You are on page 1of 85

Internet

GV: Từ Thị Xuân Hiền


Nội dung
 Lịch sử Internet
 Mô tả bản chất của Internet
 Mô tả các package và cách chúng di chuyển trên Internet
 Phân biệt giữa mạng công cộng và mạng riêng
 Chỉ định vị trí mạng trong Windows
 Mô tả chức năng và đặc điểm của địa chỉ IP
 Tìm hiểu hệ thống tên miền (DNS)
 Mô tả các loại miền
 xác định các phần của một URL
Lịch sử Intenet
 Vào cuối những năm 60 Bộ Quốc Phòng Mỹ đã tài trợ cho một nhóm sinh viên từ nhiều trường Đại học và
Viện nghiên cứu của Mỹ để tham gia chương trình nghiên cứu về một cách thức truyền thông mới. Kết quả
nghiên cứu là sự ra đời của mạng ARPA (The Advanced Research Project Agency - tên của tổ chức tài trợ
chi phí nghiên cứu cho chương trình này). Sau đó mạng này được các trường Đại học cùng nhau phát
triển để trở thành một mạng chung cho các trường Đại học gọi là ARPAnet.

 Năm 1985, Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) sử dụng công nghệ mạng ARPANET để tạo ra một mạng lớn
hơn, kết nối hai hoặc nhiều mạng tạo ra một liên mạng. Khi mạng lưới này đã tăng trên toàn thế giới, nó
được gọi là Internet.

 Internet đã thực sự trở thành một hệ thống mạng lớn nhất trên thế giới:mạng của các mạng. Internet được
sử dụng trong mọi lĩnh vực, từ Thương mại, Chính trị, Quân sự, cho đến Nghiên cứu, Giáo dục, Văn
hoá, Xã hội... Chính vì thế, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển, tạo ra cho nhân loại một thời
kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử dựa trên nền tảng của Internet..
Lịch sử Intenet Việt Nam
 Lịch sử Internet Việt Nam ghi nhận ngày 19.11.1997 là
ngày mà quốc gia hình chữ S kết nối với xa lộ thông tin
của thế giới. Đặt nền móng cho Internet Việt Nam, VNPT
đã vinh dự đón nhận trọng trách lớn lao gửi lời chào “Hello
the World”.
 Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác trở
thành những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên
tại Việt Nam.
Internet là một mạng lưới toàn cầu gồm
hàng tỷ máy tính và các thiết bị điện tử
khác được kết nối với nhau.
Internet được tạo thành từ nhiều mạng nhỏ
hơn.
Thông qua Internet, người dùng có thể giao
tiếp và chia sẻ thông tin.
Backbone
 Backbone: được xác định bởi các tuyến dữ liệu chính
giữa các mạng máy tính lớn.
Thiết bị phần cứng của Internet

wires
routers
switches

servers microwave links


Các khái niệm cơ bản
 Packets: là một gói thông tin, chứa địa chỉ của cả máy
gửi, máy nhận và dữ liệu

Tất cả dữ liệu truyền qua mạng - hình ảnh, tập tin tài liệu,
trang web, âm thanh, video - phải được chia thành các gói
trước khi chúng có thể được vận chuyển qua mạng
Các khái niệm cơ bản
 Bộ định tuyến (Routers): là một thiết bị mạng chuyển
tiếp các gói dữ liệu giữa các mạng máy tính.
Các khái niệm cơ bản
 Mạng công cộng (Public Networks): Mạng dùng chung
cho tất cả mọi người trên khắp thế giới, tại mọi thời điểm.
Ưu điểm: bất kỳ máy tính nào cũng có thể trao đổi dữ liệu, email
và chương trình với bất kỳ máy tính khác.
Nhược điểm: bất kỳ máy tính nào cũng có thể gửi virut đến máy
tính khác.
Các khái niệm cơ bản
 Mạng riêng (Private Networks): mạng sử dụng không gian
địa chỉ IP riêng. Các địa chỉ này thường được sử dụng cho các
mạng cục bộ (LAN) trong môi trường văn phòng, trường học
và doanh nghiệp.
Người dùng phải được cấp quyền truy cập vào tài nguyên của
mạng
Mạng riêng thường an toàn
Cách xác định loại kết nối mạng
 Hệ điều hành Windows tích hợp cơ chế để giúp bảo vệ hệ
thống của người dùng khi kết nối với các mạng khác nhau.
 Người dùng có thể lựa chọn loại kết nối
Private: máy tính của bạn sẽ tự động khám phá các máy tính, thiết
bị khác và nội dung có thể truy cập trên mạng, và ngược lại
Public: Windows sẽ không cho phép PC của bạn bị phát hiện bởi
các hệ thống khác trên mạng và việc chia sẻ sẽ bị vô hiệu hóa. Sử
dụng cài đặt này để kết nối với các điểm công cộng.
Cách xác định loại kết nối mạng
 Cách cấu hình kết nối mạng là private:
Click Start, Settings, then click Network & Internet.
Trong pane trái, click chọn Wi-Fi hoặc Ethernet
Cuộn xuống dưới và click Advanced options.
Thiết lập Make this PC Discoverable set on.
IP Address (Internet Protocol address)
 Mỗi máy tính trên mạng phải có một địa chỉ nhận dạng
giúp các máy tính có thể liên lạc với nhau.
 ISP cung cấp địa chỉ IP khi đăng ký dịch vụ Internet và
máy tính sử dụng địa chỉ này khi kết nối với Internet.
IP Address (Internet Protocol address)
 Protocol – Giao thức: được thành lập theo thỏa thuận
quốc tế để đảm bảo các máy tính ở khắp mọi nơi có thể
giao tiếp được với nhau

HTTP Hypertext Transfer Protocol Trao đổi thông tin qua Web

Chuyển các tập tin giữa các


FTP File Transfer Protocol
máy tính host nội bộ và từ xa
IP Address (Internet Protocol address)
 Địa chỉ IP gồm 2 phần:
+ Địa chỉ mạng (NetID)
+ Địa chỉ máy (HostID).
Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits được tách thành 4
vùng, mỗi vùng 1 byte, cách nhau bởi dấu chấm (.)
Tên miền (Domain name – DN)
 Domain là một cách trừu tượng hoá các địa chỉ IP trong
hệ thống mạng thành những cái tên, giúp người dùng dễ
nhớ hơn.

74.220.193.173

webnots.com
Tên miền (Domain name – DN)
 Một tên miền thông thường bao gồm ba nhãn được
phân tách bằng dấu chấm hoặc dấu chấm:
Tên miền (Domain name – DN)
 Một tên miền thông thường bao gồm ba nhãn được
phân tách bằng dấu chấm hoặc dấu chấm:
Server Name: Xác định tên của máy chủ web
Registered Domain Name: Xác định tổ chức sở hữu tên miền.
Mỗi tên miền là duy nhất và được đăng ký với ICANN (Internet
Corporation for Assigned Names and Numbers).
Top-level Domain: Xác định danh mục của tên miền đã đăng ký.
Các cấp độ của hệ thống tên miền
 Hệ thống tên miền (Domain Name System) được tổ
chức thành ba cấp độ:
Top-level domains
Second-level domains
Root-level domain
Tên miền (Domain name – DN)
 Top-level domains: Có hai nhóm chính
Generic Top-Level Domains: thương mại, giáo dục,
quân sự, v.v.
Country Code Top-Level Domains: cấp mã quốc gia
dựa trên mã hai ký tự viết tắt từ tên quốc gia .
Tên miền (Domain name – DN)
 Generic Top-Level Domains:
.com Đại diện cho các trang web thương mại hoặc công ty.
.net Một loại trang web thương mại, được quản lý bởi ISP.
.edu web thuộc tổ chức giáo dục,
.gov Web chính phủ.
.int Web thuộc các tổ chức quốc tế.
.mil Web thuộc các tổ chức quân sự.
.org Web dành riêng cho một tổ chức phi lợi nhuận
Tên miền (Domain name – DN)
 Country Code Top-Level Domains

au Australia fr France jp Japan


br Brazil il Israel mx Mexico
ca Canada in India tw Tawain
cn China it Italy uk United Kingdom
dk Denmark  vn  Viet Nam    
Tên miền (Domain name – DN)
 Second-Level Domains: Một tên miền được đăng ký
bởi công ty sở hữu nó.
Ví dụ
Amazon.com và Microsoft.com
.police.uk: cảnh sát Vương quốc Anh
Tên miền (Domain name – DN)
 Second-Level Domains: Một tên miền được đăng ký
bởi công ty sở hữu nó.
Subdomains: second-level domains có thể chia thành
các Subdomains
Ví dụ: support.xbox.com
+ .com: top-level domain
+ .xbox: second-level domain
+ .support: subdomain
Tên miền (Domain name – DN)
 Root level Domain: cấp cao nhất của trang web
URL (Uniform Resource Locator)
 URL: là địa chỉ toàn cầu của tài nguyên trên World Wide
Web.
 URL gồm 2 thành phần:
+ Giao thức mạng - Protocol
+ Tên miền – Domain name
URL (Uniform Resource Locator)
 Ví dụ:
World Wide Web
GV: Từ Thị Xuân Hiền
World Wide Web là gì?
 World Wide Web (Web): là một tập hợp các tài liệu, hình
ảnh, video, âm thanh có thể được liên kết và truy cập qua
Internet bằng cách sử dụng giao thức HTTP.
 Trang web (Web page) là một tập tin được tạo bằng ngôn
ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML).
World Wide Web là gì?
 Có vô số tài liệu được lưu trữ trên máy chủ web gọi là
các trang web (Web page), người dùng có thể truy cập tài
liệu bằng cách nhập địa chỉ vào trình duyệt web, trang
web là một phần của World Wide Web.
 Các trang web thường chứa các liên kết đến các trang
web khác nằm trên các máy chủ web trên Internet.
HTML (Hypertext Markup Language)
 HTML là một ngôn ngữ được tiêu chuẩn hóa dùng để tạo
các trang web
CSS (Cascading Style Sheets)
 CSS là công cụ định dạng
các thuộc tính trình: Font
color, Background, Align
Hyperlinks
 World Wide Web: bao gồm một tập các tài liệu được kết
nối với nhau thông qua các siêu liên kết (hyperlink).
 Khi click vào một siêu liên kết trong một trang web sẽ
chuyển đến một trang web (được kết nối) khác
 Trong HTML, hyperlinks sử dụng thẻ <a>
<a href= “url”> link text </a>
Khi click vào Link, con trỏ có dạng
Trình duyệt Web
 Trình duyệt web là một ứng dụng phần mềm để truy cập
thông tin trên World Wide Web.
 Mỗi trang web được xác định bằng một URL riêng biệt,
cho phép các trình duyệt truy xuất và hiển thị chúng trên
thiết bị của người dùng.
Trình duyệt Web
Trình duyệt Web
 Các nút lệnh thông dụng trên trình duyệt
Trình duyệt Web
 Browser Tabs: các trang web khác nhau hiển thị trên
cùng một cửa sổ trình duyệt, mỗi trang trong tab riêng.
 Các tạo một tab mới:
Click nút New Tab
Nhấn
Click chuột phải trên một tab và chọn New tab
Nếu có hiển thị Menu bar thì chọn File và click New tab.
Trình duyệt Web
 Các trình duyệt phổ biến
Có rất nhiều trình duyệt miễn phí có sẵn:
+ Microsoft Edge
+ Microsoft Internet Explorer
+ Google Chrome
+ Mozilla Firefox
+ Opera và Apple Safari
Trình duyệt Web
 Microsoft Edge
Trình duyệt Web
 Microsoft Internet Explorer
Trình duyệt Web
 Google Chrome
Trình duyệt Web
 Mozilla Firefox
Trình duyệt Web
 Opera
Trình duyệt Web
 Apple Safari
Trình duyệt Web
 Home Page: là trang hiển thị mặc định khi mở trình
duyệt. Hầu hết các trình duyệt được thiết lập với một trang
chủ mặc định khi cài đặt.
Ví dụ: trang chủ của Internet Explorer là trang www.msn.com.
 Có thể đặt một trang bất kỳ làm trang chủ trình duyệt
Trình duyệt Web
 Cách thiết lập trang chủ mặc định trong IE:
 Clicknút Tools, sau đó click Internet options mở hộp thoại Internet
Options.
 Trong tab General, nhập địa chỉ trang chủ
Trình duyệt Web
 Thiết lập trang chủ trên Microsoft Edge browser
Mở trình duyệt Microsoft Edge.
Click nút "More actions" (...) và chọn Settings
Trong Settings Pane: chọn On startup
Trong khung startup, chọn Open a specific page or pages
Click nút Add new và nhập địa chỉ trang cần thiết lập mặc định
Chức năng và tính năng của trình duyệt
 Upload và Download: quá trình gửi thông tin từ máy tính
của bạn đến máy chủ (upload) và quá trình nhận thông tin
từ máy chủ (download).
Tìm kiếm từ thanh địa chỉ
Tìm kiếm từ thanh địa chỉ
 Microsoft Edge và Microsoft Internet Explorer, sử dụng
Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định để tìm kiếm từ thanh
địa chỉ
 Google Chrome sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm
mặc định để tìm kiếm từ thanh địa chỉ.
 Tuy nhiên, người dùng có thể chỉ định sử dụng một công
cụ tìm kiếm khác.
Tìm kiếm từ thanh địa chỉ
 Cách thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định trên
Microsoft Edge:
 Thực hiện tìm kiếm trong thanh địa chỉ bằng công cụ tìm kiếm
muốn đặt làm mặc định.
 Chọn Settings and more …, chọn Settings . 
 Chọn Privacy and services
 Trong phần Services chọn Address bar.
 Chọn công cụ tìm kiếm được sử dụng trên address bar menu.
Tìm kiếm từ thanh địa chỉ
 Cách thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định trên thanh
địa chỉ trong Google Chrome:
 Mở trình duyệt Chrome.
 Ở trên cùng bên phải nút More , . Chọn Setting
 Trong phần Search Engine, bên cạnh ô Search engine used in
the address bar.
 Chọn một công cụ tìm kiếm mặc định mới.
Favorites/Bookmarks
 Bookmark: đánh dấu các trang web thường truy cập
để khi truy cập lại thì không cần phải nhập URL của trang
web đó nữa.
 Khi một trang web được đánh dấu, URL của nó được lưu
dưới dạng một liên kết trong một thư mục bookmark
 Trong Internet Explorer, thư mục bookmark có tên
Favorites.
Favorites/Bookmarks
 Mở Favorites Center để thao tác
với Favorites.
 Cách mở Favorites Center
Click nút
Hoặc nhấn tổ hợp phím Alt_C
Favorites/Bookmarks
 Thêm trang vào Favorites
Mở trình duyệt, chuyển đến trang Web yêu thích
Click nút và click nút Add to favorites
Hoặc trên thanh Menu, chọn Favorites và click Add to
favorites
Hoặc nhấn Alt_Z, chọn Add to favorites
FAVORITES/BOOKMARKS
Favorites/Bookmarks
 Xóa Favorites: xóa các bookmark trong danh sách
Favorites bằng một trong các cách sau:
Click chuột phải trên bookmark, chọn Delete
Hoặc mở hộp thoại Organize Favorites, chọn
bookmark, nhấn Delete
Cookies
 Cookie là các tập tin văn bản nhỏ được đặt trên máy tính
của người dùng khi truy cập một trang web.
 Cookie lưu trữ thông tin về sở thích, các hành động của
người dùng khi duyệt web.
 Cookie có thể cải thiện trải nghiệm duyệt web bằng cách
cho phép các trang web ghi nhớ các tùy chọn của người
dùng.
Cookies
 Các loại cookie:
 First-partycookies: đến từ trang web bạn đang xem.
 Third-party cookies: đến từ một trang web khác với trang bạn
đang xem, chẳng hạn như từ một trang web cung cấp nội dung
quảng cáo trên trang bạn đang xem.
 Session cookies: chỉ được lưu trữ trong bộ nhớ tạm thời và bị
xóa khi bạn đóng trình duyệt web.
Truyền thông thời gian thực
 Truyền thông thời gian thực: Trò chuyện trực tiếp
 Có nhiều công nghệ cung cấp giao tiếp thời gian thực
gọi điện thoại
Tin nhắn
Chat
Hội nghị video
Video thời gian thực: chèn video trực tiếp vào phiên trò
chuyện: Skype, Google Chat, iChat …
Giao tiếp trì hoãn
 Giao tiếp trì hoãn: Có sự trì hoãn về thời gian giữa việc
gửi và nhận thông tin
Tin nhắn văn bản: được gửi qua mạng điện thoại di
động bằng giao thức Short Message Service – SMS
Social Media Sites: Facebook, Twitter, LinkedIn,
Pinterest, Tumblr, Instagram
Giao tiếp trì hoãn
 Friends and Friend Requests
 Be Smart about What You Share: Phải cẩn thận không
chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trong bất kỳ trang web
trực tuyến nào. Ví dụ: tránh liệt kê:
Tên đầy đủ của bạn và địa chỉ
Số điện thoại của bạn
Chi tiết về ngày sinh nhật hoặc tuổi của bạn
Chi tiết về nơi bạn sống hoặc đi học
Blog
 Blog là tạp chí trực tuyến, có thể xuất bản hoặc đăng bài
về một chủ đề cụ thể lên blog và sau đó những người
khác có thể đăng bình luận để phản hồi.
 Tạo blog:
Blogger www.blogger.com
WordPress wordpress.com
Tumblr www.tumblr.com
Email
 Thư điện tử (email) tương tư với thư bưu chính. Thư
được gửi đến một người cụ thể tại một địa chỉ cụ thể. Hộp
thư điện tử giống với hộp thư thư bưu chính, thư đến hộp
thư điện tử và lưu lại ở đó cho đến khi chủ tài khoản đăng
nhập và kiểm tra thư.
Email
 Các chương trình tạo email phổ biến:
Microsoft Outlook.com (formerly called Hotmail)
Google Gmail,
Apple Mail.

 Để sử dụng email, người dùng cần phải tạo một tài khoản
và chọn username và password
Outlook.com
Các thành phần trong Email
 Thông tin địa chỉ: phải nhập ít nhất một địa chỉ email của
người nhận.
 Có thể gửi email đến nhiều người bằng cách nhập tất cả
địa chỉ email của họ, mỗi địa chỉ cách nhau bởi dấu dấu
chấm phẩy
Các thành phần trong Email
 Cc là viết tắt của “carbon copy”: Khi nhập địa chỉ trong
mục này, những người này sẽ nhận được một bản sao
của email, nhưng rất có thể họ sẽ không trả lời.
 Bcc là viết tắt của “blind carbon copy”: Khi nhập địa chỉ
trong mục này, những người này sẽ nhận được một bản
sao của email, nhưng không ai có thể thấy địa chỉ của họ.
Các thành phần trong Email
 Subject: chủ đề ngắn gọn của email.
 Body: đây là nội dung chính của email
 Ngoài ra Email cũng gồm các thành phần:
 Chữ ký: gồm tên và thông tin liên lạc của người gửi, được thêm
vào cuối email. Chữ ký là không bắt buộc.
 Tập tin đính kèm: gửi cùng với email, có thể là hình ảnh, bản đồ
hoặc tài liệu.
Trả lời Email
 Các tùy chọn khi trả lời Email:
Chỉ trả lời người đã gửi Email click nút Reply
Hoặc trả lời tất cả những người nhận được email gốc:
click nút Reply All
Tìm kiếm trên Internet
 Hàng triệu máy chủ web trên toàn thế giới được kết nối
qua Internet. Trung bình, mỗi máy chủ lưu trữ một nghìn
trang web trở lên.
 Một trong những mục đích chính của việc tạo ra một trang
web là để chia sẻ thông tin với những người khác. Thiết
kế của các trang trên một trang web sẽ khác nhau tùy
thuộc vào tổ chức và mục đích của doanh nghiệp hoặc
dịch vụ
Tìm kiếm trên Internet
 Các loại trang web khác nhau chứa các loại thông tin khác nhau:
 Các trang web kinh doanh: gồm các trang mô tả công ty và
các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, các khu vực để phản
hồi hoặc mua hàng trực tuyến.
 Các trang web của chính phủ gồm các trang cho từng bộ
phận và các trang bổ sung có liên kết đến các tệp hoặc biểu
mẫu mà bạn có thể tải xuống.
 Các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Twitter cho phép
người đăng ký chia sẻ ảnh, trò chơi và video, …
Tìm kiếm trên Internet
 Ngoài ra còn nhiều các website khác:
Blogs
Wiki
YouTube
Education web sites
Tìm kiếm trên Internet
 Một trong những cách nhanh nhất để tìm kiếm thông tin là
sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc trường tìm kiếm trên
một trang web cụ thể.
 Bất kỳ tiêu chí tìm kiếm, khi nhập vào trường tìm kiếm của
một trang web cụ thể sẽ chỉ cung cấp kết quả từ trang web
này.
Sử dụng công cụ tìm kiếm
 Để bắt đầu tìm kiếm, hãy khởi động trình duyệt web, click
vào ô Search và nhập tiêu chí tìm kiếm hoặc từ khóa.
 Trường tìm kiếm có thể xuất hiện trên trang chủ của công
cụ tìm kiếm hoặc trang chủ của trình duyệt web.
 Một danh sách các cụm từ tìm kiếm được đề xuất có thể
xuất hiện khi người dùng bắt đầu nhập văn bản vào field
tìm kiếm.
Sử dụng công cụ tìm kiếm
Thu hẹp kết quả tìm kiếm
 Cách thu hẹp kết quả tìm kiếm: chỉ ra các loại tập tin cụ
thể như hình ảnh, nguồn cấp tin tức hoặc video
Thu hẹp kết quả tìm kiếm
 Sử dụng toán tử Boolean:
AND - Kết nối các từ khóa với “AND” khi đang tìm kiếm nhiều thuật
ngữ trong một tài liệu; chỉ tìm các tài liệu chứa tất cả các cụm từ
trong ô tìm kiếm.
OR - Tìm kiếm các tài liệu bao gồm một hoặc một số trong cụm từ
tìm kiếm
NOT - kết hợp với “AND” nếu muốn loại trừ các kết quả nhất định
khỏi tìm kiếm
NEAR - tìm các thuật ngữ trong cùng một tài liệu cách nhau
khoảng 10 từ.
Thu hẹp kết quả tìm kiếm
 Sử dụng các đối tượng HTML:
Anchor: tours anchor:craters sẽ tìm thấy bất kỳ trang
nào có siêu liên kết đến bất kỳ chuyến tham quan nào có
miệng núi lửa
Host: hockey host:rogers.com sẽ tìm thấy các trang về
bất cứ điều gì liên quan đến khúc côn cầu với cụm từ
“rogers.com” trong host name của web server.
Thu hẹp kết quả tìm kiếm
 Sử dụng các đối tượng HTML:
Image: craters image:Siberia sẽ tìm thấy các trang web
có chứa hình ảnh về các miệng núi lửa ở Siberia.
Link: surface link:microsoft.com hiển thị bất kỳ trang
nào về máy tính bảng Surface với các liên kết đến trang
web của Microsoft.
Site: gs5 site:ccilearning.com hiển thị bất kỳ trang nào
về chứng nhận GS5 từ CCI Learning’s web site
Trang tìm kiếm nâng cao
 Một phương pháp khác để thu hẹp phạm vi tìm kiếm thông
tin là sử dụng các tính năng nâng cao của công cụ tìm
kiếm.
 Ví dụ: tính năng tìm kiếm nâng cao của Google search,
chọn chức năng Settings, sau đó chỉ ra các tính năng cụ
thể.
Trang tìm kiếm nâng cao
Tìm kiếm các trang mạng xã hội
 Một số trang mạng xã hội phổ biến nhất: Facebook,
Twitter, LinkedIn, Instagram và YouTube.
 Một trong những lý do mà các trang mạng xã hội rất phổ
biến là chúng giúp bạn dễ dàng chia sẻ hình ảnh và video
Tìm kiếm các trang mạng xã hội
 hashtag là một từ (hoặc một chuỗi các kí tự liên tiếp nhau)
được đặt sau dấu #, còn gọi là hash symbol, là một dạng
metadata (dữ liệu dùng để mô tả cho một dữ liệu khác).
 hashtag xuất hiện trên các mạng xã hội như Twitter,
Instagram, Google+, Tumblr.
 Ví dụ:
#Tinhte là một trang tin #congnghe.

You might also like