« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN TẤT THÀNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn khoa học: TS.
- 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH khách hàng DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- Khái quát về ngân hàng thương mại.
- Thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Khái niệm và sự cần thiết thẩm định tài chính KHDN.
- Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính KHDN.
- Nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp.
- CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
- 21 1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- 23 1.3.1 Tại Ngân hàng TECKCOMBANK.
- 23 1.3.2 Tại Ngân hàng VIETCOMBANK Bài học kinh nghiệm trong thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp.
- 25 TÓM TẮT CHƯƠNG CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –CHI NHÁNH HÀ TĨNH.
- THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHDN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TĨNH.
- Giới thiệu hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh .
- Mô hình tổ chức và quy trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh.
- 40 2.2.3 Kết quả thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh.
- THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHDN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TĨNH.
- Chỉ tiêu độ chính xác của việc thẩm định.
- 43 2.3.1.2 Chỉ tiêu về thời gian thẩm định.
- 44 2.3.1.3 Chỉ tiêu về chi phí thẩm định.
- VÍ DỤ VỀ PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀNH SƠN.
- 51 2.3.2 Thẩm định phương án vay vốn.
- 52 2.3.4 Thẩm định tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh.
- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHDN TẠI CHI NHÁNH HÀ TĨNH.
- 72 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TĨNH.
- Định hướng hoạt động tín dụng chung.
- Định hướng về khách hàng doanh nghiệp và công tác thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp.
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHDN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TĨNH.
- Hoàn thiện nội dung thẩm định.
- Bổ sung nội dung thẩm định Báo cáo lưu chuyển tiền tệ doanh nghiệp.
- Sử dụng Thuyết minh Báo cáo tài chính khi thẩm định tài chính.
- 78 3.2.1.3 Ban hành bổ sung nội dung thẩm định so sánh chỉ số tài chính.
- 79 3.2.3 Nhóm giải pháp về quy trình thẩm định.
- Đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng nhân lực thẩm định.
- Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ ngân hàng.
- 87 3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.
- Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- 36 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp.
- 39 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp.
- 44 Bảng 2.4: Chi phí cho phân tích thẩm định.
- 41 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIETINBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam BCTC : Báo cáo tài chính CBTD/CBTĐ : Cán bộ tín dụng/Cán bộ thẩm định KHDN : Khách hàng doanh nghiệp NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch TSBĐ : Tài sản bảo đảm TCTD : Tổ chức tín dụng TCKT : Tổ chức kinh tế TECKCOMBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam VIETCOMBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam DN : Doanh nghiệp TCDN : Tài chính doanh nghiệp TMCP : Thương mại Cổ phần 1 MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động nòng cốt và tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.
- Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng tạo ra nguồn cung ứng vốn cho sự phát triển kinh tế đất nước.
- Với tầm quan trọng đó, tất cả các ngân hàng thương mại đều hướng đến mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng không chỉ về số lượng (khách hàng, dư nợ) mà còn cả chất lượng tín dụng.
- Một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng tín dụng đó chính là tạo ra cơ chế tốt nhất trong việc lựa chọn khách hàng để cấp tín dụng, hay chính xác hơn là phải nâng cao chất lượng thẩm định.
- Mặt khác, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng nhưng tất cả đều dẫn đến một kết quả là ngân hàng không thu hồi được các khoản tiền mà khách hàng vay.
- Vì vậy mà các ngân hàng cần phải thẩm định kỹ lưỡng khách hàng một cách toàn diện trước khi cấp tín dụng, đa dạng hoá khách hàng, sàng lọc và giám sát khách hàng.
- Hiện nay đối tượng mà các ngân hàng hướng đến khá rộng, tuy nhiên về loại hình khách hàng có thể chia thành 2 loại chính: khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
- Việc thẩm định 2 loại đối tượng này cũng có nhiều điểm riêng biệt, trong đó công tác thẩm định khách hàng doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi phải có phương pháp, kỹ thuật nhất định.
- 2 Tuy nhiên, hiện nay chất lượng công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính KHDN nói riêng còn nhiều tồn tại, hạn chế.
- Minh chứng cụ thể là trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu trong cả hệ thống ngân hàng tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp không có khả năng trả nợ cho ngân hàng hoặc bị phá sản.
- Để góp phần giải quyết những nội dung trên, tôi đã chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
- Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng công tác thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại.
- Đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: “Chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp” trong các ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng công tác thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn năm và định hướng phát triển đến năm 2020.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 phần: 3 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng công tác thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.
- 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.
- CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1.
- Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1.
- Khái niệm và vai trò của NHTM Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá.
- Đến nay hoạt động của các ngân hàng thương mại đã trở thành một yếu tố không thể thiếu gắn liền với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới.
- Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính có vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế.
- Theo Luật các Tổ chức tín dụng ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới: Ngân hàng Thương mại là một loại hình doanh nghiệp, một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế Hoa Kỳ: Ngân hàng Thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
- 5 Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng tổng kết lại Ngân hàng Thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là huy động tiền gửi dưới các hình thức khác nhau của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn huy động này và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, chiết khấu đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, môi giới, tư vấn và một số dịch vụ khác cho các chủ thể trong nền kinh tế.
- NHTM là một trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia.
- Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ.
- Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.
- Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán.
- Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng.
- Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi.
- Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới.
- Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
- Có thể thấy ngân hàng thương mại có vai trò hết sức to lớn, là một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế và là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Hệ thống ngân hàng với chức năng của mình trực tiếp “hút” (nghiệp vụ huy động vốn) và “bơm” (cho vay) vốn vào nền kinh tế, vào khắp các ngõ ngách của hoạt động kinh tế, điều tiết vốn giữa các ngành, các vùng một cách tối ưu nhất.
- Các hoạt động cơ bản của NHTM Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay, hoạt động ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn, tuy nhiên ngân hàng vẫn duy trì các nghiệp vụ cơ bản sau.
- Nghiệp vụ huy động vốn Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội.
- Trong hoạt động ngân hàng, vốn tự có chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, chủ yếu hình thành từ vốn ngân sách nhà nước, vốn cổ phần, liên doanh liên kết… tùy thuộc vào loại hình của Ngân hàng.
- Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như huy động dưới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá.
- Mặt khác trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng tiến hành cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và cả nước.
- Vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế là nguồn vốn chủ yếu của các NHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu.
- Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, tạo thu nhập lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất.
- Theo Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- 7 Tại Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng chủ yếu là cho vay - “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
- 75% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt động cho vay.
- Thành công hay thất bại của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay, công tác thẩm định của ngân hàng.
- Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tư.
- Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như: tham gia vào hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các công ty, liên doanh liên kết, mua bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro, đem lại nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng.
- Hoạt động trung gian thanh toán Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trung gian thanh toán qua hệ thống thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.
- Cung cấp các dịch vụ khác Bên cạnh các hoạt động trên, các ngân hàng thương mại còn tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty.
- Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ… để đa dạng hóa các dịch vụ, tạo ra thu nhập và tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt