You are on page 1of 35

Hậu quả của chiến tranh hóa học đối với rừng

Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, quân đội Mỹ
đã tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học từ năm 1961 đến
năm 1972 với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử
chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải
khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một
diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt
Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp
chất độc điôxin.
Theo A.H. Westing (1983) thì nồng độ các chất được rải trong
các phi vụ thường cao hơn gấp từ 20 - 40 lần nồng độ dùng
trong nông nghiệp. Các chất diệt cỏ và phát quang thông
thường được phân huỷ sau một tháng đến dưới một năm, riêng
hợp chất điôxin có trong chất da cam rất bền vững, với thời gian bán phân huỷ được ước tính khoảng 15
đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ
cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và
làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Sự tàn phá của nó đã được Toà án Bertrand Roussel cũng như Hội
nghị Paris năm 1970 lần đầu tiên nêu lên trước dư luận thế giới về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh hoá
học của Mỹ tại Việt Nam; gọi đó là "cuộc chiến tranh huỷ diệt môi trường, huỷ diệt hệ sinh thái và con
người" ở Việt Nam.
Những tác hại đối với thiên nhiên và môi trường của chiến tranh hoá học này đã được nhiều nhà khoa học
Việt Nam và thế giới tiến hành nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại nhiều hội nghị
quốc tế.
Qua nhiều thập kỷ, diện tích rừng có nhiều biến đổi theo chiều hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Riêng trong khoảng năm 1950 đến năm 1972, chiến tranh, nhất là chiến tranh hoá học của Mỹ, đã để
lại một hậu quả tàn khốc lên tài nguyên rừng.
Theo tài liệu của Rollet (1956), độ che phủ chung của rừng ở Việt Nam chiếm 43%, trong đó diện tích rừng
miền Nam Việt Nam bao gồm: (Bảng IV.4)

Bảng IV.4. Diện tích rừng miền Nam Việt Nam

Nguồn: Rollet, 1956


Như vậy, tới năm 1956 đất rừng miền Nam Việt Nam có khoảng 10.300.000ha, chiếm 60% tổng diện tích
tự nhiên. Rừng phân bố rộng khắp trên vùng Trung Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, và
vùng ngập mặn ven biển Nam Bộ.
Trong chiến dịch Ranch - Hand, rừng nội địa là đối tượng phải gánh chịu nặng nề nhất chiếm 86% tổng số
phi vụ rải chất độc. Các phi vụ tập trung vào các khu rừng từ vùng núi cao tới vùng thấp ven biển, từ vùng
ẩm ướt tới vùng khô hạn, trải dài từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau.
Diện tích bị rải được phân bố trên các độ cao khác nhau (Bảng IV.5).

Bảng IV.5. Phân bố diện tích bị rải theo độ cao tuyệt đối

Nguồn: Phùng Tửu Bôi, 2001

Vùng cao nhất bị rải chất độc hoá học đó là khu rừng thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) ở
độ cao trên 1.000m.
Những hậu quả tức thời và lâu dài của chất độc hoá học đối với tài nguyên và môi trường rừng nội địa rất
rõ ràng. Trong quá trình bị tác động, hàng trăm loài cây đã bị trút lá, đáng quan tâm nhất là những cây gỗ
lớn thuộc tầng nhô và tầng ưu thế sinh thái thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae), họ đậu (Fabaceae). Nhiều loài
cây gỗ quý hiếm như giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), gụ (Sindora siamensis), gõ (Afzelia
xylocarpa), sao đen (Hopea odorata),... và một số cây họ dầu thuộc tầng cao trong rừng đã bị chết, dẫn đến
khan hiếm nguồn hạt giống của một số loài cây quý. Chỉ có một số ít loài có khả năng chống chịu với chất
độc như cây kơ nia (Irvingia malayana), cây cám (Parinari annamensis), cây cọ (Livistona). Tán rừng bị
phá vỡ, môi trường rừng bị thay đổi nhanh chóng, những loài cây của rừng thứ sinh như tre, nứa, các loài
cây gỗ ưa sáng mọc nhanh, kém giá trị kinh tế, chúng xuất hiện và lấn át cây gỗ bản địa.
Nhiều khu rừng đã bị phá hủy nặng nề do quy mô phá hoại rộng lớn và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài
trong nhiều năm, kèm theo với các tác động khác của bom đạn, máy ủi... (cả lớp cây tái sinh tự nhiên bị
thiêu cháy dưới tán rừng do bom napan). Hậu quả là cây rừng bị chết đi, các loài cây cỏ dại như cỏ Mỹ
(Pennisetum polystachyon), cỏ tranh (Imperata cylindrica), lau lách xâm lấn. Đến nay rừng vẫn chưa được
phục hồi, nhiều băng rải chất độc vẫn chỉ là những trảng cỏ được thể hiện rõ trên ảnh chụp từ vệ tinh và
máy bay qua các thời kỳ khác nhau.
Tính toán thiệt hại do chiến tranh gây ra đối với tài nguyên rừng nội địa khá phức tạp, hoàn toàn không
giống như rừng ngập mặn. Rừng nội địa chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học ở nhiều mức độ khác nhau
và do tính mẫn cảm của mỗi loài cây mà tác hại đối với từng loài cũng khác nhau. Trong nhiều năm qua đã
có một số nhà khoa học chú ý nghiên cứu về tác động của chất diệt cỏ và làm rụng lá cây ở rừng miền Nam
Việt Nam. Một số tác giả như Galston, Paul W. Richards, Arthur H. Westing, Peter S. Ashton,... đã có
những công trình viết về ảnh hưởng của chiến tranh hoá học đối với thảm thực vật rừng.

Tài liệu "The effects of herbicide in South Vietnam" của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ (National Academy of
Sciences, Washington D.C., 1974) tiến hành phân tích sự thay đổi của tán cây rừng và rút ra những số liệu
về độ che phủ rừng, về cây chết trên các băng rải chất độc. Phần lớn kết quả được dựa trên tài liệu ảnh chụp
từ máy bay có tỷ lệ 1/30.000, 1/25.000,...
Những kết quả của các tác giả khác nhau có nhiều điểm khác nhau do phương pháp và các tư liệu tiếp cận
khác nhau, đặc biệt đa số các tác giả nước ngoài còn do thiếu cơ sở thực tế tại hiện trường. Sau nhiều thập
kỷ, hiện trường đã có nhiều biến đổi, công tác nghiên cứu đánh giá tổn thất càng thêm phức tạp.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam trong những năm qua đã bổ sung những thiếu sót của
các nhà khoa học nước ngoài và đã nêu lên được một cách khá rõ ràng về hậu quả của chiến tranh hoá học
của Mỹ lên rừng ở miền Nam Việt Nam. Những tư liệu chính được sử dụng trong các nghiên cứu là:
• Kết quả phân tích ảnh vệ tinh Landsat 73, Landsat TM.90, Landsat TM.96. Ảnh máy bay AMS.
58, AF.68,...
• Các loại bản đồ địa hình UTM, và các tư liệu nghiên cứu khoa học khác đã công bố.
• Điều tra trên thực địa những khu rừng bị tác động của chiến tranh hoá học.
Kết quả bước đầu cho biết, trên 3,3 triệu ha đất đai tự nhiên
bị rải chất độc (với chiều rộng băng rải là khoảng 1.000m),
trong đó rừng nội địa bị tác động nặng nề với nhiều mức độ
khác nhau, làm tổn thất trên 100 triệu m3 gỗ, trong đó vùng
Đông Nam Bộ là một vùng có trên 50% diện tích tự nhiên bị
tác động. Chiến khu D, Chiến khu C, rừng Bời Lời, rừng Củ
Chi,... là những vùng đã bị rải hàng triệu lít chất độc cùng với
hàng triệu tấn bom đạn, trong đó có nhiều khu rừng đã bị triệt
phá hoàn toàn như khu Mã Đà, thuộc tỉnh Đồng Nai, khu Phú
Bình, Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước.

Bảng IV.6. Diện tích bị rải chất độc hóa học


Đơn vị: ha

Nguồn: Phùng Tửu Bôi

Chất độc hoá học còn được rải ở một số vùng trọng điểm khác như: khu vực hàng rào điện tử Mắc Namara
thuộc tỉnh Quảng Trị, khu A Lưới, thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, khu Sa Thầy, thuộc tỉnh Kon Tum, khu
Cần Giờ (Duyên Hải), thành phố Hồ Chí Minh và khu Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải.
Theo tính toán sơ bộ bước đầu, tổng số gỗ thiệt hại là 119.536.000m3, bao gồm lượng gỗ bị mất tức thời
90.284.000m3 và 29.252.000m3 gỗ tăng trưởng lâu dài do rừng bị phá huỷ. Lượng gỗ thương phẩm (60%
trữ lượng gỗ cây đứng) là 70 triệu m3 gỗ thuộc nhóm 1 đến nhóm 4, trong đó nhiều loài gỗ quý hiếm, có
giá trị kinh tế cao. Ngoài ra chất độc hoá học rải lên rừng còn gây thiệt hại nhiều cho các loại tài nguyên
khác ngoài gỗ chưa được tính đến, như dầu nhựa, cây thuốc, song mây, và các loài động vật rừng.
Hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ còn dẫn đến nhiều thiệt hại khác về môi trường và tính đa dạng
sinh học. Quá trình trút lá ồ ạt đã dẫn đến hiện tượng ứ đọng dinh dưỡng và có 10 đến 15 triệu hố bom
chiếm khoảng 1% diện tích rừng Nam Việt Nam làm cho lớp đất mặt bị đảo lộn và thúc đẩy quá trình rửa
trôi đất. Hậu quả trên cản trở trực tiếp đến diễn thế phục hồi rừng, và tác động xấu đến rừng phòng hộ đầu
nguồn của 28 lưu vực sông, trong đó có:
- 16 lưu vực có 30% diện tích lưu vực bị rải chất độc.
- 10 lưu vực có 30 - 50% diện tích lưu vực bị rải chất độc.
- 2 lưu vực có trên 50% diện tích lưu vực bị rải chất độc.
Phần lớn các lưu vực trên có dòng sông ngắn, địa hình phức tạp, nhiều dốc, có dòng chảy ảnh hưởng trực
tiếp tới vùng hạ lưu. Điển hình là lưu vực sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Hàn, sông Thu Bồn, sông
Trà Khúc, sông Côn, sông Vệ, sông Cầu, sông Ba,... trong nhiều năm qua đã bị lũ lụt lớn tàn phá (Phùng
Tửu Bôi, 2001).
Một thành phố bị phá hủy 70% vì chiến tranh
Thị trưởng thành phố Tskhinvali của Nam Ossetia hôm qua cho biết, khoảng 70% công trình xây dựng tại
đây bị tàn phá nặng nề sau khi quân đội Gruzia tấn công vào khu vực ly khai này cuối tuần trước.

Xe tăng Nga tiến vào Tskhinvali bên những tòa nhà hư hại vì bị Gruzia
oanh kích. Ảnh: AP.

Theo thị trưởng Robert Guliyev, có khoảng 15.000 thường dân trụ lại trong thành phố, bằng một nửa dân số
tại đây trước khi các cuộc giao tranh xảy ra. Guliyev không công bố số lượng cụ thể người thiệt mạng
nhưng các báo cáo của Nga cho biết có khoảng 1.600 người chết.

Đại tướng Anatoly Nogovitsyn, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, nói tất cả các nhà trẻ, trường học
và bệnh viện duy nhất trong thành phố đã bị phá hủy ngay trong ngày chiến sự đầu tiên. Bộ Quốc phòng
Nga thông báo nước này sẽ giúp đỡ về mặt tài chính để tái thiết Tskhinvali.

Cuộc chiến tranh bùng nổ từ đêm 7/8, khi quân đội Gruzia bất ngờ tấn công tổng lực nhằm tái chiếm
Nam Ossetia. Vài giờ sau, Matxcơva động binh và giành lại quyền kiểm soát thủ phủ Tskhinvali từ tay
Gruzia. Sang ngày 10/8, Gruzia tuyên bố rút toàn bộ quân khỏi Nam Ossetia và kêu gọi ngừng bắn ngay
lập tức.

Nhưng tới ngày 11/8, lửa chiến tranh tại Nam Ossetia đã lan rộng sang Abkhazia, một vùng ly khai khác
của Gruzia. Nga bổ sung thêm quân đến vùng đất này và lần đầu tiên cho bộ binh tiến vào lãnh thổ Gruzia,
đẩy Tbilisi một lúc phải đối mặt với hai mặt trận.

Tới chiều 12/8, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thông báo ngừng chiến dịch đánh phá Gruzia vì đã
"hoàn thành mục tiêu" và "trừng phạt đích đáng kẻ gây hấn" Gruzia. Trong khi đó, Tbilisi tuyên bố sẽ tiếp
tục chống Nga và coi quân đội nước này là "lực lượng chiếm đóng" ở hai khu vực ly khai Abkhazia và
Nam Ossetia.

Ossetia nằm ở phía bắc Gruzia và phía nam nước Nga được chia thành hai phần: Bắc Ossetia là nước
cộng hòa thuộc Nga còn Nam Ossetia vốn thuộc Gruzia, nhưng ly khai cùng với Abkhazia kể từ sau cuộc
xung đột 1991-1992. Nam Ossetia tuyên bố độc lập nhưng không được bất cứ quốc gia nào trên thế giới
công nhận.

Gruzia luôn coi Nam Ossetia và Abkhazia là phần lãnh thổ của mình. Matxcơva không công nhận chính
quyền tự xưng tại hai nơi này đây, nhưng cấp quy chế quốc tịch cho hầu hết dân số của họ. Người dân địa
phương cũng chủ yếu sử dụng đồng rúp của Nga trong tiêu dùng.
Lào: Bom đạn - nỗi lo thời hậu chiến
Cuộc chiến tranh Đông Dương đã kết thúc 35 năm nay nhưng bom mìn của quân đội Mỹ dội xuống đất
Lào vẫn rình rập và tiếp tục gây tổn hại cho người dân ở các vùng nông thôn nước này. Các chuyên gia
LHQ ước tính phải mất thêm 100 năm nữa mới có thể thu gom toàn bộ số bom mìn còn sót lại ở Lào.
Tuy nhiên, kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây cho biết, phải mất 300 năm nữa, Lào mới thực sự dọn
sạch bom mìn chưa nổ…

UXO đe dọa

Theo thống kê, từ năm 1964 đến 1975, Mỹ đã ném xuống đất Lào khoảng 270 triệu quả bom, trong đó 80
triệu quả (chiếm 30%) không nổ. 14 trong tổng số 17 tỉnh, thành của Lào bị bom mìn chưa nổ (UXO) đe
dọa.

Một cuộc nghiên cứu do Tổ chức Nghiên cứu UXO Lào và Cơ quan Điều phối quốc gia về chương trình
bom mìn chưa nổ (National Regulatory Authority - NRA) tiến hành cho thấy, từ năm 1964 đến 2008, ở Lào
có hơn 50.000 người trở thành nạn nhân của bom mìn. Trong số này, 30.000 người chết và 20.000 người bị
thương, tức trung bình mỗi ngày có hơn một người “dính” bom sau chiến tranh.

Khoảng 26% nạn nhân của UXO ở độ tuổi dưới 18. Tuy nhiên, theo Maligna Saignavongs, cựu quan chức
đứng đầu NRA và là trưởng đoàn đàm phán của Lào tại Hội nghị Bom chùm quốc tế, con số thực tế còn
cao hơn nhiều. Ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, nhiều người đã đổ máu và chết, thi thể của họ bị thú ăn thịt
và không ai biết họ “mất tích” vì UXO.

Số lượng bom do Mỹ thả ở Lào còn lớn hơn lượng bom do tất cả các bên
ném xuống châu Âu trong Thế chiến thứ 2

Số lượng bom rơi ở Lào trong cuộc xung đột 1963-1974 còn lớn hơn lượng bom do tất cả các bên ném
xuống ở châu Âu trong Thế chiến thứ 2. Thậm chí ngày nay, 35 năm sau khi cuộc chiến tranh Đông Dương
kết thúc, 1/4 các ngôi làng ở Lào vẫn còn rải rác bom, đạn chùm và súng cối. Theo báo cáo của tổ chức
quốc tế năm 2007, từ 9 triệu đến 27 triệu hạng mục bom mìn, thiết bị quân sự vẫn còn nguyên. Máy bay B-
52 của Mỹ đã thả xuống khoảng 600 đơn vị bom chùm và phát tán tác động của chúng trên địa hình rộng
lớn.

Tính đến tháng 6-2009, Nhóm tư vấn bom mìn có trụ sở tại Manchester, Anh (MAG) đã dọn sạch hơn 6,5
triệu m² đất ở Lào. Từ 2007 đến nay, 115 trường học không còn bom mìn chưa nổ và nhiều trường học
trong số đó đã được tái sử dụng. Đó cũng là lý do Lào được chọn đăng cai Hội nghị lần thứ nhất Hiệp ước
cấm bom chùm, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11 tới.
Hồi tháng 6-2010, một nhóm hỗn hợp Việt - Mỹ gồm các nhà hoạch định chính sách, các cá nhân và nhà
khoa học lần đầu tiên công bố một kế hoạch hành động. Theo đó, chính phủ Mỹ và các nhà tài trợ đồng ý
cung cấp khoảng 300 triệu USD trong vòng 10 năm tới để dọn sạch các khu vực còn bị ô nhiễm bởi hóa
chất da cam và dioxin cũng như giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc này ở Việt Nam.

Theo Mike Boddington, người sáng lập Công ty Chấn thương chỉnh hình của Anh có trụ sở tại thủ đô
Vientiane (COPE), thỏa thuận trên đã khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao chính phủ Mỹ không bồi
thường thiệt hại do bom mìn của họ còn vướng lại rộng rãi trên đất Lào? Trong khi họ luôn luôn nỗ lực tỏ
ra cho người dân biết rằng họ đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình làm sạch UXO hơn bất cứ quốc gia nào.

Một cuộc nghiên cứu của COPE cho thấy chính phủ Mỹ, các tập đoàn kinh tế, các quỹ từ thiện tư nhân đã
quyên góp hơn 39,5 triệu để làm sạch UXO từ năm 1993 - một khoản “tiền vặt” so với hàng tỷ USD mà họ
đã chi cho các cuộc chiến tranh gần đây. Một Ủy ban Thượng viện mới đây cho biết chỉ có 7 triệu USD
dành cho việc làm sạch UXO ở Lào vào năm 2011 và 3,5 triệu USD cho các hoạt động tương tự tại Việt
Nam.

Sự lãng quên cố ý

Trong một thời gian dài, cuộc chiến tranh mà Mỹ gây ra ở Lào đã bị che đậy bằng nhiều mưu đồ và tin tức
giả để đánh lạc hướng dư luận. Trong một bộ phim của Australia nhan đề Bomb Harvest có cảnh người
phát ngôn chính phủ Mỹ nói rằng “các điều luật quốc tế được chấp nhận đối với các bên tham gia chiến
tranh đã bị đình chỉ trong suốt chiến dịch vận động ở Lào”. Về phương diện pháp lý, điều đó có nghĩa sẽ
tiếp tục còn đó những câu hỏi không thể giải quyết về việc ai phải chịu trách nhiệm đầu tiên đối với các nạn
nhân UXO trong cuộc chiến tranh ở Lào, chính phủ Mỹ hay các công ty tư nhân sản xuất ra các loại vũ khí?

Gần đây, Mỹ hầu như chưa đóng góp gì để hỗ trợ các nạn nhân của UXO ở Lào. Theo NRA: “Mỹ đã hỗ trợ
cho chúng tôi, nhưng phần lớn tiền được đưa vào mua những dụng cụ và thiết bị lỗi thời mà chúng tôi đã
vứt đi”. Còn theo các luật sư quốc tế, những nguyên lý về bồi thường chiến tranh đã được chính phủ Mỹ
phác thảo chung, sao cho kẻ bại trận không bị trừng phạt kinh tế về việc xâm lăng và cả mất mát ( nếu có)
của họ. Nhiều nhà hoạt động theo dõi vấn đề này cho biết, trong khi không có một con số đáng kể nào để
giúp đỡ Lào, ước tính Mỹ vẫn chi hơn 2 triệu USD/năm trong nỗ lực đưa hài cốt binh sĩ của họ bị “mất
tích” tại Lào về nước.

Một cuộc nghiên cứu mới đây với nhan đề “National Survey of UXO Victims and Accidents” tiết lộ rằng
ngoài bom chùm, mìn sát thương, nhiều vũ khí khác của Mỹ cũng đã tiếp tục gây những thiệt hại đáng kể
hàng thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc. Nhiều nơi trên đất Lào dù trước đây không gần kề với những nơi
từng là vùng chiến sự cũng ghi nhận nhiều trường hợp bị thương do bom mìn sót lại.

Trong cuộc chiến, phần lớn số thương vong do bom mìn gây ra là những người lính. Ngày nay, đó là người
nông dân, dân chài, nhân viên quản lý rừng, phụ nữ hoặc trẻ em đi cắt cỏ và kiếm sống ở những khu vực có
UXO. Theo dữ liệu điều tra của UXO Lào và NRA, hầu hết các nạn nhân bị thương do UXO bị mất chân
hoặc tay.

Có trường hợp cả 5 đứa trẻ cùng thiệt mạng ở miền Nam tỉnh Champassak hồi tháng 2. Cuộc điều tra cũng
ước tính rằng khoảng 20.493 người ở Lào hiện nay cần được lắp bộ phận thân thể giả và chỉ có 583 người
trong số họ được đáp ứng nhu cầu. Mỗi một chân giả có chi phí khoảng 60USD, điều này có nghĩa cần phải
có 1,23 triệu USD cho việc lắp chân tay giả, chưa tính đến phần phục hồi chức năng và các chi phí liên
quan khác.

Ô nhiễm do UXO cũng tiếp tục gây tổn thất kinh tế nặng nề cho đất nước nghèo này. Một dự án nông - lâm
nghiệp ở Khammouane, gần biên giới với Việt Nam, mới đây cũng vừa phải hoãn lại khi khu vực mà người
dân Lào muốn mở rộng chăn nuôi và trồng trọt được phát hiện đã nhiễm chất độc của UXO.
Phải mất hàng trăm năm, các nước ở khu vực Đông Dương mới dọn sạch
được bom mìn còn sót lại

Trong bài viết mang tựa đề New case for US reparations in Laos (tạm dịch: Vụ kiện mới cho việc Mỹ ở
Lào) đăng trên Asia Times ngày 4-9, tác giả Melody Kemp cho rằng chỉ khi nào những luật đền bù chiến
tranh buộc những kẻ xâm lược và những công ty tư nhân đã cung cấp vũ khí phải đền bù cho tất cả những
thương tật và trợ giúp cho những người không tham chiến mới giảm bớt mối nguy hiểm của những cuộc
xung đột vũ trang trong tương lai.

Theo ông, sau nhiều năm nỗ lực, Việt Nam đã phần nào chiến thắng trong cuộc đấu tranh đòi bồi thường
cho các nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Lào đã không thu thập toàn diện các dữ liệu về ảnh hưởng của
chất độc da cam và các chất khai quang hóa học khác trên lãnh thổ phía Nam của họ.

Cho đến nay, các nạn nhân UXO ở Lào chưa có bất kỳ một hành động pháp lý nào kiện chính phủ Mỹ
tương tự như các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam đã làm. Tuy nhiên, với 300 triệu USD phía Việt
Nam vừa đạt được trong thỏa thuận mới đây với Mỹ, cho thấy có thể thay đổi được hoàn cảnh của Lào.

Tuy nhiên, với tốc độ khắc phục hậu quả chiến tranh như hiện nay, UXO Lào và NRA ước tính rằng phải
mất 300 năm nữa mới dọn sạch được bom mìn chưa nổ của Mỹ ở đất nước này. Điều đó có nghĩa là mỗi
năm tới, có thể sẽ có hàng ngàn người tiếp tục bị thương và thiệt mạng do UXO.

Trong lúc này, các bên ký Hiệp ước về bom chùm đang chuẩn bị gặp nhau vào tháng 11 tới tại Lào - quốc
gia bị ảnh hưởng của bom chùm nặng nhất thế giới. Đây là hội nghị đầu tiên kể từ khi hiệp ước này chính
thức có hiệu lực vào ngày 1-8 vừa qua, sau khi được 40 nước phê chuẩn. Như vậy, cùng với Công ước cấm
mìn sát thương cá nhân được ký kết năm 1997, Hiệp ước cấm bom chùm là một thắng lợi lớn của nhân loại,
vì một thế giới không bom chùm.
Ước tính thiệt hại nếu chiến tranh Iraq bùng nổ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu cuộc chiến Iraq bùng nổ thì chỉ trong giai đoạn
đầu, hơn nửa triệu người dân nước này sẽ cần cứu trợ khẩn cấp về y tế.

Ngoài ra, trong thời gian tiếp theo của cuộc chiến toàn bộ các cơ sở sản xuất dầu của Iraq sẽ bị đóng cửa,
lưới điện, giao thông đường bộ và đường sắt sẽ bị phá huỷ nghiêm trọng. Kết quả là, khoảng 4,5 triệu tới
9,5 triệu trong tổng số 26,5 triệu người Iraq sẽ cần viện trợ lương thực từ bên ngoài để duy trì sự sống.

Theo đánh giá trên, ở giai đoạn mở màn cuộc chiến, 100.000 là con số thương vong đầu tiên khi các cuộc
tấn công diễn ra, và hơn 400.000 là số người phải chịu ảnh hưởng.

Bản đánh giá đã được các nhân viên cứu trợ khẩn cấp của LHQ soạn thảo cách đây một tháng, song mới
được công bố vào ngày 7/1 trên trang tin của một tổ chức phản đối lệnh cấm vận đối với Iraq của Anh

Các quan chức LHQ đã khẳng định tính xác thực của văn bản này, đồng thời cho biết, cuộc chiến sắp tới sẽ
ác liệt hơn chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Cụ thể là, nếu chiến tranh nổ ra, ngoài tấn công trên bộ sẽ có
nhiều vụ đánh bom trên quy mô lớn. Nhân viên LHQ cho biết: ""Thương vong là vô cùng lớn"".

Trong nhiều tháng qua, các nhân viên LHQ vẫn thầm lặng chuẩn bị cho việc đối phó với cuộc khủng hoảng
nhân đạo nếu chiến tranh Iraq bùng nổ. Tuy nhiên, việc làm này đang được giữ kín.

Vấn đề người tị nạn

Chiến tranh nổ ra sẽ khiến 900.000 người Iraq buộc phải chạy trốn sang các quốc gia láng giềng, và hơn
100.000 người trong số này sẽ cần viện trợ khẩn cấp khi họ đặt chân tới các trại lánh nạn. Thêm vào đó,
hơn 2 triệu người sẽ phải rời bỏ nơi cư trú cũ và ẩn náu tại một số khu vực khác tại Iraq - những nơi cơ
quan cứu hộ rất khó tiếp cận do bị cản trở bởi các cuộc giao tranh.

Cũng theo đánh giá của WHO, nếu ""cuộc chiến vùng Vịnh 2"" nổ ra, Iraq chỉ có 4 tháng để thu thập lương
thực và thuốc men. Tuy nhiên, hiện nay, các nguồn cung cấp của nước này hầu như không tồn tại hoặc đã
cạn kiệt.
Những thiệt hại của nước Nhật sau chiến tranh thế giới
thứ 2
Vì có nhiều cậu nhóc không biết thứ gì mà dám nói là Nhật không bị thiệt hại nhiều trong chiến tranh thế
giới thứ 2 ngoài 2 thành phố bị tàn phá sau bởi bom nguyên tử nên tôi mở topic này để mọi người cùng bàn
luận về vấn đề này.

Đầu tiên là trận ném bom Tokyo


Trong phi vụ đầu tiên của chiến dịch, 174 máy bay B-29 sử dụng chiến thuật bay tầm thấp và mang theo
bom cháy thả xuống Tokyo vào đêm 24–25 tháng 1-1945 gây phá hủy một vùng rộng 3 km2.
Nhằm mục đích tăng bán kính phá hủy cũng như thiệt hại cho người Nhật, Không quân Mỹ đã thay đổi
chiến lược ném bom. Trong đợt tiếp theo, đã có 335 máy bay B-29 cất cánh vào đêm 9–10 tháng ba, 279
máy bay trong số đó đã thả xuống Tokyo 1.700 tấn bom, với tổn thất là 14 chiếc B-29. Xấp xỉ một diện tích
rộng 16 dặm vuông (41 km²) bị tàn phá và khoảng 100.000 người được ước tính đã chết ngay lập tức trong
biển lửa, hơn cả con số thương vong do bom gây ra ở Hiroshima hay Nagasaki. Theo Cơ quan khảo sát
ném bom chiến lược Hoa Kỳ đã ước tính con số bao gồm 88.000 người chết trong đợt này, 41.000 bị
thương, và hơn một triệu cư dân mất nhà cửa. Về phía Sở cứu hỏa Tokyo ước tính con số thiệt hại cao hơn:
97.000 người chết và 125.000 bị thương. Còn theo ước tính của Sở cảnh sát Thủ đô Tokyo thì 124.711
người thương vong bao gồm chết và bị thương và tổng cộng 286.358 tòa nhà bị phá hủy. Tuy nhiên nhà sử
học Richard Rhodes cho rằng số người tử vong vượt quá con số 100.000, và số người bị thương trong
khoảng một triệu cùng với số nhà bị phá hủy cũng là một triệu. Những ước tính về thiệt hại đã bị hạ thấp
hơn thực tế: nhà báo Mark Selden viết trên tờ Japan Focus như sau.
Con số xấp xỉ 100.000 người chết, được đưa ra đồng thời bởi các cơ quan chính quyền Nhật và Mỹ, cả hai
phía trong cuộc chiến đều có những lý do riêng để hạ thấp con số thương vong, đối với tôi dường như con
số thực tế đã bị hạ thấp nếu so với mật độ dân số cao của thành phố, điều kiện gió lúc diễn ra chiến dịch
cũng như các ghi nhận của những người sống sót. Với mật độ trung bình của Tokyo là 103.000 người một
dặm vuông và đạt mức cao nhất là 135.000 người, mật độ dân số cao nhất trên bất cứ thành phố công
nghiệp nào khắp thế giới, con số ước tính diện tích tàn phá là 15 dặm vuông (41 km2) thành phố Tokyo là
quá ư là phi lý khi mà những cơn gió dữ dội đã khiến ngọn lửa lan nhanh và hàng ngàn người bị mắt kẹt
trong bức tường lửa khi trận ném bom xảy khiến cho họ không thể thoát khỏi đám cháy. Ước tính có đến
1,5 triệu người nằm trong vùng bị bao phủ bởi đám cháy

Nơi bị tàn phá nặng nề nhất trong chiến dịch là khu vực nằm về phía Đông của Hoàng cung Tokyo.
Đến cuối cuộc chiến tranh, hơn 50% diện tích Tokyo bị phá hủy.

Kết quả
Nền công nghiệp nặng của Tokyo không bị tổn thương cho đến khi bắt đầu chiến dịch, kết quả của nó đã
làm thiệt hại trầm trọng nền công nghiệp nhẹ của thành phố này. Một bộ phận cấu thành quan trọng của nền
sản xuất nước này góp phần tạo ra các thiết bị nhỏ và gia công các phần thiết bị tiêu tốn nhiều thời gian.
Việc sử dụng bom cháy cũng đã giết chết nhiều công nhân phục vụ trong công nghiệp quốc phòng hay
khiến cho họ bị mất nhà cửa. Hơn một nửa các cơ sở công nghiệp của thành phố trong chiến tranh tập giữa
các khu dân cư và các khu thương mại gần đó; do đó mà chiến dịch đã khiến cho sản lượng công nghiệp sụt
giảm còn một nửa.
Hoàng cung Tokyo bị vây quanh bởi những khu vực bị phá hủy nặng nề trong chiến tranh. Phần chính của
cung điện (Kyūden), nơi đặt Tổnh hành dinh Quân đội Đế quốc bị tàn phá nặng bởi bom máy bay, ngay cả
khi đây là một vị trí cấm thả bom bởi mệnh lệnh của Quân đội Không quân Hoa Kỳ.
Hoàng đế Hirohito sau khi nhìn thấy hậu quả của trận oanh tạc vào tháng 3-1945, được cho là đã bắt đầu
các cuộc vận động cá nhân nhằm thúc đẩy hòa bình, kết quả là Sự đầu hàng của Nhật Bản 5 tháng sau đó.
Sau chiến tranh, thành phố Tokyo gặp phải vô vàng khó khăn trong việc tái thiết. Trong giai đoạn 1945-
1946, thành phố được nhận phần trăm ngân sách tương đương với lượng bom đã trút xuống đây (26.6%),
nhưng vào các năm sau ngân sách phân bổ cho thành phố bị cắt giảm để dành cho các nơi khác. Đến năm
1949, Tokyo chỉ nhận được 10.9% trong tổng ngân sách; tại thời điểm đó lạm phát đã làm giảm giá trị của
đồng tiền Nhật bởi số tiền chính phủ chi tiêu đã vượt quá số tiền thu được từ thuế. Ban cố vấn Chính quyền
chiếm đóng Nhật Bản thông qua đề nghị của Joseph Dodge quyết định bỏ qua việc tái thiết và tập trung vào
xây dựng và cải thiện đường sá và vận chuyển. Thành phố Tokyo cũng không trải qua giai đoạn tăng
trưởng nhanh của Nhật cho đến thập niên 1950.
Những quả bom không phát nổ vẫn được tìm thấy và được vô hiệu hóa ở Nhật Bản đến cuối năm 2009.
Nỗi đau chiến tranh ở Việt Nam
Triển lãm ảnh báo chí mang chủ đề “Nỗi đau chiến tranh ở Việt Nam” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Chứng
tích chiến tranh đúng vào dịp kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7. Cuộc triển lãm được thực
hiện bởi hai tác giả - nhiếp ảnh gia người Nhật Nishimura Yoichi và Murayama Yasufumi.

Trên 60 tác phẩm được trưng bày tại triển


lãm phần nào đã nói lên tiếng nói khách quan về
hậu quả tội ác của chiến tranh xâm lược, đồng
thời cuộc triển lãm cũng đã góp phần chia sẻ nỗi
đau của du khách tham quan đối với những nạn
nhân chiến tranh tại Việt Nam.
Sinh năm 1942 tại thành phố Osaka - Nhật
Bản, khi chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, năm
1945, nhiếp ảnh gia Nishimura cùng gia đình đã
rời bỏ thành phố Osaka đến sinh sống tại đảo
Awaji. Ông đã trải qua thời thơ ấu tại vùng đảo
Awaji. Từ năm 1961 đến 1974 gia đình ông lại
chuyển về sống tại thành phố Osaka và thành
phố Nagano. Sau khi nghỉ hưu vào tháng 3-
2003, ông đã sang Việt Nam tìm hiểu về chiến
tranh, đặc biệt là tìm hiểu về những nạn nhân
Chất độc da cam.

Từ năm 2004 đến 2007, ông Nishimura tham gia dạy tiếng Nhật và toán học cho trẻ em khuyết tật tại
làng Hòa Bình (trong khuôn viên Bệnh viện Từ Dũ) và ông đi khắp Việt Nam để tìm gặp các nạn nhân chất
độc da cam thăm hỏi và chụp hình nạn nhân. Năm 2009 ông cũng đã xuất bản và phát hành tại Nhật một
quyển sách ảnh về “Chất độc da cam ở Việt Nam”.

Tác giả, nhiếp ảnh gia Murayama Yasufumi, hiện là nhiếp ảnh gia tự do. Từ khi còn là sinh viên của
Trường đại học Ritsumei - Tokyo, ông đã tích cực tham gia các chương trình hoạt động vì hòa bình thế
giới. Ông cũng đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm về chiến tranh Việt Nam tại Nhật Bản.
Năm 1968, lần đầu tiên ông đến Việt Nam và chứng kiến những hậu quả do cuộc chiến tranh xâm lược
của Mỹ gây ra. Từ đó đến nay ông đã đến Việt Nam hơn 20 lần, gặp gỡ nhiều nạn nhân chiến tranh, chụp
ảnh và ghi lại những câu chuyện cảm động về họ. Murayama Yasufumi mong muốn thực hiện được hoài
bão của mình là tổ chức triển lãm về “Nạn nhân chiến tranh ở Việt Nam” với ý nguyện sẽ giới thiệu cho
nhiều người biết đến hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh xâm lược mà nhân dân Việt Nam đã và đang
phải gánh chịu, giúp nhân dân thế giới đồng cảm và giúp đỡ nhân dân Việt Nam khắc phục.
Triển lãm ảnh về hậu quả chiến tranh VN ở Mỹ

Trong 30 năm qua, phóng viên ảnh người Nhật Goro Nakamura đã tập trung vào một đề tài: những thiệt hại
mà đất nước và con người VN gánh chịu do hậu quả của chất độc màu da cam mà người Mỹ sử dụng trong
thời gian chiến tranh VN. Và hiện nay, vị giáo sư 65 tuổi này đang đưa công trình của mình đến nước Mỹ.

Đó là triển lãm có tên “Silent Spring - Agent Orange Photographs” (tạm dịch: Mùa xuân im lặng - những
hình ảnh về chất độc da cam), sẽ được tổ chức tại Trường John Jay thuộc Trường ĐH thành phố New York
(CUNY) từ ngày 3 đến 28-10.

Đây là triển lãm đầu tiên của Nakamura trên đất nước phải chịu trách nhiệm về việc đã sử dụng chất độc
màu da cam ở VN.

“Những thảm kịch của chất độc này không chỉ dừng lại ở thế hệ chịu ảnh hưởng nó trực tiếp. Chúng vẫn
đang tiếp diễn. Tôi muốn đưa sự thật đến với nhiều người mà tôi có thể”, Nakamura nói.

Trong số những bức ảnh được trưng bày tại triển lãm, có bức ảnh một bé trai đang đứng trong một khu
rừng đước. Những cây đước này bị khô héo do ảnh hưởng của chất độc da cam, nhánh cây xơ xác. Bức ảnh
chụp ở mũi Cà Mau vào năm 1976, một năm sau khi chiến tranh kết thúc. Đứa bé trong bức ảnh giờ đã
bước vào tuổi 30.

Bức ảnh chân dung Nguyễn Việt và Nguyễn Đức - cặp song sinh ra đời năm 1981 và là nạn nhân của chất
độc da cam - cũng được trưng bày tại triển lãm.

Nakamura bắt đầu chụp ảnh về những hậu quả của chất độc da cam vào năm 1976. Từ năm 1982, ông cũng
chụp ảnh các cựu binh Mỹ và con cái họ. Những cựu binh này đã trở về Mỹ nhưng cũng chịu ảnh hưởng
của chất độc da cam.

Chính phủ Mỹ đã chi các khoản bồi thường cho binh sĩ mình nhưng người dân VN và những thiệt hại trên
đất nước VN trong chiến tranh đã không được ngó ngàng tới.

Nakamura hiện đang lên kế hoạch tổ chức một triển lãm quy mô lớn ở một địa điểm khác trên nước Mỹ
trong thời gian tới. Tổng chi phí cho cả hai triển lãm này lên đến nhiều triệu yen.

Tuy nhiên công việc của Nakamura chưa dừng lại ở đó. Ông cũng đang lo lắng về những tác hại có thể xảy
ra của đạn dược với uranium bị làm nghèo được quân đội Mỹ sử dụng tại Iraq. Ông sợ những câu chuyện
tương tự ở VN sẽ xảy ra trên đất nước Iraq..
Gìn giữ hòa bình
Gìn giữ hòa bình được Liên Hiệp Quốc xác định là "một cách giúp đỡ những nước bị tàn phá do xung đột
để tạo ra các điều kiện cho hoà bình". Những quân nhân gìn giữ hòa bình theo dõi và giám sát tiến trình hòa
bình trong những vùng hậu xung đột và giúp đỡ những cựu chiến sĩ trong việc thực hiện những thỏa thuận
hoà bình mà họ đã ký. Các sự trợ như vậy có nhiều dạng, gồm phương pháp xây dựng lòng tin, thỏa thuận
về việc chia sẻ quyền lực, hỗ trợ bầu cử, củng cố luật pháp, và việc phát triển kinh tế - xã hội. Lực lượng
gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc (Thường được gọi là Lính Mũ nồi xanh do những chiếc mũ nồi của họ
có màu xanh) có thể bao gồm những người lính, những cảnh sát dân sự và các dân thường khác.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho phép Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có quyền lực và trách nhiệm, có
thể dùng các hoạt động của tập thể để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.Do vậy, cộng đồng quốc tế
thường xem Hội đồng Bảo an có quyền trong hoạt động gìn giữ hòa bình và toàn bộ các hoạt động gìn giữ
hòa bình của Liên Hiệp quốc phải được cho phép bởi Hội đồng Bảo an

Hầu hết các hoạt động này được thiết lập và thực thi do chính Liên Hiệp Quốc bởi những lính phục vụ dưới
mệnh lệnh chỉ huy của Liên Hiệp Quốc. Trong các trường hợp này, những lính gìn giữ hòa bình vẫn thuộc
về các đơn vị quân đội riêng của họ, không tạo thành một "quân đội của Liên Hiệp quốc" độc lập, do vậy
Liên Hiệp Quốc không có lực lượng riêng.

Liên Hiệp quốc không phải là tổ chức duy nhất có quyền và nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, một vài tổ chức
hợp pháp cũng có quyền làm nhiệm vụ gìn giữ hòa binh. Những lực lượng gìn giữ hòa bình không phải của
Liên Hiệp Quốc bao gồm Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa
bình ở Kosovo và Lực lượng Quan sát Đa quốc gia thực hiện nhiệm vụ trên Bán đảo Sinai.

Bản chất của gìn giữ hòa bình


Gìn giữ hoà bình là những hoạt động đóng góp cho tương lai quá trình giải quyết và thiết lập nền hòa bình.
Hoạt động này bao gồm (nhưng không bị hạn chế) việc theo dõi sự rút quân của những lực lượng tham
chiến ở các vùng xung đột trước đây, việc giám sát bầu cử, hỗ trợ tái thiết. Lực lượng hìn giữ hòa bình
thông thường là những quân nhân trong quân đội nhưng đôi khi có cả các lực lượng khác. Do vậy khi
những lính gìn giữ hòa bình có trang bị vũ khí thì cũng không có nghĩa họ buộc phải chiến đấu.

Lực lượng gìn giữ hòa bình không phải là lực lượng được mong đợi sẽ tham gia chiến đấu. Thông thường,
họ được triển khai khi lệnh ngừng bắn đã được thiết lập và các bên tham chiến đã đồng ý cho họ thực hiện
sứ mệnh gìn giữ hòa bình.

