intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Đức Trí, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở Đức Trí, Thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Đức Trí, thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGÔ THANH LÂM DẠY HỌC TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỨC TRÍ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Khóa 9 (2017 - 2019) Hà Nội, 2019
  2. CÔNG TRÌNH NÀY ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trọng Toàn Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Phúc Linh Phản biện 2: PGS.TS Kiều Trung Sơn Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Ngày 13 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tiễn hiện nay, việc dạy học môn âm nhạc ở Trường THCS Đức Trí , thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tích, Tuy nhiên trong số các phân môn âm nhạc nêu trên, đa số học sinh thích học hát nhất và còn ngại học đọc nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc. Lý do là vì nhiều em không thuộc nốt nhạc, mặt khác, học sinh đọc nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc chủ yếu theo kiểu học thuộc lòng, nên hầu như không thể tự đọc được cao độ, trường độ nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc, dù rất đơn giản. Là giáo viên dạy môn Âm nhạc tại Trường THCS Đức Trí, mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc nói chung, phân môn Tập đọc nhạc nói riêng cho học sinh lớp 6, nên tôi lựa chọn đề tài: Dạy học tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6, tại trường Trung học cơ sở Đức Trí, Thành phố Đà Nẵng, cho luận văn Cao học ngành Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc. 2. Lịch sử nghiên cứu Đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, trong quá trình nghiên cứu tôi tìm hiểu một số công trình dưới đây: - Hồng Đăng (1982), Bài tập xướng âm, Nxb Văn hóa. Hà Nội. - Nguyễn Đắc Quỳnh (1993), Xướng âm, Giáo trình dành cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Âm nhạc, Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc Họa Trung ương.
  4. 2 - Phạm Thanh Vân và Nguyễn Hoành Thông (2003), Đọc - Ghi nhạc (tập 1, 2), đây là giáo trình do Bộ GD & ĐT ban hành, thuộc dự án đào tạo giáo viên THCS, ngành Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc. - Lê Anh Tuấn (2010), Phương pháp dạy học âm nhạc ở Trường Tiểu học & Trung học cơ sở, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. - Phương pháp dạy học Ký - Xướng âm trong đào tạo giáo viên âm nhạc phổ thông (2011), Nxb Âm nhạc do Trịnh Hoài Thu chủ biên. - Nguyễn Quốc Bình (2013), Nâng cao chất lượng dạy học môn Nhạc lý phổ thông và Đọc - Ghi nhạc tại Trường Đại học An Giang, luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc. - Hoàng Diệu Linh (2015), Nâng cao chất lượng dạy học môn Ký – Xướng âm cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, Trường Đại học Hạ Long, luận văn thạc sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc. Các tài liệu và luận văn trên đều có những nội dung phù hợp với việc nghiên cứu đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở Đức Trí, Thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu. - Tìm hiểu, nhận xét, đánh giá về thực trạng dạy học TĐN.
  5. 3 - Xây dựng một số biện pháp dạy học phân môn TĐN. - Thực nghiệm sư phạm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp dạy học phân môn Tập đọc nhạc cho HS lớp 6, Trường THCS Đức Trí - Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: dạy học phân môn Tập đọc nhạc cho HS khối lớp 6, Trường THCS Đức Trí - Đà Nẵng. - Thời gian nghiên cứu: từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2018 - 2019, tại Trường THCS Đức Trí, thành phố Đà Nẵng. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn TĐN cho HS lớp 6, Trường THCS Đức Trí - Đà Nẵng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 02 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
  6. 4 Chương 2: Biện pháp dạy học phân môn Tập đọc nhạc lớp 6, Trường Trung học cơ sở Đức Trí – Đà Nẵng
  7. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận Để thực hiện luận văn, tôi tìm hiểu, nghiên cứu một số khái niệm liên quan đến đề tài qua các sách, giáo trình đã xuất bản. 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Dạy học Dạy học là quá trình hoạt động tương tác giữa người dạy và người học, trong đó người dạy truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho người học, đồng thời người học chủ động, tích cực tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm lĩnh hội kiến thức, kỹ năng để đạt được mục đích dạy học. 1.1.1.2. Tập đọc nhạc Có thể khái niệm về tập đọc nhạc là luyện tập đọc tên nốt nhạc theo đúng độ cao thấp, dài ngắn, mạnh nhẹ… được ký hiệu trên giấy hoặc một loại vật liệu nào đó. 1.1.1.3. Biện pháp Tác giả Lưu Xuân Mới trong sách Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, quan niệm: “Biện pháp là cách thức đạt tới mục đích và bằng một hình ảnh nhất định, nghĩa là một hành động được điều chỉnh” [32; tr.35]. Trong Từ điển Tiếng Việt viết: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [37; tr.62].
  8. 6 Trên cơ sở các khái niệm nêu trên, có thể quan niệm: Biện pháp là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. 1.1.1.4. Biện pháp dạy học tập đọc nhạc Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong tài liệu Lý luận dạy học đại cương, viết: “Biện pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học” [34; tr. 37]. Từ các khái niệm nêu trên, chúng tôi có khái niệm: Biện pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học đề ra. Biện pháp dạy học tập đọc nhạc là hệ thống cách thức tổ chức hoạt động dạy học tập đọc nhạc nhằm đạt mục tiêu đề ra. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học tập đọc nhạc của thầy và trò, được tiến hành trong quá trình dạy học nhằm mục tiêu truyền đạt kiến thức và rèn luyện các kĩ năng. 1.1.1.5. Hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa là tổ chức giáo dục, dạy học ngoài giờ, ngoài chương trình chính khóa. Hoạt động ngoại khóa âm nhạc có tác dụng giáo dục nhận thức, giúp HS củng cố, mở rộng những kiến thức, kỹ năng đã học trên lớp. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của môn âm nhạc và phân môn Tập đọc nhạc bậc Trung học cơ sở
  9. 7 1.1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của môn Âm nhạc bậc Trung học cơ sở Trong quá trình dạy học âm nhạc diễn ra quá trình hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ, hiểu, đánh giá, yêu thích và thưởng thức nghệ thuật âm nhạc; nhu cầu hoạt động sáng tạo và tạo ra những giá trị thẩm mĩ. dạy học âm nhạc trong nhà trường hướng tới phát triển, làm phong phú tinh thần và nhân cách học sinh. 1.1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của phân môn Tập đọc nhạc với học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở Đức Trí Vai trò, ý nghĩa của phân môn Tập đọc nhạc của dạy học phân môn Tập đọc nhạc ở Trường THCS nhằm giúp HS hiểu bản chất của tập đọc nhạc là quá trình khám phá giai điệu; giúp HS nhớ tên nốt nhạc, thấy được mối liên hệ giữa bản nhạc với âm thanh; có kĩ năng sơ giản đọc cao độ, trường độ, cường độ… của nốt nhạc và giai điệu của bản nhạc; Biết đọc bài tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp, gõ phách. 2.2.5. Ứng dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy tập đọc nhạc. Hiện nay, dạy học theo nhóm là phương pháp được áp dụng rộng rãi, mang tính phổ biến, có tác động tốt tới hiệu quả trong các tiết học tập của thầy và trò. Dạy học môn Âm nhạc nói chung, phân môn Tập đọc nhạc nói riêng ứng dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy tập đọc nhạc sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1.2.1. Chương trình phân môn Học hát
  10. 8 Chương trình phân môn học hát lớp 6 gồm 8 bài. 1.2.2. Chương trình phân môn Âm nhạc thường thức Chương trình phân môn Âm nhạc thường thức lớp 6, trong tiết học có bài học riêng, có bài được ghép với tiết học các phân môn khác. Chương trình phân môn âm nhạc thường thức lớp 6 gồm 8 bài. 1.2.3. Chương trình phân môn Nhạc lí và Tập đọc nhạc Nội dung phân môn Tập đọc nhạc lớp 6, gồm 10 bài. 1.3. Nhận xét về chương trình phân môn Tập đọc nhạc lớp 6 1.3.1. Những ưu điểm Mặc dù còn một số vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung nhưng về tổng quan nội dung chương trình phân môn Tập đọc nhạc lớp 6, THCS được biên soạn khoa học, công phu. 1.3.2. Những hạn chế Thứ tự bài học chưa thực sự hợp lý, chưa phù hợp tính vừa sức 1.4. Khái quát về Trường Trung học cơ sở Đức Trí – Đà Nẵng và thực trạng dạy học phân môn Tập đọc nhạc tại Trường 1.4.1. Trường Trung học cơ sở Đức Trí - Đà Nẵng Là giáo viên dạy môn âm nhạc ở Trường Trung học cơ sở Đức Trí - Đà nẵng, tôi tìm hiểu và trình bày khái quát về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Nhà trường. 1.4.1.1. Sơ lược lịch sử Trường Trung học cơ sở Đức Trí - Đà Nẵng - Được phép của Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Đà Nẵng, năm 1990 Trường Mầm non Đức Trí được thành lập.
  11. 9 - Năm học 2008 -2009, Trường tuyển sinh khối lớp 1 bậc Tiểu học đầu tiên. Từ năm học 2009 - 2010 đến nay, Nhà trường tiếp tục tục tuyển sinh các khối lớp 1 đến khối lớp 5 bậc Tiểu học. - Năm học 2015 - 2016, Nhà trường được Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Đà Nẵng cấp phép tuyển sinh bậc THCS. 1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức. Hiệu trưởng, Nhà giáo Lê Thị Nga. Hiệu phó, nhà giáo Phạm Hoàng Liên; Hiệu phó, nhà giáo Hà Thị Loan 1. Khối phòng, ban. 2. Khối các đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên phục vụ của Trường hiện là 112 người. Giáo viên âm nhạc của Trường THCS Đức Trí có 3 người, đều có trình độ ĐHSPAN. 1.4.1.3. Cơ sở vật chất. - Địa điểm Trường Trường Mầm non -Tiểu học và Trung học cơ sở Đức Trí hiện ở số 357/6 Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng. - Nhà trường hiện có 53 phòng học dành cho học sinh các khối Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở được bố trí thành 2 khu riêng biệt. 1.4.1.4. Đặc điểm khả năng âm nhạc của học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở Đức Trí - Sự cảm thụ và hứng thú nghệ thuật âm nhạc của HS THCS Đức Trí khá đa dạng.
  12. 10 - Học sinh có khả năng nghe và trí nhớ âm nhạc tương đối phát triển, có thể học thuộc những bài hát có lời ca dài, có thể nghe và gõ lại tiết tấu từ đơn giản đến phức tạp. 1.4.2. Thực trạng dạy học tập đọc cho học sinh khối lớp 6 Khi tiến hành dạy tập đọc nhạc, giáo viên âm nhạc ở Trường THCS Đức Trí đều thực hiện 7 bước lên lớp: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài tập đọc nhạc (vì bài tập đọc nhạc là bài hát hoặc trích đoạn bài hát). 2. Phân chia từng câu nhạc. 3. Luyện đọc từng câu nhạc theo lối truyền khẩu 4. Luyện đọc nối từng câu nhạc. Đọc cả bài. 5. Luyện ghép lời ca vào nhạc. 7. Nhận xét, đánh giá. 1.4.3. Những ưu điểm và hạn chế trong phương pháp dạy học tập đọc nhạc lớp 6 1.4.3.1. Những ưu điểm Với yêu cầu của phân môn TĐN chỉ để HS làm quen, nhận biết được nốt nhạc, cảm nhận được mối tương quan cao độ và trường độ, tính chất giai điệu… của bản nhạc thì nhìn chung, đa số HS lớp 6, THCS Đức trí đạt được yêu cầu. - GV đã sử dụng phương pháp tích hợp, lồng ghép các kiến thức nhạc lí vào tập đọc nhạc để HS dễ ghi nhớ hơn. 1.4.3.1. Một số hạn chế
  13. 11 - Phương pháp dạy tập đọc nhạc mang tính dạy học thụ động, HS tuân theo lời dạy, thực hiện một cách máy móc theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Phương pháp dạy tập đọc nhạc ở lớp 6, THCS Đức Trí còn dựa vào đàn nhiều, dạy học theo kiểu đọc thuộc lòng. - Nhiều HS không thuộc tên nốt nhạc.
  14. 12 Chương 2 BIỆN PHÁP DẠY HỌC TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỨC TRÍ 2.1. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung bài tập đọc nhạc lớp 6, Trường Trung học cơ sở Đức Trí 2.1.1. Căn cứ đề xuất điều chỉnh, bổ sung bài tập đọc nhạc lớp 6, Trường Trung học cơ sở Đức Trí Tinh thần chỉ đạo về đổi mới giáo dục và đào tạo được viết trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. 2.1.1.1. Phù hợp mục tiêu giáo dục của môn học 2.1.1.2. Phù hợp tính vừa sức của học sinh 2.1.2. Điều chỉnh thứ tự các bài trong phân môn Tập đọc nhạc lớp 6 - Thứ tự các bài tập đọc nhạc không thay đổi về thứ tự số tiết như: Tiết 4 có bài tập đọc nhạc số 1 hay Tiết 6, có bài tập đọc nhạc số 2…. mà chỉ thay đổi các bài tập đọc nhạc ở các tiết học này. 2.1.3. Bổ sung chương trình phân môn Tập đọc nhạc lớp 6 - Trong nội dung đề xuất bổ sung chương trình phân môn Tập đọc nhạc lớp 6, THCS Đức Trí, tôi bổ sung một số bản nhạc múa dân gian để giúp các em có thêm những bản nhạc vừa để học tập đọc nhạc, vừa để múa vui. Đây là những bản nhạc múa rất phù hợp để học tập đọc nhạc trong phân môn Tập đọc nhạc lớp 6, như: Múa Cuộn thế, Múa Sạp.
  15. 13 2.2. Nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc nhạc lớp 6 - Phương châm dạy âm nhạc là hoạt động âm nhạc. - Các giờ học phân môn Tập đọc nhạc lớp 6 ở bậc THCS là sự tích hợp của kiến thức, kỹ năng với việc sử dụng các phương pháp dạy truyền thống và hiện đại. - Đổi mới PPDH không chỉ là một phía người thầy mà cần có sự phối hợp, hưởng ứng tích cực từ phía người học, sẽ có hiệu quả khi dạy và học là một quá trình thống nhất. 2.2.1. Những nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc nhạc - Đảm bảo tính kế thừa - Thống nhất giữa lý thuyết và thực hành - Phát huy tính tích cực Ứng dụng công nghệ thông tin - Sử dụng phương pháp dạy học trắc nghiệm. - Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm 2.3. Đổi mới phương pháp dạy học tập đọc nhạc lớp 6 2.3.1. Đổi mới phương pháp dạy đọc tiết tấu - Rèn luyện tiết tấu đối với HS lớp 6, rất quan trọng.
  16. 14 - Hướng dẫn luyện các ký hiệu ghi trường độ (độ dài, ngắn) của các nốt nhạc. - Hướng dẫn HS luyện tập các mẫu tiết tấu từ dễ đến khó dần. - Hướng dẫn HS luyện gõ nhiều lần một số dạng âm hình tiết tấu. - Hướng dẫn HS đọc tiết tấu và kết hợp gõ theo nhịp. - Hướng dẫn HS ghi dấu vạch nhịp rồi vỗ tay theo từng phách (1 đen là một phách), miệng đọc theo các số.
  17. 15 - Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tích hợp dạy nhạc lí trong dạy tiết tấu. 2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy đọc cao độ - Những tiết học đầu của phân môn tập đọc nhạc với học sinh lớp 6, đầu cấp THCS, GV cần cho HS đọc chính tả âm nhạc như: son đen, la đơn, đố trắng… - Luyện đọc thang âm điệu đô cung cổ truyền trước cho vững, rồi tiến hành đọc gam 7 âm phương Tây. - Luyện đọc một số bản nhạc múa điệu đô cung, vùa làm động tác múa vui ở các tiết ngoại khóa. - GV cần hướng dẫn cho HS các cách đọc gam, các cách đọc quãng như : đọc gam liền bậc lên, xuống. Đọc gam rải lên, xuống. Đọc quãng liền bậc. Đọc nhảy quãng 2, quãng 3... mang tính cơ bản, thật vững vàng. - Hướng dẫn HS cách thức dựa vào các nốt trục chính để đọc các nốt liền bậc, hoặc các nốt cách bậc. 2.3.3. Đổi mới nội dung trong quy trình các bước dạy tập đọc nhạc Bước 1. Giới thiệu bài GV sử dụng công nghệ thông tin trình chiếu trên màn hình bài tập đọc nhạc. Bước 2. Tìm hiểu bài tập đọc nhạc GV nêu những câu hỏi. Bước 3. Phân chia từng câu.
  18. 16 GV đặt những câu hỏi như: bài tập đọc nhạc có mấy câu? Một câu có mấy nhịp? HS thảo luận, GV gợi ý cho HS trả lời. Bước 4. Dạy nhịp điệu, tiết tấu. GV đặt câu hỏi: bài tập đọc nhạc là nhịp gì? Mỗi nhịp có mấy phách? Phách mạnh gõ ở đâu, phách nhẹ gõ ở đâu? Bước 5. Dạy cao độ. GV đặt câu hỏi: hãy sắp xếp cao độ các nốt trong bài theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất? - Đọc gam đô trưởng từ thấp đến cao, đọc các nốt trục, đọc các quãng nhảy… - Dạy học theo kiểu dạy xướng âm ở các trường chuyên nghiệp ở mức độ sơ giản nhất: bước đầu có tư duy từ các bậc âm I, III, V – I, luận ra các bậc âm ở bậc II, IV, VI, VII. Bước 6. Tập đọc từng câu. Bước 7. Tập đọc cả bài. Bước 8. Ghép lời ca. Bước 9. Củng cố bài và nhận xét tiết học. 2.3.4. Thực hiện soạn giáo án điện tử - Ứng dụng giáo án điện tử mỗi giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức cho học sinh các trò chơi âm nhạc, nghe nhạc, xem Video clip. - Giáo án điện tử sẽ hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong công tác giảng dạy. 2.3.5. Vận dụng kĩ thuật thanh nhạc khi dạy học tập đọc nhạc - Những bài tập đọc nhạc trong chương chình phân môn Tập đọc nhạc lớp 6, hầu hết đều trích đoạn từ những bài hát.
  19. 17 - Không chỉ khi ghép lời ca, mà trong khi dạy tập đọc các nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc, cần vận dụng kĩ thuật thanh nhạc vào dạy học. - Khi dạy học tập đọc nhạc những trích đoạn bài Ngày đầu tiên đi học (Tiết TĐN số 9) của Nguyễn Ngọc Thiện hay trích đoạn bài Con kênh xanh xanh (Tiết TĐN số 10) của Ngô Huỳnh áp dụng kiểu thở ngực dưới kết hợp thở bụng để luyện tập đọc nhạc, HS đọc cao độ chuẩn xác hơn, âm thanh đầy đặn hơn. 2.3.6. Tổ chức giờ học tập đọc nhạc trong hoạt động ngoại khóa. - Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc nhạc ngoài việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học trong giờ chính khóa, cần tổ chức giờ học tập đọc nhạc trong hoạt động ngoại khóa. - Hiện tại trường Trung học cơ sở Đức Trí có tổ chức các câu lạc bộ, trong đó có Câu lạc bộ Âm nhạc. - Tổ chức dạy tập đọc nhạc giờ ngoại khóa ở Câu lạc bộ Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng có tính thiết thực. - Tổ chức theo hình thức học mà chơi, chơi mà học: đọc nhạc và múa các điệu múa dân gian. 2.3.7. Sử dụng trò chơi trong dạy tập đọc nhạc ở giờ học tập đọc nhạc ngoại khóa. - Để thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú cho HS có thể áp dụng dạy học tập đọc nhạc thông qua trò chơi, đây cũng là một phương pháp áp dụng để hệ thống, củng cố kiến thức. 2.3.7.1. Trò chơi luyện trí nhớ tên và trường độ nốt nhạc ứng dụng vào học tập đọc nhạc
  20. 18 2.3.7.2. Trò chơi luyện tai nghe cao độ nốt nhạc ứng dụng vào học tập đọc nhạc 2.4. Thực nghiệm sư phạm 2.4.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học tập đọc nhạc cho HS lớp 6, Trường THCS Đức Trí - Đà Nẵng. 2.3.2. Đối tượng thực nghiệm - Học sinh lớp 6 A, Trường THCS Đức Trí - Đà Nẵng. - Giáo viên thực hiện: Ngô Thanh Lâm 2.3.3. Thời gian, địa điểm tổ chức thực nghiệm - Thời gian tổ chức thực nghiệm được thực hiện vào sáng chủ nhật, ngày 20/04/2019. - Địa điểm thực nghiệm tại phòng học nhạc lớp 6 A, Trường THCS Đức Trí - Đà Nẵng. 2.3.4. Nội dung thực nghiệm - Thực hiện các bước tiến hành theo quy trình dạy 01 tiết tập đọc nhạc với thời gian 45 phút. Sau khi hoàn thành phần học tập đọc nhạc trong 01 tiết, GV hướng dẫn HS vừa hát nốt nhạc và lời ca của bài tập đọc nhạc kết hợp với múa. 2.3.5. Kết quả thực nghiệm - Đổi mới quy trình các bước tiến hành và phương pháp dạy học tập đọc nhạc, ở giờ ngoại khóa âm nhạc lớp 6 A, Trường THCS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
46=>1