« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Tuyên Quang


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Tuyên Quang Tác giả luận văn: Phạm Minh Trí Khóa: CH2016A Người hướng dẫn: GVC.PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn Từ khóa: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Tuyên Quang.
- Lý do chọn đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là hoạt động có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội, là nhân tố quan trọng làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
- Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có những tiền năng phát triển chưa được khai thác và sử dụng hết thì việc đầu tư vào công tác XDCB là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
- Tỉnh đã trú trọng đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB và đã có những thành quả nhất định, nhờ đó mà nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đạt được khá cao so với mức bình quân chung của cả nước trong nhiều năm, tăng cường tiềm lực kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất là tinh thần của nhân dân.
- Đầu tư XDCB góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới.
- 2 Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn những tồn tại, tình trạng thất thoát lãng phí kém hiệu quả trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN vẫn thường xuyên xảy ra.
- Các nguyên nhân chủ yếu làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh còn tồn tại là: Quy hoạch, lập kế hoạch, bố trí vốn đầu tư XDCB phân tán, dàn trải, bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB kém hiệu quả, năng lực chưa cao không đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Thêm vào đó, do đặc thù của vốn đầu tư XDCB là rất lớn, thời gian đầu tư dài nên dễ xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư XDCB của Nhà nước.
- Vậy vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở tỉnh Tuyên Quang, góp phần khắc phục tình trạng hiện nay.
- Xuất phát từ thực tiễn trên, việc lựa chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Tuyên Quang” là cần thiết và phù hợp với thực tế.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu là phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Tuyên Quang, dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Nghiên cứu lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB cấp tỉnh.
- Thu thập số liệu, phân tích, đánh giá tổng quan về thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2017.
- Xây dựng cơ sở và giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước ở tỉnh Tuyên Quang các giai đoạn tiếp theo.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Công tác đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng hai phương pháp chính, bao gồm.
- Trong quá trình phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về Công tác đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, tác giả đã vận dụng các phương pháp sau.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về nghị quyết, chính sách của Đảng, của Nhà nước và của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác đầu tư XDCB, nghiên cứu tài liệu, tạp chí của các tác giả về đánh giá công tác đầu tư XDCB.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Thông qua các số liệu về đầu tư XDCB.
- số liệu các cuộc điều tra, khảo sát cán bộ làm việc trong ban quản lý dự án, doanh nghiệp.
- Kết quả của đề tài - Chương 1, Luận văn đã trình bày tổng quan về công tác quản lý vốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Đây là một hoạt động đa dạng, rất phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn, công việc, hoạt động khác nhau theo quy trình còn nhiều ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài tác động và các chính sách của nhà nước theo từng thời kỳ.
- Tăng cường công tác quản lý vốn ở đây là góp phần nâng cao hiệu quả kế hoạch vốn, cấp 4 phát vốn, tránh thất thoát và lãng phí.
- Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB theo quy trình còn nhiều hạn chế ở nhiều khâu dẫn đến hiện tượng thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả cấp phát và sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa cao nhất là các nguồn vốn từ NSNN.
- Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý cần sớm tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB.
- Chương 2, Luận văn đã đánh giá trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Tuyên Quang có những mặt đạt nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần tháo gỡ như: Chất lượng công tác quy hoạch còn chưa rỏ ràng còn chồng chéo, trách nhiệm của các chủ thể trong đầu tư xây dựng cơ bản chưa cao, việc bố trí vốn chưa hợp lý, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, nhất là đơn giá chưa phù hợp với thực tế tại thời điểm thực hiện dự án, công tác chuẩn bị đầu tư còn chậm và mang tính hình thức, việc quyết toán các công trình hoàn thành đôi lúc còn chậm.
- Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Tuyên Quang đòi hỏi phải có các giải pháp cụ thể đồng bộ và phù hợp với điều kiện trước mắt và lâu dài của tỉnh.
- Chương 3, Xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh Tuyên Quang , Chương 3 Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
- Các giải pháp đề xuất ở chương 3 gồm.
- Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư.
- Đẩy nhanh tốc độ cấp phát vốn đầu tư.
- Tăng cường kiểm soát công tác thanh quyết toán vốn đầu tư.
- Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán.
- Nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.
- 5 Các giải pháp trên khi được triển khai đồng bộ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Tuyên Quang.
- Kết luận Vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản là yếu tố rất quan trọng, đóng vai trò quyết định để tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Với một lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước có hạn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước là yêu cầu bức thiết đối với tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.
- Trong phạm vi của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản đặt ra nhằm đạt được mục tiêu của đề tài như sau.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đầu tư xây dựng.
- vốn đầu tư, vốn ngân sách Nhà nước.
- nội dung quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB hiệu quả sử dụng vốn đầu từ XDCB và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước.
- Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang và thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng từ Ngân sách Nhà nước giai đoạn để từ đó đánh giá một cách đầy đủ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước.
- Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn tới.
- Những giải pháp chung mà đề tài đã đưa ra.
- Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch cấp pháp vốn từ NSNN cho đầu tư XDCB.
- 6 - Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong đầu tư xây dựng.
- Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.
- Đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán công trình hoàn thành.
- Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong đầu tư xây dựng.
- Chú trọng công tác đào tạo cán bộ trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Những giải pháp cụ thể trước mắt mà đề tài đưa ra là.
- Tập trung vốn đầu tư vào các dự án trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thành công trình, đưa công trình vào sử dụng - Đình chỉ hoặc dừng thi công những dự án đầu tư xây dựng cơ bản không phù hợp với quy hoạch và chưa thực sự cần thiết

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt