« Home « Kết quả tìm kiếm

Áp dụng mạng Bayesian Belief để đánh giá chất lượng hệ thống thương mại điện tử theo chuẩn ISO 9126


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ÁP DỤNG MẠNG BAYSIAN BELIEF NETWORK ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO CHUẨN ISO 9126 VŨ ĐÌNH THU HÀ NỘI 10/2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ÁP DỤNG MẠNG BAYSIAN BELIEF NETWORK ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO CHUẨN ISO 9126 NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VŨ ĐÌNH THU Người hướng dẫn khoa học: PGS.
- TS HUỲNH QUYẾT THẮNG HÀ NỘI 10/2008 TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Thương mại điện tử hiện đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam.
- Các loại hình thương mại điện tử phổ biến có thể kể đến đó là B2C- Doanh nghiệp với khách hàng, C2C-khách hàng với khách hàng, B2B- Doanh nghiệp với doanh nghiệp.
- Vấn đề đánh giá giá chất lượng hệ thống thương mại điện tử là một vấn đề mới, không chỉ đối với lĩnh vực CNTT ở Việt Nam mà còn đối với thế giới.
- Việc đánh chất lượng các hệ thống thương mại điện tử cũng phải dựa trên các chuẩn đánh giá giống như đánh giá chất lượng phần mềm đó là chuẩn ISO 9126.
- Đối với việc đánh giá chất lượng của hệ thống thương mại điện tử ta chỉ dùng bốn đặc tính chất lượng đó là tính năng (Functionality), độ ổn định hoặc khả năng tin cậy (Reliability), tính khả dụng (Usability), tính hiệu quả (Efficiency).
- Các giá trị xác suất này sẽ cho chúng ta biết được chất lượng các chức năng của hệ thống cũng như chất lượng tổng thể của toàn bộ hệ thống thương mại điện tử.
- Mô hình đánh giá đưa ra trong luận văn là mô hình đánh giá dành cho các hệ thống thương mại điện tử loại B2C, mô hình đã đưa vào đánh giá một số website thương mại và có báo cáo phân tích cụ thể chất lượng của từng hệ thống.
- Bố cục của luận văn bao gồm 4 chương với các nội dung tóm tắt như sau: Chương I Tổng quan về các loại hình thương mại điện tử, tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam Chương 2 Chất lượng của các hệ thống thương mại điện tử, vấn đề đánh giá chất lượng các hệ thống thương mại điện tử trên thế giới và ở Việt nam.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng 9126 và vấn đề áp dụng vào đánh giá chất lượng các hệ thống thương mại điện tử dựa trên chuẩn ISO 9126 Chương 3 Đề xuất mô hình đánh giá chất lượng các hệ thống thương mại điện tử dựa trên chuẩn ISO 9126 và một số tiêu chí đánh giá của thế giới và Việt Nam Chương 4 Xây dựng công cụ đánh giá từ mô hình đã đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết Bayes mạng BBN.
- Áp dụng công cụ xây dựng để đánh giá một số website thương mại điện tử B2C hàng đầu tại Việt Nam.
- vii 1.1 Khái niệm thương mại điện tử.
- 1 1.2 Các loại hình thương mại điện tử.
- Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
- 12 Chương 2 CHẤT LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
- 27 Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - iv - 2.4.2 Đặc tính trong hệ thống thương mại điện tử cần đánh giá.
- 31 Chương 3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
- 33 3.3 Cấu trúc các đặc tính cụ thể để đánh giá hệ thống thương mại điện tử.
- 2 Hình 1.2 Mô hình thương mại điện tử B2C.
- 3 Hình 1.4 Mô hình thương mại điện tử C2C.
- 4 Hình 1.5 Mô hình thương mại điện tử C2B.
- 58 Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - vii - LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay tại các nước phát triển, thương mại điện tử là một loại hình thương mại đã rất phổ biến.
- Còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì thương mại điện tử đi qua giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
- Theo báo cáo tình hình ứng dụng thương mại điện tử năm 2007 của Bộ Công Thương thì cho đến cuối năm 2007, Thương mại điện tử Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể.
- Việc ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp đang tăng lên nhanh chóng nhất là trong lĩnh vực du lịch, chứng khoán và bán lẻ.
- Đây là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam.
- Bên cạnh các vấn đề nói trên một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam đó là vấn đề xây dựng các hệ thống thương mại điện tử của các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử.
- Chất lượng của các hệ thống thương mại điện tử của các doanh nghiệp là nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công về mặt ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp đó.
- Đối với các nước phát triển thì các hệ thống thương mại điện tử khi đưa vào sử dụng đều được đánh giá chất lượng để tìm ra những điểm hạn chế và Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - viii - khắc phục chúng.
- Để đánh giá được chất lượng hệ thống thương mại điện tử thì phương pháp tổng thể là đánh giá tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống.
- Chính vì vậy chuẩn ISO 9126 ra đời nhằm đáp ứng vấn đề đánh giá chất lượng các hệ thống thương mại điện tử.
- Chuẩn này được áp dụng cả cho đánh giá phần mềm và cả hệ thống thương mại điện tử.
- Ở Việt Nam vấn đề đánh giá các hệ thống thương mại điện tử được Vụ thương mại điện tử - Bộ Công Thương thực hiện theo cách là sử dụng một phiếu khảo sát, trong đó có các câu hỏi về các chức năng của hệ thống, các chức năng này cho điểm khác khau tùy thuộc vào tầm quan trọng.
- Điểm của toàn bộ hệ thống sẽ là điểm tổng, dựa vào điểm này để Cục Thương mại điện tử thực hiện xếp hạng.
- Làm theo cách này thì khó để đánh giá được chất lượng thực sự của một hệ thống thương mại điện tử, các điểm mạnh, các hạn chế cần cải tiến của hệ thống.
- Luận văn này là một trong những báo cáo tìm hiểu đầu tiên về việc ứng dụng chuẩn ISO 9126 vào đánh giá chất lượng các hệ thống thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Việc ứng dụng chuẩn ISO 9126 vào đánh giá sẽ cho kết quả đánh giá chính xác hơn, rõ ràng hơn, qua đó biết được các điểm mạnh và điểm hạn chế thực sự của các hệ thống thương mại điện tử được đánh giá và sẽ cho kết quả xếp hạng được chính xác hơn.
- Hy vọng rằng luận văn này sẽ đóng góp một phần vào sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - 1 - Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử là việc mua và bán các sản phẩm và dịch vụ thông qua hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính khác0F1.
- Tuy nhiên thương mại điện tử thực sự phát triển kể từ khi có mạng Internet.
- Dựa vào các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử người ta phân thành các loại mô hình giao dịch thương mại điện tử, bao gồm doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business - B2B), doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (Business to Government -B2G), doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Consumer - B2C), cơ quan nhà nước với cơ quan nhà nước (Government to Government G2G), cơ quan nhà nước với người tiêu dùng (Government to consumer G2C), người tiêu dùng với người tiêu dùng (Consumer to Comsumer - C2C).
- 1 Theo wikipedia: http://www.wikipedia.org Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN Mô hình giao dịch doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C) Do đối tượng tham gia mô hình giao dịch này gồm doanh nghiệp và người tiêu dùng nên thương mại điện tử dạng B2C có sức lan tỏa mạnh và thường được xã hội chú ý.
- Đây cũng là phương thức thường được doanh nghiệp lựa chọn khi bước đầu triển khai ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới phục vụ đối tượng người tiêu dùng.
- Hình 1.1 Các mô hình giao dịch điện tử của các tổ chức Ta có thể thấy rằng.
- Thành công của một website thương mại điện tử B2C là khả năng thu hút và duy trì sự quan tâm của người tiêu dùng.
- Mô hình kinh doanh thương mại điện tử theo phương thức B2C phù hợp hơn với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
- Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - 3 - Hình 1.2 Mô hình thương mại điện tử B2C 1.2.2.
- Các mô hình của thương mại điện tử B2B: Có nhiều kiểu mô hình B2B cho các kiểu kinh doanh khác nhau, trong đó đặc trưng nhất là các mô hình sau.
- Mô hình bán đấu giá - Mô hình gọi thầu Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - 4 - Hình 1.3 Mô hình thương mại điện tử B2B 1.1.3.
- Customer to Customer (C2C) Hình 1.4 Mô hình thương mại điện tử C2C Phương thức giao dịch thương mại điện tử C2C diễn ra giữa các cá nhân người tiêu dùng với nhau, cá nhân người tiêu dùng đưa thông tin về sản phẩm lên mạng, người mua xem thông tin và đặt mua các phiên giao dịch diễn gia trực tiếp.
- Mô hình C2C phụ thuộc rất nhiều vào trình độ thương mại điện tử, đòi hỏi từng cá nhân tham gia giao dịch phải có kiến thức và hiểu biết rất rõ về thương mại điện tử, khác hẳn so với thương mại điện tử B2C hoặc B2B là những mô hình kinh doanh dựa trên doanh nghiệp và do doanh nghiệp làm Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - 5 - động lực.
- Nhưng để thực hiện các giao dịch này thì người bán và người mua phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ trên các site thương mại điện tử mà mình muốn thực hiện mua và bán.
- Ví dụ: ebay.com, Chodientu.vn, Half.com Hình 1.5 Mô hình thương mại điện tử C2B Trong mô hình này đối tượng chủ yếu là khách hàng và doanh nghiệp đặc điểm của mô hình này cũng tương tự như mô hình B2C, như ở đây khách hàng (cá nhân) là người bán, còn doanh nghiệp là người mua.
- Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới Theo báo cáo thương mại điện tử của UNCTAD 2007 [2], tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 12.4%, thấp hơn so với 2 năm trước (16.2.
- Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm.
- Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay).
- Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của thương mại điện tử nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - 7 - này.
- Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn.
- Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%.
- Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu..
- Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam1F2 Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới.
- Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C.
- Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đó.
- 2 Tham khảo Báo cáo TMĐT Việt Nam 2007 của Vụ Thương mại điện tử-Bộ Công Thương Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - 8 - Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp.
- Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2007[1], trong tổng số 2000 doanh nghiệp được khảo sát thì có 38% doanh nghiệp đã thiết lập website.
- Chiếm 30% trong những doanh nghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ.
- Số website của doanh nghiệp sản xuất đã tăng đáng kể đã nói lên sự quan tâm nhất định của những doanh nghiệp này đối với việc ứng dụng thương mại điện tử để tiếp thị cho sản phẩm của mình.
- Về lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ ứng dụng thương mại điện tử hiện nay là các công ty du lịch, điều này cũng phù hợp với tính chất hội nhập cao và phạm vi thị trường mang tính quốc tế của dịch vụ này.
- Trước hết là tính năng giao dịch thương mại điện tử được cải thiện.
- Về phương thức giao dịch, mô hình giao dịch B2B tiếp tục là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng website thương mại điện tử.
- Thống kê này cho thấy hướng đi của doanh nghiệp Việt Nam cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới, lấy phương thức giao dịch B2B làm động lực phát triển cho thương mại điện tử và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Về phương thức quản lý, các website thương mại điện tử ngày càng được vận hành một cách chuyên nghiệp hơn.
- Với tỷ lệ tương đối cao đã có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử (tỷ lệ đơn vị có cán bộ chuyên trách về TMĐT trong nhóm doanh nghiệp đã xây dựng website là 52%, gấp rưỡi tỷ lệ chung 38% khi tính trên toàn bộ đối tượng điều tra), các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện phát triển website theo chiều sâu.
- Doanh nghiệp đã nhìn nhận đúng mức hơn vai trò của website như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, từ đó đầu tư thỏa đáng hơn cả về nguồn lực cũng như thời gian để nâng cao hiệu quả hoạt động cho ứng dụng thương mại điện tử này.
- Về mức độ đầu tư: Sau bước tiến vượt bậc được ghi nhận trong năm 2006 so với năm 2005, tình hình đầu tư cho thương mại điện tử của doanh nghiệp năm 2007 đã đi vào ổn định.
- Không chỉ tăng về tỷ trọng, cơ cấu đầu tư thương mại điện tử trong doanh nghiệp thời gian qua cũng có những bước cải thiện đáng kể.
- Tỷ lệ doanh nghiệp ít chịu tác động của thương mại điện tử (đánh giá mức đóng góp của TMĐT vào doanh thu dưới 5%) đã giảm mạnh từ 63,5% trong năm 2005 xuống còn 27,6% vào năm 2007.
- Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp cho doanh thu mới chỉ là một trong những tác dụng mà việc triển khai thương mại điện tử có thể đem lại.
- Ngoài yếu tố định lượng này, còn rất nhiều yếu tố định tính khác để đánh giá hiệu quả của ứng dụng thương mại điện tử nói chung và website nói riêng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Còn về mặt "tăng doanh số" và "tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp" được xếp ở cuối bảng với số điểm là 2.44 và 2.52 cũng cho thấy hiệu quả bằng tiền mà ứng dụng thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nổi bật.
- Nhìn vào một số nguyên nhân lý giải cho việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, trở ngại về nhận Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - 12 - thức xã hội được các doanh nghiệp đánh giá số điểm bình quân là 2.74.
- Bên cạnh việc phản ánh thực trạng môi trường ứng dụng thương mại điện tử, đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại đồng thời cũng cho thấy chuyển biến trong nhận thức đối với những vấn đề cần ưu tiên khi triển khai thương mại điện tử.
- Năm 2007 là năm thứ ba liên tiếp vấn đề thanh toán có mặt ở vị trí thứ 2 trong danh sách các trở ngại, cho thấy mức độ quan tâm cũng như nhu cầu của doanh nghiệp về một hạ tầng thanh toán hiện đại phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử.
- Với việc một loạt nhà cung cấp dịch vụ đi vào hoạt động trong năm 2007, hi vọng vấn đề thanh toán điện tử sẽ không còn là trở ngại lớn đối với tiến trình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam trong những năm tới.
- có thể sẽ nổi lên hàng đầu, tương tự như thực tiễn tại các nước có nền thương mại điện tử phát triển hơn.
- 1.5 Kết chương Như vậy ta thấy rằng thương mại điện tử ngày càng đóng một vai trò quan trọng nền kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
- Sự phát triển thương mại điện tử là một điều tất yếu.
- Như đã nói ở trên thì sự phát triển thương mại điện tử liên quan đến rất nhiều vấn đề như cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở pháp lý, vấn đề nhận thức con người, và chất lượng của các hệ thống thương mại điện tử.
- Chất lượng ở đây được xem xét qua các đặc tính chức năng mà hệ thống thương mại điện tử đó hỗ trợ.
- Ở các nước phát triển thì một hệ thống thương mại điện tử luôn được xây dựng với đầy đủ các đặc tính và chức năng cơ bản nhất.
- Ở Việt Nam thì chỉ một số ít các website thương mại điện tử có đầy đủ các chức năng, phần Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - 13 - lớn các website thương mại điện tử được xây dựng đều rất hạn chế, chủ yếu mang tính giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp còn các các chức năng giao dịch trực tuyến thì chưa được hỗ trợ nhiều.
- Do vậy vấn đề đánh giá chất lượng của các website thương mại điện tử là vấn đề quan trọng.
- Như vậy vấn đề đánh giá chất lượng các hệ thống thương mại điện tử là cần thiết và là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.
- Trong chương của luận văn, sẽ trình bày cụ thể hơn về vấn đề chất lượng và việc đánh giá chất lượng của các hệ thống thương mại điện tử.
- Vũ Đình Thu – LVCH CNTT 2006-2008-ĐHBKHN - 14 - Chương 2 CHẤT LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2.1.
- Những đặc tính này được nêu trong báo cáo “An Evaluation based on User-centered Characteristics” [7] của tác giả Antonia Stefani, Michalis Xenos thuộc Đại học Hellenic-Hy Lạp, và được coi như là các đặc tính chuẩn và cơ bản nhất khi tiến hành xem xét và đánh giá chất lượng một hệ thống thương mại điện tử.
- Sau đây là những thuộc tính đó: 2.1.1 Sơ đồ site (Site map) Sự tồn tại của site map trong trang chủ của trang web thương mại điện tử phải được xem xét rất cẩn thận và kỹ lưỡng.
- Việc có hoặc không có site map được xác định cùng với sự xuất hiện của của các kết nối (link) khác trên trang chủ hoặc trên thanh danh mục liệt kê các sản phẩm và dịch vụ mà website thương mại điện tử cung cấp.
- 2.1.2 Túi hàng (Shopping cart) Túi hàng là một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thống website thương mại điện tử, nó hỗ trợ quá trình mua hàng cho khách

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt