cho các hoạt động SXKD chính, mặt khác lĩnh vực tài chính tiềm ẩn rủi ro lớn, trong khi Tập đoàn công nghiệp kinh doanh mang tính ‘tay trái’ nên không có nhiều lợi thế, vì vậy khả năng tiềm ẩn rủi ro càng cao, từ đó ảnh hưởng đến chiến lược PTBV. Hiện nay để đảm bảo an toàn trong đầu tư, Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác khống chế tỷ lệ vốn đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính của công ty Nhà nước không quá 30% tổng nguồn vốn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. * Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường, vấn đề quan tâm của các nhà quản trị nhằm đạt mục tiêu PTBV là TĐKT có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không. Khi TĐKT không có khả năng thanh toán hoặc khả năng thanh toán rất thấp, không đủ trả hết các khoản nợ đến hạn, trả các hóa đơn mua hàng trong nhiều năm thì TĐKT đó có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh phá sản. Ngược lại khi TĐKT có đủ khả năng trang trải các khoản nợ đến hạn thì tình hình tài chính được đảm bảo vững chắc, tạo khả năng phát triển ổn định và lâu dài. Khả năng thanh toán được đánh giá qua các chỉ tiêu cơ bản sau: - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn. Công thức xác định như sau: Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện thời = (1.15) Tổng nợ ngắn hạn Để đảm bảo an toàn trong thanh toán nợ ngắn hạn hệ số này thường lớn hơn 1 hoặc tối thiểu phải bằng 1, khi đó nó cho biết TĐKT có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường. Ngược lại, hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng thấp, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn mà TĐKT có thể gặp phải trong quá trình trả nợ, TĐKT đang trong tình trạng mạo hiểm về tài chính. Tuy nhiên trong một số trường hợp không phải hệ số thanh toán hiện thời càng lớn càng tốt bởi vì nếu hệ số này quá lớn chứng tỏ đã có một lượng tài sản ngắn hạn tồn trữ quá lớn, nó phản ánh việc sử dụng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 24 tài sản không hiệu quả vì bộ phận tài sản này không vận động, không sinh lời. Tính hợp lý của hệ số thanh toán nợ ngắn hạn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nào có tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản lớn (ví dụ ngành thương mại) thì hệ số này lớn và ngược lại. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong tổ chức kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh sát thực hơn khả năng thanh toán của tổ chức kinh tế, do đã loại trừ đi khoản mục hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp bởi việc biến chúng thành tiền có thể mất nhiều thời gian. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán, khả năng đảm bảo an toàn là tốt và ngược lại. Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = (1.16) Tổng nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Tiền và tương đương tiền Hệ số thanh toán tức thời = (1.17) Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá khả năng nhanh nhất của TĐKT sử dụng tài sản của mình dưới hình thức tiền và tương đương tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán, khả năng đảm bảo an toàn của TĐKT là tốt và ngược lại. - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số thanh = (1.18) toán lãi vay Lãi vay phải trả Chỉ tiêu này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong kỳ có thể đảm bảo cho TĐKT thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả trong kỳ từ huy động nguồn vốn nợ. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao, đây là cơ sở đảm bảo cho sự PTBV bền vững về mặt tài chính của TĐKT. Ngược lại chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của TĐKT càng kém hiệu quả. Còn khi chỉ tiêu này mà nhỏ hơn 1 thì cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí. *Chỉ tiêu phản ánh khả năng bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, đó là những biến cố bất ngờ xảy ra dẫn đến tổn thất cho TĐKT, bởi vậy TĐKT cần có khả năng kiểm soát rủi ro và có nguồn tài chính để bù đắp cho tổn thất khi rủi ro xảy ra thì mới đảm bảo cho quá trình phát triển của mình được ổn định. Để kiểm soát rủi ro, các TĐKT với lợi thế về quy mô hoạt động của mình thường thành lập ban quản lý (kiểm soát) rủi ro với chức năng chính là kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty mẹ - tập đoàn và các đơn vị thành viên nhằm kịp thời phát hiện rủi ro để có phương án phòng ngừa, xử lý; một số tập đoàn còn yêu cầu các đơn vị thành viên cũng phải thành lập bộ phận kiểm soát rủi ro. Để bù đắp cho những tổn thất thiệt hại về tài sản do những nguyên nhân khách quan gây ra có thể sử dụng biện pháp mua bảo hiểm (bảo hiểm tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 25 sản, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động,…). Để bù đắp các khoản lỗ, TĐKT có thể sử dụng quỹ dự phòng tài chính theo quyết định của Hội đồng quản trị, thể hiện ở chỉ tiêu quy mô quỹ dự phòng tài chính. Quy mô quỹ dự phòng tài chính lớn sẽ giúp TĐKT chủ động bù đắp cho những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, giúp cho hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục, không bị gián đoạn, đây cũng là một điều kiện cần để TĐKT thích ứng với mọi tình huống, giúp TĐKT duy trì sự phát triển của mình trong thời gian dài. * Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự tài trợ Khả năng tự tài trợ là khả năng có thể sử dụng các nguồn vốn của chủ sở hữu phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tự tài trợ được đánh giá thông qua hệ số tự tài trợ, công thức xác định như sau: Vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = (1.19) Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của TĐKT, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng huy động vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản càng lớn. Hệ số tự tài trợ phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của TĐKT. Khi TĐKT có hệ số tự tài trợ càng gần 1 thì năng lực độc lập về tài chính càng cao, gia tăng tính an toàn tài chính, nhưng chính khi đó TĐKT cũng cần cân nhắc cơ cấu nguồn vốn tối ưu sao cho chi phí vốn thấp nhất và hệ thống đòn bẩy tài chính của tập đoàn có thể khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. (4) Các chỉ tiêu phản ánh khả năng bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu. Quy mô vốn gắn liền với sự tăng trưởng của Tập đoàn, tuy nhiên trong quy mô vốn thì quy mô vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu rất quan trọng góp phần giúp Tập đoàn phát triển bền vững. Vốn chủ sở hữu vừa phản ánh quy mô vốn đầu tư của chủ sở hữu vừa phản ánh năng lực tự chủ về tài chính, nó thể hiện được sự phát triển từ nội lực của Tập đoàn, từ những yếu tố nội tại thuộc bản thân Tập đoàn chứ không phải từ những yếu tố lệ thuộc vào bên ngoài. Sử dụng nguồn vốn này giúp TĐKT chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh, giữ được quyền kiểm soát, tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn, chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thành viên. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: - Quy mô vốn chủ sở hữu: là số lượng vốn chủ sở hữu hiện có của TĐKT và các doanh nghiệp thành viên, phản ánh toàn bộ số vốn chủ sở hữu của từng đơn vị tại từng thời điểm. - Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu: phản ánh tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu hàng năm, thể hiện sự gia tăng khả năng huy động vốn chủ sở hữu để đáp ứng cho hoạt động SXKD của TĐKT, được tính bằng công thức: Vốn CSH cuối năm - Vốn CSH đầu năm Tốc độ tăng = x100 (1.20) vốn CSH Vốn CSH đầu năm Nếu quy mô vốn chủ sở hữu không được bảo toàn, sự tăng trưởng vốn chủ không được ổn định và lâu dài xét trên quan điểm tài chính TĐKT không thể được coi là phát triển bền vững. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 26 - Mức độ bảo toàn vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này thể hiện khả năng bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu. Hiện nay đối với doanh nghiệp có lãi hoặc không lỗ, mức độ bảo toàn vốn CSH được xác định theo hệ số bảo toàn vốn chủ sở hữu H: Vốn CSH tại thời điểm báo cáo H= (1.21) Vốn CSH cuối kỳ trước liền kề với kỳ báo cáo Nếu hệ số H = 1 doanh nghiệp bảo toàn được vốn, hệ số H > 1 doanh nghiệp đã phát triển được vốn. (5) Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng bền vững * Quy mô quỹ đầu tư phát triển: Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu của TĐKT. Đây được coi là nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh của TĐKT. Quy mô quỹ đầu tư phát triển lớn cho thấy TĐKT có sự tăng trưởng, khả năng đầu tư cho phát triển từ nội lực của TĐKT tốt, giúp TĐKT phát triển một cách bền vững mà không bị lệ thuộc vào bên ngoài. * Hệ số tự tài trợ từ lợi nhuận để lại Lợi nhuận để lại được coi là nguồn vốn nội sinh của TĐKT, giúp TĐKT có thể phát triển bằng chính nội lực của mình, đây cũng là một phương cách để TĐKT PTBV. Để phản ánh khả năng tự tài trợ từ nguồn vốn này, có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số tự tài trợ từ lợi nhuận để lại, công thức xác định như sau: Lợi nhuận để lại Hệ số tự tài trợ từ = (1.21) lợi nhuận để lại Tổng tài sản Nếu chỉ tiêu này cao và có sự tăng trưởng ổn định trong khoảng thời gian dài hạn cho thấy khả năng tài trợ từ lợi nhuận để lại của TĐKT tốt, TĐKT đạt được sự tăng trưởng bền vững và ngược lại. - Tỷ lệ tăng trưởng bền vững: Tỷ lệ tăng trưởng bền vững là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cho chủ sở hữu mà không làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn và không phải huy động vốn từ bên ngoài. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững còn được gọi là tỷ lệ tăng trưởng từ nội lực cho chủ sở hữu hiện hành, tỷ lệ này được tạo thành từ sự gia tăng thêm vốn chủ sở hữu, công thức xác định như sau: Số tăng (giảm) vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tăng trưởng bền vững = *100 (1.22) Vốn chủ sở hữu đầu kỳ TĐKT sẽ đạt được sự PTBV khi tỷ lệ này cao và tăng trưởng qua các năm. 1.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển bền vững xã hội * Chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực tốt là điều kiện để PTBV TĐKT. Để đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực trong TĐKT, có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: - Số lượng lao động: Số lượng lao động thể hiện quy mô lao động của TĐKT, số lượng lao động có sự tăng trưởng qua các năm một phần cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của TĐKT có xu hướng mở rộng, điều này góp phần tạo nên tích lũy do TĐKT, đây sẽ là cơ sở để TĐKT phát triển. - Chất lượng lao động: Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, thể hiện ở trình độ tay nghề, trình độ đào tạo của người lao động trong TĐKT. Chất lượng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 27 lao động được đánh giá thông qua tỷ lệ lao động có trình độ cao/ tổng số lao động, tỷ lệ công nhân bậc cao/ tổng số công nhân. Nếu số lượng lao động có trình độ, kỹ năng, tay nghề cao chiếm tỷ lệ lớn và có sự tăng trưởng qua các năm cho thấy chất lượng lao động tốt, đây là nhân tố góp phần tạo ra được năng suất lao động cao hơn, giúp TĐKT có thể tối đa hóa sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự PTBV của TĐKT. - Cơ cấu lao động: là tỷ trọng của từng loại lao động trong tổng số lao động. Cơ cấu lao động có thể xét theo giới tính (tỷ lệ lao động nữ /tổng số lao động), theo tuổi đời, theo ngành nghề, theo trình độ,… Chỉ tiêu này thường được xem xét cùng với các chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng lao động. - Tiền lương bình quân và mức tăng tiền lương bình quân: chỉ tiêu này cho thấy khả năng mang lại thu nhập cho người lao động, tiền lương ngày càng tăng qua các năm cho thấy người lao động sẽ có nguồn tài chính để trang trải cho các nhu cầu cá nhân, tái tạo sức lao động, nuôi sống gia đình, từ đó họ yên tâm làm việc, cống hiến tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của TĐKT, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận. Đây là yếu tố giúp ổn định nguồn lực lao động, tạo điều kiện để TĐKT PTBV. - Mức chi cho con người: Ngoài thu nhập trả cho người lao động, để đảm bảo an toàn cũng như tạo điều kiện cho người lao động có động lực làm việc, tạo tâm lý yên tâm làm việc cho người lao động, TĐKT còn có một số khoản chi khác như chi bồi dưỡng ca 3, chi khám sức khỏe, mua thuốc phòng bệnh, chi trợ cấp thôi việc, chi cho lao động nữ, chi thưởng sáng kiến, thưởng tiết kiệm trong sản xuất, chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ, tay nghề cho người lao động, chi cho công tác bảo hộ lao động,…. Những khoản chi này được lấy từ các quỹ của đơn vị như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ đào tạo - y tế…. Nếu các khoản chi cho con người có sự tăng trưởng qua các năm cho thấy TĐKT có quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, đây là một trong những điều kiện để PTBV về mặt xã hội của TĐKT. * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động: Mục tiêu cuối cùng của TĐKT vẫn là hiệu quả hoạt động kinh doanh, là lợi nhuận, muốn vậy TĐKT luôn phải nghĩ đến các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời phải hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí kinh doanh. Do các yếu tố kinh doanh như nguyên vật liệu, tài nguyên, vốn... ngày càng khan hiếm buộc các TĐKT phải chú trọng đến nhân tố con người. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực con người sẽ tiết kiệm được chi phí lao động sống, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng cường kỹ thuật lao động... do đó sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Mặt khác việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động đòi hỏi người lao động phải thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu thực tế của công việc, điều này lại tác động ngược lại giúp TĐKT hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, điều kiện của người lao động được cải thiện về mọi mặt và do đó hiệu quả sử dụng lao động lại càng được nâng cao. Do vậy, TĐKT có hiệu quả sử dụng lao động tốt, ngày càng nâng cao sẽ giúp TĐKT có cơ hội PTBV. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động thường sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động và mức tăng năng suất lao Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 28 động. Năng suất lao động biểu thị khả năng sản xuất của một đơn vị hao phí lao động, được xác định theo công thức: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Năng suất lao động = (1.23) Lượng hao phí lao động dùng để sản xuất trong kỳ Chỉ tiêu năng suất lao động được chia ra nhiều loại chỉ tiêu khác nhau theo đơn vị đo của khối lượng sản phẩm (hiện vật hay giá trị); đơn vị đo lượng hao phí lao động (người - tháng, người - ca, người -giờ, người - phút...); kỳ tính toán (tháng, quý, năm...). Mức tăng NSLĐ càng cao và có sự tăng trưởng qua các năm là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của TĐKT tốt và ngược lại. * Chỉ tiêu phản ánh mức độ đảm bảo an toàn lao động: Trong hoạt động SXKD của TĐKT, ngoài việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận, để được đánh giá là PTBV, bên cạnh việc nâng cao chất lượng lao động, TĐKT còn cần phải quan tâm đến việc đảm bảo an toàn lao động, điều này sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc hơn, cống hiến tốt hơn cho tập đoàn, từ đó tạo hiệu quả công việc tốt hơn. Bảo đảm an toàn lao động còn giúp giảm bớt chi phí chi cho việc khắc phục hậu quả và tai nạn lao động. Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn lao động cũng là một trong số các tiêu chí mà các tổ chức quốc tế đưa ra để đánh giá sự PTBV của một tổ chức. Mức độ đảm bảo an toàn lao động được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như: số tai nạn lao động, số người bị tai nạn lao động, số người bị bệnh nghề nghiệp, số người làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, mất an toàn, v.v. Các chỉ tiêu này được đánh giá theo số lượng tuyệt đối và tỷ lệ trong tổng số lao động, nếu số lượng gia tăng và tỷ lệ các chỉ tiêu này trong tổng số lao động gia tăng qua các năm cho thấy hoạt động SXKD của tập đoàn chưa đảm bảo được mức độ an toàn lao động, do đó để hướng đến mục tiêu PTBV, TĐKT cần giảm các chỉ tiêu này nhằm nâng cao mức độ an toàn lao động. * Các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm với cộng đồng Ngoài việc phát triển kinh tế, nâng cao trách nhiệm với cộng đồng cũng là một tiêu chí đánh giá sự PTBV của TĐKT. Một tập đoàn chỉ quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh mà không quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội tức là chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn, chưa phải là PTBV. Quá trình PTBV đòi hỏi bên cạnh PTBV kinh tế còn phải thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. Các chỉ tiêu cơ bản thể hiện trách nhiệm với cộng đồng là : - Nộp ngân sách nhà nước: đây là chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ với Nhà nước mà TĐKT đã thực hiện trong kỳ, thông thường các khoản này bao gồm các khoản thuế, phí và lệ phí mà TĐKT phải nộp. Các khoản này nhiều và có sự tăng trưởng qua các năm cho thấy tập đoàn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm với Nhà nước. - Các khoản đóng góp cho hoạt động xã hội của địa phương: là số tiền mà TĐKT đóng góp cho các hoạt động xã hội của địa phương như giáo dục, phát triển văn hóa, xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, ủng hộ người tàn tật và các hoạt động xã hội khác của địa phương ; thể hiện mức độ thực hiện trách nhiệm của tập đoàn với địa phương nơi tập đoàn đang thực hiện hoạt động kinh tế, các khoản đóng góp này lớn và có sự tăng trưởng qua các năm cho thấy TĐKT có quan tâm đến công tác xã hội của địa phương, đây là một trong những tiêu chí đánh giá sự PTBV của TĐKT. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 29 - Các hoạt động kinh tế liên kết với địa phương, các hoạt động góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, v.v. trên địa bàn: TĐKT có thể liên kết với chính quyền hoặc các tổ chức, cá nhân trong địa phương để thực hiện các hoạt động sxkd và các hoạt động có tính kinh tế khác, như cùng với DN địa phương hoặc địa phương tổ chức khi thác các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn để mở rộng SXKD, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, v.v..TĐKT cũng có thể thực hiện các hoạt động SXKD có tác dụng phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho địa phương. Những hoạt động này sẽ tạo nguồn thu cho địa phương, củng cố cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho địa phương, tác động trở lại sẽ tạo ra môi trường văn hóa, chính trị, xã hội để TĐKT thực hiện tốt hơn hoạt động SXKD của mình, tạo nên sự PTBV của TĐKT. 1.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phát triển bền vững môi trường Để đánh giá sự PTBV về môi trường có thể thông qua các chỉ tiêu giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường, các chỉ tiêu tái chế chất thải, hoàn thổ và hoàn nguyên môi trường, và các chỉ tiêu về sản phẩm thân thiện với môi trường. * Các chỉ tiêu về giảm thiểu ô nhiễm môi trường Giảm thiểu ô nhiễm môi trường thể hiện ở những hoạt động mà TĐKT thực hiện nhằm giảm bớt mức độ ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, như xử lý nước thải, chất thải, cải tạo môi trường, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng xanh, sạch hơn,…. Giảm thiếu ô nhiễm môi trường còn thể hiện ở việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của Tập đoàn. Các TĐKT có hoạt động SXKD gây ô nhiễm thường sử dụng một số công cụ tài chính nhằm tạo ra nguồn lực tài chính thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ví dụ như thành lập công ty chuyên thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, hoàn thổ hoàn nguyên môi trường, trích quỹ bảo vệ môi trường, tỷ lệ chi TĐKT dành cho công tác bảo vệ môi trường,… Nhìn chung các chỉ tiêu này cao và có sự tăng trưởng ở năm sau so với năm trước cho thấy TĐKT đã làm tốt công tác bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. * Các chỉ tiêu về tái chế chất thải và hoàn thổ, hoàn nguyên môi trường Trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm thì việc tái chế chất thải, hoàn nguyên môi trường là một trong những cách thức giúp TĐKT tận dụng lại nguồn tài nguyên, giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả trong hoạt động SXKD. Chính vì vậy, việc đánh giá mức độ tái chế chất thải, hoàn thổ, hoàn nguyên môi trường của TĐKT cũng sẽ phản ánh được sự PTBV về môi trường của TĐKT. Về cơ bản các chỉ tiêu đánh giá mức độ tái chế chất thải, hoàn thổ, hoàn nguyên môi trường lớn và tăng trưởng qua các năm là một trong những biểu hiện cho thấy TĐKT đang hướng đến sự PTBV. Các chỉ tiêu cơ bản bao gồm: - Khối lượng chất thải được tái chế (theo từng loại chất thải) - Sản lượng SP tái chế từ chất thải - Diện tích khai thác (gồm cả bãi thải) được hoàn thổ, hoàn nguyên môi trường (đối với hoạt động khai thác khoáng sản). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 30 - Chỉ tiêu tỉ lệ tổn thất tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác, sàng tuyển (đối với hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản). * Các chỉ tiêu về sản phẩm thân thiện với môi trường Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường cũng là một tiêu chí đánh giá PTV của liên hiệp quốc. Một TĐKT được đánh giá là PTBV khi có sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, số loại sản phẩm thân thiện với môi trường gia tăng, khối lượng sản phẩm thân thiện với môi trường sản xuất ra nhiều và có sự tăng trưởng qua các năm. Các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá bao gồm: Số loại sản phẩm thân thiện với môi trường, sản lượng và tốc độ tăng trưởng của từng loại SP thân thiện với môi trường. Để đánh giá chung kết quả thực hiện 3 nhóm chỉ tiêu PTBV SXKD, PTBV xã hội và PTBV môi trường có thể xét trên 2 góc độ: (1) Nếu cả 3 nhóm chỉ tiêu đều được thực hiện tốt, hoặc có cải thiện so với kỳ trước thì TĐKT được đánh giá là thực hiện PTBV đồng bộ, tốt, hoặc có sự tiến bộ; còn nếu có 1 nhóm hoặc 1 số chỉ tiêu nào đó trong nhóm chưa tốt hoặc không có sự cải thiện, thậm chí xấu đi thì đánh giá là việc thực hiện PTBV chưa đồng bộ, chưa toàn diện, còn có mặt chưa tốt hoặc chưa được cải thiện, thậm chí xấu hơn và khi đó cần lưu ý, cảnh báo để kỳ tới có giải pháp tập trung khắc phục; (2) Nếu trong cả giai đoạn hay thời kỳ gồm nhiều năm có sự thực hiện tốt hoặc cải thiện liên tục cả 3 nhóm chỉ tiêu thì đánh giá là quá trình phát triển đã thực hiện tốt theo hướng bền vững; còn trong trường hợp có năm tốt, năm chưa tốt hay xấu thì đánh giá là quá trình phát triển chưa ổn định và bền vững; còn nếu cả 3 nhóm chỉ tiêu hay hầu hết các chỉ tiêu đều liên tục bị xấu đi thì đánh giá không có sự phát triển và đang bị đình trệ, thậm chí có nguy cơ phá sản. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.3.1. Nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nội tại của bản thân từng TĐKT. Có rất nhiều nhân tố thuộc TĐKT ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của TĐKT như năng lực quản lý của người lãnh đạo, kỹ thuật - công nghệ sản xuất, tính chu kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, chính sách tài chính, chiến lược hoạt động kinh doanh,… Tuy nhiên luận án xin được đề cập đến một số nhân tố chính sau: * Năng lực quản trị nói chung và quản trị tài chính nói riêng Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả công tác quản lý tài chính nói riêng của TĐKT. Quản lý điều hành một tổ hợp liên kết giữa nhiều doanh nghiệp độc lập đòi hỏi một năng lực cao trong cả hoạch định chiến lược kinh doanh lẫn điều hành, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các doanh nghiệp theo một mục tiêu chung của tập đoàn. Năng lực quản trị phản ánh năng lực điều hành của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc TĐKT. Năng lực quản trị quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Tập đoàn. Một hội đồng quản trị, ban giám đốc yếu kém sẽ không có khả năng đưa ra những chiến lược, chính sách hợp lí, thích ứng với những thay đổi của thị trường... gây nên lãng phí nguồn lực, gia tăng chi phí hoạt động, giảm khả năng dự đoán và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 31 chống đỡ các rủi ro và làm yếu năng lực cạnh tranh của Tập đoàn, làm giảm khả năng phát triển bền vững của Tập đoàn. Năng lực quản trị cũng là một trong những nhân tố quyết định đến khả năng sinh lời, tính an toàn trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Mặt khác, thông qua chiến lược phát triển của TĐKT còn có thể đánh giá mức độ hoạt động vì cộng đồng, vì môi trường của Tập đoàn đó. Năng lực quản trị tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình PTBV của TĐKT. Trong TĐKT, công ty mẹ nắm quyền kiểm soát, chi phối hoạt động của các công ty con cả về tài chính và chiến lược phát triển. Năng lực quản trị tài chính thể hiện ở năng lực phân tích, đánh giá để lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính về huy động vốn, đầu tư sử dụng vốn, phân phối lợi nhuận… đúng đắn, có cơ sở khoa học và tính thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên và tập đoàn nhằm PTBV, thể hiện ở các chính sách tài chính. Cụ thể là: + Chính sách huy động vốn: Huy động đầy đủ, kịp thời vốn cho PTBV TĐKT chính là đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho việc phát triển nguồn nhân lực, thực hiện trách nhiệm xã hội và cho hoạt động bảo vệ môi trường. Một cơ chế tạo lập và huy động vốn khoa học, hợp lý sẽ giúp TĐKT đạt được các mục tiêu trên. Mỗi TĐKT cần xây dựng cho mình chiến lược và chính sách thu hút vốn phù hợp, đa dạng hoá các kênh và hình thức huy động vốn khác nhau, huy động tối đa các nguồn vốn nội bộ Tập đoàn, phải phát huy được quyền của công ty mẹ trong việc huy động vốn thực hiện chiến lược PTBV TĐKT, vừa phát huy quyền tự chủ tài chính của các công ty thành viên trong việc tạo lập huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của mỗi công ty, đảm bảo sự PTBV của mỗi thành viên và toàn Tập đoàn. Nếu chính sách huy động vốn thiên về huy động nợ, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ đưa các doanh nghiệp thuộc TĐKT vào 2 tình huống: nếu sử dụng vốn vay hiệu quả, tỷ suất sinh lời cơ bản lớn hơn lãi suất vay bình quân thì TĐKT sẽ tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính giúp nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của TĐKT, từ đó góp phần nâng cao quy mô vốn, tạo nên sự PTBV; trường hợp ngược lại sẽ gây ra rủi ro tài chính lớn, mà một sự đổ vỡ tài chính có thể dẫn đến hiệu ứng dây chuyền cho toàn bộ Tập đoàn. Vì vậy, trước khi đưa ra một quyết định huy động vốn, các nhà quản trị của Tập đoàn cần phải cần phải cân nhắc rất nhiều vấn đề như cơ cấu nguồn vốn, điều kiện hiện tại của Tập đoàn, chi phí sử dụng vốn, điểm lợi và bất lợi của từng nguồn vốn,… + Chính sách đầu tư: Chính sách đầu tư ảnh hưởng đến việc bố trí cơ cấu vốn của các TĐKT, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Một chính sách đầu tư hợp lý, phù hợp với môi trường kinh doanh và đặc điểm kinh doanh của TĐKT sẽ tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm được rủi ro, tạo nền tảng cho sự PTBV của Tập đoàn. Ngược lại một chính sách đầu tư không hợp lý, thiên về đầu tư chiều rộng hơn chiều sâu, đầu tư vào những lĩnh vực không phải là thế mạnh sẽ gây hậu quả lớn cho hoạt động kinh doanh của TĐKT, ảnh hưởng đến chiến lược PTBV của tập đoàn. Mặt khác, nếu xét đến chính sách đầu tư cho tài sản của các doanh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 32 nghiệp trong Tập đoàn thì việc đầu tư nhiều hơn vào tài sản dài hạn (trong đó chủ yếu là TSCĐ) hay tài sản ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến độ lớn của đòn bẩy kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng. Điều này ảnh hưởng đến mức độ rủi ro kinh doanh cũng như khả năng gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong tương lai, từ đó ảnh hưởng đến quy mô lợi nhuận để lại của Tập đoàn. Nếu lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trong tương lai càng cao trong điều kiện các yếu tố khác không đổi có nghĩa là lợi nhuận để lại càng nhiều, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để PTBV hơn. Tổ chức phân phối, sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mọi tổ chức kinh tế, trong đó có TĐKT. Trong TĐKT, để đạt đến mục tiêu PTBV, hoạt động đầu tư, sử dụng vốn phải đảm bảo PTBV hoạt động SXKD, PTBV về xã hội và PTBV môi trường. Cụ thể là hoạt động đầu tư, sử dụng vốn cần tập trung giải quyết các vấn đề: nên tập trung đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào có thể làm tăng sức mạnh của Tập đoàn, quy mô đầu tư như thế nào, nguồn vốn đầu tư lấy từ đâu, hiệu quả do hoạt động đầu tư mang lại cho các thành viên và toàn tập đoàn, hoạt động quản lý sử dụng vốn cần đảm bảo phân cấp quyền hạn, trách nhiệm giữa công ty mẹ và các công ty thành viên, trong đó công ty mẹ trực tiếp định hướng và tổ chức thực hiện chiến lược đầu tư của tập đoàn thông qua việc tập trung các nguồn lực đầu tư hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt để tăng thêm sức mạnh cho tập đoàn, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; còn các công ty thành viên của tập đoàn với tư cách là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ tự quyết định quy mô đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, thời hạn đầu tư, phạm vi đầu tư,v.v… của công ty mình phù hợp với định hướng chiến lược đầu tư của TĐKT. Đối với các TĐKT nhà nước thì bên cạnh hiệu quả kinh tế - tài chính, vấn đề hiệu quả xã hội của các dự án cũng luôn được coi trọng, đôi khi là rất quan trọng, bởi nguồn vốn đầu tư vào các dự án của TĐKT nhà nước là nguồn vốn NSNN cấp, là tiền thuế do người dân đóng góp. Vì vậy, người dân có quyền đòi hỏi phải mang lại cho họ những gì: giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước,v.v. + Chính sách phân phối lợi nhuận: Khi các doanh nghiệp trong TĐKT hoạt động kinh doanh có lãi thì chính sách phân chia lợi nhuận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của TĐKT trong tương lai. Nếu TĐKT quyết định số lợi nhuận để lại nhiều sẽ góp phần làm gia tăng vốn chủ sở hữu, gia tăng mức độ an toàn tạo điều kiện cho Tập đoàn phát triển bền vững. Thêm vào đó, việc gia tăng khả năng tự tài trợ sẽ tạo điều kiện để tăng mức độ đảm bảo vốn, đây lại là điều kiện tác động ngược lại giúp TĐKT có cơ hội gia tăng các khoản vay nợ, gia tăng nguồn vốn phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của Tập đoàn. Việc hình thành cơ chế quản lý lợi nhuận tại TĐKT sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp quyết định đến sự phát triển bền vững của Tập đoàn. Hiện nay, phân phối lợi nhuận của TĐKT được thực hiện theo quy định tại NĐ 91-2015/NĐ-CP (xem Phụ lục 4). Về nguyên tắc việc phân phối lợi nhuận sau thuế thuộc quyền quyết định của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp thành viên thuộc TĐKT (kể cả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 33 công ty mẹ) phải chủ động lựa chọn và thực hiện phương án phân phối lợi nhuận sau thuế theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và chiến lược chung của tập đoàn. Với tư cách là nhà đầu tư, tùy thuộc vào số cổ phần, vốn góp công ty mẹ nắm giữ ở các công ty con, công ty liên kết mà công ty mẹ được các công ty con, công ty liên kết chi trả phần lợi tức tương ứng với số cổ phần nắm giữ. Với vai trò hạt nhân chi phối trong tập đoàn, công ty mẹ có thể đưa ra các nguyên tắc hay định hướng chung cho việc phân chia lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp thành viên như: khuyến khích các doanh nghiệp dành một phần lợi nhuận thỏa đáng để tái đầu tư mở rộng sản xuất, hoặc trích lập quỹ dự phòng tài chính, trích lập quỹ phúc lợi, khen thưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra, để duy trì các hoạt động chung của tập đoàn, công ty mẹ cũng có thể yêu cầu các doanh nghiệp thành viên có nghĩa vụ trích nộp để hình thành các quỹ tài chính chung của tập đoàn như: Quỹ nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ (R&D); Quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, y tế; Quỹ khen thưởng của Tập đoàn; Quỹ bảo vệ môi trường; và các quỹ đặc thù khác (nếu có). Các quỹ tài chính tập trung của TĐKT được trích lập và sử dụng cho các mục tiêu chung của toàn tập đoàn. Nguồn trích lập là từ phân phối lại lợi nhuận phát sinh của các doanh nghiệp thành viên hoặc được tính vào chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên. Ngoài mục đích giải quyết các nhiệm vụ chung của toàn tập đoàn, việc trích lập và sử dụng các quỹ tài chính chung còn thể hiện vai trò điều tiết của tập đoàn thông qua việc phân phối lợi nhuận của các đơn vị thành viên. Các quỹ tài chính tập trung này thường không có sự thống nhất giữa các TĐKT hoạt động trong các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà được thiết lập tùy thuộc đặc điểm và nhu cầu của từng tập đoàn trong từng ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên việc trích lập và sử dụng các quỹ chung phải có sự thỏa thuận thống nhất của các doanh nghiệp thành viên, được quy định trong Điều lệ hoạt động của tập đoàn và việc sử dụng phải được công khai, minh bạch. Một vấn đề đặc thù nữa trong việc phân phối lợi nhuận của TĐKT là việc điều tiết lợi nhuận thông qua cơ chế khoán chi phí hoặc quy định giá bán sản phẩm, dịch vụ sử dụng trong nội bộ tập đoàn trên cơ sở kế hoạch phối hợp kinh doanh và vận hành thị trường nội bộ tập đoàn với mục tiêu đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các doanh nghiệp thành viên. Thực tế cho thấy, ở những điều kiện sản xuất khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau, các doanh nghiệp thành viên có được kết quả hoạt động kinh doanh khác nhau, nhất là các doanh nghiệp khai thác khoáng sản phụ thuộc rất lớn và điều kiện tự nhiên. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn khoáng sản phong phú, lợi nhuận của doanh nghiệp rất cao, nhưng sau một thời gian khai thác, nguồn tài nguyên cạn kiệt dần, điều kiện tự nhiên kém thuận lợi, chi phí tăng cao, dẫn đến lợi nhuận kém đi rất nhiều. Vì vậy, để đảm bảo phát triển hài hòa của các đơn vị thành viên, điều tiết lợi nhuận trong TĐKT là cần thiết. Việc điều tiết lợi nhuận giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn thông qua công ty mẹ và dựa trên cơ sở xác lập kế hoạch phối hợp kinh doanh, cơ chế giao khoán nội bộ, thị trường nội bộ giữa các doanh nghiệp thành viên, các doanh nghiệp muốn được tham gia thị trường này buộc phải chịu sự chi phối của công ty mẹ tập đoàn tập thông qua cơ chế khoán Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 34 chi phí, cơ chế về giá bán sản phẩm, dịch vụ sử dụng trong nội bộ tập đoàn. Thông qua cơ chế điều tiết chi phí sản xuất, các doanh nghiệp tham gia thị trường nội bộ tập đoàn sẽ cùng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo giá cả đã thỏa thuận, nhờ đó các công ty thành viên đều có thể thu được lợi nhuận dễ dàng hơn so với các đơn vị không tham gia thị trường này. * Chiến lược kinh doanh của TĐKT: Sự phát triển bền vững của TĐKT bị chi phối mạnh mẽ bởi chiến lược kinh doanh của TĐKT. Các TĐKT khi xác định chiến lược kinh doanh thường có định hướng chiến lược cho từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, qua đó loại bỏ những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả, tập trung đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, có lợi thế cạnh tranh hoặc thị trường có tiềm năng cao, hoặc để đánh giá tình hình và định hướng chiến lược của từng vùng thị trường khác nhau tuỳ theo sự phân định thị trường của tập đoàn. Từ chiến lược kinh doanh đã được hoạch định của toàn tập đoàn, công ty mẹ và các công ty con cần xác định rõ chiến lược hoạt động của mình, nên bố trí tập trung nguồn tài chính cho đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề nào để vừa phát huy thế mạnh của tập đoàn, vừa tạo nên sự đồng bộ về năng lực sản xuất giữa các đơn vị thành viên, hoặc thực hiện rút vốn hoặc hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề không còn hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải. Do đó, chiến lược kinh doanh tốt sẽ tạo nên sự phát triển ổn định và lâu dài cho TĐKT, ngược lại một chiến lược kinh doanh không phù hợp hoặc chưa phù hợp có thể làm TĐKT phát triển không bền vững. * Đặc điểm của ngành, nghề sản xuất kinh doanh: Các TĐKT thường hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau song vẫn có ngành nghề kinh doanh chính, cốt lõi. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh thường có những đặc điểm riêng về mặt kinh tế kĩ thuật, công nghệ sản xuất, chi phối đến đặc điểm đầu tư, huy động vốn, đặc điểm luân chuyển vốn và thời hạn thu hồi vốn… Các nhà quản trị cần nắm được những đặc điểm bên trong của ngành nghề SXKD để có thể có chiến lược huy động vốn, đầu tư, sử dụng vốn và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh sao cho hợp lý để có thể nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo PTBV về mặt kinh tế mà vẫn đảm bảo thực hiện được các mục tiêu xã hội và môi trường. Chẳng hạn như với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản có đặc điểm là nhu cầu vốn đầu tư lớn, đầu tư vào các TSCĐ có thời gian thu hồi vốn chậm, trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường gặp rủi ro do điều kiện tự nhiên, và gây hậu quả xấu đối với môi trường xung quanh,… Vì vậy, khi xây dựng chiến lược hoạt động hoặc đưa ra bất kỳ quyết định quản trị nào TĐKT cần phải nắm chắc các đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất để có thể có giải pháp phù hợp nhằm vừa phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài vừa đảm bảo được các mục tiêu xã hội và môi trường. * Chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng, là “xương sống” trong quá trình PTBV của bất kỳ tổ chức nào, trong đó TĐKT không phải là ngoại lệ. Cũng giống như các tổ chức kinh tế khác, chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong Tập đoàn nói riêng cũng như của TĐKT được đánh giá Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 35 thông qua các chỉ tiêu: trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng mềm như: khả năng giao tiếp, thuyết trình, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp… Chính chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức cạnh tranh và sức mạnh nội tại của Tập đoàn, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo tiền đề để PTBV tập đoàn. Để có nguồn nhân lực có chất lượng cao thì chính sách nhân sự là yếu tố quan trọng, trong đó công tác đào tạo, bố trí và sắp xếp cán bộ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra bộ máy đơn giản gọn nhẹ nhưng vẫn phát huy được năng lực của mỗi nhân viên, từ đó nâng cao năng suất lao động. Nếu TĐKT và các doanh nghiệp trong TĐKT có lực lượng lao động được bố trí hợp lý, phù hợp năng lực, trình độ lao động đồng đều, nguồn lao động chất lượng cao chiếm tỷ trọng lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để mở rộng các hoạt động kinh doanh, gia tăng quy mô nguồn vốn và tài sản cho các doanh nghiệp thành viên và cho toàn bộ TĐKT. Một vấn đề nữa cũng cần quan tâm là khả năng huy động lực lượng lao động kịp thời về số lượng và chất lượng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, việc huy động lao động kịp thời sẽ giúp tận dụng được cơ hội kinh doanh, quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, từ đó tạo hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt hơn cho quá trình PTBV của Tập đoàn. * Trình độ kỹ thuật - công nghệ sản xuất Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các Tập đoàn những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường… Đổi mới công nghệ sẽ giúp Tập đoàn, những nhà sản xuất lớn trong nền kinh tế cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh, gia tăng khả năng sinh lời của Tập đoàn trong dài hạn. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc Tập đoàn sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh. Ngược lại, nếu không quan tâm đến những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ, thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, trình độ kỹ thuật công nghệ vừa thiếu vừa yếu thì hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn bị đe doạ. 1.3.2. Nhân tố khách quan * Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nhân tố khách quan có tác động rất lớn đến các hoạt động huy động vốn, hoạt động đầu tư, hoạt động phân phối lợi nhuận,…, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và lâu dài của TĐKT. TĐKT với quy mô kinh doanh lớn, vốn nhiều, hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế nên những biến động của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của TĐKT. Một số nhân tố chủ yếu là: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 36 + Chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước Chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước như chính sách thuế, phí, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách lãi suất, chính sách ngoại hối, chính sách tỷ giá, chính sách về đất đai về tài nguyên khoáng sản… có ảnh hưởng đáng kể đến sự PTBV của TĐKT. Chẳng hạn như thông qua chính sách khuyến khích hay hạn chế đầu tư, Nhà nước có thể hướng TĐKT đầu tư vào những lĩnh vực mũi nhọn, tạo chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo các mục tiêu phát triển của ngành, vùng trên cả thị trường trong nước và quốc tế, từ đó làm thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu huy động vốn, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn cũng như khả năng sinh lời của TĐKT, ảnh hưởng đến sự PTBV của Tập đoàn. Chính sách thuế, phí đối với hoạt động SXKD của TĐKT sẽ tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của TĐKT. Một chính sách kinh tế - tài chính ổn định, rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động SXKD của TĐKT phát triển, tạo điều kiện cho TĐKT mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng nguồn vốn và phương thức huy động vốn, nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư, nhờ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng khả năng sinh lời, tăng tích lũy cho TĐKT. Chính sách kinh tế - tài chính mà nhà nước quy định cho các TĐKT càng hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cho công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn chủ động, linh hoạt khi huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con cũng như phân phối lợi nhuận hợp lý giữa công ty mẹ với các công ty con nhằm thực hiện mục tiêu PTBV trong toàn tập đoàn. + Sự phát triển của thị trường tài chính và hệ thống trung gian tài chính Thị trường tài chính là nơi TĐKT có thể huy động để gia tăng vốn, đồng thời cũng là nơi Tập đoàn có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi nhằm nâng cao khả năng sinh lời. Sự phát triển của thị trường sẽ giúp đa dạng hóa các công cụ và hình thức huy động vốn, làm xuất hiện những công cụ đầu tư mới tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc huy động vốn và quá trình đầu tư, qua đó giúp Tập đoàn có thể giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao khả năng sinh lời để PTBV. Sự phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính cũng sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính phong phú hơn, đồng thời sự cạnh tranh giữa các tổ chức trung gian tài chính cũng giúp Tập đoàn có cơ hội tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn và dịch vụ có chi phí thấp nhất, từ đó tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng khả năng sinh lời để phát triển ổn định và lâu dài. Một hệ thống trung gian tài chính hoạt động hiệu quả không chỉ giúp TĐKT có cơ hội giảm bớt chi phí giao dịch mà còn giúp sàng lọc và hỗ trợ các dự án hiệu quả, giảm bớt rủi ro, gia tăng tích lũy vốn và hiệu quả sử dụng vốn, từ đó TĐKT có đủ nguồn lực tài chính để cải tiến công nghệ, để tích lũy nhằm phục vụ cho PTBV. Ngược lại hệ thống trung gian tài chính hoạt động không tốt sẽ dẫn đến hậu quả là không phân bổ hiệu quả các nguồn lực, thậm chí không sử dụng hết nguồn lực tài chính, từ đó gây nên gánh nặng nợ nần, gia tăng rủi ro, TĐKT khó có thể PTBV. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 37 Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các TĐKT đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của TĐKT đạt hiệu quả cao, tạo nên khả năng tích tụ vốn và tập trung sản xuất cao, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự PTBV. + Sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế Hoạt động của TĐKT có liên quan đến các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra (tiêu thụ). Những biến động về giá cả, đối thủ cạnh tranh, người cung cấp hàng hóa,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và liên tục của TĐKT. Chẳng hạn giá cả đầu vào giảm sẽ giúp TĐKT giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận, qua đó gia tăng khả năng sinh lời, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững. Hay số lượng người cung cấp hàng hóa đầu vào gia tăng có thể tạo thuận lợi hơn cho việc mua sắm các yếu tố đầu vào, giá cả cũng cạnh tranh hơn tạo điều kiện cho TĐKT lựa chọn nguồn cung ứng có chi phí thấp nhất, từ đó cũng giúp giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Sự gia tăng đối thủ cạnh tranh sẽ tác động đến thị phần của TĐKT (thường làm giảm), dẫn đến làm doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả SXKD giảm thì khả năng tích lũy từ lợi nhuận để lại cũng giảm theo, TĐKT không thể được coi là PTBV. + Sự hội nhập của nền kinh tế trong nước vào kinh tế khu vực và thế giới Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tới hoạt động SXKD, qua đó tác động đến sự phát triển của TĐKT. Trong quá trình hội nhập, các TĐKT sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tiêu thụ, thị trường các yếu tố đầu vào phong phú, công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến; tuy nhiên họ cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và bình đẳng từ các TĐKT nước ngoài có trình độ công nghệ hiện đại hơn, tiềm lực tài chính mạnh hơn, giá cả hàng hóa rẻ hơn. Trong bối cảnh đó, nếu TĐKT hội nhập kịp, kịp thời thay đổi định hướng và chuẩn bị những nguồn lực cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh, đón bắt xu thế mới thì sẽ phát triển tốt và ngày càng bền vững hơn, song nếu không kịp thời đổi mới mình, không thích ứng được với sức cạnh tranh ngày càng lớn thì với quy mô hoạt động hầu hết là rộng của TĐKT trong nước có thể sẽ dẫn đến hệ quả là thua lỗ liên tiếp, hết đơn vị thành viên này đến đơn vị thành viên khác mà người phải chịu trách nhiệm điều tiết và gánh hậu quả cuối cùng chính là công ty mẹ - Tập đoàn, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản Tập đoàn. * Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý biểu hiện ở hệ thống luật pháp nhằm đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng buộc đòi hỏi các TĐKT phải tuân thủ. Thông qua môi trường pháp lý, Nhà nước tạo hành lang cho các TĐKT phát triển SXKD và hướng dẫn các hoạt động kinh tế của TĐKT đi theo đúng quỹ đạo. Trong hoạt động SXKD, TĐKT phải tuân thủ theo nhiều ràng buộc về mặt pháp lý như các quy định về huy động vốn, phân phối lợi nhuận, quy định về an toàn trong đầu tư, quy định về bảo vệ môi trường v.v… Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 38 Môi trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng, ổn định, hệ thống pháp luật được thiết lập đầy đủ sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động huy động, phân phối sử dụng vốn, hoạt động đầu tư, phân phối kết quả hoạt động kinh doanh nhằm tăng khả năng tích lũy, tạo điều kiện cho TĐKT PTBV. Bản thân mỗi TĐKT, khi hoạt động trong một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ cũng sẽ có ý thức tuân thủ luật pháp hơn, hoạt động kinh doanh trung thực hơn, giữ chữ “tín” hơn, điều này sẽ vừa tạo cho TĐKT hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững hơn, vừa giảm thiểu những tiêu cực, bất ổn trên thị trường. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật không hoàn chỉnh và đồng bộ có thể tạo nên những kẽ hở để TĐKT tiến hành những hoạt động vì lợi ích kinh tế mà đi ngược với tôn chỉ hoạt động và ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn, làm giảm hiệu quả hoạt động SXKD, ảnh hưởng đến sự PTBV của Tập đoàn. * Môi trường chính trị Môi trường chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của TĐKT, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Tính ổn định của môi trường chính trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các TĐKT, qua đó ảnh hưởng đến sự PTBV của Tập đoàn. Môi trường chính trị ổn định sẽ tạo tiền đề giảm thiểu các rủi ro hệ thống phát sinh gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các TĐKT, khi môi trường chính trị bất ổn làm phát sinh rủi ro hệ thống như chiến tranh, xung đột chính trị trong và ngoài nước,… làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp thành viên nói riêng và toàn TĐKT nói chung, qua đó làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các tổ chức này. Chẳng hạn khi chiến tranh xảy ra có thể làm cho sản xuất kinh doanh trong xã hội bị ngừng trệ, thị trường tiêu thụ giảm, chi phí tăng cao khiến lợi nhuận sụt giảm, TĐKT không thể PTBV được nữa. * Môi trường văn hóa - xã hội Môi trường văn hóa - xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được xã hội chấp nhận và tôn trọng. Sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó có thể nhận biết được; tuy nhiên những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp. Các khía cạnh của môi trường văn hoá - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động SXKD của TĐKT là: quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội... Môi trường xã hội ổn định sẽ tạo tiền đề cho sự ổn định về kinh tế, qua đó làm giảm các nguy cơ rủi ro, tạo cơ hội để TĐKT hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận lớn. Đặc biệt yếu tố văn hóa có tính đặc thù nhất định, chi phối đến cách thức quản lý, qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của TĐKT. Chẳng hạn đối với những nền văn hóa coi tăng trưởng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu thì công tác quản trị sẽ tập trung nhiều hơn cho tăng trưởng mà có thể không quan tâm đúng mức đến công tác phòng ngừa rủi ro. Ngược lại với văn hóa Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 39 doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến sự an toàn và phát triển bền vững thì công tác quản trị rủi ro được quan tâm thỏa đáng, thậm chí có thể được coi là nhiệm vụ trọng tâm của TĐKT. * Môi trường tự nhiên Các nhân tố thuộc môi trường tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... Môi trường tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển hoạt động SXKD, qua đó ảnh hưởng đến sự PTBV của TĐKT. Chẳng hạn như vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ giảm thiểu các chi phí phục vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho TĐKT chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho TĐKT tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả hơn trong quá trình SXKD. Tài nguyên thiên nhiên không thể sản xuất được, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo, một khi đã bị khai thác chỉ có thể trở nên suy thoái, cạn kiệt, vì vậy những TĐKT có hoạt động SXKD gắn với nguồn lực tài nguyên cần quản lý tốt tài nguyên, khai thác bền vững tài nguyên nhằm đảm bảo cho sự PTBV của TĐKT. Tóm lại, PTBV TĐKT là phạm trù rộng và phức tạp nên các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình PTBV của TĐKT cũng rất phong phú và đa dạng. Tùy theo thực trạng PTBV của TĐKT mà mỗi nhân tố có mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng khác nhau. Do đó, các nhà quản trị cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình PTBV của TĐKT nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược PTBV phù hợp. Bên cạnh đó, TĐKT cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để tạo điều kiện tốt nhất nhằm đạt đến mục tiêu PTBV. 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI, BÀI HỌC VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.4.1. Kinh nghiệm của một số TĐKT trên thế giới 1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững của Tập đoàn than Trung Quốc Tập đoàn than Trung Quốc (China National Coal Group Corp, viết tắt là ChinaCoal), tiền thân là Tổng công ty Xuất - Nhập khẩu than Trung Quốc, được thành lập vào tháng 7 năm 1982, là tổ chức kinh tế thuộc sở hữu, giám sát và quản lý của Nhà nước. Hoạt động kinh doanh chính của Tập đoàn là sản xuất và kinh doanh than, điện, xây dựng các mỏ than, sản xuất hóa chất than, khí methane, sản xuất thiết bị khai thác mỏ và các dịch vụ kỹ thuật khác có liên quan. Hiện nay tập đoàn có 45 mỏ than với tổng công suất sản xuất 226 triệu tấn; có 34 nhà máy sàng tuyển than với công suất sàng tuyển 246 triệu tấn, tổng số nhân viên lên tới 110.000 người. Khối lượng sản xuất than của Tập đoàn tiếp tục tăng ở tốc độ nhanh, năm 2008, sản lượng than sản xuất của Tập đoàn đạt 114,11 tấn, tăng 8,7% so với năm 2007, đứng thứ hai trong ngành công nghiệp than của Trung Quốc. Trong năm 2012, Tập đoàn đã xác định rõ mục tiêu của mình để vượt qua khó khăn, ổn định tăng trưởng với sản lượng than nguyên khai là 176 triệu tấn, doanh thu hoạt động là 112,6 tỷ nhân dân tệ, tổng lợi nhuận là 14,060 tỷ nhân dân tệ. Đến năm 2015, sản lượng là 280 triệu tấn than Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 40 nguyên khai khai thác, doanh thu bán hàng là 200 tỉ nhân dân tệ, tổng lợi nhuận 30 tỉ nhân dân tệ, tổng số tài sản 250 tỉ nhân dân tệ.[112] Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, để phục vụ mục tiêu PTBV, Tập đoàn đã thực hiện một số hoạt động sau: - Thực hiện trách nhiệm xã hội, sản xuất an toàn, lành mạnh và bảo vệ môi trường. Gắn với triết lý hoạt động là “phát triển với sự an toàn”, tập đoàn đã gia tăng hệ thống quản lý an toàn nội tại bằng cách tăng cường đào tạo cán bộ, hoàn thiện các quy định và quy tắc làm việc, nâng cấp thiết bị để thúc đẩy sản xuất chất lượng, an toàn, xây dựng tiêu chuẩn và văn hóa an toàn, thúc đẩy hoạt động quản lý an toàn. Tỷ lệ tử vong trong sản xuất than của Tập đoàn trung bình 1 triệu tấn là 0,048 người trong năm 2007, cho thấy mức độ sản xuất đạt an toàn cao trong ngành công nghiệp than. - Về việc thực hiện các hoạt động dịch vụ phúc lợi công cộng xã hội: Tập đoàn đã tích cực trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, tham gia vào các dịch vụ phúc lợi công cộng xã hội để thúc đẩy phát triển hài hòa giữa doanh nghiệp và xã hội. Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, Tập đoàn đã chi tổng cộng 3.543 tỷ nhân dân tệ cho các dịch vụ phúc lợi công cộng xã hội. Tập đoàn đã và đang tích cực hỗ trợ cho giáo dục, tài trợ cho 7 quỹ khuyến học mang tên Tập đoàn, hỗ trợ từ thiện cho 3.600 học sinh tiểu học được đến trường. Tập đoàn cũng sáng tạo ra “Học bổng và hỗ trợ tài chính của Tập đoàn than Trung Quốc” tại trường Đại học Mỏ và Công nghệ Trung Quốc nhằm tài trợ và hỗ trợ tài chính cho các sinh viên nghèo có thể hoàn thành khóa học của mình. - Tập đoàn cũng hỗ trợ cho các địa phương bằng cách tài trợ cho các dự án xây dựng đường xá, cống rãnh, các dự án xóa đói giảm nghèo và giảm nhẹ thiên tai, trực tiếp xây dựng 310 km đường giao thông thông qua các thị trấn và làng mạc tại tỉnh Hà Bắc. Tập đoàn nhiệt tình tham gia các dịch vụ xã hội và cứu trợ thiên tai. Trong nửa đầu năm 2008, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung ứng than cho thảm họa tuyết xảy ra ở Nam Trung Quốc, tặng 40,24 triệu nhân dân tệ để khắc phục hậu quả động đất tại Tứ Xuyên, và cử 3 đội cứu hộ tham gia vào công tác tìm kiếm, khắc phục hậu quả sau động đất. - Tập đoàn tập trung vào phát triển kinh tế hài hòa với môi trường, xây dựng "Tập đoàn than Trung Quốc xanh", cố gắng cao nhất để xây dựng Tập đoàn thành một đơn vị tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường. Trong chiến lược hoạt động 5 năm gần đây, Tập đoàn cũng nhấn mạnh công tác quản lý môi trường, phục hồi hệ sinh thái và sử dụng nguồn lực một cách toàn diện, cải thiện chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp. Tất cả các chi nhánh của Tập đoàn đều đạt mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Một số hoạt động cụ thể Tập đoàn đã thực hiện nhằm hướng đến sự PTBV là cải thiện vệ sinh lao động; thúc đẩy xây dựng các hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp; tăng cường công tác phòng chống rủi ro nghề nghiệp; quản lý, xây dựng và hoàn thiện cơ sở kiểm soát rủi ro nghề nghiệp tại các khu mỏ; tích cực thực hiện các khóa đào tạo giáo dục về chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp; cung cấp cho người lao động các sản phẩm an toàn lao động miễn phí; thường xuyên kiểm tra sức khỏe và điều trị phục hồi cho Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 41 những nhân viên mắc bệnh nghề nghiệp, như nhiễm bụi than, nhiệt độ cao, khí độc, …; từ đó tạo ra môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. - Về thực hiện trách nhiệm với Nhà nước, Tập đoàn than Trung Quốc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN, riêng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, ngoài nộp thuế tài nguyên, thuế môi trường, hàng năm tập đoàn nộp các khoản phí đánh vào các nguồn gây ô nhiễm môi trường, thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng quy định các khoản phí môi trường được sử dụng để tăng nguồn thu cho ủy ban bảo vệ môi trường địa phương và được sử dụng để cho các doanh nghiệp vay ưu đãi nhằm thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm, với tỷ lệ 80% nguồn thu từ phí đưa vào các quỹ địa phương để cho các doanh nghiệp vay cho mục đích môi trường, 20% còn lại sử dụng để duy trì bộ máy kiểm soát và chi phí thực hiện chương trình. Tóm lại, đối với Tập đoàn Than Trung Quốc, nhằm thực hiện quá trình PTBV tập đoàn không chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế bằng cách thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà còn quan tâm đồng bộ đến các công tác xã hội và bảo vệ môi trường. Để thực hiện thành công chiến lược PTBV, Tập đoàn không chỉ dựa vào nội lực của mình mà còn tuân thủ cũng như nhận được sự hỗ trợ của các chính sách tài chính vĩ mô của chính phủ Trung Quốc. 1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững của Tập đoàn RAG - Đức Đức là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp mỏ lâu đời và phát triển hàng đầu thế giới với lịch sử phát triển hàng trăm năm, mỏ than đầu tiên của Đức đi vào hoạt động cách đây khoảng 900 năm. Tập đoàn RAG là tập đoàn khai thác than đá lớn nhất của Đức, năm 2013, Tập đoàn có doanh thu khoảng 2 tỷ € thông qua việc bán than thương phẩm. Trong những năm phát triển sản lượng than khai thác đạt tới 150 triệu tấn/năm, những năm gần đây do trữ lượng than ngày càng giảm, diện sản xuất ngày càng xuống sâu dẫn đến sản lượng khai thác giảm xuống, chỉ còn 20 triệu tấn/năm. Hiện tại hoạt động khai thác của Tập đoàn này đang diễn ra ở mức -1.500 m. Theo thăm dò của Tập đoàn RAG, ngành công nghiệp mỏ than của Đức còn có thể khai thác được trong vòng hàng trăm năm nữa, tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau như chi phí khai thác, vấn đề môi trường, vấn đề xã hội…, đặc biệt là do lợi thế so sánh của ngành than giảm nên ngành công nghiệp mỏ than của Đức, cũng như bản thân Tập đoàn RAG đã cắt giảm dần sản lượng khai thác trong nước, thay dần bằng lượng than nhập khẩu từ các quốc gia khác như Úc, Nga, Trung Quốc… Trong quá trình PTBV của mình, Tập đoàn có những đóng góp nhất định: *Về mặt tài chính: Tuy đang trong giai đoạn cắt giảm sản lượng nhưng hoạt động kinh doanh của tập đoàn RAG vẫn tương đối tốt, lợi nhuận đạt được tương đối cao, đóng góp đáng kể vào ngân sách của Nhà nước và GDP quốc gia của Đức. Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn 2010 - 2014, Tập đoàn đã có sự tăng trưởng cả về quy mô của tài sản và nguồn vốn và lợi nhuận hàng năm, các chỉ tiêu này năm sau đều cao hơn so với năm trước và mức độ tăng trưởng tương đối ổn định. Tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn và tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh khá cao là một trong những dấu hiệu cho thấy Tập đoàn có sự an toàn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 42 về tài chính và đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt trong giai đoạn này, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự PTBV SXKD của Tập đoàn. Bảng 1.2: Trích báo cáo tài chính giai đoạn 2010 - 2014 của RAG Bảng cân đối kế toán (Trích) (Triệu EUR) Chỉ tiêu Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Tổng nguồn vốn 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 1.610,7 1.685,2 1.779,3 3.062,9 3.571,4 767,4 899,6 1.019,9 821,0 1.243,1 2.378,1 2.584,9 2.799,2 3.883,9 4.814,5 2.219,4 2.397,2 2.595,5 3.793,6 4.148,4 156,7 185,7 201,7 88,3 664,1 2.378,1 2.584,9 2.799,2 3.883,9 4.814,5 Kết quả kinh doanh (Triệu EUR) Lợi nhuận năm 119,2 177,1 194,7 1.190,6 351,1 Tỷ suất lợi nhuận vốn KD (%) 7,14 7,23 35,63 8,07 Nguồn:http:// www.rag-stiftung.de Để có một thu nhập bền vững và giảm thiểu rủi ro, Tập đoàn còn có một danh mục đầu tư tài sản tài chính đa dạng trị giá khoảng 2,2 tỷ € vào cuối năm 2013. Đây là danh mục đầu tư phù hợp với hướng dẫn của chính phủ, khoảng một nửa của nó bao gồm các khoản đầu tư vào chứng khoán có nguy cơ thấp. Các tài sản tài chính được đa dạng hóa thông qua đầu tư vào cổ phiếu và đầu tư bất động sản tại Đức và các nước châu Âu khác. Theo nghị quyết được thông qua bởi Hội đồng Quản trị vào tháng 12 năm 2012, RAG có thể đầu tư lên đến 35% tổng vốn vào các hạng mục đầu tư có định hướng trước, trong đó chủ yếu là đầu tư vào bất động sản và góp vốn cổ phần, chủ yếu là vào các công ty có quy mô cỡ vừa. - Xây dựng quỹ tài chính để tài trợ cho các hoạt động sau khi đóng cửa các mỏ (Quỹ RAG - Stiftung) Theo kế hoạch của Chính phủ Đức, đến năm 2018 sẽ đóng cửa một số mỏ than đá, tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần giải quyết sau đóng cửa mỏ như bơm hút nước từ trong mỏ ra để không ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, thậm chí là nguồn nước sinh hoạt của người dân… Điều này đòi hỏi phải có một quỹ tài chính để tài trợ cho các hoạt động đó. Từ năm 2007, Tập đoàn than đá RAG của Đức bắt đầu trích lập một quỹ để tài trợ cho các hoạt động sau khi đóng cửa - Quỹ RAG - Stiftung. Theo đó, quỹ này được hình thành từ việc bán cổ phiếu của Evonik Industries AG, từ thu nhập kinh doanh và thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính đa dạng ở trên. Dự kiến đến năm 2018, quỹ này sẽ tích lũy được 18 tỷ EUR, từ năm 2019 Tập đoàn sẽ tiếp tục sử dụng quỹ này để đầu tư tài chính, thu lợi nhuận. Quỹ này cùng với thu nhập hàng năm từ việc đầu tư tài chính của nó sẽ được sử dụng để tài trợ vĩnh viễn cho các hoạt động sau khai thác. *Về mặt xã hội: - Trong quá trình thực hiện hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, Tập đoàn RAG đã giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong vùng mỏ và các khu vực xung quanh. Trong các công ty khai thác mỏ của Tập đoàn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 43 vẫn có khoảng 12.500 lao động, trong đó có khoảng 6000 thợ lò và 800 thợ học việc. Lượng lao động sử dụng trong ngành có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây, song đời sống của người lao động luôn được quan tâm và không ngừng được cải thiện. Mặc dù hoạt động theo cơ chế thị trường, song Chính phủ Đức hàng năm vẫn giành một khoản trợ cấp lớn cho ngành công nghiệp này, cộng thêm Tập đoàn rất quan tâm đến chính sách lương, thưởng cho người lao động nên người lao động luôn được trả mức lương cao để bù đắp mức độ nặng nhọc độc hại của tính chất công việc. - Các tiêu chuẩn an toàn lao động của tập đoàn cũng rất cao. Người lao động vào làm việc trong hầm mỏ được trang bị bảo hộ lao động tương đối đầy đủ và hiện đại, từ quần áo, giày đến kính mắt… để đảm bảo an toàn. Môi trường làm việc của người lao động cũng không ngừng được cải thiện, vệ sinh công nghiệp được quan tâm thỏa đáng. - Tập đoàn cũng áp dụng công nghệ khai thác than hiện đại hàng đầu thế giới với các tiêu chuẩn an toàn rất cao. Điều này một mặt đảm bảo hiệu quả kinh tế trong việc tận thu tài nguyên, giảm tổn thất; mặt khác cũng góp phần quan trọng giảm hao phí lao động của người lao động và đảm bảo an toàn lao động. - Công tác quản trị rủi ro từ lâu đã là một hoạt động quản trị quan trọng và cấp thiết được Tập đoàn quan tâm. Thậm chí trong mô hình phát triển bền vững của Đức, vấn đề an toàn được tách ra thành một thái cực, cùng với các thái cực khác như kinh tế, xã hội, môi trường. Điều này cho thấy sức khỏe và sự an toàn của người lao động luôn được quan tâm hàng đầu. *Về mặt bảo vệ môi trường - Nguyên tắc đầu tiên trong số các nguyên tắc cơ bản cho ngành khai thác mỏ mà Tập đoàn thực hiện là ưu tiên công tác quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, thiết lập trách nhiệm môi trường… Hoạt động khai thác than của Tập đoàn luôn được thực hiện theo hướng tối thiểu hóa các tác động môi trường. Tập đoàn tham gia ký kết Hiệp định bảo vệ khí hậu giữa Chính phủ Liên bang và các ngành công nghiệp của Đức vào năm 2012, trong đó cam kết giảm 75% lượng CO2 thải ra từ hoạt động khai thác than trong năm 2012 so với năm 1990. Trong thực tế, tính trong toàn ngành, năm 2012, ngành công nghiệp mỏ của Đức đã cắt giảm được 90,2%, đạt 120,3% so với kế hoạch đặt ra. Những năm gần đây, hoạt động này tiếp tục được thực hiện nhằm không ngừng cắt giảm và kiểm soát lượng khí nhà kính thải vào không khí. Công tác đánh giá tác động môi trường được Tập đoàn thực hiện rất nghiêm túc, với các tiêu chuẩn cao, rõ ràng nhằm không ngừng kiểm soát môi trường từ hoạt động khai thác cũng như kiểm soát hoạt động của các dự án ở tương lai. - Tăng cường nhận thức của người lao động về vấn đề bảo vệ môi trường: Tập đoàn khuyến khích nhân viên ở tất cả các cấp nhận ra trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường, luôn đảm bảo đủ nguồn lực, đảm bảo nhân viên và hệ thống đào tạo cần thiết để sẵn sàng thực hiện kế hoạch về môi trường. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo tập đoàn đã nhận rõ được vai trò của người lao động - những người trực tiếp thực hiện các hoạt động hướng tới phát triển bền vững, từ đó có nhiều biện pháp từ kinh tế đến tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người lao Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 44 động đến vấn đề bảo vệ môi trường và giảm tổn thất tài nguyên, từ đó hướng đến sự PTBV của Tập đoàn. - Sử dụng các mỏ sau đóng cửa cho các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác: Các nhà máy, các mỏ sau khi đóng cửa đã được tận dụng sử dụng vào các mục đích khác như sử dụng, cải tạo nhà máy điện cũ thành công viên giải trí; các bãi thải thành công viên cây xanh; các bể chứa khí thành phòng triển lãm; các hẩm mỏ bỏ hoang thành các bảo tàng… Điều này giúp tận dụng các tồn tích thành các công trình phục vụ mục đích kinh tế, xã hội đồng thời góp phần vào bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững. 1.4.1.3. Kinh nghiệm phát triển bền vững của Tập đoàn dầu khí Petronas - Malaysia Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas (Petrolium National Berhal) được thành lập năm 1974, là Tập đoàn thuộc quyền quản lý và sở hữu của Nhà nước Malaysia. Tập đoàn được tổ chức theo mô hình Holding Company (công ty Mẹ - công ty Con) với cơ cấu bao gồm 76 Công ty Mẹ, 19 Công ty thành viên của Tập đoàn, 21 Công ty thành viên của Công ty thành viên. Với mục tiêu trở thành Tập đoàn dầu khí đa quốc gia hàng đầu thế giới, Petronas bắt đầu tiến hành mở rộng các hoạt động trên thị trường quốc tế từ những năm 1990, tính cho đến nay Tập đoàn đã có hơn 100 công ty trực thuộc và công ty liên doanh trên 35 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là ở Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Á, Trung Á,Trung Đông, Úc và Châu Mỹ La Tinh. Hiện nay Tập đoàn đang sở hữu hai nhà máy lọc dầu trong nước là Melaka và Kerth; có đường ống dẫn khí xuyên bán đảo dài 1.700 km; đang quản lý trên 2.000 cây xăng trong và ngoài nước (trong đó có trên 600 cây xăng trong nước Malaysia) và hàng loạt hệ thống các kho đầu nguồn chứa khí hóa lỏng, các nhà máy đóng nạp bình Gas và phân phối tại một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Philippin,… Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas được Chính phủ Malaysia giao quyền sở hữu quản lý nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Petronas phát triển nhanh chóng và bền vững. Để thực hiện PTBV bản thân Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas đã thực hiện những giải pháp cụ thể sau: - Ngay từ những năm đầu thành lập, Tập đoàn đã xác lập được chiến lược và các chính sách thu hút vốn phù hợp và đã tạo ra nhiều kênh huy động vốn hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của mình như vay trực tiếp từ các ngân hàng trong nước; liên doanh liên kết với các Công ty trong nước; huy động vốn thông qua việc cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tham gia thị trường chứng khoán. - Chú trọng tới việc triển khai các hoạt động tìm kiếm những nguồn dầu mỏ ở nước ngoài, sẵn sàng hợp tác dưới mọi hình thức như tự đầu tư, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh…. - Có một hệ thống các định chế tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán,… hoạt động rất hiệu quả, hàng năm mang lại cho Petronas một khoản lợi nhuận không nhỏ. - Chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác quản trị tài chính. Việc quản trị tài chính của Tập đoàn Petronas được tập trung ở một bộ phận chuyên trách gọi là Cục tài chính, gồm 6 bộ phận liên quan bao gồm: Bộ phận tài chính, Bộ phận ngân khố, Bộ phận Kế toán và dịch vụ, Bộ phận đấu thầu và hợp đồng, Bộ phận bảo hiểm và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 45 quản lý rủi ro, Bộ phận Quản lý nguồn thông tin về kinh tế tài chính. Mục tiêu hoạt động của Cục tài chính là: Bảo đảm tỷ lệ hoàn vốn đầu tư đặt ra; Quản lý tỷ giá hối đoái; bảo toàn vốn và tài sản; bảo đảm vốn cho đầu tư dài hạn và ngắn hạn, đồng thời bảo hiểm các rủi ro trong đầu tư; Xem xét, phân tích các hoạt động của Tập đoàn, đưa các khuyến nghị và yêu cầu đầu tư đúng đắn; cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác cho các hoạt động trong và ngoài nước của Tập đoàn và các công ty thành viên. - Tập đoàn xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí chi tiết, đầy đủ và khoa học để thực hiện việc giám sát hoạt động tài chính, như: các chỉ tiêu đảm bảo tỷ lệ hoàn vốn đầu tư; bảo toàn vốn và tài sản; các rủi ro trong đầu tư. Thông qua hệ thống các chỉ tiêu này thực hiện công tác phân tích, kiểm tra, giám sát hoạt động SXKD nhờ đó ban lãnh đạo Tập đoàn điều hành chỉ đạo và quyết định những biện pháp kinh doanh kịp thời và hiệu quả nhằm đạt đến mục tiêu PTBV. - Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho các hoạt động của Tập đoàn. Bên cạnh những giải pháp tích cực từ phía tập đoàn, trong quá trình PTBV, Tập đoàn còn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ Malaysia, cụ thể là: - Hỗ trợ Tập đoàn tích tụ, tập trung vốn bằng việc thực hiện một số giải pháp như: chỉ thu thuế trong hoạt động khai thác dầu khí; chỉ thu thuế 06 tháng/lần bao gồm các loại thuế mà Petronas thay mặt Chính phủ Malaysia thu của các nhà đầu tư nước ngoài; cho phép Tập đoàn giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư; với tư cách là cổ đông lớn nhất, nhưng Chính phủ chỉ thu cổ tức 01 lần/ năm và vào cuối năm, để tạo điều kiện cho Tập đoàn dầu khí Petronas có một khoảng thời gian chiếm dụng vốn tạm thời và không phải trả lãi, chính điều này đã tạo điều kiện cho Petronas giải quyết được khó khăn tạm thời về vốn. - Hỗ trợ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí. Để thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ Malaysia đã tạo ra các cơ chế chính sách quản lý ngoại hối cởi mở và thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cho phép Tập đoàn dầu khí Petronas được sử dụng linh hoạt các loại ngoại tệ mạnh. - Áp dụng các biện pháp hỗ trợ tích cực về mặt pháp lý như ban hành hệ thống luật pháp nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài (luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, luật dầu khí,…); hệ thống luật pháp và thuế đối với hoạt động dầu khí luôn được bổ sung sửa đổi theo hướng đơn giản dễ thực hiện, đặc biệt thuế suất được nghiên cứu theo chiều hướng giảm dần; Chính phủ thiết lập một hệ thống các quy định về quản lý các thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính,… rất thuận tiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Malaysia. - Chính phủ có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, bằng việc quy định rằng các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào các hoạt động phân phối, cung cấp các dịch vụ cho hoạt động dầu khí đặc biệt là lĩnh vực phân phối xăng dầu thì phải có sự liên doanh, liên kết với các công ty trong nước, mức tham gia tối thiểu của các công ty trong nước là 30%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 46 1.4.1.4. Kinh nghiệm về sự phát triển thiếu bền vững của Tập đoàn Daewoo - Hàn Quốc Daewoo được thành lập năm 1967 và được chính phủ Hàn Quốc chia nhỏ vào năm 1999, là tập đoàn lớn thứ hai của Hàn Quốc sau Huyndai. Có khoảng 20 đơn vị thuộc Tập đoàn Daewoo, vào thời điểm cực thịnh, Daewoo có đến 320 nghìn nhân viên làm việc ở 110 quốc gia... Điểm mấu chốt nhất tạo nên thành công của Tập đoàn trong quá khứ chính là có sự trợ giúp rất lớn về mặt tài chính của Chính phủ từ việc chỉ thị cho các ngân hàng nhà nước cho vay khối lượng lớn, với lãi suất ưu đãi, giảm thuế khi đảm nhận các công trình xây dựng hạ tầng của Nhà nước, thực hiện bảo lãnh vay vốn nước ngoài đến việc chia sẻ rủi ro tài chính. Mối quan hệ liên kết giữa Nhà nước với các Tập đoàn ở Hàn Quốc, trong đó có tập đoàn Daewoo đã tạo cho các Tập đoàn phát triển không ngừng về quy mô, tạo ra thương hiệu lớn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc) với khoản nợ 82 tỷ USD vẫn là một trong những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế, có một số lý do cho sự phát triển không bền vững này của tập đoàn Daewoo: - Vấn đề lớn nhất mà Daewoo gặp phải đó là các trục trặc về tài chính. Câu chuyện của Daewoo cho thấy minh bạch về tài chính là một yếu tố then chốt tạo ra sự bền vững cho một tổ chức, nhất là một tập đoàn có quy mô lớn, đa ngành đa nghề. Không minh bạch trong hệ thống tài chính - kế toán đã giúp Tập đoàn che dấu bức tranh tài chính thực trong một thời gian dài, việc này đã không khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Tập đoàn. Một vấn đề nữa về tài chính là sự độc lập về mặt tài chính giữa các đơn vị thành viên trong tập đoàn. Sự đổ vỡ của tập đoàn Daewoo một phần bắt nguồn từ mối quan hệ chồng chéo về tài chính giữa các công ty con dẫn tới các kết quả tài chính bị thổi phồng và khó kiểm soát. - Năng lực quản trị chưa tốt: Sự thất bại của Daewoo không thể cứu vãn được và dẫn tới sự sụp đổ là do những dấu hiệu của sự trục trặc trong hoạt động của Tập đoàn này đã không được phát hiện sớm hoặc cố tình bị lờ đi. Trường hợp của Daewoo cho thấy khủng hoảng xảy ra bắt đầu từ khủng hoảng chiến lược và cuối cùng là khủng hoảng về tài chính (lợi nhuận). Nếu như năng lực quản trị tốt, có khả năng kiểm soát rủi ro, phát hiện sớm những dấu hiệu bất ổn trong hoạt động thì sẽ có được phương cách xử lý tốt hơn với những biến cố xảy ra. - Không tập trung vào năng lực cốt lõi: Việc đa dạng hóa trong hàng chục lĩnh vực kinh doanh giúp cho Daewoo có khả năng gia tăng thu nhập, vươn tới những thị trường mới, tuy nhiên lại ngăn cản Tập đoàn trong việc tập trung vào năng lực cốt lõi. Sự sai lầm này đã dẫn Daewoo thực hiện các chiến lược lỗi thời bằng cách dựa vào sản phẩm giá thấp, chất lượng thấp và giảm năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. - Nợ quá nhiều: Do được hỗ trợ của chính phủ trong việc vay vốn với khối lượng lớn và ưu đãi về lãi suất, dẫn đến Tập đoàn gia tăng quá nhiều khoản vay nợ mà không chú trọng đến phương thức tài trợ thông qua tăng vốn cổ phần. Việc dựa quá mức vào các khoản nợ làm giảm lợi nhuận của các dự án và dẫn đến tỉ lệ nợ/vốn cổ phần cao. Do vậy, Daewoo dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài như suy thoái kinh tế, lãi suất tăng và thắt chặt tín dụng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 47 - Không có sự phân biệt giữa chủ sở hữu và quản lý: Chủ sở hữu chi phối quá trình ra quyết định là đặc điểm thông thường của tất cả các TĐKT ở Hàn Quốc, nhưng điều này là rõ rệt nhất ở Daewoo. Chủ tịch tập đoàn mặc dù là cổ đông nhỏ nhưng có quyền lực đưa ra các quyết định không thể phản bác nên đã tạo ra các quyết định đầu tư có tính rủi ro cao. Những quyết định này được đưa ra bởi những người không bao giờ phải chịu trách nhiệm về việc điều hành kém hay đầu tư sai và không có sự kiểm soát của ban lãnh đạo, các cổ đông và các chủ nợ, điều này dẫn đến những quyết định chưa thực sự phù hợp, và hậu quả chính là sự đổ vỡ trong hoạt động kinh doanh. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho PTBV các TĐKT ở Việt Nam Từ những nghiên cứu về quá trình PTBV, nguyên nhân của việc phát triển thiếu bền vững và giải pháp cho phát triển bền vững của một số TĐKT trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau cho các TĐKT ở Việt Nam trong quá trình PTBV: Một là, xây dựng chiến lược PTBV với các mục tiêu và nội dung cụ thể. Trên tinh thần của các Hội nghị Liên Hợp quốc tổ chức bàn về phát triển bền vững, đặc biệt là Chương trình Nghị sự 21 và mục tiêu PTBV của quốc gia TĐKT cần xây dựng chiến lược PTBV, mục tiêu là: Phát triển kinh tế phải gắn với sự hài hòa trong phát triển con người và tự nhiên. Nói cách khác, mục tiêu của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường phải được phát triển hài hòa, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội hiện tại nhưng không cản trở, ảnh hưởng tới nhu cầu các thế hệ tương lai. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, TĐKT sẽ xác định rõ mục tiêu cụ thể cần đạt được trong các giai đoạn phát triển cụ thể. Về nội dung PTBV có nội dung rất rộng, tuy nhiên ở hầu hết các TĐKT đều tập trung vào ba nội dung chính: - Phát triển kinh tế: Để PTBV TĐKT cần tính tới khả năng tăng trưởng và phát triển ổn định. Trong phát triển kinh tế, sự bền vững trong hoạt động SXKD là yếu tố cốt lõi và muốn đạt được sự bền vững này, TĐKT cần đạt được sự phát triển, ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, minh bạch, an toàn, tự chủ về mặt tài chính và duy trì lợi nhuận trong thời gian dài hạn. - Phát triển xã hội: Để đạt mục tiêu PTBV, TĐKT cần chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động; chăm sóc sức khoẻ, giáo dục - đào tạo, điều kiện làm việc, môi trường sống, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng v.v… - Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: Để PTBV, hoạt động SXKD của TĐKT cần hướng đến bảo vệ môi trường; bảo tồn, đa dạng hoá sinh học sử dụng công nghệ sản xuất sạch; phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cũng như biến đổi khí hậu, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài, nguyên thiên nhiên, v.v… Trong từng giai đoạn cụ thể, các nội dung PTBV có thể được điều chỉnh cho phù hợp, tuy nhiên quá trình PTBV của TĐKT chỉ có thể có được khi hoạt động sản xuất kinh doanh của TĐKT đạt được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Hai là, xác lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 48 Xác lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững là căn cứ khoa học đánh giá mức độ, khả năng hay hiệu quả của việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Kinh nghiệm của tập đoàn Petronas cho thấy tập đoàn đã sử dụng bộ chỉ tiêu được xây dựng để kiểm tra, giám sát tài chính một cách toàn diện. Đây cũng là một biện pháp giúp TĐKT hướng đến mục tiêu minh bạch tài chính. Yêu cầu trong xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá là: (1) Tuân thủ qui định quốc tế; (2) Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể theo lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương; (3) Các chỉ tiêu phải gắn với các vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển bền vững quốc gia; (4) Thiết lập cơ chế thu thập, xử lý số liệu; đảm bảo chuỗi số liệu thu thập chính xác trong từng giai đoạn cụ thể; (5) Sử dụng công nghệ hiện đại trong việc tập hợp, xử lý số liệu ứng dụng vào các chỉ số đã xây dựng đảm bảo độ tin cậy, đưa ra các thông tin đúng phục vụ công tác ra quyết định chuẩn xác. Ba là, để thực hiện chiến lược PTBV, TĐKT cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó quan trọng nhất là phải xây dựng được năng lực tài chính đủ mạnh. Xây dựng chiến lược PTBV mới chỉ là điều kiện cần, phải tìm biện pháp thực hiện PTBV, trong đó quan trọng nhất là xây dựng năng lực tài chính để thực hiện chiến lược PTBV mới là điều kiện đủ. Để xây dựng được năng lực tài chính đủ mạnh, cần phải có chiến lược thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước như thu hút vốn, khoa học - công nghệ, chuyên gia từ các quốc gia phát triển, thu hút vốn viện trợ từ Liên Hiệp quốc để thực hiện chương trình PTBV1. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế khuyến khích, động viên mọi nguồn nội lực phục vụ phát triển bền vững, điều này phụ thuộc vào chiến lược phân phối lợi nhuận của TĐKT. Bốn là, PTBV TĐKT phải dựa vào năng lực cốt lõi. Hoạt động sản xuất kinh doanh có thể đa dạng hóa, nhưng muốn PTBV cần phải dựa trên năng lực cốt lõi. Một trong những nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của Daewoo đó là sự dàn trải trong hoạt động kinh doanh dẫn tới mất định hướng trong việc xác định năng lực cốt lõi để duy trì tính cạnh tranh. Đây cũng là vấn đề mà hầu hết các TĐKT của Việt Nam đang gặp phải. Vì vậy, mỗi TĐKT cần rà soát lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình để từ đó tìm ra những lĩnh vực mà mình có lợi thế cạnh tranh, từ đó phát huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Để TĐKT tăng trưởng và phát triển bền vững, các TĐKT cần xác định rõ năng lực cốt lõi của mình, trên cơ sở đó xây dựng cho mình chiến lược đầu tư, phát triển một cách khoa học, hợp lý, mang lại lợi nhuận lâu dài, tránh phát triển mang tính chất cơ hội, chụp giật mà đi chệch hướng kinh doanh của Tập đoàn, Theo ước tính, muốn thực hiện Chương trình Nghị sự 21 theo tinh thần (RIO- 1992) hàng năm các nước đang phát triển cần tới 561,5 tỷ USD, trong đó 141 tỷ USD là khoản viện trợ ưu đãi. Như vậy, các nước phát triển phải dành ít nhất 0,7% GDP cho các nước nghèo tiến hành thực hiện Chương trình nghị sự 21. Theo OECD, năm 2000, ODA của 22 nước phát triển chuyển vào các nước đang phát triển (nghèo) tăng 5,6% so với năm trước, đưa tổng số ODA lên 56,4 tỷ USD, nhưng tỷ lệ so với GDP chỉ nhích lên từ 0,23% - 0,4%, nếu so với yêu cầu đặt ra về vốn cho PTBV chưa đáng kể. Hiện nay LHQ đang kêu gọi các nước phát triển phải tăng viện trợ ODA cho các nước đang phát triển. Về phần mình, các quốc gia đang phát triển không chỉ trông chờ vào viện trợ mà mỗi Chính phủ đã giành khoản ngân sách Nhà nước hoặc có cơ hội khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư cho thực hiện được PTBV nhằm tăng năng lực cho hoạt động bảo vệ môi trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. 1: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 49 tránh tình trạng thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực mới có thể gây thất thoát, lãng phí về vốn, giảm khả năng tích tụ vốn cho phát triển Tập đoàn. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp biết tập trung vào năng lực cốt lõi mà không bị sao nhãng bởi những lĩnh vực kinh doanh chỉ thu được lợi nhuận trong ngắn hạn. Đây là một hướng đi đúng và ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước cũng đã yêu cầu các TĐKT Nhà nước phải thoái vốn ở các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành. Năm là, PTBV TĐKT phải nâng cao năng lực quản trị, trong đó chú trọng nâng cao năng lực quản trị tài chính. Một yếu tố đi kèm với năng lực cốt lõi để đảm bảo cho sự thành công của một doanh nghiệp đó là năng lực quản trị. Thời kỳ các tập đoàn sống dựa vào sự ưu đãi từ phía Nhà nước sẽ qua, trong thời đại mới, các TĐKT cần phải chủ động đổi mới đặc biệt là về cơ chế quản trị. Cần phải có sự phân quyền trong việc ra quyết định để từ đó xác định trách nhiệm một cách rõ ràng khi có vấn đề trục trặc xảy ra. Các Tập đoàn cần xây dựng những quy trình chuẩn mực về việc ra quyết định để tránh tình trạng vô nguyên tắc và mâu thuẫn trong các quyết định. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc TĐKT phát triển thiếu bền vững là do các nguyên nhân thuộc về tài chính và quản trị tài chính, do đó nâng cao năng lực quản trị tài chính là việc cần thiết để TĐKT PTBV. Sáu là, để PTBV cần quan tâm thích đáng đến nguồn nhân lực. Người lao động có sức khỏe tốt, có chất lượng cao và kỷ luật trong lao động là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của TĐKT nhằm PTBV. Để đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc, từ kinh nghiệm của các TĐKT, đặc biệt là các TĐKT hoạt động trong ngành công nghiệp mỏ với điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho thấy cần quan tâm đến đến người lao động một cách thích đáng. Một số giải pháp thực hiện là: tìm kiếm nguồn để tăng thu nhập cho người lao động, tạo thu nhập cao nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đồng thời tạo động lực cho người lao động gắn bó với nghề; mặt khác cần cải tạo cải tạo môi trường làm việc, đảm bảo an toàn cho người lao động, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động, tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh để vừa đảm bảo an toàn, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động. Bảy là, để PTBV cần tăng cường công tác quản lý môi trường. Bên cạnh phát triển kinh tế, để đạt mục tiêu PTBV TĐKT cần dành một phần kinh phí nhất định để thực hiện công tác kiểm soát môi trường, đánh giá tác động môi trường, giảm tác động của ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thị trường hóa các hoạt động xả thải (áp dụng các công cụ quản lý môi trường như giấy phép xả thải; thuế môi trường…). Tóm tắt chương 1 Chương 1 của luận án đã nghiên cứu về khái niệm PTBV nói chung, trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu về PTBV TĐKT. Một số nội dung NCS đã thực hiện được bao gồm: - Đề xuất khái niệm PTBV TĐKT là sự phát triển đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng ổn định và hiệu quả trong thời gian dài hạn, gắn liền với việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường của TĐKT, trong đó điểm mấu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 50 chốt là PTBV trong hoạt động sản xuất kinh doanh với những nội hàm cơ bản như đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm tạo khả năng sinh lời lâu dài; đảm bảo mức độ an toàn tài chính trong hoạt động SXKD trong thời gian dài và bảo toàn được vốn chủ sở hữu. Xây dựng được các nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ PTBV của TĐKT, bao gồm năm nhóm chỉ tiêu cơ bản: (1) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô SXKD; (2) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời; (3) Chỉ tiêu phản ánh khả năng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh; (4) Chỉ tiêu phản ánh mức độ bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu và (5) Chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng bền vững. - Cùng với sự PTBV trong hoạt động SXKD, TĐKT được coi là PTBV khi đạt được sự bền vững về xã hội và bền vững về môi trường, nghĩa là cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh, TĐKT còn phải quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đảm bảo thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người lao động, đồng thời bảo vệ môi trường xung quanh. - Trong quá trình hướng tới sự phát triển bền vững, TĐKT chịu sự tác động rất lớn bởi các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan, trong đó nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng với quá trình PTBV của TĐKT, đó là: năng lực quản trị, đặc biệt là năng lực quản trị tài chính, chiến lược hoạt động kinh doanh, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực và nhân tố khoa học công nghệ. - Khảo cứu kinh nghiệm PTBV của một số TĐKT trên thế giới và rút ra bài học hữu ích cho các TĐKT Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Trong chương 1 NCS đã khảo cứu kinh nghiệm của bốn TĐKT lớn ở các nước Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, từ đó rút ra bảy bài học kinh nghiệm cho các TĐKT ở Việt Nam trong quá trình PTBV. Những nội dung này là cơ sở lý luận để tác giả phân tích thực trạng phát triển bền vững của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp, tập trung vào các giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản trong các chương tiếp theo. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 51 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV) được thành lập theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Tập đoàn Than Việt Nam (tiền thân là Tổng công ty Than Việt Nam - TVN được thành lập ngày 10/10/1994 theo Quyết định số 563/QĐTTG của Thủ tướng Chính phủ) và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam và hoạt động theo Điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 228/2006/QĐTTg ngày 11/10/2006. - Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Ngày 19/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 212/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn TKV (thay thế cho Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn TKV ban hành theo Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 21/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ). Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2014 với các nội dung chính sau: 1. Tên đầy đủ: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. 2. Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tên viết tắt bằng tiếng Việt: TKV. 3. Tên gọi bằng tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL COAL AND MINERAL INDUSTRIES HOLDING CORPORATION LIMITED. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VINACOMIN. 4. Trụ sở chính: 226 phố Lê Duẩn, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 84-4-38510780. Fax: 84-4-38510724. Website: www.vinacomin.vn. 5. Trung tâm điều hành sản xuất: TKV có Trung tâm điều hành sản xuất tại 95A Lê Thánh Tông, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và ở một số địa phương có lực lượng sản xuất tập trung (Tây Nguyên và các khu vực khác) và có Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Quá trình xây dựng và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có thể khái quát qua các giai đoạn sau: (1) Giai đoạn từ 1994 - 2005: Hình thành và phát triển Tổng công ty Than Việt Nam (TVN). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 52 + Bước 1 (từ 1994 - 1995): Thành lập Tổng công ty Than Việt Nam (TVN) và đi vào hoạt động từ năm 1995 theo mô hình TCT 91. Trong bước này tổ chức quản lý SXKD ngành than đã chuyển từ mô hình các công ty vùng trực thuộc các bộ, ngành và cơ quan chủ quản khác nhau (thời kỳ Bộ Năng lượng) sang mô hình TCT 91 thống nhất quản lý sản xuất kinh doanh than toàn ngành. Có thể gọi đây là bước thực hiện tập trung hóa đầu tiên. + Bước 2 (từ 1996 - 1999): TVN từng bước xóa bỏ các công ty cấp vùng và hình thành hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh 2 cấp là chính nhằm tăng cường tập trung hóa kết hợp với chuyên môn hóa và tăng cường quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở thuộc TVN. + Bước 3 (từ 1999 - 2002): TVN tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý theo hướng tích tụ, tập trung hóa, giảm bớt đầu mối trực thuộc và thí điểm sắp xếp lại các DNNN theo hướng cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu. Đồng thời sáp nhập TCT Cơ khí năng lượng và mỏ (thuộc Bộ Công nghiệp) và Công ty kinh doanh hàng nhập khẩu Cẩm Phả (thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh) vào TVN. + Bước 4 (từ 2003 - 7/2005): Đẩy mạnh việc sắp xếp lại DNNN theo Luật DNNN (2003), đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức TVN theo hướng tạo các tiền đề cần thiết cho việc hình thành TĐKT. (2) Giai đoạn từ 8/2005 đến 2013: Hình thành và phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) + Bước 1 (từ 8/2005 đến 6/2010): Hình thành và phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo Luật DNNN 2003. Ngày 08/08/2005 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 199/2005/QĐ-TTg tổ chức lại TVN thành Tập đoàn Than Việt Nam. Đến ngày 26/12/2005 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 345/2005/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) trên cơ sở hợp nhất Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Vốn điều lệ của TKV tại thời điểm 01/01/2005 là 3.550.194.479.112 đồng. Công ty mẹ của TKV là công ty mẹ nhà nước, hoạt động theo Luật DNNN 2003. + Bước 2 (từ 1/7/2010 đến 2/2013): Chuyển đổi Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty TNHH MTV, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, tên giao dịch quốc tế là Vinacomin với vốn điều lệ là 14.794.345 triệu đồng. + Bước 3 (từ 2013 đến nay): Tập đoàn TKV tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định số 314/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn TKV đến tháng 31/12/2015 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tập đoàn TKV được thể hiện trong phụ lục 5. (1) Công ty mẹ - TKV (doanh nghiệp cấp 1) Công ty mẹ - TKV là Công ty mẹ của Tập đoàn các Công ty Than - Khoáng sản do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH một thành viên theo Quyết định số 989/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ cấu tổ chức gồm: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 53 - Cơ quan quản lý, điều hành Tập đoàn: + Hội đồng thành viên + Kiểm soát viên (do Bộ Công thương, Bộ Tài chính cử). + Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng. + Các ban chuyên môn nghiệp vụ: 23 ban. - Các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc: 30 đơn vị, trong đó được tổ chức dưới hình thức Chi nhánh hoạt động kinh doanh: 19 đơn vị; Văn phòng đại diện: 2 đơn vị; Hoạt động sự nghiệp: 2 đơn vị; Ban QLDA: 8 đơn vị. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò, các mục tiêu chính và ngành nghề kinh doanh của TKV được thể hiện cụ thể trong Phụ lục 6. (2) Các công ty con (doanh nghiệp cấp 2) Tổng số: 56 đơn vị, trong đó: - Công ty TNHH một thành viên do TKV sở hữu 100% vốn điều lệ: 14 đơn vị, trong đó có 01 đơn vị hoạt động ở nước ngoài; - Công ty cổ phần do TKV nắm giữ cổ phần chi phối từ 51% trở lên, hoặc nắm giữ quyền chi phối: 34 đơn vị (trong đó TKV nắm giữ cổ phần chi phối từ 51% trở lên: 26 đơn vị, nắm giữ quyền chi phối: 8 đơn vị); - Đơn vị sự nghiệp: 05 đơn vị, trong đó: 02 Viện nghiên cứu; 01 Trường cao đẳng nghề; 01 Bệnh viện và 01 Tạp chí; - Công ty ở nước ngoài tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty liên doanh: 03 đơn vị. (3) Các công ty con của doanh nghiệp cấp 2 (doanh nghiệp cấp 3) Các công ty con của TKV hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con hoặc công ty hoạt động theo mô hình công ty 2 cấp đã hình thành 29 công ty con. 2.1.3. Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tập đoàn TKV Là một TĐKT hoạt động trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, Tập đoàn TKV vừa có những đặc điểm chung của ngành khai thác khoáng sản, vừa có những đặc điểm riêng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sự PTBV của tập đoàn. Từ góc độ ngành khai thác khoáng sản, Tập đoàn TKV có những đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đòi hỏi đầu tư nhiều vốn, thời gian thu hồi vốn chậm. Trong khai thác khoáng sản có đặc thù là không có nguyên liệu nên vốn lưu động chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh, còn lại là vốn cố định chiếm phần lớn, tập trung vào chủ yếu vào đầu tư, xây dựng các đường lò, nhà máy, trang bị dây chuyền công nghệ sản xuất, trang bị phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị khai thác,…. Vốn đầu tư cho những tài sản cố định này rất lớn, thời gian xây dựng cơ bản thường dài, nhất là các mỏ hầm lò, dẫn đến vòng quay vốn chậm, chậm thu hồi vốn. Bên cạnh đó, các dự án sau khi đi vào hoạt động một thời gian thường phải đầu tư bổ sung để duy trì công suất; các máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ khai thác cần phải thường xuyên được hiện đại hóa, nâng cấp để đáp ứng những yêu cầu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 54 mới về hiệu quả, an toàn và môi trường nên cũng đòi hỏi một lượng chi phí đầu tư nhất định, làm gia tăng thêm lượng vốn đầu tư. Hơn nữa, xu thế chung là điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, phức tạp hơn do phải xuống sâu, đi xa và khai thác các vùng mỏ mới nơi vùng sâu, vùng xa nên đòi hỏi phải có công nghệ thích hợp, chi phí đầu tư và khai thác ngày càng tăng lên. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm PTBV tập đoàn TKV cần xác định đúng hướng đầu tư và có kế hoạch tổ chức nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư. Thứ hai, ngành khai thác khoáng sản luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nguy hiểm, nặng nhọc. Trung bình để lấy được một tấn than lộ thiên phải bốc xúc từ 7 đến 15 mét khối đất đá, lấy được 1.000 tấn than trong hầm lò phải đào hàng chục mét đường lò,…phải vượt qua các loại phay phá và nhiều túi khí, túi nước trong lòng đất. Đa phần các mỏ thường nằm ở các vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi địa hình phức tạp, chưa có kết cấu hạ tầng phát triển, nguồn lực hạn chế, trình độ dân trí thấp, khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ, tuyển dụng lao động... Điều kiện khai thác mỏ có xu hướng ngày càng khó khăn, phức tạp hơn do phải khai thác xuống sâu, đi xa, khai thác các mỏ, phần mỏ ở các vùng sâu, vùng xa làm cho mức độ rủi ro về an toàn, môi trường và tài nguyên ngày càng lớn và hiệu quả kinh doanh giảm xuống do chi phí đầu tư và chi phí khai thác ngày càng tăng. Mặt khác, do trong khai thác khoáng sản phải đầu tư một lượng vốn lớn vào TSCĐ nên chi phí cố định kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản luôn ở mức cao. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ khó bù đắp được chi phí cố định, điều này dẫn đến thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động khoáng sản có đối tượng lao động là các thân khoáng và các lớp đất đá bao quanh. Các đối tượng này luôn biến đổi theo không gian và thời gian khai thác và chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết khí hậu, không thể lường trước một cách chính xác nên gây ra mức độ rủi ro cao cả về an toàn lao động và cả về an toàn tài chính, tài sản. Điều đó đòi hỏi phải có các biện pháp và nguồn lực thích đáng nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất kinh doanh khoáng sản vận hành một cách liên tục bình thường. Thứ ba, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác kinh doanh khoáng sản phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện khách quan của tự nhiên, bao gồm mức độ màu mỡ, giàu có của tài nguyên khoáng sản (về chủng loại, chất lượng và trữ lượng), điều kiện địa chất mỏ, vị trí địa lý, địa hình, kết cấu hạ tầng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, điều kiện thời tiết khí hậu. Giữa các mỏ thường có mức độ khó khăn, thuận lợi khác nhau do các điều kiện khách quan của tự nhiên, nhất là chất lượng khoáng sản nên hiệu quả kinh doanh cũng rất khác nhau. Ngay trong một mỏ hiệu quả kinh doanh cũng biến động theo không gian và thời gian do có sự khác nhau của điều kiện tài nguyên, chất lượng khoáng sản và điều kiện địa chất khai Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 55 thác giữa các khu vực khác nhau trong mỏ. Điều đó đòi hỏi phải có các biện pháp hợp lý nhằm quản lý giá thành khai thác, chế biến khoáng sản. Do đặc điểm của khai thác khoáng sản là phải chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết nên trong một năm việc huy động năng lực sản xuất ở mùa mưa chỉ bằng khoảng 50-60% so với mùa khô; hoặc các dự án sau khi hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động thường phải 5-7 năm sau mới đi vào hoạt động hiệu quả; trong khi nguồn vốn bỏ ra để thăm dò, khai thác thường khá lớn, dẫn đến không thu được kết quả như mong muốn, làm cho việc mở rộng khai thác gặp khó khăn, thu hồi vốn chậm và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Những điều này đòi hỏi phải có phương thức huy động vốn, đầu tư và điều tiết hợp lý, nếu không sẽ dẫn tới dư thừa tài sản và lao động, gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng vốn cũng như phải giải quyết lao động dôi dư. Thứ tư, tài nguyên khoáng sản có tính hữu hạn nên khai thác khoáng sản phải đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm PTBV. Tài nguyên khoáng sản là hữu hạn và không tái tạo, sẽ cạn kiệt dần theo quá trình khai thác. Hơn nữa, tài nguyên khoáng sản của nước ta tuy phong phú về chủng loại nhưng trữ lượng của từng loại không nhiều, trong khi lại là nước nghèo đang trong thời kỳ phát triển theo chiều rộng nên có nhu cầu nguyên, nhiên liệu khoáng ngày càng tăng cao. Vì vậy, việc PTBV ngành công nghiệp khai khoáng phải đáp ứng các yêu cầu: (1) Khai thác tận thu tối đa (tức mức độ tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác phải đảm bảo tối thiểu) và (2) Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhất, chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước. Hai yêu cầu nêu trên nhằm làm tăng tương đối trữ lượng tài nguyên khoáng sản để đáp ứng một cách lâu dài nhất nhu cầu năng lượng. Bên cạnh đó, do tính chất không tái tạo của tài nguyên nên cần phải tính đến sản phẩm thay thế trong tương lai. Điều này đòi hỏi phải dành các nguồn lực thích đáng, nhất là nguồn lực tài chính được tạo ra trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản hiện tại để nghiên cứu phát triển các sản phẩm thay thế nguyên, nhiên liệu khoáng trong tương lai. Thứ năm, công nghiệp khai thác khoáng sản là ngành kinh tế đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác. Hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm các hoạt động chính như thăm dò địa chất, đầu tư xây dựng mỏ, khai thác, vận chuyển, sàng tuyển, làm giàu khoáng sản để có sản phẩm tinh chế dùng trong các ngành kinh tế khác. Là đầu vào của nhiều ngành công nghiệp khác, ngành khai thác khoáng sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, có hiệu quả kinh tế liên ngành cao. Do đó, PTBV ngành công nghiệp khai thác khoáng sản sẽ là tiền đề cho cho các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần vào quá trình PTBV chung của quốc gia. Thứ sáu, các hoạt động khai thác khoáng sản thường gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường sinh thái và xã hội. Hoạt động khai thác, làm giàu khoáng sản thường làm thay đổi địa hình, hệ thống nước mặt, địa chất thủy văn; gây ra bụi, tiếng ồn, chấn động, các loại chất thải (rắn, lỏng, khí); làm ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước; gây tác hại đến tài nguyên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 56 rừng, biển, đồng ruộng, cơ sở hạ tầng, di tích, cảnh quan... Như vậy trong quá trình khai thác mỏ để phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh, làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, gây ra ô nhiễm nặng nề đối với môi trường. Điều đó đòi hỏi luôn phải có nguồn tài chính thích hợp để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm, hoàn thổ và phục hồi môi trường. Hoạt động khai thác khoáng sản có đặc thù là điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, trong khi khả năng cơ giới hóa, tự động hóa còn hạn chế và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng mỏ. Hơn nữa, hầu hết các mỏ nằm ở vùng miền núi, vùng sâu kém phát triển. Điều này ngoài việc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn ảnh hưởng đến sự hấp dẫn thu hút lao động của ngành khai khoáng. Vì vậy đòi hỏi phải có biện pháp và chính sách thỏa đáng nhằm đảm bảo an toàn lao động, thu hút và chăm lo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khoáng sản. Bên cạnh những đặc điểm chung của ngành khai thác khoáng sản, Tập đoàn TKV còn có những đặc điểm riêng sau ảnh hưởng đến quá trình PTBV: Một là, Tập đoàn TKV là một tập đoàn kinh doanh đa ngành, có phạm vi hoạt động rộng khắp cả trong và ngoài nước. Ngoài các ngành kinh doanh chính, cốt lõi của Tập đoàn là công nghiệp than, khoáng sản - luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp điện và công nghiệp cơ khí, trong Tập đoàn còn có các doanh nghiệp thuộc các ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính như: Công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng; quản lý, khai thác cảng; vận tải, kho bãi; xây dựng công trình mỏ, dân dụng, công nghiệp, giao thông; thăm dò, khảo sát địa chất; tư vấn khoa học công nghệ và đầu tư; giám định hàng hóa; du lịch, khách sạn, xuất khẩu lao động; đầu tư tài chính; hàng hải, vận tải, kho vận, trồng rừng và dịch vụ môi trường. Tính chất kinh doanh đa ngành nghề một mặt tạo điều kiện cho Tập đoàn mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và phân tán rủi ro kinh doanh, mặt khác lại gây những khó khăn nhất định cho Tập đoàn trong việc tập trung, tích tụ vốn và chuyên môn hóa sản xuất, thúc đẩy liên kết, hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn. Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn vừa có sự trải rộng vừa có sự tập trung ở một số vùng, nhất là ở Quảng Ninh, Việt Bắc, Tây Nguyên. Hai là, các ngành kinh doanh chính trong Tập đoàn TKV đều thuộc ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng cơ bản dài, tốc độ thu hồi vốn chậm. Như trên đã phân tích, tập đoàn TKV hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác than - khoáng sản nên chi phí vốn đầu tư hình thành các TSCĐ có tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí kinh doanh của Tập đoàn, do đó đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư, xây dựng dài. Các TSCĐ lại thường sử dụng trong thời gian dài hạn nên thời gian thu hồi vốn chậm. Mặt khác, trong quá trình hoạt động phải thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao công suất cho TSCĐ nên cũng đòi hỏi thêm nhiều vốn đầu tư, đặc biệt khi quá trình khai thác ngày càng xuống sâu. Ba là, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn TKV bị ảnh hưởng bởi nhiệm vụ an sinh xã hội và chính sách điều tiết của Nhà nước. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 57 Là một TĐKT được hình thành trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp của TCT Than Việt Nam, TCT Cơ khí mỏ và năng lượng và TCT Khoáng sản Việt Nam trước đây, do đó ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh do Nhà nước giao phó, tập đoàn TKV còn phải thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội. Các sản phẩm chính của tập đoàn là than, khoáng sản, kim loại, điện lực, vật liệu nổ công nghiệp,…. đều là những nguyên, nhiên, vật liệu của nhiều ngành sản xuất và đời sống nên có ý nghĩa lớn về hiệu quả liên ngành và kinh tế - xã hội, nhất là điện và than. Chính vì vậy, giá bán than cho các hộ tiêu dùng lớn trong nước gồm điện, xi măng, giấy, phân bón bị kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ, thường là giá bán thấp vì mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội nên ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Ngoài ra ngành vật liệu nổ công nghiệp thuộc ngành do Nhà nước nắm độc quyền; ngành sản xuất điện do Nhà nước thống nhất quản lý giá, thống nhất truyền tải và phân phối sử dụng, hoạt động sản xuất và tiêu thụ điện diễn ra đồng thời, không có sản phẩm tồn kho dự trữ. Các đặc điểm trên có ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn huy động, danh mục tài sản đầu tư cũng như đặc điểm luân chuyển vốn, doanh thu tiêu thụ của Tập đoàn. Việc thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội và chịu sự điều tiết của Nhà nước làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong Tập đoàn chủ yếu là từ nguồn xuất khẩu than. Đây là một thực tế ảnh hưởng đến quá trình PTBV của tập đoàn TKV. Các đặc điểm chung và riêng trên đây của Tập đoàn TKV sẽ tác động đến quy mô vốn và tài sản của Tập đoàn, ảnh hưởng đến chi phí mà Tập đoàn phải chi trả trong quá trình hoạt động của mình, theo đó nếu không có biện pháp quản lý phù hợp thì chi phí khai thác sẽ càng ngày càng tăng cao, việc tạo ra thu nhập sẽ ngày càng khó khăn hơn, tài nguyên ngày càng khan hiếm đi, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm khả năng sinh lời của Tập đoàn. Để thực hiện được mục tiêu và yêu cầu của Luật Khoáng sản về khai thác hợp lý, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản thì trong quá trình nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp PTBV Tập đoàn TKV cần phải đảm bảo phù hợp với các đặc điểm nêu trên. 2.2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC NGUỒN LỰC CHỦ YẾU CỦA TẬP ĐOÀN TKV. 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2015 của Tập đoàn TKV. Trong 20 năm qua Tập đoàn TKV đã có bước tiến khá nhanh, vững chắc đáp ứng nhu cầu về than của nền kinh tế; tăng tích lũy, mua thêm máy móc và nguyên liệu để phát triển; đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động; tập trung được nguồn lực để đầu tư phát triển các mỏ mới, bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong nhiều năm khủng hoảng kinh tế vừa qua, nhờ chủ động quản trị doanh nghiệp tốt nên Tập đoàn luôn bảo đảm cân đối sản xuất duy trì tăng trưởng. Một số thành tích đạt được của Tập đoàn trong thời gian qua cụ thể là: (1) Đã phát triển mạnh ngành sản xuất kinh doanh than trở thành ngành chủ lực, chiến lược của Tập đoàn, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu than cho sản xuất trong nước và cho xuất khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 58 Sản lượng khai thác than đã không ngừng tăng qua các năm, trong những năm gần đây đều đạt trên 40 triệu tấn/năm. Tổng sản lượng than thương phẩm trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt 239,98 triệu tấn, trong đó sản lượng than tiêu thụ đạt 235,91 triệu tấn. Sản lượng than khai thác ngoài đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, Tập đoàn còn xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên trong một số năm gần đây, do nhu cầu thị trường giảm dẫn đến sản lượng than tiêu thụ có xu hướng giảm từ năm 2012 trở lại đây, tổng doanh thu than đã tăng từ 50,5 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 53,8 nghìn tỷ đồng năm 2011, song từ năm 2012 có xu hướng sụt giảm, tuy nhiên tỷ trọng doanh thu than trong giai đoạn này vẫn chiếm trên 50% tổng doanh thu sản xuất kinh doanh của tập đoàn. (2) Đã đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khoáng sản cả chiều rộng lẫn chiều sâu theo hướng tăng cường khâu chế biến, nhờ đó tạo ra sự phát triển đột phá, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế của ngành. + Từ chỗ trước đây chủ yếu là khai thác và sản xuất quặng tinh, phần lớn để xuất khẩu đến nay đã đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khoáng sản, luyện kim như: Xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy luyện đồng Lào Cai (2008) với công suất 10.000 tấn/năm và sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng lên 30.000 tấn/năm; Nhà máy điện phân chì kẽm Thái Nguyên (2007) công suất 10.000 tấn/năm và đang đầu tư mở rộng nâng lên 15.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến Alumin Tân Rai (Lâm Đồng, 2013) công suất 650 ngàn tấn/năm. Ngoài ra đang tiếp tục thi công xây dựng dự án Nhà máy chế biến Alumin Nhân Cơ (Đắc Nông) công suất 650 ngàn tấn/năm sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2015. + Ngoài sản lượng một số sản phẩm như thiếc thỏi, kẽm thỏi giảm do nhu cầu thị trường giảm, còn lại sản lượng các loại khoáng sản khác đều tăng. Riêng trong năm 2015 với khoáng sản đồng, khai thác quặng nguyên khai 1,4 triệu tấn, tuyển quặng (quặng tinh) 50,2 ngàn tấn, luyện đồng 11,3 ngàn tấn (tăng hơn 2 lần so với năm 2010), tinh quặng đồng 50,2 ngàn tấn (tăng 1,13 lần so với năm 2010); Khoáng sản sắt: khai thác quặng nguyên khai 330 ngàn tấn, tuyển quặng (quặng tinh): 285,4 ngàn tấn (tăng 2,8 lần so với năm 2010); luyện gang, phôi thép, thép: 2 ngàn tấn; Khoáng sản vàng: khai thác quặng nguyên khai: 250 tấn; luyện vàng: 542 kg (tăng 2,4 lần so với năm 2010); Khoáng sản bô xít: khai thác quặng nguyên khai 3,0 triệu tấn, tuyển quặng (quặng tinh) 1,3 triệu tấn. Đặc biệt đã tạo ra một số sản phẩm mới không những có giá trị gia tăng cao mà còn là nền tảng của những ngành công nghiệp mới như alumin, nitrat amon, …., chế biến alumin năm 2015 đạt 541,8 ngàn tấn, tăng 1,82 lần so với năm 2013 là năm bắt đầu đi vào hoạt động. (3) Phát triển các ngành sản xuất kinh doanh chính khác như điện lực, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí và các ngành khác theo hướng kinh doanh đa ngành trên nền than - khoáng sản nhằm tăng cường tính tự chủ, ổn định và phát triển bền vững. + Sản lượng sản xuất của các sản phẩm chính khác đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2015, sản xuất điện tăng 2,43 lần, vật liệu nổ công nghiệp tăng 1,24 lần, xi măng tăng gần 3 lần. + Xây dựng và từng bước phát triển, mở rộng mô hình kinh doanh đa ngành tạo ra các chuỗi sản phẩm và giá trị gia tăng trên nền công nghiệp than - khoáng sản, bao Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 59 gồm các hoạt động chính: Khai khoáng (than, khoáng sản) - Năng lượng (điện, nhiên liệu) - Luyện kim (kim loại đen, kim loại màu) - Hóa chất (hóa chất cơ bản, vật liệu nổ công nghiệp) - Cơ khí (thiết bị, máy mỏ, xe tải nặng, tàu thủy, v.v.) - Vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, ngói...) - Xây lắp công trình - Dịch vụ (địa chất, khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, y tế, đào tạo, thương mại, tài chính, bảo hiểm, hàng hải, du lịch, v.v.). Nhờ vậy, quy mô doanh thu không ngừng tăng nhanh và cơ cấu doanh thu cũng chuyển dịch theo hướng kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than - khoáng sản. Từ năm 1995 đến 2015 tổng doanh thu đã tăng từ 2.448 tỉ đ lên 82.220 tỉ đ, tăng 33,6 lần (bình quân tăng 2,55 lần/năm), đặc biệt doanh thu ngoài than tăng từ 514 tỉ đ lên 40.820 tỉ đ, tăng 79,4 lần (bình quân tăng 7,2 lần/năm); cơ cấu doanh thu than: doanh thu ngoài than tương ứng là 79,6% : 20,4% năm 1995; 59,8% : 40,2% năm 2010; 50,4% : 49,6% năm 2015. Như vậy xét trong cả giai đoạn tỷ trọng doanh thu than có xu hướng giảm, doanh thu ngoài than có xu hướng tăng trong tổng doanh thu, đây là xu hướng tất yếu của việc thực hiện chiến lược kinh doanh đa ngành, tạo ra sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh doanh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Tập đoàn. (4) Thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp nguồn thu NSNN ngày càng tăng, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu, tăng cường được năng lực tài chính, đảm bảo an toàn tài chính ở mức nhất định cho Tập đoàn. + Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân giai đoạn đạt 15,75%, về hiệu quả kinh doanh trong 3 năm cuối có suy giảm so với các năm trước, song về cơ bản vẫn có lãi với ROE là 8,3%, 7,7% và 2,21%. Nguyên nhân chính làm giảm doanh thu và hiệu quả kinh doanh trong 4 năm cuối so với năm 2010 là do tác động của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước nên tiêu thụ nhiều loại sản phẩm giảm cả về lượng và giá, đặc biệt là xuất khẩu than giảm mạnh. Doanh thu xuất khẩu than đã giảm từ 1.544 triệu USD năm 2011 xuống 1.140 triệu USD năm 2012, 835 triệu USD năm 2013, 448 triệu USD năm 2014 và trên 100 triệu USD năm 2015. + Giá trị tổng tài sản của toàn Tập đoàn tăng từ 85.422 tỷ đồng năm 2010 lên 138.531 tỷ đồng năm 2015 (tăng 1,62 lần). Tương ứng số vốn CSH tăng từ 24.947 tỷ đồng lên 35.268 tỷ đồng (tăng 1,41 lần), vốn chủ sở hữu năm sau cao hơn năm trước cho thấy Tập đoàn đã bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu. + Hệ số nợ/Vốn Chủ sở hữu ≤ 2,84 lần, bình quân giai đoạn là 2,5 lần, tuy có tăng từ 2,2 lần lên 2,84 lần nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép (nhỏ hơn 3 lần). + Nộp NSNN của toàn Tập đoàn có sự gia tăng từ năm 2010 đến năm 2015, cụ thể là năm 2010: 7.751 tỷ đồng; năm 2015: 13.767 tỷ đồng, tăng 1,78 lần, duy trì mức bình quân là 10.832 tỷ đồng/năm. Đây là nguồn thu đáng kể đóng góp vào NSNN, giúp Nhà nước có thực hiện nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của mình. (5) Đã tiến hành sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị trong nội bộ ngành theo hướng: + Tăng cường bộ máy quản lý điều hành của TKV và Trung tâm điều hành sản xuất tại Quảng Ninh (cả quy mô lẫn chức năng nhiệm vụ, cơ sở hạ tầng quản lý) nhằm đảm bảo cho Công ty mẹ thực sự nắm quyền chi phối và là trung tâm điều hành, phối hợp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu chung của toàn Tập đoàn và các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 60 công ty thành viên. Đặc biệt là Công ty mẹ nắm chặt hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ than là ngành trụ cột của Tập đoàn, trong đó trực tiếp nắm đầu ra (nắm các nhà máy tuyển) và khâu tiêu thụ sản phẩm (nắm các công ty cảng và kinh doanh than và thị trường tiêu thụ). + Từng bước xóa bỏ các công ty than trung gian vùng trước đây và đưa các mỏ, các nhà máy sàng tuyển than lớn trực thuộc trực tiếp Công ty mẹ Tập đoàn; chỉ giữ lại hoặc cải tổ một số công ty vùng/ngành để trực tiếp quản lý các mỏ nhỏ, các xưởng sàng tuyển nhỏ, các đơn vị nhỏ nhằm giảm đầu mối quản lý cho Công ty mẹ Tập đoàn (Công ty Than Hòn Gai, Công ty Than Hạ Long, Công ty Than Uông Bí, Công ty Than Nội địa - chuyển thành Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, Công ty CN Hóa chất mỏ - chuyển thành Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ, các công ty kinh doanh than ở 3 miền). + Cùng với quá trình phát triển quy mô kinh doanh, Tập đoàn TKV thành lập hoặc nâng cấp một số công ty thành viên lớn thành tổng công ty (TCT) hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ nắm quyền chi phối và là các trung tâm điều hành, phối hợp kinh doanh trong một số lĩnh vực, ngành nghề hoặc vùng lãnh thổ (Ngoài TCT Khoáng sản đã có từ trước, TKV đã thành lập/nâng cấp thêm TCT Đông Bắc (năm 2014 chính thức chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng), TCT Điện lực, TCT CN Mỏ Việt Bắc, TCT CN Hóa chất mỏ). + Các công ty con (cấp 2), công ty cháu (cấp 3) hoạt động theo mô hình chuyên môn hóa, tập trung kinh doanh một hay hai ngành chính theo cách chuyên sâu. (6) Mô hình tổ chức sản xuất ngày càng được hoàn thiện hơn. Tập đoàn TKV đã sắp xếp mô hình tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa để phát huy hiệu quả của đầu tư phát triển. Ví dụ như đã tách sản xuất than thành các công đoạn: sản xuất - chế biến - tiêu thụ đầu nguồn - tiêu thụ cuối nguồn, từ đó chỉ đạo mỗi đơn vị chỉ tập trung vào một công đoạn sản xuất, tăng cường công tác quản lý; hoặc như phân công việc sản xuất các sản phẩm cơ khí chủ chốt cho các công ty cơ khí để tăng cường đầu tư sâu vào cải tiến, nghiên cứu, chế tạo; thoái vốn và xử lý các dự án không hiệu quả… Từ mô hình sản xuất, Tập đoàn đã chỉ đạo xây dựng và ban hành các quy chế quản lý nội bộ, tạo hành lang pháp lý và định hướng cho các hoạt động của công ty mẹ đến các công ty con. Những đổi mới đó đã khắc phục được tình trạng trì trệ, thiếu năng động là những yếu điểm cố hữu của một doanh nghiệp được phát triển từ doanh nghiệp Nhà nước, góp phần quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ SXKD hàng năm của các đơn vị thành viên và Tập đoàn. (7) Không ngừng đổi mới, hiện đại hóa công nghệ để nâng cao sản lượng, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là trong khai thác than. Đến nay, ở các mỏ than lộ thiên đã giải quyết thành công vấn đề khai thác xuống độ sâu rất lớn dưới mức nước biển; sử dụng các thiết bị thủy lực, thiết bị công suất lớn như máy xúc có dung tích gàu trên 5 m3, ô tô tải có tải trọng trên 50 đến 100 tấn, v.v. Trong các mỏ than hầm lò đã nghiên cứu, áp dụng nhiều hệ thống khai thác mới thích hợp, nâng cao trình độ cơ giới hóa và từng bước áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác và đào lò, áp dụng hệ thống tự động cảnh báo khí mê tan, v.v. nhờ vậy tăng mức độ đảm bảo an toàn, thay thế gỗ chống lò, góp phần bảo vệ môi trường, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 61 tăng hệ số tận thu than, tăng công suất lò chợ, năng suất lao động và sản lượng, nâng cao hiệu quả khai thác. Trong sàng tuyển đã áp dụng nhiều công nghệ mới để nâng cao chất lượng và hệ số thu hồi than, giảm chất thải và ô nhiễm môi trường. Nhờ tăng cường cơ giới hóa nên các mỏ lộ thiên tuy xuống sâu dưới mức -150m so với mực nước biển (sâu gấp 2 lần so với trước), hệ số bóc đất đá tăng lên hơn 10m3/tấn than (cao hơn gấp đôi so với trước) và cung độ vận tải đất đá 3,5-4 km (dài gần gấp đôi so với trước) nhưng sản lượng than nguyên khai lộ thiên vẫn tăng cao từ 6,9 triệu tấn năm 1995 lên 27 triệu tấn năm 2011 (tăng gần 4 lần) và sản lượng than hầm lò tương ứng tăng từ hơn 2,4 triệu tấn (chiếm 26% tổng sản lượng) lên 21,4 triệu tấn (chiếm 45,0% tổng sản lượng), tăng gần 10 lần. Đặc biệt, sản lượng hầm lò khai thác bằng công nghệ thủ công và chống gỗ chỉ còn khoảng 4,0% sản lượng than hầm lò; còn lại là bán cơ giới và cơ giới hóa đồng bộ; tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò đã giảm từ trên 40% xuống dưới 30%. (8) Về khả năng cạnh tranh: Tập đoàn đã có nhiều giải pháp cả về sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức, khoán, quản chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tuy nhiên xét về khả năng cạnh tranh có thể nói là than của Việt Nam đang ở mức trung bình. Tập đoàn đã tham gia thị trường trái phiếu quốc tế, các chỉ số tài chính được đánh giá theo chuẩn mực và công bố minh bạch hàng năm. Theo công bố của tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế Standard & Poor thì xếp hạng Tập đoàn TKV hiện nay là (B+) nhóm thứ hai, sau 2 công ty than lớn của Mỹ và Trung Quốc. Tóm lại, sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình TĐKT, TKV đã có những bước phát triển vượt bậc so với những thời kỳ trước. Có thể tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong một số năm gần đây (từ năm 2010 đến 2015) qua các chỉ tiêu chủ yếu ở bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động SXKD của Tập đoàn TKV từ năm 2010 - 2015 TT Chỉ tiêu 1 Sản phẩm chính 1.1 Than - Thương phẩm - Tiêu thụ + Nội địa + Xuất khẩu 1.2 Khoáng sản - Thiếc thỏi - Kẽm thỏi - Đồng tấm - Gang đúc - Vàng kim loại - Tinh quặng Cu 25% - Tinh quặng Fe 65% - Alumin + Hydroxyt nhôm 1.3 Vật liệu nổ CN - Sản xuất - Cung ứng 1.4 Điện Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 (20102015) 106t 106t 106t 106t 43,5 43,1 24,42 18,66 44,98 44,71 27,82 16,89 40,5 39,2 24,8 14,4 39,7 38,7 26,7 12,0 36,3 34,7 28,8 5,9 35,0 35,5 34,24 1,26 239,98 235,91 116,78 69,15 103t 103t 103t 103t Kg 103t 103t 0,806 9,55 5,5 16,1 222 44,4 100,5 0,981 10,0 8,1 12,3 309 43,9 88,6 0,838 7,6 8,5 6,6 380 45,4 75,6 0,567 8,3 9,7 2,0 434 46,9 148,3 0,911 9,333 10,5 0,236 481 47,6 104,3 0,648 9.428 11,316 . 542 50,2 285,4 4,751 54,21 53,616 37,236 2.368 278,4 802,7 103t - - - 297,2 501,0 541,8 1.340 103t 56,6 99,5 3.700 67,0 113,8 6.700 99,5 100,7 5.752 65,6 102,9 8.353 69,2 107,6 8.445 64,0 105,0 8.991 421,9 634,5 41.941 106kWh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 62 Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 103t 700 1.107 2.084 1.908 2.000 2.000 103 tỷ đồng % 103 tỷ đồng % 103 tỷ đồng Tỷ đồng % % 84,4 50,5 59,8 33,9 8.611 36,86 11,72 90,09 6,69 53,8 59,7 36,29 8.632 29,29 9,14 77,85 -13,59 44,6 57,3 33,25 3.415 10,11 3,1 81,06 4,12 43,6 53,8 37,46 3.050 8,3 2,43 81,18 0,15 39,7 48,9 41,48 2.816 7,7 2,10 82,22 1,29* 41,4 50,4 40,82 839 2,21 0,62 2.5 Nộp NSNN Tỷ đ/năm 7.751 11.128 10.494 8.918 12.931 13.767 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Lần 85.422 14.794 58.731 24.947 2,20 103.371 117.198 133.954 133.733 138.531 14.794 14.794 35.000 35.000 35.000 71.112 81.893 95.703 96.446 100.026 30.428 32.787 35.227 34.296 35.268 2,34 2,32 2,50 2,52 2,84 TT Chỉ tiêu 1.5 Xi măng 2 Chỉ tiêu giá trị 2.1 Tổng doanh thu Tốc độ tăng - Từ SX than - Từ SXKD khác 2.2 Lãi trước thuế 2.3 ROE trước thuế 2.4 ROA trước thuế Chỉ tiêu TS và vốn Tổng tài sản Vốn điều lệ Tổng số nợ Vốn CSH Hệ số nợ/Vốn CSH (20102015) 9.799 496,8 273,6 55,7 223,2 27.363 64.989 (10.832) B/quân Nguồn: Báo cáo thống kê, tài chính TKV từ 2010 - 2015. (*) Tăng trưởng doanh thu năm 2015 so với 2014 không bao gồm doanh thu của Tcty Đông Bắc (đã tách ra từ năm 2014). 2.2.2. Hiện trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của tập đoàn TKV. * Sản xuất than - Về khai thác than lộ thiên: Trong những năm qua, sản lượng than khai thác lộ thiên vẫn giữ vai trò chính, chiếm khoảng 5560% tổng sản lượng than khai thác của toàn ngành, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần và đến nay xuống còn khoảng 50%. Hiện có 7 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất từ 1,2 triệu tấn/năm trở lên (gồm các mỏ: Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Núi Béo, Tây Nam Đá Mài, Xí nghiệp than 917 - Công ty than Hòn Gai), 15 mỏ lộ thiên vừa với công suất từ 100700 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác lộ vỉa với công suất dưới 100 ngàn tấn/năm. - Về khai thác than hầm lò: Hiện có 30 mỏ đang hoạt động, trong đó có 13 mỏ có tài nguyên, trữ lượng lớn, công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, công suất từ 1,0 triệu tấn/năm trở lên (gồm các mỏ: Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Uông Bí, Hồng Thái, Hà Lầm, Bình Minh, Khe Chàm II-IV, Khe Tam, Quang Hanh, Lộ Trí, Khe Chàm, Mông Dương). Các mỏ còn lại công suất dưới 1,0 triệu tấn/năm, diện tích khai trường hẹp, tài nguyên, trữ lượng ít không có điều kiện để phát triển sản lượng và áp dụng công nghệ tiên tiến. Năng lực sản xuất thực tế trong 1 năm tính tại thời điểm đầu năm 2015 của toàn Tập đoàn như sau: - Về khai thác than: tổng lượng than nguyên khai: 37,73 triệu tấn; trong đó than khai thác lộ thiên: 17,4 triệu tấn; than khai thác hầm lò: 20,33 triệu tấn. - Về sàng tuyển than: Hiện có 3 nhà máy sàng tuyển than chính (Cửa Ông, Nam Cầu Trắng và Vàng Danh) với tổng công suất đạt khoảng 17 triệu tấn than nguyên khai/năm, trong đó khâu tuyển khoảng 10 triệu tấn. Ngoài ra, còn có hàng chục cụm sàng ở các mỏ với tổng công suất khoảng 45 triệu tấn/năm. - Về chế biến than: Hiện nay, mới chỉ có chế biến than thô sơ (làm than tổ ong, than quả bàng, v.v.) và pha trộn than (như pha các nguồn than trong nước với nhau, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 63 nguồn trong nước với nguồn nhập khẩu), chưa có chế biến sâu như khí hoá than, hóa lỏng than, chế biến than antraxít phục vụ luyện kim, v.v. Than thương phẩm các loại khoảng 35 triệu tấn/năm. - Về công tác chuẩn bị nhập khẩu và đầu tư ra nước ngoài khai thác than: Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Tập đoàn đã chủ động tìm kiếm nguồn than nhập khẩu cho các nhà máy điện, nghiên cứu cơ hội và thu xếp nguồn vốn để đẩy mạnh thăm dò, khai thác than ở nước ngoài dưới nhiều hình thức (liên doanh, mua cổ phần, mua mỏ v.v.) nhưng tiềm lực còn hạn chế và hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, tài chính. Những khó khăn, bất cập: - Quy mô sản lượng đã dần tiệm cận tới giới hạn năng lực sản xuất hiện có và tiềm năng tài nguyên, trữ lượng than có thể khai thác. - Giá thành ngày càng tăng cao; chủ yếu do điều kiện khai thác khó khăn hơn và thuế, phí tăng cao. - Trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước chưa phù hợp với đặc thù của các dự án đầu tư khai thác mỏ, nhất là các dự án khai thác mỏ hầm lò. Đó là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. - Vấn đề nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. * Sản xuất khoáng sản - luyện kim - Hiện nay, các sản phẩm khoáng sản chủ yếu của tập đoàn gồm có tinh quặng đồng, tinh quặng kẽm, tinh quặng chì, quặng sắt và tinh quặng sắt, quặng ilmenít, fero các loại, quặng ô xít kẽm, kẽm thỏi, thiếc thỏi, gang đúc, v.v. Đặc biệt, từ cuối năm 2012 đã đưa Dự án Nhà máy alumin Tân Rai (Lâm Đồng) đi vào hoạt động và năm 2015 đã sản xuất và tiêu thụ 542 ngàn tấn alumin, tạo ra bước đột phá cho sự phát triển ngành công nghiệp bô xít nói riêng và công nghiệp khai khoáng nói chung của nước ta. - Nhìn chung, một số sản phẩm khoáng sản chủ yếu là quặng thô hoặc tinh quặng; sản phẩm chế biến sâu và sản phẩm qua luyện kim chưa nhiều; quy mô sản lượng nhỏ; phần lớn các sản phẩm khoáng dùng xuất khẩu. - Trình độ trang bị kỹ thuật ở nhiều đơn vị khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, kể cả luyện kim còn lạc hậu; thiếu đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chế biến khoáng sản và luyện kim. - Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, có nơi gây ô nhiễm, sự cố môi trường. - Tình hình thực hiện đầu tư 2 dự án bô xít - alumin ở Tây Nguyên chậm so với tiến độ do nhiều nguyên nhân, làm tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả. Tóm lại, ngành khoáng sản - luyện kim có tiềm năng lớn nhưng hiện đang khai thác ở quy mô chưa lớn, hiệu quả chưa cao, đóng góp cho Tập đoàn và nền kinh tế chưa nhiều. Sản phẩm bô xít, năng lực sản xuất chưa khai thác hết và đang quá thấp so với tiềm năng tài nguyên; sản phẩm quặng sắt, quặng cromit, năng lực sản xuất còn rất thấp so với tiềm năng tài nguyên; sản phẩm quặng titan (Ilmenit), đất hiếm, v.v. chưa tạo ra năng lực sản xuất. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 64 * Sản xuất điện - Tổng công suất lắp đặt đến hết năm 2015 là khoảng 1.700 MW và sản lượng điện đạt gần 9,0 tỷ kWh với tổng doanh thu 12,2 ngàn tỷ đồng. - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất điện bước đầu đã có lợi nhuận, năm 2014 lợi nhuận trước thuế đạt hơn 300 tỷ đồng (2013 hơn 220 tỷ). - Năng lực sản xuất tuy còn thấp so với nhu cầu thị trường trong tương lai, song hiện nay chưa tận dụng hết, mới chỉ đạt khoảng 80%. * Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) - Hiện đang sản xuất các loại thuộc nổ Anfo công suất 66 ngàn tấn/năm; thuốc nổ nhũ tương hầm lò công suất 8 tấn/năm; thuốc nổ nhũ tương rời công suất 21,5 ngàn tấn/năm; - Dự án đầu tư sản xuất nguyên liệu sản xuất thuốc nổ nitrat amon công suất 200 ngàn tấn/năm, đã hoàn thành và hoạt động ổn định năm 2015 sản xuất 90 ngàn tấn nitrat amon. Năng lực sản xuất nguyên liệu sản xuất thuốc nổ công nghiệp quá cao so với nhu cầu hiện nay. - SXKD VLNCN liên tục tăng, năm 2015: sản xuất 70 ngàn tấn, cung ứng 110 ngàn tấn thuốc nổ; tổng doanh thu đạt hơn 3,36 ngàn tỷ đồng; tuy nhiên năng lực sản xuất thuốc nổ công nghiệp vẫn còn quá thấp so với nhu cầu. * Sản xuất cơ khí Ngành cơ khí của Tập đoàn TKV đến cuối quý 4/2015 gồm có 07 công ty con và 05 công ty trực thuộc công ty con chuyên chế tạo cơ khí, 01 viện nghiên cứu, thiết kế và 01 đơn vị có năng lực xây lắp & chế tạo kết cấu thép là Công ty TNHH MTV Môi trường. Các ngành, nghề cơ khí cụ thể gồm: Chế tạo thiết bị điện: 01 đơn vị; sửa chữa ô tô: 03 đơn vị; sửa chữa, chế tạo phụ tùng máy mỏ: 03 đơn vị; sửa chữa, chế tạo mũi khoan địa chất: 01 đơn vị; chế tạo thiết bị áp lực: 01 đơn vị; đóng tàu: 01 đơn vị (không kể Công ty CP đóng tàu Sông Ninh đang làm thủ tục phá sản); khác: 02 đơn vị. Ngoài ra, còn có 35 phân xưởng cơ khí, cơ điện sửa chữa trực thuộc các công ty con có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng thiết bị, xe, máy tại đơn vị, đồng thời tham gia trung, đại tu các thiết bị, xe, máy và gia công một số sản phẩm cơ khí phù hợp với năng lực hiện có của các xưởng như gia công chế tạo máy xúc đá, máy xúc thủy lực, sàng, tàu điện, chế tạo cột thủy lực đơn, khung, giá thủy lực, chế tạo phụ tùng, chế tạo vì chống lò,…. Tổng doanh, thu sản xuất cơ khí năm 2014 đạt 3.310 tỷ đồng và 2015 là 2,7 ngàn tỷ đồng. Bất cập, yếu kém: - Năng lực sản xuất đã có mới chỉ khai thác ở mức độ thấp; năng lực sản xuất chế tạo máy móc, thiết bị mỏ chính còn rất hạn chế, chủ yếu phải nhờ vào nhập khẩu. - Công tác nghiên cứu, tư vấn thiết kế còn nhiều hạn chế, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu. - Tổ chức các đơn vị cơ khí trong Tập đoàn còn manh mún, trong khi việc phân công, chuyên môn hóa, hợp tác hóa giữa các đơn vị còn những bất cập nên chưa phát huy tốt các NLSX hiện có. - Trình độ chuyên môn, tay nghề của cán bộ và công nhân kỹ thuật và trình độ trang thiết bị kỹ thuật tuy đã có cải thiện song còn thấp; xu hướng dịch chuyển lao động tay nghề cao ra khỏi các đơn vị cơ khí Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 65 - Đa phần các thiết bị quá cũ kỹ, lạc hậu, thiếu đồng bộ; - Thực hiện nội địa hóa và chế tạo thiết bị còn hạn hẹp; khả năng vươn ra thị trường ngoài Tập đoàn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh thu cơ khí, ngành cơ khí đang cố gắng nhằm cải thiện tình hình. * Sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác  Về sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD): - Hiện có 3 Nhà máy xi măng với tổng công suất 2,7 triệu tấn/năm (Xi măng La Hiên 0,95 triệu tấn, Xi măng Quán Triều 0,82 triệu tấn; Xi măng Tân Quang 0,91 triệu tấn), quản lý và khai thác 3 mỏ đá vôi và 2 mỏ đất sét. - Các cơ sở sản xuất VLXD khác chủ yếu tận dụng năng lực sản xuất sẵn có khai thác đá thải và phế thải trong quá trình sản xuất than, điện để sản xuất vôi, xỉ làm phụ gia cho xi măng, clinke, gạch không nung và tạo việc làm. - Năng lực sản xuất đã có còn dư thừa, chưa sử dụng hết do ngành xi măng có tổng công suất dư thừa so với nhu cầu thị trường.  Về xây lắp: Hiện có 02 Công ty Xây dựng hầm lò, 01 Công ty xây dựng công trình môi trường mỏ và một số đơn vị xây dựng thuộc các công ty con Tập đoàn, chủ yếu phục vụ xây dựng nội bộ công ty và trong Tập đoàn, khả năng vươn ra ngoài ngành rất hạn chế.  Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác cho đến nay chủ yếu phục vụ các hoạt động kinh doanh chính của Tập đoàn, bao gồm: - Khoa học công nghệ, y tế, đào tạo; - Tư vấn đầu tư, thiết kế, quản lý dự án; - Thương mại, du lịch, khách sạn, xuất khẩu lao động; - Hàng hải, vận tải - kho vận; - Trồng rừng gỗ trụ mỏ và dịch vụ môi trường. Nhìn chung, các hoạt động trên đây trong thời gian qua đã có bước phát triển khá so với trước, đáp ứng được ở mức độ nhất định nhu cầu của các đơn vị trong Tập đoàn và của xã hội. Tổng doanh thu tiêu thụ năm 2014 đạt 79.680,97 tỷ đồng và 2015 đạt 80.957,24 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có; trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân viên và trình độ trang bị kỹ thuật, cơ sở vật chất còn nhiều bất cập; lĩnh vực bất động sản chưa có hiệu quả. 2.2.3. Hiện trạng các nguồn lực chủ yếu của Tập đoàn TKV 2.2.3.1. Nguồn lực tài nguyên khoáng sản * Tài nguyên than Theo quy hoạch phát triển ngành Than đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt theo Quyết định số 403/2016/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ (viết tắt là QH403/2016), tổng tài nguyên than Việt Nam đã được điều tra đánh giá và thăm dò tính đến 31/12/2015 là 48.877.952 ngàn tấn. Trong đó: Trữ lượng là 2.260.358 ngàn tấn (chiếm 5%), tài nguyên chắc chắn và tin cậy là 1.298.465 ngàn tấn (chiếm 3%), tài nguyên dự tính là 2.686.834 ngàn tấn (chiếm 5%), tài nguyên dự báo 42.632.295 ngàn tấn (chiếm 87%). Tổng tài nguyên than và tài nguyên than do Tập đoàn TKV quản lý thể hiện trên bảng 2.2, 2.3. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 66 Bảng 2.2. Tổng tài nguyên than Việt Nam tính đến 31/12/2015 ĐVT: ngàn tấn Trữ lượng Khu vực Tổng số Bể than Đông Bắc 6.287.077 Bể than ĐBSH 42.010.804 Các mỏ than Nội địa 206.255 Các mỏ than địa phương 37.434 Các mỏ than bùn 336.382 Tổng cộng 48.877.952 Tài nguyên Chắc chắn Tin cậy Dự tính 211+221+331 222+332 333 111+121+122 Tổng 2.218.617 4.068.460 42.010.804 164.514 37.434 336.382 46.617.594 41.741 2.260.358 109.452 51.559 0 0 161.011 394.958 524.871 73.967 10.238 133.419 1.137.454 Dự báo 334a 334b 1.585.050 1.460.988 518.012 954.588 1.432.843 39.098.502 32.345 6.643 0 8.240 18.956 0 106.611 96.352 0 2.686.834 3.015.781 39.616.514 Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Bảng 2.3. Tổng tài nguyên, trữ lượng tính đến 31/12/2015 do TKV quản lý Cấp tài nguyên - trữ lượng (ngàn tấn) Chắc chắn Tin cậy Dự tính Dự báo Tỷ lệ tin TT Khu vực Tổng số cậy 111+121+211 122+222 334a+ 333 +221+331 +332 334b 1 2 3 4 5 6 Tổng cộng 6.388.307 588.771 2.157.440 1.217.432 2.424.664 43,0% I Bể than Đông Bắc 6.182.051 510.300 2.068.644 1.185.087 2.418.021 41,7% 1 Uông Bí 2.982 787 122.156 730.414 535.980 1.594.237 28,6% 2 Hòn Gai 1.359.210 167.091 420.545 319.876 451.698 43,2% 3 Cẩm Phả 1.840.054 221.053 917.684 329.231 372.086 61,9% II Vùng Nội địa 199.027 76.386 84.927 31.070 6.643 81,1% Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 * Các loại khoáng sản khác Bảng 2.4. Tài nguyên, trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu đến 31/12/2015 Trữ lượng Tên khoáng sản ĐVT 1. Bauxit 2. Titan-zircon (Lương Sơn, Bình Thuận) 3.Crom (Cổ Định, Thanh Hóa) 4. Đồng 5. Chì, kẽm 6. Thiếc 7. Quặng sắt 8. Vàng 9. Đất hiếm 10. Antimon 103t 121 122 286.430 610.645 103t tấn Tài nguyên Tổng 897.075 221 +222 346.532 Tin Tổng cậy Tổng TL+TN (%) 346.532 1.243.607 72 87.777 87.777 333 958.088 1.694.650 2.652.738 181.188 47.630 tấn 10.138 441.013 tấn 882 312.309 Tấn 10.317 3 10 tấn 78.085 254.093 Kg 4.347 tấn 2.216.603 tấn 2.542 351.961 60.055 184.679 313.191 67.558 431.248 10.317 288 12.907 332.178 134.850 122.927 4.347 4.922 2.216.603 1.762.768 2.542 5.309 87.777 228.818 2.881.556 92 244.734 498.806 13.195 257.777 4.922 1.762.768 5.309 596.695 811.997 23.512 589.955 9.269 3.979.371 7.821 59 39 44 56 47 56 32 Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nhận xét, đánh giá chung: * Về tài nguyên than: - So với Quy hoạch 60/2012 (Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt theo Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ - viết tắt là Quy hoạch 60/2012), tổng trữ lượng, tài nguyên theo Quy hoạch điều chỉnh 403/2016 tăng từ 48.728.952 ngàn tấn lên 48.877.952 (tăng 149.000 ngàn tấn, bằng 0,3%). Trong đó: Bể than Đông Bắc giảm 2.539.846 ngàn tấn (giảm 29%), bể Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 67 than đồng bằng sông Hồng tăng lên 2.659.188 ngàn tấn (tăng 7%) nguyên nhân chủ yếu là do cập nhật các tài liệu, báo cáo địa chất mới tại thời điểm hiện nay. Trữ lượng, tài nguyên cấp chắc chắn và tin cậy toàn ngành tăng từ 6% lên 7%. - Trong tổng tài nguyên-trữ lượng toàn ngành là 48.877.952 ngàn tấn, thì khu vực huy động chính của quy hoạch là bể than Đông Bắc có tổng tài nguyên-trữ lượng là 6.287.077 ngàn tấn (chiếm 13%); khoảng 1.643.103 ngàn tấn đang nằm phía dưới diện tích quy hoạch vùng cấm và tạm cấm khai thác khoáng sản, khoảng 442.205 ngàn tấn đang nằm phía dưới diện tích quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, khu tâm linh, quốc phòng. Như vậy, nếu loại trừ phần tài nguyên than bị tạm cấm khai thác này thì trữ lượng than của bể than Đông Bắc còn lại đưa vào quy hoạch là 4.201.769 ngàn tấn (bằng 66,8%). - Tài nguyên than đã giao cho TKV quản lý là 6.388.307 ngàn tấn, riêng tại vùng Uông Bí chỉ chiếm 47%. Với mức sản lượng than nguyên khai 50 triệu tấn/năm và hệ số tổn thất khai thác 25% và tổn thất ở các trụ than bảo vệ không được phép khai thác do các yếu tố kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường thì phần trữ lượng than đã xác định nêu trên chỉ đảm bảo khai thác trong khoảng 35 năm, tức là đến năm 2050. - Mức độ tin cậy về tài nguyên, trữ lượng than đã được thăm dò còn rất hạn chế, tỷ lệ tin cậy trung bình là 43%, một số vùng tỷ lệ tin cậy rất thấp như Uông Bí 28,6%. * Về tài nguyên khoáng sản khác: - Khoáng sản bauxit: Trong diện tích đã được TKV thăm dò, trữ lượng đạt tỷ lệ 72,1% so với tổng trữ lượng tài nguyên. Với trữ lượng đã thăm dò (cấp 121+122) đạt 897.075 nghìn tấn tinh quặng hoàn toàn đáp ứng cho mục tiêu phát triển các dự án sản xuất alumin đến năm 2020: 1,2 triệu tấn; năm 2025: 2,6÷ 3,9 triệu tấn và tầm nhìn đến năm 2030: 5,2 ÷7,8 triệu tấn. - Khoáng sản titan: Dự kiến trữ lượng đạt được sau thăm dò đối với khu Lương Sơn I: 100 km2 giao cho TKV là 87.777 ngàn tấn khoáng vật titan và zircon. - Các khoáng sản khác: Tỷ lệ trữ lượng tin cậy của khoáng sản cromit 92%; khoáng sản đồng 59%; khoáng sản chì kẽm 39%; khoáng sản thiếc 44%; khoáng sản sắt 56%; khoáng sản vàng 47%; khoáng sản đất hiếm 56%; khoáng sản antimon 32%. - Công tác thăm dò các mỏ thiếc sa khoáng gặp khó khăn do phần lớn là đất canh tác lúa 2 vụ. - Trữ lượng đã thăm dò đảm bảo cho nhu cầu khai thác đến 2030 gồm bauxit, cromit, đất hiếm, quặng sắt mỏ Thạch Khê. - Đối với khoáng sản đồng, căn cứ Quyết định số 6000/QĐ-BCT ngày 23/8/2013 của Bộ Công thương điều chỉnh nâng công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai giai đoạn đến 2015 là 30.000 tấn/năm, giai đoạn 2016÷2025 là 50.000 ngàn tấn/năm thì trữ lượng đã được thăm dò đủ điều kiện để khai thác chỉ đáp ứng được 7÷8 năm, cần đẩy nhanh việc thăm dò tài nguyên, khoáng sản đồng. - Đối với khoáng sản chì, kẽm: Hiện công suất của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên là 10.000 tấm kẽm kim loại/năm, dự kiến sẽ nâng công suất lên 15.000 tấn kẽm kim loại/năm, vì vậy cần phải thăm dò tiếp mới đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. - Các loại khoáng sản còn lại như quặng thiếc cung cấp cho các nhà máy luyện hiện có tại Thái Nguyên, Cao Bằng, Nghệ An; quặng sắt cung cấp cho nhà máy thuộc dự án luyện gang Cao Bằng đều cần phải tiếp tục thăm dò mới bảo đảm được nguồn nguyên liệu cho các dự án đã được đầu tư. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 69 TT 1 1.1 1.2 a b 1.3 2 2.1 2.2 3 3.1 3.2 3.3 Bảng 2.5 - Tổng hợp tình hình vốn và tài sản từ 2008- 2015 của Tập đoàn TKV Vốn, tài sản 1-1-08 31-12-08 31-12-09 31-12-10 31-12-11 31-12-12 31-12-13 31-12-14 31-12-15 Tổng vốn kinh doanh (tỷ đồng) 31.634 48.809 61.509 85.422 103.371 117.198 133.954 133.733 138.531 Vốn chủ sở hữu 11.089 15.679 18.577 24.947 30.428 32.787 35.227 34.296 35.268 Tổng số nợ phải trả 19.857 31.739 41.477 58.731 71.112 81.893 95.703 96.446 100.026 Nợ dài hạn 10.213 15.208 23.197 28.870 44.641 49.607 63.232 62.805 62.800 Nợ ngắn hạn 9.644 16.531 18.281 29.860 26.471 32.286 32.471 33.640 37.226 Lợi ích cổ đông tối thiểu 688 1.391 1.455 1.744 1.830 2.498 3.024 2.991 3.237 Hệ số nợ Nợ/Tổng tài sản Nợ/vốn CSH Tổng tài sản (tỷ đồng) Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,63 1,69 31.634 20.916 10.717 1,11 0,65 0,67 0,69 0,69 0,70 0,71 0,721 0,722 1,86 2,07 2,20 2,34 2,32 2,50 2,52 2,84 48.809 61.509 85.422 103.371 117.198 133.954 133.733 138.531 29.007 39.317 56.221 74.515 87.125 99.174 100.790 106.703 19.802 22.192 29.201 28.855 30.073 34.780 32.943 31.828 1,20 1,21 0,98 1,09 0,93 1,07 1,03 0,85 Nguồn: Tác giả tập hợp và tính toán từ báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn TKV Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 70 2.2.3.2. Nguồn lực vốn kinh doanh Trong những năm gần đây, tình hình vốn và tài sản của Tập đoàn TKV như sau (Bảng 2-5). Nhận xét, đánh giá chung về vốn và tài sản: Xét tổng thể trên toàn Tập đoàn trong giai đoạn 2008 - 2015, tình hình vốn và tài sản của tập đoàn đều có sự gia tăng về mặt lượng, tại cuối năm 2015 nếu so với đầu giai đoạn là năm 2008 tổng vốn kinh doanh đã tăng 4,38 lần, trong đó vốn chủ sở hữu tăng 3,18 lần, nợ phải trả tăng 5,04 lần, lợi ích của cổ đông tối thiểu tăng 4,7 lần; về tài sản, tài sản ngắn hạn tăng 2,97 lần, tài sản dài hạn tăng 5,1 lần. Nhìn chung tuy chỉ tiêu hệ số nợ/ tổng tài sản và Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu có sự gia tăng qua các năm, song chỉ tiêu Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu vẫn nằm trong giới hạn an toàn; hệ số thanh toán ngắn hạn ở mức chấp nhận được; tuy nhiên so với nhu cầu đầu tư phát triển trong thời gian tới thì nguồn vốn chủ sở hữu của toàn Tập đoàn còn rất thấp. 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV 2.3.1. Thực trạng phát triển bền vững sản xuất kinh doanh của Tập đoàn TKV 2.3.1.1. Thực trạng tăng trưởng quy mô sản xuất kinh doanh * Quy mô và tốc độ tăng trưởng của doanh thu và sản lượng Cơ cấu kinh doanh của Tập đoàn TKV theo ngành nghề kinh doanh như sau: a) Các ngành, nghề kinh doanh chính: gồm công nghiệp than, khoáng sản luyện kim, điện lực, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí. b) Các công nghiệp khác liên quan tới sản xuất chính: gồm công nghiệp vật liệu xây dựng; hóa chất; quản lý khai thác các công trình giao thông, bến bãi phục vụ khai thác, vận chuyển than - khoáng sản cảng và hàng hóa; quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình. c) Các ngành nghề khác. Quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh thu, sản lượng của Tập đoàn TKV từ 2008 - 2015 được tổng hợp ở phụ lục 08, bảng 2.1 và biểu đồ 2.1. Biểu đồ 2.1 - Quy mô doanh thu và thu nhập của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Qua biểu đồ cho thấy trong giai đoạn 2008 - 2015 quy mô doanh thu và thu nhập của Tập đoàn có xu hướng gia tăng về lượng, đạt mức cao vào những năm 2010, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 71 2011 với tổng doanh thu lần lượt là 84.439 tỷ đồng vào năm 2010 và 90.090 tỷ đồng vào năm 2011. Tuy nhiên quy mô này không giữ được vào năm 2012 và 2013 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2012 tổng doanh thu và thu nhập giảm xuống còn 77.845 tỷ đồng, giảm 13,59% so với năm 2011, đến năm 2013 cùng với rất nhiều nỗ lực của Tập đoàn và các đơn vị thành viên nên tình hình hoạt động kinh doanh đã có mức tăng trưởng nhẹ, tổng doanh thu và thu nhập đạt 81.056 tỷ đồng, so với năm 2012 đã tăng trưởng 4,12%. Trong đó, doanh thu sản xuất than đạt khoảng 43.600 tỷ đồng, doanh thu sản xuất điện trên 9.400 tỷ đồng, gần gấp 2 lần năm 2012. Sang năm 2015, tổng doanh thu sản xuất kinh doanh toàn tập đoàn đạt 82.220 tỷ đồng, bằng 102,2% kế hoạch điều chỉnh (giảm 6% so với kế hoạch đầu năm) và tăng 1,29% so với năm 2014. Trong đó, doanh thu tiêu thụ than đạt 41.400 tỷ đồng, bằng 101,7% so với kế hoạch điều chỉnh và bằng 104,3% so với thực hiện năm 2014. Doanh thu khoáng sản đạt 5.522 tỷ đồng, bằng 81,8% kế hoạch điều chỉnh và bằng 83,2% so với thực hiện năm 2014, nguyên nhân là do giá bán các sản phẩm khoáng sản, alumin giảm mạnh so với năm 2014. Doanh thu sản xuất điện (bao gồm cả điện tự dùng) đạt 11.977 tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch điều chỉnh và bằng 106,7% so với thực hiện năm 2014. Doanh thu sản xuất và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp đạt 4.388 tỷ đồng, bằng 104,5% so với kế hoạch và bằng 112,6% so với thực hiện năm 2014. Doanh thu sản xuất cơ khí đạt 2.704 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch. Về sản xuất, trong năm 2015, lượng than nguyên khai sản xuất đạt 37,73 triệu tấn, bằng 101,4% so với kế hoạch điều chỉnh và bằng 101,1% so với thực hiện năm 2014, trong đó than lộ thiên đạt 17,4 triệu tấn, bằng 95,4% so với năm 2014, than hầm lò đạt 20,33 triệu tấn bằng 105,6% so với năm 2014. Than sạch sản xuất tổng số đạt 35 triệu tấn, trong đó than nhập khẩu đạt 460 ngàn tấn, bằng 92% kế hoạch. Than tiêu thụ toàn tập đoàn đạt 35,5 triệu tấn, bằng 102,3% so với năm 2014, trong đó than bán trong nước đạt 34,24 triệu tấn, bằng 118,9% so với năm 2014 (hộ điện đạt 22,6 triệu tấn tăng 32% so với năm 2014, xi măng đạt 3,7 triệu tấn, giảm 14% so với năm 2014), than xuất khẩu đạt 1,26 triệu tấn bằng 42% so với kế hoạch đầu năm (do đầu năm chính phủ chưa cho phép xuất khẩu than có chất lượng thấp) và bằng 21,3% so với thực hiện năm 2014. Về sản xuất khoáng sản: sản xuất tinh quặng đồng cả năm 2015 là 50.200 tấn, bằng 105,5% so với năm 2014, đồng tấm 11.316 tấn bằng 107,8% so với năm 2014, kẽm thỏi 9.428 tấn bằng 101% so với năm 2014, quặng sắt và tinh quặng sắt đạt 305.800 tấn, bằng 128% so với năm 2014, vàng đạt 542kg, bằng 112,7% so với năm 2014. Sản lượng tiêu thụ đồng tấm 11.251 tấn bằng 102,3% thực hiện năm 2014; kẽm thỏi đạt 10.949 tấn bằng 108% năm 2014, thiếc thỏi đạt 675 tấn bằng 76% thực hiện năm 2014, vàng đạt 555kg, bằng 98,6% so với thực hiện năm 2014. Sản phẩm alumin bắt đầu sản xuất năm 2013 đạt mức 297,2 ngàn tấn, sang năm 2014 đạt 501 ngàn tấn, năm 2015 sản xuất đạt 541,8 ngàn tấn, bằng 108,1% so với năm 2014 và bằng 182,3% so với năm 2013; tiêu thụ năm 2015 đạt 499 ngàn tấn, bằng 99,6% so với năm 2014. Về sản xuất điện: năm 2015 tập đoàn sản xuất và tiêu thụ 8,991 tỷ KWh, bằng 106,5% so với năm 2014. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 72 Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp: Năm 2015, sản xuất thuốc nổ các loại đạt 64.000 tấn, bằng 92,5% so với thực hiện năm 2014, sản xuất Nitrat Amon 87 tấn đạt 43% công suất thiết kế (200.000 tấn/năm). Sản xuất cơ khí: Năm 2015 tập đoàn sản xuất được 7 máy xúc đá hầm lò, 6 đầu tàu điện; sửa chữa 302 cái ô tô, xe gạt, máy xúc, máy khoan, chế tạo 7.451 phụ tùng, chế tạo thiết bị đạt 9.830 tấn. Chế tạo nhiều phục tùng máy khai thác, cột chống thủy lực, giá chống, uốn thép vì chống lò, chế tạo răng gầu EKG các loại, máng cào, xe gòong các loại đáp ứng yêu cầu sản xuất. Sản xuất kinh doanh khác: khối lượng khoan thăm dò khảo sát thực hiện cả năm 2015 là 244.000 mét khoan, tương đương với thực hiện năm 2014; các công trình môi trường đảm bảo đúng tiến độ, nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại Cẩm Phả đã đi vào hoạt động ổn định và đã xử lý 1,6 triệu lít dầu nhờn đảm bảo chất lượng cung cấp lại cho các nhà máy điện trong Tập đoàn 1,4 triệu lít dầu tái chế; đã sản xuất và tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn xi măng mỗi năm, …. Những con số trên cho thấy trong những năm gần đây Tập đoàn đã có dấu hiệu phục hồi khá tốt, vượt qua khó khăn của khủng hoảng kinh tế để hoàn thành kế hoạch và có sự tăng trưởng so với năm trước. * Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của vốn Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của vốn kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 được thể hiện trong Phụ lục 7.1 và các biểu đồ 2.2, 2.3, 2.4. Qua biểu đồ 2.2 cho thấy quy mô vốn của toàn Tập đoàn nói chung và của Công ty mẹ Tập đoàn nói riêng đều có sự tăng trưởng qua các năm. Ở thời điểm đầu giai đoạn năm 2008, tổng vốn của toàn Tập đoàn là 31.634 tỷ đồng, tại thời điểm cuối năm 2015, tổng vốn toàn Tập đoàn là 138.531 tỷ đồng, so với cùng thời điểm đầu giai đoạn đã tăng hơn gấp 3 lần với tỷ lệ tăng là 337,9%. Trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả đầu năm 2008 là 19.857 tỷ đồng, cuối năm 2015 là 100.026 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 403,7%; vốn chủ sở hữu đầu năm 2008 là 11.089 tỷ đồng, cuối năm 2015 là 35.268 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 218,1%; lợi ích của cổ đông thiểu số đầu năm 2008 là 688 tỷ đồng, cuối năm 2015 là 3.237 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 370,6%. Với công ty mẹ Tập đoàn tổng nguồn vốn đầu giai đoạn năm 2008 là 20.218 tỷ đồng, cuối năm 2015 là 99.001 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 389,7%. Xét trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả đầu năm 2008 là 11.169 tỷ đồng, cuối năm 2015 là 65.841 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 489,5%; vốn chủ sở hữu đầu năm 2008 là 9.049 tỷ đồng, cuối năm 2015 là 33.160 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 266,4%. Như vậy, xét trong toàn bộ Tập đoàn hoặc trong cơ cấu vốn của công ty mẹ thì tổng nguồn vốn tăng chủ yếu là do nợ phải trả tăng, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng về quy mô nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với nợ phải trả. Quy mô nguồn vốn tăng biểu hiện mức độ tăng trưởng của Tập đoàn, là điều kiện cần để phát triển Tập đoàn, tuy nhiên việc gia tăng các khoản nợ nhiều hơn nguồn vốn chủ sở hữu lại là một dấu hiệu có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình PTBV của Tập đoàn. Đối với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, trong cơ cấu nguồn vốn còn có một thành phần là lợi ích của cổ đông thiểu số. Đây là phần lợi ích của các cổ đông Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 73 không nắm quyền chi phối, cũng là một dạng chủ sở hữu của đơn vị, do đó xét từ khía cạnh tài chính nó cũng thuộc nguồn vốn, cụ thể có thể coi như đây là một dạng đặc biệt của nguồn vốn chủ sở hữu trong Tập đoàn. Trong giai đoạn 2008 đến 2015, phần lợi ích này của Tập đoàn không ngừng tăng trưởng, đến cuối năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng 370,6% so với đầu giai đoạn năm 2008, đây là điều có thể coi là hợp lý, vì càng thực hiện quá trình cổ phần hóa, tỷ lệ sở hữu của Công ty mẹ Tập đoàn với các công ty con sẽ càng giảm đi, nhường chỗ cho các cổ đông thiểu số khác nên tốc độ tăng lớn là điều có thể chấp nhận được. Biểu đồ 2.2 - Quy mô vốn (Tài sản) của Toàn Tập đoàn và Công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 Đơn vị tính: Tỷ VND Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV và báo cáo tài chính của Công ty Mẹ Tập đoàn TKV từ năm 2008-2015. Tuy quy mô vốn có sự gia tăng, nhưng nếu xét về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm thì cả tổng nguồn vốn cũng như thành phần chi tiết là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều có tốc độ tăng trưởng không ổn định và giảm dần qua các năm, đặc biệt ở năm 2012 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới (biểu 2.3). Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm cho thấy khó khăn trong quá trình huy động vốn của Tập đoàn, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu giảm rất mạnh trong năm 2012, đến năm 2014 vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, thậm chí năm 2014 tổng nguồn vốn của tập đoàn còn giảm 0,16%, vốn chủ sở hữu giảm 2,64%, trong khi nợ phải trả lại tăng 0,78%; sang năm 2015 tuy tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu đã có sự tăng trưởng song tốc độ tăng trưởng cũng không cao cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn đã ảnh hưởng đến chiến lược huy động vốn của Tập đoàn, làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bền vững của Tập đoàn. Xét về cơ cấu nguồn vốn, qua biểu đồ 2.4 cho thấy trong giai đoạn 2008 - 2015, cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn và công ty mẹ tập đoàn đều thiên về các khoản nợ phải trả, nợ phải trả trong giai đoạn này đều chiếm trên 60% trong tổng nguồn vốn, các khoản nợ phải trả năm sau cao hơn năm trước (đầu năm 2008 tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 62,77%, đến cuối năm 2008 là 65, 03%, năm 2009 là 67, 43%, năm 2010 là 68, 75%, năm 2011 là 68, 79%, năm 2012 là 69,88%, đặc biệt cuối năm 2015 tăng mạnh lên mức 72,2%). Nếu so với đầu giai đoạn năm 2008, tại cuối năm 2015, tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của Tập đoàn đã tăng 15,03%. Nợ phải trả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 74 tăng chủ yếu do các khoản nợ dài hạn tăng lên, tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả toàn Tập đoàn đầu năm 2008 là 51,43%, cuối năm 2008 là 47,92%, cuối năm 2009 là 55,93%, cuối năm 2010 là 49,16%, cuối năm 2011 là 49,16%, cuối năm 2012 là 60,58%, cuối năm 2013 là 66,07%, cuối năm 2014 là 65,12%, cuối năm 2015 là 62,78%. Nguyên nhân gia tăng các khoản nợ là do tập đoàn TKV gia tăng các khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và đầu tư cho các dự án của tập đoàn. Chẳng hạn trong năm 2015, TKV đã ký kết các hợp đồng hạn mức và giải ngân các khoản vay ngắn hạn với các ngân hàng trong và ngoài nước phục vụ nhu cầu vốn lưu động với tổng giá trị hạn mức ngắn hạn lên đến 1 tỷ USD. Biểu đồ 2.3 - Tốc độ tăng trưởng vốn của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 Đơn vị tính:%/năm Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015. Xét về xu hướng của các khoản nợ, qua biểu đồ 2.5 cho thấy tỷ trọng của các khoản nợ ngắn hạn có xu hướng ngày càng giảm đi, để thay thế bằng những khoản nợ dài hạn có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt từ năm 2011 trở đi. Việc tăng nợ phải trả dài hạn do Tập đoàn gia tăng các khoản vay dài hạn của các Ngân hàng cho các dự án lớn như: khoản vay 300 triệu USD năm 2013, thời hạn 13 năm theo chương trình bảo hiểm tín dụng NEXI có bảo lãnh Bộ Tài chính cho Dự án Tổ hợp Bô xít- Nhôm Lâm Đồng; khoản vay trị giá 275 triệu USD, thời hạn 13 năm từ Ngân hàng BNP Paribas và Bank of China cho dự án Nhà máy Nhiệt Điện Mạo Khê theo chương trình bảo hiểm tín dụng của Sinosure có bảo lãnh Bộ Tài chính Việt Nam; khoản vay dài hạn trị giá 1.000 tỷ đồng từ BIDV, thời hạn 13 năm cho dự án Nhà máy sản xuất Amon Nitrat; Khoản vay dài hạn trị giá 450 tỷ từ Ngân hàng VP Bank cho đầu tư phát triển các dự án Than; các khoản vay tín dụng để hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ như: gói tín dụng ưu đãi trị giá 1.000 tỷ đồng từ BIDV, gói tái cấu trúc tài chính trị giá 6.900 tỷ đồng từ ngân hàng VietinBank; vay tài trợ dự án đảm bảo nguồn vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm của Tập đoàn như dự án Khe Chàm III, Khe Chàm II-IV, tuyển than Khe Chàm. Ngoài các khoản vay của các Ngân hàng thì việc phát hành trái phiếu trong những năm gần đây của Tập đoàn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 75 khoản vay nợ dài hạn gia tăng. Từ năm 2007-2009, TKV đã phát hành 2 đợt trái phiếu, với tổng giá trị 3.000 tỷ đồng, năm 2012 và 2013 giá trị trái phiếu phát hành tương ứng là 3.000 tỷ đồng và 5.000 tỷ đồng, năm 2014 là 3.000 tỷ đồng, năm 2015 là 5.000 tỷ đồng và năm 2016 dự kiến từ 3.000 - 5000 tỷ đồng. Tập đoàn là một trong những đơn vị có giá trị trái phiếu phát hành trong nước lớn nhất toàn thị trường với tổng khối lượng phát hành chiếm khoảng 25% tổng lượng phát hành của trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (năm 2013). Các nguồn vốn vay dài hạn này đã bổ sung kịp thời cho các dự án trọng điểm của Tập đoàn như: Các dự án Nhôm Bô xít, dự án Nhà máy sản xuất Amon Nitrat, các dự án Than... Biểu đồ 2.4 - Cơ cấu vốn của Toàn Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 -2015 ĐVT: % Tập đoàn TKV Công ty mẹ TKV Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính của Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV từ năm 2008 - 2015 Cùng với việc gia tăng các khoản nợ vay thì lượng vốn chủ sở hữu của Tập đoàn cũng giảm đi trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cao nhất vào đầu giai đoạn năm 2008 và đạt 35,05%, sau đó giảm dần đến cuối năm 2013 chỉ còn 26,3%, cuối năm 2014 là 25,65%, cuối năm 2015 là 25,46%, với tỷ lệ giảm là 27,37%. Tỷ trọng lợi ích của cổ đông thiểu số trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng không lớn và khá ổn định trong giai đoạn này, cụ thể lần lượt là: cuối năm 2008 là 2,85%, cuối năm 2009 là 2,37%, cuối năm 2010 là 2,04%, cuối năm 2011 là 1,77%, cuối năm 2012 là 2,13%, cuối năm 2013 là 2,26%, cuối năm 2014 là 2,24% và cuối năm 2015 là 2,34%. Việc gia tăng được các khoản vay nợ, đặc biệt là các khoản nợ vay dài hạn chứng tỏ uy tín của Tập đoàn trên thị trường được giữ vững, hệ số tín nhiệm cao, tuy nhiên nếu xét từ khía cạnh phát triển bền vững thì việc giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu, gia tăng các khoản vay nợ, đặc biệt là vay nợ dài hạn sẽ mang lại những rủi ro tiềm ẩn rất lớn cho Tập đoàn, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình PTBV Tập đoàn. Để duy trì được mục tiêu PTBV, Tập đoàn cần quan tâm đến hiệu quả của việc sử dụng các khoản vay nợ này, sao cho tỷ suất sinh lời trước thuế và lãi vay đạt được phải đủ bù Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 76 đắp chi phí sử dụng vốn vay thì mới tạo được hiệu ứng đòn bẩy tài chính dương nhằm gia tăng khả năng sinh lời cho Tập đoàn, nếu không rủi ro gặp phải sẽ rất lớn. Biểu đồ 2.5 - Xu hướng cơ cấu nợ phải trả của Toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn từ năm 2008 - 2015 * Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của tài sản Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng tài sản của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 được thể hiện trong phụ lục 7.2 và các biểu đồ 2.2, 2.6, 2.76. Qua biểu đồ 2.2 cho thấy cũng giống quy mô vốn, quy mô tài sản của toàn Tập đoàn nói chung và của Công ty mẹ Tập đoàn nói riêng đều có sự tăng trưởng qua các năm, ở thời điểm đầu giai đoạn năm 2008, tổng tài sản của toàn Tập đoàn là 31.634 tỷ đồng, tổng tài sản toàn Tập đoàn tại thời điểm cuối năm 2013 là 133.945 tỷ đồng, cuối năm 2014 là 133.733 tỷ đồng, cuối năm 2015 là 138.531 tỷ đồng, so với đầu giai đoạn đã tăng hơn gấp 3 lần với tỷ lệ tăng là 337,9%. Với công ty mẹ Tập đoàn tổng Tài sản đầu năm 2008 là 20.218 tỷ đồng, cuối năm 2015 là 99.001 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 389,7%. Quy mô tài sản tăng trong đó chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định với tổng giá trị TSCĐ đầu giai đoạn là 18.808 tỷ đồng, cuối năm 2013 tăng lên đạt 93.770 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng năm 2013 so với năm 2008 là 398,56%. Nguyên nhân là do đặc thù khai thác mỏ phải đầu tư xây dựng cơ bản các đường lò và mua sắm các máy móc thiết bị có giá trị lớn để phục vụ sản xuất nên lượng vốn đầu tư vào loại tài sản này lớn. Trong những năm gần đây, do tài nguyên cạn kiệt dần, điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu nên tỷ trọng đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị càng gia tăng dẫn đến quy mô TSCĐ ngày càng lớn. Tuy nhiên nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì cho dù quy mô tài sản có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và TSDH lại có xu hướng giảm dần, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản tăng mạnh nhất vào năm 2008 với tỷ lệ tăng là 54,29%, sau đó biến động không ổn định và đến năm 2012 thì giảm hẳn với tốc độ tăng trưởng chỉ còn 13,38%, năm 2013 có tăng lên mức 14,30%, nhưng mức tăng không đáng kể, sang đến năm 2014 giảm 0,16%, năm 2015 tăng trưởng tổng tài sản là 3,59%. Cá biệt trong các năm 2014, 2015 TSNH có xu hướng giảm mạnh, cụ thể TSNH năm 2014 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 77 giảm 5,28%, năm 2015 giảm 3,38%; TSDH tuy có tăng nhưng mức tăng không đáng kể với 1,63% năm 2014; 5,87% năm 2015. TSNH không tăng mà có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu ngắn hạn giảm 20%, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 72%. Tốc độ tăng trưởng Tài sản của Tập đoàn giảm dần, cho thấy đây là dấu hiệu chưa tốt đối với quá trình PTBV. Biểu đồ 2.6 - Tốc độ tăng trưởng của Tài sản Toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT:%/năm Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn từ năm 2008 - 2015. Xét về cơ cấu tài sản, qua biểu đồ 2.7 cho thấy trong tổng giá trị tài sản toàn Tập đoàn và công ty mẹ giai đoạn 2008 - 2015, tỷ trọng Tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ vượt trội hơn so với tài sản ngắn hạn và tăng dần qua các năm. Nếu như ở thời điểm đầu giai đoạn năm 2008, tỷ trọng TSDH toàn tập đoàn TKV là 66,12%, cuối năm 2008, 2009 có giảm đi một chút thì đến những năm gần đây tỷ trọng này lại có xu hướng gia tăng và đạt mức khoảng 74% trong tổng giá trị tài sản ở cuối năm 2012, 2013, năm 2014 đạt 75,37% và năm 2015 đạt 77,02%. Trong tổng giá trị TSDH, loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất là TSCĐ, ở mỗi năm đều chiếm khoảng trên 90% tổng giá trị tài sản dài hạn, thấp nhất là đầu năm 2008 với tỷ trọng trong tổng giá trị tài sản dài hạn là 89,92%, cao nhất là năm 2012 với tỷ trọng là 95,07%, năm 2013 là 94,55%, các năm 2014 và 2015 tỷ trọng TSCĐ có giảm đi song vẫn đạt khoảng 70% trong tổng giá trị tài sản dài hạn. Cơ cấu tài sản như vậy là hoàn toàn hợp lý vì đặc thù của Tập đoàn là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nên cần đầu tư nhiều vào các trang thiết bị và công nghệ phục vụ sản xuất. Qua bảng 2.6 cho thấy trong tổng giá trị TSNH, các tài sản có tỷ trọng cao lần lượt là Hàng tồn kho, tỷ trọng trong tổng giá trị TSNH thấp nhất vào cuối năm 2010 là 25,25%, cao nhất vào cuối năm 2015 với tỷ lệ là 53,41%, tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn, tỷ trọng trong tổng giá trị TSNH thấp nhất vào cuối năm 2008 với tỷ lệ là 25,99%, cao nhất vào cuối năm 2015 với tỷ lệ là 34,58%, tiền và tương đương tiền có tỷ trọng trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn thấp nhất vào cuối năm 2015 với tỷ trọng trong tổng TSNH là 6,67%, cao nhất vào cuối năm 2009 với tỷ lệ đạt là 30,61%. Xu hướng biến động cơ cấu các loại tài sản ngắn hạn này được thể hiện trên biểu đồ 2.8. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 78 Biểu đồ 2.7 - Cơ cấu tài sản toàn Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT: % Tập đoàn TKV Công ty mẹ TKV Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính của Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV từ năm 2008 - 2015 Qua biểu đồ cho thấy một số khoản có xu hướng biến động giảm là tiền và tương đương tiền có tỷ trọng trong tổng giá trị TSNH giảm mạnh qua các năm, tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; các khoản có xu hướng biến động tăng là hàng tồn kho, tăng rất mạnh từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2015, tài sản ngắn hạn khác cũng có xu hướng tăng nhẹ. Nguyên nhân chính là do trong những năm gần đây do nền kinh tế chưa hồi phục nên nhu cầu than trong nước của các khách hàng lớn là điện, xi măng,… sụt giảm, dẫn đến công tác tiêu thụ kém hơn, hàng tồn kho tăng cao, các khoản phải thu của khách hàng giảm, lượng tiền tại Tập đoàn theo đó cũng giảm bớt làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Tập đoàn. Một nguyên nhân nữa của hàng tồn kho cao là do một số đơn vị thành viên của tập đoàn còn chưa nghiêm túc thực hiện, điều hành theo kế hoạch sản lượng của Tập đoàn giao, mức thực hiện vẫn còn vượt cao, trong điều kiện than tồn kho của TKV còn cao, điều này làm lượng hàng tồn kho của TKV đã cao còn cao hơn, điển hình như: năm 2015 công ty than Nam Mẫu vượt 61 ngàn tấn, công ty than Khe Chàm vượt 58 ngàn tấn, công ty than Mạo Khê vượt 56 ngàn tấn, công ty than Việt Bắc vượt 85 ngàn tấn. Những biểu hiện này cho thấy cơ cấu và xu hướng tăng trưởng tài sản ngắn hạn của Tập đoàn chưa thật sự bền vững. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 79 Bảng 2.6 - Tỷ trọng từng khoản mục TSNH trong tổng TSNH toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015 ĐVT: % Tỷ trọng trong tổng TSNH Tiền và các khoảnTĐ tiền Các khoản ĐTTC NH Các khoản phải thu NH Hàng tồn kho TSNH khác CN 2007 CN 2008 CN 2009 CN 2010 CN 2011 CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 26,07 26,70 30,61 26,57 25,72 17,08 14,64 16,18 6,67 6,94 3,23 5,28 3,63 1,02 0,03 0,09 0,13 0,36 26,68 34,99 5,33 25,99 40,27 3,81 29,71 31,70 2,70 42,08 25,25 2,47 34,26 33,76 5,24 32,96 45,10 4,83 29,03 44,75 11,50 27,81 50,46 5,41 34,58 53,41 4,98 Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn từ năm 2008 - 2015 Biểu đồ 2.8 - Xu hướng biến động trong cơ cấu TSNH toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT: % Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn từ năm 2008 - 2015 2.3.1.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của tập đoàn TKV *Về hiệu quả hoạt động kinh doanh Qua phụ lục 08 cho thấy lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn này đạt cao nhất vào năm 2011 là 8.632,5 tỷ đồng, đến năm 2012 chỉ còn 3.415 tỷ đồng, năm 2013 còn 3.050,35 tỷ đồng, năm 2014 còn 2.816,26 tỷ đồng và sang năm 2015 chỉ còn 838,67 tỷ đồng, bằng 29,78% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh chi phí khắc phục hậu quả mưa lũ và chi phí chênh lệch tỷ giá tăng cao trong năm. Tuy nhiên, nếu xét về xu hướng biến động qua biểu đồ 2.9 cho thấy ở những năm 2010 và 2011 do tốc độ tăng trưởng của doanh thu cao hơn tốc độ gia tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận toàn Tập đoàn tăng mạnh, song bắt đầu từ năm 2012 và 2013, do khó khăn chung của nền kinh tế làm giảm mạnh sản lượng tiêu thụ, đặc biệt là lượng tiêu thụ từ các nhà máy sản xuất điện, xi măng, vật liệu xây dựng và sản lượng than xuất Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 80 khẩu, đồng thời giá cả yếu tố đầu vào gia tăng, làm chi phí tăng với mức độ lớn hơn. Mặt khác, trên thị trường quốc tế, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhu cầu năng lượng giảm, giá than thế giới hiện nay giảm khoảng 30% so với năm 2011, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí, làm ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng lợi nhuận toàn Tập đoàn. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế so với năm liền trước ở năm 2010 cao nhất và đạt 76,47%, đến năm 2011 giảm xuống còn 0,26% và sang năm 2012 không những không đạt tăng trưởng lợi nhuận mà lợi nhuận trước thuế còn giảm 60,44%, năm 2014 lợi nhuận trước thuế giảm 7,67%, sang năm 2015 giảm 70,22%, nguyên nhân chính là do trong năm này phát sinh quá nhiều chi phí khắc phục hậu quả của thiên tai tại các mỏ than ở vùng Quảng Ninh. Biểu đồ 2.9 - Xu hướng biến động chi phí, doanh thu, lợi nhuận toàn tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT: %/năm Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Về khả năng quay vòng hàng tồn kho và các khoản phải thu, theo tính toán của tác giả (xem phụ lục 8) và biểu đồ 2.10 , trong giai đoạn 2008 - 2015, số vòng quay hàng tồn kho đạt được cao nhất vào năm 2010 và đạt 8,15 vòng/năm, sau đó giảm dần đều và đạt thấp nhất vào năm 2014 với 3,83 vòng/năm và năm 2015 với 3,91 vòng/năm, điều này cho thấy công tác tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn chưa tốt. Về các khoản phải thu ngắn hạn, số vòng quay các khoản phải thu trong giai đoạn này cũng giảm dần đều, năm 2008 đạt cao nhất và ở mức 13,12 vòng/năm, trong những năm sau giảm dần, đến năm 2013 có tăng trưởng nhẹ, đạt 7,94 vòng/năm, năm 2014 đạt 8 vòng/năm, nhưng đến năm 2015 lại giảm và số vòng quay các khoản phải thu chỉ còn 7,64 vòng/năm. Vẫn biết trong kinh doanh việc bán chịu là một chính sách bán hàng của đơn vị, nhưng với việc giảm số vòng quay các khoản phải thu cho thấy Tập đoàn còn chậm trễ trong việc thu hồi tiền hàng, điều này dẫn đến làm giảm lượng vốn quay vòng và để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh thì việc phải huy động thêm là điều tất yếu. Sang năm 2013, do chuyển biến tốt hơn của nền kinh tế, và cũng nhờ thu được khoản nợ trên 2000 tỷ của Tập đoàn điện lực Việt Nam nên đã cải Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 81 thiện được tốc độ thu hồi vốn của năm, song trong hai năm gần đây tập đoàn TKV lại không giữ được mức độ cải thiện này. Biểu đồ 2.10 - Xu hướng biến động số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay các khoản phải thu toàn tập đoàn TKV trong giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT: Vòng/năm Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Nhìn chung, mặc dù hiệu quả kinh doanh đã có chuyển biến tích cực trong năm 2013 - 2014, nhưng sang năm 2015 lợi nhuận giảm rất nhiều, với mức độ tăng trưởng lợi nhuận không ổn định như vậy trong giai đoạn này cho thấy Tập đoàn chưa đạt yêu cầu của sự PTBV. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế làm cho nhu cầu than trên thế giới, giá bán xuất khẩu giảm trung bình khoảng 30-50%, sản lượng than xuất khẩu giảm mạnh, sản lượng than sản xuất giảm; (2) Do điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu và đi xa hơn làm tăng giá thành; (3) Do các loại thuế, phí gia tăng; (4) Trong công tác quản lý vẫn còn tồn tại trong công tác quản trị doanh nghiệp, đầu tư công nghệ mới,… dẫn đến năng suất lao động trong những năm gần đây chậm lại, giảm sức cạnh tranh, giảm hiệu quả kinh doanh. * Về khả năng sinh lời Qua phụ lục 8 và bảng 2.7 cho thấy trong giai đoạn từ 2008 đến 2015, hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn đều có lãi, cao nhất vào năm 2010 và 2011 với tổng lợi nhuận trước thuế lần lượt là 8.610,52 tỷ đồng năm 2010 và 8.632,50 tỷ đồng năm 2011, tương ứng lợi nhuận sau thuế của hai năm này cũng lớn nhất trong giai đoạn nghiên cứu với con số cụ thể là 6.583,67 tỷ đồng cho năm 2010 và 6.567,15 tỷ đồng cho năm 2011. Tuy nhiên đến đầu năm 2012, do suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh ngừng trệ làm ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ than dẫn đến làm lợi nhuận của Tập đoàn giảm sút rõ rệt, lợi nhuận trước thuế năm 2012 chỉ còn đạt 3.415,02 tỷ đồng, so với năm 2011 đã giảm 5217,48 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 60,4%; lợi nhuận sau thuế năm 2012 chỉ còn đạt 2.544,05 tỷ đồng, giảm 4023,1 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ giảm là 61,3%. Sang năm 2013 lợi nhuận tiếp tục giảm sút, đặc biệt là lợi nhuận sau thuế chỉ còn đạt 2.296,27 tỷ đồng, so với năm trước giảm 9,7%, năm 2014 lợi nhuận trước thuế của tập đoàn là 2816,26 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 2118,08 tỷ đồng; đặc biệt sang năm 2015 lợi nhuận giảm rất sâu với lợi nhuận sau thuế chỉ còn là 472,81 tỷ đồng, so với đầu giai đoạn là năm 2008 giảm 90,05%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 82 Biểu đồ 2.11 minh họa quy mô lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn giai đoạn 2008 - 2015. Qua biểu đồ cho thấy trong cả giai đoạn, lợi nhuận sau thuế từ năm 2012 đến năm 2015 sụt giảm nghiêm trọng, trong đó năm 2015 là thấp nhất, cho thấy xét về số tuyệt đối khả năng sinh lời của Tập đoàn trong giai đoạn này là chưa tốt. Nguyên nhân chính là do 3 năm gần đây kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, các hộ trong nước tiêu thụ than giảm mạnh (năm 2012 giảm khoảng 7 triệu tấn so với hợp đồng đã ký), than xuất khẩu giảm cả về lượng và giá (năm 2013 giá than xuất khẩu giảm 10,5% so với năm 2012). Ngoài ra, trong những năm gần đây, ngành than gặp rất nhiều khó khăn do quy mô sản lượng khai thác của các mỏ đã dần tiệm cận tới giới hạn mà tài nguyên, trữ lượng cho phép. Các mỏ khai thác lộ thiên của Tập đoàn như Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai, Núi Béo, Tây Nam Đá Mài ngày càng xuống sâu, hệ số bóc đất tăng cao (lên trên 10 thậm chí trên 15 m3/tấn than nguyên khai), cung độ vận chuyển ngày càng xa (lên đến 4-5 km), việc đổ thải đất đá hết sức khó khăn và trữ lượng đang giảm dần, nguy cơ có thể cạn kiệt sau 2020 hoặc 2025. Các đơn vị khai thác hầm lò công suất và tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ còn rất thấp, tình trạng tai nạn lao động và tổn thất tài nguyên vẫn còn ở mức cao. Hơn nữa thuế, phí tăng cao. Những điều đó làm cho giá thành sản xuất than tăng, trong khi giá bán than cho sản xuất điện trong nước còn thấp hơn giá thành là những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngành. Bảng 2.7 - Khả năng sinh lời toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 6.567,15 2.544,05 2.321,62 2.118,08 472,81 tỷ đồng 4.752,62 3.770,62 6.583,67 Tổng TS bình quân tỷ đồng 40.221,34 55.159,19 73.465,41 94.396,10 110.284,34 125.575,92 133.848,95 136.131,89 Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 14.423 18.551 23.361 29.475 33.772 36.768 36.577 37.896 ROS % 8,28 6,00 7,80 7,29 3,27 2,86 2,61 0,58 BEP % 18,89 10,78 13,96 11,36 6,47 5,78 5,02 3,43 ROA sau thuế % 11,82 6,84 8,96 6,96 2,31 1,85 1,58 0,35 ROE sau thuế % 32,95 20,33 28,18 22,28 7,53 6,31 5,79 1,25 Vốn CSH bình quân Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu BCTC hợp nhất của Tập đoàn từ năm 2008 - 2015 Để đánh giá chính xác hơn về khả năng sinh lời của Tập đoàn có thể căn cứ vào các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Qua bảng 2.7 cho thấy các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu ROS, tỷ suất lợi nhuận kinh tế BEP đều giảm mạnh qua các năm trong giai đoạn từ 2008 đến 2015. Chỉ tiêu ROS năm 2015 là 0,58%, giảm 93% so với năm đầu giai đoạn 2008; chỉ tiêu BEP năm 2015 là 3,43%, giảm 81,8% so với năm 2008. Cả hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE) qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.12 đều cho thấy có sự biến động không ổn định và sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn này, đặc biệt là chỉ tiêu ROE. Chỉ tiêu ROA đạt được cao nhất trong giai đoạn này là vào năm 2008, với tỷ lệ là 11,82%, sau đó giảm dần, đến năm 2012 chỉ còn 2,31% và năm 2013 là 1,83% đến năm 2015 chỉ còn 0,35%. So với năm 2008, ở thời điểm hiện nay tỷ lệ ROA đã giảm 97,04%. Với chỉ tiêu ROE năm 2008 đạt được cao nhất là 32,95%, đến năm 2012 chỉ còn 7,53% và năm 2013 là 6,25%, và đến năm 2015 là 1,25%, nếu so với đầu giai đoạn là năm 2008 ROE ở thời điểm hiện tại đã giảm 96,2%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 83 Biểu đồ 2.11 - Diễn biến lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Biểu đồ 2.12 - Xu hướng biến động ROA, ROE của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT: %/năm Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Xét trong quy mô toàn tập đoàn, qua phụ lục 9 cho thấy trong số các đơn vị thuộc tập đoàn năm 2015 so với năm 2014 có 35/107 đơn vị có chỉ tiêu ROA giảm, công ty mẹ giảm 1%, một số đơn vị chỉ tiêu này giảm rất mạnh như công ty kho vận và cảng Cẩm Phả ROA giảm 12%, công ty cổ phần than Mông Dương giảm 5%, công ty CP than Miền Nam giảm 4%, công ty CP than Núi Béo giảm 8%, công ty cổ phần Cromit Cổ định Thanh Hóa 6%, công ty kho vận Hòn Gai 43%, công ty CB KD than Quảng Ninh giảm 18%, công ty Nhôm Đăk Nông 38%. Với chỉ tiêu ROE, năm 2015 so với năm 2014 công ty mẹ giảm 4%, toàn tập đoàn có 41/107 đơn vị có ROE giảm, một số đơn vị ROE giảm mạnh như công ty kho vận và cảng Cẩm Phả giảm 374%, công ty tuyển than Cửa Ông giảm 10%, TCT công nghiệp hóa chất mỏ giảm 9%, Công ty than Dương Huy giảm 10%, công ty than Mông Dương giảm 24%, công ty than Hạ Long và công ty CP than Vàng Danh giảm 13%, công ty CP than Tây Nam Đá Mài và công ty CP Tin học Công nghệ và môi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 84 trường giảm 28%, công ty CP than Núi Béo giảm 26%, công ty CP vận tải thủy giảm 166%, công ty cổ phần Cromit Cổ định Thanh Hóa giảm 10%, công ty kho vận Hòn Gai giảm 1111%, TCT điện lực giảm 13%, công ty chế biến kinh doanh than Quảng Ninh giảm 252%, công ty than Hồng Thái giảm 18%, công ty nhôm Đăk Nông giảm 24%; 13/107 đơn vị trong toàn tập đoàn năm 2015 có ROE âm là liên doanh Alumin Campuchia Việt Nam -3%, TCT điện lực -7%, công ty cổ phần Cromit Cổ định Thanh Hóa -21%, công ty TNHH Vinacomin Lào -11% (năm 2014 -17%), Công ty XD mỏ Hầm Lò 1 ROE đạt -43% (năm 2014 -38%), công ty CP vận tải thủy -4% (năm 2014 ROE là 162%, ban QLDA tổ hợp Bauxit Lâm Đồng -34% (năm 2014 là 35%), ban QLDA bể than đồng bằng Sông Hồng -24% (năm 2014 -33%), công ty CP đại lý hàng hải -6% (năm 2014 đạt -10%), công ty CP than Tây Nam đá mài -14%, khách sạn Heritage Hạ Long -1% (năm 2014 đạt –9%). Tuy nhiên cũng có một số đơn vị có sự tăng trưởng ROE khá tốt như công ty CP than Cao Sơn ROE tăng 6%, công ty nhôm Lâm đồng tăng 5%, công ty phát triển nhà và hạ tầng ROE tăng 13%, công ty CP địa chất và khoáng sản ROE tăng 277%. Với xu hướng giảm sút về các hệ số sinh lời như trên cho thấy sự phát triển của Tập đoàn, nếu xét về lượng vẫn có lãi, song chưa thể coi là phát triển bền vững. Nguyên nhân ngoài khó khăn chung của nền kinh tế làm sản lượng tiêu thụ toàn Tập đoàn giảm, do kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu về năng lượng giảm, hậu quả là tồn kho của các nước sản xuất nhiều than tăng cao, giá than trên thị trường thế giới giảm rất sâu, từ 30 - 40%, dẫn đến doanh thu giảm, còn do nhiều yếu tố đầu vào gia tăng về giá dẫn đến làm giảm tốc độ tăng của lợi nhuận. Bên cạnh đó, không thể không kể đến một nguyên nhân góp phần đáng kể vào sự sụt giảm của ROE toàn Tập đoàn là do chính sách vay nợ của Tập đoàn. Trong giai đoạn này, tập đoàn gia tăng mạnh đồng vốn bằng việc đi vay các Ngân hàng và phát hành trái phiếu cho các dự án của Tập đoàn, tất nhiên ở hiện tại việc này là nằm trong khả năng của Tập đoàn vì dù sao Tập đoàn cũng là “ông lớn” của ngành Than và Khoáng sản, tuy nhiên vay nợ nhiều trong khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ trang trải lãi suất vay vốn sẽ dẫn đến tác động tiêu cực là làm giảm ROE của Tập đoàn. Theo tính toán của tác giả (bảng 2.7), tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên vốn kinh doanh của Tập đoàn có xu hướng giảm dần, năm 2008 là 18,89%, năm 2009 là 10,78%, năm 2010 là 13,96%, năm 2011 là 11,36%, nhưng đến năm 2012 chỉ còn là 6,47% và năm 2013 là 5,78%, năm 2014 là 5,02%, năm 2015 chỉ còn 3,43%. Nếu so với lãi suất huy động vốn của Tập đoàn, ví dụ phát hành trái phiếu năm 2013 là 8%/năm, phát hành trái phiếu năm 2014 với lãi suất thả nổi, trong hai kỳ tính lãi đầu tiên, lãi suất là 9,8%/năm; lãi suất cho vay bình quân trên thị trường nội tệ tháng 12 năm 2014 là 10,04%, năm 2015 lãi suất ngắn hạn là 7,8-9%, trung và dài hạn là 10-11% rõ ràng với mức tỷ suất lợi nhuận này không đủ để bù đắp chi phí vay vốn, điều này dẫn đến hậu quả là làm gia tăng rủi ro cho tương lai, làm giảm hệ số ROE, ảnh hưởng đến sự PTBV của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 85 2.3.1.3. Thực trạng tình hình đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn TKV * Mức độ an toàn vốn đầu tư Mức độ an toàn vốn đầu tư được thể hiện thông qua chỉ tiêu hệ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu. Qua biểu đồ 2.13 cho thấy trong các năm 2008 đến 2009, hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của toàn Tập đoàn cũng như của công ty mẹ Tập đoàn đều nằm trong ngưỡng cho phép theo quy định về quản lý tài chính đối với các công ty có vốn Nhà nước quy định tại nghị định 09/2009/NĐ - CP ngày 05-02-2009. Tuy nhiên hệ số này có xu hướng tăng dần và đến cuối năm 2015 toàn Tập đoàn đạt mức 2,6 lần, nếu so với thời điểm đầu năm 2008 đã tăng 54,06%, con số này ở công ty mẹ cùng thời điểm là 1,99 lần, so với thời điểm đầu năm 2008 đã tăng 60,88%. Sự gia tăng của hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu cho thấy trong giai đoạn này Tập đoàn có xu hướng gia tăng các khoản nợ, điều này phù hợp với quá trình phân tích cơ cấu vốn ở trên, tuy nhiên xét trên quan điểm PTBV thì đây là một dấu hiệu không tốt, cho thấy tính an toàn về tài chính của Tập đoàn đã giảm, làm ảnh hưởng đến sự PTBV của Tập đoàn. Biểu đồ 2.13 - Hệ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu (DER) toàn Tập đoàn và Công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV và báo cáo tài chính của công ty mẹ TKV từ năm 2008 - 2015 Xét cụ thể hơn ở các đơn vị thành viên của Tập đoàn còn có một số đơn vị đang có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2013 cao trên mức báo động: Công ty CP chế tạo máy: 11,12 lần; Cơ khí Đóng tầu 15,8 lần; Công ty CP Du Lịch và Thương mại: 7,15 lần, Công ty CP Xuất nhập khẩu than: 9,21 lần, Công ty CP Địa chất và khoáng sản: 41,16 lần, Công ty CP đóng tàu sông Ninh: 22,27 lần,... đặc biệt là Công ty CP Vận tải thủy lỗ lũy kế -119 tỷ nên đã mất hết vốn điều lệ (100 tỷ đồng). Sang năm 2015 nhiều công ty than trước đây là trụ cột của tập đoàn có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức rất cao như: công ty CP than Hà Lầm: 11,39 lần; công ty than Hòn Gai: 7,24 lần; công ty CP than Tây Nam Đá Mài: 9,83; Công ty than Khe Chàm: 7,68; Công ty than Quang Hanh: 8,05 lần; công ty CP than Cao Sơn: 6,4; công ty than Nam Mẫu: 5,67 lần; Công ty than Thống Nhất: 5,14; công ty than Hạ Long: 5,97 lần. Một số công ty ở các ngành sản xuất khác có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu rất cao như: Công ty CP chế tạo máy: 12,27 lần; công ty chế biến kinh doanh than Quảng Ninh: 18,26 lần; công ty kho vận và cảng Cẩm Phả: 11,77 lần; công ty CP kinh doanh than miền bắc: 10,61. Một số đơn vị hệ số này cao trên mức Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 86 báo động như Công ty Kho vận đá bạc: 100,85 lần; công ty kho vận Hòn Gai: 38,44 lần; cá biệt công ty CP vận tải thủy -3,57 lần do vốn chủ sở hữu -34.903 triệu đồng; công ty CP đóng tàu Sông Ninh: -35,64 lần do vốn chủ sở hữu -4.280 triệu đồng (Phụ lục 9). *Tình hình đầu tư vốn ra ngoài ngành Cũng giống như các TĐKT khác, giai đoạn 2008 - 2015 là giai đoạn Tập đoàn TKV có đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành nghề kinh doanh chính, trong đó tập trung đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, lĩnh vực chứng khoán, lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực bảo hiểm. Đầu năm 2007, Tập đoàn TKV thành lập Công ty Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam với số vốn điều lệ là tại thời điểm thành lập là 300 tỷ đồng, đến năm 2009 tăng lên 1000 tỷ đồng, chức năng chính của công ty là điều hòa và khơi thông nguồn vốn của Tập đoàn, vay và cho vay đối với các công ty thành viên theo chỉ định của Tập đoàn. Tuy dịch vụ cung cấp chưa nhiều, chủ yếu chỉ giới hạn trong vay và cho vay nội bộ Tập đoàn nhưng trong thời gian hoạt động của mình, công ty vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép, đảm bảo thực hiện đúng định hướng của Tập đoàn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Tập đoàn. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ đối với đề án tái cấu trúc doanh nghiệp, Tập đoàn đã tiến hành thoái vốn tại công ty này, hoàn thành việc bán lại công ty cho ngân hàng VP Bank trong năm 2013 (theo kết quả của đề tài nghiên cứu [91]). Về công tác đầu tư vào hoạt động liên doanh liên kết, tổng số vốn Công ty mẹ đã đầu tư vào liên doanh liên kết, đầu tư dài hạn đến cuối năm 2011 là 612,88 tỷ, bao gồm lĩnh vực ngân hàng 320 tỷ; Bảo hiểm 109,8 tỷ, các quỹ đầu tư 48,2 tỷ; chứng khoán 76,09 tỷ, các lĩnh vực khác 58,4 tỷ. Cổ tức nhận được bình quân 2011 là 8,5% (năm 2010 là 5,5%). Sau quá trình thoái vốn được Tập đoàn tích cực thực hiện bắt đầu từ năm 2013, tình hình thống kê về đầu tư vốn của công ty mẹ tính đến năm 2015 thể hiện trên bảng 2.8 Bảng 2.8 - Tình hình đầu tư vốn của công ty mẹ TKV năm 2015 ĐVT: Tỷ đồng TT 1 2 a) b) c) Đầu tư tại ngày Đầu tư tại ngày Phát sinh 01/01/2015 31/12/2015 Nội dung Giá trị % Tăng Giảm Giá trị % Đầu tư theo ngành nghề SXKD chính 13.955,932 92,57 1.123, 807 36, 286 15.140,267 99,42 Đầu tư ngoài ngành nghề 1.120, 219 7,43 480,880 88,675 0,58 SXKD chính Lĩnh vực Ngân hàng 0 - Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội SHB 381,000 381,000 0 - Công ty Tài chính Than0 0 Khoáng sản VN Lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán 40,800 40,800 - Công ty CP chứng khoán SHS 82,180 82,180 0 - Quỹ đầu tư phát triển Việt Nam 48,000 7,200 40,800 Lĩnh vực bất động sản 47,875 47,875 - Công ty CP đầu tư và PT khu 47,875 47,875 kinh tế Hải Hà - Công ty phát triển đường cao 10,500 10,500 0 tốc BIDV Tổng cộng 15.076,151 100 1.123, 807 517,166 15.228,941 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - kỹ thuật tổng hợp năm 2015 của Tập đoàn TKV Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 87 Qua bảng 2.8 cho thấy tính đến thời điểm hiện nay, vốn đầu tư ngoài ngành của Tập đoàn TKV còn rất nhỏ cả về quy mô và tỷ trọng, tỷ lệ đầu tư ngoài ngành tại cuối năm 2015 chỉ còn 0,58%, tập trung chủ yếu vào các quỹ đầu tư và lĩnh vực bất động sản. Hiện nay Tập đoàn đang tiếp tục thực hiện thoái vốn tại các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản và giảm tỷ lệ vốn góp tại các lĩnh vực không phải là ngành nghề chính theo đề án tái cơ cấu của Tập đoàn. Riêng với các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, Tập đoàn sẽ thoái vốn căn cứ vào giá khớp lệnh trên thị trường. Nhìn chung chủ trương thoái và rút vốn ở các lĩnh vực này là đúng bởi tỷ suất lợi nhuận thu về những năm qua chỉ bằng non nửa lãi suất của số vốn đi vay để đầu tư. Thực hiện thành công thoái vốn vừa thực hiện theo đúng chủ trương của Chính phủ vừa là cách để Tập đoàn đầu tư vốn vào ngành nghề kinh doanh chính, khai thác thế mạnh của mình nhằm PTBV. Kết quả cụ thể như sau: (1) Thoái vốn ngoài ngành: - Đến hết năm 2015, TKV đã hoàn thành thoái toàn bộ phần vốn tại 6 trong tổng số 8 đơn vị. Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm 2016, TKV tiếp tục thực hiện việc thu hồi vốn góp tại Quỹ đầu tư BIDV-Partner, lũy kế đến hết tháng 6/2016, TKV đã thu hồi được 77% tổng số vốn góp tại Quỹ đầu tư BIDV-Partner, số còn lại sẽ được TKV thu hồi nốt trong năm 2016. - Đối với việc thoái vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà là rất khó khăn và không thể thực hiện được, mặc dù TKV đã rất nỗ lực tìm giải pháp thoái vốn trong thời gian qua. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, TKV đã làm việc với SCIC để chuyển phần vốn của TKV đã góp tại Công ty CP ĐTPT khu kinh tế Hải Hà về SCIC, tuy nhiên SCIC đã có văn bản số 1849/ĐTKDV-ĐTKD ngày 13/6/2016 có ý kiến “không xem xét mua lại khoản đầu tư ngoài ngành của TKV tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà”. Hiện nay, TKV đang hoàn thiện các thủ tục để báo cáo Bộ Công Thương xem xét. - Kết quả chi tiết thoái vốn ngoài ngành tại các đơn vị như sau: Bảng 2.9 - Kết quả thoái vốn ngoài ngành của Tập đoàn TKV từ năm 2013 - 2016 TT 1 2 3 4 5 6 7 Tên đơn vị Tổng công ty CP Bảo hiểm SHB-VINACOMIN Công ty CP Bảo hiểm Hàng không Công ty TNHH Tài chính Than- Khoáng sản VN Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội SHB Công ty CP Chứng khoán SHS Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam Quỹ đầu tư BIDV Partner Năm hoàn thành thoái vốn 2013 2013 2014 2014 2014 2014 2013-2016, đang thu hồi vốn theo tiến độ Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 - TKV. (2) Thoái vốn trong ngành - Năm 2015, TKV tiếp tục triển khai thoái một phần vốn xuống dưới mức chi phối đối với 6 đơn vị (trong đó có 01 đơn vị tiếp tục thoái vốn do chưa đạt tỷ lệ theo Phương án cổ phần hóa ban đầu được phê duyệt), bao gồm: CTCP Du lịch và thương mại, CTCP Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 88 Thiết bị điện, CTCP Cơ khí Hòn Gai, CTCP Đại lý Hàng Hải, CTCP Vận tải thủy, CTCP Vật tư. Kết quả, TKV đã thoái vốn thành công tại 4 đơn vị (bảng 2.10). Đối với 02 đơn vị còn lại: CTCP Đại lý Hàng hải qua 02 lần tổ chức đấu giá đều không thành công do không có nhà đầu tư nào đăng ký mua cổ phần; đối với CTCP Vận tải thủy TKV tiếp tục có những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty, và giảm lỗ để thu hút các Nhà đầu tư. Như vậy, lũy kế đến hết năm 2015, TKV đã thoái vốn được 6/8 đơn vị (trong đó năm 2015 thực hiện được 4 đơn vị) theo Đề án tái cơ cấu được phê duyệt, kết quả cụ thể như sau (Bảng 2.10): Bảng 2.10 - Kết quả thoái vốn trong ngành của Tập đoàn TKV tính đến hết tháng 12/2015 Tỷ lệ TKV nắm Tỷ lệ TKV Thời điểm TT Tên đơn vị giữ trước khi nắm giữ sau hoàn thoái vốn khi thoái vốn thành 1 Công ty cổ phần Than Miền Nam 77,18% 34% 03/2014 2 Công ty cổ phần Than Miền Trung 70,15% 27,25% 12/2014 3 Công ty cổ phần Du lịch và thương mại 67,87% 36% 03/2015 4 Công ty cổ phần Thiết bị điện 76,74% 26% 08/2015 5 Công ty cổ phần Cơ khí Hòn Gai 84,21% 26% 09/2015 6 Công ty cổ phần Vật tư 71,58% 51% 12/2015 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp năm 2015. - Trong 6 tháng đầu năm 2016, TKV tiếp tục triển khai thực hiện việc thoái vốn đối với 2 đơn vị còn lại theo Đề án tái cơ cấu 314 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với Công ty CP Đại lý Hàng Hải và Công ty CP Vận tải thủy, với kết quả thực hiện như sau: + Tiếp tục thực hiện các thủ tục thoái vốn đối với Công ty CP Đại lý Hàng Hải theo hình thức bán cổ phần theo lô sau khi thoái vốn theo cách thông thường không thành công trong năm 2015, hiện nay hồ sơ đã được nộp UBCK nhà nước xem xét có ý kiến. + Triển khai việc đàm phán, thỏa thuận với các Nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần của Công ty CP Vận tải thủy, dự kiến hoàn thành việc đàm phán, ký kết Hợp đồng chuyển nhượng trong quý III/2016. (3) Thoái vốn, chuyển nhượng dự án của TKV tại nước ngoài: Các dự án của TKV tại nước ngoài hiện nay chủ yếu là các dự án tại Lào và Campuchia, tuy nhiên hiệu quả không cao. Năm 2015, TKV đã hoàn thành thoái vốn toàn bộ phần vốn tại Công ty Southern Mining (tại Campuchia), rút thương hiệu “Vinacomin” của Tập đoàn tại công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Vinacomin Reththy. Các dự án còn lại gồm dự án sắt Steung Treng, sắt Phu Nhuon, Muối - Hóa chất tại Lào và liên doanh Alumina Campuchia TKV đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt hình thức thực hiện thoái vốn, chuyển nhượng cho phù hợp. *Thực trạng khả năng thanh toán Khả năng thanh toán phản ánh khả năng chi trả của Tập đoàn cho các khoản nợ từ những tài sản của bản thân Tập đoàn. Với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, qua số liệu tính toán ở bảng 2.11 cho thấy chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn 2008 - 2015 luôn nằm trong giới hạn cho phép, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 89 chứng tỏ khả năng thanh toán cho tổng nợ phải trả và nợ ngắn hạn bằng tổng tài sản và các tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền là khá tốt. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết mức độ thanh toán các khoản nợ đến hạn của Tập đoàn cơ bản cũng đảm bảo yêu cầu, song tại thời điểm cuối năm 2010 và cuối năm 2012 còn kém. Riêng hệ số khả năng thanh toán tức thời ngoại trừ hai năm 2008, 2009 là đảm bảo, còn lại ở hầu hết các năm đều chưa đạt mức so với quy định, chứng tỏ khả năng thanh toán ngay bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Tập đoàn cho các khoản nợ đến hạn còn thấp. Tuy đảm bảo mức yêu cầu, nhưng nhìn vào biểu đồ (biểu đồ 2.14) ta thấy về cơ bản các các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của Tập đoàn trong giai đoạn này đều có xu hướng giảm, hệ số khả năng thanh toán hiện thời có mức độ tăng trưởng không ổn định, tính đến cuối năm 2015 hệ số này lại giảm 23,08% so với thời điểm đầu năm 2008. Tại thời điểm cuối năm 2015, các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của tập đoàn sụt giảm so với năm 2014 và đạt rất thấp, hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 0,85 lần, hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0,4 lần, hệ số khả năng thanh toán tức thời là 0,057, nhìn chung đều thấp hơn so với mức yêu cầu. Nguyên nhân chính là do tồn kho than tăng cao, tồn kho than đầu năm 2015 là 7,4 triệu tấn tương ứng 8.494 tỷ đồng; cuối năm là 8,75 triệu tấn tương ứng 10.517 tỷ đồng và phát sinh các khoản vay nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 2.450 tỷ đồng. Đây là một dấu hiệu không tốt, ảnh hưởng đến chiến lược PTBV của Tập đoàn. Bảng 2.11 - Hệ số khả năng thanh toán toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008- 2015 Chỉ tiêu Hệ số thanh toán tổng quát Hệ số thanh toán hiện thời Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán tức thời CN 2007 1,59 1,11 0,72 0,29 CN 2008 1,54 1,20 0,72 0,32 CN 2009 1,48 1,21 0,83 0,37 CN 2010 1,45 0,98 0,73 0,26 CN 2011 1,45 1,09 0,72 0,28 CN CN CN CN 2012 2013 2014 2015 1,43 1,40 1,396 1,385 0,93 1,07 1,03 0,85 0,51 0,59 0,51 0,40 0,159 0,157 0,162 0,057 Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Biểu đồ 2.14 - Xu hướng biến động của các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Tập đoàn Vinacomin giai đoạn 2008 - 2015 Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 90 *Thực trạng khả năng bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh Biểu đồ 2.15 - Quy mô quỹ dự phòng tài chính của tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV từ năm 2008- 2015 Để bù đắp tổn thất cho rủi ro trong hoạt động kinh doanh, trong giai đoạn vừa qua Tập đoàn đã có chủ trương mua bảo hiểm cho những TSCĐ có giá trị cao trong Tập đoàn, yêu cầu các đơn vị thành viên mua bảo hiểm cháy nổ, đồng thời yêu cầu công ty mẹ và các đơn vị thành viên trích lập quỹ dự phòng tài chính. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014, Tập đoàn không còn trích lập quỹ này nữa theo quy định chung của Nhà nước tại nghị định 71/2013/NĐ-CP và Thông tư số 220/2013/TT - BTC ngày 31/12/2013 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Quy mô quỹ dự phòng tài chính của Tập đoàn và công ty mẹ TKV thể hiện trên biểu đồ sau (biểu đồ 2.15). *Thực trạng khả năng tự tài trợ Khả năng tự tài trợ xem xét mức độ tài trợ cho các tài sản của Tập đoàn bằng các nguồn vốn được coi là chủ sở hữu. Theo bảng 2.12 cho thấy trong giai đoạn 2008 - 2015 ở tất cả các năm hệ số tự tài trợ của toàn Tập đoàn cũng như của công ty mẹ đều < 0,5, điều này cho thấy tài sản của Tập đoàn chủ yếu được tài trợ bởi các khoản nợ phải trả. Hệ số khả năng tự tài trợ thấp, đồng thời xét về xu hướng cho thấy hệ số tự tài trợ có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này, năm 2015 toàn tập đoàn đạt 0,278 lần, giảm 25,34% so với đầu giai đoạn (đầu năm 2008), hệ số này của công ty mẹ cũng chỉ đạt 0,335 lần năm 2015, giảm 25,17% so với thời điểm đầu năm 2008, chứng tỏ khả năng tự tài trợ của tập đoàn đang ngày càng có xu hướng giảm sút (biểu đồ 2.16). Đây là dấu hiệu không tốt cho sự PTBV của Tập đoàn, bởi vì nó cho thấy Tập đoàn ngày càng bị phụ thuộc vào các chủ nợ bên ngoài mà chưa tận dụng được năng lực tài chính bên trong của Tập đoàn, chưa sử dụng tốt các nguồn lực nội sinh từ bên trong. Việc giảm khả năng tự tài trợ cũng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro cho Tập đoàn, nếu Tập đoàn không có chiến lược đối phó với rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trong tương lai. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 91 Bảng 2.12 - Hệ số tự tài trợ toàn Tập đoàn TKV và Công ty mẹ TKV Hệ số tự tài trợ Toàn Tập đoàn - Công ty mẹ CN 2007 0,37 0,45 CN 2008 0,35 0,41 CN 2009 0,33 0,36 CN 2010 0,31 0,41 CN 2011 0,29 0,42 CN 2012 0,30 0,39 CN 2013 0,286 0,34 CN 2014 0,284 0,333 CN 2015 0,278 0,335 Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV và số liệu báo cáo tài chính của Công ty mẹ TKV từ năm 2008 - 2015 Biểu đồ 2.16 - Xu hướng biến động của chỉ tiêu hệ số tự tài trợ của toàn Tập đoàn TKV và Công ty mẹ giai đoạn 2008 - 2015 Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV và số liệu báo cáo tài chính của Công ty mẹ TKV từ năm 2008- 2015 2.3.1.4. Thực trạng khả năng bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu của tập đoàn TKV Theo phụ lục 7.1 và biểu đồ 2.2 cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2008 - 2015 có sự gia tăng, đầu giai đoạn vốn chủ sở hữu toàn tập đoàn là 11.089 tỷ đồng, cuối năm 2015 con số này là 35.268 tỷ đồng, tăng 218% so với đầu giai đoạn. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng vốn chủ sở hữu thì không ổn định và có xu thế giảm dần, bắt đầu từ cuối năm 2012 với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chỉ còn 7,75% (cuối năm 2008 tốc độ tăng vốn chủ sở hữu là 41,4%), ở những năm sau tỷ lệ này cứ giảm dần, đáng lưu ý năm 2014 vốn chủ sở hữu còn không tăng mà giảm 2,64%, sang đến cuối năm 2015 tốc độ tăng vốn chủ sở hữu có tốt hơn nhưng cũng chỉ đạt 2,83%. Sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu không ổn định và lâu dài cho thấy tập đoàn TKV chưa thật sự PTBV vì còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực bên ngoài. Mức độ PTBV của Tập đoàn còn được xem xét thông qua khả năng bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu (CSH). Nếu TĐKT có khả năng bảo toàn và phát triển vốn CSH đồng nghĩa với việc tập đoàn duy trì được nguồn vốn từ bên trong, đây là cơ sở để tập đoàn có thể phát triển lâu dài, mang lại khả năng tự tài trợ tốt hơn cho các hoạt động của công ty mẹ và của các đơn vị thành viên. Trong giai đoạn 2008 - 2015, quy mô vốn CSH toàn Tập đoàn và Công ty mẹ TKV ở hầu hết các năm đều có sự gia tăng về lượng, năm sau cao hơn năm trước, do đó nếu xét ở thời điểm cuối năm so với đầu năm thì vốn CSH của Tập đoàn TKV trong giai đoạn này luôn được bảo toàn và có sự tăng trưởng nhất định. Sự gia tăng về lượng của vốn CSH là hoàn toàn hợp lý với sự gia tăng của quy mô vốn và tài sản trong Tập đoàn giai đoạn này, tuy nhiên do chính sách tài chính và chiến lược tài trợ tài sản thiên về yếu tố mạo hiểm dẫn đến Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 92 làm hệ số tự tài trợ vẫn bị giảm đi. Theo bảng 2.13, hệ số bảo toàn vốn CSH của tập đoàn TKV và công ty mẹ ở hầu hết các năm đều >1, thể hiện vốn CSH đã được bảo toàn và có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2008-2015, duy nhất chỉ có năm 2014 Tập đoàn TKV không bảo toàn vốn CSH; tuy nhiên, xét về xu hướng hệ số bảo toàn vốn CSH của toàn Tập đoàn TKV cũng như của công ty mẹ nói riêng trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần, cho thấy khả năng bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đang biến động theo chiều hướng không thuận lợi cho sự PTBV Tập đoàn (biểu đồ 2.17). Như vậy, xét về nội lực, không phải không có sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tuy nhiên mức độ tăng trưởng này không bằng mức độ vay nợ, dẫn đến làm giảm khả năng tự tài trợ của tập đoàn TKV. Xét trên quan điểm PTBV, để giảm bớt những tổn hại có thể gặp phải và gánh nặng nợ nần trong tương lai, tập đoàn TKV cần khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn CSH của mình. Bảng 2.13 - Bảng tính hệ số bảo toàn vốn CSH toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 Chỉ tiêu CN 2007 CN 2008 1.Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) Toàn tập đoàn 8.625,21 12.484,11 7.626,95 11.293,78 Công ty mẹ - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.593,85 7.927,58 Tập đoàn 5.583,09 7.919,40 Công ty mẹ - Quỹ ĐTPT 2.545,85 3.867,80 Tập đoàn 1.664,84 2.809,02 Công ty mẹ - Nguồn vốn đầu tư XDCB 485,51 688,72 Tập đoàn 379,02 565,36 Công ty mẹ 2. Hệ số bảo toàn vốn chủ sở hữu 1,45 Toàn tập đoàn 1,48 Công ty mẹ CN 2009 CN 2010 CN 2011 CN 2012 CN 2013 CN 2014 CN 2015 15.232,68 13.607,99 20.015,87 17.842,36 27.195,27 25.794,84 28.552,89 32.512,88 27.368,31 28.143,85 31.162,13 33.442,72 30.327,78 32.961,37 9.576,37 9.576,37 11.991,52 11.991,52 21.051,92 21.051,92 22.459,61 22.459,61 24.670,31 24.670,31 30.038,73 30.038,73 32.948,71 32.948,71 4.973,51 3.475,29 7.369,74 5.316,16 5.452,58 4.168,75 3.131,58 2.093,10 4.338,34 3.473,54 698,46 0,00 455,20 12,66 682,79 556,33 654,61 534,68 690,77 574,18 2.961,70 2.815,60 3.504,23 0,00 424,94 289,05 38,808 - 1,22 1,20 1,31 1,31 1,36 1,45 1,05 1,06 1,14 1,03 0,96 1,08 1,07 1,09 Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV và của công ty mẹ Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Biểu đồ 2.17 - Xu hướng biến động của mức độ bảo toàn vốn chủ sở hữu Tập đoàn TKV và công ty mẹ tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV và của công ty mẹ Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 93 2.3.1.5. Thực trạng khả năng tăng trưởng bền vững của tập đoàn TKV Qua phụ lục 10 và các biểu đồ 2.18, 2.19, 2.20 cho thấy trong giai đoạn 2008 2015, toàn tập đoàn TKV cũng như công ty mẹ TKV đều chưa đạt được mức độ tăng trưởng bền vững, quy mô quỹ đầu tư phát triển (ĐTPT) chỉ đạt được cao nhất vào năm 2010, với tổng giá trị tại thời điểm cuối năm là 7.369,74 tỷ đồng, sau đó giảm dần và đến năm 2014 giảm mạnh chỉ còn 489,64 tỷ đồng, năm 2015 còn 455,2 tỷ đồng. Quỹ ĐTPT của công ty mẹ TKV cũng có cùng xu hướng, đến năm 2014 số dư quỹ ĐTPT của công ty Mẹ tập đoàn còn bằng 0. Về chỉ tiêu hệ số tự tài trợ từ lợi nhuận để lại cũng giảm trong giai đoạn nghiên cứu, trong nhiều năm chỉ tiêu này của toàn tập đoàn còn âm, nguyên nhân chính là do trong những năm đó tập đoàn TKV không những không có lợi nhuận để lại mà số dư lợi nhuận để lại còn âm. Đặc biệt chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn đi xuống trầm trọng ở cả phạm vi toàn Tập đoàn và công ty mẹ (biểu đồ 2.20). Điều này cho thấy tập đoàn TKV không có đủ nguồn lực nội sinh để đầu tư cho PTBV, khả năng tài trợ từ lợi nhuận để lại kém cho thấy khả năng phát triển bằng nguồn vốn có được từ kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn TKV còn thấp. Tất cả những điều này dẫn đến việc tập đoàn TKV và công ty mẹ không đạt được sự tăng trưởng ổn định và lâu dài, cũng có nghĩa là tập đoàn TKV chưa đạt đến mục tiêu hoạt động PTBV. Biểu đồ 2.18 - Quy mô quỹ đầu tư phát triển toàn tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT : Tỷ đồng Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV và của công ty mẹ Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Biểu đồ 2.19 - Hệ số tự tài trợ từ lợi nhuận để lại toàn tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV và của công ty mẹ Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 94 Biểu đồ 2.20 - Tỷ lệ tăng trưởng bền vững toàn tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 ĐVT : % Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn TKV và của công ty mẹ Tập đoàn TKV từ năm 2008 - 2015 2.3.2. Thực trạng phát triển bền vững về xã hội của Tập đoàn TKV 2.3.2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Bảng 2.14 - Tình hình lao động của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 TT 1 2 3 Chỉ tiêu Lao động bình quân - SX than Tỷ trọng LĐ SX than/tổng số LĐ Tỷ lệ tăng trưởng LĐ bình quân -Tỷ lệ tăng trưởng LĐ SX than ĐVT người người 2007 117.600 82.200 2008 121.289 83.163 2009 126.380 86.022 2010 134.099 89.892 2011 140.916 92.000 2012 142.708 91.477 2013 140.919 91.589 2014 124.846 82.796 2015 124.362 79.390 % 69,90 68,57 68,07 67,03 65,29 64,10 64,99 66,32 63,84 % 3,14 4,20 6,11 5,08 1,27 -1,25 -11,41 -0,39 % 1,17 3,44 4,50 2,35 -0,57 0,12 -9,60 -0,04 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương của Tập đoàn TKV các năm từ 2008 - 2015 Qua bảng 2.14 cho thấy nguồn nhân lực của Tập đoàn TKV bình quân giai đoạn 2008-2011 tăng bình quân khoảng 4,6%/năm; từ năm 2012 sang năm 2013 có xu hướng giảm, song so với thời điểm năm đầu giai đoạn nghiên cứu là 2008 thì số lao động vẫn có sự tăng trưởng về quy mô. Nếu như năm 2008 tổng số lao động của toàn Tập đoàn là 121.289 người (trong đó có trình độ trên đại học là 114 người; đại học cao đẳng là 16.960 người; trung cấp 10.424 người, công nhân kỹ thuật 82.685 người) thì đến hết năm 2015 theo thống kê tổng số CBCNV toàn Tập đoàn tính bình quân là 124.362 lao động. Cơ cấu lao động theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (bảng 2.15) cho thấy khai thác than chiếm tỷ trọng chủ yếu với tổng số lao động là 79.390 người, chiếm 63,84% trong tổng số lao động, tiếp theo là chế biến than, khai thác khoáng sản và xây dựng, xây lắp, tuy nhiên tỷ trọng không cao. Phân bổ lao động theo vùng miền: vùng Quảng Ninh chiếm trên 80%, còn lại là các vùng khác như Tây Nguyên, Hà Nội, một số tỉnh vùng Nam Bộ (Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu...), miền Trung (Nghệ An, Đà Nẵng…) và vùng Tây Bắc, Việt Bắc… Số lao động sản xuất than trong giai đoạn có xu thế tăng nhẹ, tuy nhiên tỷ trọng lao động sản xuất than trên tổng số lao động có xu thế giảm, điều đó phù hợp với xu thế phát triển kinh doanh đa ngành trên nền than - khoáng sản của tập đoàn TKV trong thời gian qua. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 95 Bảng 2.15 - Cơ cấu lao động theo ngành nghề của toàn tập đoàn TKV năm 2015 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Ngành nghề Số người 79.390 5.133 2.101 1.880 4.193 10.809 1.679 1.787 3.621 6.185 3.324 1.028 526 1.303 913 133 357 124.362 Khai thác than Khai thác khoáng sản Sản xuất điện Sản xuất VLNCN Sản xuất cơ khí Chế biến than Sản xuất VLXD Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất Công nghiệp chế biến khác Xây dựng và xây lắp Vận tải, kho bãi và TTLL Thương nghiệp Khách sạn, nhà hàng Hoạt động tư vấn, khoa học & công nghệ Giáo dục & đào tạo Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản Y tế và các hoạt động xã hội Cộng Tỷ trọng (%) 63,84 4,13 1,69 1,51 3,37 8,69 1,35 1,44 2,91 4,97 2,67 0,83 0,42 1,05 0,73 0,11 0,29 100,00 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương của Tập đoàn TKV năm 2015 * Về cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ: Đến năm 2015, đội ngũ cán bộ của TKV là 20.639 người. Bảng 2.16 - Tổng hợp đội ngũ cán bộ của tập đoàn TKV năm 2015 Chức danh Toàn Tập đoàn Tỷ lệ % I. Cán bộ lãnh đạo Tỷ lệ % 1.Tập đoàn (cấp 1) Tỷ lệ % 2.Công ty con và đơn vị trực thuộc (cấp 2) Tỷ lệ % 3. Đơn vị trực thuộc công ty con (cấp 3) Tỷ lệ % 4. ĐV trực thuộc của ĐV trực thuộc công ty con (cấp 4) Tỷ lệ % II. Cán bộ đơn thuần Tỷ lệ % Số lượng <30 (người) 20.639 4.162 100,00 20,17 11.711 845 100 7,22 167 2 100 1,20 Tuổi đời 31-45 46-55 >56 9.472 45,89 5.253 44,86 48 28,74 4.257 20,63 3.051 26,05 66 39,52 2.748 13,31 2.562 21,88 51 30,54 Trình độ chuyên môn qua đào tạo Trên Trung Công ĐH,CĐ đại học cấp nhân 785 15.372 4.103 379 3,80 74,48 19,88 1,84 514 7.995 2.910 292 4,39 68,27 24,85 2,49 36 131 21,56 78,44 7.365 409 3.982 2.368 606 394 5.923 776 272 100 5,55 54,07 32,15 8,23 5,35 80,42 10,54 3,69 3.984 417 1.102 567 1.898 76 1.764 2.124 20 100 10,47 27,66 14,23 47,64 1,91 44,28 53,31 0,50 195 17 121 50 7 8 177 10 100 8.928 100 8,72 3.317 37,15 62,05 4.219 47,26 25,64 1.206 13,51 3,59 186 2,08 4,10 271 3,04 90,77 7.377 82,63 5,13 1.193 13,36 87 0,97 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương của Tập đoàn TKV năm 2015 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 96 Cơ cấu của đội ngũ cán bộ: - Cán bộ lãnh đạo 11.711 người, chiếm 56,7%; cán bộ đơn thuần 8.928 người, chiếm 43,3%. - Phân theo độ tuổi: < 30 tuổi: 20,17%; từ 30  45: 45,89%; từ 46  55: 20,63%; > 55 tuổi: 13,31%. - Phân theo trình độ đào tạo: Trên đại học: 3,80%; Đại học + Cao đẳng: 74,48%; Trung cấp: 19,88%; Công nhân: 1,84%. Nhận xét về đội ngũ cán bộ: - Cơ cấu về tuổi đời của đội ngũ cán bộ bình quân chung toàn Tập đoàn nói chung là hợp lý, cán bộ lãnh đạo cấp Tập đoàn và các Công ty con đã được trẻ hóa so với giai đoạn trước 2010, trong đó cán bộ lãnh đạo cấp Tập đoàn từ 45-55 tuổi chiếm 68,22%, trên 55 tuổi chiếm 30,54%. - Số cán bộ có trình độ trung cấp và công nhân toàn Tập đoàn mặc dù đã giảm so với giai đoạn trước 2010 nhưng tỷ lệ còn cao, bình quân chung 21,72%. - Số cán bộ lãnh đạo của các cấp cơ sở có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật mặc dù đã giảm trên 10% so với giai đoạn trước 2010, trong đó: cấp công ty con và đơn vị trực thuộc Tập đoàn: 14,23%; cấp đơn vị trực thuộc công ty con: 53,81%; và cấp đơn vị trực thuộc của đơn vị trực thuộc công ty con: 5,13%. - Số cán bộ có trình độ trên đại học, đặc biệt là trình độ tiến sĩ toàn Tập đoàn còn thấp (3,37%), trong đó chủ yếu tập trung ở cán bộ cấp Tập đoàn chiếm 62%. - Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ và tư vấn thiết kế số cán bộ có trình độ cao có vai trò đầu đàn, đầu ngành còn ít; trình độ thiết kế chế tạo cơ khí, xây dựng và công nghệ còn hạn chế và thấp so với trình độ của khu vực và thế giới. - Trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới của Tập đoàn như luyện kim, chế biến sâu khoáng sản, v.v. còn thiếu trầm trọng cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật và chuyên gia tài chính. - Trình độ ngoại ngữ nói chung còn thấp, số người biết ngoại ngữ đạt mức có thể giao dịch, làm việc với người nước ngoài còn ít. Trình độ tin học cũng còn rất hạn chế. - Tư duy kinh doanh và trình độ quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa; đặc biệt, trong đó trình độ hiểu biết về pháp luật; hợp đồng kinh tế; quản trị chiến lược; quản trị nhân sự; văn hóa doanh nghiệp; cách thức giải quyết vấn đề và ra quyết định; quản trị môi trường; quản trị kỹ thuật mỏ, quản trị tài chính; quản trị rủi ro, v.v. đều còn rất hạn chế; tốc độ phản ứng và giải quyết công việc chưa theo kịp yêu cầu của công việc; thiếu cán bộ có trình độ kinh doanh quốc tế. * Về cơ cấu và chất lượng đội ngũ công nhân, nhân viên Đến năm 2015, tổng số CNKT toàn Tập đoàn khoảng 87.000 người. Cơ cấu, chất lượng đội ngũ CNKT theo bậc thợ và theo tuổi đời như sau: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 97 Bảng 2. 17 - Cơ cấu, chất lượng đội ngũ CNKT năm 2015 của Tập đoàn TKV theo bậc thợ Ngành, nghề Tổng số % 1. Điện % 2. Khai thác, chế biến than, khoáng sản % 3. Luyện kim % 4. Cơ khí % 5. Hóa chất % 6. Kiểm nghiệm, phân tích % 7. SX thuốc nổ CN % 8. Xây dựng % 9. Vận tải % 10. Bốc xếp % 11. TTLL % 12. Địa chất % 13. Các ngành nghề khác % Bậc thợ Số lượng Bình 1 2 3 4 5 6 7 (người) quân 87.000 6.447 7.601 20.724 24.249 16.059 9.119 2.801 3,86 100 7,41 8,74 23,82 27,87 18,46 10,48 3,22 11.278 204 322 4.713 2.793 1.826 1.067 353 3,92 100 1,81 2,86 41,79 24,77 16,19 9,46 3,13 47.434 2.344 2.338 9.471 16.003 10.741 5.488 1.049 100 749 100 8.867 100 320 100 116 100 549 100 636 100 10.594 100 2209 100 74 100 70 100 4.104 100 4,94 40 5,34 228 2,57 279 87,19 10 8,62 4 0,73 46 7,23 2.890 27,28 89 4,03 1 1,43 312 7,60 19,97 309 41,26 1.994 22,49 5 1,56 13 11,21 269 49,00 100 15,72 2.297 21,68 765 34,63 21 28,38 12 17,14 755 18,40 33,74 143 19,09 1.739 19,61 8 2,50 17 14,66 32 5,83 119 18,71 1.956 18,46 590 26,71 15 20,27 7 10,00 827 20,15 4,93 211 28,17 533 6,01 2 0,63 18 15,52 202 36,79 58 9,12 3.207 30,27 274 12,40 3 4,05 2 2,86 431 10,50 22,64 37 4,94 2.022 22,80 13 4,06 38 32,76 31 5,65 170 26,73 163 1,54 335 15,17 9 12,16 17 24,29 657 16,01 11,57 2,21 7 2 0,93 0,27 1.626 725 18,34 8,18 12 1 3,75 0,31 19 1 16,38 0,86 11 2,00 84 59 13,21 9,28 50 31 0,47 0,29 117 39 5,30 1,77 22 4 29,73 5,41 17 14 24,29 20,00 599 523 14,60 12,74 4,08 2,94 4,42 1,48 4,00 2,85 4,25 2,39 3,60 4,51 5,06 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương của Tập đoàn TKV năm 2015 Bảng 2.18 - Cơ cấu, chất lượng đội ngũ CNKT năm 2015 của tập đoàn TKV theo tuổi đời Ngành, nghề Tổng số % 1. Điện % 2. Khai thác, chế biến than, khoáng sản % 3. Luyện kim % Số lượng (người) 87.000 100 11.278 100 < 25 12.895 14,82 2.482 22,01 25 - 35 42.178 48,48 6.000 53,20 Tuổi đời 36 - 45 19.447 22,35 1.546 13,71 46 - 55 11.964 13,75 1.213 10,76 > 56 516 0,59 37 0,33 47.434 7.698 24.291 9.929 5.280 236 100 749 100 16,23 183 24,43 51,21 429 57,28 20,93 116 15,49 11,13 21 2,80 0,50 - Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 98 Ngành, nghề 4. Cơ khí % 5. Hóa chất % 6. Kiểm nghiệm, phân tích % 7. SX thuốc nổ CN % 8. Xây dựng % 9. Vận tải % 10. Bốc xếp % 11. TTLL % 12. Địa chất % 13. Các ngành nghề khác % Số lượng (người) 8.867 100 320 100 116 100 549 100 636 100 10.594 100 2209 100 74 100 70 100 4.104 100 < 25 816 9,20 26 8,13 11 9,48 158 28,78 45 7,08 742 7,00 333 15,07 1 1,35 4 5,71 396 9,65 25 - 35 3.509 39,57 266 83,13 46 39,66 304 55,37 181 28,46 4.345 41,01 1.044 47,26 15 20,27 29 41,43 1.719 41,89 Tuổi đời 36 - 45 2.178 24,56 16 5,00 31 26,72 60 10,93 229 36,01 3.633 34,29 558 25,26 35 47,30 18 25,71 1.098 26,75 46 - 55 2.253 25,41 12 3,75 28 24,14 27 4,92 174 27,36 1.802 17,01 265 12,00 23 31,08 18 25,71 848 20,66 > 56 111 1,25 7 1,10 72 0,68 9 0,41 0,00 1 1,43 43 1,05 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương của Tập đoàn TKV năm 2015 Như vậy ở thời điểm hiện nay, nguồn nhân lực CNKT của Tập đoàn có sự chuyển biến theo hướng tích cực như sau: - Độ tuổi của người lao động ngày càng trẻ hơn, có sức khỏe tốt hơn. + Tỷ lệ lao động có độ tuổi từ 45 trở xuống ở mức cao, chiếm 85,86% tổng số lao động, trong đó số lao động có độ tuổi từ 35 trở lại chiếm 63,3%, năm 2015 số lao động có độ tuổi từ 31-45 tuổi tăng từ 39% năm 2010 lên 45,9% năm 2015, số lao động ở độ tuổi này thường ít có tư tưởng chuyển nghề mới mà sẽ gắn bó lâu dài với tập đoàn. - Trình độ chuyên môn, tay nghề nâng cao hơn so với trước. + Người lao động có trình độ đại học trở lên tăng từ 14,9% lên 16,7%, cao đẳng tăng từ 3,1% lên 3,7%, trong khi đó trình độ trung cấp giảm từ 9,6% xuống 8,3%. + Công nhân bậc cao tăng so với trước. Thợ bậc 5 tăng từ 15,6% lên 18,86%. Thợ bậc 6 tăng từ 9,4% lên 10,48%. - Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyển biến theo hướng thực chất hơn: + Người lao động được đào tạo chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên đã có sự dịch chuyển tích cực về lĩnh vực đào tạo. Theo đó lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật tăng từ 15% lên 19,4%, lĩnh vực kinh tế giảm nhẹ từ 8,8% xuống 7,7%, chuyên môn khác (ít liên quan đến hoạt động SXKD) giảm từ 3,7% xuống 1,5%. - Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất đã được điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động: + Tỷ lệ lao động khu vực sản xuất chính đã tăng từ 63,1% lên 65,4%; khu vực phụ trợ, phục vụ giảm từ 25% xuống còn 23,4%; khu vực gián tiếp giảm từ 11,9% xuống 11,3%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 99 Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực nêu trên, đội ngũ công nhân, lao động của Tập đoàn cũng còn có những tồn tại, yếu kém sau: - Đội ngũ công nhân kỹ thuật đông nhưng chất lượng còn hạn chế và cơ cấu chưa hợp lý, vừa thừa, vừa thiếu. Cụ thể là: (1) Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực phụ trợ, phục vụ, gián tiếp cao; đặc biệt trong khai thác than hầm lò, thiếu công nhân làm việc trong hầm lò, thừa công nhân làm các công việc trên mặt bằng và các công việc phục vụ, phụ trợ; (2) Số công nhân thực sự có tay nghề cao còn ít; thiếu hẳn công nhân lành nghề trong các lĩnh vực luyện kim, hoá chất, và rất ít công nhân lành nghề trong chế tạo máy, điện lực; (3) Một bộ phận khá đông công nhân thiếu tác phong công nghiệp, thiếu ý thức tự bảo vệ mình và đồng nghiệp. - Nguyên nhân chính là do: (1) Thiếu công nhân lò nên các đơn vị khai thác than hầm lò phải tuyển lao động từ các tỉnh miền núi có chất lượng thấp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp kém, dễ bỏ việc. Vì vậy, mục tiêu xây dựng lực lượng lao động gắn bó với Tập đoàn và doanh nghiệp chưa đạt được; (2) Các dự án đầu tư ngoài lĩnh vực than, như điện, alumin, hóa chất, chủ yếu đặt tại vùng sâu, vùng xa nên khó tuyển lao động tại chỗ được đào tạo đúng nghề cho các vị trí công nghệ cốt lõi. Vì vậy, phải tuyển lao động được đào tạo ngành, nghề khác sau đó đào tạo bổ sung nên chất lượng không cao. * Về chỉ tiêu tỷ lệ lao động nữ Tình hình lao động nữ của Tập đoàn TKV từ 2008 - 2015 như sau: Bảng 2.19 - Tình hình lao động nữ của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 Chỉ tiêu 2008 Tổng số LĐ có mặt 112.643 cuối năm, người - Trong đó LĐ 24.803 nữ, người Tỉ trọng trên tổng 22,02 số, % Tỉ trọng so với 1,06 năm trước,% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 125.436 130.260 136.739 136.710 134.892 123.071 122.819 24.223 25.631 27.055 26.605 25.998 25.267 25.101 19,31 19,68 19,79 19,46 19,27 20,53 20,44 -2,71 0,37 0,11 -0,33 -0,19 0,96 0,09 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương của Tập đoàn TKV các năm từ 2007 - 2015 Qua số liệu ở bảng trên cho thấy số lượng lao động nữ có mặt đến cuối năm (theo danh sách) đã tăng từ 24.803 người lên 25.101 người, chỉ tăng 2,34% sau 8 năm. Về tỷ lệ lao động nữ trên tổng số lao động có xu thế giảm, năm 2008 là 22,02% và đến năm 2015 là 20,44%. Như vậy, số lượng lao động nữ tuy có tăng nhưng không đáng kể, đặc biệt tỷ trọng trên tổng số lao động bị giảm. Điều đó chứng tỏ việc phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh sử dụng lao động nữ của Tập đoàn TKV vẫn còn hết sức hạn chế. * Về công tác đổi mới cơ cấu, chất lượng lao động: Tập đoàn và các công ty con đơn vị trực thuộc đã đưa vào chương trình hành động yêu cầu giảm từ 3-5% số lao động phụ trợ, phục vụ và lao động gián tiếp so với số lao động có mặt kể từ năm 2012. Tập đoàn TKV đã thực hiện tinh giản lao động, tinh gọn bộ máy chuyên môn, cụ thể là: (1) TKV đã thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy chuyên môn giúp việc thuộc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 100 cơ quan điều hành TKV, sắp xếp và giảm số lượng ban chuyên môn nghiệp vụ từ 28 ban xuống còn 23 ban (năm 2015), điều chuyển chức năng nhiệm vụ và đổi tên 03 ban chuyên môn phù hợp với mô hình tổ chức và cơ chế quản lý điều hành; (2) Khối cơ quan của tập đoàn số lao động giảm từ 354 cán bộ (năm 2012) xuống còn 339 cán bộ (năm 2015), cơ cấu lao động tại các ban, bộ phận cũng điều chỉnh theo hướng tinh giản (giảm cán bộ về hưu và chuyển công tác và không bổ sung thêm lao động), để tăng cường hiệu quả quản lý phần vốn Nhà nước cũng như tăng cường công tác kiểm soát hoạt động của các công ty cổ phần TKV đã kiện toàn và bổ sung nhân lực có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kinh qua các chức vụ lãnh đạo ở đơn vị để bố trí làm việc chuyên trách tại Ban Quản lý vốn (15 người) và ban Kiểm soát nội bộ (10 người); (3) Ở các công ty con TKV đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh hệ thống định mức, định biên lao động kết hợp điều chỉnh quy trình cho phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cụ thể là: từ năm 2012 ban hành định biên về số lượng viên chức quản lý doanh nghiệp (số phó giám đốc không quá 5 người), số lượng cơ cấu các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ ở mỗi công ty không quá 15-16 phòng (trước đây hầu hết các đơn vị đều có từ 18-20 phòng, cá biệt một số đơn vị còn lên đến 24 phòng), yêu cầu các đơn vị hàng năm phải tiết giảm lao động phục vụ, phụ trợ và lao động gián tiếp từ 3-5% so với số lao động có mặt năm trước, đã thực hiện xóa bỏ bố trí lực lượng giám sát viên an toàn hầm lò do đây không phải là chức danh bắt buộc theo quy phạm an toàn của Nhà nước (tiết kiệm được trên 500 lao động), đề xuất ban hành quy trình giao nhận than nội bộ trong công ty, quy trình giao nhận than giữa các đơn vị trong TKV theo nguyên tắc thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, chỉ sử dụng bên thứ 3 khi có yêu cầu hoặc làm trọng tài, giao nhận than tại cảng chính và bến nội địa (tiết kiệm được trên 400 lao động), đề xuất mô hình tổ chức thường trực sửa chữa tập trung tại các mỏ lộ thiên và hầm lò nhằm nâng cao năng lực sửa chữa, giảm được khoảng ¼ so với số lao động đang bố trí theo quy trình hiện nay, cơ cấu lại lực lượng ghi chuyến, vẫy đầu đường, đổi thải theo hướng kiêm nhiệm như phụ xúc kiêm gạch chuyến, phụ gạt kiêm hướng dẫn đổ thải, như vậy sẽ giảm được lực lượng đầu đường, ghi chuyến tại các mỏ lộ thiên (mỗi mỏ sẽ giảm khoảng 50 lao động). Thực hiện chỉ đạo của TKV về việc tiết giảm lao động, tại các công ty con nhiều đơn vị đã nghiêm túc triển khai thực hiện với các giải pháp như: giảm số lượng đầu mối các phòng ban, tổ chức lại sản xuất, bố trí lao động gián tiếp, phục vụ sang làm các công việc trực tiếp sản xuất, không tuyển mới lao động thay thế số lao động gián tiếp, phục vụ khi nghỉ hưu, chấm dứt HĐLĐ..... Kết quả sắp xếp, cơ cấu lại lực lượng lao động như sau: - Tổng số lao động nghỉ việc hưởng hỗ trợ giải quyết trong giai đoạn 2010-2015 năm là 8.532 người, tiền hỗ trợ: 502,6 tỷ đồng. Cơ cấu lao động được sắp xếp: Trực tiếp sản xuất giảm từ 44% tổng số lao động được sắp xếp năm 2010 xuống còn 28% năm 2015 (năm 2014 tỷ lệ này là 39,8%); phụ trợ, phục vụ tăng từ 48% tổng số lao động được sắp xếp năm 2010 lên 58% năm 2015 (năm 2014 tỷ lệ này là 51,8%); quản lý tăng từ 8% tổng số lao động được sắp xếp năm 2010 lên 14% năm 2015 (năm 2014 tỷ lệ này là 8,5%). Riêng năm 2015 thực hiện giải quyết hỗ trợ kinh phí từ Quỹ đổi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 101 mới cơ cấu lao động của Tập đoàn là 1.691 người, số tiền hỗ trợ là 106,5 tỷ đồng; trong đó: nghỉ hưu trước tuổi 1.686 người, số tiền hỗ trợ 106,369 tỷ đồng; nghỉ thôi việc hưởng trợ cấp 1 lần 05 người, số tiền hỗ trợ 0,131 tỷ đồng. Nguồn chi hỗ trợ cho lao động nghỉ việc theo quy định TKV hỗ trợ bằng 70%, nguồn chi trích từ Quỹ phúc lợi của Công ty mẹ - TKV; đơn vị tự chi trả 30% nguồn chi từ Quỹ phúc lợi bằng nguồn quỹ hợp pháp khác của đơn vị. - Việc thực hiện quy chế đổi mới lao động của Tập đoàn đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng lao động, giảm số lượng lao động phục vụ, phụ trợ, lao động yếu sức khỏe không còn đáp ứng được yêu cầu công việc, không còn bố trí vào việc gì khác được bao gồm cả số cán bộ nhân viên có năng lực kém, đảm nhiệm công việc ít hiệu quả cần sắp xếp lại. Người lao động khi nghỉ chế độ có nguồn hỗ trợ của tập đoàn sau thời gian làm việc có thêm nguồn hỗ trợ để tạo dựng việc làm mới hoặc giải quyết nhu cầu cá nhân. Như vậy, chất lượng lập phương án đổi mới cơ cấu lao động đã được nâng cao, những tồn tại của các năm trước về cơ bản đã được khắc phục; điều này đã chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng Quỹ đổi mới cơ cấu lao động, góp phần giải quyết lao động dôi dư, đổi mới cơ cấu lao động của TKV, tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho quá trình PTBV Tập đoàn. * Về tình hình thực hiện công tác đào tạo và địa phương hóa nguồn nhân lực: - Tình hình thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực: + Công tác tự đào tạo nguồn nhân lực từ bậc thấp lên bậc cao, từ công nhân trở thành cán bộ kỹ thuật, quản lý đã được các đơn vị trong Tập đoàn thực hiện có hiệu quả. Các đơn vị tiếp tục duy trì các hoạt động bồi dưỡng nghề, thi nâng bậc. Các kỹ sư mới ra trường được đưa xuống làm công nhân trực tiếp sản xuất để tích lũy kinh nghiệm, sau đó luân chuyển về các phòng ban quản lý, tiếp đó đưa về làm cán bộ chỉ huy sản xuất cấp phân xưởng. Những công nhân có năng lực quản lý, được đơn vị chọn cử đi học đại học để phát triển thành cán bộ quản lý, chỉ huy sản xuất. Các nhà máy điện trong TKV đều tự đào tạo nhân lực để làm bộ khung khi đầu tư phát triển nhà máy mới. + Hệ thống trường đào tạo nghề mỏ trong Tập đoàn được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Đến nay, cơ sở trường cao đẳng nghề Than - Khoáng sản Hồng Cẩm là trường có cơ sở vật chất tốt nhất trong các trường nghề của Việt Nam. Riêng Trường quản trị kinh doanh cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa có lực lượng giáo viên cơ hữu, chưa có tư cách pháp nhân để cấp văn bằng, chứng chỉ (thực chất chỉ là nơi tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng liên kết với các cơ sở đào tạo khác). - Tình hình thực hiện giải pháp địa phương hóa nguồn nhân lực: Trong những năm qua các đơn vị thành viên đã quán triệt thực hiện nghiêm túc giải pháp địa phương hóa nguồn nhân lực. Tuy nhiên, kết quả thu được còn khá hạn chế, không đồng nhất giữa các ngành nghề và khu vực: + Đối với các dự án khai thác, chế biến than, khoáng sản bằng công nghệ lộ thiên: Việc địa phương hóa nguồn nhân lực rất thuận lợi. Nguyên nhân là do nguồn cung lao động dồi dào (cung lớn hơn cầu), bởi tính chất nghề nghiệp không quá nặng nhọc, không đòi hỏi trình độ cao, phù hợp với trình độ lao động địa phương. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 102 + Đối với các dự án khai thác than bằng công nghệ hầm lò, sản xuất alumina, nhà máy điện: Việc địa phương hóa nguồn nhân lực gặp khó khăn rất lớn, bởi các nguyên nhân sau: (1) Đối với các dự án than hầm lò: do tính chất nghề nghiệp đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… nên lao động tại địa phương (Quảng Ninh) không mặn mà lựa chọn nghề thợ lò, kể cả con em người lao động đang làm việc tại mỏ. Số liệu cho thấy, thợ lò tuyển dụng từ các địa phương tỉnh Quảng Ninh chỉ chiếm khoảng 30% tổng số, còn lại là lao động tuyển từ các địa phương Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, thậm chí một số tỉnh miền núi phía Bắc. (2) Đối với các dự án alumina, dự án điện, dự án hóa chất: do đây là các dự án có trình độ công nghệ cao, hiện đại nên đòi hỏi lao động chất lượng cao cho các vị trí vận hành, điều khiển, trong khi đó nguồn nhân lực tại địa phương có dự án hầu như không đáp ứng được vì dự án của TKV chủ yếu đặt ở vùng sâu, vùng xa (các dự án alumina ở Lâm Đồng, Đăk Nông; các dự án điện ở Lạng Sơn, Bắc Giang; dự án đồng ở Lào Cai) hoặc không phải vùng sâu, vùng xa nhưng do ngành nghề đặc thù nên khó thu hút lao động chất lượng cao ở ngay tại địa phương (dự án nitrat amon ở Thái Bình). Lao động địa phương chủ yếu làm các công việc phụ trợ, phục vụ có tính chất giản đơn hoặc lao động gián tiếp. * Về quản lý quỹ tiền lương và phân phối thu nhập Bảng 2.20 - Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 TT 1 2 Chỉ tiêu Lương bình quân người/th - SX than Tỷ lệ tăngtiền lương BQ -Tỷ lệ tăng tiền lương SX than ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 10 đ 4.470 5.368 5.996 7.238 8.220 7.608 7.989 8.371 9.022 10 đ 4.494 5.475 6.144 7.455 8.580 7.755 8.242 8.600 9.593 % 20,09 11,70 20,71 13,57 -7,45 5,01 4,78 7,78 % 21,83 12,22 21,34 15,09 -9,62 6,28 4,34 11,55 3 3 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương của Tập đoàn TKV các năm từ 2007 - 2015 Theo bảng 2.20, tiền lương bình quân toàn tập đoàn có sự tăng trưởng qua các năm, năm 2007 tiền lương là 4.470.000đ/người/tháng thì đến năm 2015 đã đạt 9.022.000đ/người/tháng, đạt 104% so với kế hoạch và bằng 107,8% so với năm 2014; trong đó sản xuất than đạt 9.593.000đ/người/tháng, bằng 111,5% so với năm 2014, tiền lương của các đơn vị sản xuất than hầm lò đạt 10.637.000đ/người/tháng, bằng 110,3% so với năm 2014, lộ thiên đạt 7.219.000đ/người/tháng, bằng 105,1% so với thực hiện năm 2014. Tỷ trọng tiền lương theo các khu vực sản xuất thực hiện qua các năm như sau: Bảng 2.21 -Tiền lương bình quân theo khu vực sản xuất của Tập đoàn TKV từ năm 2011 - 2015 TT I 1 2 Tiền lương bình quân, Năm Năm Năm Năm 103đ/người/năm 2011 2012 2013 2014 Các đơn vị sản xuất than hầm lò 10.466 10.212 10.308 10.942 Lao động khu vực sản xuất chính Tỷ lệ tăng trưởng ,% -2,43 0,94 6,15 Lao động khu vực phục vụ, phụ trợ 5.604 5.297 5.202 5.596 Tỷ lệ tăng trưởng ,% -5,48 -1,79 7,57 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Năm 2015 Chỉ số thu nhập,%/năm 12.280 12,23 6.359 13,63 104,1 103,2 103 TT 3 II 1 2 3 III 1 2 3 Tiền lương bình quân, 103đ/người/năm Lao động khu vực quản lý Tỷ lệ tăng trưởng ,% Các đơn vị sản xuất than lộ thiên Lao động khu vực sản xuất chính Tỷ lệ tăng trưởng ,% Năm 2011 11.069 Năm 2012 9.197 -16,91 Năm 2013 9.891 7,55 Năm 2014 9.912 0,21 Năm 2015 10.555 6,49 Chỉ số thu nhập,%/năm 7.448 7.228 -2,95 4.913 -14,53 7931 -11,23 7.187 -0,57 4.928 0,31 8.447 6,51 7.650 6,44 5.308 7,71 9473 12,15 7.780 1,70 5.581 5,14 9755 2,98 101,1 5.875 -0,88 5.046 -8,15 9551 -9,61 5.758 -1,99 5.262 4,28 8776 -8,11 6.515 13,15 5.826 10,72 10165 15,83 6.984 7,20 5.928 1,75 10142 -0,23 104,2 Lao động khu vực phục vụ, phụ trợ 5.748 Tỷ lệ tăng trưởng ,% Lao động khu vực quản lý 8.934 Tỷ lệ tăng trưởng ,% Các đơn vị sàng tuyển và khu vực khác 5.927 Lao động khu vực sản xuất chính Tỷ lệ tăng trưởng ,% 5.494 Lao động khu vực phục vụ, phụ trợ Tỷ lệ tăng trưởng ,% Lao động khu vực quản lý 10566 Tỷ lệ tăng trưởng ,% 98,8 99,3 102,2 101,9 99 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ báo cáo thống kê kinh tế - kỹ thuật tổng hợp của Tập đoàn TKV các năm từ 2011 - 2015 Qua bảng cho thấy tỷ lệ tiền lương ở năm 2012 không có sự tăng trưởng, thậm chí còn sụt giảm so với năm trước, nguyên nhân chính là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, dẫn đến sản xuất kinh doanh trong những năm đó khó khăn hơn. Từ năm 2013 đến nay, tốc độ tăng trưởng tiền lương đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là lao động khu vực sản xuất chính. Nhìn chung việc phân phối tiền lương được thực hiện theo đúng yêu cầu của tập đoàn là tiếp tục tập trung tăng năng suất lao động và thu hút lao động vào làm việc trong hầm lò bằng chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác. Tiền lương khối chế biến và kinh doanh than, khối thương mại, tư vấn,... được quyết toán gắn với tốc độ tăng (giảm) NSLĐ hoặc lợi nhuận theo quy định của nhà nước, đồng thời đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa sản xuất với kinh doanh thương mại, dịch vụ. *Về mức chi cho con người Bên cạnh việc đảm bảo về chất lượng lao động và thu nhập cho người lao động, nhằm đạt đến mục tiêu PTBV, tập đoàn TKV còn rất quan tâm đến công tác chi để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Các khoản chi cho con người của Tập đoàn TKV từ năm 2012 đến năm 2015 được thể hiện qua bảng 2.22, cho thấy Tập đoàn hàng năm đều dành những khoản chi nhất định cho công tác con người trong tập đoàn, tuy nhiên trong hai năm gần đây những khoản chi này có xu hướng bị giảm đi do khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Bảng 2.22 - Các khoản chi cho con người toàn tập đoàn TKV giai đoạn 2012 - 2015 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1. Bồi dưỡng ca 3, độc hại 2. Chi ăn định lượng 3. Chi phí khám sức khỏe định kỳ, mua thuốc phòng bệnh 4. Chi trợ cấp thôi việc 5. Chi cho lao động nữ 2012 160,727 430,371 2013 196,845 571,874 2014 191,606 486,98 2015 178,312 479,844 71,85 82,413 82,017 82,792 13,939 3,118 62,805 2,868 62,252 3,209 62,348 3,588 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 104 Chỉ tiêu 6. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến, thưởng tiết kiệm 7. Chi thưởng năng suất lao động 8. Chi đào tạo, nâng bậc, bồi dưỡng tay nghề, năng lực quản lý 9. Chi bảo hộ lao động Tổng Tỷ lệ tăng trưởng, %/năm 2012 2013 2014 2015 13,538 13,141 27,825 15,469 0,297 0,177 3,5 2,247 204,71 199,689 146,277 148,355 180,62 3.091,17 179,26 3.322,072 7,47 153,791 3.171,457 -4,53 174,474 3.162,429 -0,29 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ báo cáo tài chính của Tập đoàn TKV các năm từ 2012 - 2015 Để hướng đến PTBV tập đoàn TKV còn rất quan tâm đến công tác điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động. Cụ thể: (1) hàng năm TKV tổ chức cho người lao động có sức khỏe yếu, có thành tích trong công tác được nghỉ điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng của Tập đoàn, những trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh bụi phổi được khám, điều trị và rửa phổi tại bệnh viện Than - Khoáng sản Việt Nam và được nghỉ điều dưỡng sau rửa phổi tại các cơ sở điều dưỡng của tập đoàn. Năm 2015 Tập đoàn đã tổ chức được 10.160 lượt người đi điều dưỡng với kinh phí 35,7 tỷ đồng; số công nhân được rửa phổi: 130 người, kinh phí 4,2 tỷ đồng; TKV cũng quy định mức chi cụ thể cho công tác điều dưỡng, phục hồi chức năng, cụ thể: chi phí của một ngày điều dưỡng và phục hồi chức năng: 290.000đ/người-ngày, trong đó tiền ăn là 160.000đ/người-ngày, chi phí khác 130.000đ/người-ngày; chi phí chống xuống cấp cơ sở điều dưỡng: 30.000đ/người-ngày; (2) Hỗ trợ tiền tàu xe về thăm gia đình với công nhân khai thác đào lò nếu làm đủ ngày định mức từ 20 công trở lên, Tập đoàn đã báo cáo Bộ tài chính cho phép tính khoản này vào chi phí khác của doanh nghiệp; (3) các đơn vị đều tích cực cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, như công ty than Nam Mẫu đầu tư hệ thống cấp nước uống cho người lao động làm việc trong hầm lò đến từng vị trí sản xuất, bổ sung nước uống giải khát cuối ca,… Có thể nói hoạt động cho người lao động nghỉ điều dưỡng là chính sách đãi ngộ rất tốt của TKV, là chế độ đặc thù mang bản sắc riêng có của TKV, sau 10 năm triển khai thực hiện đã thu được hiệu quả rất cao. Các chi phí cho công tác điều dưỡng, phục hồi chức năng đều được trích từ quỹ phúc lợi của công ty mẹ - TKV. 2.3.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động Bảng 2.23 - Hiệu quả sử dụng lao động của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 TT 1 Chỉ tiêu NSLĐ bình quân - SX than 3 4 Lương bình quân người/th - SX than Doanh thu/lương - SX than ĐVT 106đ/ người 106đ/ người 103đ 103đ đ/đ đ/đ 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 474,1 497,4 629,1 775,9 668,5 729,1 872,5 661,134 410,0 422,3 558,0 709,8 613,3 603,8 642,2 544,033 5.368 5.475 7,36 6,24 5.996 6.144 6,91 5,73 7.238 7.455 7,24 6,24 8.220 8.580 7,87 6,89 7.608 7.755 7,32 6,59 7.989 8.242 7,71 6,10 8.371 8.600 10,84 5,15 9.022 9.593 6,1 4,73 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương của Tập đoàn TKV các năm từ 2008- 2015 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 105 Qua số liệu ở bảng trên cho thấy năng suất lao động tính theo doanh thu và số doanh thu làm ra trên 1 đồng tiền lương có xu hướng tăng cao tính cho toàn Tập đoàn. Riêng đối với sản xuất than tăng từ năm 2008 đến năm 2011, nhưng sau đó giảm xuống. - Năng suất lao động (NSLĐ) sản xuất than của TKV từ năm 2008 đến 2013 tính theo sản lượng than tiêu thụ được nêu dưới đây cho thấy có xu thế giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn hơn, trong khi việc áp dụng cơ giới hóa khai thác bị hạn chế, nhất là trong khai thác hầm lò. Tuy nhiên NSLĐ trong năm 2014, 2015 đã có sự tăng trưởng (bảng 2.24) Bảng 2.24 - Tình hình NSLĐ theo sản lượng than tiêu thụ của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 Chỉ tiêu ĐVT NSLĐ theo SL T/ng- than tiêu thụ năm - Tăng trưởng %/năm 2007 506.5 2008 2009 2010 2011 426.1 517.2 479.3 486 -15,87 21,37 -7,32 1,40 2012 2013 2014 2015 428.5 422.3 465.1 482.3 -11,83 -1,44 10,14 3,7 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương của Tập đoàn TKV các năm từ 2008 - 2015 2.3.2.3. Thực trạng công tác an toàn lao động *Về tình hình an toàn lao động: Tình hình tai nạn lao động trong Tập đoàn TKV thời gian qua được nêu ở bảng 2.25 dưới đây Bảng 2.25 - Tình hình tai nạn lao động từ 2001 - 2015 của Tập đoàn TKV Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. Tai nạn lao động a. Tổng số vụ tai nạn 289 274 231 b. Số vụ chết người 16 21 16 c. Số người bị tai nạn 299 290 234 d. Số người chết 23 37 17 2. Trong hầm lò a.Số vụ chết người b. Số người chết 2.1. Cháy nổ khí 4/8 4/13 1/1 (vụ/người chết) 2.2. Ngạt khí, nhiễmđộc khí 2.3. Bục nước 2.4. Sập đổ lò 2.5. Nổ mìn 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 221 302 21 27 226 312 26 35 3/0 4/0 305 33 350 50 . 32 . 40 . 29 . 39 327 23 342 26 366 35 378 42 421 17 427 19 416 30 426 34 25 41 21 29 20 30 16 19 28 35 09 11 24 28 22 26 1/8 0/0 1/11 0/0 0/0 0/0 1/4 0/0 1/1 2/5 16/22 0/0 1/1 2/4 10/16 2/2 1/1 1/1 10/10 0/0 1/1 1/1 1/1 2/2 3/5 1/4 1/3 0/0 0/0 2/2 6/6 16/21 4/7 10/11 4/4 2/2 4/4 0/0 2/2 0/0 26 30 22 17 467 387 27 20 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết công tác an toàn lao động hàng năm của Tập đoàn TKV Qua số liệu trên bảng cho thấy, tình hình tai nạn lao động của tập đoàn TKV ở mức khá cao trong suốt cả giai đoạn từ năm 2001 đến 2015, đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008 trở lại đây. Số vụ chết người, số người bị chết, số người bị tai nạn ở những năm này cũng cao hơn hẳn so với những năm trước. Trong năm 2015 tình hình tai nạn lao động, sự cố giảm đáng kể, tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra 17 vụ làm chết 20 công nhân, giảm 5 vụ và giảm 7 người chết so với năm 2014. Các trường hợp CNVC bị chết do tai nạn lao động ngoài các quyền lợi, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 106 chế độ được hưởng theo quy định, còn có thêm tiền hỗ trợ của Quỹ hoạt động xã hội của đơn vị trực tiếp công tác từ 10 - 30 triệu đồng, tập đoàn hỗ trợ 20 triệu, Công đoàn TKV hỗ trợ 5 triệu, ngoài ra còn chế độ hỗ trợ xây nhà với mức tối đa 80 triệu đồng/nhà, chế độ học bổng cho con đi học từ tiểu học đến đại học. Chính sách đối với gia đình công nhân chết do TNLĐ năm 2015: Xây mới và sửa chữa nhà ở: 1,74 tỷ đồng, cấp học bổng cho con công nhân bị TNLĐ chết: 1,348 tỷ đồng. *Về chỉ tiêu giảm tỷ lệ lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm của Tập đoàn TKV từ trước đến nay không có số liệu thống kê, song qua số liệu báo cáo của Bộ Công Thương năm 2015 về tỷ lệ lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của các TĐKT, TCT thuộc Bộ quản lý như sau (%): PVN 27,9; EVN 5,3; TKV 78,5; Vinachem 51,9; Tổng công ty Giấy VN 25,8; Vinatex 27,6; Tổng công ty Thuốc lá VN 36,9; bình quân tất cả các TĐKT, TCT là 40,6%. Như vậy, qua số liệu nêu trên cho thấy Tập đoàn TKV có tỷ lệ lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao nhất và gần gấp đôi so với bình quân của các TĐKT, TCT. Có thể nói điều kiện làm việc trong quá trình khai thác than nhất là ở các mỏ hầm lò rất nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm đã gây nhiều tác hại đến sức khỏe của người lao động và nhiều tác động xấu về kinh tế - xã hội. Cụ thể là: - Xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, trong đó có nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người, gây thiệt hại lớn về kinh tế và để lại hậu quả nặng nề về mặt xã hội. Ví dụ trong bảng 2.25 nêu tình hình tai nạn lao động trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam từ 2001 - 2015. - Gây ra nhiều bệnh nghề nghiệp, nhất là bệnh bụi phổi, bệnh ngoài da, …. Kết quả kiểm tra y tế năm 2008 cho thấy số lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc có dấu hiệu mắc bệnh nghề nghiệp, nhất là bệnh bụi phổi trong các đơn vị sản xuất than của TKV lên tới 20% tổng số lao động. - Số lao động sản xuất than, nhất là ở các mỏ hầm lò nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển công tác sang các ngành khác có xu hướng ngày càng tăng lên cùng với quá trình phát triển kinh tế. Trong năm 2008 số lượng lao động chấm dứt hợp đồng lao động và chuyển sang đơn vị khác trong các mỏ than hầm lò chiếm khoảng hơn 9% tổng số lao động. Từ năm 2009, 2010 đến nay xu hướng đó không những tiếp tục và còn trầm trọng hơn. Điều này không những gây mất ổn định lao động mà ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề thạo việc để nâng cao NSLĐ và mức độ an toàn lao động. Ngoài ra, việc tuyển dụng công nhân học nghề khai thác hầm lò rất khó khăn, hầu như không đạt chỉ tiêu nhu cầu tuyển sinh hàng năm. Chẳng hạn, năm 2015, cứ tuyển được 10 thợ lò mới thì có 9 thợ lò bỏ việc, tuyển được 10 học sinh học nghề hầm lò thì có 1 học sinh bỏ học giữa chừng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do tính chất công việc của nghề mỏ hầm lò rất nặng nhọc, độc hại, tiềm ẩn rủi ro cao về mất an toàn, mức tiền lương tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn thấp, đặc biệt là thợ lò chưa có điều kiện an cư để lạc nghiệp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 107 2.3.2.4. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội và mối quan hệ với cộng đồng địa phương trên địa bàn * Về thực hiện trách nhiệm xã hội Thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết được thể hiện thông qua việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của Tập đoàn. Nộp NSNN của toàn Tập đoàn TKV tăng cao từ năm 2008 đến 2011, cụ thể là: 2008: 7.005 tỉ đồng; 2009: 6.092 tỉ đồng. Sang năm 2010, tổng nộp NSNN là 7.751 tỷ đồng, năm 2011 là 11.128 tỷ đồng, năm 2012: 10.494 tỷ đồng, năm 2013: 8.918 tỷ đồng, năm 2014: 12.931 tỷ đồng, năm 2015: 13.767 tỷ đồng. Như vậy, so với năm 2008 nộp NSNN năm 2015 tăng trên 1,8 lần. Hai năm 2012 và 2013 do tác động của suy giảm kinh tế trong nước và thế giới như đã nêu trên nên nộp NSNN bị giảm những vẫn ở mức cao. Nộp NSNN trên 1 tấn than ngày càng tăng được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.26 - Tình hình nộp ngân sách nhà nước của tập đoàn TKV giai đoạn 2010 - 2015 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 6 1. Tổng nộp NSNN 10 đ 7.750.860 11.128.294 - Thuế GTGT “ 2.315.886 2.095.710 - Thuế xuất, nhập khẩu “ 2.735.961 5.365.132 - Thuế TNDN “ 336.777 448.091 - Thuế tài nguyên “ 1.924.812 2.664.472 2. Nộp NSNN trên 1 tấn than đ/T 179.834 254.652 Tăng trưởng % 41,6 2012 10.494.114 1.979.258 4.116.437 937.864 2.758.346 267.707 5,1 2013 8.918.034 2.302.523 1.793.431 826.772 3.127.511 230.440 -13,9 2014 2015 12.930.712 13.767.000 3.961.819 3.856.000 1.087.603 335.000 780.632 387.361 4.058.674 3.689.000 356.218 393.343 54,6 9,4 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ báo cáo tài chính của Tập đoàn TKV từ 2010-2015. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội còn biểu hiện thông qua giá bán than của Tập đoàn TKV cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, điện, giấy,… trong nước. Trong thời gian qua để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát nên giá than trong nước được khống chế thấp hơn giá thị trường, riêng giá than cho các hộ trọng điểm (điện, phân bón, giấy, xi măng) còn thấp hơn giá thành. Trong nhiều năm liền TKV phải bù chéo cho các hộ trong nước qua giá bán than như sau: năm 2006 bù chéo cho than bán vào các hộ điện, xi măng, giấy và phân bón khoảng 1.200 tỷ đ, năm 2007 khoảng 1.350 tỷ đ, năm 2008 khoảng 2.500 tỉ đ; năm 2009 bù cho riêng ngành điện khoảng 1.400 tỉ đ; năm 2010 khoảng 3.100 tỷ đ và năm 2011 bù khoảng 5.000 tỉ đ; nếu tính theo mức chênh lệch với giá than xuất khẩu thì năm 2011 bù cho ngành điện khoảng 900 triệu USD. TKV cùng các đơn vị thành viên còn tham gia thực hiện các hoạt động xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội biển đảo, đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ trẻ em, người tàn tật, công tác từ thiện, v.v. Tổng cộng kinh phí đóng góp từ năm 2008 đến 2011 khoảng 300 tỉ đồng; góp vốn xây dựng các công trình đường giao thông, trường học từ năm 2005 đến 2010 gần 46 tỉ đồng; hỗ trợ 3 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008 đến năm 2011 là 70 tỉ đ; tổng cộng các khoản đóng góp hỗ trợ năm 2012: gần 72 tỉ đ; năm 2013: 325,5 tỉ đ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 108 Đặc biệt, trong năm 2014 và 2015 đã tích cực góp phần đưa điện lưới ra đảo Cô Tô (Quảng Ninh) với kinh phí 150 tỉ đ và đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 150 tỉ đ. Một số khoản chi cho công tác xã hội của Tập đoàn TKV từ năm 2012 đến nay được tập hợp qua bảng 2.27. Bảng 2.27 - Các khoản chi cho các hoạt động xã hội toàn tập đoàn TKV giai đoạn 2012 - 2015 ĐVT: Tỷ VND Chỉ tiêu Chi cho công tác Đảng, đoàn thể Chi NCKH, đổi mới công nghệ Chi đóng góp cho các trường, học sinh tàn tật Tổng Tỷ lệ tăng trưởng, %/năm 2012 36,249 4,592 38,27 79,111 2013 39,11 6,487 1,102 46,699 -40,97 2014 45,665 192,458 1,644 239,767 413,43 2015 55,225 7,903 34,394 97,522 -59,33 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ báo cáo tài chính của Tập đoàn TKV các năm từ 2012 - 2015 Công tác an sinh xã hội cũng được lãnh đạo tập đoàn và các công ty con, các đơn vị trực thuộc quan tâm, được trung ương và địa phương đánh giá cao trong việc kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội. Tổng số tiền thực hiện công tác xã hội của công ty mẹ - TKV năm 2015 là 294 tỷ đồng, trong đó một số nội dung lớn TKV hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Hỗ trợ dự án xây dựng bảo tàng thư viện tỉnh Quảng Ninh: 10 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng cổng tỉnh Quảng Ninh kết hợp điểm dừng chân tại Bình Dương, Đông Triều: 20 tỷ đồng; Hỗ trợ huyện Ba Chẽ làm đường, xóa nhà dột nát 8,8 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng trường học liên cấp huyện đảo Cô tô: 08 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng trường THCS Tràng Lương, huyện Đông Triều: 07 tỷ đồng; hỗ trợ thành phố Cẩm Phả xây dựng tuyến đường Trần Quốc Tảng giai đoạn 2 (trong quy hoạch di tích đền Cửa Ông): 4 tỷ đồng; hỗ trợ bắn pháo hoa 3 thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí: 900 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, từ thiện: 400 triệu đồng; hỗ trợ lễ hội Caraval Hạ Long: 1,5 tỷ đồng; Hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh khắc phục hậu quả mưa lũ: 10 tỷ đồng; năm 2015 cũng tiếp tục hỗ trợ theo chương trình 30a của Chính phủ (hỗ trợ 3 huyện tổng số tiền là 21 tỷ đồng, trong đó huyện Đam Rông - Lâm Đồng: 7 tỷ đồng; huyện Mèo Vạc - Hà Giang: 7 tỷ đồng; huyện Ba Bể - Bắc Cạn: 7 tỷ đồng). *Về hệ thống các mối quan hệ của Tập đoàn TKV: Trong hoạt động của mình Tập đoàn TKV luôn nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự quản lý, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, các chủ trương, các cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội nên đã nhận được sự tín nhiệm của các cơ quan lãnh đạo Đảng - Nhà nước - Chính phủ - Mặt trận Tổ quốc - Các bộ, ngành, các đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Trong mối quan hệ với các địa phương có lúc, có nơi đã xuất hiện các mâu thuẫn, lãnh đạo Tập đoàn đã tìm cách tự mình và/hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 109 cùng các địa phương tháo gỡ khó khăn, giải quyết mâu thuẫn với tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu phát triển ngành và lãnh thổ, doanh nghiệp- địa phương- cộng đồng. Quan hệ giữa Tập đoàn và các địa phương đang phát triển theo hướng tích cực, hiệu quả. Tập đoàn TKV đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ tin cậy, thân thiện, cùng có lợi với các đối tác và bạn hàng lớn ở trong nước và ở nước ngoài, bao gồm các định chế tài chính, các khách hàng sử dụng sản phẩm, các công ty thương mại, các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm và dịch vụ, các nhà đầu tư, các viện khoa học, các trường đại học, các tổ chức quốc tế. Tập đoàn duy trì được mối quan hệ đúng mực với các cơ quan truyền thông. Tuy nhiên, đôi khi đã có những hiểu lầm, đã có sự sai lệch trong truyền thông về Tập đoàn mà nguyên nhân trước hết thuộc về sự thiếu chủ động cung cấp thông tin đi trước một bước của Tập đoàn và các công ty thành viên. - Lãnh đạo Tập đoàn và các công ty thành viên tôn trọng người lao động, duy trì tốt mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa các công ty thành viên và mối quan hệ với những người đã nghỉ hưu. Tóm lại, sự phát triển về mặt xã hội của Tập đoàn xét trên quan điểm PTBV vẫn còn những hạn chế. 2.3.3. Thực trạng phát triển bền vững về môi trường của tập đoàn TKV Quá trình khai thác than gây nhiều ô nhiễm và tác động xấu tới môi trường sinh thái, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường cho các vùng mỏ. Những tác động chủ yếu đến môi trường của khai thác than được thể hiện: - Hậu quả từ khai thác lộ thiên: Bề mặt đất đá bị biến dạng và cảnh quan môi trường bị thay đổi bởi các công trình khai thác, đổ thải, bãi thải và chất rắn, bụi, tiếng ồn, bồi lấp sông suối do sự cuốn trôi của chất thải rắn, ô nhiễm nguồn nước bề mặt, ô nhiễm không khí, phá vỡ cảnh quan, rừng, đất canh tác, huỷ hoại hệ động thực vật... - Hậu quả từ khai thác hầm lò: các vấn đề gây sụt lún bề mặt, biến đổi và ô nhiễm nguồn nước ngầm, túi khí độc... - Hậu quả từ các hoạt động sàng tuyển và chế biến than: các vấn đề gây ô nhiễm nguồn nước bề mặt, bãi thải và chất thải rắn... - Hiện tượng trượt lở bãi thải gây bồi lấp sông suối, phá huỷ môi trường lân cận khu vực mỏ. - Khí thải từ các thiết bị cơ giới, các chất thải công nghiệp độc hại như phế liệu, dầu mỡ thải, giẻ lau máy, ắc quy hỏng, săm lốp cũ ngày càng nhiều. Từ khi được thành lập năm 1994 và đi vào hoạt động năm 1995, TCT Than Việt Nam trước đây và nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác than, từng bước hạn chế sự suy thoái và cải thiện môi trường vùng mỏ, cụ thể là: (1) Di dời các cơ sở sản xuất than gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các trung tâm thành phố, thị xã: - Các nhà máy: Cơ khí Hòn Gai, Cơ khí Cẩm Phả, Tuyển than Hòn Gai; - Các kho than số 1, số 2, số 3 Hạ Long; Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 110 - Các bến cảng vận chuyển than: Cảng Hòn Gai, các cảng lẻ ven bờ từ khu vực Mạo Khê (huyện Đông Triều) đến Cẩm Phả; - Các công trình hạ tầng: Đường sắt Hà Lầm - Hòn Gai, đường sắt Cột 8 - Hòn Gai, v.v. (2) Cải tạo phục hồi các bãi thải đất đá tại các mỏ than lộ thiên: - Cải tạo phục hồi môi trường 800 ha bãi thải đã kết thúc đổ thải: Nam Đèo Nai (Đèo Nai), Nam Lộ Phong (Hà Tu), Vỉa 7-8 (Hà Tu), Chính Bắc (Núi Béo), Ngã Hai (Quang Hanh)... - Đổ thải tầng thấp đối với các bãi thải đang hoạt động: Đông Cao Sơn (Cọc Sáu), Bàng Nâu (Cao Sơn)... (3) Xử lý nước thải: - Xây dựng, đưa vào vận hành 40 trạm xử lý nước thải mỏ, đang triển khai xây dựng tiếp 12 trạm. - Nước thải nhà máy tuyển than, chế biến khoáng sản được xử lý, tái sử dụng không thải ra môi trường. (4) Xử lý chất thải rắn: - Chất thải nguy hại: Xây dựng, đưa vào vận hành nhà máy xử lý chất thải nguy hại của TKV tại Cẩm Phả - Quảng Ninh. - Chất thải rắn sinh hoạt: Thuê công ty vệ sinh môi trường tại địa phương thu gom, xử lý. - Chất thải rắn sản xuất thông thường (xít thải, tro xỉ) được đổ thải đúng vị trí thiết kế. (5) Giảm thiểu bụi, tiếng ồn, khí thải: - Xây dựng 131km đường ô tô chuyên dụng, dừng vận chuyển than trên quốc lộ 18 từ năm 2008. - Xây dựng 15km băng tải, 17km đường sắt thay ô tô vận chuyển than ngoài mỏ. - Xây dựng 02 trạm rửa xe ô tô, 02 trạm rửa toa xe, 95 hệ thống phun sương dập bụi. - Nhà máy chế biến khoáng sản, nhiệt điện, xi măng có hệ thống xử lý khí thải tự động. (6) Ngăn ngừa trôi lấp đất đá xuống sông, suối, đồng ruộng, khu dân cư, v.v.: - Xây dựng 12 đập chắn đất đá, 15km kè chắn chân các bãi thải đất đá chống trôi lấp đất đá xuống hồ nước, đồng ruộng, khu dân cư, v.v.. - Nạo vét, xây kè 45km sông, suối thoát nước. (7) Cải tạo cảnh quan môi trường, mặt bằng sân công nghiệp: Trồng cây, cải tạo cảnh quan các mặt bằng sản xuất (mỏ than Thành Công, Giáp Khẩu, Cao Thắng nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng, Cửa Ông...). (8) Đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng sạch hơn và tận thu tài nguyên: - Áp dụng công nghệ thủy lực trong hầm lò, giảm sử dụng gỗ, giảm tổn thất than. - Đổi mới thiết bị lộ thiên có công suất lớn tăng năng suất, tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải. - Đầu tư hệ thống khởi động mềm tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị điện. Tận thu, chế biến nâng cấp, xây dựng nhà máy điện sử dụng than chất lượng thấp có độ tro (AK) trên 50%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 111 - Đến nay tất cả các doanh nghiệp, các dự án trong ngành than thuộc TKV đã lập và thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. (9) Thành lập quỹ môi trường, ký quỹ môi trường và nộp thuế, phí môi trường: - Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thành lập quỹ môi trường từ năm 1999. Quỹ môi trường than - khoáng sản được trích lập hàng năm, nguồn hình thành quỹ trước đây là theo giá thành với mức đến 2% giá thành (trước năm 2012), hiện nay là từ doanh thu với mức trích tối đa không quá 1,5% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản. Tổng cộng từ năm 1999 đến năm 2014 tổng số nguồn vốn quỹ đã có khoảng 7 ngàn tỷ đồng, nội dung chi và sử dụng quỹ: + Chi xây dựng, đầu tư các công trình, hệ thống thu gom, lưu trữ, xử lý, tái chế chất thải, các công trình, hệ thống phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường. + Chi cải tạo, phục hồi môi trường, cảnh quan các bãi thải, khai trường và các khu vực sản suất khác; cải tạo, phục hồi môi trường, cảnh quan các khu vực bị ảnh hưởng. + Chi xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước, đập, kè, cống và các công trình giao thông có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. + Chi giải quyết, khắc phục các sự cố môi trường, thiên tai. + Chi cho các hoạt động để vận hành, sử dụng các công trình được đầu tư để xử lý ô nhiễm môi trường. Nhìn chung việc trích lập và sử dụng quỹ môi trường than - khoáng sản đã được tập đoàn TKV thực hiện khá tốt, theo đúng quy định, tuy nhiên thực trạng sử dụng quỹ còn tồn tại một số bất cập như: (i) Tập đoàn TKV chưa xây dựng đầy đủ kế hoạch sử dụng Quỹ Môi trường trong trung và dài hạn; (ii) chưa mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại để theo dõi, hạch toán các khoản lãi phát sinh và tăng nguồn quỹ theo quy định; (iii) trích lập và sử dụng các quỹ còn chưa thật sự đúng theo quy định, cụ thể là TKV chỉ xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trung và dài hạn từ tháng 6/2013, trích vượt Quỹ môi trường năm 2012 là 113,74 tỷ đồng; Sử dụng Quỹ để đầu tư cho các dự án, đề án không đúng quy định từ năm 2010-2014 là 47,62 tỷ đồng. - Nộp phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: 10 ngàn đ/tấn than nguyên khai; nộp thuế môi trường 20 ngàn đ/ tấn than tiêu thụ, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thực hiện ký Quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Một số kết quả cụ thể đạt được trong thời gian qua: Tính cho đến nay, tất cả các đơn vị đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết BVMT (62/62 đơn vị); đã được phê duyệt 132/134 ĐTM của các dự án khai thác, chế biến than, khoáng sản; thực hiện tốt việc nộp phí BVMT đối với khai thác khoáng sản và phí BVMT đối với nước thải. Các dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác than: 77 dự án được duyệt, 20 chờ duyệt và 13 đang lập/115 dự án; đã thực hiện ký quỹ môi trường; các công trình môi trường đảm bảo đúng tiến độ, từ năm 2014 nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại Cẩm Phả đã đi vào hoạt động ổn định, năm 2014 đã xử lý được 700 tấn dầu nhờn đảm bảo chất lượng cung cấp lại cho các nhà máy điện Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 112 trong tập đoàn (khoảng 210 tấn), năm 2015 xử lý được 1,6 triệu lít dầu nhờn đảm bảo chất lượng cung cấp lại cho các nhà máy điện trong tập đoàn 1,4 triệu lít dầu tái chế. Về công tác bảo vệ môi trường: Đã hoàn thành 8 trạm xử lý nước thải và 2 trạm rửa xe, đang triển khai xây dựng thêm 9 trạm xử lý nước thải ở các mỏ than và nhiều công trình, dự án môi trường khác ở vùng mỏ Quảng Ninh. Qua bảng 2.28 cho thấy các khoản chi cho môi trường của tập đoàn TKV nhìn chung có sự gia tăng qua các năm, năm 2015 tổng các khoản chi cho môi trường của tập đoàn là 4.481,419 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 2,16 lần, tỷ lệ tăng các khoản chi cho môi trường năm 2015 so với 2014 là 82,19%. Với việc gia tăng các khoản chi cho môi trường như vậy cho thấy tập đoàn đã rất quan tâm đến các hoạt động môi trường và công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, năm 2015 tập đoàn phải nộp thêm khoản tiền quyền khai thác khoáng sản với số tiền rất lớn là 2.404,478 tỷ đồng, đây là một điều không hợp lý cho tập đoàn TKV trong giai đoạn hiện nay bởi đã có quá nhiều chi phí phát sinh do điều kiện khai thác xuống sâu, đồng thời bản chất việc thu quyền khai thác khoáng sản là trùng với thuế tài nguyên, do đó trong thời gian tới tập đoàn có thể kiến nghị với chính phủ về việc bỏ hoặc giảm khoản thu về quyền khai thác khoáng sản này. Bảng 2. 28: Các khoản chi cho môi trường toàn tập đoàn TKV từ năm 2012 - 2015 Chỉ tiêu 1. Thuế bảo vệ môi trường 2. Lệ phí môi trường 2012 544,622 1.013,753 2013 258,847 1.070,606 2014 629,182 1.265,763 3. Phí bảo vệ môi trường 4. Quyền khai thác khoáng sản Cộng Tỷ lệ tăng trưởng 515,096 2.073,471 592,165 1.921,618 -7,32 564,803 2.459,748 28,00 ĐVT: Tỷ đồng 2015 831,781 630,168 614,992 2.404,478 4.481,419 82,19 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ báo cáo tài chính của Tập đoàn TKV các năm từ 2012 - 2015 Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, công tác bảo vệ môi trường trong ngành than vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Đặc biệt là việc xử lý tái chế chất thải và sử dụng tổng hợp các tài nguyên khoáng sản đi kèm trong quá trình khai thác, sử dụng than còn hạn chế, thậm chí chưa thực hiện được. Cụ thể là: - Các loại chất thải từ quá trình khai thác, sàng tuyển, sử dụng than như đất đá thải, xỉ thải, nước thải, bùn thải, v.v. có khối lượng rất lớn như đã nêu trên song cho đến nay việc nghiên cứu, xử lý, tái chế chúng thực hiện được còn rất ít. - Nhiều loại tài nguyên khoáng sản đi kèm trong các mỏ than, vỉa than như khí mê tan, lưu huỳnh, nguyên tố phóng xạ, v.v. chưa được điều tra, nghiên cứu để đánh giá và tìm cách thu hồi, khai thác mà đang thải ra không khí qua thông gió mỏ hoặc thải ra môi trường qua đổ thải đất đá. Những vấn đề này vừa làm trầm trọng thêm ô nhiễm môi trường, vừa gây tổn thất nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 113 Tóm lại: Với việc chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong những năm qua, Tập đoàn TKV đã bước đầu khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình khai thác mỏ trước đây để lại và xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm mới phát sinh; chất lượng môi trường, cảnh quan các khu vực có hoạt động khai thác than của Tập đoàn TKV đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả thực hiện hoạt động môi trường của Tập đoàn TKV mới chỉ dừng lại ở mức khắc phục, hạn chế mức độ suy thoái môi trường tại vùng mỏ mà chưa đạt yêu cầu về PTBV, nhất là về việc thực hiện tái chế chất thải, sản xuất sạch hơn và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV 2.4.1. Những mặt đạt được 2.4.1.1. Về phát triển bền vững sản xuất kinh doanh Thứ nhất, quy mô nguồn vốn không ngừng tăng trưởng qua các năm, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu của Tập đoàn TKV tăng từ 900 tỷ đồng năm 1995 lên hơn 35 nghìn tỷ đồng năm 2015, gấp 37 lần khi mới thành lập và nộp ngân sách hàng năm từ trên 7000 đến trên 13.000 nghìn tỷ đồng năm 2015. Trong giai đoạn từ năm 2008 2015, nguồn vốn của Vinacomin được tăng lên một cách nhanh chóng từ 31.634 tỷ đồng ở đầu năm 2008 lên mức 138.531 tỷ đồng ở cuối năm 2015. Điều này chứng tỏ trong quá trình phát triển, Tập đoàn đã rất chú trọng vào việc đầu tư mới nhiều dự án với tổng mức đầu tư lớn nên cần huy động một lượng vốn rất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Cùng với sự gia tăng quy mô nguồn vốn, quy mô tài sản cũng tăng tương ứng, tạo cơ sở vật chất phục vụ cho sự PTBV Tập đoàn. Thứ hai, TKV đã từng bước đa dạng hóa nguồn vốn, kênh huy động vốn và phương thức huy động vốn cả trên thị trường vốn trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng cao của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn và toàn Tập đoàn. Tập đoàn TKV cũng đã tích cực triển khai thực hiện việc huy động, thu xếp thành công các khoản tín dụng lớn góp phần quan trọng đảm bảo đủ, kịp thời nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn cũng như nguồn vốn dài hạn cho đầu tư phát triển các dự án. Trong năm 2015, TKV triển khai thực hiện cơ chế quản lý vốn vay tập trung từ Tập đoàn nên đã giảm được áp lực vay nợ cũng như tiết kiệm chi phí huy động vốn của các công ty con, các đơn vị tham gia vay vốn từ Tập đoàn về cơ bản thực hiện nghiêm túc các cam kết vay vốn (trả gốc, trả lãi,…) cho Tập đoàn. Thứ ba, vốn đầu tư của Tập đoàn đã được sử dụng tập trung chủ yếu cho các ngành sản xuất chính trên nền than - khoáng sản, nhờ thế sản lượng than, khoáng sản, điện gia tăng mạnh đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế ngày càng tăng cao và góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Cơ cấu đầu tư, sử dụng vốn nhìn chung hợp lý, đã tập trung đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp than khoáng sản cả về chiều rộng lẫn chiều sâu theo hướng hiện đại hóa, tăng cường khâu khai thác, chế biến, nhờ đó tạo ra sự phát triển đột biến, nâng cao doanh thu, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế của Tập đoàn. Đồng thời thực hiện kinh doanh đa ngành trên nền than - khoáng sản như ngành điện lực, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí và các ngành khác có liên quan. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 114 Thứ tư, cơ cấu nguồn vốn của TKV luôn được giữ tương đối hợp lý với tỷ trọng của vốn nợ luôn thấp hơn 70% từ đầu năm 2008 đến 2012, bắt đầu từ năm 2013 tỷ trọng vốn vay nợ tăng lên trên 70%, năm 2015 đạt 72,2%. Điều này cho thấy, đối với quá trình đầu tư mới, mở rộng hoạt động sản xuất cũng như duy trì hoạt động hiện tại của TKV, tỷ trọng vốn mà đơn vị tự tham gia bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình luôn đạt tối thiểu 30%. Đây là cơ cấu vốn khá hợp lý đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, phải đầu tư vào TSCĐ và các dự án kinh doanh với quy mô vốn lớn. Xét từ khía cạnh đầu tư, cơ cấu vốn này tương đối an toàn cho các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư quan tâm đến việc cho TKV vay nợ hoặc tài trợ cho các dự án mà TKV làm chủ đầu tư. Thứ năm, thực hiện tốt công tác thoái vốn đầu tư ngoài nghề kinh doanh chính: Trong thời gian trước TKV từng tham gia đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực cảng hàng không, cảng biển, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng và bất động sản với tổng vốn đầu tư không quá 5% vốn chủ sở hữu. Đến nay, việc thoái vốn ở các lĩnh vực này đã cơ bản hoàn thành, cho thấy TKV luôn đi đầu trong việc thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước. Thứ sáu, đã thiết lập cơ chế quản lý nội bộ phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và mô hình kinh doanh đa ngành trên nền than - khoáng sản mà cốt lõi là cơ chế khoán, quản chi phí, kế hoạch phối hợp kinh doanh, chiến lược phát triển chung, các quỹ tập trung và vận hành thị trường nội bộ. Đó là những công cụ quan trọng để Công ty mẹ của Tập đoàn TKV cũng như công ty mẹ của các công ty con là những tổng công ty, công ty lớn trong Tập đoàn: (1) thực hiện quyền chi phối và quyền trung tâm điều hành, phối hợp kinh doanh nhằm đảm bảo sự hoạt động thống nhất, đồng bộ, hài hòa vì mục tiêu chung của toàn Tập đoàn, tổng công ty và mục tiêu của các công ty con thành viên; (2) đảm bảo phát huy tính năng động, tự chủ, sáng tạo, tự lo, tự chịu trách nhiệm của các công ty con thành viên nhằm khai thác tối đa các nguồn lực, các lợi thế, các tiềm năng tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; (3) thực hiện quá trình tập trung hóa, tích tụ hóa và chuyên môn hóa để đầu tư phát triển và nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật. Đó là một trong những nhân tố quan trọng làm tăng không ngừng hiệu quả kinh doanh và bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại Tập đoàn. Thứ bảy, việc thực hiện trích lập các quỹ tài chính của Tập đoàn đã được thực hiện đầy đủ, tạo nên nguồn tài chính để Tập đoàn chủ động hơn trong việc thực hiện phát triển bền vững. Nhờ có nguồn tài chính từ các quỹ, tập đoàn có thể tập trung thực hiện mục tiêu có tính dài hạn hơn như xử lý, cải thiện, hoàn thổ hoàn nguyên môi trường, phát triển khoa học công nghệ đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xử lý các sự cố và đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác mỏ, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, đóng góp từ thiện cho địa phương nơi các doanh nghiệp của tập đoàn đang hoạt động,….. 2.4.1.2. Về phát triển bền vững xã hội Thứ nhất, đã cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng sự phát triển của Tập đoàn TKV cả về số lượng và chất lượng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 115 Tập đoàn TKV đã tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là chú trọng đào tạo cán bộ cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới của Tập đoàn như điện lực, luyện kim... Cán bộ trong quy hoạch đã được tăng cường bồi dưỡng ở trong nước và ngoài nước. Vì thế, trong những năm qua, công tác cán bộ đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhất là khi mở rộng sản xuất mới, phát triển các dự án mới. Đây là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong quá trình vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đi đến mọi thành công thời gian qua của Tập đoàn. Số lượng lao động đã tăng từ gần 74 ngàn người từ ngày đầu mới thành lập chủ yếu là trong sản xuất than lên khoảng 124 ngàn người năm 2015 (gấp 1,62 lần) làm việc trong nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác nhau. Đặc biệt, đã xây dựng và phát triển: (1) Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, tư duy kinh doanh năng động, dám nghĩ dám làm, thích nghi nhanh chóng với cơ chế thị trường thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa; (2) Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề ngày càng được nâng cao và từng bước hình thành tác phong công nghiệp. Thứ hai, Tập đoàn TKV đã tổ chức lao động hợp lý hơn theo hướng tinh giản lao động mà vẫn đạt hiệu quả cao, cụ thể là: đã giảm được số lượng ban chuyên môn nghiệp vụ, giảm số lao động khối cơ quan của Tập đoàn, điều chuyển lao động giữa các phòng ban chức năng mà không bổ sung thêm lao động, áp dụng định biên lao động đối với các công ty con, yêu cầu các đơn vị hàng năm phải tiết giảm lao động phục vụ, phụ trợ và lao động gián tiếp từ 3-5%,…. Thứ ba, đã quan tâm đúng mức đến công tác xã hội và công tác điều dưỡng phục hồi chức năng cho người lao động. Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tập đoàn TKV và các công ty con, đơn vị trực thuộc luôn quan tâm đảm bảo công tác an sinh xã hội và điều dưỡng phục hồi chức năng cho người lao động. Hàng năm TKV đều trích một khoản tiền nhất định để hỗ trợ thực hiện các công trình xã hội cho tỉnh Quảng Ninh (xây dựng trường học, làm đường, xây dựng bảo tàng, xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh khắc phục hậu quả mưa lũ,....); hàng năm đều trích nguồn tài chính để hỗ trợ cho các trung tâm điều dưỡng, các khách sạn thuộc ngành than, các trung tâm điều trị bệnh nghề và phục hồi chức năng, chi phí điều dưỡng, chi cho người lao động cũng do Tập đoàn chi trả, nguồn trích lấy từ kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và từ Quỹ phúc lợi. Thứ tư, đã quan tâm đến công tác an toàn lao động: Trong lĩnh vực an toàn lao động, ngoài các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và quy phạm an toàn mỏ đã thành lập Trung tâm cấp cứu mỏ trực thuộc Tập đoàn và Trung tâm an toàn mỏ trực thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ để đặc trách công tác an toàn lao động. Nhờ những giải pháp quyết liệt đã thực hiện nên tình hình an toàn lao động trong ngành Than - khoáng sản đã từng bước cải thiện đáng kể. Thứ năm, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển thương mại và từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài khởi đầu cho một quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn xuyên quốc gia. Ngành than - khoáng sản do nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình nên sớm đối mặt với thị trường thế giới thông qua xuất nhập khẩu than và vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất, nhờ đó thu được kinh nghiệm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 116 thương trường thế giới từ rất sớm và ít bỡ ngỡ hơn khi bước vào hội nhập quốc tế. Từ chỗ chủ yếu hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo với các đối tác truyền thống, đến nay Tập đoàn TKV đã mở rộng hợp tác với các đối tác thuộc nhiều nước trên thế giới; từ chỗ chủ yếu hợp tác thương mại đã phát triển hợp tác tài chính, đầu tư cả trong và ngoài nước. Đến nay, TKV đã có Văn phòng đại diện và các công ty con hoạt động tại Lào và Cămpuchia, tiến tới sẽ xúc tiến hợp tác với Nga và Australia. Thứ sáu, tăng cường các mối quan hệ với chính quyền và cộng đồng địa phương và thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tăng theo tinh thần phát triển hài hòa giữa SXKD của doanh nghiệp và kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tập đoàn TKV cùng với chính quyền địa phương các tỉnh Quảng Ninh, Đắc Nông, Lâm Đồng, v.v. ký kết chương trình phối hợp quản lý khai thác than, khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tập đoàn TKV cùng các đơn vị thành viên tham gia thực hiện các hoạt động xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ trẻ em, người tàn tật, công tác từ thiện, công tác an sinh xã hội, v.v 2.4.1.3. Về phát triển bền vững môi trường Tập đoàn đã quan tâm công tác bảo vệ môi trường (BVMT), là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước thành lập quỹ môi trường. Do nhận thức sâu sắc rằng hoạt động khai thác mỏ gây nhiều tác động xấu tới môi trường và là lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có nguy cơ cao đối với sức khỏe và an toàn đối với người lao động nên ngay từ đầu mới thành lập, tập đoàn TKV đã hết sức quan tâm đến công tác BVMT, đảm bảo ATLĐ. Đặc biệt, Quỹ Môi trường Than Việt Nam (nay là Quỹ môi trường Vinacomin) được thành lập từ tháng 4/1999 với nguồn thu chủ yếu được trích từ giá thành than, khoáng sản dùng để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học, xử lý sự cố môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường khác trong khai thác than - khoáng sản thuộc Tập đoàn Vinacomin. Nhờ có Quỹ môi trường các hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác than - khoáng sản đã từng bước đi vào nền nếp, có kế hoạch, đi vào chiều sâu, khắc phục kịp thời nhiều sự cố môi trường cũng như hậu quả ô nhiễm môi trường trong quá khứ để lại, đặc biệt giảm thiểu được đà suy thoái môi trường ở vùng mỏ. Như phân tích ở mục 2.2.3 tập đoàn đã thực hiện được nhiều hoạt động môi trường, thực hiện tốt việc nộp phí BVMT đối với khai thác khoáng sản và với nước thải, thực hiện được nhiều dự án cải tạo, phục hồi môi trường,…. Những năm qua, dù trong lúc thuận lợi hay những lúc khó khăn do tác động của nền kinh tế trong nước và quốc tế nhưng Tập đoàn TKV phát triển ổn định, giữ vững được vai trò của một doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Những điểm hạn chế Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó, trong giai đoạn phát triển vừa qua, Tập đoàn TKV chưa thật sự PTBV, thể hiện ở một số hạn chế sau: * Về PTBV SXKD Thứ nhất, sản lượng sản xuất ở một số sản phẩm chính tăng cao, đặc biệt là điện, vật liệu nổ công nghiệp, đồng tấm, tinh quặng đồng, xi măng, đã tạo thêm một Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 117 số sản phẩm mới như alumin, nitrat amon; tuy nhiên sản lượng của một số sản phẩm truyền thống như than, thiếc thỏi, kẽm thỏi giảm. Tổng lượng than thương phẩm năm 2010 là 43,5 triệu tấn, đến năm 2015 chỉ còn 35 triệu tấn. Quy mô sản lượng than không tăng, song về cơ bản vẫn đáp ứng đủ nhu cầu than trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tuy nhiên xét về lâu dài, đây là một trong số các yếu tố chưa thuận lợi cho sự PTBV của tập đoàn vì sự sụt giảm những sản phẩm truyền thống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng doanh thu của tập đoàn. Thứ hai, các chỉ tiêu SXKD chính của tập đoàn đều bị suy giảm trong một số năm gần đây do tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu làm sản lượng tiêu thụ giảm. Một số nguyên nhân nữa ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD là vấn đề thuế, phí tăng cao như thuế tài nguyên, trung bình tăng thêm từ 34% so với năm 2014, ngoài ra còn có thêm các khoản phí khác như tiền cấp quyền khai thác 2%, phí sử dụng tài liệu thăm dò (sẽ phân tích kỹ trong phần nguyên nhân). Trong khi đó, điều kiện khai thác ngày càng khó hơn do xuống sâu, hệ số bóc đất tăng, cung độ vận chuyển lớn... làm suất đầu tư cao, giá thành sản xuất tăng, lợi nhuận giảm. Cụ thể, lợi nhuận của ngành than từ 2012 đến nay giảm mạnh, chỉ còn khoảng trên 3.000 tỉ đồng/năm so với kế hoạch từ 7.000 - 9.000 tỉ đồng/năm, riêng năm 2015, lợi nhuận trước thuế giảm còn 839 tỷ đồng. Thứ ba, mặc dù có sự gia tăng trong quy mô vốn nhưng nhìn chung trên phạm vi toàn tập đoàn vẫn thiếu vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu. Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020 (QH than 403/2016), có xét triển vọng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành than giai đoạn 2016 - 2030 là 269.003 tỉ đ, bình quân 17.934 tỉ đ/năm; trong đó giai đoạn 2016-2020 bình quân là 19.313 tỉ đ/năm, trong đó đầu tư mới là 15.826 tỷ đồng và đầu tư duy trì 3.487 tỷ đồng. Hiện tại nguồn vốn CSH của Tập đoàn chủ yếu gồm có nguồn vốn khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.Trong đó nguồn vốn khấu hao cơ bản chỉ đủ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư duy trì sản xuất. Như vậy, vốn đầu tư mới chủ yếu được đáp ứng từ quỹ đầu tư phát triển và vốn huy động từ bên ngoài. Tại các công ty con trong tập đoàn, tình trạng thiếu vốn, đặc biệt là vốn chủ sở hữu càng trầm trọng hơn vì do đặc thù của hoạt động khai thác than - khoáng sản các dự án đầu tư thường là các dự án khai thác mỏ, khoáng sản hoặc luyện kim cần lượng vốn rất lớn, quy mô có thể lên đến hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng, nhiều dự án số vốn đối ứng theo quy định vượt quá nhiều lần vốn điều lệ hiện có của các công ty con. Về huy động vốn, Công ty mẹ TKV với uy tín, thương hiệu và vai trò của mình có thể huy động được lượng vốn vay với các điều kiện thuận lợi và lãi suất hợp lý, trong khi công ty con lại không có lợi thế để huy động nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp mà thường phải vay theo lãi suất thị trường. Trong khi đó, do đặc thù hoạt động, các dự án khai thác và chế biến khoáng sản lại thường diễn ra ở các công ty con, công ty mẹ với chức năng quản lý chung của mình thường ít có những dự án đầu tư lớn. Mặt khác, theo quy định hiện hành công ty mẹ dù có thuận lợi trong việc khai thác vốn nhưng không được cấp vốn cho công ty con, theo Luật các tổ chức Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 118 tín dụng Công ty mẹ không thể đi vay rồi cho công ty con vay lại, theo quy định của Nghị định 71/2013/NĐ-CP thì Công ty mẹ chỉ được bảo lãnh vay vốn bằng số vốn góp của Công ty mẹ tại công ty con TNHH MTV; những vướng mắc này trong công tác huy động vốn của các công ty con dẫn đến kết quả là nhiều công ty con thiếu nguồn vốn đầu tư dài hạn trầm trọng phải bù đắp bằng những nguồn vốn ngắn hạn, điều này cho thấy sự mất cân đối lớn trong nguồn vốn huy động của các công ty thành viên trong tập đoàn. Thứ tư, các khoản nợ trong tổng nguồn vốn có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt là các khoản nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu giảm làm giảm tính an toàn, gia tăng rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh Giống như bất kỳ đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nguồn vốn của Tập đoàn TKV được hình thành từ nguồn vốn của chủ sở hữu và nguồn vốn nợ. Để liên tục phát triển trong kinh doanh, ngoài vốn chủ sở hữu do Nhà nước cấp và được bổ sung, hàng năm tập đoàn TKV phải huy động thêm nguồn vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, từ cộng đồng cán bộ công nhân viên theo nhiều hình thức khác nhau để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất của mình, dẫn đến cơ cấu nợ trong tổng nguồn vốn càng ngày càng có xu hướng tăng cao. Các khoản nợ tăng đồng thời với vốn chủ sở hữu giảm, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của toàn tập đoàn và công ty mẹ trong thời gian qua tuy vẫn nằm trong ngưỡng an toàn nhưng xét về xu hướng đều có sự tăng lên; nếu xem xét riêng từng công ty thì nhiều công ty hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu vẫn vượt quá mức quy định (3 lần), một số đơn vị còn nằm trong diện giám sát đặc biệt. Một số đơn vị tham gia vay vốn từ Tập đoàn chưa hoàn thành các nghĩa vụ của mình do cả yếu tố khách quan và chủ quan như: công ty Cơ khí đóng tàu, Công ty cổ phần chế tạo máy, công ty cổ phần đầu tư thương mại (ITASCO), công ty Vận tải thủy, Viện khoa học Công nghệ mỏ,…. Đây là những dấu hiệu có thể mang lại rủi ro tài chính trong tương lai cho Tập đoàn. Thứ năm, cơ cấu và xu hướng tăng trưởng tài sản của Tập đoàn TKV còn chưa thật sự bền vững, giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu tăng cao ảnh hưởng đến sự PTBV của Tập đoàn Trong tổng giá trị TSNH của tập đoàn TKV, giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất cao, cuối năm 2015 giá trị hàng tồn kho cao nhất, đạt 53,41%; các khoản phải thu cũng cao nhất vào năm 2015 với tỷ lệ là 34,58%; về xu hướng hàng tồn kho tăng dần, đặc biệt bắt đầu tăng mạnh từ cuối năm 2012 đến nay, các khoản phải thu ngắn hạn tuy có giảm ở những năm từ 2011- 2014, nhưng đến năm 2015 lại bắt đầu tăng mạnh. Trong khi đó những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và tương đương tiền lại thấp và có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Ở nhiều đơn vị khai thác, chế biến, kinh doanh than trong tập đoàn cũng có số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay các khoản phải thu thấp, đặc biệt trong năm 2015. Thực tế này ảnh hưởng đến nguồn thu và khả năng thanh toán của tập đoàn, mặt khác công tác thu hồi, đối chiếu công nợ còn dây dưa làm các khoản phải thu tăng cao, vốn chậm luân chuyển, ảnh hưởng đến sự PTBV của tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 119 Thứ sáu, hiệu quả hoạt động kinh doanh tuy đã có sự chuyển biến nhất định nhưng lợi nhuận sụt giảm mạnh, làm hạn chế sự PTBV Tuy sản lượng, doanh thu của các ngành nghề kinh doanh toàn tập đoàn có sự tăng trưởng năm sau so với năm trước, nhưng xét về xu hướng biến động từ năm 2012 trở lại đây do tình hình khai thác ngày càng xuống sâu, chi phí gia tăng, giá cả các yếu tố đầu vào tăng dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng với mức độ lớn, tốc độ tăng trưởng của chi phí cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu, dẫn đến lợi nhuận giảm, lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 60,44%, năm 2013 giảm 10,68%, đặc biệt sang năm 2015 giảm 70,22%. Số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay các khoản phải thu cũng giảm nhiều trong giai đoạn này dẫn đến quay vòng vốn chậm, không tạo được nguồn lực tài chính bên trong để tập đoàn PTBV. Thứ bảy, khả năng sinh lời không cao, các chỉ tiêu ROS, BEP, ROA, ROE đều giảm trong giai đoạn này, không tạo được nguồn tài chính nội sinh cho PTBV, việc bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu gặp khó khăn. Lợi nhuận và các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tập đoàn TKV ngoại trừ năm 2008 đạt được cao nhất, còn lại đều biến động không ổn định và trong những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt từ năm 2013 đến năm 2015. Nguyên nhân chính là do đặc thù của ngành công nghiệp khai khoáng, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trữ lượng, chất lượng mỏ khoáng sản và điều kiện khai thác. Trong những năm qua điều kiện khai thác than cả lộ thiên và hầm lò gặp nhiều khó khăn, giá bán than giảm, các chi phí tăng cao, bao gồm cả các khoản thuế, phí, dẫn đến giá thành tăng, trong khi đó với một số ngành trong nước (ngành điện) tập đoàn vẫn phải bán với giá bán thấp hơn giá thành, dẫn đến lợi nhuận giảm. Đây là những khó khăn, bất cập cần được giải quyết nhằm tạo được sự PTBV cho tập đoàn. Ở nhiều công ty con và nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh tỷ suất sinh lời cũng thấp và có xu thế giảm. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các đơn vị trong ngành than, ngành khoáng sản, ngành sản xuất vật liệu nổ công nghiệp liên tục giảm sút; ngành cơ khí và điện còn bị lỗ hoặc hiệu quả thấp, trong đó ngành điện hiệu quả thấp chủ yếu là do giá điện bán cho Tập đoàn điện lực (EVN) quá thấp và bất hợp lý. Tại nhiều công ty con khả năng sinh lời rất thấp và giảm mạnh trong giai đoạn này, một số công ty còn thua lỗ trong nhiều năm liền như công ty cổ phần đóng tàu Sông Ninh, Công ty TNHH MTV Cơ khí đóng tàu, CTCP Vận tải thủy, CTCP Địa chất và Khoáng sản, v.v. Hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời thấp ảnh hưởng đến khả năng tích lũy và khả năng bảo toàn vốn chủ sở hữu, làm chậm quá trình PTBV của các đơn vị trong tập đoàn cũng như của toàn tập đoàn, đây cũng là bất cập cần giải quyết. Thứ tám, tình hình an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, mức độ an toàn vốn đầu tư chưa thật sự tốt, khả năng thanh toán sụt giảm, công tác thoái vốn còn khó khăn là những dấu hiệu cho thấy tập đoàn chưa thật sự PTBV, mức độ tự chủ còn thấp. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu toàn tập đoàn và công ty mẹ trong thời gian qua tuy vẫn nằm trong ngưỡng cho phép nhưng nhìn chung về xu hướng đều Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 120 tăng, một số đơn vị thành viên trong nhiều năm hệ số này ở mức rất cao như công ty CP chế tạo máy, công ty kho vận và cảng Cẩm Phả, một số công ty hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao trên mức báo động, một số công ty than trước đây là trụ cột của tập đoàn hiện nay cũng có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ở mức rất cao. Qua phân tích ở chương 2 cho thấy số lượng các công ty khai thác và chế biến than có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao vượt ngưỡng quy định đang có xu hướng ngày càng gia tăng, một số đơn vị còn có vốn chủ sở hữu âm, cho thấy mức độ mất an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh đang có xu hướng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không tốt đến sự PTBV của tập đoàn. - Trong công tác thoái vốn đầu tư, tuy tập đoàn đã rất tích cực thực hiện nhưng vẫn còn một số đơn vị còn vướng mắc chưa thực hiện được như Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà, công tác thoái vốn tại các đơn vị trong ngành mới bước đầu thực hiện nhưng kết quả chưa cao, lũy kế đến năm 2015 mới hoàn thành được 6/8 đơn vị theo đề án tái cơ cấu của Tập đoàn. - Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của tập đoàn đều có xu hướng giảm trong cả giai đoạn, hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng trưởng không ổn định, hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm dần đều, đặc biệt sang năm 2015 các hệ số này đều giảm và đạt ở mức rất thấp là dấu hiệu không tốt cho sự phát triển ổn định và lâu dài của tập đoàn vì nó cho thấy mức độ mất khả năng thanh toán đang có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chính là do công tác tiêu thụ than còn chưa tốt, tồn kho than tăng cao, đặc biệt trong năm 2015. Thứ chín, khả năng tự tài trợ và khả năng bảo toàn vốn chủ sở hữu thấp Xét trong quy mô toàn Tập đoàn TKV và công ty mẹ, hệ số khả năng tự tài trợ ở tất cả các năm đều < 0,5 và có xu hướng giảm, cho thấy tập đoàn lệ thuộc nhiều vào các khoản nợ, chưa khai thác tốt năng lực tài chính bên trong, như vậy xét theo quan điểm PTBV là chưa thật sự tốt bởi muốn phát triển ổn định và lâu dài thì phát triển từ nội lực của đơn vị mới là con đường đúng đắn. Vốn chủ sở hữu của tập đoàn và công ty mẹ trong thời gian qua cơ bản vẫn bảo toàn, tuy nhiên về xu hướng lại giảm cho thấy mức độ bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đang biến động theo chiều hướng không thuận lợi cho sự PTBV của Tập đoàn. Thứ mười, công tác quản lý của Tập đoàn chưa thật sự tuân thủ theo quy luật thị trường: Mặc dù được Chính phủ cho phép chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng trong cơ chế quản lý nội bộ của Tập đoàn vẫn tồn tại cơ chế xin - cho, mặt trái của công cụ “kế hoạch phối hợp kinh doanh” là làm thủ tiêu tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của Vinacomin. Kế hoạch “phối hợp kinh doanh” thực chất là việc Tập đoàn đứng ra phân chia thị trường, sản phẩm, dịch vụ, và cuối cùng là phân chia cả lợi nhuận cho các đơn vị thành viên. Việc phân chia này phần nào còn mang tính bao cấp, thủ tiêu động lực phát triển, nếu quản lý không khéo có thể dẫn đến triệt tiêu tính năng động của các đơn vị thành viên, dẫn đến sự ỷ lại của các đơn vị, tạo kẽ hở cho những tiêu cực mang tính “xin-cho” trong quá trình điều hành, đồng thời làm cho việc đánh giá kết quả SXKD của các doanh nghiệp thành viên thiếu chính xác. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 121 Chưa kể hàng năm việc tổ chức 3-4 cuộc “phối hợp” toàn tập đoàn để phân bổ, phân chia, phân công, giao, bù trừ, sắp xếp trong nội bộ v.v đã làm tốn kém khá nhiều chi phí chung của Tập đoàn. Việc gia tăng chi phí và giảm tính cạnh tranh sẽ không thể giúp các đơn vị trong Tập đoàn đứng vững trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến sự PTBV của các đơn vị nói riêng cũng như toàn Tập đoàn nói chung. Mặt khác kế hoạch phối hợp kinh doanh cũng khiến cho quá trình đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh chưa thật sự chính xác, bởi vì xét về tổng thể có thể hoạt động kinh doanh có lãi, nhưng những doanh nghiệp làm ra lợi nhuận thật có khi rất ít, mà phải gánh lỗ cho những đơn vị khác. Đơn cử như năm 2012, Vinacomin có tới 83 đơn vị thành viên, trong đó có 19 đơn vị trực thuộc Tập đoàn - công ty mẹ; 65 công ty con; và khoảng 100 công ty cháu, nhiều công ty “con” có hàng chục đơn vị “cháu” (như Tổng công ty Khoáng sản, Tổng công ty than Đông Bắc, Tổng công ty CN Mỏ Việt Bắc), nhưng số doanh nghiệp làm ra lợi nhuận thực chỉ khoảng 25. Sang năm 2015, số đơn vị thành viên của tập đoàn là 107, trong đó có 30 đơn vị trực thuộc tập đoàn (bao gồm cả 19 đơn vị hoạt động dưới hình thức chi nhánh hoạt động kinh doanh), 56 công ty con và có gần 20 đơn vị có lợi nhuận âm; trong năm 2015, lợi nhuận toàn tập đoàn và công ty mẹ giảm mạnh so với những năm trước, riêng khối công ty TNHH MTV lợi nhuận đạt được là -298,549 tỷ đồng (năm 2014 lợi nhuận của khối này là 436,014 tỷ đồng), nhiều đơn vị thua lỗ rất nặng như ban QLDA Tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm đồng -1085,995 tỷ đồng, TCT điện lực -393,618 tỷ đồng, Công ty Cromit Cổ định Thanh Hóa -60,682 tỷ đồng, công ty xây dựng mỏ Hầm lò 1 lợi nhuận -69,863 tỷ đồng, công ty cổ phần than Tây Nam - Đá Mài -28,096 tỷ đồng, công ty cổ phần sắt Thạch Khê - 17,608 tỷ đồng…. Đây là điều chưa thật sự hợp lý trong việc đánh giá sự phát triển của các đơn vị thành viên, nếu điều hòa không tốt có thể dẫn đến xung đột về mặt lợi ích giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, làm giảm hiệu quả của phát triển bền vững. *Về PTBV xã hội PTBV về mặt xã hội vẫn còn hạn chế ở một số điểm sau: Thứ nhất, chất lượng nguồn nhân lực toàn Tập đoàn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu để PTBV, vì trình độ ngoại ngữ, tin học chưa cao, bản thân cán bộ quản lý cấp cao hầu như đều đi lên từ thực tế sản xuất nên chưa thật sự được đào tạo bài bản, có thể thiếu những kỹ năng tư duy, làm việc giao thương hợp tác quốc tế; nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới (luyện kim, chế biến sâu khoáng sản…) còn thiếu cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao. Đối với khối công nhân kỹ thuật, cơ cấu lao động vẫn chưa thật sự hợp lý, tỷ lệ lao động gián tiếp và lao động phục vụ cao, công nhân thực sự có tay nghề cao còn ít, đặc biệt trong những ngành mới. Thứ hai, tỷ lệ lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao so với các tập đoàn, các tổng công ty khác, tai nạn lao động thường xảy ra, do đặc thù công việc gây ra nhiều bệnh nghề nghiệp. Thứ ba, tỷ lệ, số lượng thợ lò bỏ việc vẫn ở mức cao, ngay cả ở một số đơn vị có điều kiện sản xuất và vị trí địa lý thuận lợi như công ty cổ phần than Hà lầm, công ty than Thống Nhất; một số đơn vị chưa có chính sách giữ chân người lao động tốt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 122 như công ty cổ phần than Vàng Danh, công ty than Khe Chàm; một số đơn vị người lao động thiếu việc làm do sản xuất tiêu thụ chậm hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nên vẫn phải chờ việc như công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa, công ty cổ phần sắt Thạch Khê, một số đơn vị thuộc tổng công ty Khoáng sản. Thứ tư, trong công tác đổi mới cơ cấu, chất lượng lao động vẫn còn một số hạn chế: một số đơn vị chưa giải quyết triệt để chế độ cho người lao động làm công việc, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc thanh toán, chi trả hỗ trợ cho người lao động còn chậm như công ty Kho vận Hòn Gai, công ty cổ phần than Mông Dương; một số đơn vị tiết giảm lao động chưa hiệu quả như công ty cổ phần than Hà Lầm, công ty than Dương Huy, công ty Kho vận Đá bạc, phần lớn các đơn vị sản xuất ngoài than chưa quan tâm đúng mức đến việc tiết giảm lao động. Thứ năm, công tác quản lý lao động tiền lương vẫn còn một số điểm bất cập như một số đơn vị chưa ban hành quy chế quản lý quỹ khen thưởng phúc lợi, có đơn vị đã ban hành quy chế nhưng chưa quy định xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ. Còn một số đơn vị chi quá quỹ lương, quỹ khen thưởng phúc lợi. *Về PTBV môi trường Tập đoàn chưa thật sự đạt được PTBV về môi trường, các hoạt động môi trường của Tập đoàn mới chỉ dừng lại ở mức khắc phục, hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường, còn việc nghiên cứu, xử lý, tái chế các loại chất thải từ quá trình khai thác, sàng tuyển than chưa được thực hiện hiệu quả, công tác nghiên cứu, đánh giá, thu hồi các tài nguyên khoáng sản đi kèm trong mỏ than (khí mê tan, lưu huỳnh, nguyên tố phóng xạ,…) chưa thực hiện được vừa làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường vừa gây tổn thất tài nguyên. Nếu làm tốt công tác này có thể tạo thêm nguồn tài chính phục vụ cho PTBV của tập đoàn. 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a) Nguyên nhân chủ quan Từ những phân tích ở trên cho thấy những hạn chế trong quá trình PTBV của tập đoàn TKV chủ yếu liên quan đến vấn đề tài chính. Nguyên nhân dẫn đến thực tế này phần lớn thuộc về công tác quản trị tài chính. Mặt khác theo số liệu tác giả khảo sát (phụ lục 11) hạn chế trong công tác quản trị tài chính là nguyên nhân được đánh giá quan trọng nhất dẫn đến việc tập đoàn TKV phát triển chưa bền vững, với số phiếu được đánh giá ở mức độ 1 là 80/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 37,21%, mức độ 2 là 61/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 28,37%. Những hạn chế trong công tác quản trị tài chính của tập đoàn TKV biểu hiện cụ thể là: Một là, công tác quản trị, điều hành chi phí còn tồn tại những bất cập, sự phối hợp giữa các đơn vị chưa kịp thời. Do điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, từ năm 2015 Tập đoàn đã yêu cầu các đơn vị phải cân đối tính toán để tiết giảm chi phí theo các công đoạn sản xuất (mức giao khoán tiết giảm là 5% áp dụng cho các đơn vị thành viên), tuy nhiên trong công tác quản trị chi phí vẫn tồn tại một số điểm làm hạn chế kết quả khoán quản trị chi phí toàn tập đoàn, cụ thể là: (i) mặc dù tập đoàn đã chỉ đạo ngay từ tháng 1 năm kế hoạch các đơn vị và các ban của TKV cần lập kế hoạch kèm theo các biện pháp cụ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 123 thể để triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh và báo cáo tập đoàn để theo dõi, phối hợp chỉ đạo, tuy nhiên một số đơn vị chưa chủ động xây dựng các phương án điều hành kế hoạch và biện pháp phù hợp để thực hiện kế hoạch tiết giảm chi phí ngay từ đầu năm, điều này gây khó khăn cho công tác quản trị chi phí chung của Tập đoàn; (ii) một số đơn vị còn thiếu sự phối hợp thường xuyên và kịp thời giữa các bộ phận (kỹ thuật, kế hoạch, kế toán, lao động tiền lương,…) nhưng lãnh đạo đơn vị chưa thực sự quyết liệt để điều hành như công ty CP than Thống Nhất, Công ty CP than Tây Nam Đá Mài, Công ty cổ phần than Cao Sơn, công ty xây dựng Mỏ Hầm lò 1,….; (iii) việc tổng hợp, theo dõi khối lượng và kiểm soát chi phí trong các khâu so với kế hoạch còn chưa được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng tháng/quý để chủ động phân tích, đánh giá và có biện pháp khắc phục kịp thời, hậu quả là việc điều hành và kiểm soát còn bị động, chi phí thực hiện còn vượt so với kế hoạch giao. Hai là, công tác quản lý sử dụng vật tư còn hạn chế, mức tồn kho vật tư còn cao ở một số đơn vị, chi phí vật tư tăng làm tăng giá thành. Về cơ bản mức tồn kho vật tư tại cuối năm 2015 của các đơn vị đã thực hiện đảm bảo hạn mức của tập đoàn quy định (tối đa 6% nhu cầu sử dụng cả năm) tuy nhiên ở một số đơn vị vẫn còn mức tồn kho cao như công ty than Hạ Long, công ty than Nam Mẫu, Công ty xây dựng mỏ Hầm lò 1, Công ty xây dựng mỏ Hầm lò 2, Công ty cổ phần than Cao Sơn, TCT công nghiệp Mỏ Việt Bắc, TCT điện lực, TCT khoáng sản, TCT Hóa chất Mỏ, công ty Nhôm Lâm Đồng, công ty tuyển than Hòn Gai,… Năm 2015, chi phí vật tư tính cho một tấn than nguyên khai của khối sản xuất than hầm lò là 200.000đ/tấn, tăng 2% so với thực hiện năm 2014, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng năm 2015 là 0,63%, một số đơn vị có chi phí vật tư/tấn than nguyên khai năm 2015 tăng so với năm 2014 là công ty CP than Mông Dương (tăng 16%), công ty than Khe Chàm (tăng 9%), công ty than Nam Mẫu (tăng 19%). Trong khối sản xuất than lộ thiên, chi phí vật tư bình quân/tấn than nguyên khai năm 2015 là 180.000đ/tấn, tăng 16% so với thực hiện năm 2014, nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của mưa lũ, do cung độ vận chuyển đất đá tăng cao (trên 400m) so với năm 2014, tuy nhiên sau khi loại trừ yếu tố khách quan thì chi phí tiêu hao vật tư vẫn tăng trên 5%; một số đơn vị có chi phí vật tư bình quân/tấn than nguyên khai năm 2015 tăng cao so với năm 2014 như công ty cổ phần than Cao Sơn (tăng 25%), công ty cổ phần than Núi Béo (tăng 76%, riêng công ty than Núi Béo mức tăng này chủ yếu do tác động của diện khai thác giảm sâu), công ty than Cọc Sáu (tăng 48%); chi phí phụ tùng ô tô của công ty than cổ phần than Núi Béo năm 2015 cũng tăng 37% so với năm trước, công ty cổ phần than Tây Nam Đá Mài tăng 13%. Ba là, quản lý các khoản phải thu chưa tốt làm giảm khả năng thanh toán của tập đoàn TKV. Công tác đối chiếu công nợ còn chậm, một số đơn vị còn để nợ tồn đọng cao trong việc tiêu thụ than, thực hiện việc thanh toán trong nội bộ Tập đoàn còn dây dưa, lòng vòng, đặc biệt là các đơn vị có dư nợ lớn như Công ty xây dựng Hầm lò 1, Hầm lò 2 rất khó thu nợ khi thi công đào lò xây dựng cơ bản cho các công ty than và các công ty cung cấp, vật tư, phụ tùng phục vụ sản xuất cho các mỏ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 124 Bốn là, công tác quản lý nợ vẫn còn tồn tại Trong tập đoàn TKV còn tồn tại công nợ khó đòi phải trích dự phòng giữa các công ty con, đơn vị thuộc Tập đoàn, như nợ khó đòi giữa công ty cổ phần than Núi Béo, công ty than Hà Tu, công ty cổ phần than Cọc Sáu, Tổng công ty Khoáng sản với công ty cổ phần sắt Thạch Khê; công nợ khó đòi giữa công ty than Hà Tu, công ty CP than Cao Sơn với công ty TNHH Nhà ở thương mại và hạ tầng. Còn một số công ty con, đơn vị trực thuộc chưa thực sự quan tâm đến công tác điều hành công nợ, đặc biệt là các đơn vị mua than trong nội bộ Tập đoàn. Một số đơn vị còn để vượt định mức nợ tập đoàn giao như: Tổng công ty Điện lực, các nhà máy xi măng thuộc TCT Công nghiệp Mỏ Việt Bắc, công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ, riêng công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền than xuất khẩu theo quy định thanh toán nội bộ của TKV là chuyển tiền về Tập đoàn sau 48 giờ kể từ khi nhận được tiền của khách hàng, Tập đoàn phải tiến hành bù trừ công nợ mới thu được tiền của đơn vị này. Một số đơn vị dịch vụ giao than còn chưa làm tốt công tác đôn đốc khách hàng thanh toán tiền than theo nhiệm vụ được Tập đoàn phân công, thậm chí không kiểm tra hợp đồng để xem điều khoản thanh toán, tính lãi chậm trả với những hợp đồng thanh toán chậm. Công tác bù trừ công nợ nội bộ giữa các đơn vị còn chưa nhất quán gây khó khăn cho Tập đoàn trong việc theo dõi, quản lý nợ. Công tác hoàn thiện thủ tục để bù trừ công nợ giữa các đơn vị còn chậm, ví dụ như công nợ thanh toán thép chống lò giữa coalimex với các mỏ, công nợ thanh toán tiền than giữa Nhôm Lâm Đồng và công ty than miền Nam,… Năm là, công tác quản lý đầu tư còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sự PTBV của Tập đoàn. Cụ thể là: (1) Đầu tư còn dàn trải dẫn đến quy mô vốn đầu tư hàng năm tăng cao, vượt quá nguồn lực của Tập đoàn, trong khi khả năng huy động vốn hạn chế, kết quả là nhiều dự án đầu tư đưa vào kế hoạch nhưng chưa xác định rõ nguồn vốn, ảnh hưởng đến tiến độ, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư. (2) Tiến độ của nhiều dự án đầu tư còn chậm, nhất là tiến độ xây dựng các mỏ mới, hiện đại hóa các kho bãi, băng tải, bến cảng rót than. Đầu tư phát triển lĩnh vực cơ khí chậm, không có định hướng, thiếu quy hoạch ở cấp Tập đoàn. Một số dự án khoáng sản lớn như: sắt Thạch Khê, cromit Cổ Định - Thanh Hoá, sắt Cao Bằng,...thực hiện chậm, lúng túng trong chỉ đạo điều hành từ các chủ thể tham gia góp vốn đến các chủ đầu tư, quyết định lựa chọn hình thức đầu tư vội vàng, công tác chuẩn bị dự án chưa đảm bảo chất lượng, công tác thẩm định chưa chặt chẽ, nghiêm túc,... Đặc biệt, hai dự án Bô xít và Alumin ở Tây Nguyên thực hiện chậm tiến độ, chi phí đầu tư tăng cao, làm giảm hiệu quả (dự án Nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) đã được điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 11.434 tỷ đồng lên 15.414 tỷ đồng, tăng 3.980 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tăng 34,8%; Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đắc Nông) đã được điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 12.504 tỷ đồng lên 16.822 tỷ đồng, tăng 4.318 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tăng 34,5%. Một số dự án chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra, như dự án lắp ráp xe tải nặng, dự án sản xuất thép hình, dự án đóng tàu, v.v. (3) Đầu tư góp vốn vào một số doanh nghiệp và dự án có hiệu quả thấp. Chủ trương đầu tư của tập đoàn vào một số dự án trong các lĩnh vực than, điện, khoáng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 125 sản, cơ khí, luyện kim, cơ sở hạ tầng, nhà ở, văn phòng, v.v. chưa nhất quán, chưa phù hợp, phải xem xét điều chỉnh nhiều lần hoặc đầu tư dây dưa kéo dài, thiếu vốn, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của Tập đoàn. Nguyên nhân quan trọng thứ 2 được nhắc đến trong việc tập đoàn TKV chưa thật sự PTBV là do ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh. Nguyên nhân này có số phiếu đồng thuận cao nhất ở vị trí thứ 2 với số phiếu là 59/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 27,44%. Một số vấn đề về chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng đến quá trình PTBV của tập đoàn TKV: Một là, do mặt trái của chiến lược xuất khẩu than Trong chiến lược kinh doanh của mình, Tập đoàn TKV có lúc đã đã lựa chọn con đường xuất khẩu than chủ yếu (trên 80%) sang Trung Quốc để tăng thu. Trong tương lai gần, việc xuất khẩu than có thể mang lại nguồn thu cao do giá xuất khẩu cao hơn giá bán than nội địa, đặc biệt giá bán than cho các nhà máy điện đang phải bán với giá thấp hơn giá thành do sự điều tiết của Chính phủ. Tuy nhiên xét về lâu dài, việc xuất khẩu than này khiến Tập đoàn có nguy cơ bị lệ thuộc vào các đối tác nước ngoài, chưa kể xuất khẩu tài nguyên của nước ta chủ yếu là xuất khẩu tài nguyên thô, nên thực chất rất lãng phí tài nguyên. Mặt khác, thực tế là 100% than xuất khẩu hoàn toàn có thể đáp ứng rất tốt cho nhu cầu của các nhà máy điện và xi măng trong nước, trong khi xuất khẩu than tốt, Tập đoàn lại phải nhập than khác về để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đây là điều bất hợp lý, vừa không tận dụng được hết nội lực của mình vừa làm gia tăng chi phí, giảm tính chủ động, ảnh hưởng không tốt đến quá trình PTBV Tập đoàn. Hai là, sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác than lộ thiên là chưa thật sự hợp lý. Theo các chuyên gia đánh giá trong khi hơn 85% nguồn tài nguyên than của Việt Nam chỉ có thể khai thác bằng công nghệ hầm lò, nhưng gần 20 năm qua Vinacomin chỉ dựa vào công nghệ khai thác lộ thiên (dễ làm) để tăng trưởng. Thực tế cho thấy nhiều mỏ lộ thiên như Núi Béo, Núi Hồng, Khánh Hòa, Cọc Sáu, Cao Sơn, Nông Sơn mặc dù trữ lượng than không tăng, nhưng đã được điều chỉnh công suất thiết kế lên cao hơn nhiều lần mức tối ưu, dẫn đến hậu quả phải tăng quá nhanh lực lượng lao động thủ công tại các mỏ này, trong khi mỏ lại có nguy cơ phải đóng cửa sớm hơn vì hết tài nguyên khai thác, công nhân mất việc làm nhiều hơn và nhanh hơn. Lẽ ra, các mỏ lộ thiên phải đóng vai trò bình ổn sản lượng để đảm bảo cấp than ổn định và lâu dài cho các ngành kinh tế (nhất là cho nhiệt điện trong mùa khô), nhưng với cuộc chạy đua khai thác tối đa trong thời gian qua đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo này, làm ảnh hưởng lớn đến mục tiêu PTBV Tập đoàn cũng như toàn ngành Than - Khoáng sản… Ba là, chiến lược kinh doanh đa ngành ở một số đơn vị được vận dụng chưa đúng, dẫn đến làm giảm hiệu quả PTBV. Kinh doanh đa ngành là chủ trương của Nhà nước nhưng việc triển khai còn một số bất cập. Chẳng hạn như kinh doanh đa ngành lẽ ra chỉ nên là “kéo dài chuỗi sản phẩm chính”, chỉ thực hiện đối với Tập đoàn TKV, nhưng chủ trương này đã được Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 126 “sáng tạo” triển khai ở cả các đơn vị thành viên, thậm chí thực hiện theo hướng lấn sân sang các lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Không chỉ ở phạm vi Tập đoàn mà ở nhiều công ty con cũng có đủ ngành nghề kinh doanh như của Tập đoàn công ty mẹ (thăm dò địa chất, sản xuất xi măng, buôn bán vật tư, xuất khẩu than, sản xuất cơ khí, xây dựng, vận tải, kinh doanh khách sạn nhà nghỉ, kinh doanh bất động sản v.v...). Điển hình cho xu hướng “kinh doanh đa ngành này là Tổng công ty CN Mỏ Việt Bắc. Xuất thân từ các mỏ Núi Hồng, Khánh Hòa và Na Dương (cùng với các đơn vị xây lắp, địa chất, cơ khí, lò vôi v.v... hoạt động xung quanh các mỏ này) đến nay TCT này có tới 16 công ty trực thuộc, trong đó có tới 3 công ty xi măng. Giá trị khai thác than của TCT chỉ chiếm 37%, nhưng đang phải gánh toàn bộ số lỗ năm 2013 (ước khoảng 48 tỷ đồng) của 13 đơn vị “kinh doanh đa ngành” còn lại. Việc thực hiện sai hướng kinh doanh có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, cản trở quá trình PTBV của bản thân các đơn vị cũng như toàn Tập đoàn. Mặt khác, tuy việc đầu tư ra ngoài các ngành, nghề kinh doanh chính không phải tất cả các dự án đều không có hiệu quả, nhưng chỉ cần một vài hoạt động đầu tư ra ngoài ngành, nghề kinh doanh chính không mang lại hiệu quả như mong muốn sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tập đoàn, thậm chí mất vốn, điển hình với tập đoàn TKV là đầu tư góp vốn vào CTCP Đầu tư Phát triển khu kinh tế Hải Hà đến nay vẫn chưa có giải pháp thoái vốn nào phù hợp. Nguyên nhân giữ vị trí quan trọng thứ 3 ảnh hưởng đến quá trình PTBV của tập đoàn TKV và do đặc thù của hoạt động khai thác khoáng sản, nguyên nhân này có số phiếu cao nhất ở vị trí thứ 3 là 51/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 23,72% trong tổng số phiếu điều tra. Cụ thể là: Một là, do đặc thù trong hoạt động khai thác khoáng sản làm cho tình hình sản xuất ngày càng khó khăn hơn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả hoạt động khai thác kinh doanh khoáng sản phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện khách quan của tự nhiên, cụ thể là: (i) độ màu mỡ, giàu có của tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản; (ii) điều kiện địa chất mỏ, điều kiện thời tiết khí hậu, vị trí địa lý, địa hình, kết cấu hạ tầng ảnh hưởng đến điều kiện khai thác, chế biến; (iii) giữa các mỏ thường có mức độ khó khăn, thuận lợi khác nhau do các điều kiện khách quan như đã nêu trên, nhất là chất lượng khoáng sản nên hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau; (iv) điều kiện khai thác mỏ luôn thay đổi theo không gian khai thác trong lòng đất và càng khai thác xuống sâu càng khó khai thác, chi phí khai thác càng tăng cao, trong khi công tác định mức chi phí lại chưa được quan tâm đúng mức nên không hoàn thiện kịp thời hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ xây dựng mức chi phí giao khoán. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí khai thác, điều kiện khai thác càng khó khăn, chi phí bỏ ra càng lớn, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than, từ đó làm giảm khả năng tích lũy, ảnh hưởng đến sự PTBV của Tập đoàn. Hai là, các ngành kinh doanh chính trong Tập đoàn đều thuộc ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng cơ bản dài, thu hồi vốn chậm. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 127 Như đã phân tích ở chương 2, đây là đặc điểm riêng có của tập đoàn TKV cũng như của toàn ngành khai thác khoáng sản, những đặc điểm này sẽ làm chậm tốc độ thu hồi vốn, và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, điều này cũng gây khó khăn cho quá trình luân chuyển và tích tụ vốn, ảnh hưởng đến quá trình PTBV của Tập đoàn. Một nguyên nhân nữa được nhắc đến ảnh hưởng đến quá trình PTBV của tập đoàn TKV là nguyên nhân thuộc về công nghệ. Đây là nguyên nhân có số phiếu cao nhất ở vị trí quan trọng thứ 5 là 45/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 20,93% trong tổng số phiếu điều tra. Thực tế cho thấy trong quá trình đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ của tập đoàn TKV còn một số tồn tại như nghiên cứu chưa kỹ hoặc không phù hợp thực tế dẫn đến nhập khẩu các thiết bị cơ giới hóa đắt tiền, hoàn toàn không phù hợp với điều kiện mỏ - kỹ thuật để đưa về “đắp chiếu” (máy liên hợp đào lò), hoặc sử dụng rất kém hiệu quả (các tổ hợp cơ giới hóa lò chợ VINAALTA, KDT, các hệ thống cảnh báo khí methan v.v...). Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, dẫn đến làm chậm quá trình PTBV của tập đoàn TKV. b)Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân thứ 1 thuộc yếu tố khách quan được nhắc đến trong quá trình phát triển chưa thật sự bền vững của tập đoàn TKV là do những bất cập trong cơ chế chính sách của Nhà nước, nguyên nhân này đứng vị trí quan trọng thứ 6 trong số các nguyên nhân ảnh hưởng đến PTBV của tập đoàn TKV với số phiếu đạt được cao nhất là 63/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 29,3%. Tiếp theo là do ảnh hưởng của các yêu tố tự nhiên, với số phiếu có tỷ trọng cao nhất ở vị trí thứ 7 là 87/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 40,47%. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế là nhân tố có mức độ quan trọng cuối cùng được nhắc đến với số phiếu là 133/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 61,86%. Các nguyên nhân này cụ thể như sau: Một là, một số quy định và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản chưa thật sự hợp lý, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn: (1) Một số quy định trong pháp luật đầu tư liên quan đến lĩnh vực khoáng sản được xây dựng chưa phù hợp với đặc thù của tài nguyên khoáng sản, làm hạn chế sự phát triển. Khoáng sản của nước ta rất đa dạng về quy mô và giá trị công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu khoáng cho sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng, miền cũng rất khác nhau. Tuy nhiên theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 37 của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22-09-2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư năm 2005 thì các dự án đầu tư thăm dò khai thác khoáng sản không phân biệt nguồn vốn, quy mô cần phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương. Quy định như vậy dẫn đến sự chậm trễ trong đầu tư, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tập đoàn và các ngành khác, của các vùng, miền, khi có nhu cầu về nguyên liệu khoáng, làm kiềm chế sự phát triển. (2) Chính sách thuế, phí của Nhà nước đối với khoáng sản nói chung và đối với than nói riêng ngày càng tăng cao làm cho giá thành tăng. Cụ thể là: + Về các khoản thuế: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 128 - Thuế giá trị gia tăng: đối với than đá có mức thuế suất là 10% (trước năm 2008 là 5%). - Thuế xuất khẩu: Khung thuế suất đối với các loại sản phẩm quặng khai thác: 0-20%, các loại than: 1-20% (mức cụ thể tăng từ 0-5% trước 2005 lên 15%, 20%, sau đó xuống 10% rồi lên 13% và hiện nay là 10%). - Thuế tài nguyên: khung thuế suất Thuế tài nguyên của tất cả các loại khoáng sản rắn có mức thấp nhất là 3% và cao nhất là 30%; đối với than là: antraxit hầm lò 4-20% (trước năm 2009 là 1%, năm 2009 tăng lên 4%, năm 2010 là 5% và từ năm 2014 đến nay áp dụng mức 7%), antraxit lộ thiên 6-20% (trước năm 2009 là 2%, năm 2009 là 6%, năm 2010 là 7%, từ năm 2014 đến nay áp dụng mức 9%), than nâu, than mỡ 620% (trước 2009: 3%, năm 2009: 6%, năm 2010: 7%, từ năm 2014 đến nay áp dụng mức 9%), than khác 4-20% (trước 2009: 2%, năm 2009: 4%, năm 2010: 5%, từ năm 2014 đến nay áp dụng mức 7%). Riêng thuế tài nguyên đối với than của Tập đoàn TKV đã tăng từ 230 tỷ đồng năm 2007 lên 1.925 tỷ đồng năm 2010, năm 2015 là 3.689 tỷ đồng (tăng 16,04 lần so với năm 2007; tăng 1,92 lần so với năm 2010). - Thuế bảo vệ môi trường: khung thuế suất đối với than antraxit 20-50 nghìn đồng/tấn (hiện nay áp dụng mức 20 nghìn đồng/tấn). + Về các loại phí, lệ phí: - Phí bảo vệ môi trường: đối với than đã tăng từ 6.000 lên 10.000 đồng tấn than nguyên khai; quặng sắt tăng từ 40.000 đồng/tấn (năm 2008) lên 60.000đồng/tấn; quặng mangan tăng từ 30.000 đồng/tấn (năm 2008) lên 50.000 đồng/tấn; quặng ti tan tăng từ 30.000 đồng/tấn (năm 2005) lên 50.000 đồng/tấn (năm 2008), hiện nay là 70.000 đồng/tấn; quặng vàng từ 10.000 đồng/tấn (năm 2008) lên 270.000 đồng/tấn; các loại quặng khoáng sản kim loại khác đều có xu hướng tăng trung bình 20.000-100.000 đồng/tấn; khoáng sản phi kim loại tùy từng loại tăng trung bình 2.000-30.000 đồng/tấn. - Ngoài ra còn có phí nước thải, lệ phí cấp phép thăm dò, lệ phí cấp phép khai thác, hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường. Riêng năm 2015 tiền thuế đất, tiền sử dụng đất và phí sử dụng tài liệu thăm dò tăng lên trên 100 tỷ đồng. +Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Đây là một khoản thu mới theo quy định của Luật Khoáng sản. Tuy nhiên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản không thuộc khoản thuế, phí, lệ phí nào đã quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta về thuế, phí, lệ phí. Xét về bản chất khoản thu này thực chất trùng với Thuế tài nguyên. Theo Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đối với than khoản thu này ước tính bằng khoảng 1/3 mức thuế tài nguyên. Ví dụ đối với TKV ước tính lần nộp đầu tiên trên 3 nghìn tỷ đồng, sau đó hàng năm phải nộp thêm khoản tiền này khoảng trên 1 nghìn tỷ đồng/năm. Tổng cộng các khoản thuế, phí tính vào giá thành than hiện nay chiếm khoảng trên 11% giá thành, trung bình các khoản nộp ngân sách năm 2015 là 393.343 đồng/tấn than (trong khi giá thành tiêu thụ than năm 2015 trung bình là 1.471.297 đồng/tấn, như vậy riêng các khoản nộp ngân sách chiếm 26,7% so với giá thành). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 129 Ngoài việc tăng thuế suất và các khoản phí, lệ phí, căn cứ tính thuế cũng có sự điều chỉnh rất cơ bản. Theo quy định tại nghị định số 05/2009/NĐ-CP ngày 19-012009 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1998 thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán tài nguyên tại nơi khai thác, tức là giá tài nguyên chưa qua chế biến, sàng tuyển, vận chuyển. Còn theo quy định tại khoản 1 điều 6 luật thuế tài nguyên năm 2009 thì “giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng”, luật khoáng sản năm 2010 cũng quy định là khai thác đã bao gồm cả chế biến, làm giàu, như vậy theo quy định này thuế tài nguyên tăng lên rất nhiều so với thuế tài nguyên trước năm 2008. Cũng theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên, thuế tài nguyên được hạch toán vào giá thành sản phẩm làm giá thành đơn vị nguyên liệu khoáng tăng lên. Với chính sách thuế, phí, lệ phí và tình hình thu nộp như trên đã làm tăng giá thành, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, thời gian thu hồi vốn bị kéo dài, khả năng tích lũy vốn cho đầu tư phát triển giảm đi. Mặt khác, chính sách như trên còn tác động xấu đến công tác tận thu tài nguyên trong quá trình khai thác. Để đạt được thu nhập tối ưu, các doanh nghiệp khai thác sẽ lựa chọn những khu vực khai thác có điều kiện khai thác thuận lợi nhất và quặng có chất lượng tốt nhất, gây ra tình trạng “dễ thì làm, khó thì bỏ”, “tốt thì lấy, xấu để lại”, trong khi tài nguyên là nguồn lực hữu hạn, kết quả là tài nguyên thu hồi được thấp nhất, gây tổn thất lớn trong khai thác tài nguyên, lãng phí nguồn tài nguyên, hạn chế nguồn lực phục vụ cho PTBV tập đoàn. (3) Quy định về vốn đối ứng cho các dự án đầu tư khai thác khoáng sản chưa hợp lý: Quy định của Luật Khoáng sản về tỷ lệ vốn CSH làm vốn đối ứng đạt tỷ lệ tối thiểu từ 30% tổng mức đầu tư đối với các dự án khai thác khoáng sản và từ 50% tổng mức đầu tư đối với các dự án thăm dò là chưa phù hợp. Bởi vì: (i) Các dự án đầu tư của các công ty khai thác than đều yêu cầu số vốn đầu tư rất lớn (trung bình vốn đầu tư của dự án khai thác than lộ thiên khoảng trên dưới 2.000 tỷ đồng, dự án khai thác than hầm lò khoảng 5.000 tỷ đồng, cá biệt có một số dự án còn lên đến 10.000 tỷ đồng), trong khi vốn điều lệ của các công ty này đều chưa đến 500 tỷ đồng, như vậy nếu theo đúng quy định của Luật khoáng sản sẽ không có công ty con nào đáp ứng đủ yêu cầu về vốn đối ứng để thực hiện dự án đầu tư; (ii) việc quy định mức thống nhất về vốn đối ứng cho các dự án thăm dò và khai thác mà không phân biệt theo quy mô tổng mức đầu tư của từng dự án là chưa hợp lý. Những quy định này sẽ gây khó khăn cho công tác đầu tư, làm hạn chế hoạt động SXKD của các công ty khai thác mỏ. Hai là, quy định về phân phối lợi nhuận sau thuế chưa khuyến khích tích lũy vốn tại doanh nghiệp, do đó hạn chế nguồn lực tài chính nội sinh để phục vụ cho sự PTBV tập đoàn TKV. Theo Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/07/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 130 Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, và gần đây nhất là thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11/04/2016 Hướng dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đều quy định: Lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau: (1) chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có); (2) Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định; (3) Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản trên được phân phối theo thứ tự: (i) Trích quỹ đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có); (ii) Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp; (iii) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp; (iv) Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên. Phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ quy định được nộp về ngân sách nhà nước. Cũng theo thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11/04/2016 Hướng dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp quy định: (1) Căn cứ quy chế tài chính của các công ty con do công ty mẹ ban hành, hàng năm công ty mẹ có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính và quyết định việc phân phối, sử dụng lợi nhuận sau thuế tại các công ty con để tiến hành thu lợi nhuận sau thuế của các công ty con; (2) Các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ về công ty mẹ, công ty mẹ hạch toán doanh thu tài chính theo cùng niên độ tài chính để xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định; (3)Trường hợp sau khi đã phê duyệt báo cáo tài chính, quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế và thu lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ của các công ty con mà vốn chủ sở hữu tại công ty con lớn hơn mức vốn điều lệ đã được công ty mẹ phê duyệt thì công ty mẹ thực hiện thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con về công ty mẹ và hạch toán là khoản doanh thu tài chính của công ty mẹ, xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của công ty mẹ phải nộp ngân sách nhà nước. Như vậy, việc quy định phân phối lợi nhuận như trên, đặc biệt là quy định về trích quỹ đầu tư phát triển sẽ làm giảm khả năng tích lũy vốn của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, việc quy định các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ phải nộp NSNN phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định sẽ triệt tiêu nguồn tài chính để các tập đoàn tự tích lũy vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với tập đoàn TKV trong những năm gần đây đang thiếu vốn CSH như đã nêu ở trên thì quy định này càng bất hợp lý, làm giảm khả năng tích lũy vốn của công ty mẹ và các công ty con, hậu quả là tập đoàn đã thiếu vốn càng thiếu hơn. Ba là, chính sách giá cả còn tồn tại bất cập, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt là sự lồng ghép chính sách công ích, chính sách xã hội vào hoạt động kinh doanh và chính sách giá cả làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn TKV nói chung, nhất là giá than, giá điện. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 131 Việc không tách bạch rõ chính sách công ích, chính sách xã hội ra khỏi hoạt động kinh doanh nói chung và chính sách giá cả nói riêng đã gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp, không phản ánh đúng hiệu quả kinh doanh và làm méo mó các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế và trong SXKD của các DNNN cũng như của các TĐKT, TCT nhà nước, trong đó có Tập đoàn TKV. Đối với tập đoàn TKV, giá than, điện vẫn chưa được xác định theo thị trường mà vẫn chịu sự điều tiết của nhà nước, giá than bán cho một số ngành trong nền kinh tế như điện, xi măng còn bán với giá thấp hơn giá thành trong nhiều năm, giá điện trong một số năm gần đây cũng bán với giá thấp hơn giá thành, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động SXKD, thậm chí sản xuất điện của tập đoàn còn bị thua lỗ, hạn chế nguồn lực cho PTBV. Bốn là, ngoài việc sản xuất kinh doanh theo thị trường, tập đoàn TKV còn phải tuân thủ theo những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Nhà nước giao cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Các sản phẩm chính của tập đoàn như than, điện, vật liệu nổ công nghiệp đều thuộc những ngành do Nhà nước nắm độc quyền quản lý và sản xuất; giá bán than cho các hộ tiêu dùng lớn trong nước gồm điện, xi măng, giấy, phân bón bị kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ, thường là giá bán thấp vì mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội nên ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn; sản phẩm điện của tập đoàn Nhà nước cũng thống nhất quản lý giá, thống nhất truyền tải và phân phối sử dụng, nên hiệu quả hoạt động SXKD của ngành điện trong tập đoàn rất thấp. Những điều này đã làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất chung của tập đoàn, gây bất lợi cho sự PTBV của tập đoàn TKV. Năm là, rủi ro trong hoạt động khai thác khoáng sản rất lớn. Thời gian qua, nhiều đơn vị thành viên của tập đoàn TKV trong quá trình đào lò đã gặp rủi ro, thi công hàng nghìn mét lò nhưng không gặp vỉa, do tài liệu địa chất sai với thực tế. Chẳng hạn như dự án đầu tư mở rộng, nâng công suất của Xí nghiệp than Hoành Bồ, thi công hai đường lò trong dự án, theo tính toán thiết kế lò đi trong than, nhưng đào mãi chỉ thấy đá; dự án đầu tư khai thác mỏ Khe Chàm 3, khi các mũi đang thi công thì gặp phay (hiện tượng đứt gãy của vỉa), phải dừng lại một tháng để khoan thăm dò tìm vỉa; dự án khai thác xuống sâu dưới mức âm 50 m mỏ Ngã Hai (Công ty Than Quang Hanh) không thực hiện được do vỉa mỏng, mất vỉa, phải khoan thăm dò, điều chỉnh phù hợp thực tế. Trong tình huống này, sự hao tổn công sức, tiền của do gặp phải rủi ro là khá lớn. Ngoài một số yếu tố khách quan, phần lớn do chủ đầu tư vội vã khởi công khi chưa đủ các điều kiện. Nhiều dự án buộc phải tạm dừng, thiết kế lại khiến tiến độ bị chậm và gây lãng phí. Như vậy công tác chuẩn bị đầu tư đã bộc lộ những yếu kém; quá trình thẩm định dự án, tài nguyên và trữ lượng chưa được đánh giá kỹ; một số dự án chỉ mang tính cục bộ, không kết nối với khoáng sàng chung quanh. Nhiều dự án còn "cứng nhắc" trong việc xác định ranh giới, không khai thác tận thu hết tài nguyên. Tất cả những điều này đều làm gia tăng chi phí, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nói riêng và sự PTBV nói chung của Tập đoàn. Sáu là, nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là than đã được thăm dò đạt trữ lượng còn ít và độ tin cậy thấp dẫn đến đầu tư gặp nhiều rủi ro, giảm hiệu quả kinh tế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 132 Tài nguyên khoáng sản được Tập đoàn TKV xác định là một trong hai nguồn lực nền tảng để Tập đoàn đi lên giàu mạnh. Tập đoàn đã được Nhà nước giao quản lý và tổ chức khai thác các loại khoáng sản gồm than, bô xít, đồng, chì, kẽm, thiếc, sắt, v.v. Tuy nhiên, đến nay nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là tài nguyên than đã được thăm dò có khả năng huy động vào khai thác còn hạn chế, thậm chí bị suy giảm và mức độ tin cậy thấp; các mỏ có tài nguyên màu mỡ, điều kiện khai thác - kinh doanh thuận lợi ngày càng cạn kiệt trữ lượng; phải chuyển dần sang khai thác các phần mỏ, các mỏ, vùng mỏ mới có điều kiện khai thác hết sức khó khăn, phức tạp, vốn đầu tư lớn, chi phí cao, hiệu quả thấp. Chẳng hạn, về tài nguyên than so với Quy hoạch phát triển than đã được phê duyệt theo Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg (gọi tắt là QH60) thì tổng trữ lượng và tài nguyên bể than Đông Bắc và vùng Nội địa giảm 2.539.846 ngàn tấn (giảm 29%), nguyên nhân chính là do việc cập nhật tài nguyên, trữ lượng theo Báo cáo kết quả giai đoạn 1 Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng than dưới mức -300m, bể than Quảng Ninh” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1795/QĐ-BTNMT ngày 30/10/2013. Như vậy, mới chỉ sau 3 năm sau khi phê duyệt QH60, tài nguyên, trữ lượng than đã sai lệch so với quy hoạch ban đầu hơn 2,5 tỷ tấn do mức độ tin cậy thấp của số liệu báo cáo thăm dò. Do mức độ tin cậy của kết quả thăm dò thấp nên trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư phát triển mỏ thường phải điều chỉnh tăng số vốn đầu tư, dẫn đến làm giảm hiệu quả đầu tư nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, một số dự án còn thua lỗ do không tìm thấy than, khoáng sản, hoặc có tìm thấy nhưng trữ lượng thấp. Bảy là, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai. Suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 và đến nay ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài làm cho sự phục hồi của kinh tế thế giới diễn ra chậm chạp và chưa ổn định.. Đối với Tập đoàn TKV, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến việc xuất khẩu than, làm giảm sản lượng than xuất khẩu, giá than cũng giảm mạnh theo giá than thế giới. Đây là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận của tập đoàn giảm mạnh bắt đầu từ năm 2012 cho đến nay chưa thấy có dấu hiệu hồi phục tích cực. Năm 2015 lại là năm tập đoàn bị ảnh hưởng lớn bởi thiên tai, đợt mưa lũ lớn nhất trong lịch sử năm vừa qua không chỉ làm thiệt hại lớn cho hoạt động SXKD của tập đoàn mà còn làm phát sinh thêm nhiều chi phí. Các chi phí tăng trực tiếp do xử lý sự cố, khắc phục thiệt hại sau mưa lũ xấp xỉ là 488,858 tỷ đồng, làm giá thành than bình quân tăng 13.898 đồng/tấn. Trên thực tế ảnh hưởng còn lớn hơn do một số chi phí bị ảnh hưởng gián tiếp như chi phí khắc phục sự cố bục nước lò, chi phí đền bù phục vụ sản xuất, chi phí ngừng sản xuất,…. Đây là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận năm 2015 của Tập đoàn bị giảm rất sâu. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 133 Tóm tắt chương 2 Trong chương 2 tác giả đã đề cập đến một số nội dung chính: Thứ nhất: Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn TKV, trong đó đã nêu rõ về quá trình hình thành và phát triển; cơ cấu tổ chức; các đặc điểm hoạt động kinh doanh của tập đoàn TKV. Thứ hai: Đã làm rõ các hoạt động SXKD chủ yếu của Tập đoàn TKV hiện nay; đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn trong một số năm gần đây; đánh giá thực tế nguồn lực tài nguyên khoáng sản và nguồn lực vốn kinh doanh là các nguồn lực chính quyết định đến sự PTBV của tập đoàn TKV. Thứ ba: Đã phân tích, đánh giá một cách hệ thống, cụ thể thực trạng phát triển của Tập đoàn TKV xét trên quan điểm PTBV theo 3 nội dung chính: PTBV sản xuất kinh doanh, PTBV về xã hội, PTBV về môi trường, trong đó tập trung chủ yếu đánh giá, phân tích thực trạng PTBV về mặt SXKD của Tập đoàn TKV theo các nội dung chính: (1) Tăng trưởng quy mô SXKD; (2) Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời; (3) Tình hình đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh; (4) Khả năng bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu; (5) Khả năng tăng trưởng bền vững. Thứ tư: Từ những phân tích, đánh giá thực tế luận án chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình phát triển dẫn đến sự phát triển chưa bền vững của tập đoàn TKV; chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế đó, trong đó chỉ rõ những hạn chế trong quá trình PTBV của tập đoàn TKV chủ yếu liên quan đến vấn đề tài chính và nguyên nhân quan trọng thuộc về quản trị tài chính. Qua quá trình phân tích, những vấn đề chính tập đoàn TKV cần giải quyết nhằm PTBV là: - Một là, vấn đề khai thác, huy động vốn đầu tư nhằm thực hiện chiến lược PTBV ngành nghề sản xuất chính như than, điện, khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp, bao gồm tăng cường đa dạng hóa nguồn vốn, kênh huy động vốn, phương thức huy động vốn; tăng vốn CSH để vừa đảm bảo an toàn, linh hoạt, kịp thời trong đầu tư vừa giảm bớt chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro, tạo cơ sở để PTBV. - Hai là, vấn đề đầu tư, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm tạo khả năng tích lũy, tạo nguồn tài chính cho PTBV Tập đoàn. - Ba là, giải quyết vấn đề thừa vốn chủ sở hữu tại công ty mẹ TKV và thiếu vốn chủ sở hữu tại các công ty con trong Tập đoàn cho các dự án đầu tư, khai thác, chế biến than, khoáng sản. - Bốn là, vấn đề quản trị, điều hành chi phí cần thực hiện triệt để hơn từ việc xây dựng phương án đến tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm soát chi phí, phát huy tính chủ động trong quá trình thực hiện khoán, quản trị chi phí tại các đơn vị thành viên; tiết giảm chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng khả năng sinh lời nhằm tạo nguồn tài chính nội sinh cho PTBV. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 134 - Năm là, vấn đề quản trị hàng tồn kho, các khoản phải thu, đối chiếu công nợ, thanh toán công nợ trong nội bộ Tập đoàn cần làm tốt hơn để cải thiện khả năng tiêu thụ than, đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Sáu là, vấn đề quản trị rủi ro để nâng cao khả năng an toàn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng khả năng tự tài trợ, cải thiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trong giới hạn quy định của pháp luật, tiến tới PTBV. - Bảy là, vấn đề cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến than, khoáng sản như quy định về tỷ lệ vốn CSH làm vốn đối ứng cho các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản; quy định về phân phối lợi nhuận sau thuế; chính sách giá cả; chính sách thuế, phí và các khoản thu khác của Nhà nước cần hợp lý để giảm giá thành, gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng tích lũy vốn để PTBV. - Tám là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn có kỹ thuật cao, giải quyết vấn đề bỏ việc của thợ lò, giải quyết tốt chế độ cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhằm đạt mục tiêu PTBV về xã hội. Nghiên cứu, xử lý, tái chế các chất thải từ quá trình khai thác, chế biến, sàng tuyển than nhằm cải thiện môi trường, giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm nguồn tài chính cho PTBV Tập đoàn TKV. Liên quan đến vấn đề này sẽ xem xét, giải quyết thông qua việc tăng cường sử dụng và sử dụng có hiệu quả các quỹ tập trung của Tập đoàn, cụ thể là: Quỹ Đào tạo, y tế; Quỹ Đổi mới cơ cấu lao động; Quỹ Môi trường than - khoáng sản; Quỹ khen thưởng, phúc lợi, … Nhờ có nguồn tài chính từ các quỹ, Tập đoàn TKV sẽ chủ động hơn trong sử dụng các quỹ để đáp ứng các mục tiêu có tính dài hạn hơn của Tập đoàn nhằm phát triển bền vững, như: cải thiện môi trường khai thác, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xử lý các sự cố trong hoạt động khai thác mỏ,… của toàn Tập đoàn. Những kết quả nghiên cứu ở chương này sẽ là cơ sở thực tiễn phong phú, sinh động để tác giả đề xuất các giải pháp, trọng tâm là các giải pháp tài chính nhằm PTBV Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ở chương 3. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 135 Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Theo phân tích thị trường trong nước và quốc tế cũng như phân tích hoạt động kinh doanh của tập đoàn, trong thời gian tới việc phát triển của Tập đoàn TKV sẽ có những thuận lợi và khó khăn sau: 3.1.1. Thuận lợi - Được Nhà nước giao quản lý nguồn tài nguyên phong phú và hỗ trợ về chính sách và cơ chế phát triển: Tập đoàn TKV được Nhà nước giao quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng, trong đó một số loại có trữ lượng tương đối lớn và vừa như than, bauxít, sắt, crômit, đồng, chì - kẽm, titan - zircon, đất hiếm và sản phẩm của chúng đang có nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường. Là một tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu của Việt Nam, Tập đoàn TKV luôn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ. Trong giai đoạn trung hạn, Chính phủ cũng chưa có ý định giảm tỷ lệ sở hữu (tỷ lệ hiện là 100%) tại Tập đoàn TKV. Hơn nữa, với mục tiêu cung cấp đủ nguồn than cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, TKV nhận được sự cam kết từ Chính phủ tiếp tục đảm bảo an ninh năng lượng để đơn vị có thể hoàn thành mục tiêu của mình. - Có nguồn tài nguyên phong phú và trữ lượng than đá lớn với 48,7 tỉ tấn trong khu vực Quảng Ninh, hơn 200 tỉ tấn ở khu vực Đồng Bằng Sông Hồng và rất nhiều mỏ khoáng sản như đồng, sắt, chromite, thiếc, titan,… sẽ đảm bảo về khả năng cung cấp than của Tập đoàn trong dài hạn. - Quản lý và khai thác 90% tổng sản lượng than toàn quốc hàng năm, nhờ những thành tựu nổi bật và các lợi thế đã đạt được trong thời gian qua, nhất là trong sản xuất than, khoáng sản (luyện đồng, chì kẽm, chế biến alumin) nên uy tín và danh tiếng của Tập đoàn TKV ngày càng tăng cao ở trong và ngoài nước, tạo thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác, mở rộng đầu tư, kinh doanh, huy động vốn... trên thị trường trong nước và thế giới. Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ thông qua cam kết tăng vốn CSH cùng với sự bảo lãnh, kết hợp với lợi thế trong cạnh tranh, Tập đoàn TKV là nhà đầu tư có hệ số tín nhiệm cao. Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận các khoản vay ưu đãi với các chi phí vốn cạnh tranh trên thị trường cũng như các điều kiện tín dụng có thể chấp nhận được. - Với những lợi thế về hoạt động khai thác than và khoáng sản, lợi thế về mặt thị trường (là nhà cung cấp than cho các hộ kinh tế chính của nền kinh tế), Tập đoàn TKV đang có thị trường đầu ra ổn định. Đây là một lợi thế để đảm bảo cho hoạt động SXKD cũng như doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn được duy trì và phát triển ổn định. - Trong thời gian tới, nhu cầu năng lượng và nguyên vật liệu khoáng sản tăng cao tạo ra nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh, bao gồm các cơ hội: đầu tư mở rộng khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm truyền thống như than, khoáng sản, điện, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp,… và đầu tư cho những ngành nghề mới như khai thác các dạng năng lượng tái tạo để thay thế than; đầu tư phát triển các dịch vụ môi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 136 trường, nhất là hoàn thổ, hoàn nguyên môi trường, trồng cây lấy gỗ, làm nguyên vật liệu, canh tác trên đất đã phục hồi tại các khu vực mỏ đã kết thúc khai thác; đầu tư nghiên cứu, phát triển xử lý, tái chế chất thải; đầu tư cải tạo, tôn tạo các công trình mỏ có giá trị lịch sử, văn hóa,… - Điều kiện hội nhập và tiếp xúc với ngành mỏ thế giới ngày càng mở rộng: Đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng tạo ra khả năng mở rộng thương mại, đầu tư, huy động vốn trên thị trường thế giới và hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó ngành khai thác mỏ không là ngoại lệ. - Giá than có xu hướng tăng và được vận hành theo cơ chế thị trường Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB) ngày 30/1/2014 thì giá than của Úc từ năm 2013 đến 2025 như sau (USD/tấn): 2013: 84,6 USD/tấn; 2014: 87,0 USD/tấn; 2015: 90,0 USD/tấn; 2016: 91,0 USD/tấn; 2017: 91,9 USD/tấn; 2018: 92,9 USD/tấn; 2019: 93,9 USD/tấn; 2020: 94,9 USD/tấn; 2021: 95,9 USD/tấn; 2022: 96,9 USD/tấn; 2023: 97,9 USD/tấn; 2024: 99,0 USD/tấn; 2025: 100,0 USD/tấn. Với xu hướng tăng giá than như vậy sẽ tạo điều kiện cho TKV thực hiện hoạt động xuất khẩu than và vận hành giá than theo cơ chế thị trường. 3.1.2. Khó khăn - Tài nguyên khoáng sản là một trong hai nguồn lực nền tảng để Tập đoàn “đi lên giàu mạnh”. Hiện nay nguồn lực này có những bất lợi cho việc đầu tư phát triển mỏ, thu hút lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể là các mỏ than có tài nguyên màu mỡ, điều kiện khai thác - kinh doanh thuận lợi ngày càng cạn kiệt trữ lượng, phải chuyển dần sang khai thác các phần mỏ, mỏ, vùng mỏ có điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp. Tài nguyên đã thăm dò còn ít và kết quả thăm dò có mức độ chính xác thấp. Việc cấp phép thăm dò và khai thác gặp rất nhiều vướng mắc. Đa phần các mỏ khoáng sản (ngoài than) phân bố rải rác ở vùng miền núi, trình độ phát triển KT-XH, trình độ dân trí thấp, kết cấu hạ tầng chưa phát triển, khó tuyển dụng lao động có chất lượng cao; hầu hết các mỏ có trữ lượng nhỏ, không đủ điều kiện để đầu tư cơ sở chế biến quy mô lớn, đảm bảo hiệu quả. - Than tiêu thụ đang có sự sụt giảm: Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn đến lượng than trong nước tiêu thụ chậm, than xuất khẩu cũng gặp khó khăn, mỗi năm tồn kho khoảng trên 9 triệu tấn. Mặt khác, theo dự báo của cơ quan năng lượng quốc tế IEA (2012), nhu cầu than giảm dần từ mức 28% năm 2011 xuống mức 25% vào năm 2015 và tiếp tục duy trì tỷ lệ này cho tới cuối 2035. Trong lĩnh vực sản xuất điện, với việc tăng lên nhanh chóng của các dạng năng lượng khác, đặc biệt là năng lượng tái tạo đã làm giảm nhu cầu sử dụng than cho phát điện từ mức khoảng 48% năm 2008 xuống 37% năm 2020. Với nhu cầu sụt giảm như vậy, lượng than tiêu thụ trong tương lai chắc chắn sẽ giảm đi. - Chi phí khai thác và rủi ro ngày càng gia tăng: do đặc điểm hoạt động khai thác than là diện khai thác ngày càng xuống sâu càng khó khai thác, chi phí khai thác càng gia tăng và độ rủi ro cao, nên đây là khó khăn mang tính khách quan bắt buộc TKV phải chấp nhận. - Sẽ đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt trên thị trường than trong nước với các đối thủ trong nước và nước ngoài. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 137 Hiện nay, ở trong nước về sản xuất than ngoài Tập đoàn còn có các đơn vị như Tổng công ty Đông Bắc, Công ty 319 (đều là của Bộ Quốc phòng), Vietmindo (doanh nghiệp FDI) và một số đơn vị khác thuộc địa phương cùng hoạt động trên địa bàn Quảng Ninh; về kinh doanh than nhập khẩu, các Tập đoàn PVN, EVN, v.v. đã và đang thành lập các công ty nhập khẩu than từ nước ngoài. Ngoài ra, các công ty nước ngoài cũng sẽ chủ động xuất khẩu than vào Việt Nam khi Việt Nam mở cửa và hội nhập hoàn toàn khu vực và thế giới. Như vậy, sắp tới trên thị trường than trong nước vừa có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước, vừa có sự cạnh tranh giữa than trong nước và than nhập khẩu. Đó sẽ là cuộc cạnh tranh hết sức gay gắt, quyết liệt vì sự sinh tồn mà Tập đoàn phải đối mặt. - Nguồn nhân lực của Tập đoàn hiện nay còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp khai thác than, khoáng sản theo hướng hiện đại và phát triển bền vững Tập đoàn. Cụ thể là + Mất cân đối trong cơ cấu lao động do số lượng công nhân đông, nhưng tỷ lệ làm việc trong các khu vực phục vụ và phụ trợ cao, dẫn đến thực tế là thừa lao động gián tiếp, thiếu lao động trực tiếp. + Thiếu cán bộ có trình độ kinh doanh quốc tế, thiếu chuyên gia đầu ngành trong tất cả các khối kinh doanh, nhất là chuyên gia khai thác mỏ hầm lò trong điều kiện địa chất mỏ phức tạp (như ở Đồng bằng Sông Hồng), chuyên gia chế biến sâu khoáng sản - luyện kim, điện, hóa chất cơ bản, cơ khí; thiếu nghiêm trọng công nhân lành nghề, có tác phong công nghiệp và giỏi ngoại ngữ. + Chảy máu chất xám của nguồn nhân lực chất lượng cao: Từ năm 2015 công nhân có tay nghề cao sẽ được tự do di chuyển trong cộng đồng các nước ASEAN. Do vậy, việc giữ chân thợ bậc cao sẽ là thách thức lớn đối với DNNN, TĐKT, TCT nhà nước nói chung và Tập đoàn TKV nói riêng. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực có khả năng làm việc ở nước ngoài lại càng thiếu trầm trọng, cộng thêm hiện tượng chảy máu chất xám, đây là cản trở lớn trong việc đầu tư phát triển, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong nước cũng như đầu tư ra nước ngoài. - Năng suất của ngành than đang chững lại, bởi vì không có bước đột phá công nghệ trong khai thác mỏ: Thiếu công nghệ cao, công nghệ chế biến sâu, công nghiệp phụ trợ, thiết bị tiên tiến, hiện đại. Đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh doanh thấp, đồng thời phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài. Công nghệ khai thác mỏ nhìn chung còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, hệ thống kho, cảng và vận chuyển than còn hạn chế: Tuy TKV đã rất quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, nhưng năng lực nghiên cứu triển khai khoa học, công nghệ, tư vấn đầu tư, thiết kế công trình, thiết kế chế tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển theo hướng nâng cao tính tự chủ của sản xuất trong nước cũng như theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. - An toàn lao động trong khai thác than hầm lò mặc dù đã có những cải thiện nhất định song vẫn là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và thu hút lao động. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 138 Điều kiện làm việc trong khai thác than hầm lò rất nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm đã gây nhiều tác hại đến an toàn, sức khỏe của người lao động cũng như kinh tế xã hội. Mặc dù thời gian qua Tập đoàn và các đơn vị thành viên có nhiều biện pháp quyết liệt tăng cường công tác an toàn lao động song tình hình tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò vẫn còn diễn biến phức tạp, việc cải thiện không vững chắc, số vụ tai nạn chết người và số người chết vẫn ở mức cao. Trong khi khai thác than hầm lò sẽ ngày ngày tăng lên và trong điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp. Rõ ràng đây sẽ là thách thức nghiêm trọng đối với Tập đoàn trên mọi phương diện: nâng cao sản lượng than, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn và phát triển nguồn nhân lực. - Công tác bảo vệ môi trường nói chung và xử lý, tái chế chất thải và sử dụng tổng hợp các tài nguyên khoáng sản đi kèm trong quá trình khai thác, sử dụng than, khoáng sản nói riêng còn hạn chế, thậm chí nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Điều đó vừa làm trầm trọng thêm ô nhiễm môi trường, vừa gây tổn thất nguồn tài nguyên, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và sự PTBV sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. 3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 3.2.1. Mục tiêu, quan điểm phát triển bền vững Tập đoàn TKV 3.2.1.1. Mục tiêu (1) Phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác có liên quan; đảm bảo thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; hài hòa với xã hội, cộng đồng; hài hòa với đối tác và bạn hàng; hài hòa giữa các đơn vị thành viên, nhà đầu tư và người lao động. (2) Phát triển Tập đoàn theo mục tiêu: “Xây dựng và phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Giàu mạnh - Thân thiện - Hài hòa” 3.2.1.2. Quan điểm Phát triển bền vững Tập đoàn TKV tuân theo các quan điểm sau: - Thứ nhất, tuân thủ phương châm: “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh” theo hướng sản xuất sạch hơn, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. - Thứ hai, tăng cường phát triển thân thiện, hài hòa: “Thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hài hòa với địa phương, cộng đồng; hài hòa với đối tác, bạn hàng; hài hòa giữa các đơn vị thành viên, nhà đầu tư và người lao động”. - Thứ ba, tập trung phát triển công nghiệp than - khoáng sản và các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh trên nền công nghiệp than - khoáng sản phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành đã được phê duyệt. - Thứ tư, đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu trên cơ sở tăng cường chế biến sâu và đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao giá trị gia tăng, giảm thiểu chất thải, ô nhiễm, thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản, tạo ra các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường. - Thứ năm, phát triển trên cơ sở đẩy mạnh khai thác, phát huy tối đa các nguồn nội lực trong Tập đoàn và mọi nguồn lực trong trong nước kết hợp tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài bằng các hình thức thích hợp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 139 - Thứ sáu, chủ động và tích cực tham gia các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu2, đồng thời từng bước đẩy mạnh và mở rộng đầu tư ra nước ngoài, trước mắt tập trung đầu tư vào lĩnh vực nhập khẩu than và khai thác than đưa về phục vụ ổn định, lâu dài nhu cầu than trong nước. 3.2.2. Định hướng phát triển bền vững Tập đoàn TKV 3.2.2.1. Phát triển bền vững sản xuất kinh doanh * Mục tiêu tổng quát Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu: Công nghiệp than, công nghiệp khoáng sản - luyện kim, công nghiệp điện, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí mỏ và phát triển hợp lý các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ các ngành kinh doanh chính. Phấn đấu đến 2020 trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh trong khu vực và đến 2025÷2030 trở thành Tập đoàn mạnh quy mô toàn cầu. * Mục tiêu cụ thể (i) Tiếp tục là nhà sản xuất và cung ứng than chính của nền kinh tế. (ii) Trở thành nhà sản xuất và cung ứng chính các sản phẩm từ các loại khoáng sản chính: Đồng tấm, chì thỏi, kẽm thỏi, thiếc thỏi, alumin, hydroxit nhôm, nhôm thỏi, phôi thép, gang đúc, xỉ titan, pigment, titan xốp, ferochrome, vàng kim loại, đất hiếm … với khối lượng lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. (iii) Trở thành một trong các nhà sản xuất và cung ứng điện chính trong nước và là một trong 3 trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. (iv) Trở thành nhà sản xuất và cung ứng chính tiền chất sản xuất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp trên thị trường Đông Dương. (v) Trở thành nhà chế tạo máy mỏ, chủ yếu phục vụ cơ giới hóa khai thác, sàng tuyển, chế biến than, nhất là khai thác hầm lò; khai thác, chế biến khoáng sản; thiết bị điện phòng nổ, thiết bị an toàn và nhà tổng thầu có uy tín. (vi) Trở thành nơi đào tạo cung cấp công nhân kỹ thuật lành nghề chất lượng cao, cung cấp dịch vụ y tế chữa bệnh nghề nghiệp bụi phổi, phục hồi chức năng; cung cấp các dịch vụ thương mại, du lịch, địa chất, khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, vận tải, hàng hải, v.v. cho Việt Nam và khu vực. (vii) Phấn đấu sau mỗi 5 năm tổng doanh thu toàn Tập đoàn tăng ít nhất 1,5 lần. 2 (1) Chuỗi cung ứng là một hệ thống của các tổ chức, con người, các hoạt động, thông tin và tài nguyên liên quan đến sự vận động của sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng. Các hoạt động chuỗi cung ứng chuyển đổi tài nguyên tự nhiên, vật liệu thô và các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh được vận chuyển tới khách hàng; (2) Chuỗi giá trị được hiểu là chuỗi/tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp mà mọi hoạt động góp phần gia tăng giá trị để chuyển các nguồn lực thành sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại. Michael E. Porter đề xuất chuỗi giá trị gồm 5 hoạt động cơ sở (Logistic đầu vào, Vận hành/Sản xuất, Logistic đầu ra, Tiếp thị và bán hàng, Dịch vụ) và 4 hoạt động hỗ trợ (Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, Quản trị nguồn nhân lực, Phát triển công nghệ, Cung cấp hoặc thu mua/Procurement or Purchasing systems). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 140 (viii) Đảm bảo sản xuất than ổn định với sản lượng than thương phẩm đạt sản lượng than theo Quy hoạch. Một số chỉ tiêu cụ thể về sản xuất kinh doanh giai đoạn đến 2030 của tập đoàn TKV (bảng 3.1) Bảng 3.1 - Một số chỉ tiêu chủ yếu về SXKD giai đoạn đến 2030 của Tập đoàn TKV Sản phẩm 1. Than 1.1. Than thương phẩm SX1 1.2. Than nhập khẩu2 2. Khoáng sản 2.1. Alumin 2.2. Tinh quặng đồng5 2.3. Quặng sắt5 - Tinh quặng 60% Fe5 2.4. Quặng Crôm5 2.5. Quặng kẽm 15% 2.6. Tinh quặng Ilmenit5 2.7. Đất hiếm 3. Luyện kim 3.1. Phôi thép + gang đúc5 3.2. Đồng tấm5 3.3. Kẽm thỏi5 3.4. Thiếc thỏi5 3.5. Vàng5 3.6. Titan - Xỉ titan - Pigment - Titan xốp 3.7. Fero Chrome 3.8. Nhôm 4. Sản xuất điện 4.1. Công suất lắp đặt 4.2. Sản lượng 5. Vật liệu nổ công nghiệp 5.1. Sản xuất 5.2. Cung ứng 5.3. Nitrat Amon 6. Cơ khí 6.1. Chế tạo máy xúc, tầu điện, máy cho mỏ hầm lò 6.2. Chế tạo phụ tùng các loại 7. Xi măng 8. Tổng doanh thu 9. Lợi nhuận 10. Tổng vốn đầu tư Đơn vị 106t 106t 106t 2015 20203 2025 2030 35 47÷50 40,3 51÷54 70,3 55÷58 102,1 103t 103t 103t 103t 103t 103t 103t 103t 541,8 50,2 800 285,4 80 1.230 120,0 920,0 170 100 135 60 10 103t 103t 103t T Kg 103t 103t 103t 103t 103t 103t 25 10,5 9,5 790 720 5,2 - MW 109kWh 2.600÷3.900 5.200÷7.800 150,0 150,0 5.800 10.800 1.000 180 60÷65 20 1.000 225 70÷75 20 400 30,0 15,0 700,0 1.085 400 50,0 20÷30 700,0 2.500 400 50,0 20÷30 700,0 2.500 80 20 15÷20 - 80 100 20 20 150÷300 80 100 20 25 150÷300 1.570 8,991 2.270 12÷14 3.470 19÷21 5.870 32÷35 103t 103t 103t 64 105 120 68,28 114,4 200 75-80 105÷110 200 80-85 110÷115 200 Chiếc 28 40 45 45 103t 106t 3 10 tỷ đồng 103 tỷ đồng 103 tỷ đồng 9,83 2,0 114 1,5 23,8 15,7 2,2÷2,5 159,6 3÷4 37,64 22,5 2,2÷2,5 205 4,5÷5,5 23,1 25 2,2÷2,5 300 6÷7 14,9 Ghi chú: (1) Lấy theo số liệu báo cáo của TKV đề nghị điều chỉnh QH60; (2) Theo công văn số 2671/TKV-KH của TKV ngày 14/5/2014 về điều chỉnh cân đối than để cung cấp cho các NMNĐ theo QĐ 5964/2014/QĐ-BCT, dự báo NK than tổng số (triệu tấn): 2020: 37,7; 2025: 81,3; 2030: 126,6; trong đó dự kiến TKV nhập khẩu năm 2020: 26 triệu tấn, những năm sau khoảng một nửa; (3) Lấy theo KH 5 năm 2016÷2020; (4) Tổng vốn đầu tư g/đ 2016÷2020; (5) Theo báo cáo của Ban KSH. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 141 Từ mục tiêu và quan điểm nêu trên, chiến lược PTBV kinh doanh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của Tập đoàn được xác định là: “Thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh chế biến sâu tạo ra các chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị trên nền sản xuất than - khoáng sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả”. a. Định hướng chiến lược sản phẩm - Tăng cường phát triển các sản phẩm có giá trị cao theo hướng chế biến sâu và nâng cao hàm lượng công nghệ và chất lượng; giảm dần và đi đến mức tối thiểu các loại sản phẩm thô, sản phẩm chưa qua chế biến và sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng thấp. - Ưu tiên phát triển các sản phẩm chính: Than, nhiên liệu từ than và khí than, khoáng sản và luyện kim, điện, tiền chất sản xuất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất trên nền than - khoáng sản, cơ khí, vật liệu xây dựng và công nghiệp hỗ trợ (phục vụ phát triển công nghiệp mỏ, điện, luyện kim, hóa chất), sản phẩm tái chế từ chất thải (tro xỉ nhà máy điện than, chất thải rắn từ các nhà máy tuyển khoáng, bùn đỏ từ chế biến alumin, v.v). - Tăng cường tạo ra các sản phẩm sạch hơn, thân thiện với môi trường trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ chế biến than, khoáng sản và công nghệ tái chế, tái sử dụng. b. Định hướng chiến lược thị trường Nguyên tắc chung là củng cố vững chắc thị trường trong nước và lấy thị trường trong nước làm điểm tựa mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế. Trên nguyên tắc chung này, đối với từng loại sản phẩm áp dụng nguyên tắc thị trường theo tinh thần như sau: - Củng cố, phát trển và chiếm lĩnh tối đa thị phần của thị trường trong nước. Cụ thể đối với than: Tập trung đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu một cách hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, đối với các sản phẩm khác: Đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước mở rộng và phát triển ra thị trường khu vực và thế giới. - Đối với các sản phẩm đã xuất khẩu cần mở rộng thị phần tại thị trường hiện có và phát triển sang các thị trường mới khác; - Đối với sản phẩm mới ngay từ đầu chấp nhận hội nhập và từng bước đẩy mạnh xuất khẩu, trước hết ưu tiên xuất khẩu sang các ASEAN, các nước trong khu vực hình thành thị trường khu vực tự do, chú trọng xuất khẩu vào các nước mà ở đó không có nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm (nhập khẩu 100%); - Để thực hiện các định hướng nêu trên đi đôi với chính sách giá cả hợp lý cần phải không ngừng hoàn thiện công tác tiếp thị, hệ thống phân phối và bán hàng và hệ thống dịch vụ sau bán hàng và chăm sóc khách hàng; - Thực hiện mục tiêu: “Thương hiệu dẫn dắt khách hàng đến với sản phẩm; sản phẩm đem đến cho khách hàng không chỉ giá trị sử dụng mà cả văn hóa của Tập đoàn”. c. Định hướng chiến lược đầu tư - Tạo lập các chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị gia tăng từ than, khoáng sản → Các nhà máy nhiệt điện than, các nhà máy luyện kim, các nhà máy hóa chất, các nhà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 142 máy xi măng, VLXD → Các nhà máy sản xuất sản phẩm từ kim loại và các sản phẩm phục vụ sản xuất than và khoáng sản → Các sản phẩm tái chế, tái sử dụng → Các ngành ngành khác. - Từ đầu tư phát triển than, nhất là than hầm lò, đồng thời tận dụng lợi thế và nguồn lực từ các cơ sở sản xuất than thuận lợi, các nhà máy điện và các cơ sở sản xuất khoáng sản luyện kim đã đi vào hoạt động có hiệu quả → Tiếp tục đầu tư phát triển công nghiệp bôxit - alumin - nhôm Tây Nguyên, sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), khoáng sản kim loại màu Việt Bắc, Tây Bắc → Phát triển bể than ĐBSH. - Đầu tư ra nước ngoài khai thác than và vận chuyển về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu trong nước. - Đầu tư thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các dự án. d. Định hướng chiến lược phát triển các ngành, nghề kinh doanh * Phát triển ngành than - Dự kiến sản lượng than thương phẩm (106 tấn): Năm 2016: 41÷44; năm 2020: 47÷50; năm 2025: 51÷54; năm 2030: 55÷58. - Chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đẩy mạnh đầu tư, nâng công suất, hiện đại hóa các mỏ than hầm lò, tăng năng lực khai thác hầm lò đi đôi với tận dụng tối đa khả năng, lợi thế khai thác các mỏ lộ thiên còn hiệu quả. Triển khai thử nghiệm, tiến tới khai thác sản phẩm than tại bể than ĐBSH. - Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và triển khai các dự án chế biến than theo hướng công nghệ than sạch đáp ứng nhu cầu trong nước và bảo vệ môi trường. Bảng 3.2 - Dự kiến trữ lượng than huy động vào khai thác của Tập đoàn TKV Loại khoáng sản Than Tổng số - Lộ thiên - Hầm lò ĐVT 103t 103t 103t 2015 44.293 19.720 24.573 2016÷2020 260.374 106.131 154.243 2021÷2025 293.331 96.748 196.583 2026÷2030 284.483 62.528 221.955 Nguồn: Chiến lược PTBV Tập đoàn TKV giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030 * Phát triển ngành khoáng sản - luyện kim - Phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản - luyện kim một cách hiện đại, thân thiện với môi trường, hài hòa với địa phương, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. - Phấn đấu trở thành nhà sản xuất, cung ứng giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế về các nguyên liệu khoáng và sản phẩm kim loại, nhất là các kim loại màu. - Tập trung khai thác và chế biến sâu một số khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, tiến tới hình thành một số ngành công nghiệp quan trọng như đồng, sắt thép, alumin - nhôm, titan, ferochrome, đất hiếm, v.v. Bảng 3.3 - Dự kiến trữ lượng khoáng sản huy động vào khai thác của Tập đoàn TKV Loại khoáng sản 1. Quặng đồng 2. Quặng chì kẽm 3. Quặng bô xít 4. Quặng sắt 5. Quặng Ilmenit (Ti+Zr) 6. Quặng Cromit ĐVT 103t 103t 106t 106t 103t 103t 2015 1.500 150 1,2 1 35 80 2016÷2020 20.000 1.250 12 20 250 500 2021÷2025 20.000 1.250 12 25 500 5.000 2026÷2030 20.000 1.250 12 30 500 5.000 Nguồn: Chiến lược PTBV Tập đoàn TKV giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 143 Bảng 3.4 - Dự kiến nhu cầu khoan thăm dò khoáng sản giai đoạn đến 2030 Loại khoáng sản 1. Quặng đồng 2. Quặng chì kẽm 3. Quặng bô xít; Quặng sắt; Quặng Ilmenit (Ti+Zr); Quặng Cromit ĐVT 103mk 103mk 103mk 2016÷2020 50 50 100 2021÷2025 50 50 100 2026÷2030 50 50 100 Nguồn: Chiến lược PTBV Tập đoàn TKV giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030 * Phát triển ngành điện lực - Phấn đấu đạt tổng công suất lắp đặt năm 2020: 2270 MW và năm 2030: 5870 MW. - Tập trung phát triển các dự án nhiệt điện than lớn vùng ven biển; ưu tiên phát triển các dự án điện tại bể than Đông Bắc và bể than Đồng bằng sông Hồng. * Phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất - Phát triển đồng bộ ngành vật liệu nổ công nghiệp từ khâu nguyên liệu đến khâu dịch vụ nổ mìn theo hướng hiện đại, an toàn và hiệu quả. - Đi đôi với tiếp tục phát triển các sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp, tập trung đầu tư sản xuất nguyên liệu thay thế hàng nhập khẩu và hiện đại hóa dịch vụ nổ mìn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. * Phát triển ngành cơ khí - Phát triển ngành cơ khí Tập đoàn TKV thành ngành cơ khí mỏ - năng lượng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của Tập đoàn và trong nước, tập trung vào chế tạo vật tư, phụ tùng, thiết bị cho cơ giới hoá khai thác mỏ, nhất là khai thác than hầm lò, sản xuất xe chuyên dụng, phương tiện vận tải thủy, thiết bị đồng bộ, nồi hơi cho các mỏ, nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, xi măng, vật liệu xây dựng, v.v. và trở thành nhà tổng thầu thiết kế, cung cấp, lắp ráp thiết bị và xây dựng có uy tín. - Phấn đấu chế tạo được một số sản phẩm cơ khí mang thương hiệu “Cơ khí TKV” có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao tại thị trường trong nước và quốc tế. - Phấn đấu từ năm 2015 tỷ lệ doanh thu trong và ngoài Tập đoàn là: 70%  30%. - Tập trung chế tạo vật tư, thiết bị, sản xuất thay thế toàn bộ hàng nhập khẩu phục vụ cho phát triển cơ giới hoá, hiện đại hóa khai thác và chế biến than, khoáng sản; đồng thời từng bước phát triển cơ khí chế tạo các sản phẩm từ các sản phẩm luyện kim của Tập đoàn, nhất là nhôm, đồng, chì kẽm, sắt thép, thiếc, titan. * Phát triển các ngành, nghề khác - Phát triển ngành xây dựng và vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu phát triển SXKD của Tập đoàn và nhu cầu của xã hội. - Phát triển các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ khác như: dịch vụ địa chất, khoa học, công nghệ, đào tạo, tư vấn và chăm sóc sức khoẻ (phục hồi chức năng và chữa bệnh nghề nghiệp bụi phổi); các dịch vụ môi trường; dịch vụ du lịch - khách sạn; các loại dịch vụ thương mại, vận tải hàng hoá, cảng biển và hàng hải phục vụ trong Tập đoàn. 3.2.2.2. Phát triển bền vững về xã hội a. Định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu: - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân có chất lượng cao, đủ về số lượng với cơ cấu hợp lý phù hợp với yêu cầu của các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 144 - Chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân được tuân thủ thực hiện theo“Công thức nhân tài 3C” của GS Dave Ultrich, đó là “Nhân tài = Năng lực x Cam kết x Cống hiến” (Competence, Commitment, Contribution)3. - Phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp cho tất cả các khâu từ tuyển dụng, đào tạo - bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ. Bảng 3.5 - Dự kiến nhu cầu CNKT toàn Tập đoàn đến năm 2030 ĐVT: Người Ngành, nghề 1. Than 2. Khoáng sản - Luyện kim 3. Điện 4. VLNCN 5. Tư vấn + Khác Tổng số 2015 73.100 8.056 1.112 2.866 1.866 87.000 2016÷2020 2021÷2025 2026÷2030 73.000 73.000 73.000 800010.000 800010.000 800010.000 1200÷1500 1200÷1500 1200÷1500 2.800 2.800 2.800 1.800 1.800 1.800 87.000÷90.000 87.000÷90.000 87.000÷90.000 Nguồn: Chiến lược PTBV Tập đoàn TKV giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030 Định hướng chiến lược: - Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật khỏe mạnh, lành nghề, có tác phong công nghiệp, biết bảo vệ mình, bảo vệ an toàn cho đồng nghiệp; biết tôn trọng khách hàng, chia sẻ với cộng đồng và biết giữ gìn, phát huy truyền thống quý báu của ngành Than - Khoáng sản; - Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý có tri thức kinh doanh toàn cầu, tư duy sáng tạo, nhạy bén, coi trọng hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, biết giữ gìn đoàn kết nội bộ, tôn trọng đối tác, bạn hàng, chia sẻ với người nghèo, hài hòa với địa phương và cộng đồng, không ngừng phát huy truyền thống của ngành, xây dựng thương hiệu TKV ngày càng mạnh; - Ưu tiên tập trung đào tạo 3 đối tượng chính trong cơ cấu nguồn nhân lực là cán bộ quản lý cao cấp, trung cấp; chuyên gia về kỹ thuật, công nghệ, quản lý; công nhân kỹ thuật các ngành, nghề chính, đặc biệt là lao động làm việc trong hầm lò. Chủ động tự đào tạo nguồn nhân lực từ bậc thấp lên bậc cao, từ công nhân trở thành cán bộ kỹ thuật, quản lý. - Tiếp tục thực hiện phương châm địa phương hóa và truyền thống hóa nguồn nhân lực. - Tuyển chọn nhân sự lãnh đạo, quản lý các đơn vị thành viên và của Tập đoàn theo phương thức cạnh tranh, minh bạch. - Tiếp tục tái cơ cấu và sắp xếp lại lao động một cách hợp lý, nâng cao năng lực công tác trên cơ sở nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm đối với công việc và doanh nghiệp. b. Định hướng chiến lược công tác an toàn lao động Theo “Công thức nhân tài 3C” của GS Dave Ultrich (ĐH Michigan – Mỹ) – người được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 5 nhà cố vấn quản trị hàng đầu thế giới về phát triển nhân lực, đó là: “Nhân tài = Năng lực x Cam kết x Cống hiến” (Competence, Commitment, Contribution), nếu một trong 3 yếu tố nêu trên bằng 0, coi như kết quả làm việc cũng bằng 0. Ví dụ, nếu một người có năng lực và cống hiến tốt cho doanh nghiệp, nhưng không cam kết làm việc lâu dài, hoặc không dấn thân, không cống hiến cho doanh nghiệp thì cũng không thể coi là nhân tài. 3 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 145 Mục tiêu: - Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị cùng thực hiện đồng bộ các giải pháp (kỹ thuật, kinh tế, chính sách, tổ chức, quản lý) theo hướng đảm bảo thực sự khắc phục được một cách triệt để các rủi ro, nguy cơ, nguyên nhân nhằm giảm thiểu tai nạn lao động một cách cơ bản, vững chắc. - Phương châm lâu dài là kiên trì thực hiện mục tiêu “Tai nạn bằng không”. Định hướng: - Phải xây dựng được Hệ thống làm công tác ATVSLĐ phù hợp với quy mô, điều kiện hoạt động sản xuất của Tập đoàn, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát an toàn lao động. - Tăng cường mọi nỗ lực một cách quyết liệt nhất để áp dụng các giải pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát được các yếu tố rủi ro trong sản xuất than và khoáng sản, như: cháy nổ khí, phụt khí, bục nước, sập đổ lò, trượt lở tầng, sạt lở bãi thải, nổ mìn, điện giật... các yếu tố có hại như: Nóng, bụi, ồn, rung, hoá chất độc hại, bức xạ... để từ đó có biện pháp phòng tránh phù hợp. - Không ngừng đẩy mạnh mọi hoạt động và các giải pháp nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về công tác an toàn, nâng cao ý thức chấp hành quy trình kỹ thuật, biện pháp an toàn, kỷ luật lao động. c. Chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp và truyền thông - Mục tiêu: Phát triển văn hóa doanh nghiệp và truyền thông phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH và toàn cầu hóa, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả SXKD, nâng cao uy tín, thương hiệu và giá trị doanh nghiệp của Tập đoàn và các công ty thành viên. - Định hướng: (i) Xây dựng nền nếp quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại và hiệu quả; quy trình làm việc cho từng chức danh cán bộ; văn hóa giao tiếp, ứng xử trong doanh nghiệp hợp thời đại, đảm bảo phù hợp với chuẩn mực văn hóa và luật pháp quốc tế. (ii) Xây dựng nếp văn hóa giao tiếp ứng xử trong nội bộ theo tinh thần “Mình vì mọi người - Mọi người vì mình” và đối với khách hàng, đối tác thì không chỉ “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” mà cơ bản là làm cho họ có cảm giác tin cậy, muốn có quan hệ làm ăn lâu dài; ấy chữ tín làm đầu. (iii) Tăng cường chăm lo đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, lòng trung thành, tinh thần trách nhiệm, lao động sáng tạo, kỷ cương và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của CNVC với tinh thần CNVC là số 1. (iv) Phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của thợ mỏ, xây dựng văn hoá doanh nghiệp với phong cách, sắc thái riêng của TKV phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa với công thức “Trí tuệ + Trung thành + Kỷ luật và Đồng tâm = Thắng lợi”. (v) Tăng cường mối quan hệ thân thiện và trách nhiệm xã hội với cộng đồng; tích cực góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa bản địa. (vi) Phát triển công tác truyền thông gắn liền với mọi hoạt động của Tập đoàn và các công ty thành viên theo tinh thần chủ động tuyên truyền, giải thích kịp thời, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 146 đúng đắn chủ trương, mục tiêu, quá trình thực hiện và kết quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các dự án đầu tư mới có quy mô lớn tại các vùng nhạy cảm. (vii) Xây dựng và quảng bá rộng rãi thương hiệu TKV - VINACOMIN trong nước, trong khu vực và trên trường quốc tế. Đảm bảo hình ảnh và thương hiệu của TKV - VINACOMIN có bản sắc riêng được quảng bá rộng rãi, được ưa chuộng và có uy tín trong và ngoài nước. (viii) Chủ động và tích cực tham gia bằng các hình thức thích hợp sáng kiến minh bạch hóa trong công nghiệp khai khoáng (EITI) nhằm góp phần tạo dựng hình ảnh của Tập đoàn: thân thiện với môi trường, trách nhiệm với xã hội, hài hòa với người lao động và kinh doanh có hiệu quả. d. Định hướng chiến lược phát triển hài hòa và thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng trên địa bàn - Thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp NSNN trung ương và địa phương. - Tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng: giao thông, trường học, cơ sở y tế, văn hóa, v.v. của địa phương trên địa bàn. - Tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ từ thiện, v.v. trên địa bàn. - Tham gia các chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, khắc phục hậu quả thiên tai, v.v. 3.2.2.3. Định hướng chiến lược PTBV môi trường Mục tiêu: - Đến năm 2020: Các mỏ, bãi thải đã kết thúc hoạt động được cải tạo phục hồi môi trường; các chất thải từ sản xuất được thu gom xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, tái chế và tái sử dụng tối đa; các tuyến vận chuyển than ngoài mỏ được thay thế bằng băng tải, đường sắt; các tuyến đường từ mỏ, khu vực sản xuất ra có trạm rửa xe; hệ thống kè đập ngăn đất đá trôi được củng cố, tăng cường; hệ thống sông suối thoát nước được nạo vét, cải tạo; môi trường cảnh quan khu vực mặt bằng sản xuất, kho bãi, bến cảng được cải thiện; hoạt động bảo vệ môi trường thường xuyên được tăng cường, nâng cao hiệu quả. Các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu được lồng ghép trong các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư. - Đến năm 2030: Duy trì và phát huy các mục tiêu đã đạt được trong giai đoạn trước. Các khu vực sản xuất được ngăn cách với bên ngoài bằng vành đai xanh, môi trường cảnh quan được nâng cao; tác động xấu của quá trình sản xuất đến môi trường, cộng đồng được ngăn chặn. Các giải pháp giảm thiểu tác động, ứng phó biến đổi khí hậu được lồng ghép trong các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư và được triển khai thực hiện trong thực tế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp sản xuất sạch hơn, đưa công nghiệp mỏ và các ngành sản xuất của TKV trở thành ngành kinh tế xanh, phát triển hài hoà, thân thiện với môi trường. Định hướng chiến lược - Cải tạo phục hồi môi trường bãi thải, khai trường. - Xử lý nước thải và nước mưa chảy tràn bề mặt. - Xử lý chất thải rắn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 147 - Giảm thiểu bụi, ồn, khí thải. - Giảm thiểu bụi, ồn do vận chuyển trong và ngoài mỏ: Tập trung đầu tư xây dựng các tuyến băng tải để sau năm 2020 không còn vận chuyển than ngoài mỏ bằng ô tô; nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ nâng cao chất lượng đường mỏ và hiệu quả tưới nước chống bụi để sau năm 2020 áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả chống bụi trên các tuyến đường vận chuyển trong mỏ; tăng cường trồng vành đai cây xanh dọc các tuyến đường vận chuyển, cải thiện cảnh quan môi trường… - Ngăn ngừa đất đá trôi lấp, nạo vét sông suối. - Cải tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường công nghiệp. - Quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường. - Ứng phó với biến đổi khí hậu. - Giảm phát thải khí nhà kính. 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 3.3.1. Quan điểm về đề xuất giải pháp 3.3.1.1. Tập trung đề xuất các giải pháp tài chính nhằm PTBV tập đoàn TKV Theo những phân tích ở chương 2 cho thấy những hạn chế trong quá trình PTBV tập đoàn TKV chủ yếu liên quan đến các vấn đề về tài chính, do đó quan điểm của NCS khi đề xuất các giải pháp là tập trung vào các giải pháp tài chính trong thời gian tới; các giải pháp phi tài chính không phải là mục tiêu chính hướng tới của luận án. Mặt khác, theo kết quả khảo sát của NCS, giải pháp tài chính là nhóm giải pháp đạt được sự đồng thuận 100% với tổng số phiếu là 215/215 phiếu, số phiếu đánh giá rất quan trọng là 116/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 53,95% ; số phiếu đánh giá quan trọng là 99/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 46,05%, không có phiếu đánh giá không quan trọng. 3.3.1.2. Giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn TKV phải gắn với định hướng chiến lược PTBV Tập đoàn “Chiến lược PTBV Tập đoàn các công ty Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt tại quyết định số 5239/QĐ-Vinacomin của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược này là phát triển Tập đoàn các công ty Than Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV) mà nòng cốt là Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) theo phương châm phát triển bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của ngành kinh tế khác; đảm bảo thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hài hoà với địa phương và cộng đồng; hài hoà với đối tác và bạn hàng; hài hoà giữa các công ty thành viên và người lao động; phát triển Tập đoàn các công ty Than- Khoáng sản Việt Nam theo hướng: Tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính kinh doanh đa ngành ở trong nước và ở nước ngoài. Quan điểm này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Tập đoàn TKV. Vì vậy giải pháp tài chính phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược PTBV của Tập đoàn, cụ thể là: (1) Phải hướng đến phát triển kinh doanh bền vững, hài hoà giữa các lợi ích với các yêu cầu sau: (i) Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; (ii) Góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 148 tự ở các địa phương; (iii) Bảo vệ môi trường bền vững; (iv) Không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân viên chức và người lao động; (2) Phải hướng đến phát triển kinh doanh đa ngành trên nền tảng là ngành công nghiệp mỏ để tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng; (3) Phải đảm bảo phát triển đồng thời cả chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở không ngừng hợp lý hoá tổ chức sản xuất, cải tiến quản lý và đẩy mạnh hiện đại hoá, đổi mới công nghệ; (4) Phải hướng đến phát triển và sử dụng tối đa nguồn lực tại địa phương nơi có dự án của Tập đoàn TKV theo hướng địa phương hoá và truyền thống hoá, có chất lượng cao, trung thành với Tập đoàn, với sự nghiệp phát triển của địa phương. 3.3.1.3. Giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn TKV phải đảm bảo tập trung phát triển những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính được Nhà nước giao, đồng thời gắn với tiềm năng, lợi thế và sở trường của Tập đoàn Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn hiện nay về cơ bản dựa trên ngành nghề, lĩnh vực của TCT Than Việt Nam, TCT cơ khí mỏ và năng lượng và TCT Khoáng sản Việt Nam trước đây chuyển đổi sang, cụ thể là: than, nhiên liệu từ than và khí than, khoáng sản và luyện kim, điện, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất trên nền than - khoáng sản, cơ khí và công nghiệp hỗ trợ (phục vụ phát triển công nghiệp mỏ, điện, luyện kim, hóa chất), sản phẩm tái chế từ chất thải (tro xỉ nhà máy điện than, chất thải rắn từ các nhà máy sàng tuyển khoáng sản, bùn đỏ từ chế biến bô xít, v.v). Giải pháp tài chính cần tập trung phát triển những ngành, nghề chính này nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng, từ đó tạo nên sự phát triển lâu bền và ổn định cho Tập đoàn. 3.3.1.4. Giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn TKV phải hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị thành viên và toàn Tập đoàn, đồng thời thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Mục tiêu kinh doanh của Tập đoàn suy cho cùng là mang lại lợi ích tối đa cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Muốn đạt mục tiêu PTBV, Tập đoàn phải đạt hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong dài hạn và phải tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên thực tế cho thấy các TĐKT nhà nước, trong đó có Tập đoàn TKV thường hoạt động kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc khu vực kinh tế tư nhân do thiếu áp lực cạnh tranh trong hoạt động và sự không rõ ràng về vai trò của chủ sở hữu nhà nước. Mặt khác, Tập đoàn còn phải thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước giao, giá cả cũng theo định hướng chỉ đạo của Nhà nước dẫn đến hạn chế hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm bớt năng lực cạnh tranh. Do đó, muốn hướng đến mục tiêu PTBV, giải pháp tài chính trước hết phải đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn Tập đoàn thông qua các giải pháp tiết giảm chi phí, quản lý tốt các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, quản lý và xử lý có hiệu quả hàng tồn kho, có chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý, từ đó vừa đảm bảo lợi ích của Tập đoàn và các đơn vị thành viên vừa đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời nâng cao được khả năng cạnh tranh của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 149 3.3.1.5. Giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn TKV phải tôn trọng tính đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tập đoàn TKV thực hiện hoạt động kinh doanh đa ngành trong lĩnh vực công nghiệp nặng, chủ yếu trong ngành công nghiệp than - khoáng sản với những đặc điểm riêng có của Tập đoàn và của hoạt động khai thác than - khoáng sản so với các tập đoàn kinh tế khác từ tính chất sản phẩm, điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô thị trường, cơ chế đầu tư, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và mức độ rủi ro như đã phân tích ở chương 2. Vì vậy, khi đề xuất các giải pháp tài chính nhằm PTBV Tập đoàn TKV cần thiết phải quan tâm đến những đặc điểm của ngành và và đặc điểm riêng có của Tập đoàn để các giải pháp đưa ra thật sự khả thi và phù hợp với điều kiện hoạt động của Tập đoàn. Một đặc thù nữa của TĐKT là có mối quan hệ giữa công ty Mẹ và các công ty thành viên và giữa các công ty thành viên với nhau trong nội bộ Tập đoàn, do đó giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn TKV cần đảm bảo hài hòa hai mục tiêu: (1) Đảm bảo các công ty thành viên có lợi nhuận hợp lý, ổn định, lâu dài nhằm phục vụ cho sự PTBV của bản thân công ty thành viên; (2) Đảm bảo thực hiện được mục tiêu tích tụ, tập trung vốn của Tập đoàn, nhất là tại công ty Mẹ, đảm bảo lợi nhuận chung của Tập đoàn, đồng thời tăng cường mối quan hệ liên kết giữa công ty Mẹ với các công ty thành viên. 3.3.1.6. Giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn TKV phải hướng đến nâng cao năng lực và an toàn tài chính, hạn chế, kiểm soát rủi ro, gia tăng tính tự chủ của Tập đoàn trong hoạt động kinh doanh Nâng cao năng lực tài chính, hạn chế, kiểm soát rủi ro và gia tăng tính tự chủ về mặt tài chính cũng là những điều kiện cần thiết nhằm PTBV hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Quan điểm của Tập đoàn TKV là đi đôi với phát triển nguồn vốn chủ sở hữu phải đa dạng hóa hình thức huy động và nguồn vốn vay, huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư theo phương châm phát triển hài hòa với cộng đồng, cùng có lợi vì sự phát triển bền vững. Mục tiêu đặt ra là phải đảm bảo bảo toàn, phát triển vốn chủ sở hữu, đảm bảo an toàn tài chính và đáp ứng kịp thời với chi phí hợp lý nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của Tập đoàn theo chiến lược đề ra, trong đó phấn đấu huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư đạt tối thiểu 20÷25% tổng mức đầu tư, vốn CSH 25% và vốn vay thương mại 45÷50%. Muốn nâng cao năng lực tài chính, gia tăng tính tự chủ, Tập đoàn TKV cần phải: (1) Bảo toàn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu của Tập đoàn trên cơ sở không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua: (i) Tăng doanh thu trên cơ sở nâng cao chất lượng và đổi mới cơ cấu sản phẩm một cách phù hợp với nhu cầu thị trường; (ii) Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả chi phí trên cơ sở tăng cường công tác quản trị chi phí; (2) Đi đôi với phát triển nguồn vốn chủ sở hữu phải thực hiện quyết liệt và có hiệu quả chủ trương huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội bằng các hình thức thích hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo tiến độ xây dựng các mỏ than hầm lò mới, các dự án than, điện, khoáng sản quan trọng, dự án sản xuất nitơrat amôn và đưa nhà máy chế biến alumin Tân Rai, Nhân Cơ đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả, tạo sự đột phá mới cho ngành công nghiệp khai khoáng nói chung và ngành công nghiệp bô xít nói riêng của nước ta. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 150 Hạn chế, kiểm soát rủi ro cũng là yêu cầu cần đạt tới nhằm thực hiện mục tiêu PTBV. Giải pháp tài chính cho vấn đề này Tập đoàn TKV có thể hướng đến là nâng cao công tác kiểm soát, kiểm tra, giám sát tài chính và quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tài chính trên phạm vi toàn Tập đoàn và cho các đơn vị thành viên trong tập đoàn. Những công việc này được thực hiện thường xuyên sẽ giúp Tập đoàn phát hiện ra những bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có phương án chủ động xử lý, khắc phục hậu quả, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tốt nhất. Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận cho Tập đoàn trong thời gian trước mắt và lâu dài. 3.3.2. Nhóm giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Nền tảng chung của giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn TKV là từ nguồn lực tài chính và nguồn tài nguyên khoáng sản được Nhà nước giao tạo ra các nguồn lực tài chính mới trên cơ sở tăng cường tập trung, tích tụ vốn một cách hợp lý để đầu tư phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, cụ thể là: (1) mở rộng quy mô các ngành kinh doanh hiện có; (2) tăng cường chế biến sâu và phát triển các ngành kinh doanh mới trên nền than - khoáng sản. Các giải pháp tài chính của Tập đoàn TKV gắn với việc thực hiện chiến lược PTBV theo kết quả khảo sát của NCS, giải pháp huy động vốn đầy đủ, kịp thời, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực hiện chiến lược PTBV Tập đoàn TKV là giải pháp có số phiếu cao nhất ở mức độ quan trọng thứ 1 với tổng số phiếu là 59/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 27,44%; giải pháp đầu tư, sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, đạt hiệu quả, đáp ứng mục tiêu PTBV Tập đoàn TKV là giải pháp có số phiếu cao nhất ở mức độ quan trọng thứ 2 với tổng số phiếu là 76/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 35,35%; giải pháp có số phiếu cao nhất ở vị trí thứ 3 là tăng cường quản trị và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí, gia tăng doanh thu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận với số phiếu cao nhất là 69/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 32,09%; giải pháp có mức độ quan trọng thứ 4 là xử lý các khoản nợ phải thu, phải trả với tổng số phiếu cao nhất là 70/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 32,56%; giải pháp có mức độ quan trọng thứ 5 là tăng cường quản trị rủi ro, kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ với tổng số phiếu cao nhất là 66/215 phiếu, chiếm tỷ lệ 30,70%; thứ 6 là giải pháp phân phối kết quả kinh doanh hợp lý với số phiếu cao nhất là 73/215 phiếu; thứ 7 là giải pháp dành nguồn tài chính phù hợp cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện trách nhiệm XH, bảo vệ môi trường; thứ 8 là giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả các quỹ tập trung của Tập đoàn. 3.3.2.1. Huy động vốn đầy đủ, kịp thời, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực hiện chiến lược PTBV Tập đoàn TKV * Nhu cầu vốn đầu tư cho PTBV Tập đoàn TKV Tập đoàn TKV ngoài quy mô sản xuất lớn, còn là đơn vị có hoạt động đầu tư sản xuất ở mức rất cao. Do đó, Tập đoàn phải thường xuyên sử dụng một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình nhằm PTBV. Theo Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, triển vọng đến năm 2030, dự báo nhu cầu than Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 151 đến năm 2020 của Việt Nam là từ 112,4 - 120,3 triệu tấn, đến năm 2030 là khoảng từ 220,3 - 231,1 triệu tấn. Phần lớn trữ lượng than đã được thăm dò và đánh giá tại Việt Nam chủ yếu tập trung tại tỉnh Quảng Ninh, than Antraxit là loại than chính được khai thác. Sản lượng than sạch hàng năm của Vinacomin đã tăng từ 42,18 triệu tấn (năm 2007) lên khoảng 44,98 triệu tấn (năm 2011, là năm đạt sản lượng cao nhất), sang năm 2015, sản lượng than sạch là khoảng 35 triệu tấn. Theo dự kiến sản lượng than sạch toàn ngành sẽ tăng đến mức 60 - 65 triệu tấn vào năm 2020 và trên 75 triệu tấn vào năm 2030. Tăng sản lượng khai thác đồng thời với việc đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi đó, các mỏ than lộ thiên với các điều kiện sản xuất thuận lợi đang dần cạn kiệt. Việc khai thác than nằm sâu trong lòng đất (than hầm lò) gặp nhiều khó khăn và cũng mất thêm nhiều vốn để đầu tư. Ngoài ra, sự an toàn của các mỏ than và vấn đề bảo vệ môi trường đòi hỏi các hoạt động khai thác phải được kiểm soát nghiêm ngặt, do đó cũng cần một lượng vốn nhất định cho các hoạt động này. Theo “Chiến lược PTBV Tập đoàn các công ty Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” nhu cầu vốn đầu tư được được dự kiến như sau (bảng 3.6) Bảng 3.6 - Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư toàn Tập đoàn đến năm 2030 ĐVT: Tỷ VND Ngành, nghề 1. Than 2. Khoáng sản - Luyện kim 3. Điện 4. VLNCN + Khác Tổng số 2015 13.207 7.375 2.175 1.051 23.809 2016÷2020 96.566 38.011 55.000 17.014 206.591 2021÷2025 88.823 8.488 60.000 5.165 162.476 2026÷2030 83.614 11.835 25.000 4.808 125.257 Nguồn: Chiến lược PTBV Tập đoàn TKV giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030. Như vậy, theo chiến lược trên trung bình mỗi năm Tập đoàn TKV cần từ 25.000 - 41.000 tỷ đồng để đầu tư (trong đó khối than chiếm 60 - 70%). Mặc dù thị trường vốn năm 2015 đã bớt bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, có nhiều tín hiệu khả quan so với những năm trước, tuy nhiên với nhu cầu vốn đầu tư như trên thì việc huy động vốn trong thời gian tới vẫn là một thách thức với Tập đoàn TKV. * Giải pháp huy động vốn cho PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Như trên đã phân tích, khối lượng vốn đầu tư Tập đoàn TKV cần mỗi năm để thực hiện chiến lược PTBV là rất lớn. Để thực hiện nhiệm vụ này, việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tránh phụ thuộc vào các kênh vay thương mại truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc thu xếp đủ, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Mặc dù thị trường vốn năm 2015 đã bớt bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, có nhiều tín hiệu khả quan so với những năm trước, tuy nhiên việc huy động vốn trong thời gian tới vẫn là thách thức với Tập đoàn TKV. Một số giải pháp cụ thể tập đoàn TKV có thể thực hiện nhằm làm tốt công tác huy động vốn là: Một là: Đa dạng hóa các kênh và phương thức huy động vốn, đáp ứng kịp thời, linh hoạt nhu cầu vốn đầu tư với chi phí vốn hợp lý. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 152 Ngoài quy mô sản xuất lớn, Tập đoàn TKV còn là đơn vị có hoạt động đầu tư sản xuất ở mức rất cao. Do đó, Tập đoàn thường xuyên sử dụng một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình nhằm PTBV. Trong thời gian qua, Tập đoàn TKV đã huy động vốn thông qua các kênh sau: (i) Huy động vốn thông qua tín dụng ngân hàng; (ii) Huy động vốn qua kênh tín dụng nhà nước (VDB); (iii) Huy động vốn theo hình thức tín dụng xuất khẩu (ECA); (iv) Huy động vốn trái phiếu trong nước và quốc tế; (v) Huy động vốn từ cổ phần hóa; (vi) Huy động vốn đầu tư từ xã hội. Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay kênh và phương thức chủ yếu vẫn là vay vốn từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước (chiếm trên 80%), các phương thức huy động khác như huy động bằng phát hành trái phiếu, thuê tài chính, cổ phần hóa,... còn rất hạn chế. Việc thu hút xã hội hóa đầu tư mới chỉ thực hiện ở 2 dự án vận chuyển than là dự án băng tải vận chuyển than từ Mỏ than Mạo Khê đến Nhà máy nhiệt điện Đông Triều (dài 4,6 km với tổng mức đầu tư là 180 tỷ đồng) và dự án băng tải vận chuyển than từ Mỏ than Mông Dương đến Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (với tổng mức đầu tư là 184 tỷ đồng). Như vậy, có thể nói kênh huy động vốn của Tập đoàn TKV trong thời gian qua chưa thật sự đa dạng, ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu vốn một cách đầy đủ, kịp thời, linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn Tập đoàn. Hơn nữa, như đã nêu trên thời gian tới do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, phức tạp làm cho giá thành than tăng cao và do nguyên nhân thị trường làm cho giá than giảm, dẫn đến hiệu quả SXKD than giảm mạnh. Trong bối cảnh đó để PTBV SXKD, Tập đoàn TKV cần đa dạng hóa các kênh và phương thức huy động vốn, bao gồm: Thứ nhất, tăng cường huy động vốn chủ sở hữu bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Tập đoàn TKV. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đầu tiên được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, là nguồn vốn được hình thành ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại. Thông thường nguồn vốn chủ sở hữu của các TĐKT bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn Nhà nước tài trợ (nếu có). Trong đó nguồn vốn điều lệ thường do Nhà nước cấp một phần (hoặc toàn bộ); còn Nguồn vốn tự bổ sung: bao gồm tất cả các nguồn vốn mà Tập đoàn tự bổ sung từ nội bộ Tập đoàn như từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao, các quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Tuy nhiên để phục vụ cho mục tiêu PTBV thì Tập đoàn TKV nên tập trung vào các nguồn vốn từ nội lực của Tập đoàn như nguồn vốn từ các quỹ, nguồn vốn lợi nhuận để lại từ kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là những nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của Tập đoàn. Tỷ trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu nguồn vốn càng lớn, sự độc lập về tài chính của Tập đoàn càng cao, Tập đoàn tiết kiệm được chi phí lãi vay và ngược lại. Thứ hai, thu hút vốn đầu tư thông qua việc đẩy mạnh cổ phần hóa Công ty mẹ TKV và Công ty mẹ của các Tổng công ty trong Tập đoàn và các công ty thành viên. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và bán trên thị trường Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 153 chứng khoán đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, để huy động vốn qua kênh này, Tập đoàn TKV trước mắt cần phải tiến hành cổ phần hóa các công ty thành viên trong Tập đoàn, tiến tới cổ phần hóa Công ty mẹ các Tổng công ty và Công ty mẹ - Tập đoàn. Các đơn vị sau khi cổ phần hóa sẽ được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên, nhờ đó vừa mở rộng quy mô sản xuất vừa nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mặt khác, thông qua đẩy mạnh cổ phần hóa sẽ thu hồi vốn ở những đơn vị mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối để tập trung vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực kinh doanh chính; đồng thời đổi mới cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế đảm bảo hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài cũng như lợi ích của các chủ thể liên quan. Để thực hiện PTBV, việc đẩy mạnh cổ phần hoá trong Tập đoàn TKV sẽ thực hiện theo các định hướng và biện pháp cụ thể sau: (1) Tích cực triển khai cổ phần hoá các đơn vị thuộc diện Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ: Trong năm 2015, Tập đoàn TKV đã thực hiện cổ phần hóa được một số đơn vị như Công ty cổ phần Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ, Công ty cổ phần Cơ khí đóng tàu, Công ty Xây lắp môi trường Nhân Cơ - chi nhánh của TKV, Công ty Phát triển công nghệ và thiết bị mỏ thuộc Viện Khoa học Công nghệ mỏ (TKV nắm giữ tối đa đến 36% vốn điều lệ). Trong thời gian tới, Tập đoàn cần tích cực triển khai cổ phần hóa theo lộ trình đối với các đơn vị Tập đoàn không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ, cụ thể là: (i) Cổ phần hóa 3 Công ty mẹ của 3 TCT: Khoáng sản, Điện lực, Công nghiệp mỏ Việt Bắc và TKV nắm giữ 65% vốn điều lệ; (ii) Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên và Tổng công ty khoáng sản nắm giữ 51% vốn điều lệ; (iii) cổ phần hoá các công ty sản xuất Alumin Tân Rai và Alumin Nhân Cơ sau khi các công ty này đã đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả và TKV nắm giữ từ 65% đến 75% vốn điều lệ; (iv) sau năm 2020 sẽ cổ phần hoá Công ty mẹ TKV và Nhà nước nắm giữ từ 65% đến 75% vốn điều lệ. (2) Với các công ty cổ phần hiện có, Tập đoàn tiến hành điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của TKV đạt mức thích hợp phù hợp với từng ngành, lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể là: - Nâng tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của TKV lên mức tối thiểu 65% và tối đa 75% đối với các CTCP sản xuất than và lên 51% đối với CTCP Chế tạo máy. - Giảm tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của TKV: (i) xuống mức 51% đối với CTCP Địa chất khoáng sản (GESIMCO), CTCP Cromit Cổ Định và CTCP xuất nhập khẩu than (COALIMEX); (ii) xuống mức ≤ 36% đối với các CTCP khác. - Với các công ty con thành viên, Tập đoàn TKV tiến hành điều chỉnh mức tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ tại các công ty con cổ phần của mình một cách phù hợp theo quy định của Chính phủ. Thứ ba, duy trì các khoản vay thương mại từ các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế. Bên cạnh sự cần thiết của vốn chủ sở hữu là cơ sở đề đầu tư, có thể nói hiện nay nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn chính cho quá trình đầu tư cũng như duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn TKV. Theo đó, đối với vốn vay ngân hàng, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 154 TKV luôn có nhu cầu khoản vay có giá trị lớn. Tuy nhiên, thông thường với quy mô hoạt động và uy tín của mình Tập đoàn thường không phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay mà chủ yếu là tín chấp và thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản hình thành trong tương lai (dòng tiền bán than…) hoặc có sự bảo lãnh của Chính phủ. Để huy động vốn , TKV cần luôn giữ mối quan hệ tín dụng chặt chẽ với các ngân hàng trong nước đang là đối tác cung cấp vốn vay thương mại cho Tập đoàn như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP (VietinBank)… ; duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài như: Citibank, ANZ, Standard Chartered, Credit Suisse để thu xếp các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư cũng như vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn. Bên cạnh đó, Tập đoàn TKV thường được các tổ chức đánh giá uy tín hàng đầu thế giới như S&P, Moody đánh giá hệ số tín nhiệm rất cao, tương đương với mức tín nhiệm của quốc gia. Điều này đã bảo đảm được năng lực của TKV với các ngân hàng cũng như các tổ chức đầu tư để dễ dàng hơn trong quá trình huy động vốn vay thương mại. Thứ tư, tăng cường hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn trong nước và quốc tế. So với vay ngân hàng, huy động vốn qua phát hành trái phiếu có một số ưu điểm như: không cần có tài sản thế chấp; được chủ động sử dụng số tiền huy động mà không có sự giám sát của ngân hàng; doanh nghiệp sẽ được giải ngân ngay và toàn bộ thay vì việc giải ngân có lộ trình, từng đợt như khi đi vay vốn ngân hàng giúp họ chủ động hơn trong sử dụng vốn; doanh nghiệp được chủ động quyết định lãi suất đi vay tùy theo từng đợt phát hành trái phiếu và tùy thuộc vào mức độ uy tín của doanh nghiệp phát hành, tùy thuộc vào hiệu quả của dự án đầu tư, vào tình hình của thị trường tài chính; nguồn huy động vốn được mở rộng hơn, khối lượng vốn huy động thường lớn do có thể vay của nhiều người hoặc nhiều tổ chức; doanh nghiệp chỉ phải trả lãi theo kỳ hạn 6 tháng hoặc 1 năm, trả lãi thường mang tính cố định và chỉ trả gốc vào cuối kỳ; không bị giới hạn bởi trần lãi suất quy định như của trái phiếu Chính phủ, cũng không phải chịu sức ép chi phối từ cổ đông; doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách thuế đối với khoản trả lãi trái phiếu,…. Tuy nhiên, trải qua 16 năm phát triển, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa có sự phát triển so với thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu Chính phủ. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến đầu năm 2016, tổng giá trị trái phiếu Chính phủ là 37 tỷ USD, trong khi trái phiếu doanh nghiệp chỉ là 1,3 tỷ USD, và thường chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp hoặc TĐKT lớn như: Ngân hàng ACB, Techcombank, công ty Masan, Công ty đầu tư Tân Tạo, Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng (Vinaconex), Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC), Tập đoàn FPT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam… Giá trị trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam qua các năm thể hiện trên biểu đồ 3.1 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 155 Biểu đồ 3.1 - Giá trị trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam qua các năm Nguồn: ADB So với các nước trên thế giới và trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn rất nhỏ, tính đến tháng 12 năm 2015, dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tương đương 3,5% GDP, rất nhỏ so với kênh tín dụng của ngân hàng (dư nợ tín dụng tương đương 115,85% GDP), trong khi dư nợ của thị trường trái phiếu của các nước trong khu vực bình quân là 22% GDP, Malaysia khoảng 43%, Hong Kong xấp xỉ 30%, Singapore khoảng 32%, Thailand khoảng 18%,… Tổng hợp giá trị trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam so với một số nước trong khu vực thể hiện ở bảng, qua đó cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn rất khiêm tốn, cụ thể tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp Thái Lan lên tới 70 tỷ USD, Singapore 91 tỷ USD, Malaysia 118 tỷ USD, Philippines 17 tỷ USD… Bảng 3.7 - Tổng hợp giá trị trái phiếu doanh nghiệp các quốc gia trong khu vực tháng 12/2015 ĐVT: Tỷ USD Quốc gia Trung Quốc Nhật Bản Malaysia Singapore Hồng Kông Giá trị TPDN 2.083 656 118 91 90 Quốc gia Thailand Indonesia Philippines Việt Nam Giá trị TPDN 70 18 17 1,3 Nguồn: ADB Như vậy so với quốc tế và trong khu vực, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhỏ so với tiềm năng của nền kinh tế và nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp, tiềm năng phát triển rất lớn nên đây là một trong những kênh huy động vốn mà doanh nghiệp cần chú ý đến. Trong lịch sử huy động vốn của mình, Tập đoàn TKV đã sử dụng kênh huy động vốn này, hàng năm mang lại nguồn vốn cho Tập đoàn từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng, phương thức trả lãi là trả lãi theo phương thức thả nổi, 6 tháng trả một lần, các nhà đầu tư nắm giữ thường là các nhà đầu tư trong nước, trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán. Trong điều kiện nguồn vốn vay thương mại từ các ngân hàng có nhiều hạn chế như khó khăn khi vay số tiền lớn với thời hạn dài, lãi suất cao... thì việc xem xét tăng cường phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn trong nước và quốc tế để huy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 156 động vốn cho các dự án đầu tư quy mô lớn như các dự án khai thác than hầm lò, khai thác, chế biến bô xít, nhiệt điện than... là cần thiết. Hình thức này có thể giúp huy động vốn một cách minh bạch, cạnh tranh cao với lãi suất thấp hơn, số vốn lớn hơn và thời hạn dài hơn từ các nhà đầu tư, tổ chức tài chính tín dụng phi ngân hàng như các công ty tài chính, các công ty quản lý tài sản, công ty bảo hiểm và các công ty quản lý quỹ đầu tư. Chính vì vậy trong thời gian tới Tập đoàn cần tiếp tục khai thác lợi thế này, tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả kênh huy động vốn này đòi hỏi Tập đoàn TKV phải tìm cách nâng cao hệ số tín nhiệm của mình, đồng thời cần có chủ trương minh bạch hóa thông tin hoạt động để Tập đoàn TKV có thể dễ dàng tiếp cận với các chủ thể tín dụng khác, với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt tiếp cận được với thị trường trái phiếu quốc tế. Việc phát hành thành công các đợt trái phiếu ra thị trường trái phiếu quốc tế với mức lãi suất hợp lý và huy động trực tiếp từ nước ngoài sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Tập đoàn TKV trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của các đơn vị thành viên, đồng thời nâng cao uy tín của Tập đoàn TKV khi huy động vốn. Một điều lưu ý nữa khi sử dụng nguồn vốn này là cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo kết quả tạo ra vẫn đủ bù đắp lãi suất trái phiếu và có lãi cho doanh nghiệp thì mới đảm bảo được yếu tố tăng trưởng. Để làm được điều này, việc thường xuyên xem xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên vốn kinh doanh và so sánh với chi phí huy động vốn phát hành từ trái phiếu của Tập đoàn là điều rất cần thiết. Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đầu tư, huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo tiến độ xây dựng các mỏ than hầm lò mới, các dự án than, điện, khoáng sản, luyện kim quan trọng, dự án sản xuất nitrat amôn và chế biến alumin đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả, tạo sự đột phá cho ngành công nghiệp khai khoáng nói chung và ngành công nghiệp bauxite nói riêng của nước ta. Với phương thức đầu tư toàn bộ các khâu từ A đến Z trong dây chuyền sản xuất kinh doanh, Tập đoàn TKV không những phải lo huy động toàn bộ vốn đầu tư mà còn phải huy động mọi nguồn nhân, tài, vật lực để quản lý và vận hành công trình. Điều này vừa gây khó khăn cho công tác huy động vốn của Tập đoàn, vừa không phù hợp với đặc điểm kinh tế thị trường hiện nay là “cái gì xã hội làm tốt thì hãy để cho xã hội làm”. Mặt khác, với quy mô vốn “khủng” của các dự án thăm dò, khai thác mỏ và đặc thù khai thác ngày càng khó khăn, khối lượng công tác mỏ biến động theo không gian mỏ và theo mùa trong năm, sản lượng tăng giảm theo nhu cầu thị trường như đã nêu ở chương 2, việc Tập đoàn tự huy động toàn bộ vốn là điều rất khó khăn, vì vậy thực hiện xã hội hóa đầu tư là phù hợp với quy luật thị trường. Xã hội hóa đầu tư được hiểu là việc thu hút các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội tham gia đầu tư thực hiện một hoặc một số công việc, khâu, công đoạn trong dây chuyền sản xuất của Tập đoàn, các hình thức sử dụng thường là BO, BOT, BT, thuê hoạt động, thuê tài chính, hợp đồng hợp tác kinh doanh (không thành lập tổ chức mới), … Với Tập đoàn TKV, từ kinh nghiệm xã hội hóa 2 băng tải chở than và thuê vận chuyển than, đất ở các mỏ than lộ thiên cho thấy ở các đơn vị thành viên của tập đoàn có thể tăng cường xã hội hóa đầu tư bằng các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 157 hình thức BO, BOT; sử dụng các hình thức thuê hoạt động, thuê tài chính trong một số công đoạn sản xuất than, khoáng sản như khoan, nổ mìn, bóc đất đá, vận chuyển đất đá ở các mỏ lộ thiên, vận chuyển than bằng băng tải đến các nhà máy nhiệt điện than tại vùng mỏ; khai thác, vận chuyển quặng bô xít; xây dựng, vận hành nhà máy tuyển than, nhà máy tuyển quặng bô xít,... Ngoài ra, đối với những loại công việc phát sinh theo mùa hay có khối lượng biến động theo mùa và theo giai đoạn phát triển mỏ, nhất là ở các mỏ khai thác lộ thiên thì cần tăng cường hình thức thuê ngoài thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động khai thác tùy theo từng loại công việc. Trong phạm vi toàn Tập đoàn, tính đến 31.12.2015, vốn chủ sở hữu của toàn Tập đoàn khoảng 35 ngàn tỷ đồng, nếu trừ vốn các đơnvị trực tiếp SX than, Khoáng sản, vật liệu nổ, Điện, Cơ khí, Công ty mẹ thì 29 đơn vị phụ trợ, dịch vụ cung ứng, liên doanh liên kết trong tập đoàn có số vốn chủ sở hữu chiếm 9% số vốn toàn Tập đoàn (2.700 tỷ). Với tỷ lệ sở hữu nhỏ như vậy, có lẽ thực hiện xã hội hóa toàn bộ số vốn của khối này nhằm giảm đầu mối điều hành và bổ sung nguồn vốn cho các ngành sản xuất chính là điều cần thiết. Thứ sáu, từng bước thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế nước ngoài Huy động vốn từ các nhà đầu tư và thị trường nước ngoài là thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta. Với tập đoàn TKV, ngoài việc huy động vốn từ nội bộ Tập đoàn, các NHTM và các tổ chức kinh tế, tài chính trong nước thì Tập đoàn còn có thể huy động vốn đầu tư ngoài nước thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Đầu tư trực tiếp vào Tập đoàn và các công ty thành viên, vay nợ nước ngoài, cung cấp tín dụng và các nguồn tài trợ khác,… Tuy nhiên, để để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hiệu quả cao đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng được một cơ chế chính sách khoa học, hợp lý, có một nền kinh tế chính trị xã hội ổn định thì mới tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư; mặt khác, môi trường pháp lý có ổn định các TĐKT nói chung và Tập đoàn TKV nói riêng mới có điều kiện thể hiện hết khả năng của mình trong việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế, tạo động lực thúc đẩy Tập đoàn phát triển ổn định và bền vững. Ngoài ra, Tập đoàn TKV còn sử dụng một số nguồn vốn huy động khác như: vay tín dụng xuất khẩu ECA, tín dụng thương mại, thuê tài chính, từ các khoản nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ đối với Nhà nước mà chưa đến kỳ thanh toán, huy động từ các cán bộ công nhân viên và các nguồn phải trả khác để có đủ nguồn vốn cho mình…. đây cũng là nguồn quan trọng vì có thể sử dụng tạm thời để giải quyết các nhu cầu cấp bách về vốn. Có thể nói việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn dựa trên thế mạnh sẵn có từ nội lực của Tập đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thu xếp đủ, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Với nhu cầu đầu tư hàng năm của toàn Tập đoàn rất lớn, việc phụ thuộc quá mức vào một kênh huy động vốn nào đó sẽ gây trở ngại lớn trong việc thu xếp đủ nguồn vốn với chi phí vốn hợp lý, điều kiện trả nợ thuận lợi cũng như cơ cấu tài chính của Tập đoàn. Vì vậy, các đơn vị tuỳ theo đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh nên chú trọng nhiều vào các kênh huy động từ trái phiếu doanh nghiệp, vốn từ cổ phần hoá để từng bước xây dựng thành một kênh huy động vốn chủ lực trong danh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 158 mục huy động vốn của đơn vị. Ngoài ra về nguyên lý để đảm bảo giảm bớt gánh nặng nợ nần và rủi ro tín dụng trong tương lai, cần có những ưu tiên xem xét trước cho những nguồn vốn chủ sở hữu, đặc biệt là nguồn vốn tích lũy được từ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Hai là: Gia tăng tính chủ động trong quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. * Đối với Công ty mẹ Tập đoàn, việc gia tăng tính chủ động trong quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn được thực hiện thông qua những con đường sau: (i) Biến các nguồn lực trong Tập đoàn (bao gồm các nguồn lực sẵn có và tiềm năng, các nguồn lực hữu hình và vô hình) thành các nguồn vốn mới và thu hút thêm vốn từ ngoài bằng các hình thức thích hợp (cổ phần hóa, thành lập công ty cổ phần, huy động vốn từ thị trường chứng khoán, thu hút đầu tư theo hình thức chuyển hóa năng lượng, thuê gia công, thuê tài chính, thuê vận hành, v.v.): - Các nguồn lực sẵn có và hữu hình: Các nguồn vốn hiện có, các loại tài sản, tài nguyên khoáng sản, các doanh nghiệp, đơn vị sẽ cổ phần hóa, các dự án đầu tư, v.v. - Các nguồn lực tiềm năng và vô hình: Quyền tham gia thị trường nội bộ, quyền sử dụng thương hiệu, uy tín, khả năng sinh lời, khả năng phát triển của Tập đoàn, quyền tham gia các cơ hội đầu tư, quyền tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, v.v. (ii) Lập danh mục các dự án, công trình, hạng mục công trình kêu gọi tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế theo hình thức BO hoặc BOT, đồng thời quảng bá và xúc tiến kêu gọi cho việc thực hiện danh mục này. (iii) Đa dạng hóa hình thức và các nguồn vốn huy động một cách phù hợp, linh hoạt vừa nhằm đáp ứng đủ, kịp thời với chi phí vốn hợp lý cho nhu cầu đầu tư sử dụng vốn, vừa phân tán áp lực trả nợ từ một chủ nợ ra nhiều chủ nợ; thứ tự ưu tiên huy động vốn: các nguồn vốn trong Tập đoàn, trong CBCN, trong nước và nước ngoài. (iv) Chủ động tìm kiếm phương thức huy động vốn, trong đó chú trọng huy động vốn từ thị trường chứng khoán phù hợp với từng loại nhu cầu vốn, từng dự án, công trình, loại hình kinh doanh, v.v. sao cho có hiệu quả cao nhất. (v) Đi đôi với huy động vốn cần chủ động nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn huy động được. (vi) Chủ động xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác cùng có lợi, bền vững với các định chế tài chính trong và ngoài nước để huy động vốn cho Tập đoàn. (vii) Chủ trì tập hợp nhu cầu vốn của các công ty con, đơn vị thành viên để đấu thầu tập trung cung cấp vốn nhằm tận dụng lợi thế quy mô lớn để giảm chi phí huy động vốn, đồng thời kiểm soát được tình hình huy động, đầu tư sử dụng vốn của các công ty con, đơn vị thành viên Tập đoàn. (viii) Trong trường hợp cần thiết đứng ra bảo lãnh cho công ty con huy động vốn đối với các dự án quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với Tập đoàn do công ty con làm chủ đầu tư, nhất là trong trường hợp công ty con có vốn mỏng (hệ số Nợ/Vốn CSH cao hơn mức giới hạn quy định) hoặc không đáp ứng được điều kiện của người cho vay về tỉ lệ vốn đối ứng trong tổng mức đầu tư. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 159 * Đối với các đơn vị thành viên cần nâng cao tính chủ động, linh hoạt trong việc huy động vốn phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào Công ty mẹ. Cho đến thời điểm hiện nay, tổng dư vay của các đơn vị từ Tập đoàn ở mức trên 20 nghìn tỷ đồng. Có thể nói, đây là một con số tương đối lớn thể hiện khả năng thu xếp vốn phục vụ đầu tư, sản xuất cho các đơn vị trong Tập đoàn để tận dụng được các nguồn vốn có điều kiện tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các dự án của các đơn vị. Tuy nhiên, việc này cũng thể hiện mức độ phụ thuộc quá cao của các đơn vị thành viên vào nguồn vốn thu xếp từ Công ty mẹ. Điều này trước đây Tập đoàn đã thực hiện rất tốt nhờ vào hoạt động của công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam. Tuy nhiên kể từ năm 2014, do có sự điều chỉnh theo các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước, đồng thời thực hiện chủ trương thoái vốn của Nhà nước đối với các hoạt động không phải hoạt động sản xuất kinh doanh chính của TĐKT, công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản đã được bán lại cho Ngân hàng VP Bank nên việc thu xếp vốn cho các đơn vị, công ty con không trực thuộc Tập đoàn sẽ phần nào bị hạn chế. Vì vậy, Tập đoàn TKV cần trao thêm quyền chủ động trong việc huy động vốn cho các công ty thành viên, các công ty thành viên thuộc Tập đoàn sẽ chủ động từng bước xây dựng kế hoạch huy động vốn, nâng cao tính tự chủ trong công tác thu xếp vốn cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác, hiện nay, các công ty thành viên trong tập đoàn TKV chưa được trao quyền tự chủ hoàn toàn khi huy động vốn, bởi vì quyết định vay vốn của các công ty thành viên vẫn phải trình lên Công ty mẹ xem xét quyết định và Công ty mẹ vẫn đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay trong hạn mức tín dụng nhất định. Điều này sẽ làm giảm tính độc lập và khả năng quyết đoán của các công ty thành viên, đây chính là vấn đề bất cập trong việc trao quyền tự chủ cho các công ty thành viên. Bên cạnh đó, do một số công ty thành viên không đủ uy tín và năng lực tài chính cho các khoản vay thương mại, nên các NHTM thường yêu cầu Công ty mẹ TKV đứng ra bảo lãnh để tăng thêm độ tin cậy khi vay vốn. Việc thay đổi cơ chế này đòi hỏi phải có sự hợp tác tích cực từ bên trong và bên ngoài Tập đoàn. Tập đoàn TKV có thể trao thêm quyền chủ động trong huy động vốn cho các công ty thành viên theo các con đường sau: (i) giao quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh, tự chủ về tài chính cho các công ty thành viên để nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả hơn; (ii) các công ty thành viên cần chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có khả năng sinh lời cao; (iii) các công ty thành viên tự xác định nhu cầu vốn và tự cân đối nguồn vốn, chủ động tìm kiếm nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, chủ động lựa chọn phương thức và hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện thực tế nhằm huy động vốn kịp thời với chi phí hợp lý; (iv) chủ động tính toán phân bổ, sử dụng nguồn vốn một cách phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong từng giai đoạn cụ thể; (v) Tập đoàn cần xác định những giới hạn tín dụng và mức độ kiểm soát công ty thành viên, thực hiện vai trò điều phối, chỉ đạo chiến lược và định hướng chiến lược phát triển cho các công ty thành viên. Ba là: Tận dụng tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời và năng lực sản xuất dư thừa của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 160 Các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn thường tồn tại dưới những hình thức như tiền mặt nhàn rỗi, các khoản thanh toán chưa đến hạn, nộp ngân sách chưa đến hạn nộp, tiền lương chưa đến kỳ trả, quỹ dự phòng phải thu của các đơn vị…Do đặc điểm SXKD của Tập đoàn như đã nêu ở chương 2, nhất là đặc điểm mùa vụ và chịu ảnh hưởng của thời tiết, đặc điểm chu kỳ đời mỏ, đặc điểm biến động của khối lượng công tác mỏ theo điều kiện tự nhiên nên thường xảy ra tình trạng là: (1) Một số đơn vị thành viên có vốn nhàn rỗi tạm thời nhưng chỉ hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn rất thấp tại ngân hàng, trong khi các đơn vị thành viên khác lại thiếu vốn phải vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất rất cao; (2) Một số đơn vị dư thừa năng lực sản xuất, dư thừa lao động, trong khi một số đơn vị thành viên khác thiếu năng lực sản xuất; (3) có những công ty lượng vốn bị ứ đọng do quá trình khai thác sử dụng không phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của công ty hoặc do sử dụng vốn không hiệu quả gây lãng phí vốn làm cho vòng quay của vốn thấp; (4) Tồn kho vật tư, sản phẩm hàng hóa sản xuất ra của nhiều đơn vị trong từng thời điểm thường rất cao, gây ứ đọng và lãng phí sử dụng vốn. Để khắc phục tình trạng đó, Tập đoàn phải xây dựng cho mình một cơ chế quản lý và sử dụng vốn phù hợp với điều kiện thực tế của mình nhằm điều hòa vốn giữa Công ty mẹ - Tập đoàn TKV và các công ty thành viên để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước. Một số biện pháp Tập đoàn có thể thực hiện là: - Tăng cường sử dụng hình thức thuê hoạt động giữa các đơn vị thành viên của Tập đoàn để phát huy năng lực sản xuất sẵn có dư thừa của một số đơn vị trong nội bộ Tập đoàn phục vụ cho những đơn vị thiếu năng lực sản xuất, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, tiết giảm chi phí tài chính, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất sẵn có, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị thành viên và của toàn Tập đoàn. Ngoài ra, nếu vẫn còn dư thừa có thể thực hiện cho thuê ra ngoài, thế chấp, cầm cố tài sản theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Yêu cầu các công ty thành viên xác định nhu cầu vốn cho SXKD và cho đầu tư phát triển trong từng thời kỳ, xây dựng chiến lược huy động và sử dụng vốn để Tập đoàn chủ động cân đối, điều tiết vốn trong Tập đoàn nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong Tập đoàn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn với chi phí hợp lý nhất, tiết giảm lãi vay ngân hàng. - Hình thành bộ phận chuyên thu xếp và điều tiết vốn cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Trong giai đoạn trước đây, nhiệm vụ này đã được công ty TNHH MTV tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện rất tốt, tuy nhiên hiện nay do chủ trương của Nhà nước không cho phép các TĐKT được sở hữu công ty tài chính nhằm tập trung vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính nên Tập đoàn TKV cần có một bộ phận chuyên trách nhằm điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu trong Tập đoàn. Nhiệm vụ này hiện nay nên giao cho Ban Nguồn vốn của Tập đoàn thực hiện, theo đó Ban này sẽ thực hiện một số công việc cụ thể nhằm điều tiết vốn trong Tập đoàn như: (i) tập trung vốn tạm thời của nhàn rỗi của các công ty thành viên trong Tập đoàn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 161 dưới hình thức vay của các công ty thành viên để hình thành nguồn vốn lớn tập trung và ổn định hơn; (ii) dùng nguồn vốn huy động được đầu tư hoặc cho công ty thành viên vay vốn theo chế độ quy định và điều lệ hoạt động của Tập đoàn TKV, có tính đến điều kiện cụ thể của từng công ty thành viên; (iii) giúp Tập đoàn tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn có chi phí hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện của Tập đoàn; (iii) là tụ điểm tập trung vốn, hướng dẫn quá trình sử dụng, điều tiết và trao đổi nguồn vốn trong nội bộ Tập đoàn đạt hiệu quả cao, là bộ phận chịu trách nhiệm kết nối giữa tập đoàn TKV với thị trường tài chính, với các tổ chức tài chính trung gian và các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế. - Thiết lập cơ chế điều hòa vốn nội bộ, trong đó Công ty mẹ, công ty con và các đơn vị thành viên có thể huy động, sử dụng vốn nhàn rỗi lẫn nhau. Cơ chế điều hòa vốn không có nghĩa là sự điều chuyển vốn một cách hành chính đơn thuần từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn theo sự điều tiết của tập đoàn mà phải dựa trên quan hệ tín dụng thực sự, nghĩa là đơn vị cho vay vốn phải có lợi tức từ việc cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi, còn đơn vị đi vay phải có nghĩa vụ chi trả lợi tức vốn vay. Việc vay, cho vay vốn giữa công ty mẹ và các công ty con hoặc giữa các công ty con với nhau được thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên về quy mô vốn vay, mức độ ưu đãi và hình thức vay vốn, lãi suất,… trong đó không chỉ tập trung vào hình thức vay và cho vay truyền thống mà còn sử dụng các hình thức khác như đầu tư lẫn nhau, thuê và cho thuê tài chính,…. Nếu cơ chế hợp lý sẽ tăng cường sự liên kết trong nội bộ tập đoàn trong thời gian dài, tạo nên nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh có tính lâu dài, ổn định. Bốn là: Xây dựng chiến lược, chính sách huy động, điều hành vốn linh hoạt Về phương án huy động vốn có thể huy động qua nhiều kênh khác nhau như: phát hành trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế, thực hiện kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Việc tận dụng các nguồn vốn đầu tư từ xã hội (góp vốn, thuê hoạt động, thuê tài chính…) cũng được tính đến để đa dạng hóa các nguồn lực cho việc đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, để linh hoạt và tận dụng triệt để, hiệu quả các kênh huy động vốn, cần phải xây dựng được chiến lược, chính sách huy động và điều hành vốn trong toàn hệ thống, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong toàn hệ thống, từ các đơn vị sản xuất, đơn vị thực hiện quá trình đầu tư… đến cơ quan quản lý và điều hành. Tập đoàn TKV phát huy vai trò đầu mối để tổng hợp nhu cầu, thời hạn các khoản đầu tư trên cơ sở đó xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động một cách hợp lý. Về chiến lược, trước hết, phải có một chiến lược huy động vốn trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn sẽ đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn TKV, trong khi đó, nguồn vốn dài hạn sẽ đảm bảo cho hoạt động đầu tư, mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, đem lại doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. Năm là: Bảo đảm nguồn vốn thực hiện công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu - Duy trì Quỹ Môi trường Than - Khoáng sản tập trung của Tập đoàn TKV từ 1,5% doanh thu sản xuất than và khoáng sản làm nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư, thực hiện các công trình, chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu mang tính liên vùng, liên mỏ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 162 - Tăng cường hợp tác quốc tế tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và bổ xung nguồn vốn đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. - Đẩy mạnh hình thức xã hội hóa và các hình thức huy động vốn khác cho đầu tư các cơ sở sản xuất mới, trong đó có các công trình bảo vệ môi trường; đầu tư các công trình vừa có tính chất sản xuất, vừa có tác dụng giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu. - Tiếp tục dành tối thiểu 0,5% chi phí sản xuất cho thực hiện các công việc bảo vệ môi trường thường xuyên và dành tối thiểu 0,2% chi phí sản xuất cho công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. - Thiết lập mối quan hệ với tổ chức, các Quỹ hoạt động trong lĩnh vực môi trường để xin các dự án hoặc vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các hoạt động bảo vệ môi trường, hoàn thổ, hoàn nguyên môi trường. Hiện nay, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam có khá nhiều như: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF), Tổng cục môi trường, Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Tổ chức hòa bình xanh, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên(WWF),…. Chức năng chính của những tổ chức này là tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; khai thác các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường, các chương trình, dự án phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; tài trợ, cho vay vốn các dự án môi trường; tổ chức các hoạt động có liên quan đến chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs); chi hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến cơ chế phát triển sạch (CDM); nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng. Điển hình là Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF), theo số liệu nghiên cứu [133], số vốn điều lệ hiện nay của Quỹ là 1.000 tỷ đồng, hoạt động sử dụng vốn chiếm chủ yếu là hoạt động cho vay theo lãi suất ưu đãi, với tỷ trọng 69,98% tổng vốn hoạt động, tiếp theo là hoạt động nhận ký quỹ phục hồi môi trường, tỷ trọng là 12,97%; thực hiện cơ chế, chính sách tài chính đối với DADT theo cơ chế phát triển sạch (CDM) chiếm tỷ trọng 11,35%; tài trợ cho các dự án BVMT chiếm tỷ trọng 3,23%. Riêng với hoạt động cho vay ưu đãi, lãi suất cho vay của Quỹ rất hấp dẫn so với lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại. Chẳng hạn như năm 2016, mức lãi suất cho vay ưu đãi với các dự án đầu tư bảo vệ môi trường là 3,6%/năm. Lãi suất cho vay các dự án trung bình bằng khoảng 42% lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại (theo quy định tại Quy chế về điều lệ tổ chức và hoạt động của VEPF, lãi suất cho vay của Quỹ tối đa không vượt quá 50% mức lãi suất cho vay thông thường bình quân của các tổ chức tín dụng). Tuy nhiên, trong danh mục các dự án cho vay của Quỹ cho đến nay chưa có dự án nào là của Tập đoàn TKV, Tập đoàn TKV mới chỉ tiếp cận Quỹ trong hoạt động ký quỹ phục hồi môi trường. Như vậy, đây là kênh huy động vốn rất tiềm năng cho Tập đoàn TKV để huy động vốn với lãi suất ưu đãi cho các dự án môi trường của Tập đoàn, hoặc tiếp cận vốn thông qua xây dựng các dự án môi trường phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 163 3.3.2.2. Đầu tư, sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, đạt hiệu quả, đáp ứng mục tiêu PTBV Tập đoàn TKV Nếu như huy động vốn là khâu rất quan trọng đối với quá trình tồn tại, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì đầu tư, sử dụng vốn, tài sản hợp lý, đúng nguyên tắc, đạt hiệu quả có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn TKV nói riêng. Đặc biệt với Tập đoàn TKV do những đặc thù riêng có của hoạt động khai thác than - khoáng sản như nhu cầu vốn đầu tư lớn, sản phẩm thô là chủ yếu, hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, nhất là trong công tác thăm dò, khai thác thì việc quản lý đầu tư sử dụng vốn càng trở nên cần thiết. Nhằm thực hiện PTBV Tập đoàn, việc đầu tư, sử dụng vốn của Tập đoàn TKV phải bám sát chiến lược PTBV của Tập đoàn, đảm bảo mục tiêu quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm, chi phí hợp lý song vẫn đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của Tập đoàn. Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư, sử dụng vốn của Tập đoàn nhằm thực hiện mục tiêu PTBV là: Một là: Tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực nòng cốt, những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính. Mục tiêu tổng quát trong chiến lược PTBV của Tập đoàn TKV đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là ưu tiên tập trung các nguồn lực đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực có thế mạnh, tiềm năng, ít rủi ro, đem lại hiệu quả cao trên cơ sở phát triển ngành nghề truyền thống là than - khoáng sản. Để thực hiện mục tiêu này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận, tạo nguồn lực tài chính cho PTBV, một số biện pháp cụ thể tập đoàn TKV có thể thực hiện là: - Tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành sản xuất chính như than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí mỏ, những ngành này cần phải được đầu tư tối thiểu 70% nguồn vốn đầu tư của Tập đoàn. Trong đó ưu tiên vốn đầu tư số 1 cho ngành sản xuất than, tập trung đầu tư cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa các mỏ than lộ thiên hiện có nhằm tận dụng tối đa ưu thế của khai thác than lộ thiên, đồng thời đầu tư phát triển các mỏ than hầm lò với công suất lớn, cơ giới hóa đồng bộ để giảm tổn thất than, nâng cao hiệu quả, đáp ứng tốt nhất nhu cầu than trong nước, đồng thời đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững ngành công nghiệp than. - Dành nguồn vốn thỏa đáng cho đầu tư phát triển các ngành nghề khác nằm trong chuỗi ngành nghề chủ lực của Tập đoàn, cụ thể: (i) đầu tư phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản - luyện kim một cách hiện đại, thân thiện với môi trường, hài hòa với địa phương và có hiệu quả cao, kinh doanh khoáng sản theo hướng chế biến sâu…; (ii) đầu tư xây dựng các nhà máy điện có công suất lớn, công nghệ sạch, sử dụng than chất lượng thấp tại vùng mỏ; (iii) phát triển đồng bộ ngành vật liệu nổ công nghiệp, (iv) phát triển ngành cơ khí mỏ đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa khai thác than - khoáng sản và chế tạo được một số sản phẩm cơ khí mang thương hiệu “Cơ khí TKV” có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao tại thị trường trong nước và khu vực. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 164 Hai là: Đổi mới mối quan hệ giữa Tập đoàn với các đơn vị thành viên (Tổng công ty, công ty con) trong việc quản lý đầu tư vốn và tài sản theo hướng Tập đoàn cần tăng cường quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm của các công ty thành viên; Công ty mẹ tập trung tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất kinh doanh. Hiện nay mối quan hệ giữa Tập đoàn với các công ty thành viên được thiết lập dựa trên quan hệ đầu tư theo nguyên tắc tài chính. Công ty mẹ có quyền đầu tư vốn vào công ty con theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của Tập đoàn theo các hình thức như: đầu tư vốn vào công ty con, mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần với các công ty con. Công ty con thành viên có quyền quản lý và sử dụng linh hoạt toàn bộ số vốn Công ty mẹ đã đầu tư vào doanh nghiệp với mục tiêu thu lợi nhuận và phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, dựa vào quyền lực của mình, có những lúc Tập đoàn đã sử dụng quyền lực để huy động vốn và tài sản từ các đơn vị thành viên (theo nguyên tắc tập trung vốn) mà không thanh toán cho họ, điều này đã ảnh hưởng đến lợi ích của các công ty thành viên. Mặt khác, hiện nay tại Tập đoàn TKV đang thịnh hành phương thức đầu tư, sử dụng vốn trong đó Tập đoàn vay vốn và thực hiện đầu tư; sau khi các tài sản đã hình thành, Tập đoàn sẽ bàn giao các đơn vị thành viên, các đơn vị thành viên có trách nhiệm đứng ra thanh toán nợ vay sau khi nhận tài sản. Trên thực tế phương thức này phát sinh một số vấn đề: (1) Tập đoàn đi vay và các đơn vị thành viên đứng ra trả nợ, do vậy, việc thanh toán nợ vay có thể sẽ phức tạp; (2) các đơn vị thành viên trả nợ không kiểm soát, đánh giá cụ thể, chi tiết được quá trình hình thành tài sản từ vốn vay, trong khi Tập đoàn không nắm rõ được quá trình thanh toán nợ vay; (3) quyền chủ động và tính sáng tạo của các đơn vị thành viên - người sử dụng vốn và tài sản bị suy giảm, thậm chí bị triệt tiêu. Để tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa Tập đoàn và các đơn vị thành viên, giữa công ty Mẹ với công ty con được thực hiện tốt nhất, mang lại lợi ích cho cả công ty Mẹ Tập đoàn TKV và các đơn vị thành viên có thể sử dụng một số biện pháp cụ thể sau: Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa Tập đoàn và các đơn vị thành viên như những chủ thể hay các pháp nhân khác trong nền kinh tế, trong đó các quan hệ về tài sản giữa Tập đoàn và các đơn vị thành viên (mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê) cần được thực hiện qua các hợp đồng kinh tế thông thường, nếu có vấn đề tranh chấp phát sinh cần xử lý theo luật và phán quyết của trọng tài kinh tế. Thứ hai, cơ chế đầu tư (hay quản lý sử dụng) vốn của tập đoàn TKV cần tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thành viên tự chủ về kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủ động tìm kiếm, xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu; được quyền tự chủ về mặt tài chính, chủ động điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình trên nguyên tắc hiệu quả và bảo toàn được nguồn vốn kinh doanh;bố trí sắp xếp nguồn nhân lực khoa học, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác, quyền tự chủ của các công ty thành viên phải luôn tuân thủ chiến lược và định hướng phát triển chung của toàn Tập đoàn, nhằm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 165 đảm bảo sức mạnh tổng hợp của Tập đoàn. Có như vậy, Tập đoàn mới giành được những lợi thế nhất định trên thị trường trong và ngoài nước, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận và phát triển Tập đoàn một cách bền vững. Thứ ba, thực hiện phân cấp về quyền sử dụng vốn đối với các công ty thành viên. Với các dự án mà Tập đoàn TKV đầu tư vốn, phải thực hiện đồng thời với việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các công ty thành viên. Tập đoàn cần kiên quyết không thực hiện việc giao vốn, cấp vốn cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn nếu chúng không được quản lý tốt, đồng thời sử dụng các chỉ tiêu tài chính làm căn cứ để đánh giá năng lực quản lý, điều hành của người đứng đầu trong các đơn vị thành viên. Các hệ số tài chính được sử dụng có thể dựa vào các chỉ tiêu giám sát tài chính theo báo cáo giám sát tài chính Tập đoàn lập 6 tháng một lần, trong đó quan trọng nhất là các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, hệ số nợ, hệ số khả năng thanh toán, hệ số bảo toàn vốn,…. Thứ tư, xây dựng cơ chế cho vay nội bộ giữa Tập đoàn và các đơn vị thành viên một cách chính thống, theo đó, Tập đoàn đi vay rồi cho các đơn vị thành viên vay lại theo thỏa thuận nếu các đơn vị thành viên không thể tự đứng ra vay. Cần hoàn chỉnh quy chế vay và trả nợ giữa Tập đoàn và các đơn vị thành viên, trong đó phải quy định rõ về mức lãi suất và các điều khoản ưu đãi cụ thể, chi tiết đối với từng loại đơn vị, từng dự án. Việc Tập đoàn cho các đơn vị thành viên vay vừa tạo thêm kênh dẫn vốn cho các đơn vị thành viên vừa là hoạt động đầu tư đặc thù của tập đoàn cho các công ty thanh viên thực hiện các dự án mang tính chất ưu tiên của Tập đoàn. Ba là: Đẩy mạnh thoái vốn đầu tư trong và ngoài ngành nhằm tập trung vốn đầu tư cho các ngành nghề kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư và sử dụng vốn, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm PTBV Tập đoàn. Hiện nay vấn đề thoái vốn ngoài ngành của các TĐKT là thực hiện đúng theo chủ trương của Nhà nước. Như đã phân tích ở chương 2, tổng số vốn đầu tư của TKV tại các dự án đầu tư ngoài ngành chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 5,5% trong tổng số vốn chủ sở hữu của TKV), mặt khác theo kết quả nghiên cứu của tác giả [91] hầu hết các dự án đầu tư ngoài ngành của TKV cơ bản hoạt động có hiệu quả, Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam về cơ bản hoạt động tốt, làm tốt chức năng huy động, điều hòa vốn trong nội bộ Tập đoàn TKV và có lãi, các dự án khác thuộc các lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản cũng đều có hiệu quả, trừ khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư phát triển Khu kinh tế Hải Hà. Tính cho đến hiện nay, công tác thoái vốn đầu tư ngoại ngành của TKV được đánh giá là đúng tiến độ và hoàn thành tốt, đến hết năm 2015, TKV còn lại 2 đơn vị phải thoái vốn với tổng giá trị góp vốn là 67,202 tỷ đồng, gồm CTCP Đầu tư phát triển Khu kinh tế Hải Hà với số vốn góp là 48 tỷ đồng là lớn nhất và Quỹ Đầu tư phát triển Việt Nam 19,202 tỷ đồng (do chưa đến hạn hoàn trả theo Hợp đồng đã ký). Như vậy, có thể nói vấn đề thoái vốn đầu tư ngoài ngành của TKV không phải là do nguyên nhân hoạt động kinh doanh không có hiệu quả mà là thực hiện chủ trương của Chính phủ, thoái vốn để tập trung đầu tư cho các ngành, lĩnh vực sản xuất Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 166 kinh doanh chính, cốt lõi của Tập đoàn, khắc phục tình trạng đầu tư kinh doanh dàn trải, kém hiệu quả. Với tinh thần đó, quan điểm thoái vốn của Tập đoàn TKV là chỉ thoái vốn đầu tư ở các dự án hoạt động không hiệu quả, không có triển vọng hoặc không cần thiết đối với ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn TKV, chứ không thực hiện theo kiểu hàng loạt, theo kiểu “bán tống bán tháo”. Các biện pháp cụ thể để thực hiện thoái vốn của Tập đoàn TKV trong thời gian tới là: - CTCP Đầu tư phát triển Khu kinh tế Hải Hà (vốn góp là 48 tỷ đồng): Hiện nay CTCP Đầu tư phát triển Khu kinh tế Hải Hà (do Vinashin là nhà đầu tư chính, chủ trì góp vốn) đã rơi vào tình trạng phá sản, đã nằm trong danh sách bán, giải thể hoặc phá sản theo Đề án tái cơ cấu Vinashin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tập đoàn TKV đã làm việc với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để mua lại khoản đầu tư ngoài ngành của công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà, nhưng SCIC đã trả lời không chấp nhận mua lại, do đó khả năng thu lại được số vốn đã góp này với tập đoàn TKV là rất khó khăn. Tập đoàn TKV có thể giải quyết bằng cách xin làm thủ tục phá sản hoặc giải thể công ty, chờ đến khi chính thức có quyết định phá sản, giải thể thì làm thủ tục xóa nợ và lấy quỹ dự phòng tài chính đã trích lập của Tập đoàn bù đắp phần vốn góp bị mất này. - Đối với các công ty con trong Tập đoàn, tiếp tục chủ trương thoái vốn theo tinh thần chỉ để lại số vốn của Tập đoàn tối đa là 36% trong tổng số vốn điều lệ của các đơn vị không thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính. Cách thực hiện vẫn là cổ phần hóa các đơn vị này, bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư, ví dụ như Công ty cổ phần Đại lý hàng hải, Công ty cổ phần Vận tải thủy TKV, Công ty cổ phần Vật tư Vận tải - Xếp dỡ (tỷ lệ TKV nắm giữ sau thoái vốn lần thứ nhất tháng 12/2015 vẫn là 51%). Muốn vậy, Tập đoàn cần quan tâm đến công tác thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các công ty này, giảm lỗ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư. - Đối với các dự án của TKV tại nước ngoài (hiện nay TKV có đầu tư tại Lào và Campuchia dưới hình thức đầu tư toàn bộ vốn hoặc góp vốn). Những dự án còn lại như dự án sắt Steung Treng, sắt Phu Nhuon, Muối - Hóa chất tại Lào và liên doanh Alumina Campuchia hoạt động hiệu quả không cao có thể xem xét thực hiện một số giải pháp như: + Xem xét cơ chế hỗ trợ vốn ở mức độ nhất định đối với các dự án Tập đoàn xác định còn tiềm năng để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. + Tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án. + Rút vốn của Tập đoàn TKV tại các dự án liên doanh hoặc góp vốn. + Xin phép làm thủ tục giải thể đối với các dự án đã hết hạn giấy phép thăm dò và không được gia hạn giấy phép theo quy định của nước sở tại. Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của Tập đoàn chính là giải pháp sử dụng cơ chế thị trường để phân bổ lại nguồn lực, cơ cấu lại tài sản đầu tư để bộ phận tài sản này của Tập đoàn được sử dụng có hiệu quả hơn, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng hơn cho Tập đoàn. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ có được những kết quả tích cực trong công tác quản lý, sử dụng vốn của Tập đoàn, đó là: (1) Thu hồi được một lượng vốn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 167 đầu tư để Tập đoàn bổ sung cho những dự án trọng điểm có hiệu quả cao; (2) Tránh được những rủi ro tiềm ẩn từ những ngành mà Tập đoàn không có thế mạnh; (3) Góp phần tạo ra sự tập trung trong đầu tư vào ngành nghề chính, đơn giản hóa các quan hệ tài chính, từ đó đơn giản hóa cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn. Tất cả những lợi ích này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo nên sự PTBV trong hoạt động SXKD của Tập đoàn TKV. Bốn là: Bảo toàn vốn tại các công ty thành viên của Tập đoàn. Bảo toàn vốn, đặc biệt là vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chí đánh giá sự PTBV của TĐKT, trong đó có tập đoàn TKV. Theo kết quả nghiên cứu ở chương 2, về cơ bản Tập đoàn TKV và công ty Mẹ - Tập đoàn có hệ số bảo toàn vốn chủ sở hữu đảm bảo yêu cầu, tuy nhiên tình hình bảo toàn vốn chủ sở hữu chưa thật sự tốt do xu hướng giảm dần của chỉ tiêu này. Mặt khác, PTBV là sự phát triển đảm bảo ổn định, lâu dài, nên việc bảo toàn vốn là cần thiết. Tập đoàn TKV được cấu thành bởi rất nhiều đơn vị thành viên, bởi vậy việc bảo toàn vốn của Tập đoàn sẽ do các công ty thành viên quyết định, các công ty thành viên có bảo toàn được vốn thì Tập đoàn mới bảo toàn được vốn. Để các công ty thành viên có thể làm tốt hơn nữa công tác bảo toàn vốn của mình, Tập đoàn có thể thực hiện một số biện pháp sau: - Mở rộng thêm quyền tự chủ cho các công ty thành viên trong việc quản lý và sử dụng vốn như: Cho phép các công ty con linh hoạt chuyển đổi vốn cố định và vốn lưu động, được chủ động thanh lý, nhượng bán, cầm cố, thế chấp đối với số tài sản mà công ty quản lý theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. - Yêu cầu các đơn vị thành viên lập kế hoạch nguồn vốn, quản lý và sử dụng vốn: Hàng năm trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kết quả kiểm tra, phân tích và dự đoán thị trường, Tập đoàn TKV yêu cầu các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch luân chuyển, thu mua hàng hóa để xác định nhu cầu vốn hợp lý, từ đó cân đối giữa nhu cầu vốn với số vốn thực có tại đơn vị, xác định nguồn vốn bị thiếu hụt để có kế hoạch huy động kịp thời đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. Năm là: Thay thế phương thức đầu tư trực tiếp sang hình thức thuê mua tài chính. Thuê mua tài chính đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ưu điểm của hình thức này là cho phép mở rộng sản xuất mà không cần đầu tư ban đầu nhiều, tránh được việc đầu tư dàn trải mà Tập đoàn vẫn có thể áp dụng nhanh chóng những công nghệ hiện đại và thành quả tiên tiến. Mặt khác, với vai trò chuyên môn của mình, các tổ chức đứng ra nhận mua tài sản và cho thuê lại có thể lựa chọn những TSCĐ có chất lượng cao nhất, tối ưu nhất phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với đặc thù của hoạt động khai thác than - khoáng sản và đặc thù hoạt động của những ngành công nghiệp nặng khác mà Tập đoàn được Nhà nước giao thực hiện như điện, vật liệu nổ, cơ khí, việc đầu tư toàn bộ vào các TSCĐ sẽ là rất khó khăn với Tập đoàn TKV. Vì vậy bên cạnh chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn như đã phân tích ở mục 3.3.2.1 thì việc chuyển hướng đầu tư sang hình thức thuê mua tài chính là cần thiết với Tập đoàn TKV hiện nay. Với các TSCĐ có giá trị lớn của Tập đoàn như hệ thống xe vận tải, máy xúc, máy đào lò,… thay vì tự đầu tư Tập đoàn hoàn toàn có thể lựa chọn một Ngân hàng hoặc công ty tài chính có uy tín trong nước Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 168 (thậm chí có thể cả nước ngoài) để ký hợp đồng thuê mua tài chính. Giải pháp này còn giúp cho Tập đoàn thay thế dần được các TSCĐ đã quá cũ hiện vẫn còn sử dụng ở một số công ty thành viên của Tập đoàn, có những TSCĐ của những năm 50, 60 do Liên Xô cũ sản xuất nếu không kịp thời thay thế có thể gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Sáu là: Đẩy mạnh đầu tư thực hiện công tác bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường trong Tập đoàn TKV và các đơn vị thành viên. - Để PTBV, Tập đoàn cần quan tâm thích đáng đến việc đẩy mạnh công tác đầu tư bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, luyện kim, sản xuất điện, trong đó trọng tâm là hoàn thổ, hoàn nguyên môi trường và đầu tư khai thác, thu hồi khoáng sản đi kèm. Đây không đơn thuần chỉ là công tác BVMT mà là nền tảng của chiến lược tăng trưởng xanh trong sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phục vụ cho sự phát triển bền vững Tập đoàn. - Tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu hoàn thiện công nghệ cải tạo phục hồi môi trường, xử lý nước thải, giảm thiểu bụi ồn; triển khai nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong làm đường mỏ và tưới nước chống bụi, xử lý và tái chế chất thải, quản lý và kiểm soát môi trường và các công nghệ bảo vệ môi trường khác. Nghiên cứu, thử nghiệm mô hình sản xuất sạch hơn, áp dụng tiêu chuẩn ISO14000 và thực hiện các đề án bảo vệ môi trường khác để áp dụng rộng rãi sau năm 2020. - Đầu tư mở rộng hợp tác quốc tế để nghiên cứu hoàn thiện công nghệ bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; đầu tư cho đào tạo nâng cao năng lực; tìm kiếm đối tác để hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ làm đường mỏ và tưới nước chống bụi, tái chế chất thải và các công nghệ bảo vệ môi trường mới khác. 3.3.2.3. Tăng cường quản trị và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí, gia tăng doanh thu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận nhằm PTBV Trong những năm qua, với vai trò là một trong những Tập đoàn kinh tế lớn nhất cả nước, Tập đoàn TKV đã luôn cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đặt ra trong mọi hoàn cảnh biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh về mặt lượng có tăng, nhưng mặt chất thì chưa thực sự đảm bảo mục tiêu PTBV. Để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thì tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng doanh thu là điều Tập đoàn luôn hướng tới. Muốn vậy, cần tập trung vào một số nhóm giải pháp sau: a. Nhóm giải pháp tăng cường quản trị chi phí: Mục tiêu quản trị chi phí kinh doanh của TKV là “Chi phí tối thiểu cho lợi ích tối đa”. Việc giảm chi phí trên cơ sở khắc phục triệt để mọi sự lãng phí và sử dụng chi phí tiết kiệm và hiệu quả thông qua quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động, tăng cường quản trị tài nguyên, khối lượng và chất lượng sản phẩm theo mục tiêu: làm ra một đồng doanh thu với chi phí thấp nhất và một đồng chi phí làm ra số doanh thu cao nhất. Tập đoàn phấn đấu tối thiểu đạt mức Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 169 giảm chi phí 5%/năm (giai đoạn 2016÷2020) và 2%/năm (giai đoạn sau 2020) so với hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành. Để thực hiện mục tiêu trên một số giải pháp Tập đoàn TKV có thể tập trung thực hiện là: Một là: Hoàn thiện cơ chế quản trị chi phí của Tập đoàn * Tập trung nghiên cứu tìm các giải pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh và trong đầu tư XDCB, kiên quyết đưa ra khỏi giá thành các chi phí không hợp lý. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều tiết, khoán quản chi phí, tăng cường kỷ luật trong điều hành và giám sát hiệu quả: - Tiếp tục hoàn thiện mô hình, phương pháp khoán quản trị chi phí cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, đến công trường, phân xưởng, các công đoạn sản xuất; đặc biệt là tiết kiệm chi phí vật liệu, nhiên liệu, điện năng, tiết giảm chi phí quản lý, khoán xe đi công tác, cơ cấu lại lao động, khoán tiền lương theo các khối trực tiếp, phụ trợ, phục vụ, gián tiếp,… trình HĐTV cho áp dụng cơ chế khoán mới đối với đơn vị sản xuất than theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn cho các đơn vị. Áp dụng phương pháp giá mua/ bán thỏa thuận trên cơ sở kế hoạch phối hợp kinh doanh và thực hiện 9 tháng để chốt giá (giá FORWARD) thanh toán cho sản lượng cả năm, không thực hiện quyết toán chi phí theo thực tế; giá mua/bán cho các sản phẩm, dịch vụ khác chủ yếu do các đơn vị thỏa thuận theo cơ chế thị trường, theo hướng dẫn của Tập đoàn. - Các công ty thành viên tự xây dựng kế hoạch và điều hành chi phí hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với tình hình thực tế của công ty trong từng giai đoạn để luôn đảm bảo được cân đối tài chính; củng cố, tăng cường và xây dựng nền nếp quản trị chi phí cho phù hợp với điều kiện, tổ chức sản xuất của đơn vị. - Các đơn vị thực hiện triệt để các giải pháp tiết kiệm chi phí để hoàn thành kế hoạch giao khoán chi phí của Tập đoàn giao; đặc biệt đối với các đơn vị có giá thành cao, chất lượng thấp (như Mạo Khê, Uông Bí, Quang Hanh, Khe Chàm, Cọc Sáu, Đèo Nai,...) cần chủ động xây dựng các phương án sản xuất, giải pháp cụ thể để điều hành, phù hợp với giá mua than của Tập đoàn giao. - Tiếp tục thực hiện các biện pháp để tiết giảm các chi phí dịch vụ cung ứng, giao nhận than, xăng, dầu, bốc xếp, chuyển tải than, tiếp nhận vận chuyển và các sản phẩm dịch vụ khác cung ứng trong Tập đoàn để tăng tính cạnh tranh. Thực hiện ý thức tiết kiệm, văn hoá chi tiêu tiết kiệm trong mọi lĩnh vực. Các đơn vị rà soát, tiết giảm các khoản chi phí để đảm bảo giá thành các sản phẩm dịch vụ năm sau giảm so với năm trước. * Quản lý và sử dụng vật tư có hiệu quả nhằm tiết giảm chi chí vật tư: - Xử lý hàng hóa vật tư tồn kho: Xử lý ngay những hàng hóa tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn. Kiểm tra, rà soát và giảm dự trữ vật tư xuống mức hợp lý vừa giảm ứ đọng vốn, vừa giảm các thiệt hại do dự trữ vật tư quá mức gây ra. - Nghiên cứu thành lập các kho dự trữ vật tư dùng chung quy mô lớn tại các vùng tập trung các doanh nghiệp của Tập đoàn, nhất là tại vùng Quảng Ninh. Thông qua thành Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 170 lập và vận hành các kho dự trữ vật tư dùng chung sẽ vừa khắc phục các kho vật tư nhỏ lẻ, manh mún kém an toàn và chi phí bảo quản cao, vừa có thể tổ chức đấu thầu tập trung cung cấp vật tư quy mô lớn, nhờ đó giảm giá vật tư và chi phí đấu thầu. - Mua sắm vật tư theo đúng quy định, đảm bảo giá cả cạnh tranh, đổi mới và hoàn thiện kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa mua vào. Hoàn thiện và phát huy hiệu quả hoạt động Tổ quản lý mua sắm vật tư, thiết bị trong Tập đoàn. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các khâu lập nhu cầu, đơn hàng, mua sắm, sử dụng các vật tư thuộc diện mua sắm tập trung của các công ty, đơn vị. Tiếp tục triển khai áp dụng các phương thức mua sắm khác nhau phù hợp với từng sản phẩm đảm bảo được hiệu quả của công tác mua sắm tập trung. - Tăng cường thu hồi vật tư đã qua sử dụng như thép ray, vì chống và các phụ kiện đi kèm; có biện pháp sửa chữa, tái sử dụng phù hợp nhằm giảm chi phí. - Các đơn vị trong Tập đoàn ưu tiên sản phẩm, dịch vụ của nhau để giúp nhau cùng phát triển, với nguyên tắc đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh. Các đơn vị cơ khí cần tăng cường nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm chế tạo, sửa chữa và dịch vụ bảo hành. * Quản lý chặt chẽ công tác thuê ngoài: Tập đoàn TKV phải chọn các đơn vị (Bên B) có năng lực thực sự, đảm bảo nguyên tắc chất lượng và giá cả cạnh tranh theo đúng các quy định của Tập đoàn. Đàm phám với các đơn vị thuê ngoài giảm giá để cùng chia sẻ khó khăn theo cơ chế chung của Tập đoàn. Thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tập đoàn về công tác thuê ngoài khoan, bốc xúc, vận chuyển đất đá và than (hiên nay đang thực hiện theo quyết định số 2701/QĐ - TKV ngày 18/12/2014). Việc quản lý tốt vật tư, đẩy mạnh giải phóng hàng tồn kho, thành lập các kho dự trữ vật tư dùng chung tập trung và làm tốt công tác mua sắm vật tư sẽ giúp Tập đoàn TKV nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cung cấp vật tư kịp thời, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý và giải quyết được những khó khăn về tài chính, cải thiện dòng tiền cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tập đoàn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm PTBV Tập đoàn. Hai là: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch chi phí và tiết kiệm chi phí. Việc gia tăng lợi nhuận không chỉ do tăng quy mô sản xuất kinh doanh và giá bán mà phần lớn là do doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí. Công tác lập kế hoạch chi phí và quản trị chi phí đã được tập đoàn TKV rất quan tâm trong thời gian qua, coi như đây là giải pháp trụ cột để đảm đảm bảo lợi nhuận và sự tăng trưởng cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Các chỉ tiêu lập kế hoạch đã được Tập đoàn xây dựng và thống nhất áp dụng cho các công ty thành viên và thể hiệ trong kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm của Tập đoàn và các công ty thành viên. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn với công tác lập kế hoạch chi phí, Tập đoàn nên bổ sung thêm hai chỉ tiêu là Mức tiết kiệm chi phí và Tỷ lệ hạ giá thành đơn vị sản phẩm vào kế hoạch kinh doanh hàng năm của các đơn vị thành viên (và của chính bản thân Tập đoàn), để từng đơn vị thành viên chủ động xác định được mức độ tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của đơn vị mình, từ đó chủ động thực hiện kế hoạch đặt ra, chứ không bị Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 171 động dựa vào kế hoạch do Tập đoàn giao rồi mới xây dựng lại chỉ tiêu cho đơn vị mình. Làm được điều này sẽ có được những lợi ích: (i) chỉ tiêu kế hoạch sát với thực tế hơn, công ty thành viên đỡ phải điều chỉnh kế hoạch vào cuối kỳ; (ii) phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các công ty thành viên trong quá trình quản trị chi phí; (iii) Tập đoàn có thể tham khảo để xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm chi phí và tỷ lệ hạ giá thành đơn vị cho toàn Tập đoàn và chỉ đạo các công ty thành viên xây dựng kế hoạch hợp lý hơn. Ba là: Bổ sung yêu cầu phân tích chi phí vào quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên nhằm tăng cường công tác phân tích kinh tế, phân tích biến động chi phí, nâng cao hiệu quả của công tác quản trị chi phí. Tăng cường công tác phân tích biến động chi phí có thể giúp Tập đoàn và bản thân các công ty thành viên tìm kiếm những khiếm khuyết trong công tác quản trị chi phí nhằm đề xuất hướng điều chỉnh phù hợp cho kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong tập đoàn nhiều đơn vị chưa làm tốt, hoặc chỉ làm có tính chất đối phó công tác này. Vì vậy nhằm góp phần tăng cường công tác phân tích chi phí, nâng cao hiệu quả của công tác quản trị chi phí thì Tập đoàn TKV cần bổ sung vào quy chế quản lý tài chính: (i) những điều khoản bắt buộc về phân tích biến động chi phí; (ii) chu kỳ phân tích và lập báo cáo; (iii) quy định những chỉ tiêu cần tính toán và báo cáo (có phân biệt theo các cấp quản lý, trong đó xác định rõ những chỉ tiêu nào cần báo cáo lãnh đạo đơn vị thành viên, những chỉ tiêu nào cần báo cáo lãnh đạo Tập đoàn; (iv) quy định thẩm quyền, trách nhiệm của những cá nhân, bộ phận liên quan tới công tác phân tích và hạch toán chi phí/giá thành. Những nội dung này hiện nay đã được đề cập trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn nhưng chưa sâu và chưa toàn diện, còn nặng về quản lý nhà nước mà chưa đủ “độ” về mặt quản trị trong doanh nghiệp. Một vấn đề nữa là các quy định này nên được xây dựng theo hướng Hội đồng thành viên của Tập đoàn sẽ theo dõi các chỉ tiêu tổng hợp; Tổng Giám đốc Tập đoàn vừa theo dõi các chỉ tiêu tổng hợp, vừa theo dõi các chỉ tiêu phản ánh tác động của các nhân tố ảnh hưởng; lãnh đạo các đơn vị thành viên theo dõi chi tiết các chỉ tiêu tính toán, cụ thể đến mức có thể ra quyết định một cách chính xác về từng vấn đề nhằm cải thiện tình hình, thực hiện được mục tiêu mà Tập đoàn giao cũng như mục tiêu của từng đơn vị. Đồng thời việc xác định, lựa chọn những tiêu chí/ chỉ tiêu phân tích cần xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn và đơn vị thành viên, có như vậy mới phục vụ tốt nhất cho mục tiêu PTBV của Tập đoàn. Bốn là: Bổ sung các quy định về khen thưởng đối với tiết kiệm chi phí và các sáng kiến tiết kiệm chi phí. Song song với việc thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí thì việc bổ sung các quy định thưởng, phạt liên quan đến tiết kiệm chi phí, hạ giá thành cũng là cách góp phần làm hiệu quả hơn công tác quản trị của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Trước mắt, Tập đoàn TKV và các đơn vị thành viên có thể bổ sung các tiêu chí về tiết kiệm chi phí và hạ giá thành đơn vị sản phẩm vào các tiêu chí thi đua, khen thưởng và xem xét/ quyết định tỷ lệ trích lập các quỹ khen thưởng/ phúc lợi của Tập đoàn cũng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 172 như các đơn vị thành viên. Trong những năm đầu, tỷ lệ này nên được xác định tương đối cao để phát huy tác dụng kích thích, tạo động lực vật chất cho các đơn vị và các cá nhân, việc xác định tỷ lệ thưởng nên được xác định cố định cho một chu kỳ từ 3-5 năm để các đơn vị có động lực phấn đấu. b. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nhằm gia tăng doanh thu Doanh thu của mỗi đơn vị phụ thuộc vào giá bán và sản lượng tiêu thụ, tuy nhiên với đặc thù vừa hoạt động kinh doanh vừa phải thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị - xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia do Nhà nước giao phó, việc cải thiện giá bán là điều khó khăn đối với Tập đoàn TKV. Tập đoàn thường phải bán than và điện theo giá chỉ đạo của Chính phủ, thậm chí giá bán than cho các hộ điện, xi măng, giấy, phân bón trong nhiều năm qua còn thấp hơn so với giá thành, đặc biệt là than bán cho sản xuất điện. Vậy vấn đề đặt ra là Tập đoàn cần quan tâm đến sản lượng tiêu thụ, tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của chương 2 sản lượng sản xuất của một số sản phẩm truyền thống như than, thiếc thỏi, kẽm thỏi lại giảm, thêm vào đó việc tách Tổng công ty Đông Bắc về Bộ Quốc phòng quản lý toàn diện (trong đó có cả quản lý khai thác than) làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng doanh thu của tập đoàn. Vì vậy, trong thời gian tới để cải thiện doanh thu, Tập đoàn TKV có thể xem xét tập trung đầu tư sản xuất cho những ngành nghề kinh doanh chính, là lợi thế của Tập đoàn như điện, than, khoáng sản, vật liệu nổ để gia tăng sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu ở những ngành nghề này. Để gia tăng doanh thu, Tập đoàn cần có biện pháp tích cực đẩy mạnh công tác tiêu thụ: + Đối với lĩnh vực sản xuất than, trên cơ sở mục tiêu kế hoạch tiêu thụ trong những năm tới Tập đoàn cần tập trung nâng cao chất lượng than, linh hoạt cơ cấu sản phẩm để đáp ứng các loại than cho nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu. Trong công tác tiêu thụ, phải bám sát yêu cầu của thị trường, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giao than và tiến độ giao hàng để để cải thiện công tác tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục triển khai nhập khẩu than để pha trộn cho than vùng Miền Tây, nhằm đáp ứng nhu cầu cho các hộ tiêu thụ, giảm tồn kho than, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng (Cảng, Kho, phương tiện) và hoàn thiện hệ thống điều hành, kinh doanh than hiệu quả, hướng tới sản lượng than trong nước đạt 42 - 45 triệu tấn, than nhập khẩu đạt 15-20 triệu tấn vào năm 2020. Tích cực tìm kiếm các nguồn than (nhập thương mại) để ký hợp đồng dài hạn cung cấp cho các dự án điện mà TKV đã cam kết cung cấp là Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Duyên Hải 3 mở rộng, cũng như cung cấp cho nhu cầu của các hộ khác trong nước (than cho xi măng, vật liệu xây dựng,…). + Đối với khoáng sản, cần nâng cao chất lượng Alumin của Tổ hợp Bauxite Nhôm Lâm Đồng, giữ ổn định chất lượng và tập trung nâng cao sản lượng sản xuất kẽm, thiếc và các khoáng sản khác. + Đối với sản xuất điện, cần tập trung vận hành ổn định, phát huy công suất các nhà máy nhiệt điện Na Dương, Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả 1-2, Mạo Khê và đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành thương mại Nhiệt điện Nông Sơn. Tham gia thị trường điện cạnh tranh một cách chuyên nghiệp và hiệu quả; xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 173 định mức kinh tế kỹ thuật và cơ chế quản lý, điều hành của TCT Điện lực đối với các nhà máy một cách hiệu quả. + Đối với với vật liệu nổ công nghiệp, sớm hoàn thiện quá trình đầu tư để đưa dự án sản xuất amôn nitrat vào vận hành, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc nổ công nghiệp, giảm chi phí ngoại tệ nhập khẩu; cung ứng các chủng loại thuốc nổ hợp lý, mở rộng dịch vụ khoan, nổ mìn… đảm bảo nhu cầu cho các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn. 3.3.2.4. Xử lý nợ phải thu, phải trả nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng nguồn thu, tăng tính an toàn, giảm thiểu rủi ro, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính nhằm PTBV Tập đoàn * Xử lý nợ phải thu: Các khoản nợ phải thu của Tập đoàn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng tài sản ngắn hạn, chỉ sau hàng tồn kho, trong giai đoạn nghiên cứu 2008 - 2015, tỷ trọng nợ phải thu giao động từ khoảng 26% đến 42% trong tổng giá trị TSNH, trong đó cao nhất vào năm 2010 (42,08%) và năm 2015 (34,58%). Trong các khoản nợ phải thu năm 2015, công nợ phải thu tiền than chiếm tỷ trọng 25,63%, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là phải thu từ các hộ lớn như hộ điện (năm 2015 nợ 2.532 tỷ đồng, chiếm 80,1% công nợ phải thu tiền than của tập đoàn, Tập đoàn điện lực EVN thường xuyên nợ tiền than và tiền điện do TKV cung cấp dao động từ 1.800 đến 2.000 tỷ đồng, chiếm 6% vốn chủ sở hữu của TKV); hộ đạm nợ 386 tỷ, hộ xi măng 386 tỷ; phải thu tiền than xuất khẩu là 257 tỷ đồng, giảm 504 tỷ so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ giảm 66,2%. Số dư nợ khó đòi tại cuối năm 2015 là 333 tỷ đồng, giá trị trích lập dự phòng là 316 tỷ đồng. Tập đoàn cũng thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu theo quy định của TT 228/2009/TT-BTC căn cứ vào tuổi của từng khoản nợ, nội dung trích lập dự phòng nợ phải thu quá hạn chủ yếu là tiền bán than với một số khách hàng nội địa, tiền thoái vốn của Tập đoàn tại các công ty khoáng sản, bất động sản, tiền vay của Công ty đóng tàu Sông Ninh, công nợ trả trước tiền mua hàng không thu hồi được của khách hàng từ các công ty TNHH bàn giao về công ty mẹ khi cổ phần hóa. Việc theo dõi công nợ phải thu được Tổ thu hồi công nợ và các Ban chuyên môn của Tập đoàn rà soát theo từng tuần, xác định các nhóm công nợ đến hạn, quá hạn giúp lãnh đạo đôn đốc thanh toán có hiệu quả. Tính cho đến hiện nay, nhìn chung công nợ phải thu của Tập đoàn được đánh giá là có tính luân chuyển cao, ít rủi ro, công nợ tiêu thụ than không có khách hàng nào nợ quá hạn ở mức phải trích lập dự phòng. Tuy nhiên, các khoản nợ phải thu này ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính, làm chậm quá trình luân chuyển vốn, làm giảm hiệu quả chung của Tập đoàn. Mặt khác, trong công tác quản lý nợ phải thu vẫn còn tồn tại một số bất cập như công tác đối chiếu công nợ còn chậm, thanh toán trong nội bộ còn dây dưa, lòng vòng, tuy trên phạm vi toàn tập đoàn không phải trích lập dự phòng nợ phải thu nhưng giữa các công ty con trong tập đoàn vẫn tồn tại công nợ khó đòi phải trích lập dự phòng, một số công ty còn chưa quan tâm đến công tác điều hành công nợ như ở mục 2.4.2.2. đã phân tích. Vì vậy, việc tăng cường quản lý nợ phải thu cần được Tập đoàn quan tâm nhằm gia tăng nguồn thu, tạo nguồn tài chính để luân chuyển phục vụ sản xuất kinh doanh bền vững. Một số giải pháp tập đoàn có thể thực hiện là: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 174 - Đối với các khách hàng lớn ngoài tập đoàn như các hộ điện, Xi măng, Đạm, đặc biệt là các hộ Điện cần sử dụng nhiều biện pháp cụ thể để đôn đốc, thu hồi công nợ như thường xuyên gặp gỡ trực tiếp, phát hành văn bản thông báo nợ, thậm chí nếu nợ lâu không trả đúng hạn có thể xem xét dừng giao than. - Đề nghị khách hàng thực hiện nghiêm túc các điều khoản quy định trong hợp đồng về nghĩa vụ của các bên, có chế độ thưởng khi khách hàng thanh toán đúng điều khoản hợp đồng và chế độ phạt khi khách hàng thanh toán chậm, để dư nợ quá hạn, thông báo tiền hàng và lãi chậm trả định kỳ theo tháng, quý. - Tìm hiểu tình hình tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của khách hàng để nắm được nguyên nhân của tình trạng nợ, phân loại khách hàng thwo nhóm thực sự có khó khăn về tài chính hoặc nhóm chây ỳ trong thanh toán để có biện pháp thu hồi nợ phù hợp cho từng đối tượng. - Chủ động đàm phán với khách hàng chấp nhận hình thức thanh toán trả trước tiền mua hàng và cho hưởng chiết khấu hợp lý để giảm rủi ro về nợ phải thu; nghiên cứu nhu cầu thị trường, tính toán mức chiết khấu hợp lý đối với từng loại than tiêu thụ, đối với từng khách hàng vào từng thời điểm thích hợp để khuyến khích khách hàng trả trước tiền ở mức tối đa. - Thường xuyên rà soát, hoàn thiện hồ sơ công nợ của khách hàng có nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu lớn, nợ tồn đọng, nợ xấu, nợ quá hạn, đảm bảo tính pháp lý cao nhất để đôn đốc thu hồi nợ và sử dụng các biện pháp thu hồi công nợ trong từng trường hợp cần thiết. - Triệt để thanh toán bù trừ công nợ giữa các công ty con, đơn vị trực thuộc theo quy định nhằm giảm các khoản nợ phải thu, phải trả trong nội bộ Tập đoàn, khắc phục tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau của các đơn vị thành viên, tăng nhanh vòng quay vốn, thúc đẩy sử dụng vốn có hiệu quả. Để làm được việc này, tập đoàn cần bám sát tình hình thực tế sản xuất và tiêu thụ của các đơn vị để điều chỉnh dư nợ cho phù hợp. - Với một số khách hàng có dư nợ quá hạn quá lâu cần hoàn thiện hồ sơ đưa ra giải quyết theo Tòa án hoặc Trọng tài kinh tế nếu các biện pháp thu nợ bằng thương thảo, đàm phán không mang lại hiệu quả (hiện nay Tập đoàn có 3 khách hàng loại này là Công ty xi măng Hữu Nghị, xi măng Công Thanh và xi măng Hà Giang). - Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi, không đòi được, Tập đoàn và các đơn vị thành viên cần tiếp tục chủ động xử lý theo quy định hiện hành như: (i) trích lập dự phòng theo tuổi nợ quá hạn (cụ thể: nếu đơn vị có nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm thì trích lập dự phòng 30% giá trị các khoản nợ; từ 1 đến dưới 2 năm trích 50% giá trị khoản nợ; còn nếu từ 2 đến dưới 3 năm trích 70% và trên 3 năm trích 100% giá trị các khoản nợ); (ii) Với các khoản nợ khó đòi đã trích lập dự phòng nhưng Tập đoàn không có khả năng thu hồi thì được xử lý bằng nguồn dự phòng đã trích, nếu còn thiếu thì xử lý vào chi phí để xóa nợ; (iii) Tập đoàn TKV có quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật gồm cả nợ phải thu trong hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ như SCIC để thu hồi vốn, giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ phải thu. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 175 * Xử lý nợ phải trả: Các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, trong cả giai đoạn 2007-2015, nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ trung bình là 28,72%, trong khi nợ dài hạn chiếm tỷ lệ trung bình 40% trong tổng nguồn vốn. Về xu hướng, nhìn chung trong cả giai đoạn, nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần, còn nợ dài hạn có xu hướng tăng lên, chứng tỏ Tập đoàn TKV luôn chú trọng nghĩa vụ thanh toán với bạn hàng, người lao động, ngân sách nhà nước, cơ quan bảo hiểm, về cơ bản không phát sinh nợ quá hạn. Nợ dài hạn tăng chủ yếu là do tăng các khoản vay và nợ dài hạn để đầu tư theo kế hoạch, chẳng hạn năm 2015, các khoản vay dài hạn của Tập đoàn tăng 3.935 tỷ đồng, đạt 42.487 tỷ đồng. Nếu xét riêng ở từng đơn vị thành viên thì nhiều đơn vị có hệ số nợ phải trả trên vốn CSH rất cao, nguyên nhân chính là do vốn chủ sở hữu thấp nên các đơn vị đi vay nhiều, nhiều đơn vị số vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Để tránh tình trạng mất cân đối nguồn vốn, nhằm nâng cao tính an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cần thực hiện một số giải pháp sau: (i) Tập đoàn và các đơn vị thành viên phải chủ động cân đối đủ tài chính tại mọi thời điểm để đảm bảo tính thanh khoản cao nhất, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách, với bạn hàng và người lao động theo đúng điều khoản hợp đồng và quy định hiện hành của Nhà nước; (ii) bản thân các đơn vị thành viên cần chủ động trong việc tạo nguồn trả nợ như: thu hồi công nợ để trả nợ, bán tài sản hoặc tìm cách giãn bớt các khoản nợ; (iii) nghiên cứu đề xuất thời hạn vay cho phù hợp với vòng đời của dự án đầu tư, tránh tình trạng đến hạn trả nợ mà chưa có thu làm mất khả năng trả nợ; (iv) nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, bố trí sử dụng vốn đúng nguyên tắc để ổn định lượng tiền mặt cần thiết cho cán cân thanh toán, đảm bảo cân đối hệ số vốn vay trên vốn CSH không vượt quá mức quy định. 3.3.2.5. Tăng cường quản trị rủi ro, thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ nhằm PTBV Như đã nêu trong Chương 2 về các đặc điểm của Tập đoàn TKV, trong đó có đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tập đoàn là hoạt động kinh doanh khoáng sản có nhiều rủi ro. Do vậy, để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do rủi ro gây ra cần phải tăng cường công tác quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh trên cơ sở nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro kinh doanh trong toàn Tập đoàn và từng đơn vị thành viên là điều cần thiết. Quan điểm, mục tiêu của Tập đoàn TKV trong việc tăng cường quản trị rủi ro là: (1) Bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp, Tập đoàn và các đối tác liên quan của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ quản trị rủi ro tập trung, mang tính nhất quán trong toàn Tập đoàn; (2) Thiết lập được một hệ thống hữu hiệu các quy trình và phương pháp nhận dạng, đánh giá, phòng ngừa, xử lý rủi ro trong các loại hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các đơn vị thành viên nhằm giảm thiểu các thiệt hại kinh tế do rủi ro gây ra. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn có thể thực hiện một số giải pháp: Một là: Nhận diện, phát hiện kịp thời rủi ro nhằm chủ động có phương án phòng ngừa, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm PTBV Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 176 Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các loại rủi ro nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của TĐKT. Để nhận diện rủi ro cần phải dựa vào mục tiêu quản lý cụ thể để phát hiện nguy cơ rủi ro. Hoạt động nhận diện rủi ro chủ yếu là thu thập các thông tin về các đối tượng có thể gặp rủi ro (con người, tài sản, trách nhiệm, pháp lý của TĐKT); các nguồn phát sinh rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, các loại tổn thất phải gánh chịu, khả năng tài trợ cho các tổn thất, các phương thức phòng ngừa, né tránh rủi ro. Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để nhận diện, phát hiện rủi ro như: sử dụng bảng câu hỏi phân tích rủi ro, dựa vào rủi ro TĐKT đã gặp phải trong quá khứ (phương pháp kinh nghiệm), phương pháp phân tích tài liệu (trong đó trọng tâm là các báo cáo tài chính và phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản),… Về xác định (đo lường) rủi ro có thể sử dụng phương pháp đo lường thông qua giá trị rủi ro VAR, phương pháp xác định rủi ro qua hệ thống thông tin định tính kết hợp với các chỉ tiêu phân tích tài chính (xác định qua chỉ số Z-Score). Trong điều kiện hiện nay của Tập đoàn TKV tác giả đề xuất tập đoàn nên sử dụng phương pháp nhận diện rủi ro theo các hệ số tài chính cơ bản, sau đó xác định rủi ro bằng cách sử dụng hệ thống thông tin định tính kết hợp với các chỉ tiêu phân tích tài chính (xác định qua chỉ số Z-Score). Để nhận diện rủi ro, định kỳ Tập đoàn TKV có thể lập bảng phân tích các dấu hiệu rủi ro qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản (xem Phụ lục 12). Các chỉ tiêu này có thể được tính cho toàn Tập đoàn TKV, Công ty Mẹ - Tập đoàn và từng đơn vị thành viên, nếu để nhận diện rủi ro và đánh giá mức độ PTBV của Tập đoàn thì thời gian khuyến nghị là >= 5 năm. Để xác định mức độ rủi ro, Tập đoàn TKV có thể áp dụng mô hình chỉ số Z (ZScore). Chỉ số Z được các chuyên gia đánh giá là khá phù hợp với thực trạng về thông tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hơn nữa chỉ số Z đã được sử dụng hiệu quả ở Mỹ (dự báo chính xác 95% đối với mẫu dữ liệu) và nhiều nước khác nên có thể nó cũng sẽ là công cụ rất tốt để tập đoàn TKV đánh giá mức độ rủi ro và nguy cơ phá sản. Chỉ số Z được xây dựng bởi giáo sư Edward I. Altman (1968), Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ nhưng lại là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với độ tin cậy khá cao. Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1: Hệ số vốn lưu chuyển; X2: Hệ số bổ sung vốn từ lợi nhuận; X3: Hệ số sinh lời cơ bản; X4: Hệ số cơ cấu nguồn vốn; X5: Hiệu suất sử dụng tài sản. Các hệ số này xác định như sau: Vốn luân chuyển X1= (3.1) Tổng tài sản Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn. Nhìn chung những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm hệ số X1. Lợi nhuận giữ lại X2 = (3.2) Tổng tài sản Hệ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian, qua đó cho biết sự trưởng thành của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới thành lập thường có hệ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 177 EBIT (3.3) Tổng tài sản Sự tồn tại và khả năng trả nợ của doanh nghiệp xét cho cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn các thước đo về tỷ suất sinh lợi. Giá thị trường của vốn CSH X4 = (3.4) Tổng Nợ phải trả Hệ số này cho biết giá trị tài sản của doanh nghiệp sụt giảm bao nhiêu lần trước khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu hệ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất doanh nghiệp bị phá sản là rất cao. Doanh thu thuần X5 = (3.5) Tổng tài sản Hệ số này đo lường khả năng quản trị của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu thuần trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ khác, nó có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng là một chỉ tiêu quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao. X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau. Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z' và Z" để có thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp: * Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, thuộc ngành sản suất: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5 - Nếu Z >2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản - Nếu 1.8< Z <2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. - Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. * Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, thuộc ngành sản suất: Z' = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5 - Nếu Z' > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. - Nếu 1.23 < Z' < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. - Nếu Z' <1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. * Đối với các doanh nghiệp khác: Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên khi tính chỉ số Z’’, X5 được đưa ra ra khỏi mô hình. Z" = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4 - Nếu Z" >2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. - Nếu 1.2 < Z" < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. - Nếu Z <1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính của công ty Mẹ TKV, chỉ số Z-Score được xác định như sau: X3 = Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 178 Bảng 3.8 - Chỉ số Z-Score của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015 Năm X1 X2 X3 X4 X5 Z'' 2008 0,054010 0,000503 0,188909 0,559078 1,305891 2,212 2009 0,065114 0,000051 0,107774 0,506742 1,066054 1,684 2010 0,022135 0,013256 0,139598 0,466256 1,075414 1,616 2011 0,009136 0,008528 0,113617 0,439908 0,870817 1,313 2012 0,000777 -0,002237 0,064683 0,429483 0,647687 0,883 2013 0,000381 -0,000744 0,057828 0,414062 0,613919 0,823 2014 0,012112 -0,000258 0,050495 0,398009 0,591309 0,836 2015 -0,016550 -0,001420 0,034490 0,390482 0,597769 0,529 Nguồn: Tác giả tự tính toán Bảng 3.9 - Chỉ số Z-Score của Công ty mẹ Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015 Năm X1 X2 X3 X4 X5 Z'' 2010 0,070525 0,018910 0,149436 0,634527 1,069730 2,195 2011 0,054067 0,015223 0,118958 0,710568 1,046303 1,950 2012 0,050064 0,000000 0,049289 0,685655 0,770465 1,380 2013 0,043293 0,000000 0,040122 0,570912 0,686838 1,153 2014 0,044385 0,000000 0,050598 0,505487 0,631751 1,162 2015 0,012390 0,000000 0,032964 0,501270 0,631546 0,829 Nguồn: Tác giả tự tính toán Qua bảng tính toán theo số liệu quá khứ của Tập đoàn TKV cho thấy trong cả giai đoạn nghiên cứu, Tập đoàn không có năm nào có chỉ số Z nằm trong vùng an toàn, thậm chí bắt đầu từ năm 2012 theo số liệu cho thấy Tập đoàn đã rơi vào mức độ nguy hiểm, rủi ro rất cao, suy giảm lợi nhuận tích lũy, thậm chí có những năm không có lợi nhuận tích lũy. Riêng công ty Mẹ - Tập đoàn, chỉ số Z có vẻ ổn định hơn, nhưng hầu như đều nằm trong vùng cảnh báo, sang năm 2015 đã rơi vào vùng nguy hiểm, cho thấy rủi ro cũng rất cao. Nếu muốn PTBV Tập đoàn cần triển khai tích cực các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận nhằm tạo khả năng tích lũy cho Tập đoàn. Chỉ số này có thể áp dụng tính cho tất cả các doanh nghiệp thành viên để kiểm soát tình hình rủi ro và cảnh báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp thành viên, từ đó Tập đoàn có thể đưa ra phương hướng chỉ đạo kịp thời. Hai là: Trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định Theo quy định tại điều 22 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, nhằm bảo toàn vốn Nhà nước TĐKT được trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định bao gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được áp dụng với những hàng tồn kho có giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được; Dự phòng nợ phải thu khó đòi được xác định theo giá trị của các khoản nợ phải thu quá hạn (cụ thể đã nêu ở giải pháp 3.3.2.4; Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính được lập cho hoạt động đầu tư chứng khoán và các khoản đầu tư tài chính dài hạn, phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư hoặc từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất, nếu số dự phòng tổn thất đầu từ tài chính phải trích lập bằng số dư các khoản dự phòng thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính, nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch, nếu số dự Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 179 phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính. Ba là: Nâng cao năng lực đội ngũ quản trị rủi ro - Xem xét bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Ban Pháp chế thành Ban Quản trị rủi ro - Pháp chế. Tăng cường các chuyên gia thuộc các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn (kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, tài chính, luật sư....) có năng lực, kinh nghiệm biên chế trong Ban Quản trị rủi ro - Pháp chế; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho 01 Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức công tác quản trị rủi ro của Tập đoàn. Những nhiệm vụ chính mà những người làm công tác quản trị rủi ro cần phải triển khai là: + Xây dựng chính sách quản lý rủi ro trong Tập đoàn; thiết kế định hướng quản lý rủi ro ở cấp độ chiến lược và chức năng. + Xây dựng chính sách và tổ chức quản lý rủi ro nội bộ đối với các bộ phận chức năng trong Tập đoàn và trong mỗi doanh nghiệp. + Xây dựng các quy trình ứng phó với rủi ro trong đó có các chương trình dự phòng và duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên. + Chuẩn bị báo cáo về quản lý rủi ro đệ trình hội đồng quản trị và các đối tác liên quan của doanh nghiệp. Tuy nhiên để việc quản lý rủi ro có hiệu quả, cần tách biệt rõ ràng vai trò của các cấp quản lý rủi ro, đó là những người thiết lập các chính sách và giám sát việc thực hiện các chính sách đó với những người phát hiện và quản lý các rủi ro. - Giám sát quản lý rủi ro của Ban giám đốc. Ban giám đốc của doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và dự báo trước được các rủi ro chính doanh nghiệp sẽ phải đối mặt và phải đảm bảo rằng bộ máy lãnh đạo cấp cao của mình có đầy đủ năng lực trong việc điều hành và quản lý rủi ro khi cần thiết. Để có được sự giám sát và quản lý rủi ro hiệu quả, Ban giám đốc phải giải quyết tốt các vấn đề then chốt như: Cơ cấu quản lý rủi ro, cơ chế báo cáo rủi ro, đào tạo và kinh nghiệm. - Xây dựng văn hóa “sẵn sàng đương đầu với rủi ro”trong toàn Tập đoàn Xây dựng văn hóa nhận thức về quản trị rủi ro trong Tập đoàn, trong đó ưu tiên việc đào tạo về quản lý rủi ro trong toàn Tập đoàn. Với môi trường văn hoá nhận thức về quản trị rủi ro này và với cả những “nhiệt huyết chấp nhận rủi ro”, các đơn vị trong tập đoàn không chỉ bảo vệ được mình trước những rủi ro tiềm ẩn mà còn tận hưởng được các lợi thế cạnh tranh đến từ việc chấp nhận rủi ro. Bốn là: Thành lập bộ phận giám sát tài chính nội bộ thuộc Ban Tài chính của Tập đoàn. Một trong những giải pháp tài chính giúp kiểm soát rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn là thực hiện giám sát tài chính thật hiệu quả. Thực hiện chế độ báo cáo được quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát Tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước là chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước, từ năm 2013 Tập đoàn TKV đã lập các báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung giám sát được hướng dẫn, công việc lập báo cáo giám Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 180 sát tài chính được giao cho Ban Kiểm toán nội bộ của Tập đoàn đảm nhận. Tuy nhiên, trong thời gian qua công việc này đơn thuần chỉ mang tính hình thức, lập báo cáo để báo cáo lên các cơ quan Nhà nước, còn hiệu quả thực sự của công việc giám sát tài chính chưa được thể hiện rõ. Để phát huy hiệu quả của việc giám sát tài chính, Tập đoàn TKV có thể thành lập một bộ phận tài chính chuyên trách để quản lý, giám sát các đơn vị thành viên, đồng thời cơ chế giám sát tài chính cần bổ sung chính thức vào nội dung quy chế tài chính hiện hành của Tập đoàn. Bộ phận giám sát tài chính này cần phải tách khỏi ban Kiểm toán nội bộ và chuyển sang Ban tài chính vì công việc giám sát tài chính là một trong những chức năng thuộc về hoạt động tài chính. Việc thành lập bộ phận giám sát tài chính nội bộ Tập đoàn có thể thực hiện theo một trong hai con đường: Thứ nhất là thành lập một phòng/ Tổ mới thuộc Ban Tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn chuyên trách công việc giám sát tài chính cho cả Tập đoàn, mỗi chuyên viên giám sát sẽ đảm nhận một số đơn vị, thực hiện giám sát định kỳ hoặc không định kỳ tại các đơn vị được giao phụ trách, phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét nhằm giúp cho người đứng đầu các đơn vị và lãnh đạo Tập đoàn đưa ra quyết định chính xác về tài chính cho các đơn vị này. Số lượng đơn vị được giao phụ trách sẽ tùy thuộc vào năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm của từng chuyên viên và các chuyên viên sẽ phải chịu trách nhiệm về những đơn vị được giao phụ trách giám sát. Phương án này có nhược điểm là nếu làm không khéo sẽ làm “phình” bộ máy quản lý tài chính của Tập đoàn, chi phí có thể sẽ gia tăng. Vì vậy, nếu thực hiện phương án này có thể xem xét điều chuyển một số chuyên viên trong Ban Tài chính hoặc Ban Kiểm toán nội bộ sang đảm nhiệm công việc này, hoặc thực hiện công tác kiêm nhiệm giám sát tài chính với nhiệm vụ đang được phân công tại Ban Tài chính. Thứ hai, Tập đoàn sẽ thiết kế lại chức năng, nhiệm vụ của từng phòng chuyên môn thuộc Ban Tài chính của Tập đoàn theo hướng đưa công tác giám sát tài chính thành một nhiệm vụ quan trọng của mỗi phòng trong Ban Tài chính, mục tiêu là tăng cường công tác giám sát tài chính. Cách này sẽ ổn định nhân sự của các phòng thuộc Ban Tài chính, nhưng nếu không thực hiện triệt để thì có thể nảy sinh tình trạng “cha chung không ai khóc”, tức là công việc giám sát tài chính lại chỉ mang tính định hướng, không có trách nhiệm cụ thể, lúc đó giám sát tài chính lại chỉ mang tính hình thức, không đạt hiệu quả như mong muốn. Việc giám sát tài chính nếu thực hiện tốt sẽ giúp làm minh bạch hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, đây cũng là một trong những yêu cầu của sự PTBV. Hiện nay, về cơ bản Tập đoàn TKV đã có đủ những điều kiện cần thiết về nhân lực, nhận thức để thực hiện giải pháp này. Ngoài ra Ban Tài chính của Tập đoàn có thể phối hợp thêm với các ban khác như Ban Thống kê - Kế toán, Ban Kiểm toán nội bộ để hiệu quả công tác giám sát tài chính nội bộ được thực hiện tốt nhất. 3.3.2.6. Phân phối kết quả kinh doanh hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ tổ chức kinh tế nào. Với TĐKT cũng vậy, việc phân phối, sử Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 181 dụng lợi nhuận hợp lý sẽ kích thích quá trình tăng trưởng và phát triển, ngược lại có thể gây khó khăn cản trở cho các mục tiêu tăng trưởng của Tập đoàn. Lợi nhuận của Tập đoàn TKV bao gồm lợi nhuận hoạt động của công ty mẹ và lợi nhuận của các công ty thành viên. Trong đó, lợi nhuận của công ty mẹ gồm: Lợi nhuận hoạt động trực tiếp các lĩnh vực kinh doanh, lợi nhuận được chia từ các đơn vị thành viên có vốn đầu tư hoặc vốn góp của Tập đoàn, lợi nhuận từ các hoạt động khác của Tập đoàn. Về phân phối lợi nhuận theo quy định phân phối lợi nhuận hiện nay đã đảm bảo được lợi ích của các bên có liên quan đến Tập đoàn như Nhà nước, các nhà đầu tư, các cổ đông, cán bộ công nhân viên và lợi ích của bản thân tập đoàn cũng như đơn vị thành viên. Phân phối lợi nhuận cụ thể của Tập đoàn được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, và gần đây nhất sẽ là thông tư số 61/2016/TTBTC ngày 11/04/2016 - Hướng dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, đối với phần lợi nhuận còn lại này, theo Thông tư số 187/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 204/2013/NĐ-CP về thực hiện điều tiết ngân sách, sẽ được tận thu vào ngân sách Nhà nước. Thực hiện theo Thông tư 187/2013 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc chủ động vốn cho hoạt động tái đầu tư của Tập đoàn kinh tế nhà nước trong đó có Tập đoàn TKV. Do đó, Tập đoàn cần nhanh chóng có văn bản kiến nghị, đề xuất với Chính phủ xem xét việc thực hiện theo thông tư hướng dẫn này một cách hợp lý nhằm đảm bảo mục tiêu nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đảm bảo quyền và tính chủ động trong việc phân phối lợi nhuận của Tập đoàn. Đề xuất của Tập đoàn đối với Chính phủ có thể theo một trong hai hướng sau: (i) thứ nhất, không tận thu ngân sách đối với số lợi nhuận còn lại để Tập đoàn bổ sung vốn điều lệ còn thiếu, hoặc chủ động thực hiện tái đầu tư, cân đối nguồn vốn đối với các hoạt động đầu tư đã có dự án được phê duyệt; (ii) thứ hai, tận thu một tỷ lệ nhất định vào ngân sách, còn lại để cho Tập đoàn bổ sung quỹ đầu tư phát triển nhằm phục vụ cho quá trình tích tụ và tập trung vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Theo phương án này, một mặt vẫn thực hiện được mục tiêu ngân sách Nhà nước, mặt khác vẫn một phần đảm bảo cân đối nguồn vốn kinh doanh cho Tập đoàn. 3.3.2.7. Dành nguồn tài chính phù hợp cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia. Trong các nguồn lực, nguồn nhân lực được coi là nguồn lực ‘nội sinh’ chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội, và có ưu thế nổi bật là không có “giới hạn” hay “vô tận” nếu biết bồi dưỡng, khai thác, sử dụng hợp lý. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và bối cảnh thế giới có nhiều biến động thì phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia, những doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực nói chung và đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý là một trong các công cụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tại các doanh nghiệp của Tập đoàn TKV, từ đó quyết định đến sự PTBV của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 182 Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Vinacomin cần lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ phát triển và cạnh tranh. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ chuyên môn cao, nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ là yếu tố then chốt bảo đảm cho Tập đoàn phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Theo chiến lược PTBV Tập đoàn TKV giai đoạn 2020, tầm nìn đến 2030 (bảng 3.5), từ nay đến năm 2020 và dự báo đến 2030 nhu cầu lao động của các ngành nghề chính ở ngành than mỗi năm cần khoảng 4.000 người, các trường đào tạo của TKV cung cấp được khoảng 60% cho ngành than, còn 40% học sinh đào tạo ra phục vụ các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên đây lại là bài toán rất lớn của cả Tập đoàn. Có thể nói cách đây 10-15 năm, khi nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển, ngành mỏ là ngành thu hút rất đông lao động. Nhưng 2-3 năm trở lại đây, sức hút của nghề thợ mỏ, nhất là công nhân hầm lò, không còn như trước nữa. Một trong những cản trở lớn nhất đối với việc thu hút công nhân hầm lò là tính rủi ro của nghề này luôn cao hơn các ngành nghề khác. Để thu hút nhân công mới, cũng như nâng cao đời sống cho công nhân mỏ, những năm qua Tập đoàn TKV luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cũng như chế độ đãi ngộ dành cho công nhân. Tiền lương bình quân thợ lò năm 2015 khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên hiện tượng thiếu công nhân kỹ thuật cao và người lao động kỹ thuật cao vẫn xảy ra. Để đáp ứng nhu cầu lao động cũng như cải thiện chất lượng lao động cho ngành Than trong tương lai có thể xem xét một số giải pháp cụ thể sau: Một là: Dành kinh phí thích đáng cho công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Con người trong hoạt động PTBV phải là những cán bộ am hiểu, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có phẩm chất và tinh thần trách nhiệm. Do đó, công tác đào tạo cán bộ chuyên môn là một công tác hết sức quan trọng được Tập đoàn quan tâm. Thời gian qua, Tập đoàn TKV luôn tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho những cán bộ hiện có, sắp xếp lại vị trí và nhiệm vụ của các cán bộ đó cho phù hợp với khả năng. Khuyến khích tinh thần tự học của mọi người bên cạnh việc thường xuyên cử các cán bộ tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành. Trong một số năm gần đây, Tập đoàn đã phối hợp với các Ngân hàng nước ngoài như Citi Bank, ANZ Bank, SMBC tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn cập nhật bổ sung kiến thức về huy động vốn, phân tích tài chính, cập nhật thị trường tài chính tiền tệ, ngoại hối, giá cả cho Lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo các Công ty con.Thông qua hình thức đào tạo này giúp cho lãnh đạo cập nhật diễn biến tình hình tài chính tiền tệ, có biện pháp kịp thời điều chỉnh sản xuất cũng như điều chỉnh kế hoạch tài chính.Trong thời gian tới có thể cân đối kinh phí tiếp tục nhân rộng mô hình này, phối hợp với các Ngân hàng trong và ngoài nước tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn tại Việt Nam và nước ngoài cho cán bộ của Tập đoàn để hiểu sâu hơn về thị trường tài chính trong nước và quốc tế, quản trị rủi ro và thực hiện áp dụng các sản phẩm ngân hàng. Đối tượng áp dụng không phải chỉ có lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo các công ty con, mà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 183 cần áp dụng với những cán bộ có năng lực, những nhân viên giỏi nhằm tạo ra đội ngũ chuyên gia hỗ trợ cho lãnh đạo; đồng thời đây là một trong những cách thức khuyến khích, động viên người lao động hăng say làm việc hơn, từ đó tạo ra hiệu quả công việc cao hơn, phục vụ tốt hơn cho quá trình PTBV Tập đoàn. + Tăng cường kinh phí đầu tư cho trung tâm phát triển nguồn nhân lực quản lý của TKV. Đề nghị các cấp có thẩm quyền tiếp tục cấp kinh phí ngân sách cho các trường đào tạo do Tập đoàn TKV quản lý tương tự như các trường dạy nghề do các Bộ quản lý, vì các trường này cũng đều đào tạo lao động có kỹ thuật phục vụ cho các thành phần kinh tế của xã hội. + Dành kinh phí nâng cao năng lực đào tạo (về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên) cho các trường đào tạo chuyên ngành mỏ của Tập đoàn để đào tạo lực lượng lao động chuyên ngành mỏ đạt chất lượng đáp ứng cho các doanh nghiệp trong Tập đoàn. Phát triển Trường cao đẳng nghề than - khoáng sản của TKV thành Trường đại học công nghệ (đại học nghề) sau khi Nhà nước sửa Luật dạy nghề theo xu hướng nâng cấp lên 4 cấp trình độ nghề sơ cấp - trung cấp - cao đẳng - đại học. Ba là: Hỗ trợ tài chính cho công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tập đoàn TKV có thể tranh thủ sự tài trợ của Chính phủ trong nước và nước ngoài thông qua các hiệp định song phương; phân bổ hợp lý nguồn kinh phí từ Quỹ đào tạo tập trung của Tập đoàn cho những khóa học tại Trường Quản trị kinh doanh Vinacomin, cho bản thân các cán bộ được cử đi học hay mời các chuyên gia về truyền đạt kinh nghiệm tại các cơ sở của Tập đoàn. Bên cạnh đó, một giải pháp nữa Tập đoàn cũng có thể xem xét thực hiện là cho cán bộ công nhân viên vay vốn để họ tự đi học nâng cao trình độ, sau đó yêu cầu về làm việc tại Tập đoàn và số tiền vay nợ có thể được khấu trừ vào lương sau này. Bốn là: Có chính sách tài chính để thu hút, giữ chân người lao động - Tiếp tục duy trì kinh phí cho công tác chăm lo đời sống, điều kiện làm việc, nhà ở đối với người lao động làm việc trong hầm lò, làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, những người lao động giỏi và chuyên gia trong các lĩnh vực. - Thực hiện chính sách sử dụng ít lao động, trả lương cao ở mức hợp lý thay cho việc sử dụng nhiều lao động nhưng lương thấp để giữ chân được lao động có chất lượng cao. - Thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung để thu hút, giữ chân những vị trí cán bộ, công nhân có vai trò quyết định đến sự ổn định, phát triển của từng doanh nghiệp và Tập đoàn. Đặc biệt, đề nghị Nhà nước quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành than về quỹ đất, đầu tư xây dựng hạ tầng đến chân công trình và cho phép các doanh nghiệp ngành than được tạo lập “Quỹ đầu tư nhà ở công nhân mỏ hầm lò” hạch toán vào chi phí sản xuất để có nguồn tài chính đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho hộ gia đình công nhân mỏ theo phương thức doanh nghiệp - người lao động kết hợp, để thợ lò có điều kiện lập gia đình, chăm lo được cho vợ con ở ngay trên địa bàn nơi họ làm việc, từ đó công nhân hầm lò sẽ yên tâm gắn bó với sự nghiệp sản xuất than cho đất nước và con cháu họ sau này tiếp bước cha ông trở thành công nhân mỏ hầm lò và xây dựng gia đình truyền thống thợ mỏ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 184 - Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng thu hút nhân tài, kể cả lao động nước ngoài, nhất là nhân tài cho các ngành, nghề, lĩnh vực chế biến, khí hóa và hóa lỏng than, chế biến sâu khoáng sản - luyện kim, tái chế bùn đỏ, chất thải, hoàn thổ, hoàn nguyên môi trường, đầu tư ra nước ngoài, thương mại quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế, v.v., bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, chuyên gia tư vấn, thiết kế, pháp luật, công nhân lành nghề, v.v. Năm là: Có chế độ lương, thưởng và chế độ hỗ trợ khác về tài chính nhằm tạo điều kiện để người lao động yên tâm làm việc. - Hoàn thiện phương pháp trả lương theo vị trí việc làm để tạo động lực tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Các đơn vị phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra việc phân phối tiền lương tại cấp công trường, phân xưởng để cho Tập đoàn. - Tiếp tục phát huy có giảm thiểu tình trạng gửi lương, tạo công bằng cho người lao động, tiết kiệm chi phí hiệu quả vai trò của quỹ đổi mới cơ cấu lao động của Tập đoàn trong việc hỗ trợ tài chính cho việc giảm tỷ lệ lao động trực tiếp, tăng tỷ lệ lao động chất lượng cao, như hỗ trợ tài chính cho lao động trực tiếp về hưu sớm, hỗ trợ tài chính để mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân kỹ thuật,... - Cân đối kinh phí để tích cực thực hiện các khoản chi cho con người như chi thưởng sáng kiến, cải tiến, thưởng năng suất lao động, chi ăn định lượng, khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng cho người lao động, từ đó tạo động lực cho người lao động có tinh thần làm việc tốt hơn (những khoản này theo phân tích ở chương 2 có xu hướng giảm trong những năm gần đây). 3.3.2.8. Củng cố, hoàn thiện và tăng cường quản lý, sử dụng hợp lý các quỹ tài chính tập trung của Tập đoàn gắn với nhiệm vụ PTBV Do đặc điểm của các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn như đã nêu ở chương 2, để góp phần tạo điều kiện kinh tế bình đẳng giữa các đơn vị thành viên, nhất là giữa các doanh nghiệp mỏ và thực hiện các nhiệm vụ chung có liên quan đến nhiều đơn vị thành viên, hoặc liên vùng hoặc nhiều mỏ trong từng vùng, Tập đoàn đã thành lập các quỹ tập trung bao gồm: Quỹ môi trường Than - khoáng sản, Quỹ thăm dò Than - Khoáng sản, Quỹ cấp cứu mỏ, Quỹ đào tạo, y tế, Quỹ đổi mới cơ cấu lao động, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Nguồn trích lập các quỹ này là trích lập theo doanh thu, hoặc theo Quỹ lương thực hiện của Tập đoàn, cụ thể là: Quỹ môi trường Than – Khoáng sản mức trích tối đa không quá 1,5% trên tổng doanh thu; Quỹ thăm dò Than – Khoáng sản trích tối đa không quá 2% trên tổng doanh thu; Quỹ đào tạo - Y tế: trích từ chi phí SXKD hàng năm của các đơn vị, mức trích do Tổng giám đốc trình hội đồng thành viên TKV quy định hàng năm trên cơ sở nhu cầu kế hoạch chi quỹ, nhưng không vượt quá mức do Bộ Tài chính quy định; Quỹ cấp cứu mỏ: tối đa không quá 0,1% trên tổng doanh thu; Quỹ đổi mới cơ cấu lao động: tối đa không quá 1% trên tổng quỹ lương thực hiện của Công ty mẹ và các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản; Quỹ Khen thưởng phúc lợi: Trích theo tổng quỹ lương thực hiện và theo quyết định của Hội đồng thành viên. Các quỹ này hiện nay Tập đoàn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 185 TKV đều quan tâm trích lập đầy đủ và sử dụng đúng mục đích nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác, đảm bảo động viên, khuyến khích kịp thời cho người lao động có thành tích, đảm bảo chế độ phúc lợi đầy đủ cho người lao động và hỗ trợ kinh phí cho người lao động khi chuyển đổi cơ cấu lao động,… Bảng 3.10 - Tình hình trích lập các quỹ tập trung của tập đoàn TKV Chỉ tiêu 2010 Quỹ môi trường (tỷ đồng) 379,7 Tỷ lệ tăng trưởng Quỹ cấp cứu mỏ (tỷ đồng) 46,9 Tỷ lệ tăng trưởng Quỹ Đào tạo - y tế (tỷ đồng) 121,4 Tỷ lệ tăng trưởng Quỹ đổi mới cơ cấu lao động 103,9 (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trưởng Quỹ thăm dò than và 1434,9 khoáng sản Tỷ lệ tăng trưởng Quỹ phát triển khoa học và 259,9 công nghệ Tỷ lệ tăng trưởng 2011 716,4 88,68 59,2 26,23 145,2 19,60 2012 634,4 -11,45 56,1 -5,24 110,3 -24,04 2013 674,8 6,37 58,3 3,92 69,3 -37,17 2014 656,2 -2,76 53,3 -8,58 68,8 -0,72 2015 752,1 14,61 53,8 0,94 104,5 51,89 93,6 31,9 96,5 97,2 102,3 -9,91 -65,92 202,51 0,73 5,25 943,2 1.005,60 983,80 733,54 1154,96 -34,27 6,62 -2,17 -25,44 57,45 259 192,5 134,7 242,40 210,70 -0,36 -25,66 -30,03 79,96 -13,08 Nguồn: Tác giả tự tập hợp và tính toán từ báo cáo các quỹ tập trung của Tập đoàn TKV từ năm 2010 - 2015 Để tiếp tục phát huy các quỹ tập trung của Tập đoàn cần phải củng cố, hoàn thiện và tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các quỹ theo các định hướng sau: + Tăng cường quản lý sử dụng quỹ theo dự án, đề tài, nhiệm vụ trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng lập dự án, đề tài, nhiệm vụ và xác định mục tiêu rõ ràng. + Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng quỹ, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác hạch toán, quyết toán quỹ. + Tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định về trích lập, sử dụng và quyết toán quỹ, đảm bảo quỹ phải được sử dụng thực hiện đúng mục tiêu. + Việc giải ngân phải tuân thủ theo tiến độ và việc thanh, quyết toán chi phí phải căn cứ vào kết quả thực hiện mục tiêu đã đề ra và mục đích sử dụng quỹ. 3.3.3. Nhóm giải pháp phi tài chính 3.3.3.1. Tăng cường công tác quản trị tài nguyên, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và thiết bị, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận Một là: Tăng cường công tác quản trị tài nguyên khoáng sản, nhất là tài nguyên than Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn, do đó quản trị tài nguyên khoáng sản là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo nguồn lực nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, trong đó tập trung vào cập nhật kịp thời thực trạng nguồn tài nguyên, khoáng sản, đẩy nhanh công tác cấp phép thăm dò, tăng cường đầu tư thăm dò nâng cấp trữ lượng đảm bảo thăm dò kịp thời và chính xác, đồng thời tăng cường quản trị tổn thất than trong quá trình khai thác nhằm tận thu tối đa tài nguyên. Một số giải pháp cụ thể là: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 186 - Tăng cường quản lý tài nguyên, chất lượng sản phẩm, an toàn và bảo vệ môi trường, phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất than trong khai thác ít nhất 5% so với năm trước. Thắt chặt công tác nghiệm thu khối lượng mỏ và các chỉ tiêu công nghệ từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên, giám đốc mỏ phải trực tiếp chịu trách nhiệm về khối lượng mỏ, quản lý chất lượng than trong sản xuất, giao nhận và các chỉ tiêu công nghệ của đơn vị. - Tiếp tục hoàn thiện ban hành các tỷ lệ hao hụt, chênh lệch than trong vận chuyển, quản lý kho bãi và trong tiêu thụ than; từng đơn vị phải chủ động khảo sát, nghiên cứu, ban hành các tỷ lệ hao hụt trong các khâu sản xuất, vận chuyển nội bộ làm cơ sở quản lý chặt chẽ chất lượng và số lượng; tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát của Tổ giám định đối chứng chất lượng than của TKV và thuê đơn vị thứ hai kiểm tra đối chứng trong trường hợp cần thiết. + Một số đơn vị có điều kiện khai thác khó khăn (như công ty than Uông Bí, Mạo Khê, Hồng Thái, Khánh Hòa - CN Mỏ Việt Bắc, Tây Nam Đá Mài) cần chủ động xây dựng và có các giải pháp công nghệ, quản lý, điều hành để giảm giá thành, tăng chất lượng than để đảm bảo đơn giá giao khoán của Tập đoàn. Hai là: Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hóa thiết bị nhằm đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa, tự động hóa, nâng cao năng suất lao động, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận để PTBV. Theo Quy hoạch phát triển ngành than phê duyệt tại Quyết định số 403/2016/TTg như đã nêu trên, thời gian tới sản lượng than khai thác hầm lò dự kiến ngày càng tăng cao, chiếm hơn 80% tổng sản lượng toàn ngành vào năm 2025 và 2030, đây cũng là xu thế tất yếu của ngành công nghiệp than trong điều kiện các mỏ than lộ thiên ngày càng cạn kiệt trữ lượng. Do vậy việc tăng cường thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hóa, nhất là cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác than hầm lò một cách hiệu quả hơn, chủ động hơn là điều cần thiết. Để làm được điều này cần phải đổi mới tư duy, cách làm và tận dụng năng lực của Tập đoàn theo hướng thay vì chủ yếu dựa vào nhập khẩu thiết bị chuyển sang tự chủ sản xuất, chế tạo thiết bị trên cơ sở hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong nước thông qua phương thức xã hội hóa đầu tư và các đối tác nước ngoài thực sự có tiềm lực thông qua phương thức cùng hợp tác đầu tư khai thác và chế tạo thiết bị tại Việt Nam. Làm tốt công tác cơ giới hóa trong khai thác hầm lò đồng nghĩa với việc nâng cao an toàn, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và giảm tổn thất than trong quá trình khai thác. Để đạt được mục tiêu này, các đơn vị trong Tập đoàn TKV cần cân đối nguồn lực hiện có để đầu tư đổi mới công nghệ hợp lý, không dàn trải, đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu từng bước hiện đại hóa công nghệ, đảm bảo an toàn trong sản xuất, quản trị chặt chẽ và tiết kiệm tài nguyên. Các đơn vị cần mạnh dạn áp dụng công nghệ mới phù hợp với điều kiện thực tế. Về phía Tập đoàn cũng cần có những cơ chế khuyến khích cụ thể như hiệu quả kinh tế do áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong những năm đầu đầu tư công nghệ mới được để lại doanh nghiệp, hoặc áp dụng hình thức cho vay vốn với hỗ trợ lãi suất đối với các đơn vị để nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới. Đầu tư, đổi mới công nghệ trong khai thác được coi là giải pháp quyết định sự tăng trưởng theo chiều sâu nhằm hướng đến sự PTBV của Tập đoàn trong hiện tại và tương lai. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 187 Việc đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa, áp dụng công nghệ mới được thực hiện ở các công đoạn cụ thể như sau: (1) Trong khai thác hầm lò: coi nghiên cứu cơ giới hóa tối đa các công đoạn sản xuất là chỉ tiêu thi đua bắt buộc đối với các đơn vị khai thác, hoàn thiện công nghệ cơ giới hóa đồng bộ, đảm bảo công suất lò chợ tăng tối thiểu 5%/năm; đẩy mạnh cơ giới hóa khâu bốc xúc, vận tải mỏ bằng việc đầu tư lắp đặt các hệ thống vận tải bằng băng tải thay thế cho hình thức vận tải bằng máng cào, tời trục, rút ngắn cung độ đi bộ trong hầm lò cho công nhân; đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu thông gió, kiểm soát khí mỏ, thoát nước trong mỏ hầm lò nhằm đảm bảo an toàn lao động trong khai thác hầm lò; (2) Trong khai thác lộ thiên: Nghiên cứu trình tự kết thúc khai thác các mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai đã hết diện khai thác, kết hợp hoàn thổ, cải tạo, phục hồi môi trường đạt hiệu quả cao nhất nhằm giảm chi phí sản xuất (như Công ty cổ phần than Núi Béo, Hà Lầm, Công ty than Hòn Gai); sử dụng tối đa năng lực vận chuyển của băng tải đất đá Cao Sơn cho các mỏ vùng Cẩm Phả (như Công ty Cổ phần than Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai, Tây Nam Đá Mài); rà soát lại năng lực bốc xúc, vận chuyển của các mỏ để có kế hoạch đầu tư và/hoặc thuê thiết bị đồng bộ với tỷ lệ phù hợp khi khai thác xuống sâu, đặc biệt chú ý công nghệ vận tải liên hợp: ô tô - băng tải, ô tô - trục tải, trục nâng nhằm tận dụng ưu điểm, khắc phục nhược điểm của từng công nghệ, từ đó giảm giá thành; hoàn thiện áp dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS vào quản lý, điều hành các khâu bốc xúc, vận tải than, đất trong các mỏ lộ thiên; (3) Trong sàng tuyển: Tăng sản lượng pha trộn than giữa các vùng của TKV, đặc biệt pha trộn tại cuối nguồn, pha trộn than nhập khẩu với than của TKV để đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ; đầu tư công nghệ mới để nâng cao chất lượng than sàng tuyển, tăng hệ số thu hồi than, giảm chi phí vận chuyển than và đất đá thải; (4) Trong vận chuyển, tiêu thụ than: tiếp tục đẩy nhanh xây dựng các tuyến băng tải vận chuyển than từ các mỏ ra kho cảng; đầu tư các kho, bến cảng giao nhận than tại đầu nguồn và cuối nguồn nhằm chủ động cấp than cho các hộ sử dụng; tại từng đơn vị chủ động tiến hành cơ giới hóa theo hướng băng tải hóa các khâu vận tải, bốc rót, pha trộn than trong cảng, đầu tư thiết bị giám sát, đo lường tự động kiểm soát chặt chẽ khối lượng, chất lượng than, từ đó góp phần giảm chi phí và bảo vệ tài nguyên than; (5) Tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và hiện đại hóa cho Công ty CP chế tạo máy - TKV; (6) Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ theo hướng tăng cường chế biến sâu, đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch, tái chế chất thải (nhất là bùn đỏ từ các nhà máy chế biến alumin, tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than, chất thải rắng, lỏng từ các nhà máy tuyển than, tuyển quặng, v.v.). 3.3.3.2. Hoàn thiện cơ chế khoán nội bộ nói chung và giá giao khoán nội bộ nói riêng theo hướng vừa đảm bảo lợi nhuận định mức hợp lý cho các công ty con, các nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện tập trung tích tụ vốn ở Công ty mẹ Tập đoàn nhằm PTBV Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề cốt lõi nhằm gia tăng lợi nhuận, tạo nguồn lực tài chính bổ sung cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngoài việc sử dụng các biện pháp tiết Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 188 giảm chi phí, tăng đầu tư và sản lượng khai thác than hầm lò, phát huy tối đa lợi thế của khai thác than lộ thiên, đẩy mạnh đầu tư và hoàn thiện các nhà máy sàng tuyển than để tăng chất lượng, nâng cao hệ số thu hồi than như ở trên đã phân tích thì việc giao khoán giá than thực hiện cho các công ty con cũng là cách Tập đoàn quan tâm thực hiện. Hàng năm, căn cứ vào điều kiện SXKD của từng đơn vị và cân đối chung của Tập đoàn, tập đoàn sẽ nghiên cứu và giao khoán giá tới từng đơn vị thành viên. Vấn đề đặt ra là Tập đoàn cần kịp thời hoàn thiện, bổ sung hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, nhất là các chỉ tiêu công nghệ, định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, năng lượng, định mức lao động, định mức, đơn giá thuê ngoài,… để làm cơ sở cho công tác khoán chi phí và giao khoán giá nội bộ trong Tập đoàn. Nếu làm tốt được công tác này sẽ đảm bảo được yêu cầu tích tụ, tập trung vốn của công ty Mẹ mà các công ty con, các nhà đầu tư vẫn được đảm bảo lợi nhuận định mức, từ đó vừa tạo động lực đầu tư cho các nhà đầu tư mà công ty Mẹ, công ty con đều có nguồn tài chính phục vụ cho phát triển, đặc biệt công ty Mẹ có điều kiện tích tụ vốn để thực hiện các dự án phát triển than - khoáng sản, điện, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp theo chiến lược hoạt động kinh doanh đã đề ra nhằm PTBV. 3.3.3.3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động khai thác than - khoáng sản Quan điểm, mục tiêu chung của TKV trong việc tăng cường hợp tác với đối tác, bạn hàng là: (1) Hội nhập, hợp tác sâu rộng và toàn diện, trong đó ưu tiên hợp tác với các viện, các trường đại học, các định chế tài chính, các tập đoàn, công ty lớn có vị thế toàn cầu, đặc biệt là hợp tác với các công ty có thương hiệu mạnh để phát triển bền vững và nâng cao giá trị thương hiệu TKV - VINACOMIN ở trong nước và nước ngoài; (2) Phấn đấu đến năm 2020 tạo được kết quả hợp tác cơ bản với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực chế tạo thiết bị phục vụ cơ giới hóa khai thác than hầm lò; nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than; khai thác, chế biến crômit, titan và đất hiếm; đào tạo phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế. Trên cơ sở các nhiệm vụ kinh tế - chính trị được Nhà nước và Chính phủ giao phó, cùng với những thành tựu, kết quả và kinh nghiệm đúc kết trong suốt quá trình 20 năm xây dựng - phát triển và hội nhập quốc tế, giải pháp cho hợp tác và hội nhập quốc tế của TKV đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể như sau: * Giai đoạn đến năm 2020: - Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ ngành liên quan và các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở trong nước và nước ngoài để nghiên cứu, tìm hiểu các tiềm năng tài nguyên khoáng sản, thị trường hàng hóa và cơ hội đầu tư, pháp luật quốc tế về thương mại và đầu tư, văn hóa, nguồn nhân lực, v.v. của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là các nước trong khối ASEAN, APEC, các nước XHCN cũ ở Đông Âu và các nước có quan hệ hợp tác thương mại truyền thống với Việt Nam. - Tiếp tục tìm kiếm, thúc đẩy hợp tác đầu tư, kêu gọi và huy động các nguồn vốn quốc tế ưu đãi cho các dự án của Tập đoàn. - Tăng cường hợp tác quốc tế (Australia, Nhật Bản, Cộng hòa Séc…) để nghiên cứu thử nghiệm công nghệ khai thác than phù hợp để áp dụng tại Bể than ĐBSH. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 189 - Đa dạng hóa các thị trường xuất nhập khẩu bao gồm xuất - nhập khẩu than, khoáng sản, thiết bị, phụ tùng, vật tư ngành mỏ, v.v…, tránh phụ thuộc hoặc phụ thuộc chủ yếu vào một thị trường nhất định. - Đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế (EPC, BOT, BTO, BT, BCC, JV, PPP, BOO...) để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư có năng lực, tận dụng trình độ quản lý tiên tiến, trang thiết bị và công nghệ hiện đại, hợp tác chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy nội địa hóa các sản phẩm cơ khí phục vụ khai thác mỏ. - Ưu tiên các đối tác có nhiều kinh nghiệm và năng lực tham gia vào các dự án TKV kêu gọi hợp tác cùng đầu tư nhằm góp phần từng bước chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam cũng như kích thích các đơn vị trong nước phát triển thông qua việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong hợp tác. - Rà soát, đánh giá các dự án đầu tư tại Lào, Campuchia. Tiếp tục triển khai các dự án có hiệu quả về kinh tế - chính trị góp phần tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Lào, Campuchia. Báo cáo Chính phủ cho phép thực hiện các giải pháp cần thiết như thoái vốn, chuyển nhượng… đối với các dự án xét thấy không có hiệu quả về kinh tế - chính trị nhằm cân đối vốn, tránh đầu tư giàn trải. - Củng cố, phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác và kinh doanh quốc tế nói chung và Ban HTQT của Tập đoàn. - Phối hợp, hợp tác, liên kết với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, các cơ quan, đơn vị hữu quan trong nước trong việc thực hiện chiến lược hợp tác quốc tế, nhất là trong lĩnh vực khai thác than ĐBSH, nhập khẩu than, đầu tư ra nước ngoài khai thác than, khai thác, chế biến quặng titan, crômit, đất hiếm, tái chế chất thải rắn, bùn đỏ, nghiên cứu chế tạo thiết bị, v.v. - Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hội nhập, hợp tác sâu rộng và toàn diện với các đối tác trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính, các viện, trường, các công ty xuyên quốc gia có thương hiệu mạnh để phát triển nguồn vốn, nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, nâng cao an toàn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững… * Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030: - Tiếp tục hợp tác quốc tế để triển khai thử nghiệm công nghệ khai thác than tại Đồng bằng Sông Hồng với quy mô công nghiệp theo công nghệ hầm lò truyền thống và công nghệ khí hóa than. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp nhôm Việt Nam theo hướng hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao; trong đó có nghiên cứu hợp tác xây dựng các nhà máy điện phân nhôm tại Việt Nam và nước ngoài. - Tìm kiếm và kêu gọi hợp tác đầu tư quốc tế nhằm phát triển ngành công nghiệp khoáng sản theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, chế biến sâu như: đất hiếm, titan… - Tìm kiếm, thúc đẩy các thị trường đầu tư mới theo nhiều hình thức sang các nước phù hợp với năng lực và điều kiện của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 190 3.3.3.4. Quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức, quản lý lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho PTBV tập đoàn Công tác tổ chức, quản lý lao động như phân tích ở chương 2 đã được tập đoàn TKV làm khá tốt, Tập đoàn đã quan tâm đến chăm sóc sức khỏe cho người lao động, đảm bảo an toàn lao động, cải thiện thu nhập cho người lao động, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, một số đơn vị còn chưa giải quyết triệt để chế độ cho người lao động. Để làm tốt hơn công tác tổ chức, quản lý lao động nhằm thực hiện mục tiêu PTBV ngoài những giải pháp cụ thể đã trình bày ở phần 3.3.2.7, tập đoàn TKV còn có thể thực hiện một số giải pháp sau: * Về phương thức tuyển dụng: Chú trọng tuyển dụng các sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học chính quy để bổ sung cho lực lượng cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật của các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất than, cũng như tăng cường cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế mỏ, đào tạo nghề mới trong sản xuất than. Trên cơ sở thông báo nhu cầu tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, có kiểm tra sát hạch trình độ, có hợp đồng thử việc…theo đúng phân cấp quản lý trong ngành. * Về Phương thức tổ chức đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ: Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngành than thông qua việc đào tạo tại chỗ tại Trường quản trị kinh doanh - Vinacomin, kết hợp với tham quan thực tập khảo sát ở nước ngoài. Ngoài việc đào tạo cán bộ quản lý cần chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ KHKT - kinh tế chuyên ngành tăng cường cho các Viện nghiên cứu, Công ty tư vấn,… để những đơn vị này thực sự là nòng cốt trong việc áp dụng tiến bộ KHKT và Công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng mỏ. Để đạt được mục tiêu trên cần lựa chọn và cử các cán bộ có năng lực đào tạo sau đại học tại các trường đại học trong nước; cử các cán bộ có đủ tiêu chuẩn để gửi đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài như: Nhật, Nga và Trung Quốc. * Tăng cường giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng lao động của các doanh nghiệp thành viên. 3.3.3.5. Phát triển tổ chức, nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường - Hoàn thiện hệ thống chỉ đạo, quản lý công tác bảo vệ môi trường các cấp theo hướng chuyên trách nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu lực trong công tác bảo vệ môi trường; phân công lãnh đạo phụ trách công tác bảo vệ môi trường. - Tiếp tục xây dựng và phát triển các đơn vị chuyên ngành làm công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong TKV nhằm chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. - Phát triển nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị trên cơ sở đội ngũ cán bộ kỹ thuật sẵn có bằng cách cử đi học thêm về môi trường, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, quy định về bảo vệ môi trường. Đối với các đơn vị chuyên ngành, bên cạnh việc tiếp nhận mới các cán bộ được đào tạo chính quy, tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ hiện có đi học thạc sỹ, tiến sỹ nhằm phát triển đội ngũ chuyên gia môi trường có trình độ cao. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhật thức, ý thức bảo vệ môi trường chung trong cán bộ công nhân viên toàn TKV. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 191 3.3.3.6. Xây dựng báo cáo phát triển bền vững Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, một trong những điểm yếu của các DN Việt Nam là thiếu định hướng phát triển lâu dài, đó là lý do để Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững và Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc đưa báo cáo bền vững và phổ biến tới các doanh nghiệp như một công cụ đo lường sự phát triển bền vững. Hiện nay trên thế giới có hơn 4000 tổ chức từ 60 quốc gia sử dụng khung báo cáo bền vững của GRI như là công cụ đo lường sức khỏe của DN và cũng là công cụ quảng bá cho chính DN. Liên minh Châu Âu cũng buộc các DN sử dụng từ 500 lao động trở lên phải lập báo cáo phát triển bền vững. Ở Trung Quốc, DNNN cũng bắt buộc phải lập báo cáo bền vững. Đối với các thị trường chứng khoán Singapore, Hồng Kông, Ấn Độ, Nam Phi, các công ty niêm yết có thêm yêu cầu phải lập báo cáo phi tài chính. Có thể nói, yêu cầu lập báo cáo bền vững là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập, tuy nhiên công cụ này vẫn đang còn mới mẻ đối với cả doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính sách của Việt Nam. Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về phát triển bền vững như đói nghèo, đô thị hóa, khủng hoảng tài chính, biến động giá lương thực, năng lượng, biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên thiên nhiên... Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng báo cáo bền vững là một trong những công cụ hữu hiệu giúp theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững của TĐKT. Báo cáo bền vững sẽ giúp tình hình hoạt động sản xuất nói chung, tình hình tài chính nói riêng của các TĐKT trở nên minh bạch hơn trong mắt các nhà đầu tư, các đối tác khác trong xã hội. Rất nhiều doanh nghiệp và TĐKT trong và ngoài nước hiện nay đã lập báo cáo PTBV như tập đoàn Holcim, tập đoàn Bảo Việt, công ty Toyota, công ty cổ phần sữa Vinamilk,…Với tư cách là một Tập đoàn giữ vai trò chủ chốt trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, việc xây dựng báo cáo PTBV với Tập đoàn TKV là cần thiết, tuy nhiên trong khuôn khổ luận án, NCS không trình bày cụ thể mà dành cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. 3.4. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN Các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên, khoáng sản của Tập đoàn TKV chủ yếu là chính sách giá và chính sách thuế, phí. Ở nước ta, chính sách thuế, phí hiện hành đối với khai thác khoáng sản có rất nhiều loại như thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường,…. Do chính sách của Nhà nước còn tồn tại một số bất cập như đã phân tích ở mục 2.3.2.2 chương 2 nên để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận nhằm PTBV tập đoàn TKV, kiến nghị đối với Nhà nước như sau: Một là, hoàn thiện chính sách khoáng sản, nhất là chính sách thuế, phí theo hướng khuyến khích và bắt buộc khai thác tận thu tối đa tài nguyên thay vì theo hướng tận thu tài chính hiện nay một cách phù hợp với từng loại tài nguyên khoáng sản. Ban hành cơ chế chính sách cho việc thực hiện nhập khẩu than và đầu tư ra nước Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 192 ngoài khai thác than phù hợp với chiến lược nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than. Kiến nghị cụ thể như sau: - Mức thuế tài nguyên đối với khoáng sản đã quá cao so với thế giới, hơn nữa với việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ năm 2014, trên thực tế đã tăng thuế tài nguyên. Do vậy, kiến nghị không tiếp tục tăng thuế tài nguyên nói chung đối với khai thác khoáng sản. Với vai trò là “bánh mì của công nghiệp”, trong bối cảnh vùng than Quảng Ninh bị thiệt hại nặng do mưa lũ vừa qua và giá thành khai thác than tăng cao, để khỏi ảnh hưởng đến giá thành của các ngành sử dụng than, nhất là sản xuất điện, phân bón, giấy, xi măng, cũng như việc tăng sản lượng than đáp ứng nhu cầu, kiến nghị xem xét giảm mức thuế tài nguyên hiện hành đối với than xuống, theo phỏng vấn các nhà quản trị của Tập đoàn là 5% với than khai thác hầm lò và 7% với than khai thác lộ thiên. - Ngoài ra, trong bối cảnh suy giảm giá bán hiện nay và để nâng cao sức cạnh tranh so với hàng hóa nhập khẩu, kiến nghị xem xét giảm thuế suất thuế tài nguyên một cách phù hợp đối với các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quặng sắt, bô xít và các loại khoáng sản khác khai thác, chế biến tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. - Thay đổi căn cứ tính thuế tài nguyên theo sản lượng khai thác sang theo trữ lượng có thể khai thác được theo thiết kế được duyệt (tương tự như quy định căn cứ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) và có chính sách khuyến khích khai thác tận thu thêm trữ lượng nhằm khai thác tận thu tối đa tài nguyên. Kèm theo đó có các giải pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ trữ lượng, sản lượng và tỉ lệ tổn thất thực tế trong quá trình khai thác khoáng sản. - Thay đổi cách áp dụng khung thuế suất thuế tài nguyên đối với khoáng sản theo quy định của Luật Thuế tài nguyên. - Đổi mới chính sách thuế, phí nói chung, trong đó có thuế tài nguyên nói riêng đối với khai thác khoáng sản theo hướng thay vì tận thu tài chính cho tăng thu ngân sách như hiện nay chuyển sang khuyến khích tận thu tối đa tài nguyên và tăng cường chế biến sâu khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo tinh thần “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”. - Xem xét bỏ quy định trong Luật Khoáng sản về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vì nó trùng lặp với thuế tài nguyên. Hai là, Chính phủ có chính sách hợp lý để tạo vốn cho đầu tư và phát triển than - khoáng sản, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn TKV Qua phân tích ở chương 2 cho thấy quy định các dự án đầu tư khai thác than khoáng sản phải đảm bảo tỷ lệ vốn CSH làm vốn đối ứng đạt tối thiểu 30% và 50% với các dự án thăm dò là chưa phù hợp. Vì vậy, theo các chuyên gia và các nhà quản trị Tập đoàn TKV việc xem xét giảm số vốn đối ứng của các nhà đầu tư từ 30% đến 15%, 20% và 25% trong tổng số vốn đầu tư phụ thuộc vào quy mô tổng mức đầu tư của từng dự án là điều cần thiết. Chính phủ có thể xem xét, bảo đảm hoặc có chính sách phù hợp để hỗ trợ ngành công nghiệp than - khoáng sản vay vốn từ Ngân hàng, huy động vốn trên thị trường quốc tế phù hợp với tình hình thực tế của từng dự án, đặc biệt là các dự án thăm dò, khai thác than tại Bể than Đông bằng sông Hồng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 193 Ba là, đề nghị Bộ Công Thương chủ trì sớm xây dựng Chiến lược nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than đưa về phục vụ trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu than ngày càng tăng cao, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; trong đó giao TKV giữ vai trò chủ trì và đầu mối thực hiện nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than. Bốn là, bảo lãnh hoặc tạo cơ chế thích hợp cho TKV đối với một số khoản vay vốn đầu tư từ nước ngoài và trong nước để thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và một số dự án lớn quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, luyện kim, hóa chất của Tập đoàn. Năm là, tạo cơ chế thích hợp cho Tập đoàn TKV thực hiện cơ chế tín dụng nội bộ giữa Công ty mẹ và các đơn vị thành viên để phát huy tối đa các lợi thế huy động vốn nhằm góp phần đảm bảo huy động đủ nguồn vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu chiến lược của Tập đoàn. Tóm tắt chương 3 Chương 3 luận án đã khái quát mục tiêu, quan điểm và định hướng PTBV Tập đoàn TKV giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030 theo ba nội dung của PTBV là PTBV sản xuất kinh doanh, PTBV xã hội và PTBV môi trường. Đồng thời cũng phân tích, làm rõ những cơ hội, thách thức của Tập đoàn TKV trong quá trình phát triển bền vững Tập đoàn. Xuất phát từ thực trạng đã phân tích ở chương 2, chương 3 của luận án đã đề xuất các giải pháp tài chính và phi tài chính nhằm PTBV Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, tập trung vào các giải pháp tài chính với tám giải pháp lớn: Một là, huy động vốn đầy đủ, kịp thời, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực hiện chiến lược PTBV Tập đoàn TKV. Giải pháp này được coi là tạo ra nền tảng tài chính phục vụ cho quá trình PTBV của Tập đoàn, bao gồm năm giải pháp cụ thể, trong đó NCS tập trung phân tích giải pháp đa dạng hóa các kênh và phương thức huy động vốn, với việc phân tích rõ nét, cụ thể sáu kênh huy động vốn mà Tập đoàn có thể sử dụng trong thời gian tới. Hai là, đầu tư, sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, đạt hiệu quả, đáp ứng mục tiêu PTBV Tập đoàn TKV, với sáu giải pháp cụ thể, tập trung vào các giải pháp về tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng vốn; đẩy mạnh thoái vốn đầu tư nhằm tập trung đầu tư cho các ngành nghề kinh doanh chính, các lĩnh vực nòng cốt; bảo toàn vốn và đầu tư cho hoạt động môi trường. Ba là, tăng cường quản trị và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí, gia tăng doanh thu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận nhằm PTBV. Nhóm này NCS phân tích các giải pháp về tăng cường quản trị chi phí và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nhằm gia tăng doanh thu, trong đó tập trung chính vào các giải pháp tăng cường quản trị chi phí với bốn giải pháp cụ thể. Bốn là, xử lý nợ phải thu, phải trả nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng nguồn thu, tăng tính an toàn, giảm thiểu rủi ro, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính nhằm PTBV Tập đoàn. Các giải pháp đề xuất chủ yếu liên quan đến xử lý các khoản nợ phải thu, xử lý các khoản nợ phải trả của tập đoàn TKV với các khách hàng, đối tác và với các đơn vị thành viên trong Tập đoàn; thúc đẩy quản lý công nợ tại các đơn vị thành viên. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 194 Năm là, tăng cường quản trị rủi ro, thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ nhằm PTBV, tập trung vào phân tích các giải pháp cụ thể để nhận diện, phát hiện kịp thời rủi ro, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. Sáu là, phân phối kết quả kinh doanh hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của công ty Mẹ và các đơn vị thành viên, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài nhằm PTBV. Các giải pháp về phân phối kết quả kinh doanh theo hướng kiến nghị để lại một phần số lợi nhuận còn lại cho Tập đoàn hoặc cho các đơn vị thành viên nhằm thực hiện tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh từ nội lực để PTBV. Bảy là, dành nguồn tài chính phù hợp cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện trách nhiệm XH, bảo vệ môi trường, trong đó tập trung nghiên cứu các giải pháp tài chính để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, giữ chân người lao động. Tám là, củng cố, hoàn thiện và tăng cường quản lý, sử dụng hợp lý các quỹ tài chính tập trung của Tập đoàn gắn với nhiệm vụ PTBV về mặt xã hội. Ngoài tám giải pháp tài chính lớn như trên, luận án còn đề cập đến sáu giải pháp phi tài chính và một số kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho Tập đoàn TKV thực hiện được mục tiêu PTBV, các kiến nghị chủ yếu xoay xung quanh vấn đề chính sách giá, thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản của tập đoàn, quy định về vốn đối ứng và cơ chế huy động vốn cho tập đoàn TKV. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 195 KẾT LUẬN Phát triển bền vững đã trở thành quan điểm lãnh đạo của Đảng, đường lối chính sách của Nhà nước ta trong hơn thập kỷ gần đây, là kim chỉ nam cho mọi ngành nghề, lĩnh vực và các tổ chức kinh tế hoạt động. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV) là một trong những TĐKT nhà nước và là một trong ba trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nên PTBV Tập đoàn, nhất là PTBV trong hoạt động SXKD nhằm tạo ra nguồn lực cho các hoạt động khác như xã hội và môi trường là yêu cầu phải thực hiện. Mặt khác, quán triệt quan điểm này, ngày 08/10/2010, Bộ trưởng Bộ Công Thương được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển bền vững Tập đoàn các công ty Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại Quyết định 5239/QĐ-BCT với mục tiêu phát triển Tập đoàn các công ty Than - Khoáng sản Việt Nam theo hướng: “Tập đoàn công nghiệp - thương mại - tài chính kinh doanh đa ngành có thương hiệu mạnh ở trong nước và nước ngoài”. Bám sát tinh thần chỉ đạo này và cũng để thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững, trong giai đoạn 2008 - 2015, Tập đoàn TKV đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động SXKD theo nhiệm vụ được Nhà nước giao, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nội dung Chiến lược Phát triển bền vững đã được Tập đoàn TKV và các công ty con nỗ lực cố gắng, chủ động triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong quá trình phát triển của Tập đoàn đã bộc lộ những khó khăn, bất cập trên các mặt tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này làm suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm lợi nhuận rất lớn, đặc biệt trong vài năm gần đây, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược PTBV của Tập đoàn. Mặt khác, theo Nghị định số 212/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn TKV có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014 thì “kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại TKV” và “phát triển công nghiệp than, công nghiệp bô xít - alumin - nhôm, công nghiệp khoáng sản, công nghiệp điện và các ngành, nghề khác một cách bền vững; đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao; tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn các công ty TKV” là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh kinh tế mới. Để thực hiện được mục tiêu này cần phải có sự kết hợp của các giải pháp tài chính và phi tài chính, trong đó giải pháp tài chính đóng vai trò chi phối, quyết định đến các giải pháp khác và đến việc thực hiện mục tiêu PTBV Tập đoàn TKV. Vì vậy, đề tài “Giải pháp phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” được NCS lựa chọn cho Luận án tiến sĩ của mình là cấp thiết và có tính thời sự. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp, trong đó đi sâu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tài chính khả thi, phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình PTBV của tập đoàn TKV trong thời gian qua. Luận án đã đạt được những kết quả và đóng góp mới như sau: - Thứ nhất, hệ thống và khái quát hóa cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế và phát triển bền vững, làm rõ khái niệm, nguyên tắc, nội dung của PTBV, các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá PTBV của thế giới và Việt Nam làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu phát triển bền vững tập đoàn Kinh tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 196 - Thứ hai, vận dụng cơ sở lý luận về PTBV, trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của TĐKT để xây dựng cơ sở lý luận về Phát triển bền vững Tập đoàn Kinh tế, bao gồm các nội dung: khái niệm, nội dung PTBV TĐKT, các nhân tố ảnh hưởng đến PTBV TĐKT, các chỉ tiêu đánh giá mức độ PTBV của TĐKT với ba nội dung cơ bản là PTBV về kinh tế (PTBV SXKD), PTBV xã hội và PTBV môi trường. - Thứ ba, từ nghiên cứu thực tiễn PTBV của một số TĐKT trên thế giới rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết tham khảo cho quá trình PTBV của các TĐKT ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn TKV nói riêng. - Thứ tư, đã làm rõ các hoạt động SXKD chủ yếu và các nguồn lực chính của tập đoàn TKV, vận dụng cơ sở lý luận về PTBV TĐKT để phân tích, đánh giá thực trạng PTBV của Tập đoàn TKV chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2008 - 2015 theo các nội dung: PTBV sản xuất kinh doanh, PTBV xã hội, PTBV môi trường; qua đó làm rõ những thành tựu đạt được, những hạn chế trong quá trình PTBV của Tập đoàn, phân tích rõ nguyên nhân của những hạn chế, đặc biệt là các nguyên nhân thuộc về quản trị tài chính. Luận án cũng chỉ rõ được những thuận lợi và khó khăn của Tập đoàn TKV trong thời gian tới. - Thứ năm, luận án đã tập trung đề xuất được tám giải pháp tài chính cho PTBV tập đoàn TKV. Các giải pháp đề xuất có tính đồng bộ, khả thi, có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn TKV; gia tăng khả năng sinh lời trong dài hạn nhằm tăng tích lũy nội bộ, PTBV từ chính nội lực của Tập đoàn; nâng cao tính an toàn tài chính, kiểm soát và hạn chế rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu song vẫn đảm bảo được các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, làm tốt công tác bảo vệ, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường và quản lý, sử dụng hợp lý các quỹ tài chính tập trung gắn với nhiệm vụ PTBV của Tập đoàn. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất được sáu giải pháp phi tài chính nhằm PTBV tập đoàn TKV. - Thứ sáu, luận án đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về các chính sách đối với hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản của Tập đoàn TKV, các khuyến nghị này chủ yếu xoay quanh chính sách giá, thuế, phí và lệ phí, chính sách vốn đối với hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và Tập đoàn TKV nói riêng. Luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng là hợp lý, đảm bảo kết quả đạt được là tin cậy. Các nhóm giải pháp PTBV Tập đoàn TKV, đặc biệt là nhóm giải pháp tài chính đã đề xuất có căn cứ khoa học và tính khả thi. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. PTBV các ngành nghề, các lĩnh vực và từng tổ chức kinh tế, trong đó có TĐKT là vấn đề có tính thời sự trong định hướng PTBV của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, do đối tượng, nội dung nghiên cứu của đề tài còn mới mẻ, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến, đồng thời phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp nên luận án khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nghiên cứu sinh mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia và các nhà quản trị doanh nghiệp, các bạn đồng nghiệp để nghiên cứu sinh có thể tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng công trình nghiên cứu khoa học của mình. Xin chân thành cảm ơn! Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Bài báo trong nước 1. Phí Thị Kim Thư (2009), “Sử dụng công cụ phân tích tài chính trong quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số đặc san, tr. 54-57. 2. Phí Thị Kim Thư, Nguyễn Thanh Thủy (2010), “Những điểm lợi và bất lợi của phương thức vay qua ngân hàng và vay qua phát hành trái phiếu tại các doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 29/01, tr. 92-95. 3. Nguyễn Thị Kim Oanh, Phí Thị Kim Thư, Dương Thị Nhàn (2013), “Bàn về việc xây dựng một số chỉ tiêu dùng cho phân tích báo cáo tài chính hợp nhất của các Tập đoàn Kinh tế”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 191(II), tr.113-118. 4. Phí Thị Kim Thư, Dương Thị Nhàn (2014), “Kết quả hoạt động cung cấp tài chính tại công ty Tài chính - Vinacomin và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, Số 4, tr. 78-82. 5. Phí Thị Kim Thư (2015), “Phát triển bền vững về tài chính của các tập đoàn kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 06 (143) - 2015, tr. 42-45. 6. Phí Thị Kim Thư, Phí Quang Hải (2015), “Vận dụng phân tích SWOT nhằm định hướng phát triển bền vững cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 458, tr.13-16. 7. Phí Thị Kim Thư, Phí Quang Hải (2015), “Đánh giá tính bền vững tài chính tại Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”, Tạp chí Khoa học thương mại, Số 89+90, tr.71-78. 8. Phí Thị Kim Thư (2016), “Phát triển bền vững tập đoàn kinh tế: Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số tháng 4/2016, tr. 100-102. 9. Phí Thị Kim Thư (2017), “Giải pháp huy động vốn cho phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 01(162) - 2017, tr. 59-62. Bài báo hội thảo quốc tế 1. Phí Thị Kim Thư, Nguyen Anh Chung (2013), “Dupont Equation and the trade-off between profitability and risk, the case at Vinacomin - Coc Sau Coal Joint Stock Company”, Proceeding of the 1st International Scientific Coference on Economic Management in Mineral Activities (EMMA1), p 415-418. 2. Phi Thị Kim Thu, Phi Quang Hai (2015), “Financial sustainability: an appraisal for Vietnam National Coal - Mineral industries coporation”, Proceeding of the 2nd International Scientific Coference on Economic Management in Mineral Activities (EMMA2), p 197-203. 3. Phi Thi Kim Thu, Phan Minh Quang (2016), “Current status of lending activities and solutions to improve lending activities of Vietnam Environment Protection Fund”, Proceeding of the 2016 International Coferences on Earth Sciences and Sustainable Geo - Resources Development (ESASGD 2016), p 99-104. Đề tài NCKH 1. Chủ trì đề tài NCKH cấp cơ sở: "Nghiên cứu phát triển dịch vụ tài chính tại Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (MS T16-13), trường Đại học Mỏ - Địa chất. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt (1999), Kinh tế phát triển , Tập 1, trang 15, NXB Thống kê. (2010), Diễn đàn Tái cơ cấu và đổi mới thể chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước hướng tới mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu, Hà Nội. Amory Lovins (1977), Những con đường sử dụng năng lượng mềm: Về một nền hòa bình lâu dài, New York: Ballinger Publishing Co. Barry Commoner (1971), Vòng tròn khép kín, New York: Knoft. Nguyễn Ngọc Bích (2007), Tập đoàn: Tổ chức và điều hành, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 34, trang 11. Bộ Công thương (2010), Quyết định 5239/QĐ-BCT về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Tập đoàn các công ty Than- Khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Công thương (2012), Dự thảo“Quy hoạch (điều chỉnh) thăm dò, khai thác và chế biến quặng bôxit giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030”. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết số 02-NQ/TW “Về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” ngày 25/4/2011. Bộ Kế hoạch đầu tư (2013), Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT về "Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020" Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Dự án VIE/01/021 “Hỗ trợ xây dựng Agenda 21 của Việt Nam”, UNDP. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 206/2012/TT-BTC ngày 26/11/2012 hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng các Quỹ tập trung của Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2013), Quản trị rủi ro tài chính các Tập đoàn kinh tế Nhà nước lý, Lý luận - Thực tiễn, Nhà xuất bản Tài chính. Dương Đăng Chinh (2010), Lý thuyết Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Dương Đức Chính (2008), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ngành điện và than tại vùng Đông Bắc Bộ", Bộ Công thương. Nguyễn Tiến Chỉnh (2009), Báo cáo: “Phát triển bền vững công nghiệp Than Việt Nam, Triển vọng và thách thức” , Báo cáo tại hội thảo Quốc tế Hạ Long, tháng 10-2009. Trần Đức Chính (2015), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện tài chính. Võ Kim Chi, Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản, trường ĐHKHXH &NV. Chính phủ (2009), Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05-02-2009 về ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 20. Chính phủ (2011), Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản 21. Chính phủ (2012), Nghị định 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. 22. Chính phủ (2012), Nghị định số 199/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. 23. Chính phủ (2013), Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 24. Chính phủ (2014), Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 13/07/2014 về Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước. 25. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 15/2014/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, CPH và thoái vốn tại doanh nghiệp giai đoạn 2013 26. Chính phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT 2014. 27. Lê Minh Chuẩn (2014), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Thành tựu - bài học và kiến nghị, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Doanh nghiệp nhà nước: Thành công và những bài học đắt giá”, Học viện Chính trị QG HCM và Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức ngày 25/6/2014 tại Học viện Chính trị QG HCM - Hà Nội. 28. Chương trình nghị sự 21 quốc tế và Tuyên bố chung về phát triển bền vững, Hội nghị thượng đỉnh RIO 92 về “Môi trường và Phát triển” 29. Đặng Đức Đạm, Bùi Văn Huyền (2009), Tập đoàn kinh tế - một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế, tham luận tại Hội thảo " Tập đoàn kinh tế - Lý luận và thực tiễn" ngày 25/5/2009, Hà Nội. 30. David A.Munro (2006), Bền vững là một điều khoa trương hay là một thực tế, tháng 7/2006, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ. 31. David Pearce, Anil Markanda và Edward B. Barbier (1989), Cẩm nang về một nền kinh tế xanh, London. Earthscan Publications. 32. Denis Goulet (2007), Sự phát triển đích thực có phải là phát triển bền vững không, tháng 1/2007, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ. 33. E. Wayne Nafziger (1998), Kinh tế học của các nước phát triển, NXB Thống kê, 1998 34. Lưu Đức Hải, Nguyễn Văn Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia, 2008 35. Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Cảnh Nam, Luận bàn về chiến lược phát triển công nghiệp Bô - xít, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế:”Quản lý kinh tế trong khai thác khoáng sản” do Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức vào ngày 89/11/2013 tại Hà Nội. 36. Nguyễn Thị Thanh Hoài (2012), Phát triển bền vững - Những vấn đề lý luận, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán. 37. Hội nghị BCH Trung ương 7 khóa XI (2013), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. 38. Nguyễn Mạnh Huấn, Hoàng Đình Phu (1993), Những vấn đề kinh tế - xã hội và văn hoá trong phát triển bền vững, Hà Nội tháng 3/1993. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 39. Human E. Daily (1973), Kinh tế học nhà nước mạnh, San Francisco: Freeman. 40. Huo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2006), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội 41. Ian Crosby, Chương trình Phát triển kinh doanh bền vững, Đông Á - Thái Bình Dương, IFC 42. Ignacy Sachs (1980), Chiến lược phát triển sinh thái, Paris: Editition Ouveières. 43. IUCN, UNEF, WWF (1991), Cứu lấy trái đất - Chiến lược cho cuộc sống bền vững. 44. Jean-Guy Vaillancourt (2000), Phát triển bền vững: nguồn gốc và khái niệm, Tạp chí Xã hội học số 2 (70). 45. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê. 46. Vũ Thị Ngọc Lan (2010), Cơ chế quản lý tài chính Tập đoàn Kinh tế - Bài học từ 1 ''thí điểm" mô hình Tập đoàn Kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán, số 7, tháng 7. 47. Lester Brown (1981), Xây dựng một xã hội bền vững, New York: W W Norton and Co. 48. Nguyễn Thùy Linh (2012), Giải pháp tài chính phát triển bền vững Thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính. 49. Nguyễn Cảnh Nam (2007), Chiến lược phát triển bền vững ngành than Việt Nam, Tuyển tập Hội nghị than quốc tế, Bắc Kinh - Trung Quốc,9/2007. 50. Nguyễn Cảnh Nam (2010), Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam", Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, Hội KH&CN Mỏ Việt Nam. 51. Nguyễn Cảnh Nam, Đinh Văn Sơn, Vũ Thị Thu Hương (2009), Bàn về mô hình phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam, Tuyển tập Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ XIX, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, Hà Nội, tháng 11/2009. 52. Nguyễn Cảnh Nam, Nguyễn Quang Tuyên (2010), Định hướng PTBV ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam, Tuyển tập Hội nghị khoa học mỏ Quốc tế, Hạ Long - Quảng Ninh. 53. Phạm Xuân Nam (1997), Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp, Hà Nội 54. Hoàng Thị Tố Oanh (2005), Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty than Việt Nam theo mô hình Tập đoàn, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 55. Paul R. Niven (2009), Thẻ điểm cân bằng - Balanced ScoreCard, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 56. Peter Sands (2009), Báo cáo về phát triển bền vững ngân hàng. 57. Nguyễn Minh Phong, Võ Thị Vân Khánh (2012), Một số kinh nghiệm quốc tế về Phát triển Tập đoàn Kinh tế, Tạp chí Cộng sản, Số 10,. 58. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 59. Tào Hữu Phùng (2002), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong phát triển và hội nhập quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, tr.8. 60. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp Việt Nam. 61. Quốc hội (2009), Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 62. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. 63. Quốc hội (2010), Luật Khoáng sản đã được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 17/11/2010. 64. Quốc hội (2010), Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12. 65. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường 66. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 (thay thế Luật BVMT số 52/2005). 67. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (thay thế Luật Doanh nghiệp 2005). 68. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 69. Quốc hội (2014), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13. 70. Quốc hội (2015), Luật NSNN 2015/QH13. 71. SAS (2014), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF - World Economic Forum), Davos - Thụy Sĩ, 72. Đinh Văn Sơn (2011), Nghiên cứu phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế , Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 73. Nguyễn Hữu Sở (2009), Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội. 74. Stephen Viederman (2000), Ta cần có kiến thức gì để phát triển bền vững, tháng 5/2000, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ. 75. Tạp chí Hải quan Online, tháng 8/ 2013 76. Tập đoàn Viễn thông quân đội (2010), Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm mô hình Tập đoàn kinh tế, Hà Nội. 77. TKV (2008 - 2015), Báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2008 - 2015. 78. TKV (2010 - 2015), Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tổng hợp các năm từ 2010-2015. 79. TKV (2010 - 2015), Báo cáo tổng kết công tác lao động tiền lương các năm từ 2010-2015. 80. TKV (2010 - 2015), Báo cáo tổng kết công tác thống kê, kế toán, tài chính các năm từ 2010-2015. 81. TKV (2013 - 2015), Báo cáo giám sát tài chính các năm từ 2013-2015. 82. TKV, Báo cáo tài chính của một số công ty thành viên trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. 83. Đỗ Hoàng Toàn, Phan Kim Chiến, Vũ Trọng Lâm (2008), Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội. 84. Thanh Tùng (2011), Nâng cao chất lượng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2015, Tạp chí Kinh tế và dự báo. 85. Từ điển Bách khoa toàn thư Tiếng Anh. 86. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (http://dictionary.bachkhoatoanthu). 87. Hà Huy Thành (2009), Đề tài cấp Bộ “Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động”, Viện nghiên cứu Môi trường và PTBV. 88. Thaddeus. C. Trzyna (2007), Thế giới bền vững định nghĩa và trắc lượng phát triển bền vững tháng 8/2007, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ. 89. Bùi Đình Thanh (2003), Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI, Tạp chí Xã hội học. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 90. Nguyễn Minh Thu (2013), Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân. 91. Phí Thị Kim Thư (2013), Đề tài NCKH cấp cơ sở: "Nghiên cứu phát triển dịch vụ tài chính tại Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam", Đại học Mỏ - Địa chất. 92. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/TTg ngày 17/8/2004 ban hành "Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (hay còn gọi là Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). 93. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 60/2012/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn đến 2020, có xét triển vọng đến 2030. 94. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 212/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về "Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam". 95. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 403/2016/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 96. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011÷2020, tầm nhìn đến năm 2050”. 97. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”. 98. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008 phê duyệt đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. 99. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 phê duyệt “Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 100. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 418/2011/QĐ -TTg ngày 21/3/2011 phê duyệt "Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam". 101. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011÷2020”. 102. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số: 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 phê duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011÷2020”. 103. Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh tế: Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 104. Trung tâm tài nguyên và môi trường (1995), Đề tài nghiên cứu Tiến tới môi trường bền vững, Đại học Tổng hợp Hà Nội. 105. Ủy ban Brundtland (1997), Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED – World Commission on Environment and Development). 106. Uỷ ban phát triển bền vững Liên hợp quốc (UN CSD) (2001), Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững. 107. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình "Tài chính doanh nghiệp", Học viện Tài chính, NXB Tài chính. 108. Bùi Văn Vần (2014), Đề tài NCKH cấp Học viện “ Đổi mới cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp may thuộc Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, Học viện tài chính. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 109. Bùi Văn Vần, Nguyễn Đình Kiệm (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. 110. Viện Môi trường và phát triển bền vững (2003), Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I", Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. 111. Trần Thị Hải Yến (2009), Phân tích và dự báo tài chính dài hạn cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 112. Một số trang web: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam www.vinacomin.vn, Tập đoàn Than Trung Quốc http:// www.chinacoal.com, Tập đoàn RAG http:// www.rag-stiftung.de; Tập đoàn dầu khí Petronas http://www.petronas.com.my; Tập đoàn Daewoo http://www.daewoo.com, http://vnexpress.net, Hiệp hội Than thế giới http:// www worldcoal.org Tài liệu tiếng Anh 113. Australia Government,(7-2011): “A Guide to leading Practice Sustainable Development in Mining”. 114. Barbier, E.B. and A. Markandya (1990). The Conditions for Achieving Environmentally Sustainable Development. European Economic Review 34: 659-669. 115. Bhaduri, S.N. (2002). “Determinants of corporate borrowings: Some evidence from the Indian corporate”. Journal of Economics and Finance, 26, 200-215. 116. Brooks, H.(1992), The concepts of sustainable development 117. Carl-Johan Lindgren & Gillian Garcia & Matthew I Saal (1996), Bank Soundness and Macroeconomic policy. 118. CIAB-IEA (2006), Case Studies in Sustainable Development in the Coal Industry. 119. Daly. H.E. (1990). Toward Some Operational Principles of Sustainable Development. Ecological Economics, 2: 1-6. 120. DC Dunphy, A Griffiths, S Benn (2003). Organizational change for corporate sustainability. Routledge Publishing, London. 121. Edwin Antonio Malagón Orjuela (May 15, 2012), How can mining contribute to Sustainable Development in Colombia. 122. F. P. Perroux (1983). A New Concept of Development. Basic Tenets, UNESCO, Paris. 123. Faucheux, S., G. Froger and J-F. Noel (1995). What Forms of Rationality for Sustainable Development?. Journal of Socio-Economics, 24(1): 169-209. 124. FJ Van SChagen (2008). CRC for Coal in Sustainable Development. (20012008), Australia. 125. Hartwick, J.M. (1990). Natural Resources, National Accounting and Economic Depreciation. Journal of Public Economics, 43: 291-304. 126. Hofkes, M.W. (1996). Modelling Sustainable Development: An EconomyEcology Integrated Model. Economic Modelling, (13): 333-353. 127. Huang, Samuel G.H và Song, Frank M. (2002). “The determinants of capital structure: Evidence from China”, School of Economics and Finance and Center for China Financial Research, The University of HongKong, Press for SSRN. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 128. IFC (2000), Banking on sustainability report. 129. Modelling Sustainable Development: An Economy-Ecology Integrated Model. Economic Modelling, (13): 333-353. 130. Nourry, M. (2008). Measuring Sustainable Development: Some Empirical Evidence for France from Eight Alternative Indicators. Ecological Economics, 67: 441-456. 131. Pandey, I.M. (2001). “Capital structure and the firm characteristics: Evidence from an Emerging Market”. Indian Institute of Management Ahmedabad, IIMA Working Paper, Press for SSRN 132. Pearce, D.W. and G.D. Atkinson (1993). Capital Theory and the Measurement of Sustainable Development: An Indicator of “Weak” Sustainability. Ecological Economics, 8: 103-108. 133. Phi Thi Kim Thu, Phan Minh Quang (2016), “Current status of lending activities and solutions to improve lending activities of Vietnam Environment Protection Fund”, Proceeding of the 2016 International Coferences on Earth Sciences and Sustainable Geo - Resources Development (ESASGD 2016), p 99-104. 134. Renning, K. and H. Wiggering. (1997). Steps towards Indicators of Sustainable Development: Linking Economic and Ecological Concepts. Ecological Economics, 20: 25-36. 135. Richard A.Brealey (2003). Financing and risk management, Boston. 136. Robin Evans (2005), Water Use and Sustainable Development in Coal Mining : A case study from Central Queensland - Australia. 137. SAS (2010), Sustainable banking report. 138. Sneddon, C., R.B. Howarth and R.B. Nogaard. (2006). Sustainable Development in a Post-Brundtland World. Ecological Economics, 57: 253-268. 139. Victor, P.A. (1991). Indicators of Sustainable Development: Some Lessons from Capital Theory. Ecological Economics, 4: 191-213. 140. Viedrmen, S.(1993), The economics anh economy of sustainability: Five capitals and three pillas. Talk delivered to Delaware Estuary Program. Available from Noyes Foundaiton, New York. 141. Volleberg, H.R.J and C. Kemfert. (2005). The Role of Technological Change for a Sustainable Development. Ecological Economics, 54: 133-147. 142. WEF - World Economic Forum (2014), Davos - Switzerland. 143. World Bank. Development and Environment. World Development Report 1992, Oxford University Press, 1992. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 PHỤ LỤC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399