« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa chi phí nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện than


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa chi phí nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện than”.
- Nguyễn Xuân Tùng Từ khóa: Tối ưu chi phí nhập khẩu than, nhà máy nhiệt điện than, đàm phán hợp đồng mua bán than, hợp đồng mua bán than, hợp đồng vận chuyển than.
- NỘI DUNG TÓM TẮT: a) Lý do chọn đề tài: Hiện tại, EVN đã và đang đàm phán rất nhiều hợp đồng Mua bán điện PPA, trong đó phần lớn là các dự án xây dựng vận hành và chuyển giao (BOT) nhà máy nhiệt điện than có công suất đặt từ 30MW trở lên, sử dụng than nhập khẩu từ nhiều nguồn than ngoại khác nhau, tiêu biểu có thể kể ra ngay các dự án như: Vũng Áng 2, Vĩnh Tân 3, Vân Phong 1, Duyên Hải 2, Sông Hậu 2… Đây là những dự án mà theo định hướng về việc nhập khẩu than tại Việt Nam sẽ sử dụng than nhập từ nhiều nguồn khác nhau.
- Đàm phán hợp đồng mua bán điện thực chất ko phải là việc mặc cả giá giữa EVN với các chủ đầu tư BOT mà bản chất của việc đàm phán chính là vấn đề rà soát từng hạng mục cụ thể chi tiết theo phương án mà chủ đầu tư BOT đưa ra bao gồm cả phương án về kỹ thuật và phương án tính toán kinh tế.
- EVN sẽ cùng với các đơn vị liên quan, trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Công thương từ đó áp dụng những tính toán phù hợp để chỉ ra những điểm còn chưa hợp lý trong cách tính hoặc phương án của chủ đầu tư nhằm đến đích cuối cùng là giảm chi phí và giá thành khi chuyển sang tính giá điện phải là tối ưu nhất cho Nhà nước.
- Việc xây dựng một phương án hay chiến lược mua than tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí nhất cho các nhà máy mà vẫn đảm bảo công suất thiết kế và sản lượng điện đề ra là hết sức cần thiết và mang tính thời sự, thực hiện được điều này không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế to lớn mà còn giúp EVN đưa ra được chiến lược đàm phán phù hợp hơn cho các hợp đồng mua bán điện (PPA).
- Đề xuất phương án tối ưu hóa chi phí đầu vào cho nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu.
- Dựa theo đó xác định chiến lược mua than hợp lý thông qua các hợp đồng cung cấp than đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Các vấn đề cơ bản về Than, các hợp đồng cung cấp than và vận chuyển than của các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu và nhập từ nhiều nguồn khác nhau.
- Nghiên cứu đối với các nhà máy sử dụng than nhập khẩu.
- Phần tính toán áp dụng sẽ triển khai với án nhà máy điện Vĩnh Tân 3 và dự án Vũng Áng 2.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Là cơ sở tin cậy để EVN phê duyệt phương án than theo đề xuất của chủ đầu tư.
- Tiết kiệm thời gian đàm phán, thời gian thẩm định phương án trộn than của chủ đầu tư nhà máy điện trong quá trình đàm phán và phê duyệt CSA của chủ đầu tư.
- Tiết kiệm thời gian thương thảo phương án than trộn trong lập kế hoạch vận hành hàng năm của nhà máy điện.
- Tiết kiệm chi phí mua than cho EVN từ các nhà máy điện sử dụng nhiều nguồn than nhập.
- Chi phí tiết kiệm được cho EVN chính là chênh lệch giữa phương án đề xuất chủ đầu tư và phương án tối ưu mà EVN lập được chủ đầu tư đồng ý áp dụng.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Kiểm nghiệm hiệu quả thông qua việc đánh giá các phương án tối ưu trước và sau khi áp dụng các kết quả của đề tài.
- e) Kết luận Luận văn đề xuất được phương án tối ưu, giải bài toán và đưa ra chiến lược mua than tương đối hợp lý cho các nhà máy nhiệt điện than sử dụng nhiều nguồn than nhập.
- Kết quả mang lại của đề tài là giảm tối đa chi phí mua than từ các nguồn nhập khẩu than là nhân tố rất quan trọng trong việc giảm chi phí mua điện mà EVN phải trả cho các nhà máy nhiệt điện này.
- Đề xuất không chỉ được áp dụng trong giai đoạn các chủ đầu tư nhà máy điện BOT đàm phán hợp đồng mua bán điện với EVN mà còn phù hợp với cả trong giai đoạn vận hành của nhà máy điện trong suốt vòng đời của dự án.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt