« Home « Kết quả tìm kiếm

Kiểm toán và một số giải pháp giảm chi phí năng lượng trong ngành xi măng


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Kiểm toán và một số giải pháp giảm chi phí năng lượng trong ngành xi măng” Cao học viên: Phạm Thị Sâm Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Thu Hà Đơn vị: Viện Kinh tế và Quản lý.
- Lý do thực hiện đề tài: Năng lượng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội.
- Với sự phát triển kinh tế như hiện nay thì nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam cũng tăng theo, là một trong những nước sử dụng năng lượng còn lãnh phí, hiệu suất thấp do công nghệ, thiết bị còn lạc hậu và hanjc hế về nhận thức tiết kiệm năng lượng trong khi các nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt.
- Việt Nam đã ban hành một số Nghị định, Luật và Thông tư để tăng cường tiết kiệm năng lượng trong mọi lĩnh vực.
- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 28/6/2010 của Quốc hội, dành riêng Chương II cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
- Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Thông tư 09/2012/TT-BCT ngày 20/4/2012 của Bộ Công thương Quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện kiểm toán năng lượng.
- Chính phủ đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Trong thời đại công nghiệp hóa, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không những tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh, tăng lợi nhuận mà còn giảm bớt chi phí đầu tư cho các công trình cung cấp năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao hơn của nền kinh tế quốc dân, đồng thời giảm sự phát sinh chất thải, bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài “Kiểm toán và một số giải pháp giảm chi phí năng lượng trong ngành xi măng” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng và đưa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất cho ngành xi măng.
- Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: giảm thiểu chi phí năng lượng, vận hành hệ thống sản xuất tối ưu để tiết kiệm về mặt năng lượng và hiệu quả về mặt chi phí sản xuất.
- Đánh giá chính xác và đầy đủ về thực trạng quản lý năng lượng và tình hình sử dụng năng lượng trong ngành xi măng.
- Đề xuất các giải pháp giảm khả thi nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: dây chuyền công nghệ và thiết bị phụ trợ trong xản xuất xi măng Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát, phân tích và đo kiểm chi tiết các thiết bị tiêu thụ năng lượng cho quá trình sản xuất xi măng, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tính toán hiệu quả kinh tế khi áp dụng giải pháp.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tra cứu, hồi cứu tổng hợp tài liệu, số liệu, biên tập, lược dịch các tài liệu nhằm kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu đã được triển khai, phục vụ việc nghiên cứu tổng quan, đánh giá thực trạng quản lý và tình hình sử dụng năng lượng trong ngành xi măng.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: tiến hành đo đạc các thông số kỹ thuật bằng các thiết bị đo kiểm chuyên dụng, nghiên cứu, phân tích, tính toán trong quá trình thực hiện kiếm toán năng lượng tại một số công ty xi măng.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm chi phí năng lương mà vẫn đạt sản xuất hiệu quả.
- Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn dài 114 trang, được trình bày trong 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Chương I trình bày lý thuyết sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các dạng sử dụng năng lượng trong sản xuất, quy trình kiểm toán năng lượng trong sản xuất công nghiệp.
- Việc đưa ra những giải pháp tiết kiệm năng lượng cho những hệ thống sử dụng năng lượng chưa hợp lý nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm chi phí sản xuất và tang tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Đối với doanh nghiệp vấn đề cần phải làm để quản lý năng lượng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp chính là việc xây dựng mô hình quản lý năng lượng cho doanh nghiệp.
- Mô hình đó là sự đoàn kết và cùng hướng đến tiết kiệm năng lượng trong sử dụng vì lợi ích của doanh nghiệp, tiết giảm chi phí năng lượng, và điều quan trọng là từ đó giảm phát thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia.
- Cơ sở lý luận của chương 1 là tiền đề để thực hiện kiểm toán năng lượng và đưa ra giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng trong ngành xi măng.
- Chương 2: Phân tích tình hình sử dụng năng lượng trong ngành xi măng Trong chương 2 luận văn đã tập trung phân tích thực trạng tiêu thụ năng lượng trong ngành xi măng Việt Nam thông qua việc nghiên cứu về kết quả kinh doanh, thực trạng sử dụng năng lượng, các kết quả đạt được trong quản lý năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hai công ty cụ thể là Công ty CP Xi măng Đồng Lâm và Công ty CP xi măng Hà Tiên 2.
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của ngành xi măng Việt Nam – một ngành được đánh giá có tiềm năng tiết kiệm cao, vào khoảng 50%, đó chính là cơ sở thực tiễn tốt để đưa ra những giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngành trong chương 3 Chương 3: Một số giải pháp giảm chi phí năng lượng trong ngành xi măng Qua nghiên cứu định hướng phát triển toàn ngành xi măng giai đoạn cũng như định hướng trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của ngành xi măng Việt Nam, từ đó đưa ra một vài nhóm giải pháp thực tế trong việc thúc đẩy công tác thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiêm và hiệu quả.
- Các giải pháp được đưa ra bao gồm hai nhóm: Giải pháp thuộc quản lý và giải pháp thuôc về kỹ thuật, công nghệ.
- Các giải pháp này không chỉ mang lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, hiệu quả lâu dài như hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh mà còn đi đôi với cải thiện và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt