You are on page 1of 51

Bộ Công Thương

Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM


Khoa Quản Trị Kinh Doanh

MÔN: QUẢN TRỊ SẢN PHẨM


ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: Tìm hiểu chiến lược sản phẩm của công ty Apple

GVHD: Nguyễn Thị Hậu


Lớp: 10DHQT3
Thứ 4_Tiết 10-12
TPHCM, Tháng 8 năm 2021

1
DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT MSSV Họ và tên Nhiệm vụ Đánh
giá
1 2013191419 Hồ Thùy Trang
2 2013190168 Nguyễn Thị Thu Hiền
3 2013191657 Phan Văn Đạt
4 2013190355 Nguyễn Thuý Ngần
5 2013191406 Võ Đăng Anh Tín
6 2013191227 Ngô Thị Mỹ Ngọc
7 2013191404 Mai Văn Tiến
8 2013190915 Trần Hải Dương

Mục Lục
2
1. Giới thiệu Apple……………………………………………………….......... 5
2. Quá trình thiết kế chiến lược sản phẩm.………………………………………...6
2.1. Phân tích môi trường bên ngoài của Apple…………………………………...6
2.1.1. Môi trường vĩ mô…………………………………………………………...6
2.1.2. Môi trường vi mô (môi trường đặc thù hay môi trường ngành)…………...10
2.1.3. Môi trường kinh doanh quốc tế …………………………………………... 11
2.2. Phân tích môi trường bên trong……………………………………………... 13
2.2.1. Nguồn nhân lực…………………………………………………………….13
2.2.2. Nguồn tài chính…………………………………………………………....13
2.2.3. Kỹ thuật công nghệ…………………………………………………………13
2.2.4. Hình ảnh, thương hiệu……………………………………………………...14
2.2.5. Văn hoá công ty…………………………………………………………….14
2.3. Xác định các mục tiêu của chiến lược sản phẩm…………………………….15
2.4. Hình thành cấp chiến lược sản phẩm…………………………………………16
2.4.1. Chiến lược cấp công ty……………………………………………………...16
2.4.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh………………………………………….18
2.5. Thực hiện chiếc lược sản phẩm……………………………………………….22
2.6.  Đánh giá, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chiến lược sản phẩm………….28
3. Nội dung chiến lược sản phẩm của Apple……………………………………....29
3.1. Chiến lược thiết lập chủng loại ……………………………………………….29
3.2. Chiến lược hạn chế chủng loại ……………………………………………….34
3.3. Chiến lược biến đổi chủng loại: ………………………………………………37
3.4. Chiến lược hoàn thiện và nâng cao các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm………39
3.4.1.   Chiến lược hoàn thiện về cấu trúc kỹ thuật của sản phẩm Apple.………….39
3.4.2. Gia tăng độ bền và thời gian sử dụng………………………………………. 42
3.4.3.   Thay đổi về kiểu dáng, màu sắc sản phẩm của Apple………………………43
3.4.4.  Thay đổi các vật liệu chế tạo, thay đổi chất liệu bao bì……………………46
3.5. Chiến lược về bao bì - nhãn mác………………………………………………47
3.5.1. Chiến lược bao bì……………………………………………………………47
3.5.2. Chiến lược nhãn mác Quả táo apple………………………………………..48
3.6.  Chiến lược sản phẩm mới…………………………………………………… 49
4. Câu hỏi củng cố kiến thức………………………………………………………51

Lời Mở Đầu
Hiện nay, các công ty luôn phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và
các đối thủ cạnh tranh luôn thay đổi chính sách nhằm thu hút khách hàng về phía
3
mình. Ở mỗi loại hàng hóa, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khác nhau về chủng
loại và nhãn hiệu của hàng hóa. Đồng thời, nhu cầu của khách hàng cũng ngày một đa
dạng và phong phú. Do đó, khách hàng có quyền lựa chọn những hàng hóa có sức hấp
dẫn nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của họ.
Đứng trước một môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, các công ty phải làm gì để có
thể tồn tại và thành công? Muốn thu hút được khách hàng thì cần phải có một chiến
lược kinh doanh nhằm tạo ra sự khác biệt hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bên cạnh đó, phải luôn luôn theo dõi từng cử động của các đối thủ để có được những
phản ứng kịp thời. Vì vậy, mỗi công ty cần phải định rõ điểm mạnh, điểm yếu của
mình nhằm định vị và khác biệt hóa để tạo lợi thế cạnh tranh, song song với việc tìm
ra những điểm yếu, những thiếu sốt của đối thủ cạnh tranh để tấn công và né tránh kịp
thời. Và Apple cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ một công ty sang lập bởi hai
người: một là Steve Jobs – người rất muốn kinh doanh trong lĩnh vực điện tử, hai là
Steve Wozniak – một kĩ sư điện tử. Ngày 10/08/2011,  Apple đã trở thành một công
ty lớn nhất nước Mỹ, với tổng giá trị 342 tỷ USD trong đó giá cổ phiếu là 368 USD.
Trước sự thành công của công ty Apple thì việc nghiên cứu để tìm ra những nguyên
nhân đi đến thành công trên rất có ý nghĩa đói với một nhà quản trị, đặc biệt là các
nhà quản trị Việt Nam, khi mà nước ta đang bước vào quá trình hội nhập toàn cầu hóa
với nền kinh tế thế giới và đang đứng trước khả năng cạnh tranh gay gắt của nền kinh
tế thị trường đầy năng động và khốc liệt này. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về
chiến lược cạnh tranh và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn của công ty Apple, vì vậy
nhóm chúng em quyết định chọn “Chiến lược kinh doanh của Apple” cho đề tài tiểu
luận của mình.

Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Apple:


Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - Apple Inc có trụ sở chính tại Cupertino,
California, đồng thời là một tập đoàn nổi tiếng về thiết kế, phát triển và kinh doanh
các phần mềm máy tính, các thiết bị điện tử tiêu dùng và các dịch vụ trực tuyến. Bên
cạnh đó, Apple còn là một trong năm công ty được đánh giá là lớn nhất của ngành
công nghệ thông tin Hoa kì, bên cạnh các ông lớn như Amazon, Microsoft, Google và
4
Facebook. Một số các dòng sản phẩm phần cứng của họ phải kể đến bao gồm điện
thoại thông minh Iphone, máy nghe nhạc di động iPod, đồng hồ thông minh Apple
Watch, tai nghe không dây AirPods, máy tính bảng iPad, máy tính xách tay Macbook,
máy tính cá nhân Mac, máy phát đa phương tiện Apple TV, v.v… Về mảng phần
mềm máy tính, không thể không nhắc đến hệ điều hành macOS, iOS, iPadOS,
watchOS và tvOS, trình duyệt web Safati, trình phát đa phương tiện iTunes, … cùng
các ứng dụng chuyên nghiệp như Final Cut Pro, Logic Pro và Xcode. Còn về mảng
dịch vụ trực tuyến, một số ví dụ nổi bật như Apple Music, iTunes Store, iOS App
Store, iMessage, Mac App Store, Apple Arcade, Apple TV +, và iCloud. Ngoài ra,
còn có các dịch vụ khác như Apple Pay, Apple Store, Apple Card, Apple Pay Cash,
Apple được Steve Jobs, Ronald Wayne,Steve Wozniak  thành lập vào tháng 4 năm
1976 với mục đích ban đầu là để phát triển và bán máy tính cá nhân, Apple của
Wozniak, mặc dù Wayne đã bán lại cổ phần của mình trong vòng 12 ngày. Nó được
hợp nhất thành Apple Computer, Inc., vào tháng 1 năm 1977. Sau đó doanh số bán
máy tính của tập đoàn này (bao gồm cả Apple I và Apple II), đã tăng lên một cách
nhanh chóng.
Vào tháng 8 năm 2018, Apple đã trở thành công ty Hoa Kỳ giao dịch công khai đầu
tiên được định giá trên 1 đô la nghìn tỷ và chỉ hai năm sau, vào tháng 8 năm 2020, trở
thành công ty đầu tiên trị giá 2 nghìn tỷ đô la Mỹ. Apple là công ty công nghệ lớn
nhất thế giới theo doanh thu và là một trong những công ty giá trị nhất thế giới, tổng
doanh thu hàng năm của Apple trên toàn thế giới đạt 274,5 USD tỷ vào năm 2020.
Đây cũng là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ ba thế giới sau SamSung và
Huawei. Apple sử dụng 147.000 nhân viên toàn thời gian và duy trì 510 cửa hàng bán
lẻ tại 25 quốc gia Tính đến năm 2020.  Nó vận hành iTunes Store, là nhà bán lẻ âm
nhạc lớn nhất thế giới. Cho đến tháng 1 năm 2020, hơn 1,5 tỷ sản phẩm của Apple
đang được sử dụng tích cực trên toàn thế giới. Công ty cũng có mức độ trung thành và
thương hiệu cao và được xếp hạng là thương hiệu có giá trị nhất thế giới.

1.Sứ mệnh của tập đoàn


Sứ mệnh của tập đoàn Apple là “Mang lại những sản phẩm công nghệ tốt nhất và hỗ
trợ nó cho học sinh, nhà giáo, người thiết kế, nhà khoa học, kĩ sư, doanh nhân và
người tiêu dủng ở 140 quốc gia trên thế giới”. Và tuyên bố sứ mệnh này đã góp phần
tạo nên bối cảnh kinh doanh của Apple, ảnh hưởng một cách tích cực đến những khả
năng mà tập đoàn Apple có thể thực hiện. Một ví dụ cụ thể, hiện nay nhiều công ty
trên thế giới đang nhận ra rằng thế giới đang thay đổi xu hướng mua sắm của mình,
họ đang dần ưa thích sử dụng Internet để mua sắm hơn, thương mại điện tử đang phát
5
triển nhanh chóng hơn bao giờ hết; Và Apple chính là cầu nói để người tiêu dùng làm
việc đó, họ sản xuất ra nhiều thiết bị công nghệ cao như các dòng điện thoại thông
minh, Macbook, v.v, nó giải quyết nhu cầu, mối quan tâm của rất nhiều khách hàng
trên thị trường. Như vậy, ví dụ trên đã chỉ ra được sứ mệnh, nhiệm vụ của tập đoàn
Apple như là một tổ chức sản xuất các thiết bị công nghệ phục vụ cho nhu cầu của
người tiêu dùng ở nhiều quốc gia. Ngoài ra, Apple không chỉ sản xuất các thiết bị
công nghệ mà còn các loại dịch vụ trực tuyến, phần mềm máy tính. Một ví dụ như các
dịch vụ trực tuyến Apple Music, iTunes Store, iOS App Store, iMessage, Mac App
Store, Apple Arcade, Apple TV +, và iCloud hoặc các ứng dụng như Final Cut Pro,
Logic Pro và Xcode. Như vậy, trên thực tế, khách hàng mục tiêu của họ là tất cả mọi
người, ở mọi độ tuổi, giới tính, là những người có nhu cầu sử dụng công nghệ và các
phần mềm, dịch vụ trực tuyến. Cũng vì lẽ đó, Apple luôn thiết kế sản phẩm sao cho
phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều phân khúc thị trường khác
nhau. Tuyên bố sứ mệnh của công ty tập trung vào các sản phẩm máy tính ảnh hưởng
không nhỏ đến tầm nhìn của công ty một phần quan trọng trong việc định hướng các
chiến lược Marketing hoặc là chiến lược 4P của Apple.

2. Quá trình thiết kế chiến lược sản phẩm


2.1. Phân tích môi trường bên ngoài của Apple
2.1.1. Môi trường vĩ mô
Để xây dựng và triển khai chiến lược, một mô hình rất quan trọng mà doanh nghiệp
cần sử dụng là mô hình PEST, viết tắt Chính trị - pháp luật (P), Kinh tế (E), các yếu tố
văn hóa – xã hội (S) và công nghệ (T).Môi trường chính trị - pháp luật. (P)Nghiên cứu
môi trường chính trị - pháp luật trước khi đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị
trường của một quốc gia nào như một phần thiết yếu trong việc hoạch định
Marketing. Sự bất ổn và thay đổi nhanh chóng về chính trị sẽ tạo một nên môi trường
rủi ro cho việc kinh doanh bởi ở mỗi quốc gia đều có các luật lệ và quy định khác
nhau. Apple đã dấn thân vào hàng loạt các vụ kiện bản quyền bằng sáng chế để bảo vệ
quyền lợi của mình và người tiêu dùng của họ. Apple rất tích cực và bỏ ra nhiều nỗ
lực để bảo vệ sản phẩm của mình. Thậm chí một số công nghệ không thực sự do
Apple sở hữu hoàn toàn cũng bị Apple “đặt một mốc ranh giới cấm xâm phạm”. Điển
hình là vụ kiện ròng rã suốt 7 năm giữa Apple và Samsung, năm 2011, Apple đã bắt
đầu khởi kiện Samsung và đến ngày 27/6/2018, Lucy Koh, thẩm phán tại tòa án quận
Bắc California cho biết hai ông lớn công nghệ đã đi đến thỏa thuận cuối cùng. Tuy
nhiên các điều khoản của thỏa thuận không được tiết lộ.
Việc chính phủ của một quốc gia có những chính sách ủng hộ, khuyến khích cũng là
một trong những điều kiện thuận lợi giúp Apple xâm nhập thị trường quốc gia đó. Lấy
một ví dụ, chính phủ Ấn Độ đang khởi động 1 chương trình nhằm tăng cường khả
năng xuất khẩu sản phẩm điện tử được các hãng công nghệ nước ngoài sản xuất trong
nước. Apple cũng tham gia vào kế hoạch này bằng cách mở rộng sản xuất iPad tại Ấn
Độ. Cụ thể hơn, năm ngoái thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khởi động PLI -

6
Chương trình khuyến khích các công ty nước ngoài tăng cường sản xuất nhiều sản
phẩm trong nước. Chương trình này được chính phủ Ấn Độ cấp ngân sách gần 1 tỷ
USD, cho phép các nhà cung cấp và nhà sản xuất được hoàn lại 1 khoản tiền xuất
khẩu lớn. Trong kế hoạch mới, chính phủ nước ngày sẽ tiếp tục thực hiện vận động
nhằm thúc đẩy sản xuất các sản phẩm công nghệ như máy tính, máy tính bảng. Được
biết, Apple là 1 trong các công ty được Ấn Độ vận động tăng ngân sách lên 2,7 tỷ
USD để bù đắp cho việc thiếu hụt trang thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất.
Nói thêm về môi trường chính trị - pháp luật thì chính trị là yếu tố đầu tiên mà các
nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an
toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có
mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Một quốc gia mà tại đó tình hình chính trị không ổn
định chính là nguy cơ, rủi ro mà nhà đầu tư hay doanh nghiệp lo ngại nhất. Cuộc bạo
loạn ở Mỹ vào năm 2020 là một đơn cử điển hỉnh cho vấn đề này, khi ấy nhiều người
dân đã lợi dụng biểu tình để gây bạo loạn, đập phá, cướp bóc nhiều cửa hàng, trong
đó phải kể đến Apple, hàng loạt các thiết bị của họ khi ấy đã bị đánh cắp, gây thiệt hại
rất lớn về mặt chi phí.

 Môi trường kinh tế (E)


Hiện nay, qua việc phân tích dự báo của các tổ chức và chuyên gia, đại dịch Covid-19
chưa chắc có thể được kiểm soát hoàn toàn trong năm 2021, quá trình phục hồi kinh
tế toàn cầu kéo dài, và phụ thuộc nhiều vào “lời giải” từ vaccine, quan hệ thương mại
giữa các nền kinh tế lớn…
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong năm 2021 tăng trưởng toàn cầu
sẽ đạt khoảng 5,4%, thấp hơn nhiều so với con số 6,5% mà tổ chức này đưa ra vào
thời điểm trước khi đại dịch bùng phát vào tháng 1/2020.
Mặc dù kinh tế toàn cầu đã thoát đáy kể từ thời điểm “đóng băng” hồi tháng 4 năm
ngoái do các lệnh hạn chế đi lại và giãn cách xã hội, nhưng Covid-19 vẫn đang diễn
biến phức tạp khiến nhiều nước vẫn thận trọng mở cửa biên giới và hạn chế…
Đại dịch đã làm trầm trọng thêm những rủi ro liên quan đến làn sóng tích lũy nợ toàn
cầu kéo dài hàng thập kỷ, đồng thời làm giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng được dự
báo từ lâu trong thập kỷ tới. WB cho rằng, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 4%
năm 2021, và con số này phụ thuộc vào tiến độ tiêm phòng vaccine Covid-19 trên
toàn cầu.
 Môi trường văn hóa- xã hội (S)
Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các
hoạt động kinh doanh như: Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về
nghề nghiệp; Những phong tục, tập quán, truyền thống; Những quan tâm và ưu tiên
của xã hội; Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội... Tuy nhũng yếu tố này có
sự thay đổi chậm hơn so với những yếu tố khác, nhưng nó lại có ảnh hưởng trên phạm

7
vi rộng. Vậy nên những hiểu biết về văn hóa- xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng
cho các nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược ở doanh nghiệp.
- Dân số:
Dân số là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của Apple.
Những thông tin của môi trường dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng cho các
nhà quản trị của Apple trong việc hoạch định chiến lược sản phẩm, chiến lược thị
trường, chiến lược tiếp thị, phân phối và quảng cáo. Những khía cạnh cần quan tâm
của môi trường dân số bao gồm: độ tuổi, giới tính, mật độ dân số,...
+ Độ tuổi: Việt Nam là nước có dân số trẻ với lượng người dùng đồ công nghệ cực
cao và các sản phẩm của Apple lại rất bắt mắt, dễ nhận biết, và có giá trị nên nó có thể
trở thành một thước đo trong xã hội tương tự như xe hay trang sức.
+ Mật độ dân số: Nơi có mật độ dân số lớn, đông dân cư thường là nơi có khả năng
tiêu thụ sản phẩm tốt nhất. Chính vì vậy, Apple thường đặt chi nhánh, cửa hàng ở
những nơi này.
- Thói quen:
Một bộ phận người Nhật vẫn thích gắn bó với điện thoại nắp gập, mặc dù chúng
không chứa những ứng dụng phổ biến như trên điện thoại chạy hệ điều hành Android
hay iOS.
Số liệu từ IDC cho thấy có 27,5 triệu điện thoại thông minh được bán ra tại Nhật vào
năm 2015, trong khi đó, con số này đối với điện thoại cơ bản (trong đó có điện thoại
nắp gập) chỉ là 6,9 triệu chiếc. Nghĩa là, điện thoại kiểu cũ vẫn chiếm 20% thị trường.
Đây vẫn là con số không nhỏ đối với một thị trường phát triển như Nhật.
Với thói quen tiêu dùng của người Nhật thì thời gian đầu gia nhập thị trường nhật của
Apple gặp nhiều khó khăn
Ngày nay không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hóa cũng đều thống nhất cho
rằng, văn

hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Tác động của
văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Văn hoá với tư cách là yếu tố của
môi trường marketing ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động marketing của các doanh
nghiệp, cụ thể:
- Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong
marketing như:lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn
các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của
doanh nghiệp và hoạt động marketing.
- Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện
pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà hoạt động thị trường trong quá trình
làm marketing.
- Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau của hệ
thống marketing- mix của doanh nghiệp trong đó đặc biệt đáng lưu ý là ảnh hưởng
đến công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.
8
 Môi trường kĩ thuật công nghệ (T)
Một trong những sản phẩm có tốc độ ra sản phẩm mới cực nhanh là điện thoại thông
minh (Smartphone). Mỗi năm, mỗi tháng, thậm chí là mỗi tuần đều có sản phẩm mới
được ra mắt. Chính vị vậy, có thể nói rằng mức độ cạnh tranh thị trường điện thoại
nói chung và smartphone nói riêng rất gay gắt và khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh
trực tiếp với Apple như Samsung, HTC, Nokia, Sony, RIM…liên tục tung ra sản
phẩm mới với nhiều tính năng, thiết kế đẹp và giá cả phải chăng. Trong khi đó những
phiên bản iPhone mới ra mắt gần đây lại có quá ít có sự đổi mới, những đặc điểm ấy
chưa nổi bật, ngày càng trở nên khó đáp ứng được kỳ vọng của những tín đồ công
nghệ. Theo IDC, iPhone được dự đoán vẫn giữ mức tăng trưởng tuyệt vời nhưng đối
thủ Samsung và các nhà sản xuất khác đã làm “tổn thương” Apple nhờ biết cách tiếp
thị sản phẩm, ra nhiều sản phẩm đa dạng hơn và áp dụng nhanh các công nghệ tiên
tiến trên thế giới.

 
2.1.2. Môi trường vi mô (môi trường đặc thù hay môi trường ngành)
Khách hàng: khách hàng mục tiêu mà Apple hướng đến là mọi người, mà trong thời
kì công nghiệp 4.0, Internet vạn vật, nhu cầu sử dụng công nghệ ngày càng nhiều. Lấy
một ví dụ cụ thể, smartphone đang trở thành vật “bất ly thân” trong đời sống thường
ngày của người Việt khi có đến gần 50% dân số sở hữu smartphone. Cụ thể hơn, theo
báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt Nam Adsota, thị trường Việt Nam hiện nay có
đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu
dân, đạt tỷ lệ 44,9%. Những con số này cũng giúp Việt Nam lọt vào top 15 thị trường
có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới, sánh vai cùng nhiều quốc gia
phát triển khác như Anh, Nhật Bản, Đức hay đại diện cùng khu vực Đông Nam Á là
Indonesia. Đứng đầu trong danh sách này là Trung Quốc với 851,2 triệu người sử
dụng smartphone tính đến cuối năm 2019, bỏ xa 2 cường quốc còn lại là Ấn Độ
(345,9 triệu người dùng) và Hoa Kỳ (260,2 người dùng). Với dân số đông và thị
trường rộng lớn, Trung Quốc được cho là thị trường sẽ tiếp tục giữ vị trí số trong
khoảng thời gian dài sắp tới.
Về nhà cung cấp:
Apple có rất nhiều nhà cung cấp, trong số đó đa số đến từ Trung Quốc. Theo phân
tích của Nikkei, trong số 200 nhà cung cấp hàng đầu của Apple vào năm 2020, có 51
nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong, tăng từ 42 công ty
vào năm 2018. Ngay khi chiến tranh thương mại bắt đầu, các nhà cung cấp có trụ sở
tại Trung Quốc cũng nhanh chóng giúp Apple tăng cường sản xuất bên ngoài quốc gia
này. Số lượng nhà cung cấp của Apple tại Việt Nam đã tăng từ 14 vào năm 2018 lên
21 vào năm 2020. Có thể kể đến LuxShare và Goertek - hai đơn vị lắp ráp tai nghe
9
không dây AirPods từ đầu 2020. Ngoài ra, nhà cung cấp mà Apple lựa chọn luôn
được đánh giá dưới các tiêu chuẩn chất lượng cực kì khắt khe.

Đối thủ cạnh tranh: Đối với ngành điện tử, thường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với
nhiều sản phẩm hàng hoá rất giống nhau về hình thức lẫn công dụng. Hay nói cách
khác, sản phẩm của công ty này rất giống với sản phẩm của những công ty khác. Do
vậy, việc gia nhập ngành của những công ty mới là tương đối dễ dàng hay rào cản gia
nhập ngành là rất thấp. Điều kiện cần cho sự gia nhập ngành là thiết lập được mạng
lưới phân phối sản phẩm và có không gian để phục vụ cho việc bán lẻ. Do đó, sự cạnh
tranh luôn luôn mạnh mẽ và không tồn tại sự khác biệt giữa các sản phẩm, dẫn đến tỷ
lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu (profit margin) là tương đối thấp. Lấy ví dụ về mảng
smartphone, Samsung đang là một trong những đối thủ mà iPhone của Apple phải dè
chừng nhất trong thời điểm hiện tại. Samsung hiện đang giữ vị trí dẫn đầu thị phần tại
Việt Nam năm 2020 nhờ thành quả đến từ dòng Galaxy A và Galaxy M, là nhà sản
xuất smartphone lớn nhất thế giới với 19% thị phần. Ngoài ra, Xiaomi của Trung
Quốc cũng là một đối thủ mạnh mẽ, nó chiếm 17% thị phần smartphone toàn cầu và
có tốc độ phát triển rất nhanh. Không những thế còn có Oppo, vivo và nhiều hãng
điện thoại khác, như vậy ta có thể thấy rằng Apple đang đối mặt với rất nhiều đối thủ
cạnh tranh và lại chỉ có tốc độ tăng trưởng doanh số chỉ có 1%, nếu như họ không có
một sự đột phá, cải tiến về mặt công nghệ, marketing thu hút người tiêu dùng thì
chẳng mấy chốc Apple sẽ lại càng tụt lại phía sau trong ngành này.
Áp lực từ các sản phẩm thay thế:
Áp lực chủ yếu của các sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản
phẩm trong ngành, thêm vào nữa là yếu tố về giá, chất lượng sản phẩm và dịch vụ,…
Đối với sản phẩm của Apple thì trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thay thế có sẵn.
Nhiều hãng lớn đã tung ra các dòng sản phẩm để cạnh tranh trực tiếp với nhau. Chính
vì thế, áp lực về việc duy trì vị thế trên thị trường là rất lớn đối với Apple.
- Về điện thoại di động:
- Về hệ điều hành:
- Về máy tính bảng:
 
 
2.1.3. Môi trường kinh doanh quốc tế
 GDP của các nước không đồng đều:
Đầu tiên, thông thường, ở những đất nước phát triển, có GDP cao thì việc tiêu thụ sản
phẩm dễ dàng hơn so với những nước có GDP thấp. Đó là do người dân có thu nhập
cao, mức sống tốt thì họ sẵn sàng bỏ ra 1 khoản tiền để mua thiết bị điện tử đắt tiền
hơn so với những người có mức sống thấp. Lấy một ví dụ cụ thể, ngân hàng Thụy Sĩ
UBS đã thống kê số giờ làm việc mỗi người dân ở 71 thành phố trên toàn cầu bỏ ra để

10
có thể mua được điện thoại Apple dựa trên thu nhập trung bình và giá bán iPhone 6
bản 16 GB ở khu vực đó.
- Trung bình một người New York (Mỹ) chỉ cần làm ba ngày để có thể sắm iPhone
đời mới
- Người Zurich (Thụy Sĩ) giàu nhất khi chỉ tốn chưa đến 21 giờ đã có đủ tiền sắm
smartphone ăn khách nhất thế giới. Người Toronto (Canada) và Tokyo (Nhật) theo
sau một chút khi phải dành tương ứng là 37,2 và 40,5 giờ làm.
- Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra rằng người Kiev (Ukraine) vất vả nhất vì cần làm
627 giờ, tương đương 78 ngày, mới có thể mua được chiếc điện thoại mơ ước. Dân
Nairobi (Kenya) và Jakarta (Indonesia) cũng phải làm tới 468 giờ (gần 59 ngày).
- Thống kê của UBS không đề cập đến các thành phố tại Việt Nam. GDP bình quân
đầu người của Việt Nam năm 2014 là 2.028 USD (169 USD/tháng) trong khi giá bán
iPhone 6 bản 16 GB chính hãng ở Việt Nam là 760 USD (16,9 triệu đồng). Như vậy,
người Việt cần làm việc 4,5 tháng mới có thể sở hữu iPhone.
 Hệ thống thuế và mức thuế:
Apple là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới với số lợi nhuận khổng lồ hàng
năm. Và muốn tối đa hóa lợi nhuận, Apple luôn cố gắng tìm những đất nước có mức
thuế thấp để mở rộng chi nhánh. Điển hình đó là Ireland.
Năm 1991, vì muốn Apple đặt trụ sở hoạt động tại Ireland mà chính phủ nước này đã
cho Apple hưởng ưu đãi về thuế với mức thuế suất thấp. Sau 25 năm Apple có mặt tại
Ireland, Apple đã tạo ra hàng ngàn công ăn, việc làm cho quốc gia này. Đến năm
2015 có khoảng 5.000 lao động trong nước làm việc cho Apple. Khoảng 1 nghìn công
việc được lên kế hoạch tuyển cho các trụ sở đặt tại thành phố Cork của Ireland. Riêng
trong năm 2016, Apple đã mở rộng địa bàn sang thị trấn Athenry, tạo ra khoảng 200
việc làm cho người dân địa phương.
Tuy nhiên 31/8/2016 vừa qua, Apple đối mặt với mức phạt 19 tỉ USD tiền thuế. Liên
minh châu Âu đã kết luận rằng Ireland trao các quyền lợi thuế bất hợp pháp cho
Apple, giúp công ty này trả ít thuế hơn hẳn so với các đối thủ qua nhiều năm. Ưu đãi
này cho phép Apple chỉ trả thuế suất thực tế tương đương 0.005% lợi nhuận tại châu
Âu vào năm 2014, giảm mạnh từ mức 1% vào năm 2003".
 Môi trường khí hậu:
Các thiết bị điện phaỉ phù hợp với khí hậu các nươc đẻ tránh hỏng hóc. iPhone (và rất
nhiều các loại thiết bị điện tử khác) thường không thể chịu được các môi trường thời
tiết khắc nghiệt.không nên sử dụng iPhone trong nhiệt độ dưới 0 độ C hoặc trên 35 độ
C. Nhiệt độ quá nóng sẽ khiến pin hết rất nhanh và thậm chí còn khiến iPhone ngừng
hoạt động. Vì vậy việc tiêu thụ những sản phẩm này ở các nước như Châu Phi hoặc
phía Bắc Cực cũng bị hạn chế hơn.

2.2 Phân tích môi trường bên trong:

2.2.1 Nguồn nhân lực:

11
 Yếu tố con người là một trong những yếu tố quan hàng đầu, đầu tư vào con
người là một tất yểu, nó không chỉ ảnh hưởng đến tài sản vô hình mà còn ảnh
hưởng đến mọi mặt của doanh nghiệp. Với Apple, một phần thành công có
được nhờ vào sự khởi đầu ấn tượng cộng với một nền văn hóa doanh nghiệp tập
trung vào con người và công nghệ; tối thiểu hóa sự quan liêu và sự quan tâm tới
nguồn nhân lực của mình.
 Tổng số lượng nhân viên làm việc cho Apple là 147.000 người. Đa phần các
nhà quản lý của Apple đều xuất phát từ các kỹ sư công nghệ, chứ không phải là
những người có bằng MBA hay có kinh nghiệm quản lý lâu năm. Điều này
đồng nghĩa rằng những con người giám sát và quản lý dự án luôn hiểu rõ công
nghệ, hiểu rõ những gì cần cho dự án và có mối liên hệ gần gũi với các thành
viên khác. Tại Apple, xuất phát từ việc hầu hết các nhà quản lý đều có kinh
nghiệm và kiến thức về công nghệ nên hoàn toàn không tồn tại khái niệm "cấp
trên và sự phục tùng của cấp dưới”. Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua
lại giữa nhà quản lý và nhân viên. Apple đã thành công với tập thể kỹ sư yêu
công ty, trong lòng trung thành và theo đuổi niềm đam mê của mình với nhiều
phương thức quản lý hiệu quả khác. Apple thực sự là một nơi tuyệt vời nhất mà
bạn có thể làm việc và tận hưởng cuộc sống.

2.2.2 Nguồn tài chính:

 Trong suốt thập kỷ cạnh tranh trên tất cả các mặt trận máy tính, điện thoại, máy
nghe nhạc..., giá trị vốn hoá thị trường của Apple chính thức đạt 2,1 nghìn tỷ
USD. Giá trị vốn hoá thị trường được hiểu là tổng giá trị thị trường của một
công ty, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ công ty này trong
điều kiện hiện tại.
 Hiện cổ phiếu của Apple có giá trị gấp 10 lần so với mười năm trước. Thành
quả này đạt được phần lớn nhờ việc tập trung phát triển các thiết bị cầm tay với
kiểu dáng thời trang.

2.2.3 Kỹ thuật công nghệ:

Giấy đăng ký quy trình sản xuất, giấy đăng ký bản quyền, tài liệu về kỹ thuật công
nghệ ( những ghi chép trong phòng thí nghiệm, bí quyết kỹ thuật...)Từ năm 2005 đến
nay, Apple luôn được đánh giá là công ty sáng tạo và đổi mới hàng đầu thế giới, Giám
đốc điều hành hãng Apple, Steve Jobs cho rằng “Đổi mới, luôn đổi mới các sản phẩm
theo hướng thuận tiện nhất cho khách hàng là bí quyết thành công của Apple". Steve
Jobs nói: “Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, phải có những bước đột phá
mới về công nghệ, các sản phẩm mới đưa ra phải đảm bảo cái sau tốt hơn, thuận tiện
hơn cái trước, chương trình phong phú hơn và điều quan trọng hơn nữa là giá cả phải
hợp lý, thích hợp với túi tiền của đông đảo khách hàng. Để làm được điều này, các
chuyên viên kỹ thuật của Apple hàng ngày luôn phải vắt óc nghiên cứu tìm tòi thì mới
12
có thể làm được như trên. Bởi vậy, bí quyết thành công của Apple là luôn tìm tòi và
đổi mới công nghệ". Kiểu dáng công nghiệp, đăng ký bản quyền sản phẩm, bí quyết
thương hiệu, bản vẽ và biểu đồ kỹ thuật, bản thiết kế, chứng nhận quyền sở
hữu...Apple được cấp bằng sáng chế thiết kế thanh “Slide to Unlock", văn phòng quản
lý thương hiệu và bằng sáng chế của Mỹ chấp thuận bằng sáng chế có liên quan đến
tính năng trượt để mở khóa. Nhà sản xuất IPhone, IPad có mô tả rõ đây là “một kiểu
thiết kế trang trí cho màn hình hiển thị" hoặc là một phần của giao diện đồ họa người
dùng". Theo Cnet, “Slide to Unlock” là một tính năng quan trọng trên các thiết bị của
Apple. Đây là một trong những quân bài chủ lực của hãng này đi kiện các đối thủ
khác như Motorola hay Samsung.

2.2.4. Hình ảnh, thương hiệu:

 Thương hiệu, nhãn hiệu, logo...Tầm quan trọng của việc định giá thương hiệu,
nếu xem thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, vậy thì doanh nghiệp hoàn
toàn có thể trao đổi, mua bán hoặc cho thuê tài sản này và sử dụng như phần
vốn góp trong các dự án kinh doanh. Ngày nay, một doanh nghiệp chuyên
nghiệp và hiện đại là doanh nghiệp có khả năng tạo ra, nắm bắt cũng như phát
triển những giá trị thương hiệu thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình. Cách
đây ít ngày, công ty nghiên cứu thị trường Millward Brown đã công bố danh
sách những thương hiệu giá trị nhất thế giới. Lần đầu tiên Apple đứng đầu danh
sách này. Giá trị thương hiệu của Apple là 263,4 tỷ USD, tăng 84% mỗi năm.
Đúng, Apple đã rất hào phóng trong việc thúc đẩy thương hiệu của mình.
 Từ khi ra đời cho đến nay , qua quá trình hoạt động Apple đã tạo nên một vị trí
vững chắc trong tâm trí của khách hàng. Khi nhắc đến Apple người ta nghĩ
ngay đến sự sáng tạo, một sản phẩm chất lượng công nghệ cao, “ tạo ra xu
hướng” cho cả thế giới đi theo, được thiết kế mẫu mã đẹp và quan trọng là nó
thể hiện được đẳng cấp người tiêu dùng. Trong tất cả những dòng sản phẩm của
Apple, ngay cả đến các chi tiết, mọi thứ gần như hoàn hảo và bắt mắt từ thiết
kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu quảng cáo trên truyền hình. Apple đã
dành cả một khoảng thời gian lớn để tạo sự nổi bật trước đối thủ cạnh tranh.
“Đó là một trong những câu thần chú của tôi - sự tập trung và tinh đơn giản.
Đơn giản thậm chí còn khó hơn phức tạp, bạn sẽ phải làm việc thực sự kiên trì
và lối suy nghĩ sâu sắc để sáng tạo sự đơn giản. Nhưng kết quả sẽ rất quý giá,
bởi vì khi bạn làm được như thế, bạn có thể làm được tất cả!". Steve Jobs phát
biểu trên Business Week vào ngày 25/5/1998, khi được hỏi quan niệm của
mình về một thiết kế đẹp.

13
 Hãy nhìn tên các sản phẩm của Apple: iPod, iTunes, iPhone, iPad, hay Apple
Watch... Không phải cái tên nào cũng hoàn hảo nhưng tất cả chúng đều dễ nhớ .
Và hãy thử so sánh những cái tên này với tên của các bộ phận máy móc. Đây
cũng là một điểm mà chúng ta nên học tập từ Apple. Hãy đặt mình vào vị trí
của khách hàng để xem họ có gặp khó khăn nào trong việc khi nhớ hoặc truy
cập địa chỉ website cũng như diễn đàn chung của doanh nghiệp mình không để
từ đó có những bước đi vững chắc và xây dựng thương hiệu thành công cho
doanh nghiệp.

2.2.5. Văn hoá công ty:

 Apple luôn chiến thắng vì bản thân công ty đã có một khởi đầu ấn tượng.
Nhưng quan trọng hơn hết, Apple vẫn tiếp tục phát huy văn hóa doanh nghiệp
của mình ngay cả khi đã trở thành một công ty lớn.
 Apple đã thành công với tập thể kỹ sư yêu công ty, trong lòng trung thành và
theo đuổi niềm đam mê của mình với nhiều phương thức quản lý hiệu quả khác.
 Apple thực sự là một nơi tuyệt vời nhất mà bạn có thể làm việc và tận hưởng
cuộc sống. Họ không có nhiều nhà quản lý. Hầu hết các nhóm dự án đều khá
nhỏ. Các thành viên đều là các kỹ sư công nghệ. Hơn nữa, đa phần các nhà
quản lý của Apple đều xuất phát từ các kỹ sư công nghệ, chứ không phải là
những người có bằng MBA hay có kinh nghiệm quản lý lâu năm. Điều này
đồng nghĩa rằng những con người giám sát và quản lý dự án luôn hiểu rõ công
nghệ, hiểu rõ những gì cần cho dự án và có mối liên hệ gần gũi với các thành
viên khác.
 Tại Apple, xuất phát từ việc hầu hết các nhà quản lý đều có kinh nghiệm và
kiến thức về công nghệ nên hoàn toàn không tồn tại khái niệm “cấp trên và sự
phục tùng của cấp dưới”. Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua lại giữa nhà
quản lý và nhân viên. Chính là sự tôn trọng lẫn nhau cùng với những nhóm tập
thể dự án nhỏ luôn kề vai sát cánh là một phần quan trọng làm nên thành công
của Apple hôm nay. Tại Apple, nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn đề
khó chịu và sai sót của một sản phẩm nào đó, thì anh ta có đầy đủ sự tự do để
nghiên cứu và khắc phục lỗi này mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp xin
ý kiến và chấp thuận từ phía nhà quản lý trực tiếp. Tại Apple, sự cân bằng giữa
cuộc sống và công việc luôn được chú trọng. “Bạn làm việc chăm chỉ nhưng
Apple để bạn tận hưởng thời gian của mình theo cách riêng".Từ các chính sách
chăm sóc sức khỏe tuyệt vời cho đến những sự phóng khoáng trong các ngày
nghỉ lễ hàng năm,
 Tất cả các dự án tại Apple đều được định hướng và vận hành bởi những mục
tiêu dài hạn nhưng những kết quả nổi bật thường đến một cách rất cá nhân.Tại
Apple, các nhà quản lý không tin vào cuộc chơi tính năng" với các sản phẩm
của hãng. Và như thế, Apple tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu cụ thể đặt ra
14
cho mỗi sản phẩm thay vì so sánh mình với các đối thủ cạnh tranh để cổ gãng
nổi trội hơn họ ở cùng một mức độ nào đó.
 Quan niệm này đã ăn sâu vào văn hóa Apple. Các nhân viên không tập trung
vào những gì các đối thủ cạnh tranh đang làm mà họ chú trọng tới sự cách tân
và cho ra đời các sản phẩm làm đảo lộn thế giới.
 Sự nhiệt tình và hăng hái luôn được xem là chìa khóa quan trọng hướng tới
thành công. Các nhà quản lý Apple luôn tìm kiếm những nhân viên thực sự
đam mê và yêu mến công ty, sản phẩm, phong cách và văn hóa của Apple.

2.3. Xác định các mục tiêu của chiến lược sản phẩm

·       Mục tiêu của Apple: Đứng đầu thị trường Smart Watch

 Mẫu đồng hồ smartwatch hàng đầu được cập nhật phiên bản mới hàng năm, và
năm nay, nó đã được tích hợp thêm nhiều tính năng vô cùng quan trọng.
 Trong khi thị trường Smartphone đang là miếng mồi béo bở được nhiều nhà sản
xuất thi nhau giằng xé, thì thị trường smart watch cũng bắt đầu có dấu hiệu của
sự can thiệp sâu rộng của nhiều bên, nhưng cái tên nổi nhất vẫn là Apple
Watch.
 Theo số liệu thống kê của IDC thì Apple đã bán được 4.7 triệu chiếc đồng hồ
thông minh trong quý II-2018, đưa thị phần của hãng này lên 17%, trong khi
đó, Xiaomi cũng bám sít sao với tổng số 4.2 triệu chiếc đồng hồ thông minh
bán ra, chiếm 15% thị trường smart watch toàn thế giới.
 Trong khi đó, một số hãng khác lại cho thấy sự sụt giảm khá nghiêm trọng, đơn
cử như Fitbit, cùng kỳ năm ngoái họ bán được tới 3.4 triệu chiếc đồng hồ thông
minh nhưng năm nay, con số chỉ dừng lại ở 2.7 triệu chiếc. Và Huawei đã giảm
gần 2 triệu chiếc so với số đồng hồ thông minh bán ra

2.4.Hình thành cấp chiến lược sản phẩm


 2.4.1. Chiến lược cấp công ty:

15
Chiến lược cấp công ty hay còn gọi là chiến lược tổng thể hoặc chiến lược chung
nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi của cả công ty. Chiến lược
tập trung trả lời các câu hỏi: những họat động nào có thể giúp công ty đạt được khả
năng sinh lời cực đại, giúp công ty tồn tại và phát triển? có thể duy trì các kế hoạch
này được bao lâu và chúng thực sự hiệu quả như thế nào?
Theo Fred R.David, phân loại chiến lược cấp công ty thành 14 loại sau: Kết hợp về
phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang, thâm nhập thị trường, phát
triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa họat động đồng tâm, đa dạng hóa
họat động kết nối, đa dạng hóa họat động theo chiều ngang, chiến lược liên doanh,
chiến lược thu hẹp họat động, chiến lược cắt bỏ họat động, chiến lược thanh lý, chiến
lược tổng hợp.
Cụ thể về vài loại chiến lược nêu trên gồm những hoạt động cụ thể như :
- Chiến lược kết hợp về phía trước :
 Áp dụng khi các nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáp ứng được
nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa, dịch vụ. Hoặc những
nhà phân phối này có chất lượng tốt, có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp nhưng có giới hạn về năng lực.
 VD: về apple họ kh cần nhiều nhà phân phối nhỏ lẻ họ chỉ đánh mạnh vãi
nhưng nơi phân phối lớn như : FPT , điện máy xanh , cellphoneS ,… hoặc
chính apple mở của hàng bán
 - Chiến lược phát triển thị trường:
 Chiến lược này có thể gồm các hoạt động nhằm đưa ra các sản phẩm hoặc dịch
vụ ra các môi trường mới, tiếp cận nhiều khách hàng mới.Áp dụng trong trường
hợp khi doanh nghiệp có khả năng mở rộng qui mô sản xuất kết hợp động
marketing hiệu quả

16
 VD: apple sẽ cho khách hàng đặt trước vào một khung giờ hay tung những
traile về sản phẩm làm cho khách hàng tò mò.

 
2.4.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

17
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh hay chiến lược kinh doanh hướng đến cách thức
công ty sử dụng để cạnh tranh thành công trên các thị trường cụ thể. Chiến lược kinh
doanh bao gồm cách thức cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường, cách thức tổ
chức định vị thương hiệu trên thị trường đó, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh .
Theo Michael Porter có ba chiến lược cạnh tranh tổng quát: Chiến lược chi phí thấp,
chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị
trường nhất định. Cụ thể mỗi chiến lược được hiểu như sau:
- Chiến lược chi phí thấp: 
 Chiến lược chi phí thấp: là một hệ thống các cơ chế, hành động của doanh
nghiệp liên hệ mật thiết với nhau nhằm sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa và
dịch vụ với chi phí thấp hơn so với thị trường, tuy nhiên sản phẩm vẫn đảm bảo
những chức năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc tập trung quản lí và tối
giản hóa các nguồn chi phí đến một mức thấp nhất so với thị trường thì chiến
lược này mới thanh công.
VD: Chiến lược giá thông minh thu hút người dùng smartphone: Apple cho ra mắt
hàng loạt những phiên bản Iphone liên tục có những lỗi phát sinh trên iOS.
Tuy nhiên, giá bán Iphone vẫn cứ trên đà tiếp tục tăng mạnh và ngày càng trở nên đắt
đỏ, điều này không khiến người tiêu dùng quay lưng lại với thương hiệu, thậm chí qua
đó, chiến lược giá này còn giúp cho Apple có thêm thật nhiều fan hơn nữa.
Vì vậy mà Apple rất biết cách “rút ruột” khi buộc người dùng phải chi nhiều tiền hơn
cho một chiếc máy ngày càng đắt đỏ bởi hàng tá phụ kiện đi kèm, ví dụ như giắc
chuyển đổi từ Lightning sang 3.5mm.
18
Chiến lược giá bán này khiến khách hàng tin rằng họ đã mua được một “món hời”:
iPhone XR rẻ hơn 25% so với iPhone XS. Máy có giá khởi điểm 750 USD. Tất nhiên
nếu so với các mẫu smartphone Android cao cấp của các hãng Trung Quốc thì đây
quả là một mức giá quá đắt.
Thế nhưng nếu so với thế giới iPhone ngày càng đắt đỏ, thậm chí giá bán chạm mốc
cả ngàn đô như hiện nay, model iPhone XR chẳng phải là một “món hời” hay sao?
Chắc chắn rất nhiều người sẽ đồng quan điểm với người viết về lập luận này.
https://adsplus.vn/chien-luoc-gia-cua-apple-danh-bat-moi-doi-thu-tiem-nang/
- Chiến lược khác biệc hóa sản phẩm:
  Chiến lược khác biệt hóa: là chiến lược tạo ra các sản phẩm, dịch vụ độc đáo,
mới lạ trong mắt người tiêu dùng, nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu và sự
quan tâm của người tiêu dùng hơn so với các sản phẩm cùng ngành. Chính vì
sự khác biệc này, sản phẩm hoặc dịch vụ của chính công ty đó có thể có giá cao
hơn mức giá trung bình trên thị trường.

VD: Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple
Kể từ những năm 1980, thương hiệu Apple đã sử dụng thành công sự chiến lược khác
biệt sản phẩm để tách các sản phẩm của mình ra khỏi các sản phẩm của các nhà sản
xuất thiết bị điện tử khác. Từ các máy tính Macbook đến các máy nghe nhạc iPod, các
thiết bị di động iPhone và iPad, Apple đã sử dụng một chiến lược phân biệt để nhắm
mục tiêu một phần của thị trường tiêu dùng và gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng các
sản phẩm của hãng vượt trội hơn hẳn trên thị trường.

 Thiết kế sản phẩm

19
Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối thủ cạnh
tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt. Các sản phẩm công nghệ iPod,
iPhone, iPad của hãng không hề có những tính năng mới và nổi bật ngay từ những
ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm. Ví dụ như chiếc
iPod của Apple không phải chiếc máy nghe nhạc được phát minh ra đầu tiên được yêu
thích bởi nó đẹp như một món trang sức cho người sử dụng hay chiếc Ipad với thiết
kế sang trọng, mỏng, nhẹ là những thứ làm người ta nhớ đến Apple. Chiếc đồng hồ
Apple Watch cũng có thể sẽ định nghĩa lại cái mà người ta vẫn gọi là đồng hồ để xem
giờ như Senko hay Rado hay là trang sức thời trang cao cấp như Longin, Rolex hay
Omega.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2000 với Tạp chí Fortune, Jobs giải thích về đổi mới
mà Apple mang đến cho khách hàng:
“Đó không có nghĩa là chúng tôi không lắng nghe khách hàng, nhưng thật khó để họ
có thể kể cho bạn những gì họ cần khi họ chưa từng thấy bất kì cái gì giống như thế”
 Khác biệt hóa nhờ sử dụng hệ điều hành chính hãng Apple
(Ảnh: Happy mobile)
Thay vì sử dụng hệ điều hành Window như các hãng máy tính khác, Apple sử dụng
hệ điều hành Mac cho các dòng máy tính cảu họ. hệ điều hành này được nhiều người
sử dụng trở thành “fans” bởi sự tao nhã cùng với đó là tính bảo mật cao, dễ sử dụng
và ổn định. Điều này cũng được Apple lặp lại ở chiếc điện thoại iPhone, iPad với hệ
điều hành iOS. Hệ điều hành iOS với RAM dung lượng cao giúp điện thoại và máy
tính bảng của Apple chạy mượt hơn so với các đối thủ cạnh tranh dùng Adroid.

 Chiến lược giá


Một yếu tố khác trong kế hoạch phân biệt sản phẩm bắt nguồn từ chiến lược định giá
của công ty. Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm
với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi
nhuận cao. Các sản phẩm Apple giá thấp nhất liên tục rơi vào tầm trung, nhưng khách
hàng sẵn lòng trả giá đó cho chất lượng cao của trải nghiệm người dùng. Chiến lược
định giá này ngược lại các nhà sản xuất máy tính xách tay, máy tính bảng và điện
thoại di động khác khi đưa ra các thiết bị có chi phí thấp hơn.

 Hình thức PR sản phẩm có 1-0-2


Thay vì quảng cáo rầm rộ cho sản phẩm hay chiến lược truyền thông trên các phương
tiện thông tin đại chúng như những hãng khác thì Apple lại lựa chọn PR sản phẩm
đơn giản chỉ với buổi ra mắt sản phẩm và “khoe” với giới truyền thông và các khách
hàng của mình sự khác biệt và tính năng vượt trội mà sản phẩm của hãng mang lại.
Cùng với đó, nhờ có sự trung thành của khách hàng và sự tò mò mỗi khi hãng cho ra
mắt sản phẩm mới, các khách hàng và các kênh truyền thông tự nhắc đến Apple mà
hãng không hè phải tốn kém chi phí cho hoạt động quảng cáo như các đối thử cạnh

20
tranh. Hơn hết,  hình thức marketing lan truyền chính là chìa khóa mang đến thành
công cho thương hiệu một cách nhanh nhất và hiệu quả tuyệt vời
 https://marketingai.admicro.vn/chien-luoc-khac-biet-hoa-san-pham/
- Chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường:
 Chiến lược tập trung là chiến lược được áp dụng khi một công ty xác định rằng
hiệu quả sản phẩm của họ chỉ phát huy tốt nhất khi tập trung vào một phân
khúc thị trường duy nhất. Chiến lược này đặc biệt hiệu quả đối với các donah
nghiệp quy mô nhỏ, hoặc doanh nghiệp mới thành lập, khẳng định tính khả thi
trong việc xác định tính khả thi trong một môi trường nhất định. Tập trung vào
một phân khúc giúp công ty giảm thiểu ngân sách chi tiêu cho quảng cáo và các
công việc không cần thiết khác,  giảm thiểu lãng phí tài nguyên trên nhiều phân
khúc khác.
VD: Trong mỗi phân khúc tập hợp các khách hàng có điểm chung. Khách hàng được
phân chia làm 3 nhóm:
 Xếp khách hàng thành nhóm dựa theo động cơ thúc đẩy họ( mua hàng, chọn
nguồn cung cấp sản phẩm)
 Xếp khách hàng thành nhóm dựa trên nhu cầu và hành vi của họ
 Xếp khách hàng thành từng nhóm dựa theo những yêu tố quyết định mà họ đặt
ra để mua hàng hóa, chọn nguồn cung cấp sản phẩm, dịch vụ

2.5. Thực hiện chiếc lược sản phẩm.


Để triển khai thực hiện chiến lược sản phẩm thì APPLE phải tiến hành lập kế hoạch
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Như vậy nội dung kế hoạch bao gồm:
 Phương án sản phẩm.
 Phương án tổ chức: Apple đã tăng cường năng lực sản xuất iPhone tại Ấn Độ
và các công ty lắp ráp AirPod bổ sung một số dây chuyền lắp ráp tại Việt
Nam. Apple không sản xuất linh kiện, thay vào đó họ sử dụng các nhà sản xuất
từ khắp nơi trên thế giới để cung cấp các bộ phận, nhà sản xuất sẽ truyền về
một số linh kiện cụ thể.
-Mặt khác Apple phụ thuộc lớn vào các đối tác bên ngoài để sản xuất các linh kiện
chuỗi cung ứng của Apple phức tạp với nhiều tầng lớp có đến hơn 80 nhà cung cấp ở
43 quốc gia và 6 châu lục sản xuất.
-Các bộ phận khác của một chiếc iPhone đến từ các quốc gia khác nhau trên khắp thế
giới.

21
+Cảm biến gia tốc bộ phận giúp iPhone có thể định vị hướng và chuyển động được
sản xuất tại Đức
+máy ảnh và màn hình hiển thị được sản xuất tại Nhật Bản.
+ mặt kính chip wi-fi và âm thanh được sản xuất tại Mỹ
-Tất cả các thành phần trên và cả những khóa chip a14 cuối cùng sẽ được chuyển đến
tay hai công ty là Foxconn và pegatron để lắp ráp thành những chiếc iPhone hay
iPad.cả hai công ty này đều có trụ sở tại Đài Loan nhưng có các nhà máy tại Trung
Quốc.
 Phương án tiêu thụ sản phẩm:

- Họ sẽ tổ chức một sự kiện quy mô tại đó, thậm chí còn đóng cửa cửa hàng điện tử
Apple để mọi người biết có điều gì đó quan trọng đang xảy ra và họ cần chú ý

-Việc coi trọng sự kiện ra mắt sẽ khiến khách hàng tiềm năng và giới truyền thông
nghiêm túc hơn về tìm hiểu sản phẩm của bạn. Doanh số bán hàng cũng sẽ nhờ vậy
mà tăng lên.
 Truyền thông các ý tưởng quan trọng từ sớm:

22
-Apple luôn cho phép các blogger và các nhà báo viết về các ý tưởng quan trọng
trước khi ra mắt sản phẩm.

-Điều này giúp tạo ra làn sóng tò mò, khiến cho mọi người bàn tán xôn xao về sản
phẩm thậm chí trước khi có một bản demo chính thức. Không một ai nói về việc sản
phẩm đang như thế nào, mà họ thường đồn đoán và mong đợi những gì sản phẩm có
thể làm.
Rõ ràng, lịch sử đã đứng về phía họ. Các nhà báo và blogger đều biết rằng trong suốt
lịch sử, Apple luôn cho ra mắt các sản phẩm sáng tạo và hữu ích, nên họ đặt cược rằng
sản phẩm sắp lên kệ tới đây cũng tương tự. Những lời có cánh được viết ra trong giai
đoạn này là nền tảng truyền thông vững chắc cho ngày chính thức ra mắt sản phẩm.
-Apple thường mở các phiên đặt hàng cho các sản phẩm mới. Nên họ thường bán hàng
nghìn sản phẩm trong 1 hoặc 2 tuần đầu mới ra mắt. Số lượng đặt hàng trước được tính
từ rất lâu trước đó cho đến khi các sản phẩm thực sự được giao, bởi vậy tổng đơn hàng
của ngày đầu ra mắt là con số khổng lồ.
Mọi nhân viên tại cửa hàng bán lẻ của hãng đều được dạy 5 bước này để theo dõi và
tương tác với mọi khách hàng bước vào, là thứ mà họ gọi là “gia vị bí mật của Apple”.
Bạn có ngạc nhiên không khi họ cũng gọi quy trình này là quy trình A-P-P-L-E?

Approach - tiếp cận khách hàng nồng nhiệt và cá nhân hoá


Probe - thăm dò một cách lịch sự để hiểu nhu cầu của khách hàng
Present - giới thiệu giải pháp nhanh và chính xác nhất
Listen - lắng nghe và giải quyết bất cứ vấn đề nào của khách hàng
End - kết thúc với một lời mời quay lại lần sau
 Quan tâm đến cảm xúc khách hàng
Cảm xúc tích cực của người tiêu dùng sẽ giúp xây dựng lòng tin của họ với doanh
nghiệp đó tốt hơn, do đó việc kết nối cảm xúc được coi là chìa khóa thành công cho
những chiến lược marketing của Apple. Có lẽ cũng chính vì điều đó đã giúp cho
những câu chuyện mà Apple đưa đến cho khách hàng có sự lan tỏa và viral rất cao.

23
-Mất 42 năm để Apple đạt mốc giá trị vốn hóa 1 nghìn tỉ USD, nhưng chỉ mất có 2
năm để “Quả táo khuyết” đạt mốc 2 nghìn tỉ. Kinh ngạc hơn nữa, toàn bộ giá trị 1
nghìn tỉ USD lần thứ hai của Apple đạt được chỉ trong 21 tuần., Apple đã chính thức
trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt mốc vốn hóa 2 ngàn tỉ USD .

Đó là một cột mốc quan trọng với nhà sản xuất ra các sản phẩm đình đám như iPhone,
máy tính Mac, đồng hồ Apple.
. Doanh thu quý 1/2021 của Apple đạt 89,6 tỷ USD, tương đương khoảng 1 tỷ USD
mỗi ngày
Để triển khai thành công chiến lược sản phẩm. Apple đã xây dựng mục tiêu ngắn hạn
của Apple là khiến càng nhiều người sử dụng sản phẩm Apple càng tốt, vì mục tiêu
chiếm lấy khách hàng khi họ còn nhỏ và khiến họ bị "khoá" trong hệ sinh thái này.
-Ngoài ra với mục  đích là phục vụ mọi người và họ sẵn sàng trả tiền để mua. Những
chiếc iPhone mới luôn là tâm điểm của mọi người khi ra mắt.
- Số lượng ip được bán ra : cuối năm 2019, iPhone 11 trở thành điện thoại thông
minh bán chạy thứ hai thế giới (với 37,3 triệu máy), sau iPhone XR (với 46,3 triệu
máy).
Chất lượng của iphone :Hệ điều hành iOS là 1 vũ khí hủy diệt các sản phẩm khác.
24
-Hệ điều hành iOS trên iPhone là một nền tảng đóng mượt mà, nơi mà Apple dành
riêng những ưu việt nhất cho "con cưng" của mình. Mọi hoạt động trải nghiệm đều
được tối ưu cho iPhone
-Phần cứng mạnh mẽ :là yếu tố đầu tiên làm rõ sự khác biệt giữa iPhone và với các
điện thoại khác ,khiến cho máy luôn hoạt động êm ái, ít bị treo ứng dụng, giảm sức
nóng khi hoạt động liên tục và tiết kiệm pin hơn.
-IPhone được thiết kế sản phẩm, phần mềm và marketing tại Mỹ. Các nhà sản xuất
và cung ứng bộ phận và linh kiện chính của iPhone gồm có: Toshiba, Samsung,
Infineon, Broadcom, Numunyx, Murata, Dialog Semiconductor, Cirrius Logic,...
-Tất cả các linh kiện của iPhone được sản xuất bởi những công ty này được vận
chuyển tới Foxconn (Trung Quốc) để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh và sau đó
xuất sang Mỹ và các nước khác trên thế giới.Ngoài ra công ty còn có 147,000 nguồn
lao động phủ toàn thế giới.
-Apple đang liên kết với ít nhất 9 nhà sản xuất, lắp ráp và cung cấp linh kiện cho
iPhone, gồm Foxconn, Wistron, Pegatron, Goertek,và Samsung.
 Kết quả kinh doanh
CEO Tim Cook đã gọi quý IV/2019 là "quý bùng nổ" khi hầu hết các mảng kinh
doanh của Apple đã tăng mạnh trong 3 tháng cuối cùng của năm 2019.
-Hãng công nghệ Mỹ Apple ngày 27/1 công bố kết quả kinh doanh quý 4/2020.Tất cả
các dòng sản phẩm của Apple, đặc biệt là điện thoại iPhone, đều "ăn nên làm ra"
trong đại dịch, đưa công ty tới quý đầu tiên trong lịch sử đạt doanh thu hơn 100 tỷ
USD.
Kết quả kinh doanh rực rỡ của Apple trong quý này càng khiến giới đầu tư tin vào lý
thuyết "siêu chu kỳ" - khi người tiêu dùng nâng cấp điện thoại vừa vì sức hút lớn của
sản phẩm mới, vừa vì điện thoại cũ đến lúc phải thay thế, dẫn tới sự bùng nổ về doanh
số. iPhone 12 mà Apple trình làng cách đây ít lâu chính là một "ứng cử viên" xuất sắc
cho "siêu chu kỳ", vì mẫu điện thoại này vừa có thiết kế mới vừa được trang bị kết nối
5G.
-Theo báo cáo tài chính vừa được Apple công bố, doanh thu quý tài chính đầu tiên
của 2021 (kết thúc tháng 12/2020) đạt 111,44 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm
ngoái. Lợi nhuận của hãng cũng tăng tới 29%, lên 28,8 tỷ USD.
Iphone12  năm nay phát hành muộn hơn, một số mẫu thậm chí còn chưa thể lên kệ
trước tháng 11 do đại dịch. Tuy nhiên, doanh số smartphone này vẫn tăng trưởng

25
mạnh nhất từ trước đến nay, mang về cho hãng 65,6 tỷ USD, tăng từ 56 tỷ USD so với
cùng kỳ năm trước.

Tim Cook (Timothy Donald Cook) CEO -giám đốc điều hành này tại Apple, đã
đưa nó vượt hơn mong đợi.

Thuận lợi: Vào tất nhiên sản phẩm của Apple có mặt trên các trang chủ của
Bestbuy.com, và một số vị trí đặc biệt tại các gian hàng điện tử của những doanh
nghiệp bán lẻ như : Wal-Mart. Chính sự tăng trưởng mạnh của các thị trường này sẽ
làm tăng doanh thu của Apple rất nhiều. Ngoài ra lượng người dùng smartphone ngày
càng nhiều. Ở Việt Nam đứng trong top 10 toàn cầu. Minh chứng cho thấy vào ngày
27/11, đã có hơn 100 khách xếp hàng tại tòa nhà PetroVietNam, đường Lê Duẩn,
quận 1, TP.HCM để chờ mua iPhone 12. Điều đó đã cho thấy Apple chưa bảo giờ
ngừng hot.

26
Xuất hiện đối thủ cạnh tranh: thành công đồng nghĩa với việc thu hút các đối thủ
cạnh tranh. Điều này khiến Apple gặp khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường, phát
triển sản phẩm, để có thể giữ vững vị trí dẫn đầu của mình.
Hiện nay, các công ty lớn kinh doanh các sản phẩm tương tự Apple rất nhiều,
Samsung, HTC..., họ cũng đang nỗ lực tối đa để đưa ra các sản phẩm nhằm chiếm
lĩnh thị trường và niềm tin của người tiêu dùng.
Mặt khác:
Theo thống kê và báo cáo đến từ các nhà cung cấp linh kiện cấp chính cho “Táo
Khuyết” có trụ sở tại Trung Quốc đã cho thấy dịch virus corona gây ra cho
Apple hàng loạt thiệt hại lớn. Đặc biệt tình trạng còn khiến cho kế hoạch ra mắt sản
phẩm bị đình trệ hay sản lượng iPhone bị hụt giảm.

Theo một số chuyên gia, việc lắp ráp điện tử cần rất nhiều lao động. Hiện tại gần như
toàn bộ iPhone của Apple đều được lắp ráp bởi hai nhà sản xuất là: Foxconn và
Pegatron. Công ty Foxconn có khoảng 430.000 công nhân. Với hàng chục ngàn nhân
viên sống và làm việc cùng nhau tại các nhà máy rộng lớn, việc ngăn chặn sự bùng
phát của virus corona chủng mới là một thách thức lớn
2.6. Đánh giá, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chiến lược sản phẩm
 Mục đích của bước này là xác định và sửa chữa được những sai lệch trong hoạt
động thực tiễn so với những mục tiêu đề ra.Các thông tin quy trình sản phẩm
mới của Apple được cung cấp cho nhóm phát triển sản phẩm khi họ bắt đầu
làm việc. Nó ghi lại chi tiết mội giai đoạn của quá trình thiết kế, mục đích là
xác định giai đoạn nào nhóm nào tạo sản phẩm sẽ trải qua, ai sẽ chịu trách
nhiệm phân phối sản phẩm cuối cùng, ai làm việc ở giai đoạn nào, nơi làm việc
và cả thời điểm sản phẩm dự kiến sẽ hoàn thành.
Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá, quản lý:
 Nhóm điều hành Apple tổ chức cuộc họp vào thứ Hai hàng tuần để kiểm tra
từng sản phẩm trong giai đoạn thiết kế của bộ phận đó. Nếu một sản phẩm
không thể được xem xét tại cuộc họp đó, nó sẽ tự động đứng ở đầu nội dung
thảo luận cho cuộc họp tiếp theo.
 Mọi sản phẩm của Apple đều được đội ngũ điều hành kiểm tra ít nhất một lần
trong vòng một hai tuần. Điều này giúp giảm thiểu tối đa sự chậm trễ trong việc
quyết định và cho phép công ty dễ dàng tiếp cận thiết kế.

27
 EPM là người quản lí chương trình kỹ thuật và GSM là người quản lí cung ứng
toàn cầu. Công việc của họ là tiếp quản một sản phẩm khi nó được chuyển từ
khâu thiết kế sang sản xuất, đảm bảo rằng sản phẩm được đưa ra thị trường
đúng cách, đúng thời điểm và đúng chi phí. Nguyên tắc chung của họ là hành
động vì lợi ích của sản phẩm mọi lúc.
KIỂM TRA HẢI QUAN:
Bộ phận kiểm tra hải quan ngồi ngay bên ngoài nhà máy của Foxconn Những chiếc
iPhone mới lắp ráp được vận chuyển vài trăm mét ra bên ngoài nhà máy, nơi lắp đặt
một trạm kiểm tra hải quan. Là điểm cuối cùng trong chuỗi lắp ráp iPhone, trạm kiểm
tra này cũng là điểm bắt đầu cho chính sách thuế của Apple. Tại trạm kiểm tra hải
quan, Foxconn coi như bán những chiếc iPhone hoàn thiện cho Apple, sau đó hãng
đưa chúng đến các chi nhánh trên toàn thế giới. Ở LẠI TRUNG QUỐC Thời gian một
chiếc iPhone được đưa đến Thượng Hải dài bằng thời gian đến San Francisco Với
những chiếc iPhone dành cho thị trường Trung Quốc, nhân viên hải quan sẽ phải đóng
dấu điện tử "xuất khẩu", sau đó đóng lại dấu "nhập khẩu". Tại Trịnh Châu, việc này
được thực hiện trong cùng một căn phòng bên ngoài nhà máy.
3. Nội dung chiến lược sản phẩm của Apple
3.1. Chiến lược thiết lập chủng loại
Tính đến hiện nay Apple đã đưa ra thị trường khá nhiều sản phẩm. Trong đó các
sản phẩm chủ chốt: Mac (Pro, Mini, iMac, MacBook, Air,ProXserve) iPhone, iPad ,
AirPort, Apple TV, Apple Watch, phần mềm và dịch vụ…
* Sáng tạo về chủng loại
Đầu tiên hãy nói đến năm 2007 Apple ra mắt chiếc iphone 2G đầu tiên với 1 thiết
kế đột phá không giống với đại đa số sản phẩm trên thị trường lúc bấy giờ, giới công
nghệ lúc đó cũng không đánh giá cao sản phẩm này nhưng cho đến ngày hôm nay
chiếc điện thoại với màn hình cảm ứng đã gần như có mặt trên mọi phân khúc và là
thiết kế chủ đạo của hầu hết hãng sản xuất điện thoại di động nào.

28
iPhone 2G chiếc điện thoại đầu tiên của Apple
Sau đó 1 năm, năm 2008 Apple lại cho cả thế giới ngã mủ trước sự sáng tạo của
mình, trong 1 buổi ra mắt sản phẩm mới của hãng, Steve Jobs rút ra 1 chiếc laptop
được để gọn gàng trong túi đựng tài liệu, đó là chiếc macbook air mỏng nhất thế giới,
cấu hình mạnh thời điểm 2008, bỏ ổ đĩa quang và Apple còn trang bị cho nó 1 ổ cứng
thể rắn – SSD để tối ưu hóa tốc độ cho chiếc máy, làng công nghệ sau đó lại 1 lần nữa
dậy sóng khi các hãng lần lượt tung ra các mẫu laptop mỏng nhẹ của mình để cạnh
tranh lại chiếc laptop mới ra mắt của Apple, thậm chí Intel còn đưa ra cả 1 thuật ngữ
Ultrabook để chỉ các laptop mỏng nhẹ, cao cấp.

29
Macbook Air thế hệ đầu tiên
Sau thời điểm đó đến nay, Apple còn cho ra mắt thêm các sản phẩm mới đáng chú
ý và gây ra các cơn sốt công nghệ trên thị trường như chiếc Ipad năm 2010, chiếc
Apple Watch năm 2014 hay chiếc tai nghe Airpod  được ra giới thiệu năm 2016 và
chiếc Iphone X năm 2017, nhưng người ta nói Apple đang ngày càng cạn dần ý tưởng
sáng tạo thời kỳ hậu Steve Jobs, các sản phẩm của hãng đang ngày càng bảo hòa về
thiết kế với tai thỏ và mặt lưng kính, thậm chí chiếc Iphone 11 mới ra cũng nhận rất
nhiều lời chỉ trích khi có thiết kế quá thô ở cụm camera sau làm cho thiết kế tổng thể
máy bị xấu đi. Vậy Apple có còn sáng tạo được nữa hay không ? Câu trả lời là có,
nhưng Apple sẽ sáng tạo theo cách khác, bước đi mới nhất của nhà táo là đang phát
triển theo hướng cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên những thiết bị mà hãng đã bán
ra, nói chính xác hơn Apple sẽ sáng tạo nội dung để đi kèm với sản phẩm, lấy ví dụ
như: Apple News Plus, Apple Card, Apple Arcade, Apple TV Channels và Apple TV
Plus … Chỉ mới được giới thiệu vào tháng 3 năm 2019 nhưng với những dịch vụ mới
này Apple đang ngày càng biến sản phẩm của mình đi gần lại với người tiêu dùng
hơn, thiết bị của họ sẽ dần dần có thêm nhiều thứ hay ho để trải nghiệm, hơn là đầu tư

30
cả trăm hoặc thậm chí cả ngàn đô để mua thiết bị mới với các tính năng mới, thứ mà
người dùng đang ngày càng ngại thay đổi.
* Hệ sinh thái sáng tạo

Cuối cùng, sự sáng tạo mà Apple đem lại không chỉ là sự sáng tạo đến từ sản phẩm
của họ, nếu tụ chung lại tất cả sản phẩm của Apple, bạn sẽ có hẳn 1 hệ sinh thái công
nghệ, nơi mà bạn có thể thỏa thích sáng tạo nên các ý tưởng của mình với các thiết bị
của Apple, đây cũng là mục đích cuối cùng mà các sản phẩm của Apple muốn hướng
đến. 1 trải nghiệm người dùng hoàn hảo trong 1 môi trường hoàn hảo nói chính xác
hơn Apple sáng tạo từng chức năng có trong hệ sinh thái này giúp cho những việc bạn
làm trong chúng sẽ vô cùng trơn tru và hiệu quả, nếu bạn muốn chụp hình bạn chỉ
việc lấy điện thoại ra chụp và tấm hình sẽ được chuyển đến máy thông qua AirDrop
mà không mất thêm thời gian phải chép hình ra thẻ hoặc kết nối với điện thoại với
máy tính, mọi thứ diễn ra 1 cách mượt mà đến nổi bạn không thể cảm nhận thấy độ
trễ, khi bức ảnh đã có trên máy bạn, các công cụ sáng tạo được Apple trang bị trên
MacOS đã sẵn sàng cho bạn làm việc, hay bạn đang làm việc và anh giao hàng đến,
anh ta gọi cho bạn trong khi điện thoại của bạn thì đang ở trong túi xách, chiếc Apple
Watch hoặc chiếc Macbook sẽ giúp bạn trả lời cuộc gọi mà không cần phải cầm máy

31
lên nghe. Hay thậm chí, bạn đang đọc báo trên điện thoại có 1 mẫu thông tin hay và
muốn copy vào tài liệu báo cáo, bạn chỉ cần copy trên chiếc Iphone của mình và dùng
thao tác dán trên Macbook … đó chỉ là 1 trong rất rất nhiều tính năng có trong hệ sinh
thái của Apple mang lại cho người dùng, giúp cho người dùng có 1 môi trường tuyệt
vời nhất để làm việc, hay nói cách khác Apple đang cung cấp các công cụ hỗ trợ tốt
nhất để bạn có thể cụ thể hóa được sự sáng tạo trong đầu bạn. Đó cũng chính là cái
mà Apple gửi gắm vào trong từng sản phẩm của mình những cái rất nhỏ nhưng rất
hiệu quả cũng giống như phong cách thiết kế của hãng đơn giản nhưng cực kỳ tinh tế.
Trong quá trình sử dụng thiết bị iOS và macOS, khách hàng sẽ bị những rào cản vô
hình bao bọc lại khiến họ khó thoát ra khỏi hệ sinh thái Apple và khả năng cao bạn sẽ
tiếp tục mua MacBook hay iPhone ở lần nâng cấp kế tiếp. Những rào cản đó cũng là
thứ giúp Apple kiếm được rất nhiều tiền và làm tăng tính trung thành của người dùng
trong khi không phải ai cũng nhận thấy điều đó.
* Thiết lập các chủng loại sản phẩm một cách chặt chẽ
Các sản phẩm của Apple có thể bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau, một người dùng
iPod sẽ có thể lên iTunes để tải nhạc về cho máy nghe nhạc của mình và khi đã mua
nhạc ở trên iTunes, họ hoàn toàn có thể tải những bản nhạc này về các thiết bị của
Apple một cách dễ dàng để tận hưởng. 
Thêm vào đó là sự quản lý từ A đến Z phần cứng cũng như phần mềm của
mình, người dùng đồ Apple sẽ bị gói gọn lại trong một vòng khép kín và từ đó quả
táo sẽ kiểm soát các khách hàng của mình hiệu quả hơn. Về phía những người
dùng, họ sẽ ý thức rõ rệt nhất sức mạnh thương hiệu của Apple khi bị đặt trong vòng
quản lý này. Để rồi khi muốn mua một món đồ công nghệ trong đầu họ sẽ có cái tên
Apple.
Bằng việc đa dạng hóa và cung cấp nhiều loại sản phẩm tới tay người tiêu dùng
như máy nghe nhạc iPod, điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad với các mức giá khác
nhau, người mua hàng sẽ có nhiều cơ hội để mua và sử dụng các sản phẩm của hãng.

32
Khi đã hài lòng với một sản phẩm nào đó của Apple, họ sẽ cảm thấy thích và muốn
mua một sản phẩm khác, cách nghĩ này của Apple cũng có phần logic.
3.2. Chiến lược hạn chế chủng loại
Chiến lược marketing của Apple dựa vào 02 yếu tố khác biệt hoàn toàn:
+ Vị thế sản phẩm
+ Tiếng vang có được từ đánh giá tích cực của truyền thông
Vì thế Apple luôn xem các sản phẩm phục vụ cho khách hàng là các sản phẩm phải
là tốt nhất trong các thứ tốt, cho nên họ luôn tập trung nguồn lực để phát triển các sản
phẩm có hiệu quả, họ luôn nghe, hiểu về thứ sản phẩm mà mình bán ra đã phục vụ
được gì cho thị trường và dựa vào đó Apple sẽ tối ưu các sản phẩm không có sức
mạnh trên thị trường, loại trừ những sản phẩm không hiểu quả để tập trung nguồn lực
phát triển các sản phẩm có hiểu quả.
Apple đã rất nhiều lần sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm công nghệ như Apple
II, Apple III, máy ảnh ( Apple QuickTake), máy chơi game ( Apple Pippin), phụ kiện
công nghệ ( Chuột Round Mouse, ốp lưng thông minh cho dòng Iphone 7 và Iphone
11), Newton PDA,…
Thông thường, Apple đạt được thành công với mỗi bản phát hành mới từ dòng sản
phẩm iPhone của mình. Theo các chuyên gia phân tích thị trường, iPhone là nhân tố
thúc đẩy doanh thu lớn nhất của Apple. Chỉ cần xem vốn hóa thị trường của Apple để
biết thế hệ iPhone nào đã mang lại thành công cũng như thất bại mà Apple đã đạt
được trong những năm qua. Các số liệu thống kê cho thấy, iPhone 5 đã gây ấn tượng
khá mạnh khi ra mắt vào năm 2012. Nhưng chỉ một năm sau, Apple đã nhầm lẫn khi
quyết định rằng một phiên bản mới hơn nên được phát hành. Sản phẩm đặc biệt này,
iPhone 5C, đã không có được thành công như thế hệ iPhone 5. Apple đã ra mắt model
iPhone 5C giá rẻ vào năm 2013 với mục đích hướng tới nhóm khách hàng yêu thích
iPhone 5S nhưng không có đủ khả năng tài chính.
Hơn nữa, iPhone 5C thiếu Touch ID, tốc độ xử lý của thiết bị này cũng không ấn
tượng như iPhone 5. iPhone 5C là một phần trong nỗ lực của Apple nhằm đối phó với
33
loạt điện thoại thông minh giá rẻ từ các đối thủ khác nhau trên thế giới. Apple thường
dẫn đầu về thẩm mỹ và thiết kế nhưng công ty đã thất bại thảm hại với 5C. Chiếc điện
thoại này được bọc bằng nhựa khiến nó có vẻ ngoài của một thiết bị rẻ tiền. Vì vậy,
khi lần đầu tiên mọi người được chiêm ngưỡng chiếc iPhone 5C, sự thất vọng đã được
bộc lộ ra. iPhone 5C có thiết kế vỏ nhựa với 5 tùy chọn màu sắc khác nhau là xanh
lục, trắng, xanh dương, hồng và vàng. Điểm tích cực duy nhất mà 5C đạt được là giá
cả. Mẫu 16GB có thể chỉ có giá 99 USD với hợp đồng không dây hai năm và điện
thoại dung lượng 32GB có giá 199 USD. Model này thực sự phù hợp với những
người có mức thu nhập trung bình nhưng có kế hoạch gia nhập vào đại gia đình người
dùng iPhone. Điều này không có nghĩa là 5C là một ý tưởng tồi tệ bởi vì vào thời
điểm đó, Apple muốn thu hút nhiều đối tượng hơn, đa dạng hơn thông qua các sản
phẩm giá cả phải chăng hơn. Tuy nhiên, hậu quả khôn lường là Apple dường như đã
đi lùi một bước cả về sự đổi mới và thẩm mỹ.
Chính vì thế, Apple đã tối ưu các sản phẩm không được thị trường ưa chuộng của
mình để tập trung nguồn lực vào các sản phẩm có sức công phá mạnh, chiếm lĩnh thị
trường như hiện nay. Việc này làm tối ưu hóa chi phí cũng như là đẩy mạnh sự hài
lòng khách hàng lên một tầm cao mới.
Dù Apple chưa một lần công bố về doanh số bán ra những sản phẩm của mình, thế
nhưng người dùng vẫn có thể thấy được mức độ “ăn khách” của từng thế hệ iPhone
thông qua số liệu bởi các tổ chức thống kê cung cấp.
* iPhone 12 – sản phẩm bán chạy nhất trong lịch sử của Apple
iPhone 12 có thể giúp Apple đạt được doanh số 250 triệu chiếc trong năm 2021,
qua đó trở thành dòng iPhone bán chạy nhất từ trước đến nay.
Wedbush đưa ra dự đoán doanh số iPhone trong năm 2021 sẽ ở mức trên 240 triệu
chiếc và có khả năng chạm mốc 250 triệu. Dự đoán này vượt qua con số ước tính mà
phố Wall từng đưa ra - khoảng 220 triệu đơn vị. Dự báo của các nhà phân tích chỉ tính
trên tổng số iPhone được bán ra, không phân chia cụ thể từng dòng iPhone. iPhone 12

34
hiện có bốn phiên bản: iPhone 12, iPhone 12 mini, iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro
Max.
“Chúng tôi chưa từng thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ nào như vậy với Apple trong
những năm gần đây",các nhà phân tích Daniel Ives and Strecker Backe của Wedbush
đánh giá. Theo đó, iPhone 12 có thể sẽ vượt qua kỷ lục của iPhone 6. Hai mẫu iPhone
6 và iPhone 6 Plus ra mắt năm 2014, từng giúp đưa doanh số iPhone đạt mức 231
triệu chiếc vào năm 2015 và là thế hệ iPhone thành công nhất từ trước đến nay.

3.3. Chiến lược biến đổi


chủng loại:
Để cạnh tranh trên thị
trường thế giới tất cả các
sản phẩm của Apple đều
được cấp chứng nhận ISO
9000. Bên cạnh chính sách
kiểm tra chất lượng. Apple
không ngừng cải tiến sản
35
phẩm và dựa trên sản phẩm hiện có công ty sẽ cải tiến, thay đổi, làm khác đi ít nhiều
so với trước để tạo ra được chủng loại mặt hàng mới có chất lượng tốt hơn.
Nhiều các thế hệ máy mới ra đời và mỗi một thế hệ sản phẩm mới ra đời đều có sự cải
tiến các đặc tính kỹ thuật, hoặc bổ sung các chức năng mới làm cho nó trở lên ưu việt
hơn, số lượng chủng loại sản phẩm của Apple khá phong phú và đa dạng.
Ví dụ: Khi Steve Jobs tuyên bố ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007, không ai
tưởng tượng được rằng thiết bị đó sẽ thay đổi thế giới đến mức nào. Hơn 14 năm trôi
qua, thế hệ mới nhất hiện nay là iPhone 12 đã thay đổi rất nhiều, nó lớn hơn, tốt hơn,
mạnh hơn và có nhiều tính năng giúp cuộc sống dễ dàng hơn.
Đi cùng với các tiến bộ công nghệ, Apple liên tục điều chỉnh thiết kế cho iPhone của
mình và giới thiệu chúng ra thị trường với các chức năng tiên tiến mang đến những
khả năng thú vị. Sau đây là một số cải tiến lớn vào thời kì đầu làm nền tảng cho
iPhone trở thành thương hiệu điện thoại di động được nhiều người thèm muốn vì
những lợi ích độc đáo mà chúng mang lại.
 GPS
Ngày nay, thật dễ dàng để xác định một địa điểm và dựa vào điện thoại để điều hướng
đến địa điểm đó. Tính năng điều hướng tiện dụng này chỉ có trên iPhone từ kiểu máy
thế hệ thứ 2, iPhone 3G ra mắt vào năm 2008.

GPS tích hợp đi kèm với một tính năng bổ sung gọi là dịch vụ định vị, nó cho phép
điều hướng và lập bản đồ dễ dàng hơn. Chip GPS này hoạt động kết hợp với tháp điện
thoại di động và mạng Wi-Fi để tính toán vị trí của điện thoại một cách dễ dàng và
nhanh chóng.

Trong những năm qua, iPhone đã cung cấp khả năng kiểm soát bổ sung để loại bỏ
những lo ngại về quyền riêng tư liên quan đến việc sử dụng GPS. Trên cài đặt điện
thoại, có thể tắt định vị dựa trên vị trí trong khi vẫn bật vị trí cho các cuộc gọi khẩn
cấp và các dịch vụ SOS.

 Màn hình Retina

Sự ra đời của iPhone 4 với màn hình Retina đã mang lại sự rõ ràng hơn bao giờ hết.
Vào thời điểm đó, màn hình retina của Apple bao gồm 326 pixel mỗi inch, điều này
đã giúp cải thiện trải nghiệm xem của người dùng trên điện thoại so với màn hình
iPhone không Retina trước đây.

Các mẫu điện thoại gần đây như iPhone X và iPhone XS Max sử dụng màn hình
Super Retina trong khi các mẫu iPhone 11 Pro đến iPhone 12 Pro Max sử dụng màn
hình Super Retina XDR. Hai điều này là một cải tiến lớn trên màn hình Retina ban
đầu, cung cấp độ tương phản tốt hơn và độ sáng cao hơn, cũng như dải động cao

36
(HDR), nói một cách đơn giản là làm cho hình ảnh trên điện thoại sống động và chân
thực hơn.

 FaceTime

Apple đã thay đổi hoàn toàn cách mọi người giao tiếp với sự ra đời của FaceTime,
một nền tảng trò chuyện âm thanh và video. iPhone 4 của năm 2010 là mẫu điện thoại
đầu tiên sử dụng công nghệ FaceTime của Apple.

Ban đầu, cuộc gọi FaceTime chỉ có thể được thực hiện giữa 2 mẫu iPhone 4 thông qua
kết nối WiFi. Với việc phát hành iPhone 4s, người dùng đã có thể gọi FaceTime qua
3G. Việc cải tiến hệ điều hành lên iOS 7 cũng cho phép tính năng gọi âm thanh
FaceTime mà không cần video. Giờ đây, tính năng FaceTime là một tính năng yêu
thích của nhiều người dùng iPhone, những người dựa vào nó để giữ liên lạc với những
người thân yêu của họ.

 Siri
Siri là một trợ lý cá nhân hoàn hảo lần đầu tiên được giới thiệu trên iPhone 4s được
phát hành vào năm 2011, Siri kể từ đó đã phát triển và có thêm nhiều khả năng giúp
cho việc sử dụng iPhone và cuộc sống nói chung trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài quyền truy cập vào dữ liệu luyện thập thể thao, thông tin nhà hàng, lịch chiếu
phim, trong những năm qua Siri đã được cung cấp thêm một số cải tiến cho phép nó
có thể đăng tin đăng lên mạng xã hội, đọc tin nhắn đến, thông báo và mở ứng dụng.
Siri hiện cũng có sẵn với nhiều ngôn ngữ cùng các tùy chọn để tùy chỉnh giọng nói
theo trọng âm, ngôn ngữ và giới tính.

 Touch ID

Touch ID hay còn gọi là cảm biến vân tay, lần đầu tiên được giới thiệu trên mẫu
iPhone 5s năm 2013. Hình thức Touch ID thế hệ đầu tiên chỉ có trên 4 mẫu iPhone, đó
là iPhone 5s, iPhone 6, iPhone 6 Plus và iPhone SE. Từ iPhone 6s đến iPhone SE
2020, các thiết bị này sử dụng Touch ID thế hệ thứ hai.

Cả hai đều hoạt động theo cùng một cách và có các tính năng tương tự, ngoại trừ
Touch ID thế hệ thứ hai nhanh hơn và đáng tin cậy hơn 50%. Ngoài việc mở khóa
thiết bị, Touch ID cho phép xác thực dễ dàng và an toàn các giao dịch mua từ App
Store và iTunes Store. Để thuận tiện hơn, Touch ID cho phép thêm năm dấu vân tay
khác nhau, bao gồm cả dấu vân tay của người khác ngoài chủ sở hữu trong trường
hợp khẩn cấp.

37
3.4. Chiến lược hoàn thiện và nâng cao các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về loại sản phẩm đang có
thì apple đã thực chiến lược hoàn thiện và nâng cao các đặc tính kỹ thuật sản phẩm
theo các hướng:
3.4.1. Chiến lược hoàn thiện về cấu trúc kỹ thuật của sản phẩm Apple
Sau quá trình hình thành và phát triển lâu dài Apple đã không ngừng hoàn thiện các
cấu trúc kỹ thuật để đưa sản phẩm của mình phát triển lên một tầm cao mới. Để rõ
hơn, ta hãy nhìn nhận sự phát triển của iPhone sản phẩm đi đầu của Apple:
13 năm iPhone đã phát triển ra sao?

IPhone chắc chắn là sản phẩm phổ biến nhất của Apple. Kể từ ngày ra mắt đầu tiên
vào năm 2007 đến nay, nó đã thiết lập tiêu chuẩn cho thị trường smartphone. Nhưng
liệu mọi người đã biết iPhone phát triển ra sao kể từ ngày phát hành đầu tiên?

Mỗi thế hệ đều khác nhau, tuy nhiên không phải lúc nào cũng nhận ra sự khác biệt
của chúng, đặc biệt khi so sánh giữa các sản phẩm cùng kích thước màn hình. Vậy
trong 13 năm qua, sự phát triển của iPhone là như thế nào?

 Kỷ nguyên 3,5 inch


iPhone gốc được ra mắt vào ngày 29/6/2007 có màn hình 3,5 inch. Khẩu hiệu cho
thiết bị là “This is only the beginning” và Apple đã đúng. Mặc dù iPhone gốc là một
cuộc cách mạng cho thời đại đó nhưng theo tiêu chuẩn ngày nay, nó đã khá cổ. Nó
thậm chí còn không cung cấp kết nối 3G và chỉ có camera 2 MP.
38
iPhone 3G phát hành một năm sau đó là bản cải tiến của iPhone gốc bằng việc thêm
khả năng 3G và thúc đẩy việc lưu trữ tối thiểu đến 8 GB. Nó cũng có vỏ bằng nhựa
polycarbonate được thiết kế lại, thay thế cho mặt lưng bằng nhôm của iPhone gốc.
Mặc dù đây là một sự đánh đổi trong thiết kế nhưng việc tiết kiệm chi phí thành phần
đã giúp Apple giảm một nửa giá bán lẻ của điện thoại.
Đến phiên iPhone 3GS ra mắt sau đó một năm với S đại diện cho “Speed”. Kết quả là,
iPhone này chủ yếu cung cấp các cải thiện về tốc độ bên trong. Bên cạnh đó, bản này
cũng tăng camera sau lên 3 MP và dung lượng lưu trữ tối đa lên 32 GB.

iPhone 4 ra mắt sau đó được nhiều người coi là iPhone có thiết kế tốt nhất từ trước
đến nay. Nó có thân máy hoàn toàn bằng kính giúp tỏa sáng độc đáo theo thời gian.
Đó cũng là chiếc iPhone đã giới thiệu màn hình Retina - một tiến bộ lớn vào thời
điểm đó. iPhone này cũng là sản phẩm đầu tiên sử dụng chip A-series của Apple (với
Apple A4) và thêm camera trước cho các cuộc gọi video FaceTime.
Kết thúc kỷ nguyên 3,5 inch là chiếc iPhone 4S, tiếp tục là một cải tiến về thông số kỹ
thuật bên trong của iPhone 4. Ở đây, S viết tắt cho cụm từ Siri - trợ lý kỹ thuật số mới
của Apple. iPhone 4S cũng có một camera phía sau với độ phân giải lên đến 8 MP.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài đến với kỷ nguyên 5,8 inch
Cũng trong năm 2017, Apple giới thiệu iPhone X. Điện thoại này đã tăng kích thước
màn hình lên 5,8 inch và quan trọng hơn là bỏ nút Home vật lý để chuyển sang thiết
kế toàn màn hình. Đây được cho là chiếc iPhone cực đoan nhất của Apple từ trước
đến thời điểm phát hành do giao diện hoàn toàn dựa trên cử chỉ mới (do không có nút
Home). Đó cũng là iPhone tạo tiền đề cho công ty trong 10 năm tới.

39
Apple đã tung ra phiên bản cải tiến của iPhone X với iPhone Xs cũng có màn hình 5,8
inch vào năm 2018. Gần đây nhất là năm 2019, Apple đã trở lại với quy ước đặt tên
lành mạnh hơn với sự ra mắt của iPhone 11 Pro. Trong khi sản phẩm trông gần giống
iPhone X và XS nhưng đây là chiếc iPhone đầu tiên có ba máy ảnh phía sau và một
tấm kính mờ mặt sau. Nhiều khả năng Apple sẽ khai tử kích thước màn hình 5,8 inch
khi ra mắt iPhone 12 năm nay.
Hiện tại là kỷ nguyên 6,1 inch và 6,5 inch
Năm 2018 chứng kiến phiên bản iPhone còn lớn hơn cả iPhone X. Đó là năm Apple
giới thiệu thêm hai chiếc iPhone hoàn toàn mới, ngoài iPhone XS như đã nói. Đầu
tiên là iPhone XS Max có màn hình lớn nhất mà Apple từng đạt với kích thước 6,5
inch.

Cùng với đó, công ty cũng giới thiệu iPhone XR được quảng cáo là iPhone thân thiện
ngân sách. Mặc dù có thiết kế toàn màn hình như dòng iPhone XS nhưng iPhone XR

40
phân biệt với dòng XS đó là có màn hình ở giữa hai kích thước 5,8 inch và 6,5 inch,
mà cụ thể là 6,1 inch.
Năm 2019 chứng kiến sự ra mắt của iPhone mới nhất từ Apple. Điều này bao gồm
iPhone 11 kế nhiệm cho iPhone XR khi có màn hình 6,1 inch. Đối với iPhone 11 Pro
Max, sản phẩm này kế nhiệm iPhone XS Max để chứa màn hình 6,5 inch. Dòng
iPhone 11 Pro là những smartphone đầu tiên có mặt lưng bằng kính mờ và ba ống
kính.
3.4.2. Gia tăng độ bền và thời gian sử dụng
Với mục tiêu các thiết bị của mình phải thân thiện với người dùng và môi trường,
Apple đã quyết định sản xuất các thiết bị có độ bền cao. Với thời gian sử dụng trong
nhiều năm, người dùng của Apple có thể hạn chế được lượng rác thải công nghiệp
khó xử lý này ra môi trường. Với hơn 5000 cửa hàng, dịch vụ hỗ trợ người dùng trong
việc sửa chữa, bảo hành, Apple có thể hỗ trợ người dùng tốt hơn, khiến họ an tâm khi
sử dụng thiết bị của mình trong thời gian dài. Phiên bản iOS 12, được ra mắt vào năm
2018, càng làm rõ thêm mục tiêu của Apple khi phiên bản này cũng hỗ trợ cập nhật
các tính năng, bảo mật mới trên thiết bị đời cũ từ năm 2013.

Để có thể tung ra thị trường, các thiết bị của Apple sẽ phải trải qua loạt bài kiểm tra
về độ bền để đảm bảo chúng có thể sử dụng được trong nhiều điều kiện khắc nghiệt.
Ví dụ đối với Apple Watch, công ty này sẽ thực hiện các bài kiểm tra về độ bền với
con lắc đập vào màn hình thiết bị, hoặc kiểm tra khả năng hoạt động của chúng trong
môi trường nhiệt độ cực cao hoặc lạnh giá. iPhone XS đạt tiêu chuẩn quốc tế IP68 về
khả năng kháng bụi và nước. Điều đó có nghĩa là thiết bị này có thể chịu được việc
chìm xuống độ sâu 2 mét trong tối đa 30 phút.

3.4.3. Thay đổi về kiểu dáng, màu sắc sản phẩm của Apple:
Công ty Apple đã cải tiến, thay đổi rất nhiều về kiểu dáng, màu sắc trên hầu hết các
dòng sản phẩm. Ví dụ điển hình cho sự thay đổi này không thể không nhắc đến dòng
sản phẩm iPhone của Apple.
Vậy từ iPhone 2G đến iPhone X: kiểu dáng của iPhone đã thay đổi thế nào? Sau
đây là 1 vài thay đổi điển hình.

Kiểu dáng của iPhone 2G 


Hình ảnh vị CEO vĩ đại Steve Jobs cầm trên tay chiếc điện thoại iPhone 2G đầu tiên
có lẽ vẫn sẽ mang đến những cảm xúc thật hỗn loạn trong lòng những người hâm mộ
của "Táo khuyết". Khi ấy ông miêu tả với niềm tự hào rằng đây sẽ là một chiếc điện

41
thoại 3 trong 1 bởi: “một chiếc iPod màn hình cảm ứng lớn, một chiếc điện thoại
mang tính cách mạng và một thiết bị truyền thông đột phá”. 

 
Kiểu dáng của iPhone 2G lần đầu được cha đẻ Steve Jobs giới thiệu 
Giai đoạn đó, iPhone 2G xuất hiện với kiểu dáng đơn giản và kích thước khá khiêm
tốn. Nói không ngoa đây chính là chiếc điện thoại cực kỳ quan trọng không chỉ đặt
nền móng cho sự phát triển của riêng Apple mà cả một nền công nghiệp điện thoại.
Vẫn sở hữu nút Home, loại bỏ toàn bộ bàn phím vật lý thời ấy, đưa cả thế giới đến
người dùng qua tích hợp Internet. Tuy nhiên chiếc iPhone đầu tiên này lại chưa có 3G
và App Store.

iPhone 3G 
Không lâu sau ngày ra đời iPhone 2G hãng Apple lại tiếp tục ra mắt iPhone 3G. Thiết
kế không có gì thay đổi quá nhiều nhưng được tích hợp thêm những tính năng cực kỳ
quan trọng là kết nối 3G, định vị GPS, gửi email và kho ứng dụng App Store. 

iPhone 3GS 
Cứ đúng một năm Apple lại cho ra đời một sản phẩm mới của mình, vào năm 2009
chính là chiếc iPhone 3GS – chiếc iPhone “S” đầu tiên trong lịch sử. Thiết kế này lại

42
tiếp tục không thay đổi quá nhiều nhưng lại được nâng cấp nhiều về “S” nghĩa là
Speed (tốc độ) cộng thêm màn hình 3.5 inch và độ phân giải 480x320 pixel. 

 
Chiếc iPhone “S” đầu tiên trong lịch sử Apple 

iPhone 8, 8 Plus và iPhone X


Bộ đôi iPhone 8 và 8 Plus được trang bị cấu hình mạnh mẽ, hỗ trợ sạc nhanh, nhưng
không có nhiều thay đổi ngoại trừ việc mặt kính phía sau được sử dụng để hỗ trợ sạc
không dây.
iPhone X là phiên bản đặc biệt kỷ niệm chặng đường 10 năm phát triển của iPhone.
Máy được thiết kế hoàn toàn mới gồm màn hình 5.8 inch dùng tấm nền OLED, bỏ
phím Home, phần tai thỏ chứa tính năng nhận diện khuôn mặt 3D 
iPhone Xs/ Xs Max không thay đổi quá nhiều so với iPhone X ngoài việc có thêm
phiên bản màn hình lớn hơn.
iPhone XR được trang bị màn hình LCD độ phân giải thấp hơn iPhone Xs và chỉ có 1
camera sau nhưng máy sở hữu cấu hình mạnh mẽ, thời lượng pin dài.

Apple đã “làm nên chuyện” với iPhone X của năm 2017 


iPhone 11, 11 Pro và 11 Pro Max (2019)
43
iPhone 11 Pro không có gì khác biệt so với dòng iPhone XS nhưng mặt lưng của máy
được bao phủ bởi một lớp nhám mới mẻ với cụm camera sau vuông hoàn toàn mới.
Hiệu suất của dòng iPhone 11 Pro được cải thiện đáng kể, dung lượng pin lớn hơn và
được trang bị chip truyền tín hiệu Apple U1.
Thay đổi các vật liệu chế tạo, có thể thay đổi chất liệu bao bì.

3.4.4. Thay đổi các vật liệu chế tạo, thay đổi chất liệu bao bì
Apple thường sử dụng vật liệu tái chế cho sản phẩm mới của mình, có thể thấy điều
đó trong MacBook Air và Mac mini mới. Vỏ của chúng được làm từ nhôm tái chế
100%, không ảnh hưởng đến độ bền hoặc mức độ hoàn thiện. Các sản phẩm tiên tiến
nhất là những sản phẩm gây ra tác động môi trường ít nhất. 
Bảng mạch của iPhone được hàn bằng thiếc tái chế 100%. Sử dụng thiếc tái chế trong
các thiết bị sẽ giúp Apple hạn chế khai thác hơn 29.000 tấn quặng thiếc vào năm
2019. Hơn 40 thành phần trong iPhone XS, iPhone XS Max và iPhone XR chứa nhựa
tái chế. Và 100% sợi gỗ trong bao bì Apple Apple đến từ các nguồn tái chế hoặc rừng
được quản lý.
“Apple Trade In”, cải thiện môi trường
Với việc hỗ trợ trao đổi thiết bị cũ của người dùng để lấy thiết bị mới, Apple và người
dùng sẽ cải thiện việc ô nhiễm môi trường từ rác thải công nghệ. Thiết bị được trao
đổi sẽ được xóa dữ liệu người dùng, Apple sẽ tiến hành kiểm tra thiết bị một cách
toàn diện để đảm bảo thiết bị vẫn còn hoạt động tốt trước khi đến tay người dùng
khác. Nếu như thiết bị trong tình trạng hỏng, không đảm bảo cho việc tái sử dụng thì
Apple sẽ tiến hành sửa chữa chúng. Hiện có 2/3 thiết bị trở về với Apple đã làm mới
và phân phối đến người dùng.

44
Ngoài ra, càng nhiều thiết bị được trao đổi với Apple, công ty này càng có thể kết hợp
nhiều vật liệu mới vào thiết bị mới. Ví dụ, hầu hết lớp nhôm được phục hồi từ iPhone,
đã trở thành một phần của vỏ nhôm tái chế 100% của MacBook Air. Và coban được
phục hồi từ pin iPhone được sử dụng để tạo ra pin hoàn toàn mới. Để tối đa hóa việc
sử dụng vật liệu tái chế trong các sản phẩm mới của mình, Apple cũng sử dụng các
nguồn vật liệu bên ngoài Apple. Bởi vì càng nhiều người sử dụng thiết bị được làm
lại, thì càng ít phải khai thác vật liệu từ Trái Đất
Apple tái thiết kế hộp đựng iPhone, góp phần bảo vệ môi trường

 Trong thời gian gần đây, Apple đã thực hiện 2 thay đổi đơn giản đối với hộp
đựng iPhone nhưng hiệu quả mang về rất tích cực, giúp lượng nhựa dẫn đến bãi
rác giảm đi đáng kể. Hành động này diễn ra khá kín đáo, khiến hầu hết người
mua iPhone thậm chí có thể không nhận ra.
 Đây là nỗ lực rất đáng khen ngợi của Táo khuyết. Chúng ta cần biết rằng,
Apple bán hơn 200 triệu iPhone mỗi năm, mà mỗi sản phẩm đều có bao bì bằng
nhựa, thứ thường đi thẳng vào bãi rác. Vì vậy, những điều chỉnh này sẽ giảm
thiểu tình trạng hàng tấn nhựa được thải ra, làm hại đến môi trường.
 Apple tái thiết kế hộp đựng theo 2 cách: Thứ nhất, những mẫu iPhone cũ sử
dụng hai khay nhựa xếp chồng lên nhau bên trong hộp, một để đặt chiếc điện
thoại và một cho bộ sạc cùng với tai nghe EarPods, còn hộp đựng mới dùng cho
iPhone 7 chỉ có một khay và nó được làm từ giấy, không phải từ nhựa.
 Thứ hai, hãng cũng đơn giản hóa cách đóng gói tai nghe. Trước đây, tai nghe
mới được gói trong một hộp nhựa. Hộp này không thể tái sử dụng, mặc dù nó
chỉ dùng để giữ cho phụ kiện an toàn khi đến tay người dùng. Bây giờ, tai nghe
được quấn quanh một tấm bìa cứng đã được gấp lại để vừa vặn với hộp của
điện thoại.

3.5. Chiến lược về bao bì - nhãn mác


3.5.1. Chiến lược bao bì:
Bao bì được xem là nhân tố quan trọng để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
APPLE không chỉ đầu tư vào mẫu mã sản phẩm mà cho đến những mẫu in túi giấy,
túi giấy cũng có sự đồng nhất về logo, màu sắc và dĩ nhiên, chúng được thiết kế rất
đẳng cấp, vô cùng tinh tế.
Đối với hàng nghìn những sản phẩm cùng loại trên kệ hàng, nếu ở vị trí người tiêu
dùng thì chắc chắn chúng ta đều có xu hướng chọn những sản phẩm có bao bì đẹp, bắt
mắt. Cho dù đó là những sản phẩm hàng tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm cho đến
các sản phẩm điện tử như là Apple hoặc Sam Sung. Điều này không bị chi phối nhiều
như bao bì thực phẩm mà nó vẫn là yếu tố giúp kích thích khách hàng tìm kiếm đến
các dòng điện thoại Apple.
45
Hiện nay, với hầu hết các sản phẩm điện thoại Iphone thì chỉ ở kích cỡ là 3.5 inch, thế
nên hầu hết các mẫu hộp giấy đựng điện thoại Apple chỉ được thiết kế một kiểu dáng,
kích thước duy nhất, đem lại sự thuận  cho việc nhận diện thương hiệu của khách
hàng.
Hiện nay, hơn 80% sản phẩm bao bì giấy của apple chuyển sang sử dụng các mẫu sản
phẩm tái chế, điều này chính là một trong những chiến dịch quảng cáo của apple để
đồng hàng cùng với các hoạt động bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là một trong
những lý do mà nhiều người tin dùng các sản phẩm của nhãn hiệu số 1 thế giới.
Thực ra, sự thành công của Apple là sự dung hòa của rất nhiều yếu tố. Trong đó,
không thể không kể đến bao bì. Chúng ta đều biết rằng Steve Jobs – một trong những
nhà sáng lập Apple là một người sống tối giản. Ông rất ghét những gì có cấu tạo phức
tạp và thừa thãi. Vì thế, các sản phẩm Iphone và cả bao bì luôn thấm đẫm tinh thần
của lối sống tối giản. Sẽ không ngoa khi nói rằng sự thành công của Apple bắt nguồn
từ bao bì.

3.5.2. Chiến lược nhãn mác: Quả táo apple


 Quả táo cắn dở apple không chỉ mang một ý nghĩa đơn thuần là nhãn mác của
một thương hiệu công ty mà sau xa đó nó còn mang ý nghĩa tưởng nhớ về Alan
Turing Alan Turing là người đã đặt nền móng đầu tiền cho máy tính hiện đại
ngày nay và đi tiên phong trong việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Ông cũng là
người giải mã những bí số trong thời chiến Đức. Lúc cuối đời, Alan Turing suýt
phải ngồi tù và bị chế giễu vì là người đồng tính. Ngày 7 tháng 6 năm 1954,
Alan Turing đã ăn một quả táo chứa xyanua, một chất độc cực mạnh có thể giết
chết một con voi, để đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình.
 Một trong những giả thuyết đó cho rằng, 3 nhà đồng sáng lập Apple là Steve
Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne, quyết định chọn logo công ty là hình
một quả táo đã bị cắn dở để tưởng nhớ đến Alan Turing và những đóng góp của
ông.
 Logo Táo khuyết được thiết kế không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, nó
được thiết kế theo nguyên lý tỷ lệ vàng với hình chữ nhật và dãy số nguyên
Fibonacci.
 Kích cỡ tổng thể của trái táo khuyết được phân chia theo hình chữ nhật vàng.
Các hình vuông nhỏ bên trong, những đường cong hai đầu trái táo và phần
khuyết bên phải đều tuân thủ nghiêm ngặt dãy số Fibonacci.
 Một giả thuyết khác cũng được nhiều người đồng ý là biểu tượng quả táo của
Apple đại diện cho tri thức trong câu chuyện Adam và Eva. Đó cũng có thể là
quả táo rơi từ trên cây giúp Isaac Newton tìm ra trọng lực.
 Tuy nhiên, Rob Janoff – người đã thiết kế logo này đã phủ nhận tất cả các giả
thuyết trên. Rob Janoff cho biết, ông rất thích câu chuyện của Turing, trước đó
ông không hề biết về nó. Khi thiết kế logo của Apple, Steve Jobs lúc đó còn
không gửi yêu cầu cụ thể cho ông. Lý do quả táo của Apple có vết cắn dở là để
46
tạo ra sự nhận biết. Vết cắn sẽ là thước đo giúp người xem nhận biết đó là quả
táo to, giúp logo không bị nhầm lẫn thành quả anh đào bé nhỏ dù xuất hiện ở
kích thước nhỏ.
 Bên cạnh đó là tên thương hiệu đặc biệt. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết sản
phẩm qua cái tên như: Iphone, Ipods, IPad, Applewatch,…
 Trong cuốn Steve Jobs được chắp bút bởi Walter Isaacson có đoạn: “McKenna
và đội ngũ của ông bắt đầu thiết kế một cuốn sách quảng cáo cho Apple. Điều
đầu tiên họ phải làm là thay biểu tượng theo phong cách khắc gỗ đầy hoa văn
thời Nữ hoàng Victoria của Ron Wayne vì nó hoàn toàn trái ngược với phong
cách quảng cáo đầy màu sắc và hài hước của McKenna. Vì thế giám đốc thiết
kế Rob Janoff được chỉ định thiết kế một cái mới. “Đừng làm nó trở nên nhí
nhố nhé”, Jobs đề nghị. Janoff bắt tay thiết kế hình quả táo đơn giản với hai
phiên bản khác nhau, một hình nguyên cả quả và hình còn lại bị cắn dở. Hình
đầu tiên nhìn khá giống quả sơ-ri vì thế Jobs chọn hình quả táo cắn dở. ông
cũng lấy phiên bản kẻ sọc 6 màu, màu ảo giác nằm giữa màu xanh lá cây và
màu xanh da trời, mặc dù như thế sẽ khiến chi phí in đắt hơn rất nhiều. Phía
trên tập sách quảng cáo, McKenna đặt một câu châm ngôn, được cho là của
Leonardo da Vinci, mà sau đó trở thành nguyên tắc đối với việc thiết kế của
Jobs: "Đơn giản là sự tinh tế tối thượng."”
Đơn giản như vậy thôi chứ không có ẩn ý gì cả.
 
3.6.  Chiến lược sản phẩm mới
Với sự ra đời của máy tính để bàn từ cuối những năm 1970 và sau đó là máy tính xách
tay xuất hiện vào những năm 1990, phải mất đến 20 năm thì công ty mới mở rộng
sang lĩnh vực sản phẩm trọng tâm đầu tiên với việc ra mắt iPod vào năm 2001. Sau đó
là sự ra đời của Iphone trong năm 2007, Ipad năm 2010, tiếp theo là Apple Pay và
Apple Watch vào năm 2014.
Năng lực cạnh tranh cốt lõi của Apple vẫn mang lại trải nghiệm xuất sắc cho khách
hàng thông qua những giao diện người dùng tuyệt vời. Chiến lược sản phẩm của công
ty xoay xung quanh đặc điểm này, với iPhone (màn hình cảm ứng "cử chỉ" được của
iPohne được sử dụng lại trên iPad), Mac, iCloud, iTunes và Apps Store đều đóng vai
trò quan trọng. Tính năng đặc biệt của Apple Pay và Apple Watch vẫn mang lại trải
nghiệm khách hàng về một giao diện người dùng tao nhã và dễ dàng sử dụng.
Bắt đầu bằng việc tái tạo lại thương hiệu Apple khi iPod ra mắt vào năm 2001, Apple
đã nỗ lực để làm cân đối, cũng như dịch chuyển dần thương hiệu và chiến lược sản
phẩm của mình trở nên gắt kết với nhau hơn, để đạt được vị thế ngày nay.
Steve Jobs, đồng sáng lập của Apple, đã mô tả Apple là một "công ty thiết bị di động"
- một trong những công ty lớn nhất trên thế giới. Công ty đổi tên thành Apple Inc.
thay vì Apple Computer. Vào thời điểm đó, đây là một bước đi quan trọng, biểu thị
động thái của Apple muốn chứng tỏ mình không phải một công ty máy tính đơn
thuần.
47
Apple hiện nay đang dần khẳng định công ty đã vượt xa khỏi một công ty thiết bị. Họ
pha trộn các dịch vụ nội dung số (như Apple Music, iTunes, iBooks và App Store) là
một phần quan trọng của tuyên bố giá trị đối với các chủ sở hữu thiết bị Apple và (với
iCloud và Siri trong phần nền) Apple đang tạo ra nhiều dịch vụ và chức năng mà
người tiêu dùng có thể truy cập vào bất cứ thiết bị (Apple) nào họ sử dụng vào bất cứ
thời điểm.
Cuối năm 1970 đến nay, apple không  ngừng cho ra mắt các sản phẩm mới về máy
tính, imac, tai nghe có dây đến không dây, và sản phẩm cho ra nhiều sự khác biệt nhất
là điện thoại thông minh Iphone ……
Hiện nay apple vẫn đã và đang không ngừng nổ lực để ra mắt nhiều sản phẩm mới.
Cùng nhiều phụ kiện và thiết kế độc đáo hơn, đi kèm đó là bộ tai nghe Ipods cũng
được thiết kế riêng biệt đi đôi với Iphone tại ra sự tinh tế, thời thượng khác biệt.
Để có thể nhìn nhận rõ nhất thành công của APPLE trong công cuộc phát triển sản
phẩm mới, đi đầu là iphone. Bắt đầu với Iphone 2G vào năm 2007, iPhone từng bước
trở thành thương hiệu smartphone phổ biến và là sản phẩm chủ lực đem đến thành
công cho Apple. Máy được trang bị màn hình 3,5 inch, camera 2 megapixel và chỉ có
dung lượng lưu trữ 16 GB. Vào thời điểm ra mắt, iPhone 2G thậm chí không hỗ trợ
đổi hình nền hay các ứng dụng bên thứ ba. Tiếp sau đó là Iphone 3G (2008) - Iphone
3GS (2009) - Iphone 4 (2010) - Iphone 4S (2011) - Iphone 5 (2012) - iphone 5s - 5c
(2013) - Iphone 6 - 6pls (2014) - Iphone 6s - 6spls (2015) - Iphone SE (2016) - Iphone
7-7ps (2016) - Iphone 8-8pls (2017) - Iphone X (2017) - Iphone xs - xs max (2018) -
Iphone11 (2019) - Iphone 11pro- 11promax (2019) - Iphone 12-12 mini (2020). Và
theo như thông tin đang cập nhập hiện tại APPLE sắp ra mắt Iphone 13 (2021) với 4
phiên bản, bao gồm: iPhone13 mini,  iPhone13,  iPhone13 Pro và  iPhone13 Pro Max.
Mỗi Iphone ra mắt đều có sự thay đổi nhất định từ thiết kế màn hình, kiểu dáng, màu
sắc, mà còn có sự thay đổi theo công nghệ 4.0 như dấu vân tay, trợ lý ảo siri, face-ID.
Chúng ta có thể thấy trong suốt 14 năm nhưng APPLE chưa bao giờ ngủ quên trên
chiến thắng mà không ngừng nỗ lực bản thân phát triển để hoàn thiện bản thân thành
một phiên bản tốt nhất.
Steve Jobs đã từng nói rằng: “Chúng tôi đã làm ra sản phẩm mới chỉ dựa trên những
yêu cầu và mong muốn của người sử dụng” - câu nói đó đã chứng minh rằng sự thành
công nhất định mà APPLE đã có được ngày hôm nay là dựa trên tầm nhìn xa của họ.
Đứng trên vị trí của người sử dụng mà nhìn nhận sản phẩm để có thiết kế hoàn hảo và
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

48
Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Iphone đầu tiên ra đời vào năm nào:
A. 2006
B. 2007
C. 2008
D. 2009
2. Apple tái thiết kế hộp đựng theo mấy cách:
A. 2 cách 
B. 3 cách 
C. 4 cách 
D. 5 cách

3. Ban đầu, tập đoàn Apple có bao nhiêu người sáng lập 
A.1
B.2
C.3
D.4
4. Chiến lược cấp công ty gồm mấy cấp 
A.1
B.2
C.3
D.4
5. Cách mà apple thu hút khách hàng qua phương pháp nào 
A. Chiến lược cho phí thấp 
B. Chiến lược hoá sản phẩm
C. Chiến lược maketing
D. Tất cả đều đúng
6. Hiện nay iphone mới ra mắt một sản phẩm mới là iphone 13 (12s pro). Bạn có biết 
điều khác biệt của sản phẩm này là :
A- Màu cam, camera chéo
B- Màu xanh dương, camera 3 mắt
C- Có nhận diện gương mặt
D- Có kích cỡ là 1.38 inch

49
7. Máy tính đầu tiên của Apple được ra mắt vào năm nào?
A- 1980
B- 2014
C- 1970
D- 1960
8. Việc lắp ráp thành phẩm iPhone thực hiện ở đâu?
A.Foxconn và Pegatron, trụ sở tại Đài Loan.
B AKM Semiconductor, có trụ sở tại Nhật Bản
C. Corning, có trụ sở tại Mỹ,
D.Toshiba, có trụ sở tại Nhật Bản
9. Apple thiết lập các chủng loại sản phẩm của mình một cách chặt chẽ nhằm mục
đích gì?
 A. Giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm
 B. Các sản phẩm của Apple có thể bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau
 C. Kiểm soát khách hàng sử dùng của mình một cách hiệu quả
 D. Tất cả các ý trên đều đúng
 

10. Chiến lược hạn chế chủng loại của Apple?


 A. Nhằm mục đích bảo đảm giữ gìn vị trí đã chiếm được trên thị trường.
 B. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị hư hỏng.
 C. Nhằm mục đích tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm có hiệu quả.
 D. Hướng đến nhiều phân khúc người dùng khác nhau.

 TLTK:

https://vov.vn/cong-nghe/tin-moi/xiaomi-vuot-apple-dung-thu-2-thi-truong-
smartphone-874394.vov (truy cập ngày 15/8/2021)

https://www.semtop.vn/public/tin-tuc/khai-niem-va-cac-phuong-phap-phan-
khuc-thi-truong.html (truy cập ngày 15/8/2021)
https://thanhlapcongtyonline.com/tin-tuc-tu-van/cac-cap-chien-luoc-kinh-doanh-
hieu-qua-doi-voi-su-hinh-thanh-va-phat-trien-doanh-nghiep/
(truy cập ngày 14/8/2021)
Sức hút của các sản phẩm của Apple – Mọi thứ đều đến từ sự sáng tạo ( Trung
Tín) :  https://bitly.com.vn/dji828 (truy cập ngày 15/8/2021)

50
 

 
 
 
 
 

51

You might also like