« Home « Kết quả tìm kiếm

Bước đầu nghiên cứu quản lý nước thải theo cơ chế hạn ngạch xả thải


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Bước đầu nghiên cứu quản lý nước thải theo cơ chế hạn ngạch xả thải.
- Văn Diệu Anh Từ khóa (keyword): quản lý nước thải, hạn ngạch xả thải, phân bổ.
- Lí do chọn đề tài: Nước thải hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới.
- Kéo theo đó là lượng nước thải phát sinh cũng tăng lên.
- Vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường do nước thải là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý cũng như người dân tại mỗi quốc gia, mỗi địa phương do những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và đời sống, sức khỏe của con người, hệ sinh thái.
- Đây có thể coi là vấn đề chung của toàn thế giới, kể cả những nước phát triển do nước thải luôn phải phát sinh cùng các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.
- Liên hợp quốc cũng coi “nước thải” này là một vấn đề cần được quan tâm, quản lý hàng đầu của mỗi quốc gia.
- Chủ đề “Ngày nước Thế giới” năm 2017 của tổ chức này cũng được lấy là “Nước thải”.
- Điều đó càng thể hiện tầm quan trọng của nước thải và công tác quản lý nước thải trong đời sống kinh tế - xã hội, hướng tới hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của mỗi quốc gia trong công tác quản lý môi trường.
- Quản lý nước thải hiện đã được các nước quan tâm nhiều hơn với sự đầu tư, phát triển các công cụ kinh tế, kỹ thuật, pháp lý cho công tác này.
- Hệ thống các văn bản pháp lý được xây dựng và dần hoàn thiện, việc đầu tư nghiên cứu công nghệ mới để xử lý nước thải các loại phát sinh cũng được chú trọng, và nguồn tài chính dành cho hoạt động quản lý, xử lý nước thải cũng được các quốc gia, địa phương phân bổ nhiều hơn.
- “Hạn ngạch xả thải” cũng là một công cụ pháp lý, kỹ thuật trong quản lý môi trường, quản lý nước thải.
- Tại Việt Nam, “hạn ngạch xả thải” đã được nghiên cứu tại một số đề tài và cũng đã được sử dụng trong một số văn bản pháp luật về quản lý môi trường như “Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu” nhưng cũng không đầy đủ để có thể áp dụng.
- Các kết quả nghiên cứu cũng hạn chế và chưa cho ra được một cái nhìn rõ ràng, chi tiết về cơ sở khoa học cũng như khả năng ứng dụng của “hạn ngạch xả thải” trong quản lý nước thải.
- Do đó, học viên chọn đề tài “Bước đầu nghiên cứu quản lý nước thải theo cơ chế hạn ngạch xả thải” này để có thể tìm hiểu, đánh giá được các nội dung chính, cốt lõi của cơ chế “hạn ngạch xả thải” ở mức bước đầu, làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn, đồng thời cũng có thể đề xuất các phương án áp dụng cơ chế này trong quản lý nước thải tại Việt Nam.
- Mục đích nghiên cứu: 2 Hiểu được khái niệm, các cơ chế, nguyên lý cơ bản của “hạn ngạch xả thải” trong công tác quản lý nước thải.
- Nghiên cứu áp dụng cơ chế “hạn ngạch xả thải” trong quản lý nước thải đối với một đối tượng cụ thể.
- Trên cơ sở đó, đề xuất áp dụng “hạn ngạch xả thải” trong quản lý nước thải tại Việt Nam.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Sông Cầu, các nguồn xả thải và công cụ quản lý nước thải bằng hạn ngạch.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: dòng chính sông Cầu, đoạn từ trạm thủy văn Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên) đến Phả Lại.
- Mở đầu: Tổng quan về tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và ứng dụng “hạn ngạch xả thải.
- Chương 2: Phương pháp tính toán và phân bổ hạn ngạch xả thải.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu, đánh giá và đề xuất khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu tại Việt Nam.
- Đánh giá được hiện trạng nghiên cứu và các khái niệm cơ bản về hạn ngạch xả thải, thực hiện áp dụng thí điểm cho một đối tượng cụ thể, trên cơ sở đó, đánh giá những ưu điểm và khó khăn của cơ chế hạn ngạch xả thải và đề xuất được phương pháp ứng dụng “hạn ngạch xả thải” trong quản lý nước thải tại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
- Đã nắm bắt được các khái niệm, cơ chế, nguyên lý cơ bản của việc tính toán, phân bổ hạn ngạch xả thải.
- Đã nghiên cứu và đề xuất được cơ sở tính toán, các yêu cầu và cơ chế, nguyên tắc phân bổ hạn ngạch xả thải đối với nước thải công nghiệp theo nhận thức của riêng tác giả.
- Đã thực hiện áp dụng thí điểm việc tính toán và phân bổ hạn ngạch xả thải cho một đối tượng cụ thể.
- Đã đề xuất và đánh giá được khả năng áp dụng cơ chế “hạn ngạch xả thải” trong quản lý nước thải tại Việt Nam.
- Cơ bản đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt