You are on page 1of 47

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................................................5

1.1 NGÔN NGỮ SQL...............................................................................................................................5


1.1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SQL...................................................................................................5
1.1.2 CHUẨN SQL.....................................................................................................................................................5
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU..............................................................5
1.2.1 CÁC THÀNH PHẦN LOGIC TRONG DATABASE....................................................................................5
1.2.2 CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG DATABASE......................................................................................................6
1.2.3 CÁC NHÓM LỆNH SQL ĐƠN GIẢN............................................................................................................6

2 LỆNH TRUY VẤN CƠ BẢN.............................................................................................8

2.1 CÂU LỆNH TRUY VẤN...................................................................................................................8


2.1.1 QUY TẮC VIẾT LỆNH...................................................................................................................................8
2.1.2 CÂU LỆNH TRUY VẤN CƠ BẢN..................................................................................................................8
2.1.3 CÁC THÀNH PHẦN KHÁC CỦA MỆNH ĐỀ SELECT..............................................................................8
2.1.4 PHÂN BIỆT GIÁ TRỊ DỮ LIỆU TRẢ VỀ.....................................................................................................9
2.1.5 GIÁ TRỊ NULL...............................................................................................................................................10
2.2 SQL*PLUS, CÔNG CỤ TƯƠNG TÁC LỆNH SQL VỚI DATABASE.....................................11
2.2.1 CÂU LỆNH TƯƠNG TÁC CỦA SQL*PLUS..............................................................................................11
2.2.2 PHÂN NHÓM CÂU LỆNH TRONG SQL*PLUS.......................................................................................12
2.2.3 CHI TIẾT CÁC LỆNH SQL*PLUS CƠ BẢN..............................................................................................12

3 TRUY VẤN DỮ LIỆU CÓ ĐIỀU KIỆN.........................................................................14

3.1 CÁC GIỚI HẠN TRONG TRUY VẤN DỮ LIỆU.......................................................................14


3.1.1 MỆNH ĐỀ WHERE.......................................................................................................................................14
3.1.2 CÁC TOÁN TỬ SỬ DỤNG TRONG MỆNH ĐỀ WHERE.........................................................................15
3.1.3 VÍ DỤ SỬ DỤNG CÁC TOÁN TỬ ĐIỀU KIỆN..........................................................................................16
3.2 SẮP XẾP DỮ LIỆU TRẢ VỀ.........................................................................................................17
3.2.1 MỆNH ĐỀ ORDER BY..................................................................................................................................17
3.2.2 SẮP XẾP NHIỀU CỘT DỮ LIỆU TRẢ VỀ.................................................................................................17

4 CÁC HÀM SQL.................................................................................................................19

4.1 TỔNG QUAN VỀ HÀM SQL.........................................................................................................19


4.1.1 CẤU TRÚC HÀM SQL..................................................................................................................................19
4.1.2 PHÂN LOẠI HÀM SQL................................................................................................................................19
4.2 HÀM SQL THAO TÁC TRÊN TỪNG DÒNG DỮ LIỆU...........................................................20
4.2.1 CÁC HÀM THAO TÁC TRÊN KIỂU DỮ LIỆU SỐ..................................................................................20
4.2.2 CÁC HÀM THAO TÁC TRÊN KIỂU DỮ LIỆU KÝ TỰ...........................................................................20
4.2.3 CÁC HÀM THAO TÁC TRÊN KIỂU DỮ LIỆU THỜI GIAN..................................................................21
4.2.4 CÁC HÀM CHUYỂN ĐỔI KIỂU.................................................................................................................22
4.3 HÀM THAO TÁC TRÊN TẬP HỢP.............................................................................................22
4.3.1 CÁC HÀM TÁC ĐỘNG TRÊN NHÓM.......................................................................................................22
4.3.2 MỆNH ĐỀ GROUP BY..................................................................................................................................22
5 LỆNH TRUY VẤN DỮ LIỆU MỞ RỘNG.....................................................................24

5.1 KẾT HỢP DỮ LIỆU TỪ NHIỀU BẢNG......................................................................................24


5.1.1 MỐI LIÊN KẾT TƯƠNG ĐƯƠNG..............................................................................................................24
5.1.2 MỐI LIÊN KẾT KHÔNG TƯƠNG ĐƯƠNG..............................................................................................24
5.1.3 MỐI LIÊN KẾT CỘNG.................................................................................................................................24
5.1.4 LIÊN KẾT CỦA BẢNG VỚI CHÍNH NÓ (TỰ THÂN)..............................................................................25
5.1.5 CÁC TOÁN TỬ TẬP HỢP............................................................................................................................25
5.2 LỆNH TRUY VẤN LỒNG..............................................................................................................25
5.2.1 CÂU LỆNH SELECT LỒNG NHAU............................................................................................................25
5.2.2 TOÁN TỬ SOME/ANY/ALL/NOT IN/EXITS.............................................................................................26

6 BIẾN RUNTIME...............................................................................................................27

6.1 DỮ LIỆU THAY THẾ TRONG CÂU LỆNH...............................................................................27

6.2 LỆNH DEFINE................................................................................................................................27

6.3 LỆNH ACCEPT...............................................................................................................................27

7 TABLE VÀ CÁC LỆNH SQL VỀ TABLE.....................................................................28

7.1 LỆNH TẠO TABLE........................................................................................................................28


7.1.1 CÚ PHÁP TẠO BẢNG...................................................................................................................................28
7.1.2 TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC TABLE (THAM KHẢO).............................................................................29
7.2 MỘT SỐ QUY TẮC KHI TẠO TABLE.......................................................................................29
7.2.1 QUY TẮC ĐẶT TÊN OBJECT.....................................................................................................................29
7.2.2 QUY TẮC KHI THAM CHIẾU ĐẾN OBJECT..........................................................................................30
7.3 CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN......................................................................................................31
7.3.1 KIỂU CHAR...................................................................................................................................................31
7.3.2 KIỂU VARCHAR2.........................................................................................................................................31
7.3.3 KIỂU VARCHAR...........................................................................................................................................31
7.3.4 KIỂU NUMBER.............................................................................................................................................31
7.3.5 KIỂU FLOAT.................................................................................................................................................32
7.3.6 KIỂU LONG...................................................................................................................................................32
7.3.7 KIỂU DATE....................................................................................................................................................32
7.3.8 KIỂU RAW VÀ KIỂU LONG RAW.............................................................................................................33
7.3.9 KIỂU ROWID.................................................................................................................................................33
7.3.10 KIỂU MLSLABEL.........................................................................................................................................33
7.3.11 CHUYỂN ĐỔI KIỂU.....................................................................................................................................34
7.4 RÀNG BUỘC DỮ LIỆU TRONG TABLE...................................................................................34
7.4.1 NULL/NOT NULL.........................................................................................................................................34
7.4.2 UNIQUE..........................................................................................................................................................35
7.4.3 PRIMARY KEY.............................................................................................................................................35
7.4.4 FOREIGN KEY ( REFERENTIAL )............................................................................................................35
7.4.5 CHECK...........................................................................................................................................................35
7.5 LỆNH DDL CAN THIỆP TỚI TABLE.........................................................................................35
7.5.1 CHỈNH SỬA CẤU TRÚC TABLE................................................................................................................35
7.5.2 CÁC LỆNH DDL KHÁC...............................................................................................................................36
7.5.3 CHÚ DẪN CHO TABLE...............................................................................................................................37
7.5.4 THAY ĐỔI TÊN OBJECT............................................................................................................................37
7.5.5 XÓA DỮ LIỆU CỦA TABLE........................................................................................................................37
7.6 THÔNG TIN VỀ TABLE TRONG TỪ ĐIỂN DỮ LIỆU............................................................37

Trang 2 / 47
8 CÁC LỆNH THAO TÁC DỮ LIỆU................................................................................39

8.1 THAO TÁC DỮ LIỆU TRONG TABLE......................................................................................39


8.1.1 THÊM MỚI DÒNG DỮ LIỆU......................................................................................................................39
8.1.2 CẬP NHẬT DÒNG DỮ LIỆU.......................................................................................................................39
8.1.3 LỆNH MERGE...............................................................................................................................................40
8.1.4 XÓA DÒNG DỮ LIỆU...................................................................................................................................40
8.1.5 LỖI RÀNG BUỘC DỮ LIỆU........................................................................................................................40
8.2 LỆNH ĐIỀU KHIỂN GIAO DỊCH................................................................................................40

9 SEQUENCE VÀ INDEX..................................................................................................42

9.1 SEQUENCE......................................................................................................................................42
9.1.1 TẠO SEQUENCE...........................................................................................................................................42
9.1.2 THAY ĐỔI VÀ HUỶ SEQUENCE...............................................................................................................43
9.2 INDEX 43
9.2.1 TẠO INDEX....................................................................................................................................................43
9.2.2 SỬ DỤNG INDEX..........................................................................................................................................43

10 VIEWS................................................................................................................................45

10.1 VIEWS 45
10.1.1 TẠO VIEW.....................................................................................................................................................45
10.1.2 XÓA CÁC VIEW............................................................................................................................................45

11 QUYỀN VÀ BẢO MẬT....................................................................................................47

11.1 QUYỀN – PRIVILEGE...................................................................................................................47

11.2 ROLE 48

11.3 SYNONYM.......................................................................................................................................48

Trang 3 / 47
1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 NGÔN NGỮ SQL

1.1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SQL


Mô hình cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ - RDBMS, do E.F Codd đưa ra vào đầu thập kỷ
70. Từ đó đến nay, nó liên tục phát triển trở thành mô hình CSDL phổ biến bậc nhất. Mô
hình quan hệ gồm các thành phần sau:
 Tập hợp các đối tượng và / hoặc các mối quan hệ
 Tập hợp các xử lý tác động tới các quan hệ
 Ràng buộc dữ liệu đảm bảo tính chính xác và nhất quán.
SQL (Structured Query Language, đọc là "sequel") là tập lệnh truy xuất CSDL quan hệ.
Ngôn ngữ SQL được IBM sử dụng đầu tiên trong hệ quản trị CSDL System R vào giữa
những năm 70. Hệ ngôn ngữ SQL đầu tiên (SEQUEL2) được IBM công bố vào tháng 11
năm 1976. Năm 1979, tập đoàn Oracle giới thiệu thương phẩm đầu tiên của SQL. SQL
cũng được cài đặt trong các hệ quản trị CSDL như DB2 của IBM và SQL/DS.
Ngày nay, SQL được sử dụng rộng rãi và đuợc xem là ngôn ngữ chuẩn để truy cập CSDL
quan hệ.

1.1.2 CHUẨN SQL


Năm 1989, viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) công nhận SQL là ngôn ngữ chuẩn
để truy cập CSDL quan hệ trong văn bản ANSI SQL89.
Năm 1989, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) công nhận SQL ngôn ngữ chuẩn để truy cập
CSDL quan hệ trong văn bản ISO 9075-1989.
Tất cả các hệ quản trị CSDL lớn trên thế giới cho phép truy cập bằng SQL và hầu hết theo
chuẩn ANSI.

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU

1.2.1 CÁC THÀNH PHẦN LOGIC TRONG DATABASE


Thành phần Diễn giải
Cấu trúc lưu trữ cơ bản nhất trong CSDL quan hệ (RDBMS), nó bao
gồm 1 hoặc nhiều columns (cột dữ liệu) với 0 hoặc nhiều rows
Table (dòng dữ liệu).
Tổ hợp những giá trị của Column trong bảng. Một row còn được gọi
Row là 1 record (bản ghi).
Column Quy định một loại dữ liệu trong bảng. Ví dụ: loại dữ liệu tên phòng

Trang 4 / 47
ban có trong bảng phòng ban. Ta thể hiển thị column này thông qua
tên
column và có thể kèm theo một vài thông tin khác về column như
kiểu dữ liệu, độ dài của dữ liệu.
Giao của column và row. Field chính là nơi chứa dữ liệu. Nếu không
Field có dữ liệu trong field ta nói field có gia trị là NULL.
Là một column hoặc một tập các column xác định tính duy nhất của
các rows ở trong bảng. Ví dụ DEPTNO là Primary Key của bảng
DEPT
vì nó được dùng để xác định duy nhất một phòng ban trong bảng
Primary Key DEPT mà đại diện là một row dữ liệu.
Là một column hoặc một tập các columns có tham chiếu tới chính
bảng đó hoặc một bảng khác.
Foreign Key Foreign Key xác định mối quan hệ giữa các bảng.
Là các ràng buộc đối với dữ liệu trong các bảng thuộc database. Ví
Constraints dụ: Foreign Key, Primary Key...

1.2.2 CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG DATABASE


Đối tượng Diễn giải

Table Cấu trúc lưu trữ cơ bản nhất trong CSDL quan hệ (RDBMS), gồm
row và column

View Là cấu trúc logic hiển thị dữ liệu từ 1 hoặc nhiều bảng
Sequence Sinh giá trị cho các primary key
Index Tăng tính thực thi cho câu lệnh truy vấn
Synonym Tên tương đương của đối tượng
Tập hợp các câu lệnh thực hiện được viết bởi ngôn ngữ SQL và
Program unit PL/SQL, bao gồm Procedure, function, package...

1.2.3 CÁC NHÓM LỆNH SQL ĐƠN GIẢN


Ngôn ngữ SQL có các nhóm lệnh sau:
 Truy vấn dữ liệu (select): là lệnh thường sử dụng nhất để lấy dữ liệu từ CSDL.
 Lệnh cập nhật dữ liệu (DML – Insert, update, delete): được sử dụng để thực hiện các
thao tác thêm, sửa, xóa.

Trang 5 / 47
 Lệnh định nghĩa cấu trúc dữ liệu (DDL – create, alter, replace, drop): tạo, thay thế,
sửa đổi, xóa.
 Lệnh phân quyền truy cập (grant, revoke)
 Lệnh quản lý giao tác: save point, commit, rollback.

Trang 6 / 47
2 LỆNH TRUY VẤN CƠ BẢN

2.1 CÂU LỆNH TRUY VẤN

2.1.1 QUY TẮC VIẾT LỆNH


Các câu lệnh truy vấn được biểu diễn theo các quy tắc sau:
 Các lênh trong câu lệnh SQL thuộc loại không phân biệt chữ viết hoa hay thường.
 Nội dung của một câu lệnh SQL có thể được trải dài trên nhiều dòng.
 Các từ khoá không được phép viết tắt hay phân cách trên nhiều dòng
 Các mệnh đề thông thường được đặt trên nhiều dòng khác nhau
 Để rõ ràng trong việc thể hiện câu lệnh, ta nên sử dụng các dấu TAB khi viết lệnh
 Ta có thể sử dụng các ký tự đặc biệt như: +, -, \, *,... để biểu diễn giá trị trong câu
lệnh.
 Lệnh kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;).

2.1.2 CÂU LỆNH TRUY VẤN CƠ BẢN


Cú pháp:
SELECT [DISTINCT ] {*, column [alias],...}
FROM table;
Với:
SELECT Hiển thị nội dung của một hay nhiều cột
DISTINCT Phân biệt nội dung giữa các dòng dữ liệu trả về
* Lấy tất các các cột trong bảng
column Tên cột dữ liệu cần trả về
alias Phần tiêu đề của cột dữ liệu trả về
FROM table Tên bảng chứa dữ liệu truy vấn
Ví dụ:
SELECT * FROM emp;
Cấu trúc của lệnh truy vấn gồm có hai phần:
 Mệnh đề chọn lựa bao gồm Lệnh SELECT và tên cột dữ liệu trả về
 Mệnh đề biểu diễn nơi chứa bao gồm FROM và tên bảng.

2.1.3 CÁC THÀNH PHẦN KHÁC CỦA MỆNH ĐỀ SELECT


Trong mệnh đề SELECT còn có thể đưa vào các thành phần khác:
 Biểu thức toán học
 Column alias
 Các column được ghép chuỗi
 Literal

Trang 7 / 47
Biểu thức toán học
Trong mệnh đề SELECT biểu thức toán học có thể các giá trị (column hoặc hàng số), các
toán tử, các hàm. Các toán tử được dùng là (+), (-), (*), (/). Độ ưu tiên của các toán tử
giống trong phần số học.
Ví dụ:
SELECT ename, sal *12, comm FROM emp;
SELECT ename, (sal+250)*12 FROM emp;

Tiêu đề của cột (column alias)


Trong mệnh đề SELECT, column alias là phần nhãn hiển thị của column khi lấy số liệu ra.
Trong column alias không được có dấu cách và viết cách sau tên column một dấu cách.
Column alias được chấp nhận có dấu cách khi được đặt trong dấu nháy kép (“ “).
Ví dụ: (ANUAL chính là column alias)
SELECT ename, SAL*12 ANUAL, comm FROM emp;

Ghép tiếp các cột dữ liệu


Toán tử ghép tiếp chuỗi (||) cho phép ghép tiếp dữ liệu trong các cột khác nhau của cùng
một dòng dữ liệu với nhau thành một chuỗi. Ta có thể có nhiều toán tử ghép chuỗi trong
cùng một column alias.
Ví dụ:
SELECT empno||ename EMPLOYEE FROM emp;

Ghép tiếp chuỗi ký tự


Trong mệnh đề SELECT, ta có thể thực hiện ghép tiếp bất kỳ ký tự nào, biểu thức hay số
nào mà không phải là column hoặc column alias.
Ví dụ:
SELECT empno || ename || ‘ WORK IN DEPARTMENT ’
|| deptno ‘Employee Detail’
FROM emp;

2.1.4 PHÂN BIỆT GIÁ TRỊ DỮ LIỆU TRẢ VỀ


Trong thực tế nhiều khi giá trị dữ liệu trên các dòng dữ liệu kết xuất trùng nhau. Gây nhiều
bất tiện. Để có thể lấy được chỉ các dòng dữ liệu phân biệt với nhau. Ta sử dụng mệnh đề
DISTINCT trong câu lệnh truy vấn.
Ví dụ:
SQL> SELECT deoptno FROM dept;
DEPTNO

10
30
10
20

14 rows selected.

Trang 8 / 47
SQL> SELECT DISTINCT deoptno FROM dept;
DEPTNO

10
30
20
3 rows selected.

2.1.5 GIÁ TRỊ NULL


Cột có giá trị rỗng (NULL) là cột chưa được gán giá trị, nói cách khác nó chưa được khởi
tạo giá trị. Các cột với bất cứ kiểu dữ liệu nào cũng có thể có trị NULL, trừ khi được nó là
khóa hay có ràng buộc toàn vẹn NOT NULL. Trong biểu thức có bất kỳ giá trị NULL nào
kết quả cũng là NULL.
Ví dụ:
SELECT ename, sal*12 + comm ANUAL_SAL FROM emp;

NULL trong các hàm của SQL


Trong các hàm làm việc với từng cột hay hàm vô hướng (scalar function). Các hàm loại
này trả về trị null khi có tham số NULL, trừ hàm NVL và TRANSLATE có thể trả về giá
trị thực.
Cú pháp của hàm NVL:
NVL(DATECOLUMN,’01-01-2001’)
NVL(NUMBERCOLUMN, 9)
NVL(CHARCOLUMN,’STRING’)
NVL(comm,0) trả về trị 0 khi comm là null

SELECT ename, sal*12 + NVL(comm,0) ANUAL_SAL FROM emp;

Trong các hàm làm việc với nhóm các cột (group function): Hầu hết các hàm làm việc trên
nhóm bỏ qua trị null, ví dụ như khi sử dụng hàm AVG để tính trung bình cho một cột có
các giá trị 1000, NULL, NULL, NULL, 2000. Khi đó trung bình được tính là
(1000+2000)/2=1500, như vậy trị null bị bỏ qua chứ không phải xem là trị 0.

NULL trong các biểu thức so sánh, điều kiện


Để kiểm tra có phải NULL hay không dùng các toán tử IS NULL hoặc IS NOT NULL.
Nếu trong biểu thức so sánh có trị null tham gia và kết quả của biểu thức phụ thuộc vào trị
null thì kết quả là không xác định, tuy nhiên trong biểu thức DECODE, hai giá trị null
được xem là bằng nhau trong phép so sánh.
Oracle xem các biểu thức với kết quả không xác định tương đương với FALSE. (Ví dụ:
comm = NULL) có kết quả không xác định và do đó biểu thức so sánh xem như cho kết
quả FALSE. Trong câu lệnh sau không có mẫu tin nào được chọn
SELECT * FROM emp WHERE comm=NULL;

Nếu muốn chọn các nhân viên có comm là NULL thì phải dùng toán tử IS NULL
SELECT * FROM emp WHERE comm IS NULL;

Trang 9 / 47
2.2 SQL*PLUS, CÔNG CỤ TƯƠNG TÁC LỆNH SQL VỚI
DATABASE

2.2.1 CÂU LỆNH TƯƠNG TÁC CỦA SQL*PLUS


Oracle hỗ trợ công cụ SQL*Plus cho phép người sử dụng có thể tương tác trực tiếp với
Oracle Server thông qua các câu lệnh SQL và PL/SQL.
Theo đó người sử dụng có thể tương tác với Oracle Server thông qua hai loại câu lệnh:
 Câu lệnh SQL
 Câu lệnh của bản thân chương trình SQL*Plus

Hình 1 Câu lệnh SQL*Plus

Khác biệt giữa lệnh SQL và SQL*Plus


SQL SQL*Plus
Là ngôn ngữ để giao tiếp với Oracle Nhận dạng lệnh SQL và gửi lệnh lên Server
Server trong việc truy xuất dữ liệu

Câu lệnh dựa trên bộ ký tự chuẩn ASCII Tuỳ thuộc vào từng phiên bản của Oracle

Câu lệnh được nạp vào bộ nhớ đệm trên Câu lệnh được tải trực tiếp không thông qua
một hoặc nhiều dòng bộ đệm

Câu lệnh không được viết tắt Câu lệnh có thể viết tắt

Trang 10 / 47
Có sử dụng ký tự kết thúc lệnh khi thực Không đòi hỏi phải có ký tự kết thúc lệnh
hiện
Sử dụng các hàm trong việc định dạng Sử dụng các lệnh định dạng dữ liệu của chính
dữ liệu SQL*Plus

2.2.2 PHÂN NHÓM CÂU LỆNH TRONG SQL*PLUS


Các lệnh SQL*Plus có thể phân thành nhóm chính sau:

Nhóm lệnh Diễn giải


Môi trường Tác động và gây ảnh hưởng tới môi trường làm việc của
SQL*Plus trong phiên làm việc hiện tại.
Định dạng dữ liệu Định dạng lại dữ liệu trả về từ server
Thao tác file Lưu giữ, nạp và chạy các file scrips
Thực hiện lệnh Gửi các lệnh SQL có trong bộ đệm lên server
Soạn thảo Sửa đổi lại lệnh SQL có trong bộ đệm
Tương tác Cho phép người dùng có thể tạo các biến sử dụng trong câu
lệnh SQL và thao tác với các biến đó như: nhập dữ liệu, kết
xuất dữ liệu.
Các lệnh khác Các lệnh khác cho phép kết nối tới cơ sở dữ liệu và hiển thị
các cột dữ liệu theo như định dạng.

2.2.3 CHI TIẾT CÁC LỆNH SQL*PLUS CƠ BẢN


Kết nối tới CSDL
Cú pháp:
Conn[ect] <user_name>/<password>[@<database>];
Với:
user_name Tên truy nhập
password Mật khẩu truy nhập
database Tên database truy nhập
Ví dụ:
Conn Tester/tester@DB1;
Hiển thị cấu trúc bảng dữ liệu
Cú pháp:
Desc[ribe] <table_name>;
Với:
table_name Tên bảng cần hiển thị cấu trúc
Ví dụ:
Desc Dept;
Name Null? Type

DEPTNO NOT NULL NUMBER(2)


DNAME VARCHAR2(14)
LOC VARCHAR2(13)

Trang 11 / 47
Lệnh soạn thảo
Tên lệnh Diễn giải
A[PPEND] text Đưa thêm đoạn text vào dòng hiện tại
C[HANGE] Chuyển đoạn text cũ thành đoạn text mới trong dòng hiện tại
/old/new
C[HANGE] /text/ Xoá đoạn text trong dòng hiện tại
CL[EAR] Xoá tất cả các dòng trong SQL buffer
BUFF[ER]
DEL Xoá dòng hiện tại
DEL n Xoá dòng n
DEL m n Xoá dòng từ m đến n
I[NPUT] Thêm một số dòng nhất định
I[NPUT] text Thêm dòng có chứa text
L[IST] Liệt kê toàn bộ các dòng trong SQL buffer

Lệnh định dạng cột dữ liệu


COLUMN [{column | alias} [option]]
Ví dụ 1: Chỉnh định dạng và nhãn của column
COLUMN ename HEADING ‘Employee|Name’ FORMAT A15 COLUMN sal
JUSTIFY LEFT FORMAT $ 99,990.00 COLUMN hiredate FORMAT A9 NULL ‘
Not hired’

Trang 12 / 47
3 TRUY VẤN DỮ LIỆU CÓ ĐIỀU KIỆN

3.1 CÁC GIỚI HẠN TRONG TRUY VẤN DỮ LIỆU


Trong phần lớn các trường hợp lấy dữ liệu từ database, ta chỉ cần lấy một phần dữ liệu chứ
không cần lấy tất cả. Để hạn chế các dữ liệu trả về không cần thiết, ta có thể sử dụng mệnh
đề điều kiện trong câu lệnh truy vấn.

Hình 2 Ví dụ giới hạn trong truy vấn dữ liệu

3.1.1 MỆNH ĐỀ WHERE


Cú pháp:
SELECT [DISTINCT ] {*, column [alias],...}
FROM table
[WHERE condition (s)];
Với:
column tên cột dữ liệu trả về
alias tiêu đề của cột dữ liệu trả về
table tên bảng truy vấn dữ liệu
condition mệnh đề điều kiện để lọc dữ liệu trả về

Mệnh đề WHERE dùng để đặt điều kiện cho toàn bộ câu lệnh truy vấn. Trong mệnh đề
WHERE có thể có các thành phần:

Trang 13 / 47
 Tên column
 Toán tử so sánh
 Tên column, hằng số hoặc danh sách các giá trị
Ví dụ:
SELECT DEPTNO, JOB, ENAME, SAL FROM EMP
WHERE SAL BETWEEN 1000 AND 2000 ;
Truy vấn dữ liệu với nhiều điều kiện
Mệnh đề WHERE cho phép ghép được nhiều điều kiện thông qua các toán tử logic
AND/OR. Toán tử AND yêu cầu dữ liệu phải thoả mãn cả 2 điều kiện. Toán tử OR cho
phép dữ liệu thoả mãn 1 trong 2 điều kiện.
Ví dụ:
SELECT DEPTNO, JOB, ENAME, SAL FROM EMP WHERE SAL BETWEEN 1000 AND 2000
AND JOB = ‘MANAGER’;

SELECT DEPTNO, JOB, ENAME, SAL FROM EMP WHERE SAL BETWEEN 1000 AND 2000
OR JOB = ‘MANAGER’;

SELECT DEPTNO, JOB, EMPNO, ENAME, SAL FROM EMP WHERE SAL > 1500
AND JOB = ‘MANAGER’ OR JOB =’SALESMAN’;

SELECT DEPTNO, JOB, EMPNO, ENAME, SAL FROM EMP WHERE SAL > 1500
AND (JOB = ‘MANAGER’ OR JOB =’SALESMAN’);

3.1.2 CÁC TOÁN TỬ SỬ DỤNG TRONG MỆNH ĐỀ WHERE


Toán tử so sánh:

Toán tử SQL:

Trang 14 / 47
Toán tử logic:

Cấp độ ưu tiên khi thực hiện đối với các loại toán tử :

3.1.3 VÍ DỤ SỬ DỤNG CÁC TOÁN TỬ ĐIỀU KIỆN


[NOT] BETWEEN x AND y
Ví dụ chọn nhân viên có lương nằm trong khoảng 2000 và 3000
SELECT * FROM emp WHERE sal BETEEN 2000 AND 3000;

IN (danh sách)
Chọn nhân viên có lương bằng một trong 2 giá trị 1400 hoặc 3000
SELECT * FROM emp WHERE sal IN (1400, 3000);
Tìm tên phòng ban nếu phòng đó có nhân viên làm việc.
SELECT dname FROM dept WHERE EXISTS
(SELECT * FROM emp WHERE dept.deptno = emp.deptno);

x [NOT] LIKE y
Tìm nhân viên có tên bắt đầu bằng chuỗi SMITH
SELECT * FROM emp WHERE
ename LIKE 'SMITH_';

Để chọn những nhân viên có tên bắt đầu bằng 'SM'


SELECT * FROM emp WHERE ename LIKE 'SM%';

Để tìm những nhân viên có tên có chuỗi 'A_B'


SELECT ename FROM emp WHERE ename LIKE '%A\_B%'; ESCAPE '\'

Vì ký hiệu "_" dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ nên nếu không có mệnh đề
ESCAPE, câu lệnh trên sẽ tìm tất cả các nhân viên tên AAB, ABB, ACB, v.v...
Nếu muốn ký hiệu "_" mang ý nghĩa nguyên thủy, tức là không còn đại diện cho ký tự bất
kỳ nữa, ta đặt dấu "\" trước ký hiệu. Đồng thời khai báo thêm mệnh đề ESCAPE "\"
Ta cũng có thể dùng một ký tự bất kỳ thay cho "\". Chẳng hạn mệnh đề sau có cùng kết
quả với mệnh đề trên
SELECT ename FROM emp WHERE ename LIKE '%A^_B%'; ESCAPE '^';

Ta gọi các ký tự như "\" hay "^" nói trên là các ký tự ESCAPE.

Trang 15 / 47
IS [NOT] NULL
Ví dụ:
SELECT * FROM emp WHERE comm IS NULL ;

3.2 SẮP XẾP DỮ LIỆU TRẢ VỀ

3.2.1 MỆNH ĐỀ ORDER BY


Cú pháp:
SELECT [DISTINCT ] {*, column [alias],...}
FROM table;
[WHERE condition] [ORDER BY expr/position [DESC/ASC]];

Mệnh đề ORDER BY dùng để sắp xếp số liệu được hiển thị và phải đặt ở vị trí sau cùng
của câu lệnh truy vấn.
Ví dụ:
SELECT ENAME, JOB, SAL*12, DEPTNO FROM EMP ORDER BY ENAME;
Mệnh để ORDER BY mặc định sắp xếp theo thứ tự tăng dần ASC[ENDING]
Số thấp trước
Ngày nhỏ trước
Ký tự theo bảng chữ cái

Để sắp xếp theo thứ tự ngược lại (giảm dần) đặt từ khoá DESC[ENDING] sau column cần
sắp thứ tự.
Vi dụ:
SELECT ENAME, JOB, HIREDATE FROM EMP ORDER BY HIREDATE DESC ;

3.2.2 SẮP XẾP NHIỀU CỘT DỮ LIỆU TRẢ VỀ


Mệnh đề Order còn có thể sắp xếp nhiều column. Các column cần sắp xếp được viết thứ tự
sau mệnh đề ORDER BY và cách bởi dấu phẩy (,). Column nào gần mệnh để ORDER BY
hơn có mức độ ưu tiên khi sắp xếp cao hơn. Chỉ định cách thức sắp xếp ASC/DESC được
viết sau column cách bởi một dấu cách.
Ví dụ:
SELECT DEPTNO, JOB, ENAME, SAL
FROM EMP
ORDER BY DEPTNO, SAL DESC ;
Order giá trị NULL
Riêng đối với giá trị NULL, nếu sắp xếp theo thứ tự ASCENDING sẽ nằm ở các vị trí
cuối cùng.
Chú ý: Có thể chỉ định sắp xếp theo thứ tự các column trong mệnh đề SELECT.
Ví dụ:
SELECT DEPTNO, JOB, ENAME, SAL FROM EMP ORDER BY 2;

Trang 16 / 47
Trang 17 / 47
4 CÁC HÀM SQL

4.1 TỔNG QUAN VỀ HÀM SQL

4.1.1 CẤU TRÚC HÀM SQL


Hàm SQL là một đặc điểm làm tăng khả năng sử dụng câu lệnh SQL. Hàm SQL có thể
nhận nhiều tham số vào và trả về chỉ một giá trị.

Hình 3 Cấu trúc hàm SQL

Hàm SQL có một số đặc điểm sau:


 Thực hiện việc tính toán ngay trên dữ liệu
 Có thể thao tác, thay đổi ngay trên từng mục dữ liệu trả về
 Hoặc cũng có thể thao tác trên nhóm các dữ liệu trả về
 Có thể định dạng lại các dữ liệu trả về có kiểu số, hay kiểu thời gian
 Có thể chuyển đổi kiểu dữ liệu trả về

4.1.2 PHÂN LOẠI HÀM SQL


Hàm SQL có thể phân ra làm hai loại:
 Hàm tác động trên từng dòng dữ liệu: Giá trị trả về tương ứng với từng dữ liệu đầu
vào tại mỗi dòng dữ liệu.
 Hàm tác động trên nhóm các dòng dữ liệu: Giá trị trả vê tương ứng với các phép thao
tác trên nhóm dữ liệu trả về.

Trang 18 / 47
Hình 4 Phân loại hàm SQL

4.2 HÀM SQL THAO TÁC TRÊN TỪNG DÒNG DỮ LIỆU

4.2.1 CÁC HÀM THAO TÁC TRÊN KIỂU DỮ LIỆU SỐ


Một số hàm kiểu dữ liệu số thông dụng

4.2.2 CÁC HÀM THAO TÁC TRÊN KIỂU DỮ LIỆU KÝ TỰ


Một số hàm kiểu dữ liệu ký tự thông dụng

Trang 19 / 47
4.2.3 CÁC HÀM THAO TÁC TRÊN KIỂU DỮ LIỆU THỜI GIAN
Một số hàm kiểu dữ liệu ký tự thông dụng

Một số hàm có thể áp dụng cho kiểu ngày

Trang 20 / 47
4.2.4 CÁC HÀM CHUYỂN ĐỔI KIỂU

4.3 HÀM THAO TÁC TRÊN TẬP HỢP

4.3.1 CÁC HÀM TÁC ĐỘNG TRÊN NHÓM


Các hàm tác động trên nhóm các dòng dữ liệu hay tác động lên một tập hợp các các dòng
dữ liệu bao gồm:

Chú ý: Tất cả các hàm trên nhóm mẫu tin đều bỏ qua giá trị NULL trừ hàm COUNT.
Dùng hàm NVL để chuyển đổi và tính giá trị NULL.
Có 2 cách để dùng các các hàm này
 Tác động trên toàn bộ các dòng dữ liệu của câu lệnh truy vấn
 Tác động trên một nhóm dữ liệu cùng tính chất của câu lệnh truy vấn. Cùng tính chất
được chỉ bởi mệnh đề:
[GROUP BY expr][HAVING condition]

4.3.2 MỆNH ĐỀ GROUP BY


Cú pháp:
SELECT [DISTINCT ] {*, column [alias],...} FROM table;
[WHERE condition][GROUP BY expr] [HAVING condition]
[ORDER BY expr/position [DESC/ASC]]

Trang 21 / 47
Mệnh đề GROUP BY sẽ nhóm các dòng dữ liệu có cùng giá trị của expr. Ví dụ: GROUP
BY JOB nghĩa là sẽ nhóm các nghề giống nhau.

Mệnh đề HAVING là đặt điều kiện của nhóm dữ liệu. Mệnh đề này khác mệnh đề
WHERE ở chỗ mệnh đề WHERE đặt điều kiện cho toàn bộ câu lệnh SELECT.

Trang 22 / 47
5 LỆNH TRUY VẤN DỮ LIỆU MỞ RỘNG

5.1 KẾT HỢP DỮ LIỆU TỪ NHIỀU BẢNG

5.1.1 MỐI LIÊN KẾT TƯƠNG ĐƯƠNG


Mối liên kết tương đương được thể hiện trong mệnh để WHERE.
Để liên kết trong mệnh để WHERE phải chỉ rõ tên của các column và mệnh đề được đặt
tương đương.
Ví dụ:
emp.deptno =dept.deptno

Các column trùng tên phải được chỉ rõ column đó nằm ở bảng nảo thông qua tên hoặc qua
alias. Tên trùng này có thể đặt trong các mệnh đề khác như SELECT, ORDER BY..
Ví dụ:
SELECT DEPT.DEPTNO, ENAME,JOB, DNAME FROM EMP, DEPT WHERE EMP.DEPTNO =
DEPT.DEPTNO ORDER BY DEPT.DEPTNO;

SELECT A.DEPTNO, A.ENAME, A.JOB, B.DNAME FROM EMP A, DEPT B WHERE


A.DEPTNO = B.DEPTNO ORDER BY A.DEPTNO;

5.1.2 MỐI LIÊN KẾT KHÔNG TƯƠNG ĐƯƠNG


Mối liên kết tương đương được thể hiện trong mệnh để WHERE.
Để liên kết trong mệnh để WHERE phải chỉ rõ tên của các column và mệnh đề được đặt
không tương đương.
Ví dụ:
WHERE E.SAL BETWEEN S. LOSAL AND S.HISAL

Các column trùng tên phải được chỉ rõ column đó nằm ở bảng nào thông qua tên hoặc qua
alias. Tên trùng này có thể đặt trong các mệnh đề khác như SELECT, ORDER BY..
Ví dụ:
SELECT E.ENAME,E.JOB, S.GRADE FROM EMP E, SALGRADE S WHERE E.SAL BETWEEN
S. LOSAL AND S.HISAL;

Chú ý: Điều kiện liên kết đúng là số các bảng - 1 = số các điều kiện liên kết

5.1.3 MỐI LIÊN KẾT CỘNG


Mối liên kết cộng trả về cả các giá trị NULL trong biểu thức điều kiện. Dấu (+) để ở vế
nào tính thêm các giá trị NULL ở vế đó.
Một câu lệnh select chỉ đặt được 1 mối liên kết cộng, dấu (+) đặt ở bên phải column liên
kết

Trang 23 / 47
Trong mệnh đề WHERE của mối liên kết cộng không được dùng toán tử IN hoặc OR để
nối các điều kiện liên kết khác.

5.1.4 LIÊN KẾT CỦA BẢNG VỚI CHÍNH NÓ (TỰ THÂN)


Có thể liên kết bảng với chính nó bằng cách đặt alias.
Ví du:
Select e.ename emp_name, e.sal emp_sal, m.ename mgr_name, m.sal
mgr_sal from emp e, emp m where e.mgr = m.empno and e.sal <m.sal;

EMP_NAME EMP_SAL MGR_NAME MGR_SAL

BLAKE 2850 KING 5000


CLARK 2450 KING 5000
JONES 2975 KING 5000
MARTIN 1250 BLAKE 2850
ALLEN 1600 BLAKE 2850
TURNER 1500 BLAKE 2850
JAMES 950 BLAKE 2850
WARD 1250 BLAKE 2850
SMITH 800 FORD 3000
ADAMS 1100 SCOTT 3000
MILLER 1300 CLARK 2450

5.1.5 CÁC TOÁN TỬ TẬP HỢP


UNION: Kết hợp kết quả của nhiều cầu hỏi với nhau, chỉ giữ lại một đại diện cho các mẫu
tin trùng nhau
UNION ALL: Kết hợp kết quả của nhiều cầu hỏi với nhau, các mẫu tin trùng nhau cũng
được giữ lại
INTERSET: Lấy phần giao các kết quả của nhiều câu hỏi
MINUS: Lấy kết quả có trong câu hỏi thứ nhất mà không có trong câu hỏi thứ hai

5.2 LỆNH TRUY VẤN LỒNG

5.2.1 CÂU LỆNH SELECT LỒNG NHAU


Trong mệnh đề WHERE
Tìm những nhân viên làm cùng nghề với BLAKE
select ename, job from emp where job = (select job from emp where ename
= BLAKE’);

ENAME JOB

BLAKE MANAGER
CLARK MANAGER
JONES MANAGER

Trang 24 / 47
Trong mệnh đề HAVING
Tìm những phòng có mức lương trung bình lớn hơn phòng 30
SELECT DEPTNO, AVG(SAL) FROM EMP HAVING AVG(SAL) > (SELECT AVG(SAL) FROM
EMP WHERE DEPTNO =30) GROUP BY DEPTNO;

DEPTNO AVG(SAL)
10 2916.66667
20 2175

5.2.2 TOÁN TỬ SOME/ANY/ALL/NOT IN/EXITS

Trang 25 / 47
6 BIẾN RUNTIME

6.1 DỮ LIỆU THAY THẾ TRONG CÂU LỆNH


Dùng (&) để chỉ phần thay thế trong câu lệnh.
Nếu dùng (&&) chỉ biến thay thế thì sau câu lệnh biến thay thế vẫn còn tồn tại
Ví dụ 1:
SELECT * FROM emp WHERE &Condition Enter value for condition: sal > 1000

Khi này câu lệnh trên tương đương với:


SELECT * FROM emp WHERE sal > 1000

Ví du 2:
Select ename, deptno, job From emp Where deptno = &&depno_please;

6.2 LỆNH DEFINE


Khai báo và gán trị cho các biến, ví dụ khai báo biến condition có giá trị 'sal> 1000'
DEFINE condition = 'sal > 1000'
Khi đó câu lệnh sau không yêu cầu nhập vào giá trị cho codition
SELECT * FROM emp WHERE &Condition
Để loại bỏ biến ra khỏi bộ nhớ dùng lệnh UNDEFINE.
Ví dụ:
UNDEFINE condition

Để liệt kê các biến đã khai báo dùng lệnh DEFINE mà không chỉ biến, ví dụ
DEFINE
DEFINE CONDITION = 'SAL > 1000'

Ví dụ:
DEFINE REM=’SAL*12+NVL(COMM,0)’

SELECT ENAME, JOB, &REM FROM EKP ORDER BY & REM;

6.3 LỆNH ACCEPT


Khai báo và gán trị cho biến với dòng hiển thị
ACCEPT variable [NUMBER/CHAR] [PROMPT/NOPROMPT 'text'] HIDE
Ví dụ:
ACCEPT Salary NUMBER PROMPT 'Salary figure: ' Salary figure : 3000

Từ khoá hide cho phép che chuỗi nhập liệu, hay dùng khi nhập password.
ACCEPT password CHAR PROMPT 'Enter password: ' HIDE Password : ***

Trang 26 / 47
7 TABLE VÀ CÁC LỆNH SQL VỀ TABLE

7.1 LỆNH TẠO TABLE

7.1.1 CÚ PHÁP TẠO BẢNG


Để tạo một bảng mới dùng lệnh CREATE TABLE. Cú pháp:
CREATE TABLE tablename
(column [datatype][DEFAULT expr][column_constraint]..) [TABLESPACE
tablespace] [AS subquery]
Với:
tablename Tên table cần tạo
column Tên column trong table
[datatype] Kiểu dữ liệu của column
[DEFAULT expr] Giá trị mặc định của column trong trường hợp
NULL là expr
[column_constraint] Ràng buộc của bản thân column
[TABLESPACE tablespace] Chỉ định TABLESAPCE cho bảng
[AS subquery] Tạo bảng có cấu trúc giống mệnh đề truy vấn

Ví dụ 1:
CREATE TABLE EMP
EMPNO NUMBER NOT NULL CONSTRAINT PK_EMP PRIMARY KEY,
ENAME VARCHAR2(10) CONSTRAINT NN_ENAME NOT NULL CONSTRAINT UPPER_ENAME
CHECK (ENAME=UPPER(ENAME)), JOB VARCHAR2(9), MGR NUMBER CONSTRAINT
FK_MGR REFERENCES SCOTT.EMP(EMPNO), HIREDATE DATE DEFAULT SYSDATE, SAL
NUMBER(10,2) CONSTRAINT CK_SAL CHECK(SAL>500), COMM NUMBER(9,0) DEFAULT
NULL, DEPTNO NUMBER(2) CONSTRAINT NN_DEPTNO NOT NULL CONSTRAINT
FK_DEPTNO REFERENCES SCOTT.DEPT(DEPTNO)) ;

Ví du 2:
CREATE TABLE SALGRADE1 (GRADE NUMBER CONSTRAINT PK_SALGRADE PRIMARY KEY,
LOSAL NUMBER, HISAL NUMBER) TABLESPACE USER ;

Ví dụ 3:
CREATE TABLE DEPT10 AS SELECT EMPNO, ENAME, JOB, SAL FROM EMP WHERE
DEPTNO =10;

Ví dụ 4:
CREATE TABLE EMP_SAL (NAME, SALARY,GRADE)AS SELECT ENAME, SAL, GRADE
FROM EMP, SALGARDE WHERE EMP.SAL BETWEEN LOSAL AND HISAL ;

Để tạo một table mới, chúng ta cần phải chuẩn bị một số thông tin sau:
 Table phải được chuẩn hóa.
 Những column mà cho phép null nên định nghĩa sau để tiết kiệm nơi lưu trữ.
 Gộp các table lại nếu có thể.

Trang 27 / 47
 Có thể chỉ định tablespace cho table
 Có thể ước lượng kích thước table, và các thông số cho storage.

7.1.2 TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC TABLE (THAM KHẢO)


1. Tính toán khoảng đĩa cần thiết cho data block header. Tính theo công thức sau:
BLOCK HEADER = (FIXED HEADER + VARIABLE TRANSACTION HEADER) + (TABLE
DIRECTORY + ROW DIRECTORY)
Trong đó: fixed header = 57 bytes
variable transaction header = 23*giá trị của thông số instrans table directory =4
row directory = 2* số lượng row trong block.

2. Tính toán khoảng đĩa trống để chứa dữ liệu của data block. Tính theo công thức sau:
Khoảng đĩa trống để chứa data =(block size -total block header) -
(block size -(fixed header+ variable transaction
header))*(pctree/100)

Có thể biết block size bằng cách dùng lệnh


show parameters db_block_size.

3. Tính toán khoảng đĩa trống kết hợp bằng giá trị của mỗi row.

4. Tính toán kích thước trung bình của row:


Kích thước trung bình của row = row header +A+B+C
A = Tổng chiều dài của các cột <= 250 byte
B = Tổng chiều dài của các cột > 250 byte
C = Khoảng đĩa trống kết hợp

5. Quyết định số row trung bình cho một block:


avg rows /block = available space/average row size

6. Tính toán số lượng block


Block = số row / số row trung bình cho một block

7.2 MỘT SỐ QUY TẮC KHI TẠO TABLE

7.2.1 QUY TẮC ĐẶT TÊN OBJECT


 Tên dài từ 1 đến 30 ký tự, ngoại trừ tên CSDL không quá 8 ký tự và tên liên kết có
thể dài đến 128 ký tự
 Tên không chứa dấu nháy (") Không phân biệt chữ hoa chữ thường
 Tên phải bắt đầu bằng ký tự chữ trong bộ ký tự của CSDL
 Tên chỉ có thể chứa ký tự số trong tập ký tự của CSDL. Có thể dùng các ký tự _, $, #.
Oracle không khuyến khích dùng các ký tự $ và #.

Trang 28 / 47
 Tên không được trùng với các từ đã dùng bởi Oracle (xemphu lục 1)   Tên không
được cách khoảng trống
 Tên có thể đặt trong cặp dấu nháy kép, khi đó tên có thể bao gồm các ký tự bất kỳ,
có thể bao gồm khoảng trống, có thể dùng các từ khóa của Oracle, phân biệt chữ
hoa chữ thường.
 Tên phải duy nhất trong "không gian tên" nhất định. Các object thuộc cùng không
gian tên phải có tên khác nhau.

Các bí danh của cột, bí danh bảng, tên người sử dụng, mật khẩu mặc dù không phải là các
object hoặc các thành phần con của object nhưng cũng phải được đặt tên theo các quy tắc
trên, ngoại trừ
Bí danh cột, bí danh bảng chỉ tồn tại khi thực hiện các lệnh SQL và không được lưu trữ
trong CSDL, do vậy không áp dụng quy tắc 9 về không gian tên.
Mật khẩu không thuộc về không gian tên nào và do đó cũng không áp dụng quy tắc 9. Nên
đặt tên theo một quy tắc đặt tên thống nhất

7.2.2 QUY TẮC KHI THAM CHIẾU ĐẾN OBJECT


Cú pháp chung khi tham chiếu đến các object
Sơ đồ chung khi tham chiếu các object hoặc thành phần của các object
Schema.Object.Part.@dblink

Trong đó:
object Tên object
schema Schema chứa object
part Thành phần của object
dblink Tên CSDL chứa object

Oracle giải quyết việc tham chiếu các Object


Khi tham chiếu đến một object trong câu lệnh SQL, Oracle phân tích câu lệnh và và xác
định các object trong không gian tên. Sau khi xác định các object, Oracle thực hiện các
thao tác mà câu lệnh quy định trên object. Nếu tên object truy cập không thuộc không gian
tên thì câu lệnh không được thực hiện và có thông báo lỗi.
Câu lệnh sau thêm một mẩu tin vào bảng DEPT INSERT INTO Dept VALUES (50,
'SUPPOR', 'PARIS')
Theo ngữ cảnh của câu lệnh, Oracle xác định bảng DEPT có thể là:
 Một table trong schema của bạn
 Một view trong schema của bạn
 Đồng nghĩa riêng cho table hoặc view
 Đồng nghĩa chung cho table hoặc view
Tham chiếu đến các object không thuộc quyền sở hữu
Để tham chiếu đến các object không thuộc schema hiện thời, phải chỉ ra tên của schema
chứa object muốn truy cập

Trang 29 / 47
schema.object

Ví dụ: Để xóa table EMP trong schema SCOTT


DROP TABLE scott.emp

Tham chiếu các object từ xa


 Để truy cập đến một CSDL ở xa, sau tên object phải chỉ ra tên liên kết CSDL
(database link) của CSDL chứa object muốn truy cập. Database link là một schema
object, Oracle dùng để thâm nhập và truy xuất CSDL từ xa.

7.3 CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN

7.3.1 KIỂU CHAR


Kiểu CHAR dùng để khai báo một chuỗi có chiều dài cố định, khi khai báo biến hoặc cột
kiểu CHAR với chiều dài chỉ định thì tất cả các mục tin của biến hay cột này đều có cùng
chiều dài được chỉ định. Các mục tin ngắn hơn Oracle sẽ tự động thêm vào các khoảng
trống cho đủ chiều dài. Oracle không cho phép gán mục tin dài hơn chiều dài chỉ định đối
với kiểu CHAR. Chiều dài tối đa cho phép của kiểu CHAR là 255 byte

7.3.2 KIỂU VARCHAR2


Kiểu VARCHAR2 dùng để khai báo chuỗi ký tự với chiều dài thay đổi. Khi khai báo một
biến hoặc cột kiểu VARCHAR2 phải chỉ ra chiều dài tối đa, các mục tin chứa trong biến
hay cột kiểu VARCHAR2 có chiều dài thực sự là chiều dài của mục tin. Oracle không cho
phép gán mục tin dài hơn chiều dài tối đa chỉ định đối với kiểu VARCHAR2. Chiều dài
tối đa kiểu VARCHAR2 là 2000 byte

7.3.3 KIỂU VARCHAR


Hiện tại Oracle xem kiểu VARCHAR2 và VARCHAR là như nhau, tuy nhiên Oracle
khuyên nên
dùng VARCHAR2. Oracle dự định trong tương lai dùng kiểu VARCHAR để chứa các
chuỗi với
chiều dài biến đổi, nhưng trong phép so sánh sẽ được chỉ định theo nhiều ngữ nghĩa khác
nhau.

7.3.4 KIỂU NUMBER


Kiểu số của Oracle dùng để chứa các mục tin dạng số dương, số âm, số với dấu chấm
động.
NUMBER(p, s)
p Số chữ số trước dấu chấm thập phân (precision), p từ 1
đến 38 chữ số

Trang 30 / 47
s Số các chữ số tính từ dấu chấm thập phân về bên phải
(scale), s từ -84 đến 127
NUMBER(p) Số có dấu chấm thập phân cố định với precision bằng p và
scale bằng 0
NUMBER Số với dấu chấm động với precision bằng 38. Nhớ rằng
scale không được áp dụng cho số với dấu chấm động

7.3.5 KIỂU FLOAT


Dùng để khai báo kiểu số dấu chấm động, với độ chính xác thập phân 38 hay độ chính xác
nhị phân là 126.
FLOAT(b) Khai báo kiểu dấu chấm động với độ chính xác nhị phân là b, b từ 1 đến 126.
Có thể chuyển từ độ chính xác nhị phận sang độ chính xác thập phân bằng cách nhân độ
chính xác nhị phân với 0.30103

7.3.6 KIỂU LONG


Dùng để khai báo kiểu chuỗi ký tự với độ dài biến đổi, chiều dài tối đa của kiểu LONG là
2 gigabyte. Kiểu LONG thường được dùng để chứa các văn bản.
Có một số hạn chế khi dùng kiểu LONG
 Một table không thể chứa nhiều hơn một cột kiểu LONG
 Dữ liệu kiểu LONG không thể tham gia vào các ràng buộc toàn vẹn, ngoại trừ
kiểm tra
NULL và khác NULL
 Không thể index một cột kiểu LONG
 Không thể truyền tham số kiểu LONG cho hàm hoặc thủ tục   Các hàm không
thể trả về dữ liệu kiểu LONG
 Trong câu lệnh SQL có truy cập các cột kiểu LONG, thì việc cập nhật hoặc khóa
các bảng chỉ cho phép trong cùng một CSDL
Ngoài ra, các cột kiểu LONG không được tham gia trong các thành phần sau của câu lệnh
SQL
 Các mệnh đề WHERE, GROUP BY, ORDER BY, CONNECT BY hoặc với tác tử
DISTINCT trong câu lệnh SELECT
 Các hàm sử dụng trong câu lệnh SQL như SUBSTR, INSTR Trong danh sách lựa
chọn của câu lệnh SELECT có sử dụng mệnh đề GROUP BY
 Trong danh sách lựa chọn của câu hỏi con, câu hỏi có sử dụng các toán tử tập hợp
 Trong danh sách lựa chọn của câu lệnh CREATE TABLE AS SELECT

7.3.7 KIỂU DATE


Dùng để chứa dữ liệu ngày và thời gian. Mặc dù kiểu ngày và thời gian có thể được chứa
trong kiểu CHAR và NUMBER.

Trang 31 / 47
Với giá trị kiểu DATE, những thông tin được lưu trữ gồm thế kỷ, năm, tháng, ngày, giờ,
phút, giây. Oracle không cho phép gán giá trị kiểu ngày trực tiếp, để gán giá trị kiểu ngày,
bạn phải dùng TO_DATE để chuyển giá trị kiểu chuỗi ký tự hoặc kiểu số.
Nếu gán một giá trị kiểu ngày mà không chỉ thời gian thì thời gian mặc định là 12 giờ
đêm, Nếu gán giá trị kiểu ngày mà không chỉ ra ngày, thì ngày mặc định là ngày đầu của
tháng. Hàm SYSDATE cho biết ngày và thời gian hệ thống.
Tính toán đối với kiểu ngày
Đối với dữ liệu kiểu ngày, bạn có thể thực hiện các phép toán cộng và trừ.
Ví dụ:
SYSDATE+1 ngày hôm sau
SYSDATE-7 cách đây một tuần
SYSDATE+(10/1440) mười phút sau

Ngày Julian: Là giá trị số cho biết số ngày kể từ ngày 1 tháng giêng năm 4712 trước công
nguyên.
Ví dụ:
SELECT TO_CHAR (TO_DATE('01-01-1992', 'MM-DD-YYYY'), 'J') JULIAN FROM
DUAL;
Kết quả: JULIAN 2448623

7.3.8 KIỂU RAW VÀ KIỂU LONG RAW


Kiểu RAW và LONG RAW dùng để chứa các chuỗi byte, các dữ liệu nhị phân như hình
ảnh, âm thanh. Các dữ liệu kiểu RAW chỉ có thể gán hoặc truy cập chứ không được thực
hiện các thao tác như đối với chuỗi ký tự.
Kiểu RAW giống như kiểu VARCHAR2 và kiểu LONG RAW giống kiểu LONG, chỉ
khác nhau ở chổ Oracle tự động chuyển đổi các giá trị kiểu CHAR, VARCHAR2 và
LONG giữa tập hợp ký tự của CSDL và tập ký tự của các ứng dụng.

7.3.9 KIỂU ROWID


Mỗi mẫu tin trong CSDL có một địa chỉ có kiểu ROWID. ROWID bao gồm các thành
phần:
block.row.file.
Với
block Chuỗi hệ hexa cho biết block chứa row
row Chuỗi hệ hexa cho biết row trong block
file Chuỗi hệ hexa cho biết database file chứa block
Ví dụ:
0000000F.0000.0002
Row đầu tiên trong block 15 của data file thứ hai

7.3.10 KIỂU MLSLABEL


Kiểu MLSLABEL dùng để chứa label dạng nhị phân mà Oracle dùng để đảm bảo hoạt
động của bản thân hệ thống

Trang 32 / 47
7.3.11 CHUYỂN ĐỔI KIỂU
Chuyển đổi mặc định
Nói chung một biểu thức không thể gồm các giá trị thuộc nhiều kiểu khác nhau, tuy nhiên
Oracle cho phép chuyển đổi giưã các kiểu dữ liệu. Oracle tự động chuyển kiểu của dữ liệu
trong một số trường hợp sau
 Khi INSERT hoặc UPDATE gán giá trị cho cột có kiểu khác, Oracle sẽ tự động
chuyển giá trị sang kiểu của cột.
 Khi sử dụng các hàm hoặc các toán tử mà các tham số có kiểu không tương thích thì
Oracle sẽ tự động chuyển kiểu.
 Khi sử dụng toán tử so sánh mà các giá trị có các kiểu khác nhau, Oracle sẽ tự động
chuyển kiểu.
Ví dụ 1:
SELECT ename FROM emp WHERE hiredate = '12-MAR-1993'

Oracle đã tự động chuyển chuỗi '12-MAR-1993' sang kiểu DATE trong phép
so sánh
Ví dụ 2:
SELECT ename FROM emp WHERE ROWID = '00002514.0001.0001'
Oracle đã tự động chuyển chuỗi '00002514.0001.0001' sang kiểu ROWID
trong phép so sánh

Người sử dụng tự chuyển đổi


Oracle cung cấp các hàm để chuyển đổi kiểu, ví dụ
 TO_NUMBER Chuyển sang kiểu số
 TO_CHAR Chuyển sang kiểu ký tự
 TO_DATE Chuyển sang kiểu ngày

(xem phần tra cứu các hàm và thủ tục)

7.4 RÀNG BUỘC DỮ LIỆU TRONG TABLE


Các dạng constraint gồm:
 NULL/NOT NULL
 UNIQUE
 PRIMARY KEY
 FOREIGN KEY (Referential Key)
 CHECK

7.4.1 NULL/NOT NULL


Là ràng buộc column trống hoặc không trống.
Ví dụ mệnh đề ràng buộc:
CREATE TABLE DEPT ( DEPTNO NUMBER(2) NOT NULL, DNAME CHAR(14),
LOC CHAR(13), CONSTRAINT DEPT_PRIMARY_KEY PRIMARY KEY (DEPTNO));

Trang 33 / 47
7.4.2 UNIQUE
Chỉ ra ràng buộc duy nhất, các giá trị của column chỉ trong mệnh đề UNIQUE trong các
row
của table phải có giá trị khác biệt. Giá trị null là cho phép nêu UNIQUE dựa trên một cột.
Ví dụ:
CREATE TABLE DEPT ( DEPTNO NUMBER(2), DNAME CHAR(14), LOC CHAR(13),
CONSTRAINT UNQ_DEPT_LOC UNIQUE(DNAME, LOC));

7.4.3 PRIMARY KEY


Chỉ ra ràng buộc duy nhất (giống UNIQUE), tuy nhiên khoá là dạng khoá UNIQUE cấp
cao nhất. Một table chỉ có thể có một PRIMARY KEY. Các giá trị trong PRIMARY KEY
phải NOT NULL.
Cú pháp khi đặt CONSTRAINT ở mức TABLE
[CONSTRAINT constraint_name] PRIMARY KEY (column, Column..)

Cú pháp khi đặt CONSTRAINT ở mức COLUMN


[CONSTRAINT constraint_name] PRIMARY KEY

7.4.4 FOREIGN KEY ( REFERENTIAL )


Chỉ ra mối liên hệ ràng buộc tham chiếu giữa table này với table khác, hoặc trong chính 1
table. Nó chỉ ra mối liên hệ cha-con và chỉ ràng buộc giữa FOREIGN KEY bảng này với
PRIMARY KEY hoặc UNIQUE Key của bảng khác. Ví dụ quan hệ giữa DEPT và EMP
thông qua trường DEPTNO.
Từ khoá ON DELETE CASCADE được hỉ định trong dạng khoá này để chỉ khi dữ liệu
cha bị xoá (trong bảng DEPT) thì dữ liệu con cũng tự động bị xoá theo (trong bảng EMP).

7.4.5 CHECK
Ràng buộc kiểm tra giá trị.
Ví dụ:
CREATE TABLE EMP (EMPNO NUMBER NOT NULL CONSTRAINT PK_EMP PRIMARY KEY,
ENAME VARCHAR2(10) CONSTRAINT NN_ENAME NOT NULL CONSTRAINT UPPER_ENAME
CHECK (ENAME = UPPER(ENAME)), JOB VARCHAR2(9), MGR NUMBER CONSTRAINT
FK_MGR REFERENCES SCOTT.EMP(EMPNO), HIREDATE DATE DEFAULT SYSDATE, SAL
NUMBER(10,2) CONSTRAINT CK_SAL CHECK(SAL>500), COMM NUMBER(9,0) DEFAULT
NULL, DEPTNO NUMBER(2) CONSTRAINT NN_DEPTNO NOT NULL CONSTRAINT
FK_DEPTNO REFERENCES SCOTT.DEPT(DEPTNO);

7.5 LỆNH DDL CAN THIỆP TỚI TABLE

7.5.1 CHỈNH SỬA CẤU TRÚC TABLE


Dùng lệnh ALTER TABLE để chỉnh sửa cấu trúc bảng. Cú pháp:

Trang 34 / 47
ALTER TABLE tablename [ADD/MODIFY/DROP options ([column [column
constraint) [ENABLE clause] [DISABLE clause]

Trong đó:
ADD Thêm column hay constraint.
MODIFY Sửa đổi kiểu các column
DROP Bỏ constraint.
ENABLE/DISABLE Che khuất hoặc đưa vào sử dụng các CONSTRAINT mà không
xóa hẳn
Chú ý:
 Khi dùng mệnh đề MODIFY không thể chuyển tính chất của COLUMN có nội dung
là NULL chuyển thành NOT NULL;
 Không thể đưa thêm một cột NOT NUL nếu table đã có số liệu. Phải thêm cột NULL,
điền đầy số liệu, sau đó chuyển thành NOT NULL.
 Không thể chuyển đổi kiểu khác nhau nếu column đã chứa số liệu
 Không thể dùng mệnh đề MODIFY để định nghĩa các CONSTRAINT trừ ràng buộc
NULL/NOT NULL. Muốn sửa CONSTRAINT cần xoá chúng sau đó ADD thêm vào.
Ví dụ 1:
ALTER TABLE emp ADD (spouse_name CHAR(10);
Ví dụ 2:
ALTER TABLE emp MODIFY (ename CHAR(25);
Ví dụ 3:
ALTER TABLE emp DROP CONSTRAINT emp_mgr; ALTER TABLE DROP PRIMARY KEY;
Ví dụ 4:
ALTER TABLE dept DISABLE CONSTRAINT dept_prim;

7.5.2 CÁC LỆNH DDL KHÁC


Xóa table
Dùng lệnh DROP TABLE để xoá bảng.
Cú pháp:
DROP TABLE table_name [CASCADE CONSTRAINTS]
Trong đó:
CASCADE CONSTRAINTS xóa tất cả các ràng buộc toàn vẹn liên quan đến
table bị xóa.
Ví dụ:
DROP TALE emp
 Khi drop table thì:
 Xóa tất cả dữ liệu
 View và synonymliên quan vẫn còn nhưng không có giá trị
 Các giao dịch chưa giải quyết xong sẽ được commit
 Chỉ người tạo ra table hay DBA mới có thể xóa table

Trang 35 / 47
7.5.3 CHÚ DẪN CHO TABLE
Dùng lệnh COMMENT để chú thích.
Ví dụ:
COMMENT ON TABLE EMP IS ‘ THONG TIN NHAN VIEN’;
COMMENT ON COLUMN EMP.EMPNO IS ‘ MA SO NHAN VIEN’;

7.5.4 THAY ĐỔI TÊN OBJECT


Dùng lệnh RENAME để thay đổi tên object. Cú pháp:
RENAME old TO new
Trong đó:
old Tên cũ
new Tên mới
Ví dụ:
RENAME emp TO employee

7.5.5 XÓA DỮ LIỆU CỦA TABLE


Dùng lệnh TRUNCATE TABLE để xóa dữ liệu của table, xóa tất cả các row trong table.
Cú pháp:
TRUNCATE TABLE table_name [REUSE STORAGE]
Trong đó:
REUSE STORAGE giữ lại khung để chứa, chỉ xóa dữ liệu

7.6 THÔNG TIN VỀ TABLE TRONG TỪ ĐIỂN DỮ LIỆU


Trung tâm của cơ sở dữ liệu Oracle là data dictionary. Data dictionary tự động được tạo ra
khi cơ sở dữ liệu Oracle được tạo. Oracle cập nhật lên data dictionary bằng các lệnh DDL
(Data Define Language). Các table của từ điển dữ liệu được tạo ra bằng lệnh CREATE
DATABASE và chỉ được tạo từ user SYS. Các view trong từ điển dữ liệu chức các thông
tin dưới dạng dễ nhìn hơn bảng.
Có các dạng view là:
 USER_xxx: là những đối tượng thuộc user. Ví dụ các bảng được tạo bởi user
 ALL_xxx: là tất cả các đối tượng mà user có quyền truy nhập
 DBA_xxx: tất cả các đối tượng trong database
 V$: Các thực thi của Server.

Ngoài ra còn có các view quan trọng khác là:


 DICTIONARY: Thông tin về toàn bộ các table, view, snapshot trong từ điển dữ liệu
 TABLE_PRIVILEGES: Thông tin về việc gán quyền trên các đối tượng
 IND: đồng nghĩa của USER_INDEX.

Muốn hiển thị toàn bộ thông tin về các table, view, snapshot trong từ điển dữ liệu dùng
lệnh
SELECT * FROM DICTIONARY;

Trang 36 / 47
Hiển thị cấu của USER_OBJECT
DESCRIBE USER_OBJECT;

Hiển thị tất cả các bảng mã user đó sở hữu:


SELECT OBJECT_NAME FROM USER_OBJECT WHERE OBJECT_TYPE = ‘TABLE’;
SELECT * FROM TAB;
SELECT TABLE_NAME FROM USER_TABLE;

Hiển thị tất cả các loại đối tượng trong từ điển dữ liệu:
SELECT DISTINCT OBJECT_TYPE FROM USER_OBJECTS;

Trang 37 / 47
8 CÁC LỆNH THAO TÁC DỮ LIỆU

8.1 THAO TÁC DỮ LIỆU TRONG TABLE

8.1.1 THÊM MỚI DÒNG DỮ LIỆU


Để chèn một row vào table dùng lệnh INSERT. Cú pháp:
INSERT INTO tablename ([column, column, ...]) VALUES (value, value ...);
Ví dụ:
INSERT INTO dept (depno, dname, loc) VALUES (50, 'MARKETING', 'SAN
JOSE')

Chép dữ liệu từ table khác


INSERT INTO table [(column, column...)] SELECT select_list FROM
table(s)
Ví dụ:
INSERT INTO emp_tmp (ename, sal)
SELECT ename, sal FROM emp WHERE sal > 1000

Bắt đầu từ phiên bản Oracle 9i, ta có thể thêm mới dòng dữ liệu và đặt giá trị mặc định
thông qua từ khoá DEFALT
Ví dụ:
INSERT INTO EMP (EMPNO, ENAME, DEPTNO) VALUES (8000,’MIKE’,DEFAULT);

Oracle còn cho phép thực hiện lệnh INSERT trên đồng thời nhiều table khác nhau, chỉ sử
dụng một câu lệnh DML.
Ví dụ:
o Lệnh INSERT không điều kiện (UNCONDITIONAL)
INSERT ALL
INTO T1 (C1, C2, ...) VALUES (C1, C2, ...) INTO T2 (C1, C2, ...) VALUES
(C1, C2, ...) SELECT C1, C2, ... FROM T9;

o Lệnh INSERT không điều kiện (CONDITIONAL)


INSERT [ALL|FIRST] WHEN c1 = 1 THEN INTO T1 (C1, C2, ...) VALUES (C1,
C2, ...) WHEN c1 = 2 THEN INTO T2 (C1, C2, ...) VALUES (C1, C2, ...)
WHEN c2 = 3 THEN INTO T3 (C1, C2, ...) VALUES (C1, C2, ...)
SELECT C1, C2, ... FROM T9;
FIRST: insert cho câu lệnh đầu tiên có giá trị điều kiện đúng
ALL: insert cho mọi câu lệnh có giá trị điều kiện là đúng

8.1.2 CẬP NHẬT DÒNG DỮ LIỆU


Để chỉnh sửa dữ liệu dùng lệnh UPDATE. Cú pháp:
UPDATE table [alias] SET column [,column...] = [expr, subquery] [WHERE
condition]

Trang 38 / 47
Ví dụ 1:
UPDATE emp SET job = 'SALEMAN', hiredate = sysdate, sal = sal * 1.1
WHERE ename = 'SCOTT';
Ví dụ 2:
UPDATE emp SET comm = (SELECT comm FROM commission C WHERE C.empno =
emp.empno) WHERE empno IN (SELECT empno FROM commission);
Ví dụ 3:
UPDATE emp a SET deptno = (SELECT deptno FROM dept WHERE loc = BOSTON'),
(sal, comm) = (SELECT 1.1*AVG(sal),1.5*AVG(comm) FROM emp b WHERE
a.deptno = b.deptno) WHERE deptno IN (SELECT deptno FROM dept WHERE loc
= 'DALLAS' OR loc = 'DETROIT');
Ta cũng có thể sử dụng mệnh đề DEFAULT trong câu lệnh cập nhật dữ liệu Ví dụ:
UPDATE EMP SET COMM = DEFAULT;
Chú thích:
 Cập nhật các nhân viên ở Dallas hoặc Detroit
 Thay DEPTNO của các nhân viên này bằng DEPTNO của Boston
 Thay lương mỗi nhân viên bằng lương trung bình của bộ phận * 1.1
 Thay commission của mỗi nhân viên bằng commission trung bình của bộ phận * 1.5

8.1.3 LỆNH MERGE


Lệnh MERGE là một đặc điểm rất hay của Oracle 9i. Nó còn được gọi là lệnh UPSERT,
tức là có khả năng vừa thực hiện việc Update, vừa thực hiện lệnh Insert tuỳ vào bản ghi
đích có tồn tại hay không.
Cú pháp:
MERGE INTO T1 USING T2 ON (T1.C9=T2.C9) WHEN MATCHED THEN UPDATE SET
T1.C1=T2.C2, T1.C2=T2.C2 ... WHEN NOT MATCHED THEN INSERT (C1,C2, ...)
VALUES (C1,C2, ...);

8.1.4 XÓA DÒNG DỮ LIỆU


Để xóa dòng dùng lệnh DELETE. Cú pháp:
DELETE FROM table [WHERE condition]
Ví dụ:
DELETE FROM emp WHERE deptno = 10;

8.1.5 LỖI RÀNG BUỘC DỮ LIỆU


Thông thường khi thực hiện các lệnh thao tác dữ liệu hay gặp phải các lỗi ràng buộc toàn
vẹn dữ liệu. Các lỗi này xuất hiện khi có các ràng buộc trước đó mà dữ liệu nhập vào,
chỉnh sửa hay khi xoá đi không đảm bảo các điều kiện toàn vẹn. Mã lỗi: ORA_02292:
INTEGRITY CONSTRAINT. Sau đó báo tên của Constraint bị lỗi.

8.2 LỆNH ĐIỀU KHIỂN GIAO DỊCH


Một câu lệnh SQL có thể gồm

Trang 39 / 47
 Lệnh DML thao tác dữ liệu
 Lệnh DDL định nghĩa dữ liệu
 Lệnh DCL điều khiển truy nhập dữ liệu
Một giao dịch bắt đầu khi một lệnh SQL được thực hiện Một giao dịch kết thúc một trong
các trường hợp sau:
 COMMIT hoặc ROLLBACK
 Các lệnh DDL và DCL thực hiện (tự động commit)
 Lỗi, thoát khỏi SQL*Plus, hệ thống bị down.

Cú pháp:
 Kết thúc giao dịch hiện tại, thực hiện các chuyển đổi dữ liệu
COMMIT
 Xác định điểm savepoint của giao dịch
SAVEPOINT name
 Quay lại dữ liệu ở điểm SAVEPOINT hoặc toàn bộ giao dịch.
ROLLBACK [TO SAVEPOINT name]
 Tự động COMMIT khi thực hiện các lệnh Insert, update, delete.
SET AUTO[COMMIT] ON/OFF
Ví dụ:
INSERT INTO DEPT VALUES (50,’TESTING’,’LAS VEGAS’);
SAVEPOINT INSERT_DONE;
UPDATE DEPT SET DNAME = ‘MARKETING’;
ROLLBACK TO INSERT_DONE ;
UPDATE DEPT SET DNAME = ‘MARKETING’ WHERE DNAME =’SALES’;
COMMIT;

Trang 40 / 47
9 SEQUENCE VÀ INDEX

9.1 SEQUENCE

9.1.1 TẠO SEQUENCE


Sequence là danh sách tuần tự của con số, và được tạo bởi Oracle sever. Sequence dùng để
tạo khóa chính một cách tự động cho dữ lệu.
Sequence thường dùng để tạo khóa chính trong sinh mã tự động. Có thể dùng chung cho
nhiều đối tượng. Con số sequence này có chiều dài tối đa là 38 số.
Để tạo sequence, dùng lệnh CREATE SEQUENCE
Cú pháp:
CREATE SEQUENCE sequence_name INCREMENT BY integer START WITH integer
[MAXVALUE integer] [MINVALUE integer] [CYCLE/NO CYCLE];

Với:
INCREMENT BY Chỉ định khoảng cách của dãy số tuần tự
START WITH Chỉ định số đầu tiên của dãy số tuần tự
MAXVALUE Giá trị lớn nhất của dãy tuần tự
MINVALUE Giá trị nhỏ nhất của dãy tuần tự
CYCLE/NO CYCLE Dãy tuần tự có quay vòng khi đến điểm cuối.
Mặc định là NO CYCLE

Ví dụ:
CREATE SEQUENCE sample_sequence INCREMENT 1 STRAT WITH 2 MAXVALUE 100;

Để làm việc với các sequence, dùng lệnh SQL với các cột giả sau
CURRVAL Cho giá tri hiện thời của sequence
NEXTVAL Tăng giá tri hiện thời của sequence và cho giá trị sau khi
tăng phải xác định tên sequence trước currval và nextval

sequence.CURRVAL
sequence.NEXTVAL

Để truy cập các sequence không thuộc schema hiện thời, thì phải chỉ ra tên schema
schema.sequence.CURRVAL
schema.sequence.NEXTVAL

Để truy cập các sequence từ xa, thì còn phải chỉ ra datalink
schema.sequence.CURRVAL@dblink
schema.sequence.NEXTVAL@dblink
Sử dụng sequence
CURRVAL và NEXTVAL có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:
 Trong danh sách lựa chọn của câu lệnh SELECT

Trang 41 / 47
 Trong mệnh đề VALUES của câu lệnh INSERT
 Trong mệnh đề SET của câu lệnh UPDATE
Không được sử dụng CURRVAL và NEXTVAL trong các trường hợp sau
 Trong câu hỏi con
 Trong các view và snapshot
 Trong câu lệnh SELECT có tác tử DISTINCT
 Trong câu lệnh SELECT có sử dụng GROUP BY hay ORDER BY
 Trong câu lệnh SELECT có sử dụng các phép toán tập hợp như UNION, INTERSET,
MINUS
 Trong mệnh đề WHERE của câu lệnh SELECT
 Gía trị DEFAULT của cột trong câu lệnh CREATE TABLE hay ALTER TABLE
 Trong điều kiện của ràng buộc CHECK

9.1.2 THAY ĐỔI VÀ HUỶ SEQUENCE


Thay đổi sequence:
ALTER SEQUENCE sequence_name INCREMENT BY integer START WITH integer
[MAXVALUE integer] [MINVALUE integer] [CYCLE/NO CYCLE];

Huỷ sequence:
DROP SEQUENCE sequence_name ;

9.2 INDEX

9.2.1 TẠO INDEX


Index là một cấu trúc cơ sở dữ liệu, được sever sử dụng để tìm một row trong bảng một
cách nhanh chóng. Index bao gồm một key value (một cột (column) trong hàng (row)) và
ROWID.
Cú pháp:
CREATE [UNIQUE]] INDEX index_name ON TABLE ( column [,column...]);

9.2.2 SỬ DỤNG INDEX


 Ta sử dụng index trong một số trường hợp sau:
 Dùng index để query cho nhanh.
 Dùng Index khi mà việc lấy dữ liệu <15% số row trong bảng.
 Index những column nào dùng để nối giữa các bảng lẫn nhau.
 Không nên dùng Index cho các bảng nào chỉ có vài row.
 Primaryvà unique key ( khóa chính và khóa duy nhất) tự động có index, nhưng nên có
index cho foreign key( khóa ngoại).
Số lượng index cho một table là không giới hạn. Tuy nhiên nếu có quá nhiều index sẽ gây
ảnh hưởng đến số liệu khi mà dữ liệu trong table bị thay đổi thứ tự theo index. Ví dụ:

Trang 42 / 47
Thêm một row vào bảng tất cả các Index sẽ được update. Nên chọn lựa giữa yêu cầu
query, và insert, update để có một index hợp lý. Đối với các khoá PRIMARY KEY và
UNIQUE KEY từ khoá UNIQUE được tự động thêm khi tạo INDEX.
Ví dụ:
CREATE INDEX i-ENAME ON EMP (ENAME);
Xoá INDEX bằng lệnh:
DROP INDEX index_name ;

Trang 43 / 47
10 VIEWS

10.1 VIEWS

10.1.1 TẠO VIEW


View là một table logic, view không phải là nơi lưu trữ dữ liệu ở mức vật lý. Các thành
phần của view dựa trên table hoặc là trên view khác. Mọi tác động lên view đều gây ảnh
hưởng tới table của view đó, và ngược lại. Để định nghĩa một view dùng query trên một
bảng hay một view nào đó.
Cú pháp:
CREATE [OR REPLACE] [FORCE] VIEW view_name [(column, column,...)] AS
SELECT statement [WITH CHECK OPTION [CONSTRAINT constraint_name]];

Trong đó:
OR REPLACE Để tạo view chèn lên view cùng tên
FORCE Để tạo view cả khi table hay view nào đó không tồn tại
trong câu lệnh SELECT.
column, column Tên các column của view
WITH CHECK OPTION Nếu có lệnh insert hoặc update lên view, ql sẽ kiểm
tra điều kiện phù hợp trong mệnh đề where của view. Nếu không dữ liệu sẽ chỉ
kiểm tra các ràng buộc toàn vẹn của bảng.
CONSTRAINT Chỉ ra tên của điều kiện kiểm tra.

Ví dụ 1:
CREATE VIEW emp_view AS SELECT empno, ename, sal FROM emp WHERE deptno =
10;

Ví dụ 2:
CREATE VIEW dept_summary (name, minsal, maxsal, avsal) AS
SELECT dname, min(sal), max(sal), avg(sal) FROM emp, dept FROM emp, dept
WHERE emp.deptno = dept.deptno GROUP BY dname;

Ví dụ 3:
CREATE VIEW dept_view AS SELECT eame, sal*12 Annsal
FROM emp WHERE deptno = 20 WITH CHECK OPTIION CONSTRAINT dept_check;

10.1.2 XÓA CÁC VIEW


Chỉ những người tạo view mới có quyền DROP
DROP VIEW dept_view;
 View có thể thực hiện các lệnh SQL sau:
 SELECT

Trang 44 / 47
 INSERT (insert trên view cũng ảnh hưởng lên table)   Update (ảnh hưởng lên
table)
 Comment

Tuy nhiên có những ràng buộc sau:


 Không thể insert, update trên view, khi query của view chứa các toán tử join, set,
distinct, group by, group.
 Không thể nào insert, update trên view, nếu như trong view có dùng with check
option.
 Không thể nào insert trên view, trên table có những cột not Null mà không dùng
default value ( bởi vì trong trường hợp này view sẽ có ít colunm hơn table table. Nên
insert 1 row vào view, thực chất là insert row đó vào table sẽ không hợp lệ).
 Không thể nào insert trên view, nếu view này có dùng biểu thức decode.
 Những query của view không thể nào tham khảo vào 2 column giả nextval, currval
(nextval, currval dùng cho sequence).

Trang 45 / 47
11 QUYỀN VÀ BẢO MẬT

11.1 QUYỀN – PRIVILEGE


Privileges là các quyền hạn được thực hiện các thao tác hoặc thực hiện việc truy nhập đến
các đối tượng dữ liệu. Trong Oracle bạn sẽ không thể thực hiện được các thao tác mà
không có các quyền tương ứng. Các quyền hạn này được gán cho User để có thể thực hiện
các thao tác trên các đối tượng chỉ định. Việc gán quyền được thực hiện bởi người quản trị
cơ sở dữ liệu.
Gán quyền hoặc loại bỏ: Để thực hiện gán quyền cho một đối tượng dùng lệnh Grant loại
bỏ quyền hạn dùng Revoke (hoặc bằng các công cụ hỗ trợ khác như Oracle Enterprise
manager)
 Các quyền bao gồm:
 Bảo mật CSDL
 Bảo mật hệ thống
 Bảo mật dữ liệu
 Quyền hệ thống: Quyền truy nhập và CSDL
 Quyền trên đối tượng: Thao tác nối dung của các đối tượng CSDL
 Schema là tập howpjc ác đối tượng như tables, view...

CSDL: Khi cài đặt xong hệ quản trị CSDL Oracle mặc định đã có 2 user.
 SYS: Có quyền cao nhất. Mạt khẩu là change_on_install
 SYSTEM: Có quyền thấp hơn SYS. Mật khẩu là MANAGER

Quyền hệ thống
 Trong các quyền hệ thống quyền DBA là lớn nhất. DBA có quyền
 CREATE USER : Tạo user mới
 DROP USER :Xoá user
 DROP ANY TABLE :Xoá table
 BACKUP ANY TABLE :Tạo các backup table.

Lệnh tạo user của người có quyền DBA như sau:


CREATE USER user_name IDENTIFY BY password;

Quyền trên đối tượng:


 CREATE SESION: Truy nhập vào CSDL
 CREATE TABLE: tạo bảng trong user đó
 CREATE SEQUENCE: Tạo sequence
 CREATE VIEW: Tạo view
 CREATE PROCEDURE: Tạo procedure
Gán quyền

Trang 46 / 47
GRANT privilege[,privilege...] TO user [,user...]

Xoá quyền
REVOKE privilege[,privilege...] FROM user [,user...]

11.2 ROLE
Role là tên của một nhóm các quyền hạn. Nó được tạo để quản lý quyền hạn cho các ứng
dụng hoặc nhóm các User. Việc dùng role cho phép quản lý thống nhất trên các đối tượng,
tăng tính mềm dẻo trong quản trị, dễ dàng thay đổi. Ví dụ hai đối tượng X, Y có quyền
trên role A tức là role A có quyền gì thì X, Y có quyền tương ứng khi role A bị thay đổi
quyền hạn thì X, Y cũng bị thay đổi quyền hạn theo.
Lệnh tạo Role
Cú pháp:
CREATE ROLE role [IDENTIFY BY password];

Gán privilege cho Role


 Gán Role có các đối tượng Một số Role hay dùng:
o CONNECT
o RESOURCE

Lệnh gán và xoá Role giống như lệnh gán và xoá Privilege. Chi tiết xem trong phần quản
trị Oracle.

11.3 SYNONYM
Synonyms là bí danh cho mọi đối tượng của Oracle. Các đối tượng của Oracle là table,
view, snapshot, sequence, procedure, function, package và các synonym khác. Cú pháp
CREATE PUBLIC SYNONYM synonym_name FROM [OWNER.]object_name;

Dùng Synonyms có những lợi điểm sau:


 Không tốn thêm nơi lưu trữ khác bởi vì nó đã được cất trên từ điển dữ liệu.
 Làm đơn giản đoạn chương trình SQL.
 Tăng tính bảo mật cho database.
 Có thể cho phép mọi người (public) truy xuất các đối tượng của Oracle.
Ví dụ: Chúng ta có một table EMPLY trong schema emp_01
Khi lập trình thì phải truy xuất theo emp_01. EMPLY, tên dài như vậy thì đoạn chương
trình sẽ dài sẽ dễ lầm lẫn. Nên chúng ta phải dùng synonym
CREATE SYNONYM EMP FOR EMP_01.EMPLY;
Có thể tạo một synonym cho phép mọi người có thể tham khảo tới
CREATE PUBLIC EMP FOR EMP_01.EMPLY;

Tính bảo mật là vì synonym là bí danh, nên người sử dụng dùng bí danh này sẽ không
đoán được thêm thông tin gì.

Trang 47 / 47

You might also like