« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất một số giải pháp chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính tại Trường cao đẳng nghề Đà Lạt


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Đề xuất một số giải pháp chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Tác giả luận văn: Đỗ Minh Hằng Khóa: 2016A-QTKD Người hướng dẫn: TS.
- Tự chủ tài chính.
- Cao đẳng công lập.
- Giải pháp a.
- Lý do thực hiện đề tài Tự chủ - tự chịu trách nhiệm là vấn đề tất yếu của giai đoạn phát triển xã hội trong thể chế phân quyền và trong nhiều văn bản đã thể hiện việc trao quyền tự chủ đối với các đơn vị đặc biệt là với các đơn vị sự nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
- Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt là cơ sở dạy nghề công lập có quyền tự chủ một phần và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, có điều kiện để nâng cao mức độ tự chủ trong giai đoạn tới.
- Trước yêu cầu thực tiễn như trên, tác giả chọn đề tài “Đề xuất một số giải pháp chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt”.
- Mục đích nghiên cứu Hệ thống, vận dụng những kiến thức, cơ sở lý luận đã được học trong chương trình đào tạo Thạc sỹ và những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý đào tạo nghề để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện chuyển đổi thành công sang mô hình tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề Đà Lạt.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề.
- Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt đến thời điểm năm 2017, từ đó đề xuất giải pháp cho giai đoạn tầm nhìn 2025.
- Nội dung của luận văn Không kể Phần mở đầu và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương chính : Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình tự chủ tài chính trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
- “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công.
- Tự chủ tài chính là một yếu tố, một thẩm quyền của tự chủ.
- Việc chuyển đổi sang mô hình TCTC tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập mang tính tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay, nó sẽ có những tác động tới các nhà trường trên cả 02 mặt tích cực và tiêu cực.
- Nội dung tự chủ tài chính của các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp công lập Cơ chế tự chủ tài chính là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình trong việc quản lý thu, chi tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, trích lập và sử dụng các quỹ của đơn vị.
- Tại Chương 2, tác giả sẽ phân tích tình hình chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt theo các nội dung nói trên.
- Các mức độ tự chủ tài chính của các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp công lập Hiện tại, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang được phân loại vào 4 nhóm, phụ thuộc vào mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.
- Từ hoàn toàn không tự chủ đến hoàn toàn tự chủ.
- Đơn vị tự chủ cao về nguồn tài chính thì được tự chủ cao về quản lý, sử dụng các kết quả tài chính và ngược lại.
- Trong chương này, tác giả cũng nêu quy trình và các điều kiện chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nhân tố ảnh hưởng tơi việc thực hiện mô hình tự chủ tài chính của các cơ sở GDNN công lập, đồng thời giới thiệu mô hình tự chủ tài chính trong giáo dục – đào tạo tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- Đây là phần cơ sở lý luận quan trọng làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng chuyển đổi sang mô hình TCTC tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt tại Chương 2.
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề Đà Lạt.
- Tại Chương II, tác giả giới thiệu những nét cơ bản về Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, đồng thời phân tích mô hình tài chính hiện tại của Trường bằng các số liệu cụ thể và rút ra một số kết luận sau.
- Thực trạng quản lý thu Nguồn ngân sách Nhà nước cấp chi hàng năm hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của Trường ( trên 1/2 tổng thu).
- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Trường chủ yếu là từ học phí và các hoạt động đào tạo khác chiếm tỷ trọng chủ yếu.
- Nếu Trường chuyển sang mô hình tự chủ tài chính sẽ khai thác tốt hơn nguồn thu dịch vụ này.
- Thực trạng sử dụng các nguồn lực tài chính (chi tiêu), bao gồm.
- Chi thường xuyên: Nội dung chủ yếu trong chi thường xuyên của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt là chi cho cá nhân người lao động của Trường.
- Chi cơ sở vật chất chiếm tỷ lệ nhất định trong tổng chi nhưng chưa đáp ứng được sự gia tăng của quy mô đào tạo.
- Chi cho nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng chi của Trường.
- Việc đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất hiện tại chỉ tạm đáp ứng các điều kiện tối thiểu chứ chưa đáp ứng yêu cầu dạy nghề theo hướng tiếp cận trình độ của trường nghề chất lượng cao, tiên tiến khu vực và quốc tế.
- Thực trạng quản lý và trích lập các quỹ Thực hiện theo đúng quy định, nhưng cần tăng tỷ lệ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Sau đó, tác giả tiếp tục đi vào phân tích điều kiện thực hiện chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trên 04 nội dung: Điều kiện về nguồn thu.
- Điều kiện về cơ sở vật chất.
- Điều kiện về các công cụ quản lý tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt (Yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại).
- Trên căn cứ phân tích tình hình hiện tại của Trường, tác giả đánh giá tổng quan về việc thực hiện chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt các kết quả đạt được cũng như hạn chế, tồn tại, nguyên nhân.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện chuyển đổi thành công sang mô hình tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề Đà Lạt.
- Từ các kết quả đã phân tích tại chương II và các mục tiêu của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt tác giả đề xuất các giải pháp chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trên các nhóm giải pháp.
- Nhóm giái pháp để tăng nguồn thu của Trường.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sử dụng nguồn lực tài chính.
- Nhóm giải pháp tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài chính.
- Nhóm giải pháp tăng cường công tác hạch toán kế toán, kiểm tra, giám sát, công khai tài chính.
- Cuối Chương, Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, các cơ quan chủ quản của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt để đảm bảo các giải pháp có thể khả thi.
- Kết luận Tự chủ tài chính là xu thế của phát triển.
- Việc thực hiện tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các bên tham gia, trong đó có Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt đều được hưởng lợi từ tự chủ tài chính.
- Tuy nhiên, để việc bỏ cơ chế bao cấp, thay bằng cơ chế tự chủ đòi hỏi Trường phải năng động hơn trong các hoạt động của mình, đặc biệt là công tác huy động sử dụng nguồn vốn để tạo ra đột phá về chất lượng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt