« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu và thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến trong hệ thống thông tin di động 4G của Mobifone Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu và thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến trong hệ thống thông tin di động 4G của Mobifone Việt Nam.
- Nội dung tóm tắt: a, Lý do chọn đề tài Trong hệ thống thông tin di động hiện nay của Việt Nam nói chung và của Mobifone nói riêng đã và đang triển khai phủ sóng mạng 4G - LTE, việc phát triển từ công nghệ 2G -3G rồi lên 4G đòi hỏi chất lượng dịch vụ cũng như khối lượng quản lý dữ liệu cũng tăng lên.
- Do đó việc nghiên cứu và thực hiện tối ưu hóa mạng 4G trong quá trình triển khai là cần thiết, vì vậy em xin được chọn đề tài của mình là "Nghiên cứu và thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến trong hệ thống thông tin di động 4G của Mobifone Việt Nam".
- b, Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Luận văn giới thiệu kiến trúc của mạng 4G, chức năng của các thành phần trong mạng 4G, qua đó nêu ra được ưu điểm so với các công nghệ mạng đã triển khai trước đó.
- Trên cơ sở đó đi sâu vào nghiên cứu mạng vô tuyến E-UTRAN, định cỡ quy hoạch eNB ID/ Cell ID để tính toán nên dung lượng cell, đảm bảo băng thông trong quá trình truyền dữ liệu.
- Định cỡ và quy hoạch TA/TAL để đảm bảo quá trình tìm gọi (paging) không bị gián đoạn, chậm trễ, tính toán được dung lượng tìm gọi.
- Dựa vào việc quy hoạch TA/TAL giúp quản lý các trạm vô tuyến cũng như ước lượng truy cập trên mỗi thuê bao.
- Dựa vào cơ sở lý thuyết đề tài thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến cụ thể là tính toán quy hoạch cho các trạm 10MHz, 15MHz, 20MHz, cụ thể là tính toán các thông lượng cell.
- Ngoài ra còn tính toán băng thông trong quá trình thực hiện CSFB.
- Tóm tắt nội dung: Đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau.
- Chương 1: Tổng quan chung, giới hạn và mục đích của đề tài.
- Chương 1 đã giới thiệu kiến trúc mạng 4G, chức năng các thành phần trong mạng 4G như mạng truy nhập E-UTRAN, mạng lõi EPC bao gồm chức năng của MME, SGW, PGW, HSS, PCRF, qua đó nêu ra được ưu điểm so với các công nghệ mạng đã triển khai trước đó.
- Dựa vào đó nêu nên giới hạn cũng như mục đích của đề tài là đi sâu và phần nghiên cứu mạng truy nhập vô tuyến E-UTRAN, cụ thể là dựa vào tính năng của eNB để đưa ra giải pháp quy hoạch cũng như định cơ eNB/cell ID, tính toán lên dung lượng cell.
- Để giúp cho việc quản lý các trạm cũng như tính toán thông lượng các trạm thì việc định cỡ TA/TAL là cần thiết.
- Chương 2: Nghiên cứu lý thuyết để thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến.
- Với việc đưa ra lý thuyết triển khai định cỡ eNB ID/ Cell ID, định cỡ và quy hoạc TA/TAL, chương 2 đã đưa ra được cơ sở lý thuyết để thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến E-UTRAN.
- Với việc định cỡ eNB/Cell ID sẽ đảm bảo thông lượng cell sẽ được nêu ra ở chương 3, và việc thiết kế cell ID sẽ giúp cho việc quản lý các trạm vô tuyến được dễ dàng hơn.
- Việc định cỡ và quy hoạch TA/ TAL sẽ giúp cho nhà mạng dễ dàng quản lý các trạm của mình cũng như giảm thiểu thời gian paging tìm UE khi UE ở trạng thái Idle, giúp cho quá trình truyền dữ liệu không bị gián đoạn.
- Ở chương 2 nêu nên định cỡ tài nguyên eNB/Cell, đưa ra một số nguyên tắc thiết kế eNB/Cell ID.
- Chương 3: Thực hiện tối ưu hóa mạng vô tuyến 4G.
- Chương 3 đã nêu lên giải pháp tối ưu hóa trong mạng vô tuyến cụ thể là tính toán thông lượng cell, tổng thông lượng cell, quá tình ước lượng dung lượng cell và định cỡ băng gốc cho các trạm 10MHz/ 15MHz/20MHz trong trung tâm mạng lưới miền Bắc, định cỡ băng thông truyền dẫn phục vụ eNB.
- Bên cạnh đó còn nêu ra lựa chọn chiến thuật CSFB dựa vào các khuyến nghị của Huawei đưa ra tính toán băng thông trên các giao diện S1, X2 và kích thước MTU.
- Đóng góp của tác giả Em đã nêu ra được những vấn đề cần tối ưu trong mạng vô tuyến khi triển khai mạng 4G và khi tối ưu mạng 4G vào hoạt động cùng các công nghệ mạng khác.
- Em đã tập trung trình bày vào phần định cỡ và tính toán vô tuyến để đảm bảo chất lượng dịch vụ khi người dùng truy cập vào mạng 4G.
- d, Phương pháp nghiên cứu • Định cỡ tài nguyên eNB/Cell ID.
- Định cỡ và quy hoạch TA/TAL.
- Tính toán thông lượng cell, định cỡ băng thông truyền dẫn eNB.
- e, Kết luận Với việc nghiên cứu và triển khai phần vô tuyến về cơ bản đề tài đã nhìn nhận được những giải pháp để thực hiện tối ưu hóa phần vô tuyến E-UTRAN.
- Đưa ra được quy trình thiết thế các eNB, các Cell ID, các tham số trong mạng.
- Dựa vào cơ sở lý thuyết để phân tích quy hoạch trạm 10MHz/ 15MHz/20MHz cũng như tính toán dung lượng cho các trạm.
- Ngoài ra còn đưa ra được chiến thuật CSFB và các giải pháp nâng cao.
- Với thời gian có hạn đề tài chưa mở rộng triển khai thêm như việc quy hoạch PCI cho từng trạm, hoặc nghiên cứu và thực hiện chuyển giao giữa các eNB, giữa các cell.
- Có rất nhiều giải pháp để nghiên cứu và thực hiện tối ưu hóa trong mạng vô tuyến, do đó cần thêm thời gian tìm hiểu và đo đạc trong thực tế, như vậy đề tài sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt