Academia.eduAcademia.edu
Quản trị chiến lược Biên tập bởi: dhdn_nguyenthanhliem Quản trị chiến lược Biên tập bởi: dhdn_nguyenthanhliem Các tác giả: dhdn_nguyenthanhliem Thế Giới PGS TS Lê Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/828021c2 MỤC LỤC 1. Lời mở đầu 2. Giới thiệu về quản trị chiến lược và tuyên bố sứ mệnh 3. Phân tích môi trường bên ngoài 4. Phân tích bên trong 5. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh thông qua các chiến lược chức năng 6. Chiến lược cấp kinh doanh 7. Chiến lược công ty: hội nhập dọc, đa dạng hóa các chiến lược liên minh 8. Phát triển công ty 9. Thiết kế cấu trúc tổ chức và hệ thống kiểm soát Tham gia đóng góp 1/28 Lời mở đầu Những tiến bộ khoa học kỹ thuật mang tính đột phá, toàn cầu hóa, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng cuộc sống, cạnh tranh khốc liệt… Tất cả đang đặt các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, các nhà quản trị, vào trong một môi trường hết sức năng động. Trong môi trường ấy, người ta vẫn luôn tự hỏi, tại sao các doanh nghiệp này thành công còn các doanh nghiệp khác lại thất bại? Làm cách nào để tăng cơ hội thành công? Phải làm gì để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững? Đó chỉ là một vài trong số vô vàn các câu hỏi phức tạp mà các nhà quản trị ngày nay phải tìm cách trả lời. Từ đầu của thế kỷ 20, người ta đã chứng kiến các công ty như General Motor, Shell hay General Electric tăng trưởng đến qui mô chưa từng thấy. Họ đã bành trướng hoạt động của mình vượt ra khỏi quốc gia, thậm chí vươn ra nhiều châu lục, và họ cũng đã từng cảm nhận rằng họ đang bị thúc ép đối mặt với những môi trường mới, các quyết định kinh doanh mới, mà trước đó chưa ai làm. Có thể, thời bấy giờ, chưa thực sự có một lý thuyết quản trị chiến lược nào chỉ dẫn cho quá trình kế hoạch hóa của họ. “Đâu là định hướng và phạm vi phát triển của công ty trong dài hạn?” hay “Bằng cách nào có thể duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường đang thay đổi” là những câu hỏi rất khó trả lời ở những năm 60 và thậm chí cho đến ngày nay.Các công ty lớn, nhỏ đang cố gắng để trả lời câu hỏi này Quản trị chiến lược là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ. Quản trị chiến lược đang đối phó với hầu hết các vấn đề cơ bản mà hoạt động kinh doanh đang phải đối mặt. Quản trị chiến lược đã và đang trở nên hết sức quan trọng cho sự sông còn của các doanh nghiệp, khi mà môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Bất kỳ ai, dù là nhà quản trị hay muốn trở thành một nhà quản trị đều cần thiết phải hiểu biết thấu đáo về quản trị chiến lược. Các nhà quản trị, các doanh nghiệp Việt nam, mà phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn sinh ra trong một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đang bị thúc ép phải chấp nhận luật chơi trong môi trường kinh doanh toàn cầu, đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt. Họ đang chập chững dò tìm con đường để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Họ cũng phải chấp nhận hàng loạt các phép thử và sai mà đôi khi phải trả giá bằng cả vận mệnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng họ có thể hưởng lợi rất nhiều từ sự phát triển nhanh chóng của khoa học quản trị, của quản trị chiến lược trên thế giới. Họ sẽ có thành công nhanh hơn, ít trả giá hơn bởi họ có thể học tập kinh nghiệm quản trị chiến lược, tiếp cận và vận dụng sáng tạo những kiến thức của quản trị chiến lược vào hoàn cảnh riêng của mình. Cuốn sách này không ngoài mục đích cung cấp những kiến thức nền tảng, ban đầu về quản trị chiến lược cho các nhà quản trị Việt nam với hy vọng phần nào giúp họ thành 2/28 công trong môi trường hoạt động của mình. Mặc dù các tác giả đã có rất nhiều cố gắng nghiên cứu, tham khảo, chắt lọc những kiến thức cơ bản với hy vọng đóng góp phần nào cho cộng đồng kinh doanh, song lần đầu xuất bản có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong và cám ơn sự đóng góp chân thành của bạn đọc, để cuốn sách ngày càng bổ ích hơn. PGS.TS Lê Thế Giới – TS. Nguyễn Thanh Liêm 3/28 Giới thiệu về quản trị chiến lược và tuyên bố sứ mệnh Tóm tắt Trong thế giới kinh doanh mang tính cạnh tranh, đôi khi người ta tự hỏi tại sao một số công ty này thì thành công còn số khác lại thất bại? Thực vậy, mỗi doanh nghiệp có một cách thức để tồn tại và phát triển. Không nhất thiết tất cả các doanh nghiệp đều phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác khi phục vụ cho một nhóm khách hàng nào đó bằng cùng một cách thức, hoặc phải hành động với cùng một cách nhằm đáp ứng với những thay đổi tác động đến hoạt động của nó. Để trả lời các câu hỏi tương tự như ở trên, chúng ta có thể tập trung vào hai khái niệm chiến lược và lợi thế cạnh tranh. Qua các khái niệm này tìm hiểu cách thức mà các công ty trong những ngành khác nhau, với các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, phát triển các chiến lược nhằm giành lợi thế cạnh tranh. Chiến lược của mỗi doanh nghiệp yêu cầu nó phải phát triển một lợi thế cạnh tranh cho phép tiến hành cạnh tranh một cách hữu hiệu. Có thể coi chiến lược là các ý tưởng, các kế hoạch và sự hỗ trợ để một doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh thành công trước các đối thủ của nó. Lợi thế cạnh tranh, theo nghĩa rộng, đó chính là những gì cho phép một doanh nghiệp có được sự vượt trội so với đối thủ của nó. Lợi thế cạnh tranh tạo khả năng để doanh nghiệp duy trì sự thành công một cách lâu dài. Các hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hình thành chiến lược, duy trì lợi thế cạnh tranh tạo nên nền tảng của quá trình quản trị chiến lược. Mục tiêu của chương này là làm rõ: Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược. Lợi ích và sự tiến triển của quản trị chiến lược. Nội dung của quản trị chiến lược Trách nhiệm của các nhà quản trị với quá trình quản trị chiến lược Mối liên hệ giữa các bên hữu quan và công ty. 4/28 Bản tuyên bố sứ mệnh công ty, như là chỉ thị then chốt đầu tiên về cách thức một công ty nhìn nhận các nghĩa vụ với bên hữu quan. Mục đích của tuyên bố sứ mệnh là thiết lập các nguyên tắc hướng dẫn cho việc làm quyết định chiến lược. Chương này kết thúc với sự quan tâm đến đặc tính đạo đức của các quyết định chiến lược và mối liên hệ giữa đạo đức và sự thỏa mãn của các bên hữu quan. Cũng ở cuối chương này sẽ có thể nắm vững cách thức mà các bên hữu quan, cơ chế chi phối công ty, các cân nhắc đạo đức tất cả đều ảnh hưởng đến chiến lược mà những người quản trị lựa chọn cho tổ chức. Khái niệm chiến lược có từ thời Hi lạp cổ đại. Thuật ngữ này vốn có nguồn gốc sâu sa từ quân sự, xuất phát từ “strategos” nghĩa là vai trò của vị tướng trong quân đội. Sau đó, nó phát triển thành “Nghệ thuật của tướng lĩnh”- nói đến các kỹ năng hành xử và tâm lý của tướng lĩnh. Đến khoảng năm 330 trước công nguyên, tức là thời Alexander Đại đế chiến lược dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng để đè bẹp đối phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Trong lịch sử loài người, rất nhiều các nhà lý luận quân sự như Tôn Tử, Alexander, Clausewitz, Napoleon, Stonewall Jackson, Douglas MacArthur đã đề cập và viết về chiến lược trên nhiều góc độ khác nhau. Luận điểm cơ bản của chiến lược là một bên đối phương có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn – nếu họ có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình. Trong bối cảnh cạnh tranh, thuật ngữ “trận địa” của chiến lược quân sự, có thể hiểu như là môi trường trong đó diễn ra hoạt động cạnh tranh. Sự liên tưởng như vậy có thể có lô gic về hình thức, song nội dung của thuật ngữ trận địa trong bối cảnh quân sự và cạnh tranh có nhiều điểm cần bàn luận. Trong quân sự, trận địa có thể là đồng bằng, rừng núi, đầm lầy, sông biển,… ứng với mỗi loại trận địa là những cách thức triển khai quân khác nhau để có hiệu lực tốt nhất, thì trong thế giới kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh không đối mặt trực tiếp như trong quân sự. Họ cạnh tranh với nhau trong một môi trường ngành hướng đến một phân đoạn thị trường mục tiêu và những nỗ lực thu hút khách hàng. Qua việc mua sắm, khách hàng sẽ quyết định đối thủ nào “thắng” đối thủ nào “thua”. Kết cục cạnh tranh thể hiện bằng thành tích của mỗi đối thủ trên thị trường, mà khách hàng sẽ là người ghi nhận thành công của mối đối thủ. Dường như trong tâm trí khách hàng, người “thắng” nổi bật lên với những đặc tính quan trọng thỏa mãn nhu cầu của họ. Nội dung 1. Giới thiệu về quản trị chiến lược 1. Khái niệm về chiến lược 2. Quản trị chiến lược 3. Các thách thức của quản trị chiến lược 5/28 4. Khái quát về hoạch định chiến lược 5. Các loại chiến lược 2. Các bên hữu quan và tuyên bố sứ mệnh 1. Viễn cảnh và sứ mệnh 2. Các giá trị 3. Các mục tiêu 4. Các vấn đề về mục tiêu của công ty dài hạn và ngắn hạn 3. Chiến lược và đạo đứng 1. Mục đích của đạo đức kinh doanh 2. Định hướng phát triển môi trường đạo được của tổ chức 3. Các vấn đề đạo đức 4. Trách nhiệm xã hội của công ty Tham khảo chi tiết ở đây. 6/28 Phân tích môi trường bên ngoài Tóm tắt Chương này đã chi tiết một khuôn khổ mà các nhà quản trị có thể sử dụng để phân tích môi trường bên ngoài của công ty họ. cho phép họ nhận diện các cơ hội và đe dọa. Các điểm chính sau đây đã được đề cập trong chương này: Để một công ty thành công., hoặc là chiến lược của nó phải phù hợp với môi trường mà công ty hoạt động, hoặc là công ty phải có thể định hình lại môi trường này để các lợi thế của nó xuyên suốt việc chọn lựa chiến lược của nó. Các công ty nói cung sẽ thất bại kho chiến lược của họ không còn phù hợp với môi trường mà nó hoạt động nữa. Kỹ thuật chính dùng để phân tích cạnh tranh trong môi trường ngành là mô hình năm lực lượng cạnh tranh. Năm lực lượng cạnh tranh đó là: (1)Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm tàng ; (2) Mức độ ganh đua của các công ty hiện có ; (3) Năng lực thương lượng của người mua ; (4) năng lực thương lượng của người cung cấp ; (5) Đe dọa của các sản phẩm thay thế. Mỗi lực ượng càng mạnh, cạnh tranh trong ngành càng cao và càng hạ thấp tỷ lệ thu nhập mà nó có thể nhận được Rủi ro nhập cuộc bởi các đối thủ tiềm tàng là một hàm số đối của chiều cao của rào cản nhập cuộc. Rào cản nhập cuộc càng cao, càng hạ thấp nguy cơ ngập cuộc công ty lợi nhuận có thể thu được trong ngành càng nhiều. Mức độ ganh đua giữ các công ty hiện có là một hàm số của cấu trúc cạnh tranh ngành, điều kiện nhu cầu, và rào cản rời ngành. Các điều kiện nhu cầu càng mạnh làm cho cạnh tranh giữa các công ty hiện có ôn hòa hơn và tạo ra những cơ hội cho sự bành trướng. Khi nhu cầu yếu cạnh tranh có thể sẽ khốc liệt, đặc biệt trong trường hợp ngành tập trung với rào cản rời ngành cao. Người mua có quyền lực nhất khi hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc vào họ, những chính họ lại không phụ thuộc vào công ty. Trong trường hợp như vậy người mua sẽ là một đe dọa. Những người cung cấp có quyền lực thương lượng cao nhất khi kinh doanh của một công ty phụ thộc vào họ ngược lại họ không phụ thuộc và hoạt động của công ty. Trường hợp này những người cung cấp chính là một đe dọa. Các sản phẩm thay thế là những sản phẩm mà các công ty phục vụ cho nhu cầu khách hàng tương tự như nhu cầu mà ngành đang phân tích phục vụ.Sự tương tự của các sản 7/28 phẩm thay thế càng cao càng hạ thấp khả năng đòi hỏi giá của các công ty trong ngành và do đó hạ thấp lợi nhuận thu được trong ngành. Hầu hết các ngành bao gồm những nhóm chiến lược. Các nhóm chiến lược là các nhóm công ty theo đuổi cùng một chiến lược hay chiến lược tương tự. Các công ty trong nhóm chiến lược khác nhau. Theo đuổi các chiến lược khác nhau. Các thành viên của một nhóm chiến lược tạo thành các đối thử trực tiếp nhất. Do các nhóm chiến lược khác nhau để xác định các cơ hội và đe dọa khác nhau, điều đó đòi hỏi các công ty muốn dịch chuyển nhóm phải tốn kém chi phí. Tính khả thi của sự dịch chuyển này phụ thuộc vào chiều cao của rào cản di động. Các mô hình năm lực lượng cạnh tranh và nhóm chiến lược bị phê phán là thể hiện một bức tranh tĩnh tại của cạnh tranh mà không nhấn mạnh vào vai trò của cải tiến. Cải tiến có thể cách mạng hóa cấu trúc ngành và thay đổi hoàn toàn sức mạnh của các lực lượng khác nhau. Các mô hình năm lực lượng và nhóm chiến lược cũng bị phê phán là bỏ qua sự khác biệt của công ty cá biệt. Một công ty sẽ không phải là công ty sinh lợi chỉ bởi vì nó ở trong ngành hay nhóm chiến lược hấp dẫn, mà còn tùy thuộc vào nhiều điều hơn thế nữa. Các ngành trải qua một chu kỳ sống được xác định rõ ràng, từ giai đoạn phát sinh đến tăng trưởng, tái tổ chức, bão hòa và cuối cùng là suy thoái. Mỗi giai đoạn có những hàm ý khác nhau về cấu trúc cạnh tranh trong ngành, và mỗi một giai đoạn phát sinh trong nó một bộ các cơ hội và đe dọa. Các điều kiện của ngành thay đổi bởi vì các thế lực quan trọng đang dẫn dắt những người tham gia (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, hay người cung cấp) thay đổi cách hành xử của họ. Các thế lực trong ngành là tín hiệu tạo nên những khích lệ hay sức ép cho sự thay đổi. Các lực lượng nổi bật nhất được gọi là lực lượng dẫn dắt bởi nó có tác động mạnh nhất đến các thay đổi về môi trường và cấu trúc ngành. Công ty không thể vượt trội hơn đối thủ, nếu nó không theo dõi hành động của đối thủ, hiểu được các chiến lược của họ, và dự kiến những bước dịch chuyển tiếp theo của họ. Vì thế, những nhà chiến lược thành công phải dành phần lớn tâm trí để theo sát đối thủ, hiểu được các chiến lược của họ, theo dõi hành động của họ, đo lường sức mạnh và điểm yếu của họ, và cố gắng dự kiến những bước đi tiếp theo của họ. Các nhân tố then chốt thành công của một ngành là những nhân tố tác động mạnh nhất tới khả năng thành đạt trên thị trường của các thành viên trong ngành. Các nhân tố then chốt của thành công trong ngành quan trọng đến mức nó thu hút sự quan tâm đặc biệt của tất cả các doanh nghiệp trong ngành, nó là những điều kiện tiên quyết của thành công trong ngành. 8/28 Triển vọng lợi nhuận trong một ngành cao hơn trung bình, thì ngành đó được coi là hấp dẫn, và ngược lại. Tuy nhiên. Tính hấp dẫn chỉ là tương đối, không phải là tuyệt đối, và các kết luận theo cách này hay cách khác tùy theo quan điểm của người xem xét- tính hấp dẫn của ngành luôn được xem xét trên quan điểm của người tham gia ngành. Nội dung 1. Các ký thuật phân tích môi trường bên ngoài 1. Rà soát môi trường 2. Theo dõi môi trường 2. Môi trường vĩ mô 1. Môi trường kinh tế 2. Môi trường công nghệ 3. Môi trường văn hóa xã hội 4. Môi trường nhân khẩu học 5. Môi trường chính trị - luật pháp 6. Môi trường toàn cầu 3. Phân tích ngành và cạnh tranh 1. Sự cần thiết của phân tích ngành và cạnh tranh 2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh 3. Các nhóm chiến lược trong ngành 4. Hạn chế của mô hình năm lực lượng cạnh tranh và mô hình nhóm chiến lược 4. Thay đổi cạnh tranh trong chu kỳ ngành 1. Các ngành trong thời kỳ đầu phát triển 2. Các ngành tăng trưởng 3. Tái tổ chức ngành 4. Các ngành bão hòa 5. Ngành suy thoái 5. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành 1. Khái niệm, mục đích và nội dung của phân tích lực lượng dẫn dắt ngành 2. Các lực lượng dẫn dắt phổ biến nhất 6. Động thái của đối thủ 7. Các nhân tố then chốt cho thành công 8. Kết luận về sức hấp dẫn của ngành 9. Tham khảo chi tiết ở đây. 9/28 Phân tích bên trong Tóm tắt Mục tiêu chính của chương này là nhận dạng các cơ sở của lợi thế cạnh tranh để xác định tại sao, trong một ngành có các công ty này thực hiện tốt hơn các công ty khác. Lợi thế cạnh tranh là sản phẩm của ít nhất một trong các yếu tố: sự vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến, và đáp ứng khách hàng. Việc đạt được sự vượt trội yêu cầu công ty phải phát triển các khả năng tạo sự khác biệt thích hợp. Khả năng tạo sự khác biệt lại là sản phẩm của các nguồn lực và năng lực mà công ty có được. Chương này cũng xem xét vấn đề liên quan đến độ bền của lợi thế cạnh tranh. độ bền này được xác định bởi độ cao của rào cản bắt chước, năng lực của các đối thủ cạnh tranh trong việc bắt chước các lợi thế của công ty, và mức độ chuyển động của môi trường. Cuối cùng thảo luận về vấn đề tại sao các công ty thất bại và điều gì giúp họ tránh thất bại. Thất bại của một công ty có thể do các yếu tố như sự trì trệ, những cam kết với chiến lược trước, và nghịch lý Icarus. Để tránh thất bại công ty cần cố gắng liên tục để nâng cấp các khả năng phân biệt của nó để phù hợp với việc thực hiện tốt nhất trong ngành và thực hiện các bước để vượt qua sự trì trệ. Các điểm chính của chương này có thể tóm tắt như sau: Nguồn của lợi thế cạnh tranh là sự tạo ra giá trị vượt trội. Để tạo ra giá trị vượt trội một công ty phải có chi phí thấp hơn, tạo ra khác biệt sản phẩm do đó có thể yêu cầu mức giá cao hơn, hay thực hiện đồng thời cả hai. Bốn khối tạo lập lợi thế cạnh tranh là : hiệu quả, chất lượng, cải tiến, và đáp ứng khách hàng. Hiệu quả vượt trội cho phép một công ty hạ thấp chi phí; chất lượng vượt trội cho phép nó vừa hạ thấp chi phí vừa đòi hỏi mức giá cao hơn; sự vượt trội về phục vụ khách hàng cho phép nó đạt mức giá cao hơn; vượt trội về cải tiến có thể dẫn đến giá cao hơn, đặc biệt trong trường hợp cải tiến sản phẩm, hoặc hạ thấp chi phí trong trường hợp cải tiến quá trình. Các khả năng tạo ra khác biệt là sức mạnh độc đáo của một công ty. Các khả năng tạo ra sự khác biệt đáng giá cho phép một công ty nhận mức lợi nhuận trên mức bình quân ngành. Các khả năng tạo sự phân biệt của một tổ chức phát sinh từ những nguồn lực và năng lực của nó. 10/28 Các nguồn lực chỉ các tài sản tài chính, vật chất, nhân sự, công nghệ, và tổ chức của một công ty. Để đạt được một lợi thế cạnh tranh, các công ty cần theo đuổi các chiến lược trên cơ sở các guồn lực và các năng lực hiện có của một tổ chức và họ cũng cần xây dựng các chiến lược trên cơ sở các nguồn lực và năng lực tăng thêm (Phát triển các khả năng mới) Độ bền của lợi thế cạnh tranh của một công ty phụ thuộc vào chiều cao của rào cản nhập bắt chước, năng lực của đối thủ cạnh tranh, và tính năng động của môi trường. Các công ty thất bại nói chung nhận lợi nhuận thấp hay âm. Có ba nhân tố dường như tác động đến sự thất bại đó là: tính trì trệ của tổ chức, bản chất của những cam kết chiến lược trước đó, và ngịch lý Icarus. Để tránh thất bại cần không ngừng tập trung vào các khối lợi thế cạnh tranh nền tảng, liên tục cải thiện, nhận diện và thích ứng với sự thực hiện tốt nhất trong ngành, và chiến thắng sự trì trệ. Nội dung 1. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI 1. Công ty đang thực hiện chiến lược hiện tại như thế nào? 2. Các sức mạnh và điểm yếu 2. BẢN CHẤT LỢI THẾ CẠNH TRANH 1. Các khối cơ bản của lợi thế cạnh tranh 3. NGUỒN GỐC CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN 1. Các nguồn lực và khả năng tiềm tàng 2. Phân tích tính lâu bền chiến của lợi thế cạnh tranh 4. CHUỖI GIÁ TRỊ, VÀ SỰ SÁNG TẠO GIÁ TRỊ 1. Các hoạt động chính 2. Các hoạt động hỗ trợ 3. Các mục tiêu đan chéo các chức năng 4. Khai thác ngoại lực 5. TẠI SAO CÁC CÔNG TY THẤT BẠI 1. Tính trì trệ 2. Cam kết chiến lược 3. Nghịch lý Icarus 6. DUY TRÌ LỢI THẾ CẠNH TRANH 1. Tập trung vào việc tạo lập các khối lợi thế cạnh tranh 2. Cải thiện liên tục thể chế và học hỏi 3. Theo dõi sự thực hiện tốt nhất của ngành và sử dụng việc định chuẩn 4. Vượt qua sự trì trệ 11/28 Tham khảo chi tiết ở đây. 12/28 Tạo dựng lợi thế cạnh tranh thông qua các chiến lược chức năng Tóm tắt Trong chương này, chúng ta thảo luận về vai trò của các chiến lược chức năng trong việc đạt được hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng. Nó xem xét một cách chi tiết các bước khác nhau dẫn đến mục tiêu này, gồm các điểm chính sau: Một công ty có thể tăng hiệu quả thông qua việc khai thác tính kinh tế của qui mô và hiệu ứng học tập, áp dụng các công nghệ chế tạo linh hoạt, áp dụng hệ thống đúng thời hạn, đưa chức năng R&D thiết kế sản phẩm dễ chế tạo, nâng cấp kỹ năng của nhân viên thông qua huấn luyện, nhóm tự quản, và gắn việc trả lương bổng với kết quả, tạo ra sự cam kết đến hiệu quả trên toàn công ty thông qua sự lãnh đạo mạnh mẽ, và thiết kế cấu trúc để thúc đẩy hiệp tác giữa các chức năng để theo đuổi mục tiêu hiệu quả. Chất lượng vượt trội có thể giúp cho công ty kể cả chi phí thấp lẫn sự khác biệt sản phẩm của nó và yêu cầu mức giá cao hơn. Để đạt được chất lượng vượt trội yêu cầu toàn công ty phải cam kết với chất lượng và tập trung một cách rõ ràng vào khách hàng. Nó cũng yêu cầu có các thước đo để đo lường mục tiêu chất lượng và khuyến khích nhấn mạnh vào chất lượng; dữ liệu từ nhân viên về cách thức cải thiện chất lượng; phương pháp luận theo về sự theo dõi khuyết tật đến tật gốc và sửa chữa các vấn đề tạo ra khuyết tật; hiệp tác với người cung cấp để duy trì việc áp dụng TQM; các sản phẩm được thiết kế dễ chế tạo; hiệp tác chặt chẽ giữa các chức năng. Tỷ lệ thất bại của việc giới thiệu các sản phẩm mới rất cao do các nhân tố như sự không chắc chắn, thương mại hoá kém, chiến lược định vị kém, sự thiển cận kỹ thuật, và sự chậm chạp đưa sản phẩm ra thị trường. Để đạt được sự vượt trội về cải tiến, công ty phải tạo ra các kỹ năng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng; thiết kế hợp lý quá trình quản trị phát triển; và đạt được sự kết hợp chặt chẽ các chức năng khác nhau của công ty, chủ yếu thông qua việc áp dụng các nhóm phát triển sản phẩm liên chức năng và quá trình phát triển song song một phần. Để đạt được sự đáp ứng khách hàng vượt trội thường yêu cầu công ty đạt được hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến. Đáp ứng khách hàng vượt trội có thể đạt được nếu một công ty cung cấp cho khách hàng cái mà họ muốn đúng lúc cần thiết. Nó phải đảm bảo một sự tập trung cao độ vào khách 13/28 hàng, điều mà có thể đạt được thông qua sự lánh đạo và huấn luyện nhân viên nghĩ như khách hàng; đưa khách hàng đến công ty bằng cách nghiên cứu thị trường vượt trội; cá biệt hoá sản phẩm với các nhu cầu độc đáo của các khách hàng hay nhóm khách hàng cá biệt; đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng. Nội dung 1. Đạt được sự vượt trội về hiệu quả 1. Sản xuất và hiệu quả: Tính kinh tế về qui mô 2. Sản xuất và hiệu quả: Hiệu ứng ọc tập 3. Sản xuất và hiệu quả: sản xuất linh hoạt sản xuất theo yêu cầu khách hàng khối lượng lớn 4. Marketing và hiệu quả 5. Quản trị vật liệu, JIT và hiệu quả 6. Chiến lược R&D và hiệu quả 7. Chiến lược nguồn nhân lực và hiệu quả 8. Hệ thống thông tin, Internet và hiệu quả 9. Cơ sở hạ tầng và hiệu quả 2. Đạt được chất lượng vượt trội 1. Khái niệm TQM 2. Áp dụng TQM 3. Đạt được sự cải tiến vượt trội 1. Tỷ lệ thất bại cao trong cải tiến 2. Tạo lập các khả năng cải tiến 3. Đạt được sự cải tiến vượt trội 4. Đạt được sự đáp ứng khách hàng vượt trội 1. Tập trung vào khách hàng 2. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng 3. Đạt được sự đáp ứng khách hàng vượt trội 4. Câu hỏi ôn tập chương Tham khảo chi tiết ở đây. 14/28 Chiến lược cấp kinh doanh Tóm tắt Mục đích của chương này là thảo luận về các nhân tố cần được xem xét khi công ty phải phát triển một chiến lược cấp kinh doanh cho phép công ty cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Tạo lập một chiến lược kinh doanh là nắm bắt các cơ hội và đe doạ trong môi trường và sức mạnh, điểm yếu các năng lực và khả năng cốt lõi của công ty bằng việc hình thành các chọn lựa về sản phẩm. Thị trường, và khả năng khác biệt hóa cũng như trong việc đầu tư cần thiết để theo đuổi các chọn lựa. Tất cả các công ty, từ các hoạt động chỉ một người đến các đơn vị kinh doanh của một công ty lớn phải phát triển một chiến lược kinh doanh nếu họ muốn cạnh tranh một cách hiệu quả và cực đại khả năng sinh lợi dài hạn. Các điểm chính trong chương này gồm: Chiến lược cấp kinh doanh chỉ cách thức mà các nhà quản chiến lược lập ra một kế hoạch hành động để sử dụng các nguồn lực và các năng lực khác biệt hóa của công ty để giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong thị trường. Tâm điểm của sự phát triển một chiến lược cạnh tranh chung là các lựa chọn liên quan đến sự phân biệt sản phẩm, phân đoạn thị trường, và khả năng khác biệt hóa. Sự kết hợp của ba lựa chọn này tạo ra dạng cụ thể của chiến lược kinh doanh chung được công ty sử dụng. Ba chiến lược cạnh tranh chung thuần tuý đó là chiến lược dẫn đạo chi phí, khác biệt, và tập trung. Mỗi chiến lược có những lợi thế và bất lợi riêng. Công ty phải quản trị một cách nhất quán chiến lược của mình, nếu không không công ty sẽ rơi và tình trạng bị mắc ở giữa. Ngày càng phát triển trong công nghệ chế tạo cho phép các công ty theo đuổi cả hai chiến lược dẫn đạo chi phí và chiến lược khác biệt hóa và do đó đồng thời nhận được lợi ích kinh tế của cả hai chiến lược. Sự phát triển công nghệ cũng cho phép các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh với các công ty lớn đặt chân một cách bình đẳng vào các phân đoạn thị trường cụ thể và do đó tăng số các công ty theo đuổi chiến lược tập trung. Các công ty cũng có thể sử dụng hai dạng chiến lược tập trung: đó là chiến lược chi phí thấp tập trung, và chiến lược khác biệt tập trung. Bởi vì các nhóm chiến lược khác nhau được xác định bởi các cơ hội và đe doạ khác nhau, nó có thể dành cho công ty chuyển chuyển đổi nhóm chiến lược. Tính khả thi của của việc làm như vậy là do chiều cao của các rào cản di động. Lựa chọn thứ hai đối với công ty là chiến lược đầu tư để hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh. Sự lựa chọn chiến lược đầu tư phụ thuộc vào hai nhân tố chính: thứ nhất là sức mạnh vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành, thứ hai là giai đoạn trong chu kỳ sống của ngành. Các loại chiến lược đầu tư chính đó là tạo dựng thị phần, tăng trưởng, tăng thị phần, giữ và duy trì, lợi nhuận, tập trung thị trường, giảm tài sản, thu hoạch, chuyển hướng, thanh lý và loại bỏ. Mục đích của chương này là xem xét các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh mà công ty có thể sử dụng để khai thác các lợi thế cạnh tranh và cạnh tranh hiệu quả trong một 15/28 ngành. Đến cuối chương này bạn có thể nhận diện và phân biệt các loại chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chính mà các nhà quản trị chiến lược có thể phát triển để tạo ra cho công ty mình các lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của họ vào những thị trường sản phẩm cụ thể. 1 Chỉ có các doanh nghiệp liên tục nâng cấp các lợi thế cạnh tranh của mình theo thời gian mới có khả năng đạt được những thành công lâu dài với chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.2 Vấn đề cơ bản mà mỗi doanh nghiệp cần giải quyết khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, đó là: họ sẽ cung cấp cho khách hàng sản phẩm hay dịch vụ nào; cách thức tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ấy; và làm cách nào đưa các sản phẩm và dịch vụ đến cho khách hàng.3 Do vậy, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh phản ánh niềm tin của doanh nghiệp về địa điểm và cách thức mà nó có thể giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh của mình.4 Điều cốt yếu của chiến lược kinh doanh là "lựa chọn thực hiện các hành động một cách tạo sự khác biệt hay là thực hiện các hoạt động khác hơn so với đối thủ"5 Nội dung 1. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là gì 1. Nhu câu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm 2. Các nhóm khách hàng và phân đoạn thị trường 3. Khả năng khác biệt hóa 2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh chung 1. Các lội trình tạo dựng lợi thế cạnh tranh 2. Chiến lược dẫn đạo chi phí 3. Các chiến lược tạo sự khác biệt 4. Dẫn đạo chi phí và sự khác biệt 5. Chiến lược tập trung 6. Tình thế mắc kẹt 3. Nhóm chiến lược và chiến lược kinh doanh 1. Vị thế cạnh tranh 2. Hiệu ứng chu kỳ sống 3. Chọn lựa một chiến lược đầu tư Tham khảo chi tiết ở đây. 16/28 Chiến lược công ty: hội nhập dọc, đa dạng hóa các chiến lược liên minh Tóm tắt Mục đích của chương này là xem xét các chiến lược cấp công ty khác nhau mà công ty theo đuổi để cực đại hoá giá trị của mình. Nội dung chính của chương này gồm có Các chiến lược công ty làm tăng giá trị cho công ty, cho phép nó hay một hoặc nhiều đơn vị kinh doanh thực hiện một hay nhiều chức tăng tạo giá trị ở mức chi phí thấp hoặc bằng cách tạo ra sự khác biệt để yêu cầu mức giá cao hơn. Tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh làm cho công ty có thể hướng toàn bộ các nguồn lực quản trị, vốn, công nghệ và các khả năng vào cạnh tranh thành công chỉ trên một lĩnh vực. nó cũng đảm bảo rằng gắn bó vào việc thược hiện điều mà họ có thể làm tốt nhất. Công ty tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh có thể bỏ mất cơ hội tăng giá trị thông qua hội nhập dọc và/hoặc đa dạng hoá. Hội nhập dọc có thể cho phép một công ty để đạt được một lợi thế cạnh tranh bằng viẹc giúp tạo ra các rào cản nhập cuộc, thúc đẩy đầu tư vào các tài sản chuyên môn hoá, bảo vệ chất lượng sản phẩm, và giúp cải thiện việc hoạch định giữa các gia đoạn riêng rẽ trong chuỗi giá trị. Bất lợi của hội nhập dọc bao gồm các bất lợi chi phí khi các nguồn cung cấp nội bộ của công ty có chi phí cao, và thiếu tính mềm dẻo khi công nghệ đang thay đổi nhanh hoặc khi nhu cầu không chắc chắn. Tham gia vào một hợp đồng dài hạn có thể cho phép công ty thư được nhiều lợi ích liên quan với hội nhập dọc mà không cần phải chịu cùng mức chi phí quản lý. Tuy nhiên, để tránh rủi ro liên quan đến việc công ty bị quá lệ thuộc vào các đối tác của nó, một công ty tham gia vào hợp đồng dài hạn cần tìm được một cam kết tin cậy từ phía đối tác của nó hay thiết lập một tình thế khống chế lẫn nhau. Khai thác nguồn bên ngoài có tính chiến lược đối với các hoạt động tạo giá trị không phải cốt lõi có thể cho phép một công ty hạ thấp chi phí của nó, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm tốt hơn, sử dụng tốt hơn các nguồn lực khan hiếm, đáp ứng nhanh chóng với các điều kiện thị trường đang thay đổi. Tuy nhiên, khai thác nguồn bên ngoài có tính chiến lược có thể có tác động bất lợi nếu công ty khai thác bên ngoài các hoạt động tạo 17/28 giá trị quan trọng hoặc nếu nó trở nên quá lệ thuộc vào các nhà cung cấp chủ yếu cung cấp các hoạt động này. Đa dạng hoá có thể tạo giá trị thông qua việc theo đuổi một chiến lược tái cấu trúc, chuyển giao năng lực và thực hiện tính kinh tế về phạm vi. Chi phí quản lý của đa dạng hoá là một hàm số của của số lượng các đơn vị kinh doanh độc lập trong công ty và phạm vi kết hợp giữa các đơn vị kinh doanh này. Đa dạng hoá hoá với động cơ chia sẻ rủi ro hay để có được tăng trưởng cao hơn thường kéo theo sự suy giảm về giá trị. Đa dạng hoá liên quan thường sử dụng hơn so với đa dạng hoá không liên quan bởi vì nó cho phép công ty cam kết hơn nữa vào ácc hoạt động tạo giá trị và giảm rủi ro. Nếu các kỹ năng của công ty là không thể chuyển giao thì công ty lại không có lựa chọn nào khác ngoài việc theo đuổi một chiến lược đa dạng hoá không liên quan. Các liên minh chiến lược có thể cho phép công ty thu được nhiều lợi ích hơn so với đa dạng hoá liên quan nó không cần phải chịu cùng mức chi phí quản lý. Tuy nhiên khi tham gia vào một liên minh công ty có thể phải chịu rủi ro để các bí quyết của mình rơi vào tay đối tác. Có thể cực tiểu hoá rủi ro này nếu công ty có được một cam kết tin cậy từ phía đối tác. Nội dung 1. Tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ 2. Hội nhập dọc 1. Tạo giá trị thông qua hội nhập dọc 2. Bất lợi của hội nhập dọc 3. Chi phí quản lý và các hạn chế của hội nhập dọc 3. Các phương án hội nhập dọc 1. Các hợp đồng ngắn hạn và đấu giá cạnh tranh 2. Các liên minh chiến lược và hợp đồng dài hạn 3. Thiết lập các mối liên hệ hợp tác dài hạn 4. Khai thác nguồn bên ngoài chiến lược và công ty ảo 4. Đa dạng hóa 1. Tạo giá trị thông qua đa dạng hóa 2. Chi phí quản lý và giới hạn của đa dạng hoá 3. Thất bại của đa dạng hoá 4. Đa dạng hoá liên quan và không liên quan 5. Các liên minh chiến lược Tham khảo chi tiết ở đây. 18/28 Phát triển công ty Tóm tắt Chương này dựa trên chương 9 nhằm vào các vấn đề phát triển công ty. Phát triển công ty liên quan đến nhận diện các cơ hội kinh doanh mà một công ty nên theo đuổi, cách thức theo đuổi các cơ hội này, cách thức rút khỏi các đơn vị kinh doanh không thiứch hợp với viễn cảnh chiến lược. Nội dung chính của chương gồm các điểm sau: Cách thức chung bắt đầu nhận diện các cơ hội kinh doanh để theo đuổi là soát xét lại danh mục các đơn vị kinh doanh hiện có của công ty. Một cách tiếp cận để thực hiện việc soát xét như vậy một loạt các kỹ thuật ma trận hoạch mục danh mục các đơn vị kinh doanh. Mục đích của các kỹ thuật này là so sánh vị thế cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh khác nhau trong một danh mục của công ty dựa trên các tiêu chuẩn chung. Các tiếp cận thứ hai cho quá trình phát triển công ty, được Gary Hamel và C.K. Prahalad, nhận thức lại công ty như một danh mục các năng lực cốt lõi chứ không phải danh mục các đơn vị kinh doanh. Theo cách tiếp cận này, phát triển công ty được định hướng duy trì các năng lực hiện có, tạo lập năng lực mới, và các năng lực đòn bẩy và thúc đẩy áp dụng chúng vào các cơ hội kinh doanh mới. Lợi ích của khuôn khổ mà Hamel và Prahalad đề ra là nó tập trung dứt khoát vào cách thức mà công ty có thể tạo giá trị thông qua việc tạo dựng năng lực mới, hoặc liên kết các năng lực hiện có lại để thâm nhập vào một lĩnh vực kinh doanh mới. Trong khi các kỹ thuật ma trận hoạch định danh mục đơn vị kinh doanh đối xử với các đơn vị kinh doanh nhơ là các đơn vị kinh doanh độc lập, Khuôn khổ của Hamel và Prahalad nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh và tập trung vào các cơ hội tạo giá trị bằng việc tạo dựng và thúc đẩy các năng lực. Có ba cách công ty có thể sử dụng để thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh mới: đầu tư mới từ bên trong, mua lại và liên doanh. đầu tư mới từ bên trong thường được sử dụng như là chiến lược thâm nhập khi công ty sở hữu hàng loạt các năng lực đáng giá trong các lĩnh vực kinh doanh hiện có và có thể sử dụng để thúc đẩy hay kết hợp việc thâm nhậm vào lĩnh vực kinh doanh mới. Nhiều dự án đầu tư từ bên trong thất bại bởi việc thâm nhập với qui mô quá nhỏ, thương mại hoá kém, và quản trị không tốt quá trình đầu tư. Để đảm bảo cho việc thâm nhập bằng đầu tư mới từ bên trong không bị thất bại cần xây dựng cách tiếp cận hợp lý trong việc lụa chọn và quản trị dự án, tích hợp chức năng R&D và marketing để năng cao khả năng thương mại hoá cho các ý tưởng dự án, và thâm nhập với một qui mô đáng kể. 19/28 Việc mua lại thường được ưu tiên sử dụng như một chiến lược thâm nhập khi công ty thiếu các năng lực quan trong (nguồn lực và khả năng) cần thiết để cạnh tranh trên một lĩnh vực, nhưng khi đó nó có thể mua lại một công ty hiện tại mà có các năng lực này với giá hợp lý. Việc thâm nhập cũng có khuynh hướng ưu tiên khi các rào cản nhập cuộc vào ngành mục tiêu cao, và khi công ty không chấp nhận một khuôn khổ thời gian, chi phí phát triển và rủi ro của việc đầu tư mới. Nhiều cuộc mua lại thất bại bởi vì sự tích hợp sau khi mua lại kém, đánh giá quá mức giá trị có thể tạo ra bởi việc mua lại, chi phí mua lại quá cao, công ciệc kiểm duyệt trước khi mua không tốt. Để bảo đảm cho việc mua lại không thất bại cần xây dựng các chiến lược đấu giá, kiểm duyệt tốt và cô gắng tích cực trong việc tích hợp đơn vị đã mau vào tổ chức của công ty. Liên doanh có thể ưu tiên như một chiến lược thâm nhập khi (1) rủi ro và chi phí liên quan đến việc thiết lập một đơn vị kinh doanh mới lớn hơn khả năng sắn sàng chấp nhập của công ty trong trường hợp công ty sở hữu riêng. Và (2) công ty có thể tăng khả năng thiết lập thành công một đơn vị kinh doanh mới bởi gộp nhóm với các công ty khác có kỹ năng và tài sản thích hợp với việc sở hữu nó. Hiện nay có sự phổ biến của tái cấu trúc là do (1) Việc đa dạng hoá quá mức đã được tiến hành vào những năm 1970-1980, (2) phát sinh các thách thức cạnh tranh mới đến các hoạt động kinh doanh cốt lõi của nhiều công ty đa dạng hoá và (3) các cải tiến trong các quá trình làm giảm lợi thế của hội nhập dọc và đa dạng hoá. Các chiến lược rút lui bao gồm: cắt giảm. thu hoạch và thanh lý. Lựa chọn một chiến lược rút lui tuỳ thuộc vào các đặc tính của đơn vị kinh doanh chiến lược liên quan Nguyên nhân của sự suy giảm là do quản trị kém, bành trướng quá mức, và kiểm soát tài chính không đầy đủ, chi phí cao, phát sinh các đối thủ cạnh tranh mới mạnh mẽ, các dụch chuyển nhu cầu không dự kiến trước được và tính trì trệ của tổ chức. Đối phó với sự suy giảm của công ty bao gồm thay đổi lãnh đạo, xác định lại tiêu điểm chiến lược, cắt giảm hay đóng cửa các tài sản không cần đến, thực hiện các bước để cải thiện khả năng sinh lợi của các hoạt động được giũ lại và đôi khi còn thực hiện cả việc mua lại để tái lập các hoạt động cốt lõi. Nội dung 1. Soát xét lại danh mục của công ty 2. Chiến lược thâm nhập 1. Đầu tư mới từ bên trong 2. Mua lại - một chiến lược thâm nhập 3. Liên doanh - một chiến lược thâm nhập 3. Tái cấu trúc 20/28 4. Chiến lược cải tổ Tham khảo chi tiết ở đây. 21/28 Thiết kế cấu trúc tổ chức và hệ thống kiểm soát Tóm tắt Trong chương này thảo luận về các vấn đề thiết kế cơ cấu để đáp ứng nhu cầu của chiến lược công ty. Các công ty có thể áp dụng nhiều cơ cấu để đáp ứng với các thay đổi về qui mô và chiến lược của nó theo thời gian. Cơ cấu mà một công ty lựa chọn là cơ cấu lô gic của việc nhóm gộp các hoạt động ( đó là cơ cấu phân công theo chiều ngang) đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đơn vị kinh doanh hay các đơn vị kinh doanh trong công ty. Công ty phải làm phù hợp giữa sự phân công theo chiều ngang và phân công theo chiều dọc. Có nghĩa là nó phải chọn một cơ cấu, sau đó chọn các cấp trong hệ thống trực tuyến và mức độ tập trung hay phi tập trung hoá. Nó là sự kết hợp cả hai loại phân công tạo ra những sắp đặt về mặt tổ chức nội bộ. Tuy nhiên một khi công ty chia nó ra thành các bộ phận, thì nó phải kết hợp lại. Công ty phải chọn mức độ kết hợp phù hợp với mức độ phân công của nó nếu nó muốn kết hợp một cách thành côngcác hoạt động tạo giá trị của mình. Do sự phân công và kết hợp rất tốn kém nên mục tiêu của công ty là phải tiết kiệm chi phí quản lý bằng việc áp dụng cơ cấu đơn giản nhất mà vẫn đạt mục tiêu chiến lược của Mình. Chúng ta nhấn mạnh vào các điểm chính sau: Việc thực thi thành công một chiến lược phụ thuộc vào việc lựa chọn đúng đắn cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm soát phù hợp với chiến lược của công ty. Công cụ cơ bản của việc thực thi chiến lược là thiết kế tổ chức. Một thiết kế tổ chức tốt làm tăng lợi nhuận theo hai cách. Thứ nhất, nó tiết kiệm chi phí quản lý và hạ thấp chi phí cho các hoạt động tạo giá trị. Thứ hai, nó nâng cao khả năng của các chức năng tạo giá trị ở công ty, để đạt được hiệu quả,sự cải tiến, chất lượng và đáp ứng khách hàng vượt trội từ đó giành Lợi thế cạnh tranh. Có hai loại phân công: (1)phân công theo chiều dọc nghĩa là cách thức mà công ty lựa chọn để phân bổ quyền ra quyết định và (2) phân công theo chiều ngang chỉ cách thức công ty nhóm gộp các hoạt động của tổ chức vào các chức năng, bộ phận và phòng ban. Lựa chọn cơ bản của phân công chiều dọc là một cơ cấu cao hay thấp. Có cấu trực tuyến cao có một số bất lợi như các vấn đề về truyền thông, chuyển dịch thông tin, động viên và chi phí. Tuy nhiên, phi tập trung hoá hay bãi bỏ các qui định về quyền hành có thể phần nào giả quyết các vấn đề này. Khi một công ty tăng trưởng và đa dạng hoá, nó sử dụng một cơ cấu nhiều bộ phận. Mặc dù, cơ cấu nhiều bộ phận này có chi phí quản lý cao hơn cơ cấu chức năng, nó khắc phục được các vấn đề về kiểm soát liên quan đến cơ cấu chức năng và cho công ty khả năng điều khiển các hoạt động tạo giá trị một cách hiệu quả. 22/28 Các loại chuyên môn hoá khác của cơ cấu bao gồm cơ cấu ma trận, nhóm sản phẩm, theo địa lý. Mỗi loại có công dụng cụ thể và được lựa chọn tuỳ theo yêu cầu chiến lược của công ty. Công ty càng phức tạp và mức độ phân công càng cao càng yêu cầu mức độ kết hợp cần thiết để quản lý cơ cấu của nó. Các cơ chế kết hợp sẵn có cho công ty xếp từ tiếp xúc trực tiếp đến cơ cấu ma trận. Cơ chế kết hợp càng phức tạp càng cần chi phí để sử dụng nó. Công ty nên cẩn thận làm phù hợp các cơ chế này với các yêu cầu chiến lược. Việc lựa chọn một hệ thống kiểm soát phù hợp với chiến lược và cơ cấu của công ty tạo ra một số thách thức đối với các nhà quản trị. Các nhà quản trị phải chọn các hình thức kiểm soát cung cấp khuôn khổ cho việc theo dõi, đo lường và đánh giá chính xác rằng công ty có đạt được mục tiêu của tổ chức hay mục tiêu chiến lược của nó hay không. Các hệ thống kiểm kết quả và tài chính phải được hỗ trợ bởi các hệ thống kiểm soát hành vi và văn hoá tổ chức để bảo đảm rằng công ty đang đạt được các mục tiêu của nó một cách hiệu quả nhất. Nói chung các hệ thống kiểm soát này hỗ trợ lẫn nhau, và cần phải cẩn thận để bảo đảm rằng nó không gây ra những hậu quả không lường trước, như sự cạnh tranh giữa các bộ phận, các chức năng và các các nhân. Nhiều nhà quản trị cấp cao chỉ ra những khó khăn trong việc thay đổi văn hoá tổ chức khi họ nói đến việc thiết kế lại tổ chức của họ để có thể theo đuổi các mục tiêu chiến lược mới. Những khó khăn này phát sinh bới văn hoá là một sản phẩm tương tác thích hợp giữa nhiều yếu tố, như quản trị cấp cao, cơ cấu tổ chức, và hệ thống khuyến khích, tưởng thưởng. Chương này giải quyết các vấn đề cơ bản sau: − Cấu trúc tổ chức sẽ không vận hành hữu hiệu trừ khi hệ thống kiểm soát và khuyến khích được đặt ra thích hợp và động viên hành vi của nhân viên. − Kiểm soát chiến lược là quá trình thiết đặt các mục tiêu, theo dõi đánh giá và thưởng cho việc thực hiện của tổ chức. Cách tiếp cận cho điểm đã chỉ ra rằng các nhà quản trị nên thiếtlập một hệ thống kiểm soát chiến lược có thể đo lường tất cả các khía cạnh quan trọng của việc thực hiện trong tổ chức. − Kiểm soát tiến hành ở tất cả các cấp của tổ chức: công ty, các bộ phận, các chức năng và cá nhân. − Hệ thống kiểm soát hữu hiệu phải mềm dẻo, chính xác và có thể cung cấp các thông tin phản hồi nhanh chóng cho các nhà hoạch định chiến lược. − Có nhiều loại chuẩn mực thực hiện khi áp dụng chiến lược công ty. Các loại thước đo mà các nhà quản trị lựa chọn sẽ tác động đến cách thức vận hành của công ty. 23/28 − Hệ thống kiểm soát phân loại từ các hệ thống đo lường trực tiếp kết quả đến đo lường hành vi hay hoạt động. − Có hai loại kiểm soát tài chính chủ yếu là giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên vốn đầu tư. − Kiểm soát kết quả thiết lập mục tiêu cho các bộ phận chức năng và các các nhân. Nó chỉ được áp dụng khi các kết quả có thể được đo lường khách quan và nó thường liên kết tới một hoạt động quản trị bằng hệ thống các mục tiêu. − Kiểm soát hành vi thực hiện thông qua các ngân sách, qui tắc và các thủ tục. − Văn hoá tổ chức là tập hợp các chuẩn mực và các giá trị chi phối cách thức con người hành động và ứng xử trong tổ chức. − Văn hoá tổ chức là sản phẩm của các giá trị từ nhóm nhà quản trị cấp cao hay người sáng lập, là sản phẩm của cách thức các nhà quản trị sử dụng để thiết kế cấu trúc tổ chức, và là sản phẩm của các hệ thống tưởng thưởng mà các nhà quản trị sử dụng để định hướng và động viên hành vi của các nhân viên. − Hệ thống thưởng là dạng thức cuối cùng của kiểm soát. Các công ty thiết lập hệ thống thưởng để cung cấp cho các nhân viên sự khuyến khích làm cho cơ cấu của nó hoạt động hiệu quả và gắn lợi ích của họ với mục tiêu và mục đích của tổ chức. − Các tổ chức sử dụng tất cả các dạng thức của kiểm soát một cách đồng thời. Các nhà quản trị phải chọn và kết hợp một cách hợp lý các yếu tố kiểm soát, chiến lược và cơ cấu tổ chức. Nội dung 1. Vai trò của cấu trúc tổ chức 1. Các khối của cơ cấu tổ chức 2. Sự phân công, kết hợp và chi phí quản lý 2. Phân công theo chiều dọc 3. Phân công theo chiều ngang 1. Cơ cấu đơn giản 2. Cơ cấu chức năng 3. Cơ cấu nhiều bộ phận 4. Cơ cấu ma trận 5. Cơ cấu nhóm sản phẩm 6. Cơ cấu theo địa lý 4. Kết hợp và cơ cấu kết hợp 5. Kiểm soát chiến lược là gì 24/28 6. Các hệ thống kiểm soát chiến lược 1. Các bước kiểm soát chiến lược 2. Các cấp của kiểm soát chiến lược 3. Các loại kiểm soát 7. Văn hóa tổ chức 1. Văn hoá tổ chức là gì 2. Văn hoá và lãnh đạo chiến lược 3. Các văn hoá có khả năng thích ứng và trì trệ 4. Tập hợp nhóm quản trị cấp cao 5. Các đặc trưng của nền văn hoá công ty mạnh và thích ứng 8. Các hệ thống thù lao khen thưởng chiến lược 1. Các hệ thống tưởng thưởng cá nhân 2. Các hệ thống tưởng thưởng tổ chức hay nhóm Tham khảo chi tiết ở đây. 25/28 Tham gia đóng góp Tài liệu: Quản trị chiến lược Biên tập bởi: dhdn_nguyenthanhliem URL: http://voer.edu.vn/c/828021c2 Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Lời mở đầu Các tác giả: Thế Giới PGS TS Lê, dhdn_nguyenthanhliem URL: http://www.voer.edu.vn/m/29c9ffd6 Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Giới thiệu về quản trị chiến lược và tuyên bố sứ mệnh Các tác giả: Thế Giới PGS TS Lê, dhdn_nguyenthanhliem URL: http://www.voer.edu.vn/m/b7148cca Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Phân tích môi trường bên ngoài Các tác giả: Thế Giới PGS TS Lê, dhdn_nguyenthanhliem URL: http://www.voer.edu.vn/m/93e61235 Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Phân tích bên trong Các tác giả: Thế Giới PGS TS Lê, dhdn_nguyenthanhliem URL: http://www.voer.edu.vn/m/f8ee48a3 Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Tạo dựng lợi thế cạnh tranh thông qua các chiến lược chức năng Các tác giả: Thế Giới PGS TS Lê, dhdn_nguyenthanhliem URL: http://www.voer.edu.vn/m/44f11c34 Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Chiến lược cấp kinh doanh Các tác giả: Thế Giới PGS TS Lê, dhdn_nguyenthanhliem URL: http://www.voer.edu.vn/m/28be6753 26/28 Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Chiến lược công ty: hội nhập dọc, đa dạng hóa các chiến lược liên minh Các tác giả: Thế Giới PGS TS Lê, dhdn_nguyenthanhliem URL: http://www.voer.edu.vn/m/6c2d9dd8 Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Phát triển công ty Các tác giả: Thế Giới PGS TS Lê, dhdn_nguyenthanhliem URL: http://www.voer.edu.vn/m/32378c06 Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Thiết kế cấu trúc tổ chức và hệ thống kiểm soát Các tác giả: Thế Giới PGS TS Lê, dhdn_nguyenthanhliem URL: http://www.voer.edu.vn/m/399fd22d Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ 27/28 Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0 do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội. Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của độc giả. Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring. Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới. 28/28