« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong bụi đường tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong bụi đường tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Tác giả luận văn: Đoàn Danh Cường Khóa: 2015A Người hướng dẫn: Ts.
- Trần Thanh Chi Từ khóa (Keyword): Kim loại nặng, XRF, Quảng Ninh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong bụi đường tại một số khu vực thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong bụi đường, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguồn kim loại nặng phát sinh và các tác động của chúng đến dân cư một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các khu vực đường giao thông có mật độ cao, gần dân cư và gần các khu vực dễ phá sinh Kim loại nặng như mỏ than, nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện tại Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả - Quảng Ninh.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Trong nghiên cứu này, tác giả đã tìm hiểu và lựa chọn 1 phương pháp khả thi trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của kim loại nặng trong bụi đường ở Quảng Ninh.
- Thiết bị phân tích huỳnh quang tia X Niton XL3t được ứng dụng trong nghiên cứu có thể đáp ứng yêu cầu về đảm bảo chất lượng phép đo (QA/QC) đối với một số kim loại.
- Sử dụng số liệu phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm tại các khu vực khảo sát theo QCVN 03-MT:2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng kim loại nặng trong đất.
- Sau khi phân tích hàm lượng kim loại nặng trong bụi đường tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả rút ra một số nhận xét sau: Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong bụi đường tại một số khu vực khai thác than, sản xuất xi măng, giao thông chính như trong nghiên cứu không phải quá cao.
- Hàm lượng kim loại nặng trong bụi kích thước càng nhỏ có xu hướng lớn hơn bụi kích thước lớn nên dễ bị phát tán và hít phải.
- Về nguyên nhân ô nhiễm, chỉ số EF và Igeo của các kim loại nặng đã chỉ ra có sự làm giàu từ các nguồn nhân tạo cũng như sự tích lũy đáng kể đối với Asen và Kẽm.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Tham khảo, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài.
- Kết luận Tại Quảng Ninh, kim loại nặng trong bụi đường có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động như khai thác than và sản xuất xi măng, vận tải.
- Do vậy, việc kiểm soát và giảm thiểu kim loại nặng trong bụi phải dựa trên việc triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý và kỹ thuật.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt