« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thện công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học các cấp tại Viện Chiến lược


Tóm tắt Xem thử

- Nguyễn Thu Hằng QUẢN LÝ KINH TẾ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁC CẤP TẠI VIỆN CHIẾN LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Quản lý kinh tế 2016A Hà Nội – Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- Nguyễn Thu Hằng HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁC CẤP TẠI VIỆN CHIẾN LƯỢC Chuyên ngành : Quản lý kinh tế LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Quản lý kinh tế NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : 1.
- Vũ Quang Hà Nội – Năm 2018 1 LỜI CẢM ƠN Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp – Bộ Công Thương.
- Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
- Trước hết tôi xin gởi tới các thầy cô Viện Đào tạo Sau đại học và Viện Kinh tế & Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc.
- Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay tôi đã có thể hoàn thành luận văn, đề tài:“Hoàn thiện công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học các cấp tại Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp”.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các khoa, phòng, ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
- Xin chân thành cảm ơn! 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH IPSI Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp Industrial Policy and Strategy Institute KHCN Khoa Học Công Nghệ HĐKH Hội đồng Khoa Học QLKH Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế KT – XH Kinh tế - Xã hội AFTA Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á ASEAN Free Trade Area ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations CNH – HĐH Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá DNCN Doanh Nghiệp Công Nghiệp DNVN Doanh Nghiệp Việt Nam CNTT Công Nghệ Thông Tin WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới UBND Uỷ Ban Nhân Dân KCN Khu Công Nghiệp NCCB Nghiên cứu cơ bản fundamental research NCUD Nghiên cứu ứng dụng applied research 3 NCTK Nghiên cứu triển khai Research and Development-R&D ISO Hệ thống Quản lý Chất lượng International Organisation for Standardisation UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, United Nations Educational Scientific and Cultural Organization DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Viện Năng lượng-Bộ Công Thương Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của IPSI Hình 2.2: Quy trình quản lý các nhiệm vụ Khoa học Công nghệ từ sự nghiệp ngân sách khoa học.
- Hình 2.3 Quy trình quản lý đề tài Quy hoạch, Chiến lược của Viện DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Đề tài nghiên cứu điển hình của Viện năm 2014 Bảng 2.2: Đề tài nghiên cứu điển hình của Viện năm 2015 Bảng 2.3: Đề tài nghiên cứu điển hình của Viện năm 2016 Bảng 2.4: Hồ sơ dự án quy hoạch Bảng 2.5 Thống kê số lượng đề tài NCKH cấp Bộ và quy hoạch từ năm 2011 đến năm 2017 4 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia.
- Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ còn giữ vai trò then chốt trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên.
- Theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa (bổ sung, phát triển năm 2011) “Phát triển khoa học – công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.
- Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học – công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí.
- Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học – công nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại trên thế giới.
- Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ”.
- Trên thực tế, muốn công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý nghiên cứu khoa học kỹ thuật phải được đảm bảo chất lượng tương ứng, trong đó có công tác quản lý các đề tài 5 nghiên cứu khoa học ở các cơ quan, tổ chức có chức năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ.
- Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp là một trong số các viện thuộc Bộ Công thương, có chức năng nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và hợp tác về phát triển triển các ngành công nghiệp, vùng công nghiệp trên phạm vi cả nước.
- Trong thời gian qua, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp đã thực hiện nhiều đề tài cấp bộ và các đề tài quy hoạch cho các vùng, địa phương trong toàn quốc.
- Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu khoa học tại viện vẫn còn nhiều bất cập, chủ yếu là do công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học vẫn còn nhiều thiếu sót và cần hoàn thiện hơn.
- Vì vậy, cần phải cân nhắc hoàn thiện công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại viện này.
- Với vị trí công tác và nhiệt huyết của mình, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa, tôi chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học các cấp tại Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp.
- Mặc dù nhận được nhiều ý kiến đóng góp, hỗ trợ từ bạn bè, đồng nghiệp ở lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp nhưng do điều kiện hạn chế về thời gian, lĩnh vực nghiên cứu lại quá rộng, liên quan tới nhiều ngành nên chắc chắn sẽ còn những thiếu sót trong nghiên cứu, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm để tôi có thể hoàn thiện thêm hiểu biết của mình 2.Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu hệ thống hóa hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý nói chung và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học nói riêng.
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp.
- Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp.
- 6 3.Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp sao cho tiết kiệm, hiệu quả.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Khảo sát lý thuyết về khoa học quản lý.
- Khảo sát lý thuyết về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học.
- Khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp.
- Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong phạm vi công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học ở Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, từ năm 2014 đến năm 2017.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệụ.
- Thực tế tại Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp (IPSI), Viện Nghiên cứu Thương mại (VIT), Viện Năng lượng (IE) và một số Viện thuộc Bộ Công Thương.
- Chi tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp.
- 7 Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp.
- 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1.
- Tổng quan về nghiên cứu khoa học và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học 1.1.1.Khái niệm nghiên cứu khoa học và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học.
- Khái niệm nghiên cứu khoa học : a) Khái niệm về khoa học Khoa học (tiếng Anh: science) là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ.
- Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp và theo đó có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận.
- Ở mức độ chung nhất, khoa học có thể được hiểu là một hệ thống tri thức về thế giới khách quan.
- Ở nước ta, theo Luật Khoa học và Công nghệ (được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa x, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày Khoa học là hệ thống trí thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- [Trích “Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ban hành ngày 18/06/2013.
- Đứng ở góc độ hoạt động, khoa học có thể được hiểu là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của loài người.
- Về thực chất, ở góc độ này, khoa học được hiểu là hoạt động nghiên cứu khoa học, là quá trình tạo ra tri thức mới cho nhân loại.
- Từ khái niệm trên có thể thấy rằng Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới.
- Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy.
- Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
- Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội.
- Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học.
- Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên.
- Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,… [Theo Website http://truongchinhtrina.gov.vn/DNews.aspx?NewsID=643] 10 b)Khái niệm nghiên cứu khoa học: Thuật ngữ “nghiên cứu” được hiểu là một quá trình quan sát kỹ càng, thu thập thông tin chính xác, tìm hiểu có hệ thống và chi tiết, để có hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn về một vấn đề nào đó, một sự kiện nào đó, một đối tượng nào đó.
- Người đang làm công việc nghiên cứu gọi là “nghiên cứu viên”, thường họ làm trong một cơ quan nghiên cứu nào đó.
- Ở nước ta có rất nhiều cơ quan như vậy: Viện Toán học, Viện Vật lý, Viện Tin học, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng,Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp… Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng).
- Khái niệm về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học a) Khái niệm về đề tài.
- Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện.
- Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án.
- Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau: Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
- Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập 11 một tổ chức.
- Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
- Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định.
- Thông thường, có bốn dạng đề tài như sau.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản.
- Đề tài nghiên cứu ứng dụng.
- Đề tài nghiên cứu triển khai.
- Đề tài nghiên cứu thăm dò: đây là dạng đề tài đặc biệt trong lĩnh vực khai khoáng và về thực chất đề tài này là dạng đề tài nghiên cứu và triển khai (R&D).
- b) Khái niệm về quản lý đề tài Quản lý là hoạt động có mục đích của con người.
- Như vậy, quản lý là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều khiển nguồn lực thực hiện các tiến trình để giải quyết các vấn đề.
- [Theo « Giáo trình quản lý khoa học » NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2012] Thống nhất với khái niệm đề tài nghiên cứu khoa học là một mô hình tổ chức nghiên cứu khoa học, như vậy quản lý đề tài khoa học không chỉ đơn thuần chỉ là việc quản lý một sản phẩm mang tính tư liệu hoặc tài liệu nghiên cứu khoa học mà thực chất đó là một phần của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, mà cụ thể là quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học dạng đề tài.
- Từ đó suy ra, quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học là việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm tra kiểm soát việc đưa ra đề tài, phân phối đề 12 tài, đăng ký đề tài, tiến hành thực hiện và bảo vệ các đề tài nghiên cứu khoa học, và việc ứng dụng các bài nghiên cứu đó vào thực tế.
- Đặc điểm của nghiên cứu khoa học và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học.
- Một đề tài nghiên cứu khoa học phải có ý nghĩa khoa học nhằm bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học.
- xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc xây dựng nguyên lý các giải pháp khác nhau trong kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, quản lý… Bên cạnh đó, đề tài phải có tính thực tiễn hỗ trợ xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
- nhu cầu về tổ chức, quản lý, thị trường… Đồng thời, phải có tính cấp thiết đối với thời điểm tiến hành nghiên cứu, giải quyết những vấn đề nóng bỏng, mang tính thời sự và đem lại giá trị thiết thực cho lý luận và thực tiễn, đóng góp cho sự phát triển của khoa học và đời sống.
- Một đề tài nghiên cứu khoa học luôn mang tính mới mẻ, thời sự, hướng vào những lĩnh vực hoạt động phức tạp, đa dạng của khoa học và đời sống, hướng tới những vấn đề chưa được giải quyểt triệt để trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nào đó… Một đề tài nghiên cứu khoa học cần phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả.
- cập nhật, mới mẻ, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ.
- Trong phân loại nghiên cứu khoa học, UNESCO chia ra 3 loại: nghiên cứu cơ bản (fundamental research), nghiên cứu ứng dụng (applied research) và triển khai thực nghiệm, gọi tắt là triển khai (experimental development).
- Tài liệu Manuel pour les statistiques relatives aux politique scientifiques et techniques của UNESCO lần lượt trình bày các định nghĩa như sau: 13 NCCB được định nghĩa là những nghiên cứu (lý thuyết hoặc thực nghiệm) nhằm tạo ra các tri thức mới về căn nguyên của các sự vật và hiện tượng, chưa có một ứng dụng đặc biệt nào.
- NCƯD là những nghiên cứu nhằm tạo ra các tri thức mới, nhưng chủ yếu là nhằm vào một mục đích hoặc mục tiêu thực tế đặc biệt.
- NCTK được định nghĩa là những nghiên cứu hoặc thực nghiệm nhằm tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới, các hệ thống và dịch vụ mới nhằm hoàn thiện những sản phẩm vốn tồn tại.
- Đặc điểm nghiên cứu khoa học.
- [Theo website cachhoc.net] Thứ nhất là tính mới mẻ : Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó có tính mới mẻ.
- Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn.
- Thứ hai là tính thông tin : Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học, cũng có thể là một mẫu vật, sản phẩm mới.
- Thứ ba là tính khách quan : Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học.
- Nếu trong nghiên cứu khoa học mà không khách quan thì sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ không thể chính xác và không có giá trị gì cả.
- 14 Thứ tư là tính tin cậy : Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nào đều cho một kết quả như nhau.
- Thứ năm là tính rủi ro : Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn.
- Thứ sáu là tính kế thừa : Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt được trước đó.
- Thứ bảy là tính cá nhân : Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định Thứ tám là tính kinh phí : Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sản xuất và thậm chí có thể nói không thể định mức.
- Đặc điểm của công tác quản lý đề tài nghiên cứu khoa học Là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến.
- Do vậy quản lý nhà nước về đề tài khoa học có các đặc điểm sau: a)Đặc điểm chung: Quản lý đề tài khoa học mang các đặc điểm chung của quản lý nhà nước (viết tắt là QLNN) QLNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn đinh, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi [Theo website nganhangphapluat.thukyluat.vn]

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt