You are on page 1of 108

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI

GÒN KHOA GIÁO DỤC


TIỂU HỌC BỘ MÔN TNXH
VÀ PPDH

TÀI LIỆU HỌC TẬP

CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG


(Dành cho sinh viên hệ Cao đẳng và Đại học)

Họ và tên: …………………………………
Lớp: ……………………………………….

Lưu hành nội bộ


Tp.Hồ Chí Minh, 2021
Trang 0 / 107
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG..................................................................3


1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TRONG CUỘC
SỐNG................................................................................................................................. 3
1.1.1. Tìm hiểu về khoa học và công nghệ.........................................................................3
1.1.2. Vai trò của khoa học và công nghệ trong cuộc sống................................................4
1.1.3. Ý nghĩa của khoa học và công nghệ trong cuộc sống...............................................5
1.2. LĨNH VỰC SẢN XUẤT CHỦ YẾU........................................................................6
1.2.1. Nông nghiệp.............................................................................................................6
1.2.2. Lâm nghiệp..............................................................................................................7
1.2.3. Công nghiệp.............................................................................................................9
1.2.4. Ngư nghiệp............................................................................................................. 10
1.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG NGHỆ.................................................................11
1.3.1. Đèn bàn học...........................................................................................................11
1.3.2. Quạt điện................................................................................................................ 15
1.3.3. Ti vi........................................................................................................................ 23
1.3.4. Tủ lạnh................................................................................................................... 27
1.3.5. Điện thoại............................................................................................................... 32
1.4. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ, CÁC NHÀ SÁNG CHẾ TIÊU BIỂU................37
1.4.1. Vai trò của công nghệ trong đời sống.....................................................................37
1.4.2. Những nhà sáng chế tiêu biểu................................................................................38
1.5. HOA VÀ CÂY CẢNH TRONG ĐỜI SỐNG.........................................................43
1.5.1. Khái niệm và giá trị của hoa, cây cảnh...................................................................43
1.5.2. Những điều kiện ngoại cảnh để trồng hoa và cây cảnh...........................................44
1.5.3. Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh..............................................................................47
CHƯƠNG 2: THỦ CÔNG – KỸ THUẬT.....................................................................51
2.1. KỸ THUẬT GẤP, CẮT..........................................................................................51
2.1.1. Kỹ thuật gấp hình...................................................................................................51
2.1.2. Kỹ thuật cắt, gấp cắt...............................................................................................70
2.2. KỸ THUẬT ĐAN TRANG TRÍ.............................................................................80
2.2.1. Khái niệm............................................................................................................... 80
2.2.2. Đan nong mốt.........................................................................................................81
2.2.3. Đan nong đôi..........................................................................................................82
2.2.4. Đan hoa chữ thập...................................................................................................83
2.2.5. Đan mặt sàng..........................................................................................................84
Trang 1 / 107
2.3. KỸ THUẬT LÀM ĐỒ VẬT...................................................................................84
2.3.1. Làm đồ dùng học tập..............................................................................................85
2.3.2. Làm đồ chơi, đồ chơi dân gian...............................................................................88
2.3.4. Làm biển báo giao thông........................................................................................98
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC............................................................................................................................... 101
3.1. MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC..................................................101
3.1.1. Đặc điểm môn học...............................................................................................101
3.1.2. Quan điểm xây dựng chương trình.......................................................................102
3.1.3. Mục tiêu chương trình..........................................................................................102
3.1.4. Thời lượng chương trình......................................................................................103
3.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
......................................................................................................................................... 103
3.2.1. Yêu cầu cần đạt....................................................................................................103
3.2.2. Phương pháp giáo dục..........................................................................................104
3.3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC.........................106

Trang 2 / 107
CHƯƠNG 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TRONG CUỘC
SỐNG
1.1.1. Tìm hiểu về khoa học và công nghệ
1.1.1.1. Khái niệm khoa học
Theo lời giải thích từ một nguồn từ điển thì khoa học mang nội hàm khá phức tạp.
Chính vì vậy mà chúng ta sẽ có rất nhiều cách hiểu khác nhau với khái niệm này tùy vào
từng mục đích nghiên cứu cũng như cách tiếp cận. Theo đó:
Khi hiểu ở một mức độ chung nhất thì khoa học chính là hệ thống tri thức về thế
giới quan. Tại Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ có chỉ rõ rằng: Khoa học bao gồm
hệ thống tri thức về những hiện tượng, sự vật, quy luật trong tự nhiên, trong xã hội và
trong chính tư duy của con người.
Khi nhìn từ góc độ hoạt động thì khoa học sẽ được hiểu chính là lĩnh vực hoạt động
đặc biệt của con người. Đây là loại hình hoạt động mang tính mục đích khám phá ra bản
chất, quy luật vận động của thế giới. Từ đó ứng dụng toàn bộ sự hiểu biết, khám phá
được vào trong sản xuất và trong đời sống xã hội.
Thực chất, đối với góc độ hoạt động này thì khoa học chính là một hoạt động
nghiên cứu khoa học, là một quá trình tạo ra tri thức mới cho toàn nhân loại.
1.1.1.2. Khái niệm công nghệ
Công nghệ là một thuật ngữ xuất phát từ chữ Hy lạp là “Techne” mang ý nghĩa là
nghệ thuật, kỹ năng và “Logia” có nghĩa là khoa học, nghiên cứu.
Tại Việt Nam thì đã từng có quan niệm về khái niệm công nghệ rằng: Công nghệ
chính là kiến thức, là kết quả của khoa học ứng dụng có mục đích biến đổi nguồn lực trở
thành mục tiêu để sinh lời.
Đến ngày nay, cách hiểu được cho là phổ biến, là phù hợp nhất đối với những chính
sách quản lý, phát triển và quan điểm về công nghệ đã được quy định cụ thể, rõ ràng tại
Luật Khoa học và Công nghệ như sau: Công nghệ chính là một tập hợp của những quy
trình kỹ năng, phương pháp, công cụ, bí quyết, phương tiện được sử dụng để biến đổi
nguồn lực thành sản phẩm.
1.1.1.3. Khoa học và công nghệ là gì?
Dựa vào hai khái niệm về khoa học và công nghệ trên, theo cách hiểu chung nhất
thì khoa học và công nghệ chính là một tập hợp của những hoạt động có hệ thống, có sự
sáng tạo với mục đích chính là phát triển kiến thức có liên quan tới con người, tự nhiên,
xã hội. Từ đó sử dụng các kiến thức này vào việc tạo ra những nguồn ứng dụng mới.
Hoạt động khoa học và công nghệ chính là hoạt động nghiên cứu khoa học, triển
khai các thực nghiệm, tiến hành phát triển công nghệ và các ứng dụng của công nghệ
cùng với dịch vụ khoa học – công nghệ. Từ đó có thể phát huy toàn bộ những sáng kiến,
hoạt động sáng tạo để phát triển khoa học và công nghệ. Một nhà nghiên cứu khoa học họ
là người hiểu rõ sáng tạo là gì hơn ai hết để đưa ra những sản phẩm mới đầy tính sáng tạo
góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội.
Ở Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ đã quy định về nội dung của khoa học
công nghệ. Cụ thể như sau:
- Việc nghiên cứu khoa học chính là một hoạt động nhằm phát hiện và tìm hiểu về
những hiện tượng, sự vật cũng như quy luật tự nhiên – xã hội và tư duy. Đồng thời đó
còn là việc sáng tạo những giải pháp để có thể ứng dụng vào hoạt động thực tiễn. Hoạt
động nghiên cứu sẽ bao gồm các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
- Phát triển công nghệ chính là hoạt động tạo ra, hoàn thiện công nghệ mới, các sản
phẩm mới. Đây là một hoạt động bao gồm hai nhiệm vụ, đó là triển khai thực nghiệm,
sản xuất thử nghiệm.
- Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để
làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới.
- Sản xuất thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả của việc triển khai từ thực
nghiệm, đưa vào sản xuất thử với quy mô nhỏ, từ đó tiến tới hoàn thiện công nghệ mới và
các sản phẩm mới trước khi áp dụng vào việc chính thức sản xuất.
- Dịch vụ Khoa học Công nghệ chính là những hoạt động phục vụ cho việc nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ. Là những hoạt động có liên quan tới việc sở hữu trí
tuệ, chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, các dịch vụ của Khoa học và Công nghệ chính là
những dịch vụ thông tin, đào tạo, tư vấn, bồi dưỡng và ứng dụng các tri thức khoa học
công nghệ, các kinh nghiệm thực tiễn.
1.1.2. Vai trò của khoa học và công nghệ trong cuộc sống
- Thứ nhất, khoa học công nghệ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Sự ra đời của công nghệ mới kéo theo sự phát triển kinh tế theo chiều sau. Việc tăng
trưởng kinh tế này dựa trên hiệu quả sản xuất. Khoa học công nghệ chính là công cụ hữu
hiệu giúp chuyển nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Phát
triển các ngành công nghệ cao với việc sử dụng phần lớn các lao động tri thức.
- Thứ hai, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khoa học công nghệ phát triển giúp các ngành phát triển nhanh kéo theo phân công
xã hội ngày càng đa dạng. Các ngành kinh tế được chia thành những ngành nhỏ với các
lĩnh vực kinh tế mới. Điều này dẫn tới sự chuyển dịch kinh tế theo hướng hiện đại, tích
cực.
Tỷ trọng GDP các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng trong khi tỷ trọng ngành nông
nghiệp có xu hướng giảm.
Cơ cấu kinh tế từng ngành có sự thay đổi theo hướng mở rộng các ngành công nghệ
cao, lượng lao động có trình độ và tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn.
- Thứ ba, thúc đẩy nâng cao chất lượng, sự cạnh tranh của hàng hóa
Áp dụng công nghệ hiện đại là yếu tố giúp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, hàng hóa. Công nghệ khoa học hiện đại đã tác động tới nguồn nguyên vật liệu sản
xuất thêm đồng bộ, cải tiến. Quy mô sản xuất cũng được mở rộng thêm với sự ra đời,
phát triển của các loại hình doanh nghiệp mới. Trước sự cạnh tranh gay gắt, các doanh
nghiệp buộc có chiến lược kinh doanh mới.
- Thứ tư, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại góp phần phục vụ đời sống con người,
nâng cao đời sống người dân. Hàng loạt thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ hiện đại lần
lượt ra đời giúp cuộc sống hiện đại hơn. Các thiết bị điện tử hiện nay thay thế lao động
con người, tiết kiệm nhân lực. Một số sản phẩm được ứng dụng rộng rãi hiện nay bao
gồm: điện thoại thông minh, máy tính xách tay, điều hòa, xe hơi, tàu điện ngầm…
1.1.3. Ý nghĩa của khoa học và công nghệ trong cuộc sống
Những ứng dụng vượt trội của khoa học công nghệ trong đời sống mang đến cho
con người hưởng thụ trong mọi lĩnh vực.
- Chăm sóc sức khỏe
Y tế chính là minh chứng cho những bước nhảy vọt của khoa học công nghệ.
Những loại thuốc, vacxin, thiết bị y tế… đã cải tạo và bảo vệ sức khỏe con người hiệu
quả. Cùng với đó nhiều phát minh khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường đã cải
thiện khí hậu, giảm ô nhiễm… hướng đến cuộc sống xanh, an toàn cho con người.
- Lĩnh vực giáo dục
Khoa học công nghệ mang đến nguồn tri thức cho con người. Tiếp thu, tìm tòi và
sáng tạo những công nghệ mới ứng dụng vào cuộc sống. Cùng với đó là sự tiếp thu nhanh
chóng những công nghệ mới ứng dụng vào cuộc sống.
Những thay đổi tiến bộ trong công nghệ buộc con người phải không ngừng học hỏi,
tiếp thu để tránh bị lạc hậu. Tri thức luôn vận hành trong guồng quay công nghệ, không
tiếp thu sẽ bị đào thải. Do đó tất yếu lực lượng lao động sẽ không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn và chất lượng nghiệp vụ để thích ứng.
- Trong lĩnh vực sản xuất
Quy trình sản xuất, đổi mới sản phẩm được quyết định bởi khoa học công nghệ.
Nhờ đó nâng cao mở rộng quy mô và trang thiết bị máy móc hiện đại. Theo đo kích cầu,
tăng nguồn cung thị trường và nâng cao thu nhập bình quân, nâng cao mức sống cho
người dân.
1.2. LĨNH VỰC SẢN XUẤT CHỦ YẾU
1.2.1. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng
trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ
yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông
nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ
chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc
biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Trong nông nghiệp có ba loại chính, tùy thuộc vào hình thái của quá trình sản xuất
 Nông nghiệp thuần túy hay còn gọi là nông nghiệp sinh nhai, đặc điểm là sản xuất
có đầu vào thô sơ đầu ra chủ yếu phục vụ cho cá nhân hay gia đỉnh của người sản
xuất. Trong loại hình này, ít có sự cơ giới hóa.
 Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực nông nghiệp được chuyên môn hóa và chuyên
biệt hóa hầu hết ở tất cả các khâu, có sử dụng máy móc hiện đại. Ở loại hình này
đầu vào là các sản phẩm chuyên biệt như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, giống
được được định ở phía đầu ra là các sản phẩm thương mại.
 Nông nghiệp công nghệ cao hay nông nghiệp 4.0 là thuật ngữ xuất hiện và sử dụng
đầu tiên ở Đức. Trong phân loại này nông nghiệp được hiểu các hoạt động sản xuất
gắn với cây trồng vật nuôi được kết nối mạng nội bộ hoặc với bên ngoài. Nghĩa là
thông tin được số hóa từ quá trình sản xuất cho đến giao dịch với đối tác. Sử dụng
tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc tính toán mô phỏng quy trình canh tác,
chăn nuôi từ đó lựa chọn quy trình tối ưu để tiến hành sản xuất thực. Trong quá
trình sản xuất liên tục theo dõi thống kê để phân tích bằng trí tuệ nhân tạo nhằm
điều chỉnh phù hợp, đạt năng suất cao nhất.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là
một nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ
đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản
phẩm trong nước. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những
năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp
vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có
khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng
nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005. Việc tự do hóa sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về
xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao
su, đường, và trà. chủ yếu là xuất khẩu thô chưa qua sơ chế. Điều thú vị là Việt Nam
đứng số 1 thế với về xuất khẩu tiêu, điều.
Năm 2018, diện tích đất nông nghiệp Việt Nam là 27.289.454 ha, dân số Việt Nam
là 95.540.395 người đạt mức bình quân đất nông nghiệp là 0,2856 ha/người. Trong khi
đó năng suất sử dụng đất tại Việt Nam chỉ khoảng 1.000 USD/ha/năm tương đương với
giá trị mà ngành nông nghiệp mang lại cho Việt Nam là 285 USD/người/năm. Nông
nghiệp mang lại cho Việt Nam một mức thu nhập rất thấp (dưới mức nghèo khổ là 1,9
USD/ngày) khiến nước này không thể trở thành nước phát triển nếu chỉ dựa vào nông
nghiệp hoặc nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong nền kinh tế.
1.2.2. Lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức
năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và
phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.
Để đi đến khái niệm về ngành lâm nghiệp, trên thực tế đã có nhiều quan điểm:
 Quan điểm thứ nhất: Cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền
kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
 Quan điểm thứ hai: Cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt
không chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có chức năng khai
thác sử dụng rừng.
 Quan điểm thứ ba: Xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp và đứng trên
giác độ khép kín của quá trình tái sản xuất thì lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất ngoài chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác vận chuyển
và chế biến lâm sản.
Có nhiều loại lâm nghiệp tùy thuộc vào lãnh thổ cần thiết cho từng vùng:
 Lâm nghiệp thâm canh: Đây là phương pháp sử dụng các kỹ thuật khác nhau để
đảm bảo năng suất cao hơn cho khu vực đang canh tác. Đó là, chúng tôi cố gắng tạo
ra lượng tài nguyên lớn nhất mà vẫn bảo vệ môi trường.
 Lâm nghiệp mở rộng: Nó phụ trách thực hiện một số hoạt động ở những nơi bao
gồm các hoạt động kinh tế và xã hội khác. Mục tiêu chính của việc thực hành các
hoạt động này là làm cho người dân nhận thức được việc bảo vệ môi trường ở
những nơi nó được trồng. Ngoài ra, nó cũng cung cấp một số dịch vụ cho dân cư
như du lịch và giáo dục môi trường. Nhờ đó, việc sản xuất và duy trì rừng có thể
được đảm bảo một cách bền vững và theo thời gian.
Ở Việt Nam năm 2019, diện tích rừng trồng tập trung của cả nước ước tính đạt
273,6 nghìn ha, giảm 4,5% so với năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 81,1
triệu cây, giảm 1,8%; sản lượng củi khai thác đạt 19,5 triệu m 3, giảm 1%; sản lượng gỗ
khai thác đạt 16,1 triệu m3, tăng 5,4%. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng
cao: Quảng Ngãi tăng 28,7%; Nghệ An tăng 14,9%; Quảng Nam tăng 14,1%; Quảng Trị
tăng 10,1%;
Hiện ngành lâm nghiệp cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ cao, công nghệ viễn
thám trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cho 39 tỉnh, thành phố; điều tra, kiểm kê
rừng toàn quốc và đã xây dựng hệ thống bản đồ, bộ số liệu gắn với bản đồ kiểm kê rừng;
xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; dự báo, cảnh báo lửa rừng, sâu bệnh hại rừng;
nghiên cứu hiệu quả gắn với từng khâu sản xuất, chế biến, từng sản phẩm, dịch vụ môi
trường rừng… Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước, với trị giá xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng từ 6,79
tỷ USD năm 2015 lên 10,64 tỷ USD năm 2019. Lâm sản Việt Nam được xuất khẩu tới
hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ với các thị trường xuất khẩu chính gồm: Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu lâm sản.
Việt Nam hiện đứng thứ năm thế giới, đứng thứ hai châu Á, thứ nhất Đông - Nam Á về
xuất khẩu lâm sản. Đến nay, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đã đáp ứng được hơn 70%
nhu cầu cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
1.2.3. Công nghiệp
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật
chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêu dùng
hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt.
Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các
tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn,
sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa này, những hoạt
động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công
nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công
nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v..
Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công
nghiệp, như:
 Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng và công
nghiệp nhẹ
 Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp
dệt, công nghiệp năng lượng,...
 Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương.
Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm:
 Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí
 Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ)
 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
 May mặc, đồ dụng gia đình
 Chế biến, sản xuất các hóa chất cần thiết
Trong 10 năm qua (2011-2020), công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao
nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% vào GDP và trở thành
ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam từ vị trí thứ 50 (năm
2010) lên vị trí thứ 22 (năm 2019) trong các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Đến nay, Việt Nam đã hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh
tế như: Khai thác, chế biến dầu khí; điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; luyện kim,
sắt thép; xi măng và vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; cơ khí chế biến chế tạo, ô tô, xe
máy... tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện
đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Đồng thời, phát triển công nghiệp đã góp phần tích
cực trong giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Lực lượng lao động
trong ngành công nghiệp ngày càng tăng. Bình quân mỗi năm, tạo thêm khoảng 300.000
việc làm.
Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao năng suất lao động đã ngày càng hướng vào lõi công nghiệp hóa. Bước
đầu hình thành hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Cùng với đó,
cơ cấu nội ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng nhóm ngành ngành khai
khoáng trong GDP liên tục giảm (từ 9,1% năm 2010 xuống còn khoảng 8,1% năm 2016
và chỉ còn 5,55% vào năm 2020). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành động
lực tăng trưởng chính của toàn ngành Công nghiệp.
Xét cả giai đoạn 2011-2020, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo không
ngừng được mở rộng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp với đóng
góp trong GDP tăng liên tục qua các năm (tăng từ 13% năm 2010 lên 14,27% năm 2016;
16,48% vào năm 2019 và đạt khoảng 16,7% vào năm 2020). Năm 2020, công nghiệp chế
biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng
5,82%.
Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có
năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức trung bình cao. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của
ngành công nghiệp Việt Nam đã tăng 16 bậc trong vòng 10 năm, (từ vị trí thứ 58 vào năm
2009 lên vị trí thứ 42 vào năm 2019 (theo xếp hạng của UNIDO)), trở thành quốc gia có
mức tăng hạng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN, đã tiệm cận vị trí thứ 5
trong khu vực (chỉ thua Philippines 0,0015 điểm) và tiến gần hơn với nhóm 4 nước có
năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối ASEAN.
1.2.4. Ngư nghiệp
Ngư nghiệp là ngành kinh tế và là lĩnh vực sản xuất có chức năng và nhiệm vụ nuôi
trồng và khai thác các loài thuỷ sản, chủ yếu là cá ở các ao hồ, đầm, ruộng nước, sông
ngòi, trong nội địa và ở biển. Nói chung, ngư nghiệp là một thực thể tham gia trong việc
nâng cao hoặc thu hoạch cá, được xác định bởi một số cơ quan phải là nghề cá, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy, hải sản
Người ta ước tính, có khoảng 500 triệu người ở các quốc gia trên thế giới sống bằng
nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. Trong đó, châu Á đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động đánh bắt, nuôi, trồng thủy, hải sản, cung cấp khoảng 90% sản phẩm thủy,
hải sản cho nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới.
Việt Nam có 3260 km bờ biển. Trong đất liền và trên các đảo có rất nhiều ao, hồ,
đầm, sông, suối, ruộng nước, kênh rạch với diện tích khoảng 1,7 triệu ha, trong đó diện
tích nuôi trồng thủy sản là 1,03 triệu ha. Với lợi thế về địa lí, khí hậu và con người, ngư
nghiệp đã và sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Ở Việt Nam, ngư
nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò rất quan trọng, vì:
 Ngư nghiệp cung cấp các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất đạm
dễ tiêu, chất khoáng, ít chất béo, rất có lợi cho sức khỏe con người. Vì vậy, xã hội
càng phát triển, nhu cầu về thủy, hải sản cho bữa ăn hằng ngày của người dân càng
tăng.
 Ngư nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm và công nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.
 Nhiều sản phẩm của ngư nghiệp có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước và góp phần cải thiện đáng kể đời sống cho nông dân.
 Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản.
 Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
Năm 2013, nước ta đứng thứ ba về nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản và là một trong
năm quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới với 637000 ha nuôi tôm 10000 ha nuôi cá tra,
cá ba sa còn lại là diện tích nuôi các loại thủy hải sản khác
1.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG NGHỆ
1.3.1. Đèn bàn học
1.3.1.1. Cấu tạo đèn bàn học
Cấu tạo đèn bàn rất đơn giản bao gồm những bộ phận chính là: Chân đèn, thân đèn,
chụp đèn, bóng đèn.
- Chân đèn có đáy bằng phẳng để đèn đứng vững chắc trên bàn. Chân đèn thường
có gắn công tắc để bật hoặc tắt theo ý người sử dụng. Công tắc có tác dụng như vậy là
nhờ được nối với dây dẫn điện. Dây dẫn điện không chỉ nối với công tắc mà còn nối với
nguồn điện và đèn.
- Thân đèn (cần đèn) có thể điều chỉnh linh hoạt cao thấp, xoay được các phía giúp
học sinh có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều không gian học khác nhau.
- Chụp đèn là phần được thiết kế không để ánh sáng hắt ra quá nhiều, đồng thời
cũng không che khuất nhiều ánh sáng gây tối khi sử dụng.

- Bóng đèn có 4 loại bóng đèn là: bóng đèn sợi đốt, bóng đèn Halogen, bóng đèn
huỳnh quang compact, bóng đèn Led.
+ Đèn sợi đốt
Đèn sợi đốt là loại đèn cổ điển nhất,
loại đèn đánh dấu sự phát minh của việc
biến dòng điện thành nguồn chiếu sáng.
Đèn sợi đốt được cấu tạo gồm 3
phần chính đó là: sợi đốt làm bằng sợi
vonfram chịu được nhiệt độ cao, có chức
năng biến đổi điện năng thành quang năng. Bóng thủy tinh được làm bằng thủy tinh chịu
nhiệt, chịu được nhiệt độ cao, bảo vệ sợi đốt. Đuôi đèn được làm bằng đồng hoặc sắt
tráng kẽm gắn chặt với bóng thủy tinh, có chức năng nối với mạng điện cung cấp cho
đèn.
Tuy nhiên đến thời điểm này chúng đã bị hạn chế dần, vào những năm trước đây
thì loại bóng đèn này được sử dụng phổ biến, nguyên lý của bóng đèn sợi đốt là điện
năng chuyển hóa thành nhiệt năng, lượng nhiệt càng mạnh thì bóng càng sáng.
Ưu điểm: Đèn dây tóc rẻ và thông dụng hơn các loại đèn khác. Đèn phát sáng liên
tục, không nhấp nháy, giúp người dùng dễ dàng quan sát vật thể, chữ trong quá trình học
tập.
Nhược điểm: Hao phí điện năng. Theo một số nghiên cứu, đèn dây tóc khi hoạt
động có đến 95% lượng điện năng thoát ra ngoài biến thành nhiệt và chỉ có 5% còn lại để
chiếu sáng. Đây là nguyên nhân bạn thường cảm thấy nóng, nhức mắt khi sử dụng đèn
dây tóc. Tuổi thọ thấp (khoảng 1000 giờ) dễ bị đứt dây tóc trong bóng đèn. Phát ra nhiều
khí thải CO2, độc hại với môi trường. Khi hoạt động tạo ra một lượng đáng kể tia cực tím
và bức xạ hồng ngoại gây hại cho da. Công suất vừa và nhỏ, chỉ thích hợp chiếu sáng
trong không gian nhỏ.
+ Đèn Halogen
Đèn Halogen tương tự như đèn sợi đốt
thông thường, có thêm một lượng khí halogen
được thêm vào, bao bọc lấy sợi dây tóc vonfram.
Hoạt động bằng cách dùng điện để đốt nóng sợi
vonfram cho tới khi nó phát sáng.
Ưu điểm: Đèn halogen có khả năng chiếu
sáng tốt. Ánh sáng phát ra liên tục có màu vàng và
không nhấp nháy giúp bạn nhìn rõ vật thể.
Nhược điểm: Tốn kém điện năng tuy đèn halogen có hiệu suất làm việc cao hơn
đèn sợi đốt dây tóc thông thường. Đèn halogen ít được sử dụng tại Việt Nam vì có tuổi
thọ thấp, nhiệt tỏa ra nóng không kém đèn sợi tóc. Vào ngày 01/09/2018 đèn sợi đốt và
đèn halogen đã bị cấm sử dụng tại Châu Âu nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng,
tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
+ Đèn huỳnh quang compact
Bóng đèn huỳnh quang compact có cấu tạo gồm:
Ống thủy tinh với nhiều hình dạng khác nhau. Dây tóc kim
loại. Hai điện cực vonfram phủ bột phát xạ điện tử gắn vào
hai đầu của ống đèn. Bên trong là hỗn hợp khí trơ krypton
hoặc thủy ngân và bột huỳnh quang.
Bóng đèn huỳnh quang compact có độ sáng đa
dạng, tiết kiệm điện năng và có độ bền cao, bóng đèn loại
này thường được sử dụng để thắp sáng, ít khi được sử dụng cho học tập vì ánh sáng của
loại bóng này không ổn định, hơn nữa bên trong của bóng có chứa thủy ngân, nếu bị hư
hay nổ sẽ gây nguy hiểm.
Ưu điểm: Bóng đèn huỳnh quang compact có thiết kế phần đuôi xoắn. Đèn
compact tiết kiệm điện năng hơn so với đèn halogen và đèn dây tóc, tỏa nhiệt thấp nên
không làm người dùng thấy quá nóng khi sử dụng lâu. Dùng đèn compact sẽ tiết kiệm
được 30 - 50 lần so với khi sử dụng đèn sợi đốt. Tuổi thọ của đèn compact (tuỳ loại) dao
động trong khoảng 6.000 - 10.000 giờ. Có ánh sáng trắng như đèn huỳnh quang ống và
ánh sáng vàng như đèn sợi đốt.
Nhược điểm: Đèn compact phát sáng không liên tục, nhấp nháy nên ảnh hưởng
đến mắt. Màu ánh sáng xuống nhanh theo thời gian sử dụng. Khí thủy ngân và bột huỳnh
quang là chất độc không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là khi đèn bị hư hay bị
vỡ hóa chất thoát ra, chưa có đơn vị nào chịu trách nhiệm xử lý và nhà sản xuất chưa có
biện pháp thu hồi, phân hủy chất thải.
+ Đèn Led (Light-emitting diode – Đi-ốt bức xạ ánh sáng)
Đèn Led hoạt động dựa trên công nghệ bán dẫn, do sự dịch chuyển của các hạt
điện tử, sau đó tạo ra bức xạ ánh sáng. Bởi vậy, đèn Led cần rất ít năng lượng và toả ít
nhiệt
Đây là loại bóng đèn đang được phát triển mạnh và dần thay thế nhiều loại bóng
đèn để tiết kiệm điện và có ánh sáng tốt nhất, bên cạnh đó độ bền của bóng đèn Led cực
cao có thể lên đến 20,000 giờ, gấp nhiều lần so với các loại bóng đèn khác.
Ưu điểm: Được sản xuất theo công nghệ mới, đèn LED có khả năng tiết kiệm điện
tối ưu. Đèn LED ít tỏa nhiệt, ánh sáng phát ra liên tục và không nhấp nháy giúp bảo vệ
tốt cho thị giác của người dùng. Đây là loại đèn học tốt cho mắt nhất. Không chứa các
chất độc hại như chì, thủy ngân; ánh sáng phát ra không chứa các tia cực tím.
Nhược điểm: Đèn LED có giá thành cao hơn các loại đèn dây tóc, halogen,
compact.
1.3.1.2. Sử dụng và bảo quản đèn bàn
a. Sử dụng đèn bàn an toàn, hiệu quả
- Nên chọn loại đèn có độ cao từ 40 – 50cm hoặc có thể tùy chỉnh độ cao phù hợp.
Đây là độ cao phù hợp với trẻ, giúp ánh sáng tỏa đều khắp bàn học.
- Nên chọn loại đèn bàn có cần đèn có thể điều chỉnh được giúp vùng ánh sáng tập
trung có thể thay đổi, hạn chế mắt rơi vào tình trạng bị lóa.
- Nên chọn đèn có công suất phù hợp, quá yếu hay quá mạnh đều làm mắt người
dùng phải điều tiết nhiều, gây nhức, mỏi mắt. Bởi vì công suất đèn quyết định phần lớn
trong việc bảo vệ mắt cho người dùng. Vì vậy, khi chọn đèn bàn học là loại lắp bóng đèn
LED, nên chọn loại có công suất dưới 13W, hoặc chọn bóng đèn công suất dưới 60W nếu
là loại bóng đèn sợi đốt.
- Các loại đèn bàn học thường được thiết kế có ánh sáng vàng hoặc ánh sáng
trắng. Tuy nhiên, hai loại ánh sáng này lại có tác động không nhỏ đến tâm lý người sử
dụng. Nếu muốn tạo cảm giác mát mẻ, tỉnh táo khi ngồi vào bàn học, hãy chọn loại đèn
có ánh sáng trắng. Còn muốn tạo sự ấm áp, gần gũi, thân thiện thì nên chọn ánh sáng
vàng.
- Không chỉ bật duy nhất đèn bàn trong phòng, bạn phải bật thêm các đèn khác để
đảm bảo mắt không điều tiết quá nhiều gây mỏi mắt và lóa mắt khi nhìn từ sáng qua tối
và ngược lại.
- Nên tạo một không gian ánh sáng đồng nhất để mắt không phải điều tiết quá
nhiều. Đèn bàn học nên đặt cùng phía với bóng đèn tuýp trong nhà, tránh bị sấp bóng.
b. Bảo quản đèn bàn
- Không nên để đèn bàn gần các nguồn nhiệt như máy sưởi, bếp hoặc các thiết bị
khác phát sinh nhiệt. Không nên để đèn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời.
- Không nên tự ý tháo lắp đèn, có thể dẫn đến hỏng hóc ngoài ý muốn và sẽ không
được bảo hành.
- Tránh để đèn bàn ở những nơi rung, lắc, bẩn bụi có thể làm giảm thời gian sử
dụng của đèn. Tránh để đèn rơi và va đập vào các vật nặng.
- Trong quá trình sử dụng đèn bàn sẽ không tránh khỏi bụi bẩn nên cần thường
xuyên vệ sinh đèn để đảm bảo ánh sáng phát ra không bị ảnh hưởng. Khi vệ sinh đèn chỉ
cần dùng một miếng vải khô mềm để làm sạch đèn. Để đảm bảo an toàn, nên rút ổ cắm
điện khỏi nguồn điện trước khi vệ sinh đèn. Tuyệt đối, không được dùng những chất tẩy
mạnh sẽ làm hư hỏng đèn.
1.3.2. Quạt điện
1.3.2.1. Cấu tạo
Về cơ bản, một chiếc quạt điện cơ thông thường sẽ gồm các bộ phận: Cánh quạt,
lồng quạt, động cơ quạt, thân quạt, đế quạt.
- Động cơ quạt (motor): động cơ quạt là bộ phận tạo động lực bằng điện thông qua
nguyên lý điện từ . Động cơ chính là con tim tạo nên sức gió cho chiếc quạt. Động cơ
quạt điện ngày nay được tạo ra với những tiêu chuẩn khắt khe về hiệu suất của động cơ,
độ rung, tiếng ồn khi hoạt động. Chiếc quạt được coi là chất lượng tốt nếu như có độ
rung, tiếng động yếu và ít tạo ra sức nóng.
Các bộ phận bên trong của motor quạt điện bao gồm:
 Motor: Chính là cuộn dây đồng quấn ở trên lõi sắt từ
(còn gọi là stator) bao gồm nhiều tấm tole silic cực mỏng
được ghép lại với nhau.
 Rotor: Bộ phận này cũng được làm bằng nhiều lá thép rất
mỏng ghép lại, trong đó có phần nhôm đúc nối với cốt
thép để giúp gắn cánh quạt vào với phần đuôi để tạo ra
chuyển động nhanh chóng cho bộ chuyển hướng.
 Tụ điện: Nhằm tạo ra một dòng điện lệch pha. Tụ điện
 Vỏ nhôm: Dùng để ghép giữa bộ phận rotor và stator.
 Bạc thau: Chi tiết này có ổ giữ dầu bôi trơn nhằm làm giảm lực ma sát.
- Cánh quạt: là bộ phận trực tiếp tạo ra gió. Thông qua tác động quay của động cơ
làm cánh quạt chuyển động, sự chuyển động này tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa phía
trước sau và từ đó tạo nên gió. Ngày nay có một số mẫu cánh sau: loại 3 hoặc 5 cánh, loại
cánh mỏng và cánh dày. Yếu tố tạo nên hiệu quả cho cánh đó là sức gió mạnh khi quạt
chạy, thiết kế cánh sẽ quyết định điều này.

Cánh thường Cánh công nghiệp Nhiều cánh


 Cánh quạt loại 3 cánh kiểu truyền thống, bản rộng, chất liệu nhựa. Đặc điểm loại
cánh này là sức gió ở mức trung bình khá. Ưu điểm là tiếng ồn tạo ra khi hoạt
động không lớn, có thể nói là êm. Thích hợp sử dụng trong phòng ngủ.
 Cánh quạt loại 3 cánh kiểu công nghiệp, bản hẹp. Loại cánh quạt này cho sức gió
mạnh hơn so với loại cánh bản to (hơn khoảng 20%). Tuy nhiên, khi hoạt động độ
ồn tạo ra từ cánh quạt cũng khá lớn. Thích hợp sử dụng nơi đông người như quán
cà phê, nhà hàng, lớp học. Trong môi trường đông người ồn ào, tiếng gió do cánh
quạt tạo ta hầu như mất hẳn nhưng mang lại gió mát hơn.
 Cánh quạt loại 5 cánh là loại cánh quạt mới xuất hiện trên thị trường sau này. Đặc
điểm loại cánh quạt này là sức gió mạnh, độ ồn khi hoạt động tạo ra ít hơn loại 3
cánh. Có thể nói loại cánh này dung hòa ưu nhược điểm của 2 loại cánh quạt phía
trên.
- Thân quạt: Thân quạt là phần đỡ động cơ và cánh quạt giúp cho quạt đứng được
đúng vị trí khi hoạt động. Thân quạt thường được thiết kế động có thể tháo lắp vào hoặc
tháo ra khi cần thiết.
- Lồng quạt: là bộ phận đơn giản nhất của quạt nhưng lại có ý nghĩa quan trọng có
tác dụng bảo vệ tránh nguy hiểm tới người sử dụng quạt, tránh những va chạm giữa quạt
với người sử dụng.
1.3.2.2. Các loại quạt điện
a. Quạt đứng:
Là dòng quạt sử dụng trên mặt phẳng như nền nhà. Quạt
được cấu tạo nhằm tạo ra sức thổi gió theo chiều ngang. Quạt
thường có 3 tốc độ gió điều chỉnh bằng nút nhấn trên thân
quạt. Nhiều loại quạt đứng có thể điều chỉnh độ cao nhằm
tương thích với nhu cầu sử dụng như khi ngồi bàn hay khi ngủ
trên giường hay khi nằm dưới sàn nhà. Với công nghệ ngày
càng phát triển, có rất nhiều loại quạt đứng tích hợp rất nhiều
chức năng như phun sương, điều chỉnh tự động,…
Ưu điểm:
 Quạt đứng không tốn công lắp đặt, có thể sử dụng ngay
khi mua quạt về.
 Quạt dễ di chuyển, có thể điều chỉnh độ cao lên xuống
tùy thích.
 Có thể dễ dàng tháo lắp, vệ sinh quạt.
 Quạt có tích hợp một số tiện ích như đèn ngủ, hẹn giờ.
Nhược điểm:
 Quạt chiếm một phần diện tích nền nhà.
 Quạt thường đi kèm với dây điện, ổ cắm khá vướng víu.
 Phần lồng quạt bảo vệ cánh quạt khá thưa nên sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
 Quạt tạo luồng gió mạnh nên hay bị bám bẩn.
b. Quạt bàn:

Là tên gọi chung cho các loại quạt thấp, có khả năng thổi gió từ dưới mặt đất
lên, thổi gió ở tầm sát mặt đất hoặc cách mặt đất một khoảng không đáng kể, có thể đặt
gọn trên sàn nhà, mặt bàn hoặc trên giường ngủ... Hiện nay trên thị trường có 3 loại quạt
bàn chính như sau:
 Quạt bàn truyền thống: là loại quạt có thiết kế, kiểu dáng tương tự như các
loại quạt đứng, quạt lửng với chân đế vững chãi nhưng có chiều cao thấp hơn.
 Quạt hộp: là loại quạt được thiết kế dạng hộp, phần lồng quạt có các nan được bố
trí dày hơn so với các loại quạt khác để trẻ em không cho tay vào được, đồng thời
có khả năng tản gió theo các hướng khác nhau.
 Quạt sàn công nghiệp (quạt chân quỳ): là loại quạt có thiết kế dáng quỳ, công suất
lớn nên thường dùng để làm mát trong công nghiệp.
Ưu điểm:
Nhìn chung, các loại quạt bàn đều có thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, không tốn nhiều diện
tích và có thể dễ dàng di chuyển tới nhiều vị trí khác nhau. Quạt bàn cũng có thể điều
chỉnh tốc độ gió để làm mát hiệu quả phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như sự thay đổi
của thời tiết. Các mẫu quạt bàn cao cấp còn có remote để điều khiển từ xa vô cùng tiện
lợi cho người dùng.
Ngoài ra, mỗi loại quạt bàn lại có những ưu điểm riêng như sau:
 Quạt bàn truyền thống: Có khả năng xoay để tản gió ra nhiều hướng, làm mát trên
diện rộng; có thể thay đổi chiều cao linh hoạt; vệ sinh dễ dàng, đơn giản.
 Quạt hộp: Có khả năng làm mát êm ái, ổn định; chống bám bụi tốt; đặc biệt an
toàn để sử dụng trong các gia đình có trẻ em và người già.
 Quạt sàn công nghiệp: Có khả năng đảo gió tốt, công suất quạt mạnh nên làm mát
rất hiệu quả trên diện tích rộng, có đông người.
Nhược điểm:
Quạt bàn thường có thiết kế không được đẹp mắt như những loại quạt khác. Mỗi
loại quạt bàn cũng có một số điểm hạn chế khi sử dụng như sau:
 Quạt bàn truyền thống: Dễ bám bụi.
 Quạt hộp: Khó tháo lắp, vệ sinh; công suất làm mát thường nhỏ hơn các loại quạt
khác.
 Quạt sàn công nghiệp: Tạo tiếng ồn lớn hơn, luồng gió mạnh hơn so với quạt dân
dụng nên có thể gây khó chịu cho người ngồi gần; cần bảo dưỡng thường xuyên.
c. Quạt trần:

Là một thiết bị điện làm mát được treo ở trên trần nhà trong phòng ngủ, phòng
khách,... Ngày nay, quạt trần không chỉ có tác dụng làm mát mà nó còn được xem là một
phần quan trọng trong trang trí nội thất nhà cửa. Có hai dạng: quạt trần thông thường và
quạt trần dùng trang trí.
Ưu điểm:
 Giúp quạt mát cho một không gian lớn. Đưa không khí trong phòng luân chuyển
liên tục để tạo ra gió, người sử dụng sẽ không cảm thấy mệt mỏi khi nằm lâu dưới
quạt.
 Mức tiêu thụ trung bình chỉ bằng một chiếc bóng đèn 100w tiết kiệm tối đa cho
người sử dụng.
 Quạt trần trang trí còn có thêm đèn được xem là một vật trang trí cho căn phòng
thêm rực rỡ và sáng lấp lánh. Quạt trần đèn trang trí với thiết kế đẹp, độc đáo còn
có thể tăng thêm giá trị cho ngôi nhà.
 Tiết kiệm không gian vì quạt trần sẽ không chiếm diện tích sàn. Hơn nữa chỉ cần
lắp một chiếc quạt trần đèn là đã có được 2 mục đích sử dụng.
Nhược điểm:
 Giá tiền của quạt trần thường đắt hơn những loại quạt thông thường khác.
 Lắp đặt khó khăn và phải tốn thêm chi phí.
 Cố định, không thể di chuyển.
 Rất khó để vệ sinh, làm sạch nhất là quạt trần đèn trang trí. Cách vệ sinh quạt trần
cần chút cầu kỳ hơn vì có rất nhiều bộ phận khác nhau như : cánh, đèn, bầu, động
cơ,…
d. Quạt treo tường
Quạt treo tường có cấu tạo động cơ giống như các
loại quạt thông thường khác như quạt đứng, quạt lửng, quạt
bàn,… Điểm khác biệt lớn nhất chính là việc quạt được treo
cố định trên tường.
Ưu điểm:
 Quạt giúp tiết kiệm không gian sử dụng hiệu quả,
không tốn diện tích sàn nhà.
 Chính thiết kế đặc trưng nên quạt sử dụng an toàn
hơn, nhất là với gia đình có trẻ nhỏ.
 Cũng với chức năng đảo gió như các loại quạt khác,
quạt treo tường sẽ giúp luồng khí mát được toả đều từ trên xuống, tạo sự dễ chịu
và thoải mái hơn.
 Như các loại quạt khác, quạt treo tường cũng có thể thay đổi hướng gió lên hoặc
xuống, sang trái hoặc phải một cách dễ dàng giúp gió lan tỏa rộng hơn.
Nhược điểm:
 Vì được gắn cố định trên cao nên gây bất tiện trong việc tháo lắp và vệ sinh quạt.
 Quạt cũng không tiện cho việc di chuyển sử dụng cho các không gian khác nhau
khi cần thiết.
 Dễ bị hỏng bộ phận dây kéo điều khiển quạt.
e. Quạt tháp
Quạt tháp có hình trụ đứng, không sử dụng cánh quạt như các
loại quạt truyền thống mà sử dụng cánh quạt lồng tương tự như cánh
quạt trong máy lạnh, hoạt động êm nhưng sức gió không mạnh bằng các
loại quạt sử dụng cánh thông thường. Quạt tháp chiếm rất ít không gian
nên thích hợp với bất cứ không gian nội thất nào.
Ưu điểm
 Thiết kế hiện đại, tinh tế, mang tính thẩm mĩ cao với nhiều chức
năng được thiết kế tối giản trên thân quạt.
 Cấu trúc hình trụ dài, gọn nhẹ nên giúp tiết kiệm không gian,
diện tích.
 Tiện lợi trong việc sử dụng vì quạt có thể quay với nhiều góc độ
khác nhau. Mức gió từ trên xuống dưới mà không làm tản gió như cánh tròn của
quạt điện thông thường.
 Quạt rất êm hầu như không gây ra tiếng ồn.
 Quạt có nhiều chức năng như phun sương, hơi nước, tạo ion…
 Rất an toàn cho người sử dụng.
Nhược điểm
 Giá thành cao hơn các loại quạt thông thường.
 Vệ sinh và bảo dưỡng phức tạp.
 Nếu hư hỏng thì rất khó sửa chữa vì khó để tìm ra linh kiện thay thế cũng như chi
phí sửa chữa cao.
1.3.2.3. Sử dụng và bảo quản quạt điện
a. Sử dụng quạt điện an toàn, hiệu quả
- Khi sử dụng quạt cần đặt với tư thế chuẩn ở nơi bằng phẳng. Tránh để quạt ở nơi
gồ ghề vì như thế có thể làm quạt bị đổ, gây hỏng hóc hoặc những sự cố không đáng có.
- Không để quạt ở nơi ẩm ướt và nước vào bên trong quạt sẽ dễ làm các linh kiện
bị gỉ sét, chập điện.
- Không sử dụng quạt liên tục trong thời gian dài mà nên có những quãng nghỉ 15 -
20 phút sau vài tiếng bật quạt liên tục.
- Nên sử dụng tốc độ quạt phù hợp với nhu cầu sử dụng, chỉ nên bật quạt quay ở
mức độ vừa phải giúp quạt hoạt động bền bỉ và tiết kiệm điện.
- Nên để quạt ở chế độ đảo chiều, không để quạt thổi liên tục vào một phần cố định
của cơ thể dễ gây cảm lạnh. Luôn nằm cùng hướng thổi của quạt, không để quạt thổi trực
tiếp vào mặt, đầu.
- Nếu có điều kiện kinh tế, bạn có thể trang bị các loại quạt có chế độ tạo ion lọc
không khí, gió mát tự nhiên để không gian sử dụng dễ chịu và trong lành hơn.
- Tắt quạt khi không cần dùng tới, vừa là để tiết kiệm điện, lại vừa đảm bảo an
toàn khỏi nguy cơ chập cháy, hư hại quạt.
- Rút dây điện khỏi phích cắm khi không sử dụng là một mẹo nhỏ giúp tiết kiệm
điện.
b. Bảo quản quạt điện
- Chỉ nên sử dụng quạt ở những nơi sạch sẽ, ít bụi bẩn, vì nếu sử dụng quạt ở nơi
bụi bẩn thì những bụi bẩn ấy sẽ bắt dính vào quạt, về lâu dài có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến mô tơ và các chi tiết khác của quạt.
- Nên sử dụng quạt với dòng điện ổn định, việc sử dụng quạt điện khi dòng điện
lúc yếu lúc mạnh không những khiến cho quạt không đạt được hiệu quả tốt nhất mà còn
làm giảm tuổi thọ của quạt.
- Để quạt chạy suốt trong nhiều giờ thì quạt sẽ có hiện tượng nóng lên, lâu ngày sẽ
dẫn đến hỏng quạt. Tắt quạt khi không sử dụng.
- Vệ sinh quạt điện thường xuyên. Trong quá trình sử dụng quạt sẽ bị bắt bẩn nên
vệ sinh quạt để đảm bảo tính thẩm mĩ và cả độ bền bỉ của quạt. Lưu ý, khi vệ sinh cần
tháo dỡ các bộ phận của quạt một cách cẩn thận, tránh để nước vào bên trong quạt, các bộ
phận phải khô hết trước khi lắp ráp lại.
- Nếu không sử dụng quạt trong thời gian dài hãy cất quạt ở một nơi nào đó, tuy
nhiên, trước khi cất nên vệ sinh quạt thật sạch sẽ, sau đó dùng túi nilong bao quanh quạt
rồi đặt quạt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không nên để quạt ở nơi ẩm ướt và không có túi
bao quanh.
1.3.3. Ti vi
Truyền hình hay còn gọi là vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu
hình, máy phát hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và
tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền hình)
và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm
thanh kèm theo.
Tivi (television hay TV) là máy nhận những tín hiệu vô tuyến truyền hình (qua
ăng-ten) và phát bằng hình ảnh.
1.3.3.1. Vai trò của chiếc tivi trong cuộc sống
 Xem tivi là cách giải trí vừa đơn giản, vừa tốn ít chi phí sau những giờ làm việc
căng thẳng.
 Tivi giúp người xem cập nhật được những thông tin mới nhất về tình hình trong
nước và trên toàn thế giới qua các chương trình thời sự.
 Có thể học được nhiều kiến thức khác nhau qua các kênh tivi chuyên đề như thế
giới động vật, khám phá, thời trang, hoạt hình, nấu ăn, trang trí nhà cửa, mua sắm

 Các chương trình truyền hình, đặc biệt là khi có kết nối với người xem, được các
nhà khoa học chứng minh là khiến cho người xem bớt cảm thấy cô đơn.
 Chiếc tivi giúp người xem khám phá những vùng đất, con người, văn hóa ở những
nơi mà bạn chưa thể tới, hoặc không bao giờ có thể đi tới đó trong thực tế.
 Tivi giúp gắn bó các thành viên trong gia đình với nhau, cảm thấy gần gũi với các
thành viên trong gia đình khi cùng xem chương trình truyền hình nào đó. Cùng
xem tivi chính là cách để cả gia đình có thể chia sẻ cảm xúc và những ký ức đẹp.
 Xem tivi giúp tăng cường sức khỏe, chẳng hạn như khi bạn cười vui vẻ lúc xem
tivi thì chắc chắn nó có tác dụng tốt. Thêm nữa, vừa xem tivi vừa tập thể dục cũng
có thể giúp tập được lâu hơn.
 Xem tivi có thể là cách giáo dụng tốt cho trẻ em, thiếu nhi.
1.3.3.2. Phân loại tivi
a. Tivi màn hình CRT
Trong số các loại màn hình tivi, CRT
được xem là loại màn hình có tuổi đời cao
nhất nhưng vẫn được dùng cho đến ngày nay.
Điểm nhận dạng rõ rệt của dòng tivi có màn
hình CRT chính là kích thước, nó khá to và
cồng kềnh, trọng lượng cũng nặng hơn những
loại tivi khác. Màn hình CRT hoạt động được

nhờ vào cơ chế va chạm giữa ống phóng tia điện tử và bề mặt photpho, quá trình này khi
diễn ra sẽ tạo ra luồng ánh sáng.
Dù ra đời đã lâu, CRT vẫn tồn tại cho đến ngày nay vì nhìn chung, nó vẫn có
nhiều ưu điểm hấp dẫn như giá thành rẻ hơn khá nhiều các loại tivi hiện đại khác, hoặc
dành cho những người yêu thích sự hoài cổ. Màu sắc của loại màn hình tivi này dù không
quá đẹp nhưng lại đảm bảo độ trung thực cao, thường được dân chuyên thiết kế và kỹ
thuật sử dụng.
b. Tivi màn hình LCD
Màn hình LCD còn có một tên gọi quen thuộc khác đó là màn hình tinh thể lỏng.
Loại màn hình này được cấu tạo từ hai tấm kính thủy tinh và một dòng chất lỏng được
kẹp chặt ở giữa. Khi nhận được tín hiệu có dòng điện xuất hiện, dòng chất lỏng này sẽ có
sự biến đổi về chất.
Từ CRT lên LCD được xem là một sự cải tiến công nghệ màn hình tivi rất lớn.
Màn hình LCD sở hữu ngoại hình mỏng nhẹ, sang trọng và tinh tế hơn rất nhiều. Ngoài
ra, độ phân giải của LCD hiển nhiên cũng tốt hơn CRT. Thêm một điều đặc biệt nữa, màn
hình LCD ít tiêu tốn điện năng hơn, đây cũng là một bước phát triển rất có lợi cho người
tiêu dùng. Tivi màn hình LCD xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20.
c. Tivi màn hình LED
Tivi LED cơ bản là loại tivi màn hình phẳng sử dụng đèn chiếu sáng là đèn LED
thay cho đèn huỳnh quang như trước đây. Tivi LED có ưu điểm là tiết kiệm điện, tuổi thọ
cao và hiển thị hình ảnh đẹp hơn so với tivi dùng đèn huỳnh quang.
Tivi LED chấm lượng tử là một loại tivi vẫn sử dụng đèn nền LED thường nhưng
trang bị thêm một lớp chấm lượng tử hay còn gọi là Quantum Dot. Công nghệ chấm
lượng tử đã được nhiều hãng tivi áp dụng vào sản phẩm của mình mỗi hãng có tên gọi
khác nhau. LG gọi là Nano Cell, Sony gọi là Triluminos, Samsung gọi là QLED .
Tivi OLED (Organic Light-Emiting Diode) là tivi sử dụng tấm nền có các diode
hữu cơ phát quang, bản thân mỗi điểm ảnh sẽ tự phát sáng và bật tắt một cách độc lập khi
có dòng điện chạy qua mà không cần đèn.
Ngoài những tính năng xem truyền hình, tivi LED còn hỗ trợ các cổng kết nối cơ
bản, chẳng hạn: cổng USB, cổng HDMI để kết nối với máy tính, đầu thu kỹ thuật số;
cổng AV để kết nối tivi với dàn âm thanh, đầu đĩa; cổng Audio Out, Digital Audio Out
(Optical) cho tivi kết nối với dàn âm thanh…, tăng khả năng giải trí lên mức cao hơn cho
người dùng.
1.3.3.3. Sử dụng và bảo quản tivi
a. Sử dụng tivi
- Đặt tivi ở một vị trí khô ráo, thoáng mát sẽ giúp cho tivi nhà bạn tránh được các
hỏng hóc do mưa ẩm hoặc nắng nóng gây ra. Đặt khoảng cách với tường khoảng 10cm sẽ
giúp hơi nóng thoát ra từ tivi sẽ có đủ không gian để luân chuyển vào không khí, giúp
giảm bớt nhiệt độ mà tivi tỏa ra, hạn chế chập mạch hoặc biến dạng vi mạch do nhiệt độ
quá cao gây ra, giúp tivi sử dụng được lâu bền hơn.
- Không để tivi gần tủ lạnh vì đặt tivi gần tủ lạnh thì hơi lạnh từ tủ lạnh sẽ bám vào
tivi, lâu dần sẽ gây ẩm mốc và hư hỏng các vi mạch điện tử bên trong, làm ảnh hưởng
đến tuổi thọ tivi.
- Hạn chế đặt tivi ở những nơi quá sáng hoặc có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Việc
này sẽ giảm chất lượng hình ảnh tivi một cách rõ rệt, đồng thời còn làm giảm độ bền của
tivi.
- Điều chỉnh độ sáng thích hợp. Việc này vừa giúp tránh tivi không bị nhiệt độ bên
trong và bên ngoài gây hư hỏng, vừa bảo vệ mắt và tiết kiệm điện năng cho gia đình.
- Nên trang bị cho chiếc tivi một bộ điều chỉnh điện áp (ổn áp) để tránh khỏi các
sự cố tăng hoặc hạ áp đột ngột gây hỏng tivi, đặc biệt là mùa nắng nóng hay cúp điện đột
ngột.
- Tắt tivi khi không xem, giúp tránh được lãng phí tiền điện mỗi tháng.
- Giảm thiểu việc tắt - mở tivi liên tục, thao tác này sẽ khiến cho bóng đèn phát
sáng bên trong màn hình bị nóng đột ngột, làm giảm tuổi thọ của bóng đèn cũng như
giảm khả năng phản xạ điện khiến cho tuổi thọ của tivi bị giảm theo.
- Không rút dây nguồn tivi khi màn hình đang sáng, việc này sẽ làm cho dây bóng
đèn dễ bị va đập, thậm chí gây cháy nổ ngoài ý muốn.
- Tắt nút nguồn trên tivi sau khi tắt tivi bằng remote sẽ giúp cho tivi nghỉ ngơi hẳn.
- Lắp thiết bị chống sét cho tivi trong gia đình đối với các loại tivi có sử dụng cần
anten.

b. Xem tivi đúng cách


- Nên đặt tivi ở độ cao ngang tầm nhìn để không phải thay đổi tư thế liên tục khi
xem, đồng thời giúp bảo vệ thị lực. Chiều cao trung bình khoảng từ 1,1-1,3 m vì tầm nhìn
khi ngồi của nam giới trung bình là 1,18 m và nữ giới là 1,13 m.
- Không nên vừa nằm vừa xem tivi, đây là một thói quen xấu và sẽ gây nhiều tác
hại tới sức khỏe của bạn. Tư thế nằm xem tivi tác động tiêu cực đến mắt và xương bởi
khi nằm, bạn phải ngẩng đầu, nghiêng mình, ngoẹo cổ hoặc nhìn lệch để theo dõi tivi.
Điều này khiến mắt nhanh mỏi, sưng đau nhãn cầu, nhãn áp tăng cao; còn xương cổ, vai
và cột sống dễ bị đau nhức. Kéo dài thói quen này mắt chúng ta sẽ bị kém đi nhanh
chóng, kèm theo đó là các bệnh về xương khớp như thóa hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.
- Giữ khoảng cách từ mắt đến tivi một cách hợp lý, thông thường bằng khoảng 5
lần chiều ngang hay 5 lần đường chéo màn hình. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh ánh sáng
xung quanh sao cho vừa đủ vì quá sáng hoặc quá tối sẽ khiến mắt mệt mỏi do phải điều
tiết nhiều.
- Đối với trẻ em chỉ nên cho trẻ xem tivi 1-2 giờ/ngày: Cách tốt nhất là mỗi lần
cho trẻ xem khoảng 15 phút, rải đều trong ngày, trẻ sẽ cảm giác xem vậy là đủ.
- Không mở tivi trong giờ ăn, nếu xem tivi trong lúc ăn cũng có thể dẫn đến rối
loạn tiêu hóa.
c. Bảo quản tivi
- Sau một thời gian sử dụng, nhất là trong thời tiết nắng nóng bụi bẩn, chất lượng
hình ảnh, âm thanh của tivi sẽ bị giảm sút đáng kể do bụi bám vào bên trong thân máy,
thậm chí sẽ làm giảm tuổi thọ cho màn hình. Vì thế, nên vệ sinh màn hình và vỏ máy
thường xuyên.
- Khi vệ sinh, chú ý đợi cho tivi nguội hẳn, rút điện và dùng vải mềm kết hợp nước
rửa chuyên dụng để lau qua. Không nên sử dụng các dung dịch có chứa amoniac, cồn
hoặc thuốc tẩy mạnh…Các chất này sẽ khiến màn hình tivi bị nhiễu hoặc làm giảm ánh
sáng của tivi.
1.3.4. Tủ lạnh
Tủ lạnh là một thiết bị làm mát, làm mát các khoang bên trong tủ đến một nhiệt độ
thấp hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tủ lạnh là một trong những món đồ
gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tủ lạnh giúp chúng ta bảo quản được nhiều
loại thực phẩm, làm lạnh nhanh chóng… và với kiểu dáng ngày càng hiện đại, nó còn
giúp chúng ta trang trí cho căn bếp thêm sinh động.
1.3.4.1. Vị trí, vai trò các khoang trong tủ lạnh
Các loại tủ lạnh thông thường được sử dụng trong gia đình có thể có kích thước
khác nhau nhưng đều có các ngăn tương tự nhau:
- Ngăn đông đá: là nơi có nhiệt độ thấp
nhất trong tủ lạnh giúp bảo quản các thực
phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản dài ngày,
giữ các chất dinh dưỡng cũng như độ tươi
ngon. Bên cạnh đó, có thể làm những viên đá,
hoặc bảo quản kem, sữa chua. Để các thực
phẩm giữ được dinh dưỡng và tươi ngon, nhiệt
độ ngăn đông đá tốt nhất là khoảng – 18 0C vì
ở nhiệt độ này, vi khuẩn thường không thể
xâm nhập và phát triển gây hỏng thực phẩm. Thực phẩm ở ngăn đông nên sử dụng trong
thời gian dưới 3 tháng là tốt nhất và không nên để quá 12 tháng.
- Ngăn mát: bảo quản nước giải khát, bánh kẹo, thức ăn thừa sau mỗi bữa cơm mà
không sợ bị hỏng. Tuy nhiên, đối với thức ăn dùng không hết, để tránh gây mùi cho tủ
cũng như tránh bị ôi thiu bạn nên cho chúng vào hộp rồi dùng nắp đậy kín trước khi cho
vào ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ phù hợp với ngăn mát là 0 0C. Thực phẩm có thể được bảo
quản tốt trong vòng từ 3 đến 5 ngày.
- Ngăn đựng rau củ quả: hay thiết kế dạng hộc duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu
giúp bảo quản rau củ được lâu mà vẫn đảm bảo độ tươi ngon. Nhiệt độ ngăn này khoảng
1 – 40C, nếu để nhiệt độ quá cao các luồng khí lạnh không thể lan tỏa đều khiến rau củ dễ
hư hỏng và gây ngộ độc cho người sử dụng. Nếu từ 1 độ C trở xuống có thể khiến rau
quả bị đóng băng, úng và không thể dùng được nữa.
- Giá đựng chai lọ: thường nằm ở cánh cửa tủ, đây là nơi ít được làm lạnh nhất nên
chỉ dùng để bảo quản thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, nước sốt. Các chai đồ uống
thường nặng hơn nên sẽ được để ở ngăn dưới cùng của cánh tủ. Không nên để trứng và
sữa đang dùng dở ở cánh cửa tủ.
1.3.4.2. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Ngày nay những gia đình bận rộn có thói quen mua nhiều thực phẩm trong một lần
và dự trữ trong tủ lạnh để tiết kiệm thời gian đi chợ. Tuy nhiên nếu bảo quản thực phẩm
trong tủ lạnh không đúng cách sẽ khiến thực phẩm bị giảm chất lượng, hư hỏng trong
thời gian ngắn khi chưa dùng đến, có thể sinh ra chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe người
dùng hơn nữa còn có thể làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh. Vì vậy để bảo quản thực phẩm
đúng cách trong tủ lạnh cần tuân theo các nguyên tắc sau:
a. Phân loại thực phẩm trước khi bảo quản
- Đối với thịt, cá, hải sản tươi sống: sau khi mua thực phẩm tươi sống về, phải rửa
sạch và để ráo. Tiếp đó, chia nhỏ mỗi phần thực phẩm tươi sống phù hợp cho một lần nấu
ăn và cho vào túi hoặc hộp đựng thực phẩm để tiện cho việc sử dụng. Việc này giúp tránh
rã đông khối lượng lớn thực phẩm cùng một lúc trong khi chỉ sử dụng có một ít, vì sẽ dễ
ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm vào lần sử dụng sau. Phần thực phẩm nào định
sử dụng trong 1 – 2 ngày có thể đặt vào ngăn mát tủ lạnh (từ 2 – 4 0C), phần nào trữ lâu
hơn thì đặt vào ngăn đông tủ lạnh và nhớ sử dụng càng sử dụng sớm càng tốt.
- Đối với các loại rau củ: không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay.
Thay vào đó hãy loại bỏ những phần bị úng, héo và tuyệt đối không để rau củ bị dính
nước. Sau đó, chia rau củ với lượng vừa phải, rồi cho vào túi đựng thực phẩm (có lỗ thoát
khí) và đặt vào ngăn rau quả của tủ lạnh.
- Đối với các loại trái cây: nên phân loại 2 nhóm: nhóm trái cây nguyên trái (còn
vỏ) thì loại bỏ những phần cuống bị hư hoặc những quả bị úng, héo (như nho,
nhãn, vải,…), sau đó, rửa sạch để ráo hoặc có thể dùng khăn khô sạch để lau chùi bề mặt
của quả và cho vào túi đựng thực phẩm có lỗ thoát khí, rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh.
Nhóm trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ) nên bảo quản trong hộp đựng thực phẩm và đặt vào
ngăn mát tủ lạnh, sử dụng càng sớm càng tốt với thời gian bảo quản từ 1 - 2 ngày.
- Đối với thực phẩm đã được nấu chín, thức ăn thừa: cần để nguội (khoảng 2
tiếng) trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu
đặt thức ăn còn đang nóng vào trong tủ lạnh sẽ dễ làm tăng nhiệt độ và gây ảnh hưởng
đến các thực phẩm khác cũng như khiến cho máy nén hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng
đến tuổi thọ của tủ lạnh. Thời gian sử dụng thức ăn đã được nấu chín nên diễn ra trong
khoảng 3 ngày và có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử
dụng được tiện lợi hơn.
b. Đóng gói thực phẩm an toàn
- Đóng gói thực phẩm an toàn cũng là một trong những cách giúp duy trì được độ
tươi ngon của thực phẩm. Nên chọn lựa những vật dụng đóng gói thực phẩm phù hợp như
túi trữ thực phẩm dạng cuộn, túi zip, hộp nhựa, hộp thủy tinh … được làm bằng các chất
liệu tốt, bền, đẹp, sử dụng được lâu dài và an toàn. Không nên dùng lại túi xốp, túi bóng
của người bán vì những túi này không thích hợp để bảo quản thực phẩm lâu dài, chúng có
chất lượng kém, không kín, có thể tiết chất độc hại vào thực phẩm. Nếu có thể hút chân
không túi đựng thực phẩm thì sẽ giúp kéo dài thời gian giữ thực phẩm hơn nhiều.
- Các loại thực phẩm có mùi như cá khô, mắm, mít, sầu riêng,… cần sử dụng hộp
thực phẩm có khóa kín (có thể quấn thêm màng bọc bên ngoài hộp) trước khi cho vào tủ
lạnh. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến bầu không khí bên trong tủ lạnh và kéo dài
thời gian sử dụng.
- Khi bỏ thực phẩm vào túi hoặc hộp trữ thực phẩm, nên dùng băng keo giấy dán
bên ngoài rồi ghi tên thực phẩm cùng với ngày bắt đầu dự trữ để dễ dàng trong việc tìm
kiếm và sử dụng về sau. Sau đó đặt thực phẩm vào ngăn thích hợp.
c. Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh
- Việc chất kín các hộp đựng thức ăn, sống, chín lẫn lộn trong tủ lạnh khiến thực
phẩm mau hư. Không khí, hơi lạnh trong tủ không có chỗ lưu thông dẫn đến tình trạng
chênh lệch nhiệt độ. Thực phẩm lưu trữ trong môi trường không đủ lạnh dễ hư, thối, biến
chất, ảnh hưởng đến độ ngon và sức khỏe người dùng.
- Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý, vừa phải, mỗi loại một ngăn riêng biệt,
chừa chỗ cho khí lạnh trong tủ lưu thông đồng đều là cách giúp bảo quản tốt chất lượng
thực phẩm, giúp tủ bền, hoạt động tốt hơn.
d. Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý
- Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý cũng giúp sử dụng thực phẩm đúng cách và giảm
thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí. Đặt thực phẩm mới vào phía bên trong tủ và những thực
phẩm cũ trước đó đặt ở phía ngoài để tiện lấy ra sử dụng. Xếp các hộp chứa thực phẩm
gọn gàng, còn với các túi thực phẩm có thể xếp chồng lên và lót khay đối với thực phẩm
tươi sống (như thịt, cá) để tránh nước từ các loại thực phẩm ấy tràn ra ngoài.
- Ghi chú tên thực phẩm, thời gian và dán trên bao bì hộp hoặc túi thực phẩm để
biết được thời gian sử dụng.
e. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Môi trường ẩm bên trong tủ lạnh có thể xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn từ thực phẩm
nếu như không vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ khoảng 3 - 6 tháng/lần. Việc vệ sinh tủ lạnh
sẽ giúp cho các động cơ bên trong tủ lạnh được nghỉ ngơi và hỗ trợ loại bỏ những cặn bẩn
từ thực phẩm bám trên khay đựng, có thể len lỏi vào những khe của tủ lạnh. Ngoài ra,
còn giúp loại bỏ mùi hôi và tạo bầu không khí tươi xanh bên trong không gian tủ.
1.3.4.3. Sử dụng và bảo quản tủ lạnh.
- Đặt tủ lạnh ở vị trí phù hợp, tốt nhất là trên mặt phẳng, đảm bảo sự chắc chắn.
Không nên lắp đặt tủ lạnh ở những nơi gần bình gas, không khí ẩm thấp nhiều bụi hoặc
tiếp xúc trực tiếp với nước để tránh khỏi những sự cố rò rỉ điện gây giật điện hay cháy nổ.
- Từ trường phát ra từ tủ lạnh khá mạnh vì vậy không nên đặt tủ lạnh ở vị trí gần
với các thiết bị điện tử khác như tivi, loa, amply, dàn karaoke sẽ khiến các thiết bị này bị
nhiễm từ làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, hình ảnh của chúng.
- Đặt tủ lạnh cách tường phía sau khoảng 10 cm và hai bên là 2 cm để đảm bảo
không khí đối lưu xung quanh vì tủ lạnh cần tỏa nhiệt.
- Để tủ chạy an toàn, cần kiểm tra nguồn điện trước khi cắm. Đảm bảo nguồn điện
luôn phải đủ công suất và điện áp. Không sử dụng chung ổ cắm với nhiều các thiết bị
khác để tránh sự cố quá tải. Vệ sinh phích cắm, lau khô dây điện,…trước khi cắm vào ổ
điện để hạn chế các sự cố về điện khác. Nên thực hiện nối đất cho tủ lạnh khi đặt ở những
nơi có độ ẩm cao để tránh khỏi nguy cơ bị điện giật.
- Tủ lạnh mới mua về nên lau sạch bên trong tủ, để tủ làm lạnh trong điều kiện
trống không khoảng 8 tiếng đồng hồ, cứ 2 tiếng lại mở cửa tủ ra 5 phút cho thoát bớt mùi
nhựa do tủ mới. Sau đó có thể bắt đầu cho thực phẩm vào bảo quản.
- Hạn chế mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát vì mỗi lần mở cửa tủ, nếu khí
lạnh thoát hơi nhiều, đòi hỏi tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh từ đầu. Kiểm tra
và thay thế các ron cao su bo quanh cửa tủ lạnh sau một thời gian dài sử dụng, vì các ron
này có thể bị hỏng, làm tủ thoát khí lạnh nhiều và rất tốn điện.
- Giữ tủ lạnh luôn sạch, thoáng là cách tốt nhất để hạn chế vi khuẩn phát sinh. Khi
vệ sinh toàn bộ tủ nên lấy hết thực phẩm ra ngoài, dùng khăn mềm lau sạch tủ từ trong ra
ngoài. Các ngăn tủ, khay nhựa, khay đựng đá nên vệ sinh kỹ lưỡng bằng dung dịch xà
phòng, rửa sạch, để ráo rồi mới lắp lại vào tủ.
1.3.5. Điện thoại

Điện thoại là thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin, thông dụng nhất là
truyền giọng nói - tức là "thoại" (nói), từ xa giữa hai hay nhiều người. Điện thoại biến
tiếng nói thành tín hiệu điện và truyền trong mạng điện thoại phức tạp thông qua kết nối
để đến người sử dụng khác. Hệ thống thực hiện công năng như vậy có hai hợp phần cơ
bản:
 Thiết bị đầu cuối, thường gọi bằng chính tên "điện thoại", thực hiện biến tiếng nói
thành tín hiệu điện để truyền đi, và biến tín hiệu điện nhận được thành âm thanh.
 Mạng điện thoại điều khiển kết nối và truyền dẫn, thực hiện nối những người dùng
liên quan với nhau và truyền dẫn tín hiệu.
Sự phát triển của kỹ thuật dẫn đến ngày nay mạng điện thoại có nhiều công năng
hơn, như truyền fax, internet,... và bên cạnh đôi dây nối truyền thống cũng có những cách
thức, phương tiện truyền dẫn mới.
1.3.5.1. Điện thoại bàn (điện thoại cố định)
a. Phân loại điện thoại bàn
Hiện nay, điện thoại bàn được phân chia thành 2 loại chính là: Điện thoại bàn
không dây (hay điện thoại vô tuyến) và điện thoại bàn có dây (hay điện thoại hữu tuyến).
 Điện thoại bàn có dây là loại có dây xoắn nối từ thân máy tới tay cầm.
 Điện thoại bàn không dây kiểu dáng gọn nhẹ hơn, tính năng hiện đại hơn, gồm
một máy chính đặt cố định thường được gọi là máy mẹ. Một máy mẹ được gắn với
nhiều máy con thông qua một đường dây điện thoại. Những máy con này chỉ có
thể hoạt động trong vùng phủ sóng của máy mẹ.

b. Các phím chức năng trên điện thoại bàn


Ngoài các phím bấm số để gọi, tùy theo chức năng mà điện thoại có thể sẽ có thêm
các phím hoặc nút khác để hỗ trợ cho người sử dụng điện thoại. Các phím và nút này
thường được ghi bằng tiếng Anh nên sẽ khó sử dụng đối với một số người.
 T/P (Tone/Pulse): Nút chuyển chế độ tín
hiệu điện thoại theo dạng âm thanh hay
dạng rung tùy theo dịch vụ điện thoại
đang sử dụng, thông thường là Tone. Nút
này thường nằm ở mặt bên hông hoặc
phía trước của điện thoại.
 Ringer On/Off: Nút tắt, mở tiếng chuông reo khi có cuộc gọi đến, một số điện
thoại có thêm chức năng Low/High để tiếng chuông reo nhỏ hay lớn. Nút này
thường nằm ở mặt bên hông hoặc phía trước của điện thoại.
 Redial: Nhấn vào nút này để gọi lại số vừa gọi.
 Pause: Chức năng tạo một khoảng ngừng khi quay số, tính năng này thường được
yêu cầu sử dụng khi gọi qua tổng đài hoặc khi gọi điện thoại đường dài. Một số
điện thoại có chung phím Redial và Pause (RDL/P).
 Flash: Nút Flash thường dùng để chuyển cuộc gọi trong nội bộ tổng đài. Trong
khi đang nhận cuộc gọi nếu có tín hiệu của cuộc gọi chờ (Call Waiting, đây là một
dịch vụ cộng thêm) thì nhấn phím này để chuyển sang cuộc gọi chờ, nếu không có
tín hiệu của cuộc gọi chờ mà nhấn nút Flash thì cuộc gọi đang nhận sẽ bị ngắt.
 Hold: Nút chờ, khi có cuộc gọi đến mà bạn đang bận hoặc phải chuyển máy cho
người khác, bạn có thể yêu cầu người gọi chờ trong giây lát. Nhấn vào nút Hold và
gác tai nghe vào vị trí của nó, sẽ có đèn báo hiển thị trên điện thoại và đồng thời
phát nhạc cho người gọi nghe, khi nào nghe hãy nhấc tai nghe lên bình thường.
 Speaker Phone/ SP-Phone: Nếu điện thoại có loa ngoài, khi nhấn vào nút này sẽ
sử dụng chức năng nghe nói bằng loa ngoài của điện thoại. Nút này thường có
hình biểu tượng của cái loa.
 Volume: Nút chỉnh âm lượng lớn nhỏ cho tai nghe hoặc loa ngoài (Speaker
Phone).
 Mem (Memory): Dùng để ghi nhớ các số điện thoại, cách dùng tùy theo từng điện
thoại.
 Time/Clock: Chỉnh ngày giờ cho điện thoại.
c. Ưu, nhược điểm của điện thoại bàn
Ưu điểm
 Đường truyền ổn định, rất khó bị nghẽn mạng hay quá tải.
 Tính bảo mật thông tin cao.
 Máy có thể kết nối các số nội bộ lại với nhau nên rất dễ dàng chuyển tiếp cuộc gọi
đến bộ phận có liên quan.
 Điện thoại bàn rất dễ sử dụng, bất kể là trẻ em hay người già đều dùng được.
 Hạn chế được sự ảnh hưởng của bức xạ điện từ, bảo vệ sức khỏe cho người sử
dụng.
 Điện thoại bàn sử dụng các gói cước không quá đắt đỏ. Ngoài ra, còn tích hợp
thêm các gói kết nối mạng internet cho gia đình, nên cực kì tiện dụng, đồng thời
tiết kiệm chi phí.
 Bên cạnh đó, trên thị trường còn xuất hiện nhiều dòng điện thoại bàn được trang bị
tính năng tiện ích có thể kể đến như: Hiển thị số điện thoại gọi đến, chuyển tiếp
cuộc gọi, từ chối cuộc gọi, quay số nhanh, ghi âm cuộc gọi,…
Nhược điểm
 Không có tính di động cao
 Hệ thống dây dẫn kết nối khi sử dụng lâu có thể bị đứt, hỏng, ảnh hưởng đến
đường truyền.
 Tổng đài của máy dễ gặp các sự cố do sét đánh, cháy nổ,…
1.3.5.2. Điện thoại di động
Điện thoại di động (ĐTDĐ), còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại có thể
thực hiện và nhận cuộc gọi thoại thông qua kết nối dựa trên tần số vô tuyến vào
mạng viễn thông trong khi người dùng đang di chuyển trong khu vực dịch vụ.
a. Sự phát triển của điện thoại di động
Chiếc điện thoại di động đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào năm 1973 có tên gọi
là Motorola Dyna TAC. Từ đó đến nay trải qua gần 50 năm tồn tại và phát triển, điện
thoại di động ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu được trong cuộc sống con
người.
Chúng không ngừng được thay đổi, cải tiến trong công nghệ cũng như kiểu dáng.
Các thương hiệu sản xuất di động hàng đầu trên thị trường như Nokia, Blackberry,
Samsung, LG, Sony Ericsson, Motorola…
Đặc biệt là vào năm 2007, hãng Apple đã ra mắt chiếc điện thoại Iphone, sự ra đời
này đánh dấu sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng
siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc lướt nhẹ các ngón
tay. Iphone đã tạo nên một cơn sốt chưa từng có và chính thức khởi đầu cho cuộc chạy
đua cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc dòng điện thoại thông minh (smartphone).
Trong tương lai, cuộc đua giữa các hãng điện thoại di dộng sẽ ngày càng gay gắt
và không thể lường trước được vì họ luôn tích cực tìm tòi, đổi mới, cải tiến để cho ra đời
các mẫu điện thoại, mà cụ thể hiện tại là smartphone với những hình dáng độc lạ (như
dẻo có thể uốn cong hoặc gập lại thành nhiều phần) và các tính năng ngày càng được
hoàn thiện và bổ sung nhằm đem lại cho người dùng sự tiện lợi tối đa với phương châm:
cả thế giới thu nhỏ trong lòng bàn tay.
b. Lợi ích và tác hại khi sử dụng điện thoại di
động Lợi ích
 Có thể thực hiện và nhận cuộc gọi ở bất cứ đâu trong khu vực dịch vụ của mạng
viễn thông trong lúc đang di chuyển nên việc kết nối trở nên dễ dàng hơn rất
nhiều.
 Với điện thoại di động thông minh việc liên lạc trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
rất nhiều với các tính năng như gửi ảnh động, video call, check in trên các địa
điểm trên mạng xã hội, thậm chí là chat miễn phí qua các ứng dụng như facebook
messenger hay zalo, viber chẳng hạn…
 Nhiều hình thức giải trí đa dạng bằng điện thoại di động thông minh như nghe
nhạc, xem phim, chơi game.
 Tìm đường dễ dàng với điện thoại có định vị GPS
 Làm việc, học tập dễ dàng trên điện thoại thông minh với các tính năng như email,
ghi chú công việc, sắp xếp lịch làm việc, soạn thảo văn bản, tra cứu từ điển, thanh
toán hóa đơn…
 Chức năng sellfie hấp dẫn do cuộc đua cải tiến máy ảnh tích hợp trong điện thoại
thông minh cùng những phần mềm chỉnh sửa ảnh ngày càng được nâng cấp giúp
người sử dụng lưu giữ lại mọi khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống.
Tác hại
 Sử dụng điện thoại di động thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe
như: ảnh hưởng đến thị lực (gây mỏi mắt, khô mắt, mờ mắt, đỏ mắt) nếu sử dụng
liên tục nhiều giờ; bức xạ điện từ phát ra từ điện thoại di động có thể gây mất ngủ
vì nó ức chế sản xuất hoocmon melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học; giảm
trí nhớ, trầm cảm, căng thẳng, hồi hộp, lo âu do tia bức xạ kích thích căng thẳng
thần kinh não; gây tổn thương các khớp xương tay, vai và cổ do động tác cúi đầu
bấm điện thoại; điện thoại di động không được vệ sinh thường xuyên là nguồn vi
khuẩn gây bệnh; và nhiều tác hại khác đến sức khỏe.
 Điện thoại di động gây cản trở việc giao tiếp xã hội, chúng có thể làm giảm số
lượng và chất lượng mối quan hệ giữa người với người nếu sử dụng không đúng
cách. Những người nghiện điện thoại thông minh có xu hướng tự tách ra khỏi cuộc
sống thực, hạn chế tiếp xúc, ít quan tâm đến những gì xảy ra và những người xung
quanh.
 Gây ra các tai nạn đáng tiếc như tai nạn đường bộ do sử dụng điện thoại trong lúc
đang lái xe, hoặc bị tai nạn trong lúc đang mải selfie.
 Rủi ro an ninh mạng do các ứng dụng di động cũng có nhiều các nguy cơ tiềm ẩn
như: lây nhiễm mã độc làm hư hại thiết bị, truy cập đánh cắp các thông tin dữ liệu,
lộ thông tin cá nhân,....
 Sở thích thay đổi điện thoại di động thường xuyên để chạy theo trào lưu khiến
lượng rác thải điện tử tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây. Bên trong điện
thoại di động cũ thường có chứa các kim loại nặng, độc hại, như thủy
ngân, cadmium,… rò rỉ vào đất và các mạch nước ngầm ảnh hưởng rất xấu đến
môi trường và con người (đây đều là các chất độc hại, ảnh hưởng đến gan, thận, hệ
thần kinh, xương và gây các dạng ung thư cho cơ thể).
1.3.5.3. Các số điện thoại cần nhớ và cách quay số điện thoại bàn đúng
a. Các số điện thoại cần nhớ
 111 là đường dây nóng bảo vệ trẻ em, hoạt động 24/24h hoàn toàn miễn phí
 112 là đầu số yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc.
 113 là đầu số gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh trật tự.
 114 là đầu số gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.
 115 là đầu số gọi cấp cứu về y tế.
b. Cách quay số điện thoại bàn đúng
- Để thực hiện các cuộc gọi đến điện thoại bàn từ bất kỳ thiết bị nào, bao gồm cả
từ điện thoại di động, trước tiên các phải biết mã vùng, mỗi tỉnh, thành phố lại có mã
vùng khác nhau. Sau đó thực hiện thao tác bấm số máy như sau: 0 + mã vùng của khu
vực + số máy cần gọi.
Ví dụ: Muốn gọi đến số điện thoại bàn là 38354409 ở khu vực TP Hồ Chí Minh thì cách
gọi sẽ như sau: 0.28.38354409 trong đó:
 0 là mã số gọi đường dài trong nước
 28 là mã vùng của TP Hồ Chí Minh
 38354409 là số điện thoại cần gọi
Để thực hiện một cuộc gọi từ nước ngoài tới một số điện thoại bàn ở Việt Nam thì
cách gọi sẽ khác một chút. Trong đó quan trọng nhất cần ghi nhớ mã quốc gia Việt Nam,
theo quy ước quốc tế thì mã quốc gia Việt Nam là 84 và phía trước mã này sẽ phải thêm
dấu cộng “+”. Cần phải bấm đầy đủ cú pháp sau đây để thực hiện cuộc gọi tới một số
điện thoại bàn ở Việt Nam: Bấm dấu (+) + (84) + (Mã vùng) + (Số điện thoại cần liên
lạc).
Ví dụ: muốn gọi đến số điện thoại bàn là 38354409 ở khu vực TP Hồ Chí Minh thì
cách gọi sẽ như sau: +84.28.38354409 trong đó:
 +84 là mã quốc gia Việt Nam
 28 là mã vùng của TP Hồ Chí Minh
 38354409 là số điện thoại cần gọi
Còn có thể sử dụng một cú pháp khác để thực hiện cuộc gọi từ nước ngoài tới một
số điện thoại bàn ở Việt Nam: Bấm số (00) + (84) + (Mã vùng) + (Số điện thoại cần liên
lạc). Lúc này số liên lạc cần gọi ở ví dụ trên sẽ là: 00.84.28.38354409.
1.4. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ, CÁC NHÀ SÁNG CHẾ TIÊU BIỂU
1.4.1. Vai trò của công nghệ trong đời sống
Hiện nay chúng ta đang sống trong một xã hội có sự thay đổi rất lớn về mặt cơ cấu
cũng như là thay đổi về mặt chất lượng. Đặc biệt là khi có công nghệ thì sự hiện đại hóa
ngày càng được thể hiện rõ hơn.
Những thiết bị điện tử, những dòng sản phẩm công nghệ làm cho cuộc sống của
chúng ta dần trở nên hiện đại hơn. Đặc biệt là dòng thiết bị điện tử có thể thay thế con
người, sức lao động trong các trường hợp khác nhau. Chúng ta có thể kể đến những dòng
thiết bị được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như là: điện thoại, máy tính, tivi…
Với sự trợ giúp của điện thoại, máy tính bảng, laptop và internet giờ đây ta có thể
làm việc bất cứ lúc nào và ở đâu. Không chỉ giúp khắc phục các hạn chế về mặt thời gian
và không gian công nghệ còn được xem là trợ thủ đắc lực để chúng ta làm việc nhanh,
hiệu quả và chính xác.
Việc tìm kiếm thông tin và hỗ trợ trau dồi kĩ năng thực tế ở bất cứ lĩnh vực, thời
gian và địa điểm nào cũng đều cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ. Vậy nên với
sự phát triển của công nghệ sẽ giúp con người chủ động hơn trong việc làm chủ nền tảng
tri thức của bản thân. Công nghệ đem đến những liên kết, những nền giáo dục hiện đại,
truyền bá thông tin đến đại đa số người dân một cách nhanh chóng.
Công nghệ giúp ta dễ dàng kết nối với bạn bè, người thân dù đang cách xa nhau
hàng ngàn cây số.
Không chỉ giúp con người làm việc hiệu quả, sự phát triển của các thiết bị công
nghệ cũng giúp chúng ta giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.
Việc sử dụng công nghệ còn giúp đời sống con người có thêm sự thoải mái, tiện
nghi, giải phóng sức lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có thể nói công nghệ là một phần của cuộc sống có vai trò vô cùng khác biệt, tạo
nên một cuộc sống muôn màu cũng như là tạo cơ hội chúng ta có thể tiếp cận đến các nền
kinh tế phát triển trong và ngoài khu vực. Đây cũng là điều kiện đủ để có thể đánh giá về
một đất nước phát triển trên thế giới.
1.4.2. Những nhà sáng chế tiêu biểu
1.4.2.1. Thomas Alva Edison
Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 –
18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và nhà
doanh nghiệp đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh
hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20.
Thomas là đứa con thứ bảy trong gia đình.
Thuở nhỏ, Edison nổi tiếng là một cậu bé hiếu kì.
Edison hay đi học muộn vì vốn ốm yếu. Trong khi bạn bè đồng lứa còn ham chơi thì
Edison đã luôn băn khoăn tìm hiểu mọi vật. Vì những trò nghịch ngợm mà Edison đã bị
đuổi học sau khi đi học được ba tháng. Mẹ ông đảm nhận việc dạy con. Bà khuyến khích
và dạy ông đọc và làm thực nghiệm. Không học ở trường, Edison tự học ở sách theo cách
riêng của mình. Dần dần, với sự suy nghĩ, tìm tòi, không chú trọng lý thuyết suông, từng
bước Edison đã chinh phục những gì mà người thời bấy giờ cho là không tưởng. Ông
sáng lập viện nghiên cứu đầu tiên với mục đích tạo ra các cải tiến và cách tân liên tục
trong công nghệ. Chính tại đây, đa số các phát minh được đưa vào thực tiễn của ông đã ra
đời. Ông đóng góp trong việc thực nghiệm điện thoại, máy quay đĩa, tàu điện, máy phân
tích quặng, đèn điện, và một số cải tiến phát minh khác. Đa số các bằng sáng chế của
Edison là những bằng sáng chế hữu ích, chỉ khoảng hơn mười chiếc là bằng sáng chế
thiết kế.
Nhiều phát minh của ông không hoàn toàn là ý tưởng ban đầu của ông, nhưng
những cải tiến giúp nó có thể được sản xuất hàng loạt là của ông. Trái với điều mọi người
vẫn nghĩ, Edison không phát minh ra bóng đèn điện. Nhiều thiết kế đã được phát triển bởi
các nhà phát minh từ trước đó. Edison đã lấy các ưu điểm các thiết kế trước đó và cải tiến
chúng.
Năm 1808, một quý ông tên Humphry Davy đã lắp ghép một cục pin điện khổng
lồ (bao gồm 800 pin nhỏ hơn). Ông đã nối pin này với một sợi bạch kim để tạo ra ánh
sáng liên tục.
Vào năm 1835, James Bowman Lindsay trở thành người phát minh ra bóng đèn
sợi đốt dùng điện đầu tiên trên thế giới. Thật không may, ông ta đã không có được một
bằng sáng chế để bảo vệ phát minh của mình, và chưa bao giờ hoàn thiện được nguyên
mẫu ban đầu.
Vào năm 1860, Joseph Swan đã nảy ra ý tưởng tạo ra một khoảng trống để kéo dài
sự cháy sáng của dây tóc bên trong bóng đèn. “Dây tóc” của ông khi đó làm bằng than
chì đặt trong một bình thủy tinh hút chân không. Đến những năm 1878 -1880, Swan dần
hoàn thiện thiết kế bóng đèn ban đầu của mình và ông đã đăng ký bản quyền sở hữu với
chiếc bóng đèn này, ở Anh Quốc.
Đến lượt Thomas Edison, ông cùng các nhà nghiên cứu của mình tại Menlo Park
theo đuổi ý tưởng cải thiện sợi đốt của bóng đèn - đầu tiên họ thử than chì, sau đó là bạch
kim… Đến năm 1879, Thomas Edison tạo ra bóng đèn có dây tóc được làm bằng sợi
cotton (cụ thể gồm bông, vải lanh, và gỗ) đã hóa than, có thể chiếu sáng 14,5 giờ. Nhóm
của Edison cũng đăng ký bản quyền sở hữu chiếc bóng đèn của mình, nhưng ở Mỹ. Họ
vẫn tiếp tục thí nghiệm với các loại sợi, chỉ vài tháng sau họ tìm ra loại sợi làm từ tre, cho
phép tuổi thọ bóng đèn đến 1200 giờ. Sau đó, ông đưa nó ra thị trường bằng cách bắt đầu
một quy trình sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, Edison đã buộc phải đối mặt với Joseph
Swan trước tòa để xác định quyền sở hữu phát minh bóng đèn. Edison đã thua kiện. Tuy
vậy, cả hai nhà sáng chế cuối cùng đã được ủy quyền để cùng nhau sản xuất bóng đèn.
Do đó, Công ty đèn điện Edison & Swan United, được biết đến với tên là “Ediswan” đã
ra đời.
Đến 1904, nguyên tố vonfram đã được dùng làm dây tóc bóng đèn, một sáng chế
của Franjo Hanaman và Alexander Friedrich Just, cho hiệu suất sáng đến 8 lpw
(lumens/watt) và tuổi thọ được kéo dài. Vonfram, có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong
số tất cả các nguyên tố, vốn đã được biết đến bởi Edison như là một vật liệu tuyệt vời để
làm dây tóc, nhưng máy móc thời kỳ cuối thế kỷ 19 không cho phép Edison thành công
với vonfram. Đây vẫn là nguyên tố được sử dụng trong các bóng đèn sợi đốt (dây tóc)
ngày nay.
1.4.2.2. John Logie Baird
John Logie Baird (14 tháng 8 năm 1888 – 14 tháng 6
năm 1946) là nhà vật lý, kỹ sư điện, nhà nghiên cứu tiên phong
về vô tuyến điện và truyền hình. Ông là người Scotland. John
Logie Baird sinh ra tại thị trấn Helensburgh, Dumbartonshire
(Anh) trong một làng chài bên cửa sông Garloch. Cha của ông
là mục sư John Baird, mẹ của ông ta là Jessie Morrison Inglis
và có liên quan đến một gia đình đóng tàu từ Glasgow.
Ông được đào tạo tại Học viện Larchfield, Cao đẳng Kỹ
thuật Hoàng gia và Đại học Glasgow. Ông là một kỹ sư nghèo luôn bị bệnh tật đeo bám
vì thể chất yếu ớt, nhưng tình yêu với máy móc và lối suy nghĩ khác biệt đã giúp John
làm nên điều kỳ diệu.
Thế giới vẫn biết đến John Logie Baird là người phát minh ra chiếc tivi đầu tiên
vào năm 1925. Tuy nhiên, nguồn gốc ra đời của tivi xa và phức tạp hơn thế.
Lịch sử cho thấy, một sinh viên người Đức tên Paul Gottlieb Nipkow mới là người
đầu tiên đưa ra phát kiến hệ thống TV cơ điện tử đầu tiên năm 1885.
Năm 1924, nhà khoa học người Anh tên Bellde đã thành công trong thí nghiệm
truyền và tiếp nhận hình ảnh, khiến cho hình ảnh có thể truyền đi với khoảng cách xa, mở
màn tiên phong cho những chiếc ti vi sử dụng vệ tinh sau này. Năm 1926, tại London,
ông đã biểu diễn công khai thí nghiệm này khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc. Tuy
chiếc tivi mà ông nghiên cứu chế tạo ra chỉ có hai màu đen trắng và hình ảnh rất mờ
nhưng lại đã mở màn cho sự xuất hiện của những chiếc tivi sau này. Bellde được tôn là
''ông tổ của những chiếc tivi ".
Chiếc tivi màu đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi John Logie Baird vào
năm 1925. Ông là người đầu tiên giới thiệu công nghệ truyền hình màu sử dụng bóng đèn
điện tử, đặt một dấu mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của công nghệ
truyền hình. Năm 1926, chương trình truyền hình đầu tiên được John Logie Baird thực
hiện phát sóng. Đây là một màn múa rối được chính John Logie Baird thực hiện từ một
loạt các camera và gửi hình ảnh đến một màn hình tivi gần đó. Đến 1928, Baird lần đầu
tiên cho phát sóng một chương trình vô tuyến ra nước ngoài, từ London tới New York.
Đây được xem là chương trình phát sóng truyền hình màu đầu tiên trên thế giới. Bài
thuyết minh cho chiếc TV màu đầu tiên của Logie Baird diễn ra vào năm 1928. Chiếc TV
này có thể chạy 30 khung hình trong 5 giây, sau đó được cải tiến thành 12,5 khung
hình/giây và John Logie Baird đã trở thành người có công nhất cho ngành công nghiệp
TV và truyền hình ở thời điểm hiện tại.
Phát minh của Logie Baird đã trải thảm cho gần một thế kỉ phát triển của ngành
công nghiệp truyền hình và giúp mọi người trên khắp thế giới thông tin với nhau qua
những hình ảnh chuyển động đặc sắc. Bên cạnh việc phát minh ra vô tuyến truyền hình,
Baird còn được biết đến với nhiều nghiên cứu và phát minh khoa học khác. Trong số đó
phải kể đến công trình nghiên cứu để tạo ra những viên kim cương từ than chì, mặc dù
ông chưa thành công với nghiên cứu này. Ông cũng có đóng góp rất lớn trong việc tạo ra
các sợi quang học, mà từ đó giúp chúng ta chế tạo ra kính hồng ngoại nhìn đêm cũng như
radar sau này.
1.4.2.3. Alexander Graham Bell
Alexander Graham Bell (3 tháng 3 năm 1847 – 2 tháng 8 năm 1922) là nhà phát
minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotland. Sinh ra và trưởng thành ở Edinburgh,
Scotland. Ông là con thứ hai trong một gia đình có ba anh em trai. Cha ông là giáo sư
Alexander Melville Bell còn mẹ là bà Eliza Grace Symonds Bell. Cả gia đình ông đều
giảng dạy về diễn thuyết. Ông nội, cha và
chú của ông đều là những nhà diễn thuyết
chuyên nghiệp. Cha ông đã xuất bản nhiều
cuốn sách về chủ đề này, đến nay nhiều cuốn
vẫn có giá trị.
Alexander Graham Bell tốt nghiệp đại
học tại Toronto. Lúc đầu, ông chú ý đến lĩnh
vực âm học do có ý định cải thiện chế độ nghe cho mẹ của ông bị bệnh về thính giác.
Trong một thí nghiệm tình cờ, Alexander Graham Bell phát hiện ra một hiện tượng vô
cùng thú vị: Khi có dòng điện chạy qua đứt quãng, những vòng dây xoáy ốc sẽ phát ra âm
thanh. Từ hiện tượng này, Bell đã có ý tưởng sáng chế máy truyền điện tín. Khi có tiếng
nói, nếu như chúng ta có thể dùng sự thay đổi của dòng điện để mô phỏng sự thay đổi của
sóng âm thì chắc chắn sẽ làm được việc là dùng điện truyền tải lời nói. Với ý tưởng của
Bell, không ít nhà khoa học tỏ ý hoài nghi, thậm chí có người còn cho là việc điên rồ. Bất
chấp những dị nghị của mọi người, Bell kiên định với cách suy nghĩ của mình. Ông được
xem là người đầu tiên tận dụng việc phát minh ra điện thoại bằng cách phát triển các ý
tưởng của những người tiền nhiệm để biến chúng thích hợp với thị trường và thành cơ hội
kinh doanh.
Antonio Meucci, là một nhà phát minh gốc Ý, đã phát triển một thiết bị truyền
giọng nói năm 1857, được cho là chiếc điện thoại đầu tiên. Ông đã tạo ra một hệ thống
truyền giọng nói nối phòng ngủ trên tầng hai tới phòng thí nghiệm tại căn nhà trên đảo
Staten của mình. Năm 1871 ông nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho thiết bị của mình tại
Phòng Sáng chế Hoa Kỳ, nhưng không đề cập tới việc truyền giọng nói bằng tín hiệu
điện từ trong đơn đăng ký.
Năm 1875, Bell hoàn thành ý tưởng của mình đưa đến sự phát minh ra điện thoại.
Tháng 02/1876 ông xin bằng sáng chế và mấy tuần lễ sau được phê chuẩn.
Sau khi bằng sáng chế được xét duyệt, Bell đã cho trưng bày chiếc điện thoại của
mình tại một cuộc triển lãm kỷ niệm 100 năm thành lập thành phố Philadelphia. Phát
minh này được dư luận xã hội lúc đó rất hoan nghênh.
Mặc dù việc phát minh ra điện thoại đã giúp Bell trở thành triệu phú nhưng ông
vẫn không ngừng việc nghiên cứu của mình. Ông còn phát minh thành công máy dò kim
loại. Thiết bị này đã ngay lập tức được sử dụng cùng các thiết bị khác trong việc tìm viên
đạn trên người Tổng thống Hoa Kỳ James Garfield.
1.5. HOA VÀ CÂY CẢNH TRONG ĐỜI SỐNG
1.5.1. Khái niệm và giá trị của hoa, cây cảnh
1.5.1.1. Khái niệm
Cây hoa, cây cảnh còn gọi là cây trang trí. Đó là những cây có hoa đẹp hoặc thân,
lá, cành, củ, quả hấp dẫn hoặc có một dáng vẻ mang ý nghĩa tinh thần, tình cảm, thẩm mĩ
nào đó được trồng lấy hoa cắt hoặc trang trí cả cây để làm đẹp hoặc cải thiện mĩ quan
cảnh trí một không gian giới hạn nào đó như: một khu nhà ở, sân vườn, nội thất.
1.5.1.2. Giá trị của hoa, cây
cảnh
a. Giá trị thẩm mĩ, tinh thần
- Hoa là biểu tượng của cái đẹp, hoa có màu sắc tươi tắn hài hòa và hương thơm,
mật ngọt, hình thái đa dạng hấp dẫn cả con người và động vật.
- Hoa làm đẹp cảm xúc của con người tạo cho con người cảm giác yêu thương,
thanh thản.
- Hoa là biểu hiện của tình cảm, hoa đem lại giá trị tinh thần tình cảm mà không
vật chất nào có thể so sánh được. Hay gặp nhất, phổ biến nhất là trong tình yêu lứa đôi,
tình bạn, tình cảm gia đình, tình thầy trò, người ta thường tặng hoa để thể hiện tình cảm.
- Hoa thể hiện sự trang trọng, kính yêu, sự huy hoàng, dùng trong hội nghị, lễ, tết.
b. Giá trị về kinh tế
Tùy từng năm, tùy từng loại mà các loài hoa, cây cảnh có giá trị khác nhau. Có thể
từ một vài trăm đồng một bông hoa, nhưng cũng có thể một vài trăm nghìn đồng, vài
triệu đồng một cây cảnh. Người ta thường trồng vào các thời điểm, thời vụ sao cho có
hoa, cây cảnh để bán vào dịp có nhu cầu mua hoa, cây cảnh nhiều. Tương ứng với nhu
cầu, có các loại hình trồng hoa, cây cảnh theo mục đích về thời gian sử dụng như:
- Hoa thời vụ: Hoa trồng để bán vào dịp Tết Nguyên Đán và các ngày lễ lớn 8/3,
30/4, 1/5, 2/9, 20/11…
- Hoa quanh năm cung cấp cho nhu cầu hàng ngày, các hội nghị, hoặc bán vào
ngày mùng 1, ngày rằm các tháng âm lịch.
- Cây cảnh lâu năm.
c. Giá trị khác của cây hoa, cây cảnh
- Cây hoa, cây cảnh trồng được ở những vùng đất khô cằn vì chúng thường là
những cây có sức sống mãnh liệt, hoặc trồng ở nơi mà cây lương thực thực phẩm không
trồng được hoặc không nên trồng như đất hạn trồng cây cảnh chịu hạn, đất úng trồng sen,
đất ô nhiễm trồng hoa.
- Cây hoa, cây cảnh làm đẹp cảnh quan môi trường như không gian chật hẹp trong
những căn hộ, vừa làm cảnh vừa làm bóng mát hai bên đường và dải phân cách đường
giao thông, tạo vành đai xanh cho thành phố, cải tạo khí hậu, ngăn bụi, giảm tiếng ồn.
- Hoa và cây hoa là những vị thuốc chữa bệnh:
+ Hoa hồng dùng để chữa ho.
+ Hạt sen và tâm sen làm thuốc an thần, thuốc bổ.
+ Một số cây cảnh như đinh lăng, huệ, bạch thược có tác dụng cầm máu,
bồi bổ cơ thể.
- Hoa là nguồn mật cho nghề nuôi ong.
- Làm hương liệu, nguyên liệu trong thực phẩm, mĩ phẩm.
1.5.2. Những điều kiện ngoại cảnh để trồng hoa và cây cảnh
Mỗi loại cây trồng đều có yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh thích hợp để sinh
trưởng, phát triển. Cây hoa bao gồm rất nhiều loài, họ khác nhau nên yêu cầu điều kiện
ngoại cảnh rất khác nhau tùy theo từng loại hoa.
1.5.2.1. Yêu cầu nhiệt độ của cây hoa
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố cây hoa. Các loài hoa có
nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ cũng khác nhau. Dựa theo yêu cầu về nhiệt
độ có thể chia cây hoa thành 2 nhóm chính:
- Nhóm có nguồn gốc nhiệt đới: hoa lan, hoa trà mi, hoa hồng môn, hoa đồng
tiền…

- Nhóm có nguồn gốc ôn đới: hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa huệ…
Nhiệt độ là một yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa từ sự
nảy mầm của hạt, sự lớn lên, ra hoa, kết quả và chất lượng các loài hoa. Đặc biệt sự nở
hoa, ra hoa chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhiệt độ. Có những cây hoa yêu cầu nhiệt độ
thấp mới ra hoa. Ví dụ như cây hoa lan Dendrobium crumentura cần nhiệt độ giảm 5-6 0C
trong 1 thời gian cây mới ra hoa, còn ở nhiệt độ cao cây chỉ sinh trưởng mà không ra hoa.
Có những cây hoa yêu cầu nhiệt độ cao cây mới ra hoa như cây hoa lay ơn khi gặp trời
rét nhiệt độ thấp < 130C thì cây ngừng sinh trưởng, hoa không trỗ khỏi bao lá, chất lượng
hoa kém. Có những loại cây ra hoa quanh năm vì chúng ít phản ứng với nhiệt độ như hoa
hồng, hoa cúc…
* Yêu cầu nhiệt độ của 1 số loại hoa
- Hoa hồng yêu cầu nhiệt độ thích hợp là 18-240C Ở Việt Nam các giống hoa hồng
sinh trưởng và phát triển hầu như quanh năm chỉ trừ những vùng quá nóng, mưa quá
nhiều.
- Hoa cúc yêu cầu nhiệt độ thích hợp từ 20-25 0C. Ở Việt Nam các giống hoa cúc
sinh trưởng và phát triển hầu như quanh năm chỉ trừ những vùng quá nóng, mưa quá
nhiều.
- Hoa cẩm chướng: thích nhiệt độ mát mẻ ôn hòa. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với
hoa cẩm chướng là 17-250C. Ở miền Bắc hoa cẩm chướng thích hợp từ tháng 9 đến tháng
5 năm sau. Mùa hè nóng ẩm cây hoa cẩm chướng khó phát triển.
1.5.2.2. Yêu cầu ẩm độ của cây hoa
Ẩm độ không khí và ẩm độ đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng, phát triển của
cây hoa. Ẩm độ thích hợp thì cây hoa sinh trưởng phát triển tốt ít sâu bệnh, ra hoa đẹp
chất lượng hoa cao. Nước giữ vai trò quan trọng trong phân chia tế bào, trong việc duy trì
và phát triển của tế bào. Khi có đầy đủ nước và môi trường thích hợp tế bào phân chia
mạnh cây sinh trưởng nhanh. Khi thiếu nước các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây
giảm, các hợp chất hữu cơ được tạo thành ít, cây còi cọc chậm phát triển. Nếu quá trình
thiếu nước kéo dài cây hoa có thể khô, héo, chết. Khi quá nhiều nước cây bị úng ngập, sự
phát triển sinh trưởng của cây hoa cũng bị đình trệ. Quá ẩm ướt sâu bệnh phát triển mạnh,
hoa cho năng suất thấp, chất lượng kém. Mỗi loại hoa yêu cầu ẩm độ thích hợp khác
nhau.
1.5.2.3. Yêu cầu ánh sáng của cây hoa
Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa. Ánh
sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây. Thiếu ánh
sáng cây hoa không thể quang hợp được. Căn cứ vào thời gian chiếu sáng các cây hoa
được chia thành nhóm cây dài ngày và nhóm cây ngắn ngày.
- Cây dài ngày: Yêu cầu thời gian chiếu sáng dài, thời gian tối từ 8-10 giờ/ngày.
Ví dụ hoa Tuylip
- Cây ngắn ngày: Yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn, thời gian tối từ 10-
14giờ/ngày. Ví dụ hoa cúc
- Cây trung tính: Cây không phản ứng chặt chẽ với ánh sáng như cây cúc vạn thọ.
- Nếu cây dài ngày được trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích lũy
cacbonhydrat giảm, protein trong giai đoạn sinh thực giảm do đó cây không ra hoa.
Trong trường hợp cây ngày ngắn trồng trong điều kiện ngày dài, lượng cacbonhydrat tăng
nhanh dẫn đến sinh trưởng mạnh, cây cũng không ra hoa.
- Ở vùng nhiệt đới ánh sáng hàng ngày thường có từ 7 giờ đến 17 giờ. Cường độ
ánh sáng tăng dần và đạt cực điểm lúc 12-14 giờ sau đó giảm dần. Các loại hoa như hoa
hồng, hoa cúc, lay ơn, hoa cẩm chướng thích hợp với ánh sáng trực xạ. Một số loại hoa
như hoa lan, hoa trà mi… lại không ưa ánh sáng trực tiếp. Đặc biệt vào lúc giữa trưa nắng
gắt.
- Trong một họ, các loài cũng yêu cầu ánh sáng không giống nhau.
- Nếu thiếu ánh sáng thì cây chậm lớn, lá xanh thẫm, mềm yếu. Nếu cây thừa ánh
sáng, lá chuyển sang màu vàng, cây kém phát triển.
1.5.2.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng cho cây hoa
a. Yêu cầu về đất
Đất thích hợp cho trồng hoa là đất nhẹ, giàu mùn, hàm lượng dinh dưỡng cao thoát
nước. Đất bằng phẳng, có tầng canh tác đồng đều, đất đủ ẩm, để thoát nước khi mưa
nắng, mực nước ngầm sâu khoảng 0,6m. Đất nặng, úng nước cây sinh trưởng phát triển
khó khăn có thể dẫn đến úa vàng và chết.
- Chọn đất ở nơi có đủ ánh sáng, đất có thể thích hợp cho cả trồng cây bằng củ,
bằng hạt, cành để có thể thực hiện được chế độ luân canh. Thực hiện được chế độ luân
canh sẽ tránh được sự suy thoái đất, tránh được sự chết hàng loạt do nấm, vi khuẩn, tuyến
trùng gây ra.
- Đối với cây hoa lan giá thể hết sức quan trọng, giá thể có thể là cành cây, thân
củi, gỗ, gạch, xơ dừa, vỏ cây... Giá thể này có thể giúp cho cây đứng vững là nơi giữ,
cung cấp dinh dưỡng, nước cho hoa lan trong quá trình tưới, bón phân cho hoa lan.
b. Yêu cầu về dinh dưỡng cho cây hoa
Các yếu tố N, P, K, vi lượng, vitamin có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh
trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất của các loài hoa.
- Đạm (N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây hoa. Thiếu N cây
yếu ớt, lá vàng, sinh trưởng còi cọc, hoa bé, xấu. Thừa N cây phát triển mạnh, cây yếu,
vống, mềm dễ bị đổ. Thừa N sâu bệnh phát triển phá hoại hoa nặng, hoa chất lượng kém.
- Lân (P): Có tác dụng làm bộ rễ cây hoa phát triển. P các tác dụng trong việc tạo
thành và vận chuyển hợp chất hữu cơ trong cây hoa. Thiếu P cây hoa sinh trưởng chậm,
cây yếu, ra hoa muộn. Có đủ P cây hoa ra búp, ra hoa sớm hơn.
- Kali (K): Có tác dụng trong việc vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ trong cây
hoa. Kali có tác dụng làm tăng tính chống chịu của cây hoa, biểu hiện của cây hoa thiếu
K là lá bị xoăn, đốm nâu phát triển cây phát triển chậm.
Bón N, P, K đầy đủ với tỷ lệ thích hợp có tác dụng tốt cho cây hoa sinh trưởng
phát triển cân đối để đạt năng suất cao, phẩm chất hoa tốt.
- Bo: Có tác dụng đến sinh trưởng của cây hoa. Khi thiếu Bo, lá non bị xoăn
những lá khác bị vàng hoặc nâu bên mép lá.
- Canxi (Ca): Tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây hoa. Ca có tác dụng
ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ. Thiếu Ca cây hoa bị vàng lá có nhiều vết thối.
Thiếu Ca ảnh hưởng đến quá trình thiếu nước của cây, hoa còi cọc, năng suất hoa bị
giảm. Ca làm tăng sự nở hoa, tăng sự bền của hoa.
- Đồng (Cu): Thiếu Cu lá hoa dài, vàng, mềm, cây sinh trưởng chậm.
- Magiê (Mg): Lá già bị đốm vàng lan rộng ra toàn bộ diện tích với các đốm đen
mép lá. Thiếu Mg cây nhỏ, giòn, dẽ gãy.
- Mangan (Mn): Thiếu Mn lá cây nhỏ, đỉnh sinh trưởng bị vàng. Cây yếu, sinh
trưởng giảm, năng suất hoa bị giảm.
- Coban (Co): Có tác dụng làm tăng tính giữ nước trong hoa, làm cho hoa bền lâu
hơn.
- Vitamin: Vitamin cũng cần thiết cho cây hoa, đặc biệt là hoa lan cần vitamin B1,
B6 trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.
1.5.3. Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh
1.5.3.1. Kỹ thuật chuẩn bị đất
a. Chọn đất
Đất trồng cây hoa yêu cầu:
- Có thành phần cơ giới nhẹ, đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải, thoát nước
nhanh nhưng giữ ẩm tốt.
- Loại đất thích hợp nhất đó là đất phù sa và đất thịt nhẹ giàu chất hữu cơ, đất
trung tính pH = 5,5 - 6,5. Có thể xử dụng máy đo pH để đo.
b. Xử lý đất
- Đất là điều kiện quan trọng vì vậy trước khi trồng phải cải tạo đất. Bằng cách
bón phân hữu cơ, than bùn trộn thêm giá thể rơm rạ, phân chuồng mục để làm cho đất tơi
xốp tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển.
- Sau khi cày lật đất thì tiến hành ngâm đất có tác dụng: rửa muối làm giảm hàm
lượng muối, hàm lượng Clo; tiêu diệt mầm sâu bệnh hại còn tồn tại trong đất.
- Để làm tăng độ tơi xốp và thành phần dinh dưỡng của đất thì bón bổ sung thêm
phân chuồng đã được ủ hoai mục hoặc phân xanh, bón bổ sung thêm trấu hun hoặc mùn
mục.
- Độ chua đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự hút dinh dưỡng của rễ. Nếu đất bị chua
thì có thể cải tạo bằng biện pháp: Trộn than bùn vào đất hoặc bón vôi bột.
c. Làm đất
- Làm đất là sử dụng những công cụ, máy móc làm đất có thể tách, lật, đảo, trộn
đất, làm vụn xốp hoặc làm nhuyễn đất theo yêu cầu trồng trọt.
- Làm đất mang lại tác dụng sau:
+ Làm tăng độ xốp cho đất.
+ Giúp cho cây sử dụng dinh dưỡng trong đất thuận lợi hơn.
+ Làm tăng hiệu lực của nước tưới và phân bón.
+ Phòng trừ được cỏ dại và sâu bệnh hại trong đất.
+ Bảo vệ đất khỏi sói mòn, kết hợp với biện pháp khác để cải tạo đất.
+ Làm đất kết hợp bón thêm phân làm tăng độ phì cho đất.
d. Bón phân lót cho đất
Bón phân lót cho cây hoa thường sử dụng phân chuồng hoai mục, nên sử dụng
phân trâu bò đã được ủ hoai mục để bón. Tuyệt đối không sử dụng chưa hoai mục để bón
lót sẽ làm thối củ và ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của cây hoa.
1.5.3.2. Chuẩn bị chậu trồng cây
- Chậu để trồng hoa có thể được làm bằng các loại vật liệu như là gốm sứ, nhựa,
đan bằng tre, gỗ…Nhưng nên sử dụng những loại vật liệu dễ dàng vận chuyển, rẻ, bền.
- Kích cỡ chậu phù hợp và tùy thuộc vào giống hoa.
1.5.3.3. Ươm cây con
a. Ngâm, ủ hạt giống
Đối với các loại hạt có vỏ mỏng có thể ngâm bằng nước ấm khoảng 5-8 tiếng. Đối
với các loại hạt có vỏ dày thì nên ngâm bằng nước ấm (nguyên tắc pha nước 7 lạnh 3
nóng) ngâm 1 đêm cho vỏ hạt nở ra rồi hãy tiến hành gieo (cho nên bước này phải thực
hiện có kế hoạch và làm trước các bước chuẩn bị).
Sau khi ngâm hạt giống cây trồng, tiến hành ủ hạt (tùy loại hạt, có loại cần ủ vài
tiếng, 1 hoặc nhiều ngày), cũng có loại hạt không cần ngâm ủ.
b. Gieo hạt
Sử dụng chậu to nếu sau này không muốn thay chậu nữa hoặc khay ươm nếu gieo
số lượng nhiều. Dù dự tính trồng thẳng trong chậu hoặc sẽ chuyển xuống đất trồng thì
cũng nên ươm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí độ ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng…
Nguyên tắc gieo hạt là chôn hạt với độ sâu bằng 2-3 lần đường kính của hạt. Đối
với các loại hạt rất nhỏ, thì gieo trực tiếp trên mặt đất ẩm, sau đó phun sương cho hạt bám
vào chất trồng là được. Đối với hạt to hơn thì nên chôn sâu khoảng 1-2cm (chú ý ko nén
đất quá chặt sau khi chôn hạt). Sau khi gieo hạt xong nên phun suơng lên bề mặt vài lần
để đất và hạt tiếp xúc với nhau.
Đặc biết đối với các hạt xứ lạnh, sau khi gieo hạt nên xử dụng màng thực phẩm,
hay tấm kính đậy lại chậu hoặc khay ươm để tăng độ ẩm (đặt chậu nơi ít nắng), giúp hạt
nảy mầm nhanh hơn. Các loại hạt xứ nóng không cần thực hiện bước này.
c. Chăm sóc sau khi gieo hạt
Tùy loại mà hạt cần nhiệt độ khác nhau để nẩy mầm, tuy nhiên dao động từ
khoảng 20-250C thích hợp cho đại đa số hạt.
Chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô. Bao lâu phun nước
1 lần thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nơi gieo hạt giống cây trồng (nhiệt độ, sức gió…).
Vấn đề này đòi hỏi phải có kinh nghiệm và quan sát thường xuyên.
Vì hạt cần ánh sáng để nẩy mầm, nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt
và làm khô chất trồng nhanh chóng. Cũng có 1 số ít (rất ít) loại cần gieo hạt ở nơi râm
mát.
Khi cây con đã lớn đến mức độ nào đó (thân đủ cứng cáp, rễ mạnh…), có thể
chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp. Nếu trước đó đã gieo hạt
trong chậu to thì có thể trồng tiếp mà không cần sang chậu. Chú ý bón lót phân hữu cơ
vào đất trồng.
1.5.3.4. Chăm sóc cây con
a. Tưới nước
Hàng ngày phải tưới nước bổ sung cho cây. Cách tưới tốt nhất là tưới vào trước
buổi bình minh và sau lúc hoàng hôn. Khi tưới nước cho cây chú ý tưới từ bầu cây đến
toàn bộ thân, cành và lá cây.
Lưu ý: Tuyệt đối không được tưới cây giữa lúc trời trưa nắng, cây có thể bị chết
do chênh lệch nhiệt độ hoặc khúc xạ nhiệt.
Mùa hè mưa nhiều, nếu trồng trong chậu mà lỗ dưới đáy không thoát được nước
thì cây sẽ bị úng nước, bộ rễ trong chậu bị thâm đầu, thối rữa, cây héo rũ rồi chết. Vì vậy,
phải thường xuyên chú ý quan sát các chậu cây sau mỗi một trận mưa, nếu chậu cây nào
nước bị đọng không thoát được thì phải có biện pháp khắc phục ngay.
b. Bón phân
Bón phân cân đối NPK gồm đầy đủ các yếu tố đa - trung - vi lượng. Cố gắng
không được thừa chất này lại thiếu thiếu chất kia.
Ngâm phân NPK với nước lã cho tan đều, rồi pha loãng tưới cho cây. Sau khi tưới
nước phân xong phải tưới qua một lượt nước lã, cho nước phân ngấm sâu vào bầu đất,
vừa giữ được chất phân, vừa hạn chế được sự ô nhiễm môi trường.
c. Ngăn ngừa sâu bệnh
Các loại sâu bệnh phá hoại cây cảnh phát triển mạnh, nhất là sâu ăn lá và sâu đục
thân, ngoài ra còn có một số các loài sâu khác như rệp cánh trắng, bọ trĩ, nấm mốc, kiến
lên làm tổ … Người trồng hoa, cây cảnh phải thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu bệnh
sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Tùy quy mô trồng trọt sẽ vận dụng những biện
pháp khác nhau cho phù hợp.
CHƯƠNG 2: THỦ CÔNG – KỸ THUẬT
2.1. KỸ THUẬT GẤP, CẮT
2.1.1. Kỹ thuật gấp hình
2.1.1.1. Một số ký hiệu trong gấp hình
―•―•―•― : trục đối xứng, đường dấu giữa hình
------------ : đường cần gấp
: đường ghi kích thước
, , , : hướng cần gấp
, : gấp ra sau
T, : mặt trái giấy
2.1.1.2. Các nếp gấp cơ bản
Một số nếp gấp được vận dụng để tạo ra nhiều mẫu gấp được gọi là nếp gấp cơ bản.
- Nếp gấp cơ bản 1 (NGCB 1): nếp gấp song song trái chiều
- Nếp gấp cơ bản 2 (NGCB 2): nếp gấp lộn trái chiều sống giấy
- Nếp gấp cơ bản 3 (NGCB 3): nếp gấp hình vuông kép
- Nếp gấp cơ bản 4 (NGCB 4): nếp gấp hình tam giác kép
- Nếp gấp cơ bản 5 (NGCB 5): nếp gấp chụm 4 góc
2.1.1.3. Các nếp gấp cơ bản và mẫu gấp ứng dụng
a. Nếp gấp cơ bản 1 - Ứng dụng gấp: Quạt tròn
 Nếp gấp cơ bản 1
Nếp gấp cơ bản 1 là nếp gấp song song trái chiều được vận dụng trong nhiều mẫu gấp
như gấp quạt tròn, con bướm, lọ hoa, đèn xếp…
Yêu cầu kỹ thuật: phải gấp sao cho các nếp gấp thật đều nhau, thẳng, phẳng.
 Cách gấp
 Cách 1
- Đặt tờ giấy lên mặt bàn, vuốt phẳng, chọn 1 cạnh làm chuẩn.
- Chọn cạnh AB làm chuẩn.
- Gấp nếp thứ 1 rộng 0,5cm (hoặc lớn hơn), đường gấp song song với AB. Miết kỹ.
- Lật mặt sau gấp tiếp nếp gấp thứ 2 bằng đúng nếp gấp thứ 1 (đường gấp trùng khít mép
giấy AB).
- Lại lật giấy ra mặt sau gấp tiếp cho đến hết khổ giấy.
- Cách này đơn giản, dễ gấp nhưng rất khó gấp cho tất cả các nếp thật đều nhau khi chiều
dài giấy phải gấp quá dài. Một nhược điểm nữa là phần cuối thường là thừa hoặc thiếu so
với các nếp đã gấp, các nếp gấp hay bị so le.
 Cách 2
Cách này thoạt đầu thấy khó hơn nhưng thực ra có nhiều ưu điểm hơn hẳn cách 1 như:
các nếp gấp đảm bảo luôn bằng nhau, các đường gấp trùng khít không bị so le, nếp đầu
và cuối luôn bằng nhau vì ta gấp theo nguyên tắc chia đôi từng phần một.
Cách này cũng chọn 1 cạnh làm chuẩn.
- Từ 1 tờ giấy hình chữ nhật ABCD, lấy AB làm chuẩn, gấp cho CD trùng khít AB (gấp
đôi tờ giấy) được đường sống giữa OI (đường dấu giữa hình) (H.1).
- Lấy OI làm chuẩn, gấp AB và CD trùng với OI nhưng ngược chiều nhau (H.2).
- Lấy MN, KT làm chuẩn, ta gấp ngược AB & CD theo chiều mũi tên ta được H.3 (gấp
cho AB trùng MN, CD trùng với KT).
- Trải H.3 ra được H.4. Từ H.4 gấp theo chiều mũi tên vào đường sống giữa OI ta được 8
nếp gấp song song trái chiều (H.5).
- Muốn gấp thêm nhiều nếp nữa, ta lần lượt gấp đôi các nếp vừa gấp.
- Nếp gấp song song càng nhỏ càng đẹp.
 Ứng dụng

QUẠT TRÒN
* Vật liệu
- Giấy hình chữ nhật chiều dài gấp đôi chiều rộng 20 x 40cm.
- 2 thanh tre cật hay bìa cứng dài bằng chiều rộng tờ giấy, rộng 1cm.
- Hồ, chỉ.
* Cách thực hiện
- Gấp nếp song song ngược chiều nhau, lấy chiều rộng giấy làm chuẩn. Gấp hết chiều dài
tờ giấy ta được 1 thỏi giấy xếp.
- Gấp đôi thỏi giấy lấy dấu điểm giữa, dung chỉ cột chặt. Bôi hồ dán dính 2 mép giấy lại.
- Dùng 2 thanh tre cật đã vót nhẵn quấn giấy màu quanh thanh tre, tách nếp giấy cuối tra
cán quạt vào, dán kỹ.
- Có thể chia chiều dài tờ giấy gấp quạt thành 4 phần bằng nhau. Gấp nếp song song với
chiều dài tờ giấy chữ nhật nhỏ vừa chia. Lần lượt gấp thành 4 thỏi giấy.
- Sau đó gấp đôi, cột chỉ ở giữa mỗi thỏi giấy & dán dính 2 mép giấy ta sẽ được 4 phần
như nhau, mỗi phần là ¼ quạt tròn.
- Ghép 4 phần lại & tra cán quạt. Khi dán cán quạt phải dán 2 cán quạt vào 2 phần tư
khác nhau thì mới xếp quạt lại được.
* Lưu ý
Nếu muốn trang trí quạt phải trang trí lên tờ giấy thẳng trước khi gấp. Làm thêm chum
tua cột vào đuôi cán quạt cho đẹp. Giấy gấp cần dai & dầy vừa phải.
b. Nếp gấp cơ bản 2 - Ứng dụng gấp: Mỏ chim – Chân con vật
 Nếp gấp cơ bản 2 được gọi là nếp gấp lộn trái chiều sống giấy thường được vận
dụng gấp tạo đầu, cổ, mỏ, chân các con vật (mỏ, chân chim, chân ngựa,…).
Yêu cầu kỹ thuật: nếp gấp thật sắc nét, đẹp.
 Cách gấp
- Trước hết ta gấp theo đường cần gấp (--------), miết thật kỹ tạo đường dấu rồi mở ra như
cũ (hay nói là gấp lấy dấu) (H.1).
- Dùng các ngón tay nhẹ nhàng lộn ngược chiều sống giấy như ở H.2, H.3.
c. Nếp gấp cơ bản 3 - Ứng dụng gấp: Con chim – Con ngựa
 Nếp gấp cơ bản 3
Nếp gấp cơ bản 3 là nếp gấp biến đổi giấy gấp từ hình vuông đơn sang hình vuông kép.
Nếp gấp này được vận dụng gấp nhiều mẫu như con chim, con ngựa, cái ô,…
 Cách gấp
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông (H.1)
- Gấp đôi hình chữ nhật (H.1) để lấy dấu trục giữa.
- Gấp theo đường KD cho MK trùng với trục giữa. Tương tự gấp theo KC về phía sau
cho KN trùng với trục giữa (H.2).
- Cho tay vào giữa 2 lớp giấy kéo ra theo 2 chiều ngược nhau & đẩy D sang phía C ta
được hình vuông kép: NGCB 3 (H.3 & H.4).
 Ứng dụng

CON CHIM
- Giấy hình vuông.
- Gấp NGCB 3.
- Gấp vào theo hình vẽ để lấy nếp (H.1).
- Mở nếp vừa gấp ra & kéo góc D lên, vuốt theo nếp đã lấy dấu ta được hình thoi (H.2).
- Lật mặt sau gấp tương tự được (H.3).
- Gấp vào như hình vẽ (H.3) ở cả 2 mặt giấy; M, N giao nhau ở trục giữa được (H.4).
- Bẻ 2 mũi giấy lên & lộn trái sống giấy vào trong (H.5).
- Gấp theo đường dấu ở H.5 & lộn trái sống giấy (NGCB 2) được cổ chim (H.6).
- Gấp theo đường dấu, lộn trái sống giấy được đầu & mỏ chim.
- Gấp & lộn trái sống giấy làm đuôi chim.
- Chấm mắt cho chim.
CON NGỰA
- Giấy hình vuông. Gấp NGCB 3.
- Gấp theo hình vẽ đưa góc A vào đường dấu giữa, dùng bút đánh dấu vị trí đỉnh A giao
với trục giữa. Sau đó, mở ra lại (chỉ gấp lấy dấu). Lấy dấu ở cả 2 mặt giấy (H.1).
- Dùng kéo cắt theo chiều mũi tên đến điểm A’ vừa đánh dấu. Làm như vậy ở cả mặt giấy
sau (chú ý cắt 2 lần để không cắt phạm lớp giấy bên trong) (H.2).
- Kéo mép giấy vừa cắt xuống & gấp như hình vẽ (H.3) ta được 2 hình thoi. Đường gấp ở
H.3 chính là đường nối 2 điểm A & A’. Mặt sau làm tương tự.
- Gấp đôi mỗi hình thoi theo trục dọc của hình thoi như hình vẽ (H.4) ở cả 2 mặt giấy.
- Gấp theo H.5 & lộn trái chiều sống giấy làm đầu, cổ & đuôi ngựa.
- Thực hiện NGCB 2 ở phần mõm ngựa & 4 chân ngựa.
- Vẽ mắt cho ngựa. Có thể cắt ở phần đầu ngựa tạo 2 tai ngựa, cắt tỉa những đường cắt
dài, nhỏ ở gáy & đuôi ngựa để làm lông bờm ngựa, lông đuôi ngựa cho đẹp hơn.
d. Nếp gấp cơ bản 4 - Ứng dụng gấp: Quả bóng – Con ếch – Máy bay đuôi rời
 Nếp gấp cơ bản 4
Nếp gấp cơ bản 4 là nếp gấp được gấp từ giấy hình vuông. NGCB 4 biến đổi giấy gấp từ
hình vuông thành hình tam giác kép.
Nếp gấp này được ứng dụng gấp quả bong, con ếch, máy bay đuôi rời,…
 Cách gấp
- Gấp đôi theo đường chéo hình vuông (H.1).
- Gấp đỉnh A xuống cho trùng với đỉnh B. Gấp đỉnh C về phía sau cho trùng với đỉnh D
(H.2).
- Cho tay vào giữa 2 lớp giấy kéo ra theo chiều mũi tên (kéo theo 2 hướng ngược nhau)
như H.3 ta được hình tam giác kép: NGCB 4 (H.4).
 Ứng dụng

QUẢ BÓNG
- Giấy hình vuông. Gấp NGCB 4.
-Gấp theo hình vẽ cho đỉnh B & D trùng với đỉnh O (H.1).
- Gấp đỉnh E & F vào tiếp xúc nhau trên trục OI (đường gấp song song trục giữa) (H.2).
- Gấp 2 góc nhọn B, D xuống sao cho MB trùng với MN; DP trùng với PQ. Sau đó gài 2
góc giấy B, D vào trong 2 lớp giấy của cạnh ME, PF (H.3).
- Lật sang mặt sau gấp tương tự có H.4.
- Thổi hơi qua lỗ (ở điểm I) quả bóng sẽ căng dần, nắn đều các mặt sẽ được quả bóng có
hình khối vuông. Có thể làm tua và dây treo bóng trang trí ở lều trại, góc học tập…
CON ẾCH
- Giấy hình vuông. Gấp NGCB 4.
- Gấp hai góc D, A lên cho trùng với đỉnh O (H.1).
- Gấp 2 góc E, F vào như hình vẽ, E, F giao nhau trên trục OI chân trước ếch (H.2).
- Lật sang mặt sau. Gấp hai cạnh bên vào sao cho hai cạnh bên trùng với hai nếp gấp ở
mặt sau (hai nếp gấp ở H.2). Ở bước này để dễ gấp hơn ta có thể gấp như sau: gấp xong
H.2, gấp tiếp hai cạnh bên vào cho trùng với hai nếp gấp vừa gấp được, miết lấy dấu
(gấp, vuốt nếp xong, mở ra). Lật sang mặt sau (H.3) gấp lại theo hai nếp vừa lấy dấu ta
được H.4. Lật ra mặt sau ta được H.5.
- Gấp phần dưới H.5 lên một dải hẹp, nếp gấp song song mép giấy được H.6.
- Gấp đôi dải hẹp ở H.6 được H.7 2 chân sau của ếch. Lật mặt phải, vẽ mắt cho ếch.
- Kéo dựng hai chân trước của ếch lên. Dùng ngón trỏ miết nhẹ phần cuối thân ếch (nếp
gấp ở H.5) rồi buông ra ếch sẽ nhảy.
MÁY BAY ĐUÔI RỜI
- Giấy hình vuông (gấp đầu & cánh máy bay).
- Giấy hình chữ nhật có chiều dài bằng cạnh hình vuông, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài
(làm thân & đuôi máy bay).
 Đầu, cánh máy bay
- Gấp NGCB 4.
- H.1 gấp giống H.1 bài “Con ếch”.
- Gấp lấy nếp 4 đường như hình vẽ (H.2).
- Xếp lại theo nếp vừa lấy dấu, vuốt nhọn 2 góc E, F bẻ lên phía đỉnh O (H.3).
- Gấp về phía sau theo đường chấm (- - - -) (gấp đôi hình về phía sau cho đỉnh O trùng
với I) ta được đầu & cánh máy bay (H.4).
 Thân, đuôi máy bay
Gấp đôi mảnh giấy hình chữ nhật theo trục dọc, vẽ và cắt như hình vẽ ta được thân &
đuôi máy bay (H.5).
 Lắp ghép máy bay
- Mở đầu, cánh máy bay trở lại H.3. Lồng thân, đuôi máy bay vào giữa 2 lớp giấy; xong
gấp phần đầu, cánh máy bay trở lại H.4 được máy bay hoàn chỉnh. Chú ý trục giữa của
thân, đuôi phải thẳng hang với trục giữa của đầu, cánh máy bay (H.6).
- Có thể thêm các chi tiết trang trí như cờ hiệu, tên hãng hàng không.
e. Nếp gấp cơ bản 5 - Ứng dụng gấp: Tàu thủy - Đuôi cá - Con chó - Con mèo
 Nếp gấp cơ bản 5
Nếp gấp cơ bản 5 được gọi là nếp gấp chụm 4 góc. Nếp gấp này được gấp từ giấy hình
vuông & gấp chụm góc 3 lần, sau mỗi lần gấp phải lật sang mặt sau để gấp tiếp.
Từ NGCB 5 có thể gấp tàu thủy hai ống khói (mẫu gấp ứng dụng cơ bản). Từ tàu thủy sẽ
gấp thành đuôi cá, con chó, con mèo,…
NGCB 5 dễ thực hiện nhưng cần chú ý là giấy gấp phải thật vuông & có kích thước
tương đối lớn để những bước gấp cuối mẫu gấp không bị nhỏ quá & dầy cộm sẽ khó gấp.
 Cách gấp
- Gấp chéo hình vuông rồi gấp đôi đường chéo để lấy dấu điểm giữa O của hình vuông
(hoặc gấp 4 hình vuông).
- Gấp 4 đỉnh của hình vuông chụm vào tâm O (H.1) ta được 1 hình vuông nhỏ hơn: lần
gấp thứ 1.
- Lật hình ra mặt sau, gấp chụm 4 đỉnh hình vuông vào tâm O: lần 2 (H.2).
- Lật hình ra mặt sau, lại gấp chụm 4 đỉnh hình vuông vào tâm O: lần 3 (H.3) ta được
NGCB 5.
- Một mặt của NGCB 5 là 1 hình vuông gồm 4 hình tam giác (H.4a). Mặt kia là hình
vuông gồm 4 hình vuông nhỏ, mỗi hình vuông này gồm 2 tam giác vuông cân (H.4b).
 Ứng dụng

TÀU THỦY
- Giấy hình vuông.
- Gấp NGCB 5 (H.4b).
- Ở 2 hình vuông đối diện kéo 2 đáy tam giác ra theo 2 hướng ngược nhau như hình vẽ
tạo hai ống khói (H.1).
- Kéo dựng 2 hình vuông còn lại theo chiều mũi tên, đồng thời gấp đôi hình lại cho hai
ống khói chồng lên nhau được tàu thủy (hoặc gấp đôi H.2 theo trục ngang rồi kéo dựng 2
hình vuông lên làm thành tàu) (H.3).

ĐUÔI CÁ
Từ tàu thủy hai ống khói bằng 1 thao tác ta có thể biến đổi tàu thủy thành hình cái đuôi
cá.
Cách biến đổi tàu thủy thành đuôi cá: bẻ hai mũi tàu xuống theo chiều mũi tên & lộn trái
sống giấy thành tàu ta sẽ được hình đuôi cá.
CON CHÓ
Từ mẫu gấp tàu thủy & đuôi cá tạo được hình con chó.
3 tờ giấy hình vuông cùng kích thước, ít giấy màu đỏ, đen.
 Cách gấp
 Gấp đầu, thân & 4 chân
- Gấp giấy hình vuông thành 1 tàu thủy (đầu chó) & 2 đuôi cá (thân & 4 chân).
- Lắp ghép:
+ Tàu thủy quay ngược xuống, 2 mũi tàu là 2 tai chó; ống khói phía trước làm mõm chó,
ống khói thứ 2 phía sau làm cổ chó, đây cũng là phần nối ráp với thân chó.
+ 2 đuôi cá ráp nối lại thành thân & 4 chân (phần lồng ghép là 1 “ống khói” của đuôi cá
thứ 1 với “ống khói” của đuôi cá thứ 2 ----- thân chó. Hai “ống khói” còn lại của 2 đuôi
cá ở 2 đầu của thân sẽ là cổ và ráp đuôi chó. Hai mũi nhọn của hai đuôi cá là 4 chân chó.
Khi lồng ghép 3 mẫu gấp theo thứ tự: đầu (tàu thủy) – thân & 2 chân trước (đuôi cá 1) -
thân & 2 chân sau (đuôi cá 2) gấp cho 1 “ống khói” nhỏ lại 1 chút cho dễ ráp và bôi ít hồ
cho dính chắc.
 Hoàn tất
- Cắt 2 hình tròn nhỏ màu đen làm mắt. Cắt lưỡi chó bằng giấy màu đỏ, dán vào giữa 2
lớp giấy của phần mõm chó.
- Cắt 1 hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều rộng miệng “ống khói”, chiều dài gấp 4
chiều rộng. Cắt tỉa tạo thành đuôi chó dán vào giữa 2 lớp giấy của “ống khói” còn lại của
thân được hình con chó (vuốt nhẹ cho đuôi hơi cong cụp xuống).
Muốn dán vào vở chỉ cần dán 2 chân sau, phần còn lại không dán, chỉ thu gọn theo nếp
gấp để khi mở vở sẽ có hình con chó hơi chồm ra trước trông sinh động hơn.
CON MÈO
Từ mẫu gấp đuôi cá có thể tạo hình con mèo.
3 tờ giấy hình vuông có cùng kích thước.
 Cách gấp
- Gấp thành 3 đuôi cá.
- Đầu mèo: quay ngược 1 đuôi cá, 2 mũi nhọn là 2 tai mèo, 1 “ống khói” thu gọn lại
thành hình vuông nhỏ như ở NGCB 5 làm mõm mèo. Cắt, dán mắt, mũi, ria cho mèo.
- Thân & 4 chân: làm giống thân chó.
- Dán ghép đầu vào thân mèo (giống bài “Con chó”).
- Cắt thêm đuôi và dán vào thân mèo.
- Cách dán vào vở giống cách dán Con chó.
2.1.2. Kỹ thuật cắt, gấp cắt
2.1.2.1. Cắt theo các nét kẻ sẵn
* Cắt nét thẳng
Tay trái cầm giấy, tay phải cầm kéo, mắt nhìn nét kẻ; giấy, bìa đặt sâu trong họng kéo,
lưỡi kéo mở ra đặt trên đường kẻ. Khi cắt mở rộng lưỡi kéo, cắt nhát dài (mỗi nhát cắt dài
độ 2/3 lưỡi kéo là vừa) để đường cắt không bị răng cưa.
+ Cắt nét thẳng song song: dùng thước kẻ đường song song cho đều rồi cắt.
+ Cắt đường song song dính liền 2 đầu: kẻ đường song song rồi gấp đôi tờ giấy. Dùng
kéo cắt từ đường gấp vào một đoạn ngắn rồi mở tờ giấy ra, đưa mũi kéo vào cắt nét thẳng
theo đường kẻ.
* Cắt nét cong (hình tròn, nét lượn cong)
Mở lưỡi kéo hẹp, giấy đặt sâu trong họng kéo, cắt nhát ngắn và chậm. Khi cắt tay cầm
kéo và tay cầm giấy đều phải xoay lượn để tạo nét cong.
* Cắt đường gấp khúc
Khi cắt cần chú ý chỗ hai đường cắt giao nhau, không được cắt lẹm đường cắt này sang
đường cắt kia. Muốn vậy khi cắt phải ước lượng mũi kéo cho chuẩn xác đúng vào chỗ
gấp khúc hoặc cắt chậm từ hai phía đến sát chỗ gấp khúc rồi bấm cho rời hẳn ra để nét cắt
sắc góc, nhẵn cạnh.
2.1.2.2. Cắt theo kiểu gấp cắt
Nguyên tắc gấp cắt: hình có bao nhiêu góc thì tờ giấy gấp cắt được chia làm bấy nhiêu
phần. Bước 1 là gấp giấy làm đôi, bước 2 là gấp tiếp tùy theo số góc của hình muốn cắt.
Ví dụ: hình lục giác, hoa 6 cánh đều phải gấp đôi giấy rồi gấp tiếp làm 3 phần bằng nhau.
* Gấp cắt hình tròn

Cách 2
* Gấp, cắt hình ngũ giác, sao 5 cánh, hoa 5 cánh

+ Cách vẽ, cắt ngôi sao 5 cánh từ hình vuông

+ Cách gấp, cắt hoa 5 cánh từ hình tròn


Hình tròn gấp 2 ------ gấp làm 5 phần bằng nhau-------vẽ, cắt cánh hoa tùy ý.

Cánh tròn Cánh nhọn Cánh răng cưa Cánh kép (5x2)
* Gấp cắt hình lục giác, hoa 6 cánh

* Gấp cắt hoa 4 cánh, 8 cánh


+ Hoa 4 cánh
Gấp 4 hình vuông ------- gấp 2 (8 phần bằng nhau)-------vẽ và cắt.

+ Hình bát giác, hoa 8 cánh


Gấp 4 hình vuông ------ gấp 2-------gấp 2 (16 phần)
Vẽ cắt như hình 5 ta được hoa 16 cánh.
Từ cách gấp cắt hình bát giác (H.3) ta có thể cắt được hoa trang trí phong phú, đa dạng
tùy theo nét vẽ và cắt dùng trang trí dán tường, lót đĩa, lót lọ hoa,…
Từ hình tròn gấp 2 ------ gấp làm 3 phần bằng nhau ------ gấp 2, vẽ, cắt tùy ý ta cũng
được các mẫu hoa trang trí.

 Tràng hoa trang trí


Vật liệu: giấy màu hình vuông 12 x 12cm (giấy mỏng), hồ, chỉ.
+ Gấp giấy hình vuông làm 8 như hình vẽ (H.1, H.2, H.3)

+ Hình 4 (H.4)
- Từ cạnh trên đo xuống 1cm, vẽ đường viền.
- Cách đường viền 1cm vẽ những đường thẳng song song cách đều nhau 0,7cm (giấy
dầy), 1cm (giấy mỏng) và xen kẽ trái chiều nhau, cách nếp gấp 0,5cm.
- Cắt theo nét vẽ, chừa phần góc O để dán, không cắt sát O.
- Bôi hồ 4 góc dán 2 miếng thành 1 đôi, giữa 2 đôi là hoa hoặc lá trang trí.
* Lưu ý
- Nhát kéo thứ 1 phải cắt từ cạnh huyền vào.
- Nhát kéo thứ 2, 4,… cắt trái chiều với nhát cắt thứ 1, 3,….
- Hoa, lá trang trí: hoa có thể cắt hoa 5 cánh, lá như hình vẽ (hình vuông gấp 8, vẽ cắt).

2.1.2.3. Kỹ thuật ghép, dán hình


Đối với các bài cắt, ghép, dán hình thì sau khi cắt xong các chi tiết, xếp ướm thử các chi
tiết lên giấy nền thấy ưng ý thì đánh dấu vị trí từng chi tiết rồi mới dán. Chi tiết ở xa dán
trước, chi tiết ở gần dán sau. Cần lưu ý đến bố cục sao cho đẹp, không ghép, dán hình vào
sát mép của trang giấy.
Tùy theo giấy dầy hay mỏng mà dùng hồ đặc hay loãng. Dán xong dùng một tờ giấy
trắng đặt lên sản phẩm vuốt nhẹ để hình ghép phẳng, đẹp, không nhăn.
Hình ghép đẹp hay không là do kỹ thuật ghép của mỗi người (phần tạo dáng cho cân đối).
Kỹ thuật cắt và dán cũng góp phần làm hình ghép thêm phần sắc nét. Ngoài ra, việc phối
màu sao cho hài hòa, hợp lý cũng rất quan trọng, nó làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản
phẩm đẹp và bắt mắt.
Với kỹ thuật cắt, ghép, dán hình từ các hình hình học như hình tròn, hình vuông, hình
chữ nhật, hình tam giác,… chúng ta có thể tạo được nhiều mẫu hình đồ vật, con vật, hoa
lá,… vô cùng phong phú, đẹp mắt, ngộ nghĩnh tùy theo ý tưởng sáng tạo của mình.
2.1.2.3. Thực hành phối hợp gấp, cắt, dán hình
a. Gấp cắt chữ
Gấp cắt kiểu chữ in đều nét, không chân.
+ Nguyên tắc gấp cắt chữ: gấp cắt theo trục đối xứng dọc hay ngang của mảnh giấy hình
chữ nhật định cắt chữ. Một số chữ đặc biệt phải vẽ cắt.
+ Quy ước xem hình vẽ:
- Chỗ có nét gạch chéo là phần cắt bỏ.
- Chỗ không tô là mặt trái chữ gấp lên.
+ Kích thước chữ: cắt chữ từ hình chữ nhật có chiều dài gấp rưỡi chiều rộng hay hơn một
chút (3 x 5 ô, 4 x 6 ô,…).
 Chữ gấp cắt theo trục đối xứng dọc A, V, T, U, Y, M
Chữ P, R gấp đôi phần trên.
 Chữ đối xứng với cả 2 trục dọc và ngang O, Q, C, G, H, X: gấp tư cắt.

- Chữ Q cắt như chữ O, dán thêm 1 nét dưới góc phải.
- Chữ C cắt như chữ O rồi cắt bỏ bớt 1 phần giữa thân bên phải.
- Chữ G cắt như chữ C nhưng có thêm nét ngang ở mấu dưới.
- Chữ S gấp 4 cắt tròn 4 góc như chữ O rồi mở ra vẽ cắt.
 Chữ L, N, K (đặc biệt): không gấp cắt được ta ngắm cắt theo dòng kẻ.

* Lưu ý
- Chữ L, E không sử dụng hết bề rộng giấy.
- Muốn chữ O, C, Q, G tròn xoay ta cắt từ giấy hình vuông.
- Muốn M rộng khổ tăng thêm 1 nét ở bề rộng giấy [(3 + 1) x 5 ô]
- Chữ K có hai cách cắt: đối xứng trục ngang hoặc là chữ đặc biệt.
b. Gấp, kẻ, cắt chữ số
 Nhóm chữ số toàn nét thẳng 1, 4, 7

 Nhóm chữ số gồm nét thẳng và nét cong 2, 5


 Nhóm chữ số chủ yếu là nét cong 0, 8, 3, 6, 9

Số 8 dùng compa vẽ hình tròn tâm ở giữa ô số 2 (từ trên xuống), bán kính 1,5 ô; gấp đôi
theo trục ngang rồi cắt, trổ hình tròn ở giữa.
c. Cắt, dán khẩu hiệu
Quy trình cắt dán khẩu hiệu:
 Lựa chọn phối hợp màu sắc
Chọn màu giấy cắt chữ cho phù hợp với màu nền. Ví dụ: nền đỏ chữ trắng hay vàng.
 Dự tính cỡ chữ
- Đo khoảng cần dán khẩu hiệu.
- Trừ khoảng đầu và cuối tấm nền (tùy khẩu hiệu nhiều hay ít chữ).
- Chia chiều dài của khoảng cần dán chữ cho số chữ cái của khẩu hiệu + số khoảng cách
giữa các từ / tiếng (1 khoảng cách = 1 chữ) ta được bề ngang của mỗi chữ, rồi trừ đi 1cm
Ví dụ: Cắt dán “ HỌC TẬP TỐT, LAO ĐỘNG TỐT”
Chiều dài tấm nền là 110cm. Chừa đầu và cuối tấm nền 7cm / bên
Chiều dài khoảng cần dán khẩu hiệu là 96cm.
Số con chữ 19 + 5 (khoảng cách) = 24 chữ
Chiều rộng mỗi chữ:
(96 : 24)cm – 1cm = 3cm (1cm khoảng cách giữa các con chữ).
Chiều dài mỗi chữ:
3cm x 1,5 = 4,5cm 5cm.
Nếu khẩu hiệu nhiều chữ quá, ta lấy bề dài chữ gấp đôi bề ngang để chữ không bị nhỏ
quá. Khoảng cách giữa 2 tiếng bằng ½ bề ngang chữ.
 Chuẩn bị cắt chữ
- Đếm số chữ và cắt 19 mảnh giấy hình chữ nhật theo kích thước đã tính (3 x 5cm).
- Viết khẩu hiệu ra giấy nháp để tính mỗi con chữ có bao nhiêu chữ (H: 1, O: 5, C:1,…).
- Xếp cắt (phải xếp cùng mặt phải lên trên, không xếp quá 3 tờ giấy để gấp cắt).
 Dán khẩu hiệu
Cắt chữ xong xếp ướm thử cả khẩu hiệu lên tấm nền rồi mới dán lần lượt từng chữ từ trái
sang phải (kẻ đường chân khẩu hiệu để dán thẳng hàng).
* Cách dán các con chữ trong 1 tiếng:
- Các chữ có nét thẳng khi dán cách nhau 1 khoảng e = 1 nét chữ (ví dụ: N H).
- Các chữ có nét xiên ghép xen lồng vào nhau e = 1 nét chữ (V A).
- Các chữ có nét cong và nét thẳng ghép lại e = ½ nét chữ (O P).
- Các chữ có nét cong ghép lại e < ½ nét chữ (O C).
2.2. KỸ THUẬT ĐAN TRANG TRÍ
2.2.1. Khái niệm
Trong đời sống có nhiều đồ dùng được tạo nên từ những tấm đan như rổ rá, phên liếp,…
đan từ tre, nứa, dang, mây, lá buông,… Trong chương trình Thủ công ở Tiểu học chương
“Đan nan” được đưa vào dạy giúp HS làm quen với nghề truyền thống của dân tộc, biết
đan một số kiểu đan cơ bản và giúp các em khéo léo hơn.
Đặc điểm chung của các kiểu đan khi đan bằng giấy, bìa là phải đan khít, đúng mẫu quy
định. Khi đã nắm được cách đan các em được rèn các kỹ năng:
- Cắt nan thẳng đều, trơn nét.
- Biết cách cắt nan nền là giấy, bìa (cắt để liền một đầu nan), nan ngang, nan nẹp.
- Tập cho đôi tay khéo léo, chính xác, linh hoạt dần qua việc đan nan rời vào nan nền.
Các em cũng được giáo dục các tính tốt như: cẩn thận, tỉ mỉ trong khi cắt nan và đan nan;
tính tiết kiệm, thói quen lao động; biết quý sản phẩm lao động, biết cách giữ gìn, bảo
quản đồ dùng.
Một số thuật ngữ trong đan nan:
- Nan nền (nan dọc): nan liền hai đầu hay một đầu khi đan giấy, còn gọi là nan dọc. Loại
nan này khi đan bằng tre, nứa cũng pha rời.
- Nan rời (nan ngang): để đan vào nan nền còn gọi là nan ngang.
- Đè: nan ngang nằm trên nan dọc.
- Bắt (cất): nan ngang nằm dưới nan dọc.
Các kiểu đan cơ bản: đan nong mốt – đan nong đôi – đan hoa chữ thập đơn, hoa chữ
thập kép – đan mặt sàng.
2.2.2. Đan nong mốt
- Là kiểu đan đơn giản nhất.
- Đan nong mốt là kiểu đan mà nếu nhìn về cả hai hướng (dọc, ngang) thì mỗi nan đều
tuần tự đè lên một nan và luồn dưới một nan khác kế tiếp, hàng nan sau xen kẽ với hàng
nan trước.

- Hàng 1: đè 1, bắt 1, … (đan liên tiếp)


- Hàng 2: bắt 1, đè 1,… (đan ngược với hàng 1 / xen kẽ với hàng 1)
- Hàng 3 (hàng lẻ): giống hàng 1
- Hàng 4 (hàng chẵn): giống hàng 2
* Lưu ý: sau mỗi lần đan xong một nan phải dồn nan đó sát với nan đã đan trước.
* Nguyên tắc đan nong mốt: bắt 1, đè 1, hai hàng nan ngang liền kề lệch nhau 1 nan dọc.
Ở Tiểu học khi dạy bài đầu tiên GV dặn HS đem theo giấy, bìa màu có kẻ ô ở mặt trái.
GV hướng dẫn HS cắt nan nền, nan rời, nan nẹp dựa theo dòng kẻ ô, chiều rộng mỗi nan
là 1 ô để HS dễ cắt thẳng.
Cắt nan nền (nan dọc) để liền một đầu, đan xong sẽ dán nẹp viền xung quanh tấm đan,
màu nan nẹp khác với màu nan dọc, nan ngang. Nan nẹp có kích thước như nan rời.
Cách dán nan nẹp:
- Dán nan nẹp thứ 1 vào cạnh các nan dọc cắt rời ra trước (dán hai đầu nan trước vào 2
nan dọc ngoài cùng để cố định cạnh hình vuông hoặc hình chữ nhật không bị bè ra).
- Tiếp đến dán nan 2, 3, 4 vào các cạnh còn lại của tấm đan.
Đan nong mốt thường ứng dụng đan rổ, rá, phên,… Thực tế nguyên liệu đan là mây, tre,
dang, nứa, lá cọ,… Có ba cách đan:
- Đan hai mặt dày: nan dọc, nan ngang khít sát.
- Đan một mặt dày, một mặt thưa: nan dọc thưa, nan ngang khít hay ngược lại.
- Đan tạo ô vuông (đan mắt cáo): nan dọc và nan ngang để cách nhau một khoảng bằng
nhau. Đan xong sẽ tạo những khoảng ô vuông trống giữa các hàng đan.
2.2.3. Đan nong đôi
Đan nong đôi là kiểu đan mà nhìn cả về hai hướng của tấm đan mỗi nan đều tuần tự đè
lên hai nan và luồn dưới hai nan khác kế tiếp nhưng hàng nan sau phải lệch đi một nan so
với hàng nan trước.
* Nguyên tắc đan nong đôi: bắt 2, đè 2, hai hàng nan ngang liền kề lệch nhau một nan
dọc.
2.2.4. Đan hoa chữ thập
2.2.4.1. Hoa chữ thập đơn

Đan nong mốt với nan ngang cùng màu với nan nền để làm nổi rõ hoa.

2.2.4.2. Hoa chữ thập kép

Nan cùng màu nền để hoa được nổi rõ.


Có thể cài thêm nan màu khác ở giữa hoa làm nhụy.
2.2.5. Đan mặt sàng

Đan mặt sàng là kiểu đan ứng dụng đan nong đôi.
Ngoài những kiểu đan cơ bản trên ta còn có thể đan trang trí dựa vào mẫu vẽ. Cần vẽ mẫu
trước trên giấy kẻ ô vuông bằng cách tô đậm hoặc đánh dấu (X) thành hình hoa, lá, con
vật, đồ vật, hoa văn… sao cho phù hợp với diện tích tấm đan và chọn cách trang trí đẹp
nhất. Đồng thời khi nghĩ mẫu để đan cần kết hợp sao cho tấm đan được chắc chắn. Dựa
vào mẫu vẽ khi đan chỉ cần để cho nan có màu tương ứng đè lên đúng vị trí cần đan và
luồn dưới nan khác. Có thể vận dụng các mẫu thêu chữ thập (mũi dấu nhân, mũi chữ X).
Ta có thể pha màu cho tấm đan đẹp hơn bằng cách gài xen nan (những đoạn nan ngắn).
Ví dụ: cần 1 ô màu khác ta cắt nan dài 3 ô để gài vào 2 nan hai bên, độ dài của nan gài
bao giờ cũng dài hơn 2 ô so với phần cần gài nan.
2.3. KỸ THUẬT LÀM ĐỒ VẬT
* Mục đích
- Hướng dẫn HS cách làm đồ vật đơn giản.
- Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học về gấp, cắt, dán, ghép ... để thực hiện một số
đồ vật đơn giản từ những vật liệu gần gũi, dễ kiếm.
- Việc làm đồ vật nhằm rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, kỹ năng lao động, thói quen lao
động theo quy trình, có kế hoạch, phát huy năng lực sáng tạo, khiếu thẩm mỹ, tính kiên
nhẫn tỉ mỉ ....
- Việc tự làm đồ vật có tác dụng góp phần giáo dục toàn diện cho HS.
* Ý nghĩa
 Giáo dục trí tuệ
Để làm được các loại đồ vật mang đặc điểm đặc trưng các em phải quan sát để phân tích,
nhận xét, so sánh các vật với nhau. Các hoạt động trí tuệ như khả năng quan sát, phân
tích, tổng hợp, ghi nhớ, tưởng tượng tư duy kỹ thuật...của các em được hình thành và
phát triển.
Trong quá trình tập làm đồ vật, các em sử dụng thành thạo các dụng cụ học tập: kéo,
thước kẻ, bút chì. , kỹ năng tạo hình bằng giấy, bìa được củng cố thêm. Cuối giờ học khi
các em được tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn, các em được rèn cách
trình bày ý kiến của mình sao cho rõ ràng và mạch lạc.
 Giáo dục thẩm mỹ
Việc tự làm đồ vật giáo dục các em biết yêu cái đẹp, biết tự tạo nên vẻ đẹp của sản phẩm,
tự hào về sản phẩm do mình làm ra.
 Giáo dục đạo đức
Giờ học làm đồ vật có nhiều khả năng gây hứng thú, hình thành nhiều đức tính tốt cho
các em như: tính tích cực chủ động, sáng tạo, kiên trì, biết khắc phục khó khăn, biết quan
tâm, giúp đỡ bạn bè.
 Giáo dục lao động
Hoạt động thực hành làm đồ vật cũng là hình thức lao động, trong đó cần dùng đến
phương tiện lao động, vận dụng kỹ năng sử dụng công cụ lao động. Hoạt động này mang
tính lao động nghệ thuật có sự kết hợp giữa hoạt động tích cực của trí tuệ & vận dụng
thao tác lao động để tạo ra các sản phẩm. Do đó việc tự làm đồ vật có tác dụng giáo dục ý
thức lao động và lòng yêu lao động của các em.
2.3.1. Làm đồ dùng học tập
2.3.1.1. Quy trình làm đồ dùng học tập
- Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ
- Thực hiện các chi tiết hay các bộ phận.
- Lắp ghép các chi tiết.
- Trang trí hoàn thiện sản phẩm. 2.3.1.2. Thực hành
 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu ỐNG ĐỰNG BÚT

- Lon cá hộp, hoặc lon sữa bò


- Giấy màu
+ Dụng cụ
- Kéo, bút, thước, keo dán
 Cách thực hiện
- Vệ sinh chiếc lon sạch sẽ, để
khô.
- Cắt tấm giấy màu hoặc hoa văn có chiều dài bằng vỏ lon cộng 2cm mép giấy dán, chiều
cao bằng chiều cao vỏ lon.
- Trang trí cho ống bút bằng cách vẽ trực tiếp lên giấy hoặc cắt các mảnh giấy màu để
trang trí theo ý thích.
- Dùng keo dán bọc tấm giấy bên ngoài vỏ lon.
HỘP ĐỰNG ĐỒ DÙNG HỌC TẬP BẰNG BÌA CỨNG
 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
- Vài hộp hình chữ nhật bằng bìa nhiều kích cỡ, vài lõi giấy vệ sinh
- Giấy màu
+ Dụng cụ
- Kéo, bút, thước, keo dán, băng keo
 Cách thực hiện
- Cắt các hộp giấy có chiều cao thấp khác nhau (thấp hơn chiều cao của tập hoặc sách) để
tạo thành các ô đựng tập, sách.
- Cắt một hôp có chiều cao bằng chiều cao của lõi giấy vệ sinh và bỏ các lõi giấy vệ sinh
vào bên trong để làm ống đựng bút.
- Ghép các hộp lại với nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, dùng keo dán dính các hộp lại
với nhau như trong hình.
- Dùng giấy màu tùy thích dán bên ngoài hộp, hoặc dùng màu nước tô bên ngoài hộp để
trang trí theo ý thích.
2.3.2. Làm đồ chơi, đồ chơi dân gian
2.3.2.1. Quy trình làm đồ chơi, đồ chơi dân gian
- Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ
- Thực hiện các chi tiết hay các bộ phận.
- Lắp ghép các chi tiết.
- Trang trí hoàn thiện sản phẩm.
2.3.2.2. Thực hành
ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
- Giấy màu, giấy bìa.
- Hồ.
+ Dụng cụ
- Thước, bút, kéo.
 Cách thực hiện
+ Cắt thành các nan giấy
- Chọn màu giấy làm các bộ phận của đồng hồ : mặt đồng hồ, dây đeo, đai cài.
- Cắt 1 nan giấy (màu nhạt) dài 24 ô, rộng 3 ô làm mặt đồng hồ.
- Cắt & dán nối thành 1 nan giấy màu khác dài 30 đến 35 ô, rộng gần 3 ô, cắt vát 2 bên
của 2 đầu nan làm dây đồng hồ.
- Cắt 1 nan dài 8 ô, rộng 1 ô làm đai cài dây đồng hồ.
+ Làm mặt đồng hồ
Gấp 1 đầu nan giấy làm mặt đồng hồ vào 3 ô & gấp cuộn lại tiếp cho hết chiều dài nan
(miết kỹ sau mỗi nếp gấp) được 1 hình vuông gồm nhiều lớp giấy có cạnh 3 ô.

+ Gài dây đeo đồng hồ


- Gài 1 đầu nan làm dây đeo vào khe giữa của các lớp giấy mặt đồng hồ.
- Gấp nan này đè lên nếp gấp cuối của mặt đồng hồ rồi luồn nan qua 1 khe khác phía trên
khe vừa gài. Kéo đầu nan cho nếp gấp sát giữ mặt đồng hồ và dây đeo.

- Dán 2 đầu nan dài 8 ô, rộng 1 ô làm đai cài (mép dán chồng lên nhau 1,5 ô).
+ Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ
- Vẽ số 12, 3, 6, 9 & chấm các điểm chỉ giờ khác (1, 2, 4, 5, 7, 8, 10, 11).
- Vẽ kim đồng hồ.
- Luồn đai cài vào dây đồng hồ. Gài dây đeo vào mặt đồng hồ, gài đầu dây thừa qua đai.
VÒNG ĐEO TAY
 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
Giấy màu (2 màu hài hòa, đẹp mắt), hồ.
+ Dụng cụ
Thước, bút chì, kéo.
 Cách thực hiện
+ Cắt các nan giấy
Cắt các nan giấy rộng 1 ô & dán nối thành 2 nan khác màu dài 50 đến 60 ô.
+ Gấp các nan giấy
- Dán đầu của 2 nan như H.1. Gấp nan dọc đè lên nan ngang, nếp gấp sát mép nan, gấp
nan ngang đè lên nan dọc (H.2 & H.3)
- Tiếp tục gấp như thế cho hết chiều dài nan, dán phần cuối 2 nan lại ta đựợc 1 sợi dây
dài.

+ Hoàn chỉnh vòng đeo tay


Dán 2 đầu sợi dây vừa gấp lại được vòng đeo tay.

HỘP VUÔNG
 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
Giấy màu, giấy bìa, hồ.
+ Dụng cụ
Thước, bút chì, kéo.
 Cách thực hiện
+ Chuẩn bị
Cắt 1 tờ giấy vuông cạnh 20cm (kích thước tùy hộp lớn hay nhỏ, có thể dùng bìa & dán
giấy màu lên).
+ Gấp lấy nếp
- Xếp lấy nếp hai trục giữa của hình vuông (xếp lần lượt từng trục một).
- Xếp lấy nếp 2 đường chéo của hình vuông.
- Xếp lấy nếp các đường EF, FG, GH, HE.
- Xếp lấy nếp các đường 1.2, 1.2, 2.1, 2.1
- Vẽ thêm các nét như hình vẽ.
+ Cắt
- Cắt từ ngoài vào theo đường chấm (-----)
- Cắt tua làm râu bướm (====)
- Cắt đường viền các cặp 1.1, 2.2 ( ) làm cánh bướm. Có thể gấp hộp xong nhập đôi
hai cánh cắt cho đều.
+ Hoàn tất
- Xếp thành hộp. Trang trí thêm cho đẹp ở cánh bướm, cạnh hộp.
CON BƯỚM
 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
- 2 tờ giấy hình vuông có màu khác nhau (hay giấy hoa), hình vuông nhỏ có cạnh bằng
4/5 cạnh hình vuông lớn.
- Chỉ, hồ.
- 1 đoạn dây đồng, giấy bạc (trong bao thuốc lá).
+ Dụng cụ
- Kéo.
 Cách thực hiện
+ Cánh bướm
- Gấp đôi hình vuông lớn theo đường chéo để lấy dấu.
- Lấy đường chéo làm chuẩn thực hiện NGCB 1 (nếp gấp cách đều) đến hết góc giấy.
Nếp gấp rộng 0,5cm. Nửa tờ giấy còn lại cũng gấp nếp song song cách đều.
- Gấp đôi thỏi giấy đã xếp lấy dấu giữa làm đôi cánh lớn.
- Gấp tờ giấy vuông nhỏ giống vậy làm đôi cánh nhỏ.
- Dùng chỉ buộc ghép đôi cánh lớn với đôi cánh nhỏ lại với nhau. Cánh lớn phía trên,
cánh nhỏ phía dưới. Mở rộng các nếp gấp cho các cánh bướm xòe ra cho đẹp.
+ Râu bướm
- Cắt giấy bạc quấn quanh đoạn dây đồng 15cm (hoặc dùng dây đồng có vỏ bọc nhựa,
màu phù hợp).
- Quấn dây đồng buộc qua thân bướm 2 vòng, 2 đầu dây đồng uốn cong thành 2 râu
bướm.
- Có thể lấy 1 đoạn chỉ buộc 1 đầu vào thanh tre , đầu kia buộc vào thân bướm. Khi chơi
ta rung nhẹ thanh tre cho cánh bướm rung rinh.
LỌ HOA
 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
- Giấy hình chữ nhật dài 22cm, rộng 17cm (1 tờ giấy chiếc tập) hoặc kích thước lớn hơn
(tăng theo tỉ lệ).
- Bìa cứng, chỉ, hồ.
+ Dụng cụ
Kéo, thước, bút chì.
 Cách thực hiện
- Xoay tờ giấy nằm ngang như hình vẽ. Đo & lấy dấu các đường làm miệng lọ, cổ lọ,
thân lọ, đế lọ hoa.
 Miệng lọ: đo từ mép giấy trên xuống 3,5cm.
 Cổ lọ: cách đường lấy dấu miệng lọ 2,5cm.
 Thân lọ: cao 9cm.
 Đế lọ: đường dấu cách mép giấy dưới 2 – 2,5cm.
- Gấp theo các đường dấu vừa kẻ để lấy nếp, miết kĩ. Các đường gấp theo thứ tự 1, 2, 3.
Đường gấp 1, 3 gấp vào mặt phải giấy, đường gấp 2 gấp ra sau (gấp vào mặt trái giấy).
- Xoay dọc tờ giấy, gấp nếp song song trái chiều hết chiều dài giấy.
- Dùng tay kéo nhẹ các nếp gấp ra theo thứ tự đế lọ, cổ lọ, miệng lọ với góc độ thích hợp
với từng bộ phận của lọ.
- Bôi hồ vào nếp gấp cuối dán vào bìa đã trang trí hoa, lá. Chờ hồ khô kéo các nếp thành
nửa vòng cung & dán nếp giấy đầu của lọ vào bìa ta được lọ hoa treo tường. Chú ý khi
dán phải tạo dáng cho lọ hoa (dán hình chữ V).
ĐÈN QUẢ TRÁM
 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
- 3 tờ giấy màu hình chữ nhật dài 30cm, rộng 20cm.
- Chỉ, hồ.
+ Dụng cụ
Kéo, kim.
 Cách thực hiện
- Gấp đôi tờ giấy theo trục dọc.
- Gấp giấy đã gấp đôi thành những nếp gấp song song với chiều rộng giấy, nếp gấp nhỏ,
đều, ngược chiều nhau. (H.1)
- Lần lượt gấp cả 3 tờ giấy.
- Tách 2 lớp giấy vừa gấp thành hình chữ V (H.2)
- Dán nối 3 chữ V với nhau (bôi hồ 2 nhánh của chữ V để ghép lại).
- Dùng kim chỉ xuyên qua các nếp gấp song song ở 2 đầu của chữ V rồi buộc lại (cột vừa
lỏng để khi mở đèn được dễ).
- Kéo 2 đầu của đèn úp vào nhau, dùng hồ dán lại thành đèn quả trám.
- Làm thêm dây treo, dây tua trang trí cho đèn.
CHONG CHÓNG
 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
- Giấy màu hình vuông, 2 hình tròn nhỏ.
- Thanh tre dài khoảng 25cm.
- Kẽm, ống hút, hồ.
+ Dụng cụ
- Kéo, bút chì, thước, kim (compa).
 Cách thực hiện
+ Làm thân chong chóng
- Kẻ 2 đường chéo hình vuông. Chia đường chéo làm 3 phần bằng nhau, lấy dấu. Cắt theo
đường kẻ tới dấu đã vạch.
- Đánh số thứ tự các nửa góc vuông từ 1 đến 8.
- Vừa bẻ vào, vừa bôi hồ dán dính các góc mang số lẻ 1, 3, 5, 7 lại (hoặc các góc mang số
chẵn 2, 4, 6, 8).
- Dán hình tròn thứ 1 vào tâm của chong chóng, chỗ các cánh xếp vào.
- Hình tròn thứ 2 dán phía sau, đúng điểm giữa của hình vuông.
+ Làm cán chong chóng
Buộc kẽm quấn quanh đầu thanh tre mấy vòng cách đầu thanh tre 2cm & xoay sợi kẽm
thẳng góc với thanh tre.
+ Lắp ráp thân vào cán chong chóng
- Cắt ống hút: 2 đoạn 1cm, 1 đoạn 3cm.
- Dùng kim xuyên lỗ điểm giữa trên thân chong chóng (2 tâm của 2 hình tròn).
- Xỏ đoạn ống hút 1cm vào sợi kẽm, xỏ thân chong chóng có đoạn ống hút 3cm ở giữa &
cuối cùng là đoạn ống hút thứ ba 1cm.
- Bẻ gập đầu mút của sợi kẽm cong lại giữ chong chóng không bị sút ra.

 Chong chóng 8 cánh


- Chuẩn bị 2 hình vuông bằng nhau, cùng hoặc khác màu.
- Kẻ & cắt như chong chóng 4 cánh nhưng có vẽ & cắt thêm 1 đoạn ngắn nữa (1cm) như
hình vẽ.
- Cắt 2 hình ngược nhau (H.1, H.2).
- Lồng 2 hình vuông vào nhau, vừa bẻ cánh vào vừa bôi hồ dán các cánh lại (4 cánh của
hình vuông thứ 1 & 4 cánh của hình vuông thứ 2).
 Chong chóng 3 cánh
Thực hiện từ giấy hình tam giác đều, tương tự cách làm chong chóng 4 cánh. Có thể vẽ,
cắt tam giác đều bằng cách vẽ tam giác đều nội tiếp hình tròn.

2.3.4. Làm biển báo giao thông


BIỂN BÁO GIAO THÔNG: CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU
 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
- Giấy màu đỏ, màu cam, màu trắng
+ Dụng cụ
- Kéo, bút chì, thước, hồ dán
 Cách thực hiện
+ Làm mặt biển báo
- Gấp, cắt hình tròn màu đỏ có cạnh 6 ô (mục 2.1.2.2) làm nền.
- Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô, chiều rộng 1 ô
làm vạch ngang biển báo.
+ Làm chân biển báo
- Cắt hình chữ nhật màu cam có chiều dài 10 ô , rộng 1 ô làm
chân biển báo.
+ Dán biển báo
- Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng.
- Dán chân hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng
nửa ô .
- Dán vạch ngang màu trắng vào giữa biển báo.

BIỂN BÁO GIAO THÔNG: CHỈ HƯỚNG ĐI PHẢI, PHẢI THEO


 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
- Giấy màu xanh dương, màu cam, màu trắng
+ Dụng cụ
- Kéo, bút chì, thước, hồ dán
 Cách thực hiện
+ Làm mặt biển báo
- Gấp, cắt hình tròn màu xanh có cạnh 6 ô (mục 2.1.2.2) làm
nền.
- Cắt hình mũi tên màu trắng có chiều dài 4 ô, chiều rộng 1 ô.
+ Làm chân biển báo
- Cắt hình chữ nhật màu cam có chiều dài 10 ô , rộng 1 ô làm
chân biển báo.
+ Dán biển báo
- Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng.
- Dán chân hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô .
- Dán mũi tên màu trắng vào giữa biển báo.

BIỂN BÁO GIAO THÔNG: CẤM ĐỖ XE


 Vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu
- Giấy màu đỏ, xanh dương, màu cam
+ Dụng cụ
- Kéo, bút chì, thước, hồ dán
 Cách thực hiện
+ Làm mặt biển báo
- Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô (mục 2.1.2.2) làm nền.
- Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô.
- Cắt hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô, chiều rộng 1 ô.
+ Làm chân biển báo
- Cắt hình chữ nhật màu cam có chiều dài 10 ô , rộng 1 ô làm
chân biển báo.
+ Dán biển báo
- Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng.
- Dán chân hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng
nửa ô.
- Dán hình tròn màu xanh lên giữa hình tròn màu đỏ.
- Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn màu xanh
hình như hình.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC
3.1. MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
3.1.1. Đặc điểm môn học
Công nghệ bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong
việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Trong mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
thì khoa học hướng tới khám phá, tìm hiểu, giải thích thế giới; còn công nghệ, dựa trên
những thành tựu của khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các
vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cải tạo thế giới, định hình môi trường sống của con người.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ được thực hiện từ lớp
3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và môn Công nghệ ở
cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.
Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa
chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật) trong
giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng,
thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khác nhau. Trong dạy học công nghệ, có những
nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những
nội dung đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp
với yêu cầu của từng địa phương, vùng miền.
Sự đa dạng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ cũng
mang lại ưu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hướng
nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội dung giới
thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập; các hoạt
động trải nghiệm nghề nghiệp qua các mô đun kĩ thuật, công nghệ tự chọn.
Cũng như các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành và
phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được đề cập trong Chương trình tổng
thể. Với việc coi trọng phát triển tư duy thiết kế, giáo dục công nghệ có ưu thế trong hình
thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Công nghệ có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác, đặc biệt là với
Toán học và Khoa học. Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên, môn Công nghệ góp
phần thúc đẩy giáo dục STEM – một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng
ở nhiều quốc gia trên thế giới.
3.1.2. Quan điểm xây dựng chương trình
Chương trình môn Công nghệ tuân thủ quy định trong Chương trình tổng thể, đồng
thời xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau:
1. Khoa học, thực tiễn: Chương trình dựa trên các thành tựu về lí luận dạy học kĩ
thuật; tham chiếu các mô hình giáo dục kĩ thuật, công nghệ đang được sử dụng phổ biến
trên thế giới như mô hình định hướng lao động thủ công, mô hình giáo dục kĩ thuật tổng
hợp, mô hình công nghệ đại cương, mô hình thiết kế kĩ thuật và mô hình định hướng kĩ
thuật tương lai; đồng thời, chương trình được xây dựng bám sát và phù hợp với thực tiễn
Việt Nam.
2. Kế thừa, phát triển: Chương trình kế thừa những ưu điểm của chương trình giáo
dục phổ thông hiện hành trên các phương diện quan điểm xây dựng chương trình, mục
tiêu, nội dung, chuẩn cần đạt, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; đồng thời phản
ánh cách tiếp cận mới về vị trí, đặc điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và
kiểm tra, đánh giá của môn Công nghệ.
3. Hội nhập, khả thi: Chương trình phản ánh xu hướng quốc tế, coi thiết kế kĩ thuật
là một trong những tư tưởng chủ đạo của giáo dục công nghệ, đặc biệt là ở cấp trung học
phổ thông; có tính đến những yếu tố đặc thù và điều kiện của Việt Nam để đảm bảo tính
khả thi của chương trình.
4. Hướng nghiệp: Chương trình thực hiện giáo dục hướng nghiệp trên cả hai
phương diện định hướng và trải nghiệm nghề nghiệp. Nội dung hướng nghiệp trong môn
Công nghệ đồng bộ, nhất quán với các hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác trong
Chương trình giáo dục phổ thông.
5. Mở, linh hoạt: Chương trình phản ánh những tri thức phổ thông, thiết thực, cốt lõi
mà tất cả học sinh cần phải có, đồng thời bảo đảm tính mở nhằm đáp ứng sự đa dạng,
phong phú của công nghệ, nhu cầu, sở thích của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng
địa phương; phản ánh được tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
3.1.3. Mục tiêu chương trình
3.1.3.1. Mục tiêu chung
Chương trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ
và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu
quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề
thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động
giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực
chung; thực hiện các nội dung xuyên chương trình như phát triển bền vững, biến đổi khí
hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính,...
3.1.3.2. Mục tiêu cấp tiểu học
Giáo dục công nghệ ở cấp tiểu học bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh
năng lực công nghệ trên cơ sở các mạch nội dung về công nghệ và đời sống, thủ công kĩ
thuật; khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu công nghệ. Kết thúc tiểu học, học sinh sử
dụng được một số sản phẩm công nghệ thông dụng trong gia đình đúng cách, an toàn;
thiết kế được sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản; trao đổi được một số thông tin đơn
giản về các sản phẩm công nghệ trong phạm vi gia đình, nhà trường; nhận xét được ở
mức độ đơn giản về sản phẩm công nghệ thường gặp; nhận biết được vai trò của công
nghệ đối với đời sống trong gia đình, ở nhà trường.
3.1.4. Thời lượng chương trình
Thời lượng dành cho phân môn Công nghệ trong môn Tin học và Công nghệ ở cấp
tiểu học là 35 tiết/lớp/năm học
3.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
3.2.1. Yêu cầu cần đạt
3.2.1.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Công nghệ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ
yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định
tại Chương trình tổng thể.
3.2.1.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Môn Công nghệ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, bao gồm
các thành phần: Nhận thức công nghệ, Giao tiếp công nghệ, Sử dụng công nghệ, Đánh
giá công nghệ, Thiết kế kĩ thuật. Biểu hiện cụ thể của năng lực công nghệ ở từng thành
phần như sau:
- Nhận thức công nghệ:
 Nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự nhiên và môi trường sống do con
người tạo ra.
 Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình, nhà trường.
 Kể được về một số nhà sáng chế tiêu biểu cùng các sản phẩm sáng chế nổi tiếng có
tác động lớn tới cuộc sống của con người.
 Nhận biết được sở thích, khả năng của bản thân đối với các hoạt động kĩ thuật, công
nghệ đơn giản.
 Trình bày được quy trình làm một số sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản.
- Giao tiếp công nghệ
 Nói, vẽ hay viết để mô tả những thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia
đình.
 Phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm
công nghệ đơn giản.
- Sử dụng công nghệ
 Thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ thuật.
 Sử dụng được một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.
 Nhận biết và phòng tránh được những tình huống nguy hiểm trong môi trường
công nghệ ở gia đình.
 Thực hiện được một số công việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong gia đình.
- Đánh giá công nghệ
 Đưa ra được lí do thích hay không thích một sản phẩm công nghệ.
 Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ cùng chức năng.
- Thiết kế kĩ thuật
 Nhận thức được: muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là quá
trình sáng tạo.
 Kể tên được các công việc chính khi thiết kế.
 Nêu được ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu thông
dụng theo gợi ý, hướng dẫn.
3.2.2. Phương pháp giáo dục
3.2.2.1. Định hướng chung
Phương pháp giáo dục môn Công nghệ bám sát định hướng về phương pháp giáo
dục được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính chủ động,
sáng tạo, tích cực và phù hợp với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học
sinh; coi trọng học tập dựa trên hành động, trải nghiệm; coi trọng thực hành, vận dụng
kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
b) Khai thác có hiệu quả hệ thống các thiết bị dạy học tối thiểu theo nguyên lí thiết
bị, phương tiện dạy học là nguồn tri thức về đối tượng công nghệ. Coi trọng các nguồn tư
liệu ngoài sách giáo khoa; khai thác lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy học trên các phương diện lưu trữ tri thức, đa phương tiện, mô phỏng, kết nối, môi
trường học tập.
c) Vận dụng sáng tạo quan điểm giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật
và Toán học (STEM) góp phần hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất gắn với giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh.
3.2.2.2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và
năng lực chung
a. Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu
Môn Công nghệ có lợi thế giúp học sinh phát triển các phẩm chất chủ yếu, đặc biệt
là tính chăm chỉ, đức trung thực, tinh thần trách nhiệm thông qua những nội dung giáo
dục liên quan tới môi trường công nghệ con người đang sống và những tác động của nó;
thông qua các hoạt động thực hành, lao động, trải nghiệm nghề nghiệp; và môi trường
giáo dục ở nhà trường trong mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội.
b. Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học
Trong giáo dục công nghệ, năng lực tự chủ của học sinh được biểu hiện thông qua
sự tự tin và sử dụng hiệu quả các sản phẩm công nghệ trong gia đình, cộng đồng, trong
học tập, công việc; bình tĩnh, xử lí có hiệu quả những sự cố kĩ thuật, công nghệ; ý thức và
tránh được những tác hại (nếu có) do công nghệ mang lại,... Năng lực tự chủ được hình
thành và phát triển ở học sinh thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế và
chế tạo các sản phẩm công nghệ, sử dụng và đánh giá các sản phẩm công nghệ, bảo đảm
an toàn trong thế giới công nghệ ở gia đình, cộng đồng và trong học tập, lao động.
Để hình thành, phát triển năng lực tự học, giáo viên coi trọng việc phát huy tính tích
cực, tự lực, chủ động của học sinh, đồng thời quan tâm tới nguồn học liệu hỗ trợ tự học
(đặc biệt là học liệu số), phương pháp, tiến trình tự học và đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giao tiếp và hợp tác được thể hiện qua giao tiếp công nghệ, một thành
phần cốt lõi của năng lực công nghệ. Việc hình thành và phát triển ở học sinh năng lực
này được thực hiện thông qua dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, khuyến khích học sinh
trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng,...khi thực hiện các dự án học tập và sử dụng, đánh giá
các sản phẩm công nghệ được đề cập trong chương trình.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Giáo dục công nghệ có nhiều ưu thế trong hình thành và phát triển ở học sinh năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, sáng tạo sản phẩm
mới; giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn. Trong Chương trình
môn Công nghệ, tư tưởng thiết kế được nhấn mạnh và xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp
trung học phổ thông và được thực hiện thông qua các mạch nội dung, thực hành, trải
nghiệm từ đơn giản đến phức tạp là điều kiện để hình thành, phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
3.2.2.3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ và các mạch nội dung của môn Công nghệ là hai thành phần
cốt lõi của chương trình môn học, có tác động hỗ trợ qua lại. Năng lực công nghệ góp
phần định hướng lựa chọn mạch nội dung; ngược lại, mạch nội dung là chất liệu và môi
trường góp phần hình thành phát triển năng lực, định hướng hoàn thiện khung năng lực
công nghệ.
Năng lực công nghệ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động dạy và
học. Mỗi hoạt động dạy học cụ thể đều xác định rõ mục tiêu phát triển năng lực trên cơ
sở phân tích đặc điểm nội dung dạy học và tham chiếu khung năng lực chung, năng lực
công nghệ.
3.3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC
Năng lực công nghệ và các mạch nội dung của môn Công nghệ là hai thành phần
cốt lõi của chương trình môn học, có tác động hỗ trợ qua lại. Năng lực công nghệ góp
phần định hướng lựa chọn mạch nội dung; ngược lại, mạch nội dung là chất liệu và môi
trường góp phần hình thành phát triển năng lực, định hướng hoàn thiện khung năng lực
công nghệ. Năng lực công nghệ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động
dạy và học. Mỗi hoạt động dạy học cụ thể đều xác định rõ mục tiêu phát triển năng lực
trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung dạy học và tham chiếu khung năng lực chung,
năng lực công nghệ.

You might also like