« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu mối liên hệ của độ không đều khối lượng sợi bông tới độ bền, độ không đều độ bền và độ không đều độ săn sợi


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN HUY ĐÔNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ CỦA ĐỘ KHÔNG ĐỀU KHỐI LUỢNG SỢI BÔNG TỚI ĐỘ BỀN, ĐỘ KHÔNG ĐỀU ĐỘ BỀN VÀ ĐỘ KHÔNG ĐỀU ĐỘ SĂN SỢI LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- Lý do chọn đề tài: Độ không đều về khối lượng, độ bền, độ săn sợi gây ra các vấn đề trong quá trình sản xuất, làm giảm chất lượng đặc biệt là giá trị sử dụng và tính thẩm mỹ của sản phẩm Để đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm về giá trị sử dụng cần phải phân tích, nghiên cứu mối liên quan giữa độ không đều khối lượng và độ bền, độ không đều độ bền, độ không đều độ săn của sợi Mối liên hệ giữa độ không đều khối lượng và độ bền, độ không đều độ bền, độ không đều độ săn của sợi cho phép dự đoán, phòng ngừa các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình công nghệ sau kéo sợi Cùng với độ bền sợi, độ không đều độ bền và độ không đều độ săn sợi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng tới các tính chất cơ lý, ngoại quan sợi cũng như quá trình sản xuất sau kéo sợi.
- Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu trong nước về mối tương quan thực sự giữa độ không đều khối lượng sợi CVm% và độ không đều độ bền sợi CVP% cũng như độ không đều độ săn sợi CVK%.
- Nội dung, đối tượng và phươn pháp nghiên cứu của luận văn.
- Nội dung nghiên cứu 2  Nghiên cứu xác định độ không đồng đều khối lượng sợi  Nghiên cứu xác định độ bền và độ không đều độ bền sợi  Nghiên cứu xác định độ săn và độ không đều độ săn  Nghiên cứu xác định mối liên hệ của độ không đều khối lượng tới độ bền, độ không đều độ bền và độ không đều độ săn sợi - Đối tượng nghiên cứu  Hỗn hợp bông Ấn Độ MCU và Sankar 6  Sợi cotton 100% chải thô Ne20 và Ne32 cho dệt thoi - Phương pháp nghiên cứu - Đo độ không đều CVm% của các mẫu sợi bông chải thô chi số Ne20 và Ne32 trên máy Uster Tester 4 theo tiêu chuẩn ASTM D1425/D1425M-2009.
- Đo độ bền và độ không đều độ bền sợi CVP% trên máy Uster Tensorapid theo tiêu chuẩn ISO Đo độ săn và độ không đều độ săn sợi CVk% trên máy đo độ săn M363 theo tiêu chuẩn ASTM D1423-2002 c.
- Kết luận: Luận văn đã xác định được 2 loại sợi cần nghiên cứu là sợi bông 100% bông chải thô Ne20 và Ne32 sản xuất tại công ty TNHH sợi dệt Vĩnh Phúc.
- Xác định trên các thiết bị thí nghiệm của công ty các thông số độ không đều khối lượng, độ bền, độ không đều độ bền, độ không đều độ săn của sợi mẫu.
- Độ không đều độ bền và độ không đều độ săn sợi có xu hướng tăng lên cùng với độ không đều khối lượng sợi trong khi độ bền sợi có xu hướng tỉ lệ nghịch với độ không đều khối lượng sợi.
- Phương trình tương qua giữa độ không đều khối lượng và độ không đều độ bền và độ không đều độ săn sợi có dạng tuyến tính với hệ số tương quan khá cao R=0,93

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt