« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu phân tích và đánh giá mô hình quan hệ "ứng dụng công nghệ thông tin" - "phương thức phát triển mới nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia"


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu phân tích và đánh giá mô hình quan hệ “Ứng dụng công nghệ thông tin.
- “Phương thức phát triển mới nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” Tác giả luận văn: Hoàng Minh Tiến Khóa: 2014A – Thạc sĩ kỹ thuật Người hướng dẫn: PGS.
- Huỳnh Quyết Thắng Từ khóa: Ứng dụng công nghệ thông tin.
- năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong những năm vừa qua, Chính phủ ban hành các Nghị quyết (gọi là Nghị quyết 19) về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử cũng được đặc biệt quan tâm – cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày về Chính phủ điện tử.
- Tại nhiều diễn đàn, hội thảo uy tín trong nước, công nghệ thông tin được nhắc đến như là hạ tầng của các hạ tầng – là phương thức phát triển mới để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích: Tìm hiểu sâu về các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin – xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam cũng như nghiên cứu, phân tích mối tương quan giữa 2 nội dung này.
- Đối tượng: Các đối tượng trong bộ tiêu chí năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử.
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của các tổ chức quốc tế.
- tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, trong xã hội Việt Nam.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn gồm 3 chương, trong đó: Chương I: Nghiên cứu, tóm tắt về các khái niệm, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trên thế giới và đề xuất mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh phù hợp với Việt Nam.
- Chương II: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam và đề xuất các lĩnh vực có thể ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Chương III: Đề xuất mô hình phân tích, đánh giá và mối liên hệ giữa ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực cạnh tranh quốc gia, công thức đánh giá và kết quả khảo sát thực tế.
- d) Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, phân loại và tổng hợp lý thuyết được thực hiện để đưa ra các khái niệm, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia trên thế giới.
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu thực tế để đưa ra hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
- Phương pháp mô hình hóa được thực hiện để phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Phương pháp sơ đồ, điều tra, phân tích và tổng kết kinh nghiệm được thực hiện để đưa ra kết luận về mối liên quan giữa ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- e) Kết luận - Nghiên cứu, tổng hợp được các khái niệm, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của các tổ chức có uy tín trên thế giới và đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam.
- Tổng hợp được tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
- Đề xuất được mô hình thỏa đáng để phân tích, đánh giá mối liên hệ giữa ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Số liệu khảo sát bước đầu cho thấy có mối liên hệ giữa việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trong một số lĩnh vực cụ thể.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt