« Home « Kết quả tìm kiếm

Tạo động lực làm việc cho kiểm soát viên tại Tổng công ty quản lý bay Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- -1- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Tạo động lực làm việc cho Kiểm soát viên không lưu tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Việt Tú Khóa: 2016A Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Danh Nguyên Từ khóa (keyword): Tạo động lực làm việc, Kiếm soát viên không lưu, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là Công ty TNHH MTV duy nhất của Việt Nam có vai trò, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho tất cả các chuyến bay dân dụng, quân sự đi, đến và quá cảnh trong vùng thông báo bay Việt Nam.
- Trong đó, lực lượng kiểm soát viên không lưu đóng vài trò trực tiếp và quan trọng nhất, họ là những mắt xích cuối cùng, then chốt trong dây chuyền cung cấp dịch vụ của Tổng công ty.
- Chất lượng công việc của lực lượng này không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngành và quốc gia.
- Nhận thức rõ tầm quan trọng này, thời gian gần đây, việc nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của Kiểm soát viên không lưu đã và đang được quan tâm, từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến chế độ lương, thưởng.
- Vậy Tổng công ty còn thiếu gì trong chuỗi các chế độ, chính sách và hành động nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của lực lượng kiểm soát viên không lưu? Phải chăng ngoài việc lựa chọn đầu vào kỹ lưỡng, chế độ lương thưởng được ưu ái thì Kiểm soát viên không lưu vẫn cần những yếu tố khác để tạo động lực làm việc cho họ? Là một nhân viên thuộc bộ phận Lao động - Tiền lương, Ban TCCB-LĐ của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, tôi thực sự quan tâm và mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này - vấn đề “Tạo động lực làm việc cho Kiểm soát viên không lưu” và hi vọng với những nghiên cứu của mình, có thể giúp một phần trong việc nâng -2- cao hiệu quả làm việc của kiểm soát viên không lưu, cũng như nâng cao năng suất của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
- Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho Kiểm soát viên không lưu tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình với mục đích cuối cùng là có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc người lao động tiến tới làm tăng lợi nhuận, uy tín và thương hiệu trong công ty.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhân lực nói chung và các giải pháp nâng cao động lực làm việc nói riêng.
- Từ đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến tạo động lực làm việc cho Kiểm soát viên không lưu tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
- Phân tích, dánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc của Kiểm soát viên không lưu tại Tổng công ty.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho Kiểm soát viên không lưu tại TCT QLBVN.
- Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát viên không lưu thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề về Tạo động lực làm việc cho Kiểm soát viên không lưu.
- c) Tóm tắt nội dung chính - Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp - Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực cho Kiểm soát viên không lưu tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam - Chương 3: Một số giải pháp cải thiện động lực làm việc cho Kiểm soát viên không lưu tại TCT QLBVN d) Phương pháp nghiên cứu -3- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích các tài liệu thứ cấp về các tài liệu, giáo trình về quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực.
- các công trình nghiên cứu có liên quan đến động lực làm việc.
- các văn bản, tài liệu của Tổng công ty QLBVN.
- Phương pháp phân tích thực chứng: Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố chính sách, môi trường làm việc.
- tới động lực làm việc của kiểm soát viên không lưu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn chuyên gia: Xây dựng bảng biểu câu hỏi để thu thập thông tin, kiểm chứng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.
- e) Kết luận Luận văn đã vận dụng cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc đối với người lao động trong doanh nghiệp và phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho Kiểm soát viên không lưu tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
- Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp cải thiện động lực làm việc cho Kiểm soát viên không lưu tại TCT QLBVN.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt