« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thiết kế công nghệ sản xuất Na2SiF6 và mô hình hóa thiết bị sấy khí động trong dây chuyền sản xuất


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài : Nghiên cứu thiết kế công nghệ sản xuất Na2SiF6 và mô hình hóa thiết bị sấy khí động trong dây chuyền sản xuất.
- Lý do lựa chọn đề tài : Trong quá trình sản xuất DAP luôn sinh ra lượng Flo khá lớn, chủ yếu tồn tại ở dạng acid H2SiF6 phân bố trong pha lỏng (acid Photphoric) làm ảnh hưởng tới chất lượng của acid Photphoric, từ đó làm giảm chất lượng của sản phẩm DAP.
- Để khắc phục tình trạng chất lượng sản phẩm thấp, đồng thời giúp giải quyết vấn đề về môi trường, H2SiF6 được thu hồi và để sản xuất Na2SiF6.
- Ở nước ta, Na2SiF6 được ứng dụng trong công nghiệp thuốc trừ sâu, công nghiệp sản xuất xi-măng, sản xuất gốm sứ…cùng với tín hiệu khởi động của ngành công nghiệp luyện nhôm nước nhà góp phần gia tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Na2SiF6 trong nước trong thời gian sắp tới.
- Kết quả vận hành chạy thử xưởng Na2SiF6 tại nhà máy DAP số 2 cho thấy thiết kế về cơ bản là tốt, dây chuyền vận hành ổn định.
- Tuy nhiên từ thiết kế đến thi công còn thấy một số hạng mục thiết kế phải điều chỉnh trực tiếp tại công trình, một số tính toán thiết bị khi thiết kế sử dụng hệ số thực nghiệm (theo kinh nghiệm thiết kế các thiết bị tương tự), nên có thể một số công đoạn sẽ áp dụng hệ số dư công suất lớn hơn so với yêu cầu dẫn đến tăng chi phí đầu tư.
- Trên cơ sở thiết kế và hồ sơ thi công xây lắp xưởng sản xuất Na2SiF6 tại nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 VINACHEM, nhóm nghiên cứu sẽ thu thập, sử dụng số liệu trong quá trình vận hành chạy thử để: hiệu chỉnh, chuẩn hóa lại dây chuyền công nghệ.
- tính toán quy mô thiết bị và xây dựng bộ hồ sơ thiết kế quy chuẩn làm cơ sở cho các thiết kế tương tự sau này.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu và khai thác các yếu tố công nghệ có liên quan trong dây chuyền sản xuất để đưa ra các thiết kế cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.
- Xây dựng mô hình toán học cho quá trình sấy khí động trong công nghiệp.
- Đối tượng được đề cập tới trong luận văn là dây chuyền sản xuất sản phẩm Na2SiF6 tại các nhà máy sản xuất phân bón ở Việt Nam có sinh ra lượng axit H2SiF6 nói chung và nhà máy DAP số 2 nói riêng Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi một xưởng sản xuất độc lập trên cơ sở tài liệu thiết kế hiện trạng và quá trình vận hành sản xuất của xưởng sản xuất Na2SiF6 tại nhà máy DAP số 2 và một số kết quả nghiên cứu trên thế giới.
- Các nội dung chính của luận văn - Nghiên cứu thị trường sản phẩm Na2SiF6.
- Nghiên cứu lựa chọn quá trình sản xuất Na2SiF6 - Thiết lập và giải cân bằng chất và cân bằng năng lượng trên quy trình sản xuất Na2SiF6 từ axit H2SiF6 và các nguyên liệu chứa Natri dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
- Xây dựng thiết kế cải tiến cho quy trình sản xuất Na2SiF6 từ axit H2SiF6 và các nguyên liệu chứa Natri.
- Mô hình hóa quá trình sấy sản phẩm trong thiết bị sấy khí động.
- Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo.
- Kết luận Sau khi thực hiện quá trình nghiên cứu tác giả đã đưa ra được một số cải tiến để khắc phục những khó khăn trong quá trình vận hành và năng suất của xưởng sản xuất Na2SiF6 3 tại nhà máy DAP số 2 nói riêng và ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm Na2SiF6 của Việt Nam nói chung, đồng thời tác giả mô phỏng thực tế thiết bị sấy khí động tại nhà máy bằng phần mềm mô phỏng matlab để đưa ra các kết quả tối ưu cho các quá trình tính toán thiết kế sau này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt