intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Tuổi Hoa

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu biện pháp dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn, hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn nói riêng và trẻ mầm non nói chung tại Trường Mầm non Tuổi Hoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Tuổi Hoa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ PHƯƠNG NGA DẠY HỌC NGHE NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI TRƯỜNG MẦM NON TUỔI HOA LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Khóa 5 (2015 - 2017) Hà Nội, 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ PHƯƠNG NGA DẠY HỌC NGHE NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI TRƯỜNG MẦM NON TUỔI HOA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc Mã số: 8140111 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ NAM Hà Nội, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Tuổi Hoa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Thị Phương Nga
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐSP Cao đẳng Sư phạm GV Giáo viên MG Mẫu giáo MN Mầm non n Nhịp NDKH Nội dung kết hợp NNTT Nội dung trọng tâm NN Nghe nhạc Nxb Nhà xuất bản TCÂN Trò chơi âm nhạc VĐTN Vận động theo nhạc
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................. 8 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ ....................................................................... 8 1.1.1. Nghe nhạc................................................................................................. 8 1.1.2. Dạy học nghe nhạc ................................................................................. 12 1.1.3. Trẻ mẫu giáo lớn .................................................................................... 15 1.2. Ý nghĩa của hoạt động nghe nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn........................... 16 1.2.1. Định hướng phát triển thẩm mỹ cho trẻ ................................................. 17 1.2.2. Góp phần hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ................................... 18 1.2.3. Hỗ trợ phát triển trí tuệ của trẻ ............................................................... 19 1.2.4. Góp phần phát triển thể chất cho trẻ ...................................................... 20 1.3. Dạy trẻ nghe nhạc trong trường Mầm non ................................................ 21 1.3.1. Hoạt động nghe nhạc trong chương trình giáo dục âm nhạc ở Trường Mầm non .......................................................................................................... 21 1.3.2. Đặc điểm chung về khả năng nghe nhạc của trẻ mẫu giáo lớn……….22 1.3.3. Cấu trúc giờ dạy trẻ nghe nhạc .............................................................. 23 1.3.4. Nghe nhạc kết hợp ở hoạt động ngoài giờ học ...................................... 25 1.4. Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo lớn tập nghe nhạc tại Trường Mầm non Tuổi Hoa ........................................................................................................... 26 1.4.1. Vài nét về Trường Mầm non Tuổi Hoa ................................................. 26 1.4.2. Đặc điểm riêng về khả năng nghe nhạc của trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tuổi Hoa .......................................................................................... 28 1.4.3. Tình hình dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn ............................... 30 Tiểu kết ............................................................................................................. 37 Chương 2 BIỆN PHÁP DẠY HỌC NGHE NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI TRƯỜNG MẦM NON TUỔI HOA ............................................... 38
  6. 2.1. Một số nguyên tắc dạy trẻ mẫu giáo lớn tập nghe nhạc............................ 38 2.1.1. Bám sát chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn .............. 38 2.1.2. Lựa chọn âm nhạc có chất lượng cho trẻ nghe ...................................... 39 2.1.3. Đảm bảo tính vừa sức với khả năng nghe nhạc của trẻ ......................... 43 2.1.4. Kết hợp phương tiện dạy học nghe nhạc phù hợp ...................................... 44 2.1.5. Tạo mọi điều kiện để trẻ cảm thụ âm nhạc và bộc lộ cảm xúc .............. 46 2.2. Tìm hiểu một số đặc điểm âm nhạc trong các bài hát cho trẻ tập nghe .... 48 2.2.1. Thể loại âm nhạc .................................................................................... 48 2.2.2. Giai điệu ................................................................................................. 50 2.2.3. Tiết tấu.................................................................................................... 54 2.2.4. Hình thức âm nhạc ................................................................................. 58 2.3. Thiết kế bài dạy trẻ mẫu giáo lớn tập nghe nhạc ...................................... 60 2.3.1. Giới thiệu các bước dạy trẻ tập nghe nhạc ............................................. 60 2.3.2. Một số thiết kế bài dạy trẻ mẫu giáo lớn tập nghe nhạc ........................ 64 2.4. Tổ chức thực nghiệm................................................................................. 79 2.4.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm ....................................................... 79 2.4.2. Đối tượng thực nghiệm .......................................................................... 79 2.4.3. Thời gian tiến hành thực nghiệm ........................................................... 80 2.4.4. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 81 Tiểu kết ............................................................................................................. 86 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 95
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Một trong các nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 0 đến 6 tuổi. Trẻ ở các nhóm tuổi được phân chia dựa vào mức độ phát triển chung và đặc điểm của trẻ, nhằm thiết kế một quá trình giáo dục thống nhất liên tục cho trẻ mầm non. Ở trường mầm non, trẻ được làm quen với nhiều nội dung giáo dục hướng vào các lĩnh vực phát triển: giáo dục trí tuệ; giáo dục đạo đức; giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mĩ. Trong lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mĩ trẻ được tiếp cận với hai bộ môn là tạo hình và âm nhạc. Đây là hai bộ môn nghệ thuật mang đến cho trẻ nhiều cảm xúc về cái đẹp trong cuộc sống, đặc biệt trẻ rất hứng thú với hoạt động âm nhạc. Nội dung giáo dục âm nhạc ở trường mầm non bao gồm các hoạt động như ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Thông qua các hoạt động âm nhạc này, trẻ được thỏa mãn các nhu cầu về vận động, vui chơi, thể hiện cảm xúc cá nhân. Từ đó giúp trẻ hình thành và phát triển tình cảm yêu mến cái đẹp nói riêng và nghệ thuật nói chung. Trong trường mầm non, trẻ nhỏ được nghe tiếng ru, tiếng hát của cô. Khi bắt đầu tập nói, trẻ cũng bắt đầu tập hát, kết hợp với các vận động theo nhạc trong khi cảm thụ các bài hát... mọi nơi mọi lúc trong đời sống hàng ngày. Ở các lớp mẫu giáo bé, nhỡ, lớn chương trình giáo dục âm nhạc được phân thành các bài học âm nhạc, được thực hiện kết hợp các hoạt động ca hát, múa - vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc, nghe nhạc nghe hát trong các tiết học âm nhạc. Tùy theo độ tuổi, mỗi tiết học âm nhạc có thể từ 15 đến 30 phút. Nghe nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng âm nhạc của mỗi trẻ. Trong khi nghe nhạc trẻ học cách phân biệt được hướng đi của giai điệu, làm quen với các âm hình tiết tấu khác nhau, trẻ biết phân biệt
  8. 2 cường độ to nhỏ, nhịp độ nhanh chậm và trẻ biết cảm nhận và phân biệt tính chất âm nhạc dịu dàng, tha thiết, êm ái của thể loại trữ tình, trẻ biết cảm nhận tính chất sôi nổi, dật nẩy của thể loại vui hoạt và tính chất tự hào, mạnh mẽ, trang nghiêm của thể loại hành khúc. Thông qua các bài hát, tác phẩm âm nhạc trẻ được cảm nhận những cung bậc cảm xúc khác nhau từ đó tạo nên những ấn tượng và hình tượng âm nhạc khó quên trong tâm hồn trẻ. Như vậy, nghe nhạc là hoạt động cơ bản, là nền tảng cho các hoạt động âm nhạc khác, đây cũng là hoạt động xuyên suốt trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non cũng như quá trình trưởng thành sau này. Những nghiên cứu của các nhà tâm lý, giáo dục trước tuổi học và các nhà sư phạm âm nhạc cho thấy rằng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có khả năng hoạt động âm nhạc phát triển hơn cả. Trẻ đã có sự tích lũy về những ấn tượng âm nhạc, bắt đầu có khả năng tư duy logic và cảm nhận được những sự vật hiện tượng của cuộc sống xung quanh. Sự chú ý của trẻ đã kéo dài hơn tới 2-3 phút, trẻ biết thể hiện nhu cầu với âm nhạc và tiếp thu âm nhạc rất nhanh... Với một số năm giảng dạy âm nhạc và phụ trách thực tập cho sinh viên CĐSP mầm non tại Trường Mầm non Tuổi Hoa, chúng tôi có điều kiện được theo dõi quá trình dạy học âm nhạc ở các lớp mẫu giáo. Dự giờ một số tiết dạy trẻ tập nghe nhạc ở lớp mẫu giáo lớn, cho thấy: cô thường cho trẻ nghe các bài hát có nội dung gắn với chủ đề mà không cho trẻ nghe nhạc không lời; khi dạy trẻ nghe cô chỉ tập trung trò chuyện, hỏi trẻ về nội dung lời ca mà ít tạo cơ hội cho trẻ cảm nhận tính chất âm nhạc và thể hiện cảm xúc của bản thân. Việc sử dụng các đồ dùng, phương tiện trong giờ nghe nhạc cũng chưa được quan tâm đúng mức nên đôi khi giờ học khá đơn điệu, chưa đủ sức hấp dẫn lôi cuốn trẻ, do đó trong một số trường hợp giáo viên cho trẻ nghe nhạc chưa đủ thời gian quy định đã chuyển sang các hoạt động âm nhạc khác. Qua trao đổi với Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn - bà Nguyễn Thị Thu H, thì được biết rằng dạy học nghe nhạc ở Trường Mầm non Tuổi
  9. 3 Hoa không phải là thế mạnh một phần là do cơ sở vật chất của nhà trường chưa được trang bị đầy đủ về phương tiện dạy học âm nhạc, thiếu phòng học chức năng và không có giáo viên chuyên trách về âm nhạc. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi để khảo sát ý kiến của giáo viên khối mẫu giáo lớn. Kết quả cho thấy, giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc nghe nhạc đối với trẻ nhưng họ gặp khó khăn trong khi lựa chọn bài cho trẻ nghe, khai thác các yếu tố âm nhạc cũng như cách tiến hành các bước cụ thể để thực hiện hoạt động này. Nếu dạy học nghe nhạc cho trẻ không được quan tâm chú trọng thì việc phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho trẻ cũng khó đem lại hiệu quả cao. Từ đó dẫn đến khả năng tiếp tiếp thu các hoạt động âm nhạc khác như ca hát hay vận động theo nhạc cũng bị hạn chế, làm giảm hiệu quả giáo dục âm nhạc đối với trẻ. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non Tuổi Hoa” cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tổ chức hoạt động nghe nhạc cho trẻ mầm non đã được công bố và sử dụng, có thể kể đến một số tài liệu sau: Tài liệu nước ngoài của nhà sư phạm người Nga N.A. Vetlughina Phương pháp giáo dục âm nhạc ở nhà trẻ và mẫu giáo (1989), Nxb Matxcơva [42] đã đề cập đến vấn đề dạy học âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo ở nước Nga. Các tài liệu trong nước nghiên cứu về giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non cũng khá đa dạng và phong phú, đề cập đến cơ sở khoa học về lý luận và phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ, các hình thức tổ chức, hướng dẫn thực hành, tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc như:
  10. 4 Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc tập 2 (1996) của tác giả Ngô Thị Nam, Trần Minh Trí, Trần Nguyên Hoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm nghiên cứu giáo viên [26]. Các tác giả đã nêu khái quát tầm quan trọng, đặc điểm khả năng nghe nhạc của trẻ theo từng độ tuổi và chỉ ra hai nội dung âm nhạc cần cho trẻ nghe. Một là các tác phẩm âm nhạc hoặc trích đoạn tác phẩm âm nhạc, hai là nghe và phân biệt các phương tiện diễn tả âm nhạc, các thuộc tính của âm thanh như giai điệu, cường độ, tốc độ, âm sắc. Tác giả cũng đưa ra hướng dẫn từng bước tiến hành dạy trẻ nghe nhạc. Tuy nhiên trong sách chưa có những thiết kế bài dạy cụ thể. Giáo dục âm nhạc tập II (2006) của tác giả Phạm Thị Hòa, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội [16]. Tác giả đã nêu rõ ý nghĩa giáo dục của âm nhạc, tác giả đã đưa ra phương pháp trực quan nghệ thuật; phương pháp dùng lời để giúp trẻ có thêm những ấn tượng âm nhạc. Tuy nhiên tác giả cũng chưa đưa ra giáo án cụ thể và không đề cập đến dạy trẻ nghe nhạc không lời. Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục âm nhạc mẫu giáo theo nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non (2006) của tác giả Hoàng Văn Yến [49]. Tác giả cuốn sách đã gợi ý một số phương pháp và cách thức khi tổ chức hoạt động nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và cảm nhận được các yếu tố quan trọng trong âm nhạc như giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu, tính chất. Tuy nhiên tác giả cũng chưa đi sâu vào cách tổ chức từng bài hát, tác phẩm âm nhạc và làm thế nào để khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ và phát huy hứng thú của trẻ và cũng không nói đến nhạc không lời. Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề (2006) do nhóm tác giả Lý Thu Hiền, Phạm Thị Hòa, Lê Thị Đức biên soạn [14], là tài liệu bổ trợ cho giáo viên mầm non thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc cải cách. Trong tài liệu có những gợi ý về nội dung hoạt động âm nhạc cho trẻ theo từng lứa tuổi. Tuy nhiên các bài dạy trẻ nghe chủ
  11. 5 yếu là ôn lại bài hát cũ hoặc nghe bài hát mới, chưa có những gợi ý để giáo viên giúp trẻ bộc lộ cảm xúc. Một số luận văn liên quan đến đề tài này, như: Nguyễn Thị Thanh Hương (2014), Bài hát trong Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tại Trường Thực hành Mầm non, Đại hoc Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương [22]. Luận văn đã đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường MN nói chung, hướng dẫn lựa chọn và bổ sung các bài hát mới để dạy trẻ mẫu giáo lớn trong các hoạt động âm nhạc, trong đó có hoạt động nghe nhạc. Lương Văn Phong (2015), Dạy học nghe nhạc cho lứa tuổi mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non Thực hành Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương [32]. Tác giả đã đưa ra một số bài tập rèn luyện tai nghe nhằm phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc và hướng dẫn thực hiện trong các giờ dạy trẻ ca hát, vận động theo nhạc và chơi trò chơi âm nhạc. Các công trình nghiên cứu này đã góp phần nhất định về lý luận cũng như thực tiễn giáo dục âm nhạc cho trẻ trước tuổi học. Đó là những cơ sở, căn cứ khoa học cần thiết để chúng tôi tiếp thu và tham khảo trong quá trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào đề cập đến các biện pháp dạy trẻ nghe nhạc cụ thể cho trẻ mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non Tuổi Hoa. Vì thế đề tài nghiên cứu của luận văn này không có sự trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu biện pháp dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non Tuổi Hoa nhằm đem lại hiệu quả trong giờ nghe nhạc, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
  12. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận về tâm lý học trẻ em trong dạy học nghe nhạc, nghiên cứu đặc điểm và khả năng âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi. Nghiên cứu chương trình giáo dục âm nhạc, làm rõ nội dung nghe nhạc trong trường mầm non. Làm rõ tình hình dạy học nghe nhạc ở Trường Mầm non Tuổi Hoa. Đưa ra biện pháp dạy học nghe nhạc cho trẻ 5-6 tuổi và tổ chức thực nghiệm tại Trường Mầm non Tuổi Hoa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu: Giờ dạy nghe nhạc trong chương trình chính khóa. Sử dụng trong đề tài nghiên cứu là các bài hát ở cuốn Trẻ mầm non ca hát – tài liệu áp dụng cho tất cả các trường mầm non [50]. Địa điểm thực nghiệm: Trường Mầm non Tuổi Hoa - Hà Nội. Quy mô thực nghiệm: 3 lớp mẫu giáo lớn tại trường. Thời gian: Năm học 2017- 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu về tâm lý học trẻ em, dạy học, dạy học nghe nhạc để tổng kết những kinh nghiệm đã có làm cơ sở lý luận cho đề tài. Phương pháp dự giờ, quan sát, xin ý kiến chuyên gia để làm rõ thực tiễn những vấn đề tồn tại trong dạy trẻ mẫu giáo lớn tập nghe nhạc. Phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp dạy học nghe nhạc của đề tài.
  13. 7 6. Những đóng góp của luận văn Đề tài nghiên cứu biện pháp dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn, hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn nói riêng và trẻ mầm non nói chung tại Trường Mầm non Tuổi Hoa. Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các trường Mầm non và những người quan tâm đến vấn đề này. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 02 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Biện pháp dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non Tuổi Hoa.
  14. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Để có thể đưa ra các biện pháp dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non Tuổi Hoa, chúng tôi nhận thấy cần phải bắt đầu từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan như giải thích, làm rõ một số khái niệm công cụ trong luận văn và thực trạng dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non Tuổi Hoa. 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã tham khảo, học tập và dựa trên những luận điểm khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước để làm rõ một số khái niệm về: nghe nhạc, dạy học nghe nhạc. 1.1.1. Nghe nhạc Liên quan đến vấn đề nghe nhạc, thiết tưởng bước đầu cần xem xét lại khái niệm nghe. 1.1.1.1. Nghe Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê từ “nghe” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và các trường hợp khác nhau như nghe thấy, nghe đâu, nghe chừng, nghe lời, nghe ngóng... [31; 884]. Tuy nhiên theo ý nghĩa thông dụng nhất, nghe có nghĩa là nhận biết âm thanh bằng tai và tiếp nhận thông tin bằng tai. Để làm rõ hơn về vấn đề nghe của con người, chúng tôi đã tìm hiểu về cơ chế nghe âm thanh của tai con người cũng như hiện tượng lan truyền âm thanh trong một số môi trường khác nhau. Đây là hai hiện tượng thuộc các lĩnh vực sinh học (giải phẫu sinh lý) và vật lý (âm thanh học). Trong cuốn Giáo trình giải phẫu, sinh lý người và động vật, các tác giả đã trình bày khá chi tiết về mặt sinh học của cơ chế nghe. Sở dĩ con người có thể tiếp nhận và phân biệt âm thanh là nhờ cơ quan thính giác, đây là một trong năm giác quan cơ bản của con người. Hoạt động nhịp nhàng và ăn ý
  15. 9 giữa các bộ phận của thính giác khiến cho người ta thường rất nhạy cảm khi nghe âm thanh, khi nghe thấy các âm thanh khác nhau, con người sẽ có những phản xạ tương ứng với những âm thanh đó. Cơ quan thính giác bao gồm ba phần đó là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài. Tai giữa bắt đầu từ màng nhĩ cho đến các xương nằm ở dưới. Tai trong gồm các bộ phận có tên là ốc tai, ống vành khuyên. Âm thanh được truyền từ ống tai ngoài đến màng nhĩ, từ màng nhĩ qua hệ thống các xương, âm thanh được khuyếch đại lên gấp hai mươi lần và truyền tiếp vào trong. Tác động của âm thanh làm cho dịch trong kênh ốc tai chuyển động, từ đó làm xuất hiện xung thần kinh ở tế bào ốc tai và truyền về não cho ta cảm giác âm thanh [34]. Trong các bộ phận của thính giác, chúng ta chỉ nhìn thấy tai ngoài, đó là bộ phận thu nhận âm thanh. Các phần còn lại có nhiệm vụ truyền dẫn và xử lý âm thanh, chúng không được quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên cần lưu ý, nếu âm thanh truyền đến tai có độ to quá lớn có thể làm thủng màng nhĩ. Vì vậy trong nhiều trường hợp cần phải chú ý bảo vệ tai. Để nghiên cứu về hoạt động tiếp nhận âm thanh, ngoài việc tìm hiểu về cơ chế nghe của tai con người, chúng tôi còn xem xét đến việc truyền dẫn âm thanh ở các môi trường và điều kiện khác nhau. Theo đó, thính giác đòi hỏi sự nhạy cảm đối với các rung động của nguồn âm ở môi trường bên ngoài cơ thể, do đó nó có liên quan đến một số hiện tượng vật lý. Cơ sở của hiện tượng tiếp nhận sóng âm do các nhà vật lý học trình bày trong các tài liệu: Sở dĩ âm truyền được trong các chất khí, lỏng, rắn và không truyền được trong chân không, vì khi các nguồn âm dao động, nó sẽ làm cho các hạt cấu tạo nên chất rắn, lỏng, khí ở sát nó cũng dao động theo. Những hạt này lại truyền dao động cho các hạt khác ở gần chúng và cứ như thế dao động truyền đi xa… Do đó, muốn âm truyền từ nguồn âm đến tai ta nhất thiết phải có môi trường truyền âm như chất rắn, chất lỏng, chất khí [5; 39].
  16. 10 Trong thực tế, có vô số các dạng sóng âm mà con người không thể cảm nhận, nghe và phân biệt được. Chẳng hạn sóng âm từ dưới đáy biển, trong lòng đất hay do các loài động vật phát ra nhằm giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta lại chế tạo ra các thiết bị máy móc hiện đại có khả năng đo, tính toán và sao sánh các dạng sóng âm khác nhau. Đơn vị tính tần số dao động của sóng âm người ta gọi là Hertz (Hz). Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn và âm thanh phát ra càng cao. Ngược lại, dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ dẫn đến âm phát ra càng thấp. Dựa vào tần số dao động, người ta phân chia sóng âm thành các loại có tên là sóng hạ âm, sóng siêu âm và sóng âm nghe được. “Sóng hạ âm là sóng âm có tần số nhỏ hơn 16Hz, sóng siêu âm là sóng âm mà có tần số lớn hơn 20000Hz. Hai loại sóng âm này đều không gây ra cảm giác thính giác ở người. Loại sóng âm gây ra cảm giác thính giác có tần số trong khoảng từ 16Hz đến 20000Hz” [5; 33]. Đây là dải sóng âm mà con người có thể nghe thấy được nên được gọi là âm thanh. Như vậy, hoạt động nghe xuất hiện khi có đầy đủ các yếu tố như nguồn âm thanh, môi trường truyền âm thanh và phản xạ nghe của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, con người ta thường xuyên có phản xạ nghe và nhận biết các âm thanh trong cuộc sống, thậm chí trong lúc ngủ vẫn có cảm giác nghe các âm thanh xung quanh. Tuy nhiên khi nghe các âm thanh đặc biệt và nhiều cảm xúc như các âm thanh trong âm nhạc thì chúng ta lại có những cảm nhận rất đặc biệt, nó hoàn toàn khác với những tiếng động trong đời sống hàng ngày hay những âm thanh ngoài thiên nhiên. Với đối tượng nghiên cứu của đề tài là Biện pháp dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tuổi Hoa, do vậy những hiểu biết về vấn đề nghe nhạc nói chung đối với người nghiên cứu là rất cần thiết. Do đó, chúng tôi đi vào tìm hiểu hoạt động nghe nhạc dưới nhiều góc độ.
  17. 11 1.1.1.2. Nghe nhạc Trong các sách lý thuyết âm nhạc cơ bản, trong đó cuốn sách Lý thuyết âm nhạc cơ bản - Phạm Tú Hương, tác giả đã phân chia âm thanh thành hai loại đó là âm thanh có tính nhạc và tạp âm [23]. Âm thanh có tính nhạc là những âm có cao độ rõ ràng. Trên đàn piano, âm thấp nhất có tần số là 16Hz, âm cao nhất có tần số là 4000Hz [23; 7]. Nốt la ở quãng tám thứ nhất có tần số ứng với 435 dao động một giây [1; 63]. Ngoài cao độ, âm thanh có tính nhạc còn được xác định bởi các đặc tính như trường độ, cường độ và âm sắc. Đây là các chất liệu ban đầu để tạo nên âm nhạc. Những âm thanh này khi kết hợp cùng nhau theo nhiều kiểu cách khác nhau sẽ tạo nên các phương tiện diễn tả cơ bản của âm nhạc được gọi là giai điệu, nhịp điệu, hòa âm, tiết tấu…Các phương tiện diễn tả này kết hợp với nhau để thể hiện một hình tượng âm nhạc nhất định tác động sâu sắc đến tình cảm và tâm trạng của người nghe. Tai nghe của người bình thường có thể nghe, phân biệt được các loại âm thanh khi có sự tác động một cách ngẫu nhiên hay có chủ ý. Tuy nhiên để đánh giá và cảm nhận được những âm thanh là âm nhạc thì không phải ai cũng có khả năng như nhau. Những người có năng khiếu bẩm sinh hoặc trải qua quá trình rèn luyện sẽ nhận biết được các yếu tố cơ bản trong âm nhạc. Do vậy khái niệm nghe nhạc là cách nói rút gọn của hoạt động nghe âm nhạc. Đó không chỉ là hoạt động sinh lý của cơ quan thính giác nhằm tiếp nhận và xử lý âm thanh, mà trong khi nghe nhạc cũng như sau đó thì người nghe vẫn có thể tồn tại những ấn tượng về cảm xúc, tư duy về mặt cấu trúc, nội dung của tác phẩm. Chính vì vậy, nghe nhạc còn chứa đựng những hiện tượng tâm lý đa dạng và tương đối phức tạp. Thay vì dùng cách gọi nghe nhạc, ta có thể dùng các cách nói khác là cảm thụ âm nhạc, thưởng thức âm nhạc hay cảm nhận, cảm thụ âm nhạc. Trong một số tài liệu có liên quan đến vấn đề nghe nhạc, tác giả Ngô Thị Nam đã cho rằng:
  18. 12 Nghe nhạc là mức độ phát triển cao của tai nghe ở con người. Tai nghe âm nhạc thường có sự phân biệt rất rõ rệt với tai nghe bình thường. Người ta có thể nghe rất thính: nghe thấy mọi tiếng động, tiếng nói song chưa chắc đã nghe được và phân biệt được âm thanh âm nhạc với cùng mức độ. Người có tai nghe âm nhạc là người có khả năng phân biệt được phẩm chất của âm thanh có tính nhạc: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc, các mối quan hệ của những phương tiện diễn tả âm nhạc [26; 110]. Dựa vào quan điểm trên, tác giả đã phân định rõ mức độ phát triển tai nghe con người. Theo đó, người bình thường ai cũng có thể nghe các âm thanh khi có sự tác động nhưng để nhận biết, phân biệt các đặc điểm thuộc tính của âm nhạc thì cần phải có trình độ nhất định. Để có được khả năng này thì việc rèn luyện trong một quá trình là điều tất yếu. Tác giả Ngô Thị Nam là người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về dạy học âm nhạc cho các đối tượng khác nhau. Theo quan điểm trên, tác giả cho rằng khả năng nghe âm thanh và khả năng nghe nhạc là không đồng nhất. Trong cuộc sống của chúng ta, đa số người có khả năng phát hiện và phán đoán các loại âm thanh khá chuẩn xác, nhưng số người có thể nghe và phân biệt các thuộc tính của âm nhạc thì không nhiều như vậy. 1.1.2. Dạy học nghe nhạc 1.1.2.1. Khái niệm dạy học Theo quan điểm của Phạm Viết Vượng trình bày trong cuốn Giáo dục học có đề cập đến khái niệm dạy học thì: Dạy học là khái niệm nói về quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh trong nhà trường nhằm bồi dưỡng cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học, kỹ năng và thái độ đối với cuộc sống... Dạy học là quá trình tổ chức, điều khiển, và hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh
  19. 13 tích cực, chủ động nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ tích cực theo mục tiêu của giáo dục và đào tạo [45; 25]. Cũng tương tự quan điểm trên, khi nói về quá trình dạy học, tác giả Nguyễn Văn Hộ trình bày trong cuốn Lý luận dạy học đã cho rằng: “Quá trình dạy học, về bản chất là quá trình nhận thức đặc biệt của học sinh do giáo viên tổ chức, điều khiển nhằm chiếm lĩnh nội dung học vấn phổ thông” [20; 24]. Theo quan điểm của hai tác giả trên, chúng tôi cho rằng dạy học là một quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh. Trong đó bao gồm hai hoạt động luôn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là giáo viên giảng dạy, truyền đạt kiến thức học vấn; hai là học sinh học tập, tiếp thu nội dung bài học. Do đó, hai chủ thể là thầy và trò cũng chính là các đối tác trong quá trình dạy học. Để giúp người học làm được điều đó thì giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt và tổ chức giờ học dưới nhiều hình thức sáng tạo. Phương pháp dạy học là các con đường, là các biện pháp tổ chức hợp tác giữa giáo viên và trò nhằm giúp cho trò chiếm lĩnh được nội dung dạy học một cách vững chắc [20; 14]. Để đảm bảo hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học, cần có sự quan tâm chu đáo đến hình thức tổ chức dạy học. Hình thức tổ chức dạy học không chỉ là phương thức tác động qua lại giữa người dạy và người học, nó còn gắn với phương tiện dạy học, là cách thức tổ chức, hệ thống tổ chức của hoạt động dạy cũng như hoạt động học. Phương tiện dạy học là những vật thể mang nội dung và phương pháp dạy học, là phương tiện tác động tới hoạt động dạy và hoạt động học. Trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh không thể thiếu sự hỗ trợ của các công cụ, máy móc, công nghệ hiện đại để giờ học thêm sinh động, hấp dẫn. Từ những nghiên cứu khái quát về khái niệm dạy học nói chung, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn.
  20. 14 1.1.2.2. Dạy học nghe nhạc Từ lý luận chung về khái niệm dạy học, chúng tôi nhận thấy dạy học nghe nhạc là hoạt động tương tác chung giữa thầy và trò trong lĩnh vực âm nhạc. Bên cạnh những đặc điểm và các yếu tố chung của quá trình dạy học, quá trình dạy học nghe nhạc là một hoạt động sư phạm mang tính đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật nhằm giáo dục thẩm mĩ và phát triển tình cảm, cảm xúc cho người học. Dạy học nghe nhạc trong trường phổ thông là hoạt động tương tác của giáo viên và học sinh còn dạy học nghe nhạc trong trường MN là hoạt động chung giữa cô và trẻ. Cô là người tổ chức, điều khiển cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc và hướng dẫn trẻ nghe nhạc nhằm giúp trẻ hình thành kỹ năng tập trung lắng nghe, biết diễn đạt và bộc lộ cảm xúc để từ đó phát triển cho trẻ năng lực cảm thụ âm nhạc nói riêng và phát triển thẩm mĩ nói chung. Hoạt động này được sắp xếp và thực hiện trong giờ học âm nhạc chính khóa của trẻ. Nội dung âm nhạc mà trẻ được nghe trong trường MN thường là các bài hát, tác phẩm nhạc không lời. Các tác phẩm này cần đảm bảo các yếu tố: cấu trúc chặt chẽ, hình tượng âm nhạc cụ thể, giai điệu đặc sắc, tiết tấu mạch lạc rõ ràng vì đối với trẻ MN thì việc làm quen và phân biệt các thuộc tính âm nhạc là rất quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình, cô giáo cần vận dụng các phương pháp giáo dục như phương pháp trình bày tác phẩm để biểu diễn thật sinh động, hấp dẫn cho trẻ xem; phương pháp dùng lời để trò chuyện, gợi ý, nhận xét hay khen ngợi động viên trẻ. Cô cũng cần sử dụng phương pháp trực quan cho trẻ xem tranh, hình ảnh hay dùng đồ chơi để dẫn dắt trẻ đến với tác phẩm và có cảm xúc mạnh mẽ với tác phẩm được nghe. Dạy học nghe nhạc có tác động tích cực đến sự phát triển cảm xúc, khả năng âm nhạc của người học và đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0