Tiến trình và cấu trúc


Sự thành lập:

Khi một hiệp ước hòa bình đã được đàm phán, các bên tham gia có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc đưa một
lực lượng gìn giữ hòa bình để giám sát các phần tử đã đồng ý với kế hoạch hòa bình. Việc này được thực
hiện bởi bởi một nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của Liên Hiệp Quốc, gần như không đi theo lợi ích
của bất kỳ bên nào, bản thân nó bị kiểm soát bởi nhiều nhóm, cụ thể là Hội đồng Bảo an gồm mười lăm
thành viên và Văn phòng Tổng thư ký.

Nếu Hội đồng Bảo an phê duyệt nhiệm vụ thì Ban Hoạt động Gìn giữ hoà bình bắt đầu lập kế hoạch cho
những nhân tố cần thiết. Theo đó, nhóm lãnh đạo cấp cao sẽ được chọn (xem ở dưới). Ban Hoạt động Gìn
giữ hòa bình sẽ tìm kiếm những đóng góp từ các nước thành viên. Vì Liên Hiệp Quốc không có lực lượng
gìn giữ hòa bình giêng nên nó phải thành lập các liên minh đặc biệt theo mỗi nhiệm vụ. Việc đó dẫn đến hai
khả năng: bị thất bại phải thành lập lại lực lượng cho phù hợp hoặc làm giảm hiệu quả khi hoạt động trên
thực địa.

Khi lực lượng gìn giữ hòa bình đang được tập hợp, thì các hoạt động ngoại giao khác nhau đang được thực
hiện bởi Ban tham mưu của Liên Hiệp Quốc. Quy mô và quân số của lực lượng phải được sự đồng ý của
chính phủ các quốc gia trong các vùng xung đột. Các luật lệ cam kết phải được triển khai và được sự chấp
thuận của các bên và cả Hội đồng Bảo an. Các bên tham gia và Hội đồng bảo an đưa ra sự ủy nhiệm đặc
biệt, mục đích cũng như phạm vi của nhiệm vụ của lực lượng gìn giwx hòa bình. (Ví dụ: Khi nào tham gia,
có sử dụng vũ trang hay không, những nơi có thể sẽ có lực lượng của nước chủ nhà).

Khi tất cả các thỏa thuận đã đạt được, các lực lượng theo yêu cầu sẽ được tập hợp, và sau khi được sự phê
chuẩn của Hội đồng Bảo an, lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ được triển khai tới các vùng.

Chi phí:

Chi phí cho gìn giữ hòa bình, đặc biệt từ sau chiến tranh lạnh, đã tăng lên đột ngột. Trong những năm 1993,
chi phí cho gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc hàng năm đã đạt tới mức 3,6 tỉ đô la, chủ yếu là chi phí
cho các hoạt động gìn giữ hòa bình ở Nam Tư trước đây và Somalia. Khoảng những năm 1998, chi phí cho
gìn giữ hòa bình đã giảm xuống chỉ còn dưới 1 tỉ đô la. Chi phí này đã tăng lên tới 3 tỉ đô la với việc phục
hồi trở lại các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc vào những năm 2001. Ngân sách chi đã
được phê chuẩn năm 2004 là 2,8 tỉ đô la. Vài năm gần đây, tổng chi phí cho hoạt động gìn giữ hòa bình của
Liên Hiệp Quốc khoảng 5,3 tỉ đô la.
60 năm bảo vệ hòa bình thế giới
Quyền con người cơ bản nhất là quyền sống. Hòa bình là điều kiện tiên quyết để con người có thể sống, mưu
cầu hạnh phúc, xây dựng đất nước, hợp tác quốc tế để cùng nhau phát triển. Chiến tranh là chết chóc và tàn
phá. Thế kỷ XX vừa qua chứng kiến hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu nhất lịch sử loài người. Chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) lôi cuốn gần 40 nước tham gia, làm chết hơn 8 triệu người. Chiến tranh
thế giới thứ hai (1939 – 1945) lôi cuốn hơn 80 nước tham gia, làm chết hơn 50 triệu người, đẩy lùi kinh tế thế
giới 10 năm.

Liên hợp quốc thành lập trên đóng tro tàn của chiến tranh thế giới thứ hai (ngày 24/10/1945) là cơ cấu tổ chức
thế giới hậu chiến thể hiện ý chí của các dân tộc “quyết tâm phòng ngừa cho các thế hệ tương lai khỏi thảm
họa chiến tranh đã hai lần trong một đời người gây cho nhân loại đau thương không kể xiết” (phần mở đầu
Hiến chương Liên hợp quốc), nhằm mục đích:

Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

Phát triển quan hệ hữu nghị trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo…

Những nội dung ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc là kết quả của sự hợp tác và đấu tranh giữa hai hệ
thống pháp lý quốc tế xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Việc thực hiện những điều đó lại là một quá trình
tiếp tục hợp tác và đấu tranh giữa một bên là Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân tộc độc lập
với một bên là Mỹ và các nước phương Tây.

Liên Xô có công đầu trong việc tiêu diệt phát xít, sau chiến tranh uy tín quốc tế của Liên Xô lên cao hơn bao
giờ hết, tuy nhiên bị thiệt hại rất nặng trong chiến tranh với gần 30 triệu người chết, hàng ngàn thành phố, thị
trấn, làng mạc bị san bằng. Ngược lại, Mỹ lại được lợi nhiều nhờ chiến tranh. Chiến sự không diễn ra trên đất
Mỹ. Hệ thống tài chính - tiền tệ Bretton Woods tháng 7/1944 (IMF, WB, GATT) đảm bảo thế độc tôn của
đồng đôla Mỹ trong thanh toán quốc tế. Hơn thế nữa, lúc đó Mỹ độc quyền về vũ khí hạt nhân (Mỹ là nước
đầu tiên và duy nhất sử dụng loại vũ khí này khi ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
làm chết ngay lập tức mấy trăm ngàn thường dân Nhật).

Tận dụng lợi thế kinh tế - quân sự nói trên, ngay từ đầu năm 1946, Mỹ cùng một số nước đồng minh phương
Tây, phát động “chiến tranh lạnh” nhằm mục đích chống Liên Xô, “đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản phương
Đông”, đồng thời tiến hành nhiều cuộc “chiến tranh nóng” chống phong trào giải phóng của các dân tộc, đặc
biệt là cuộc chiến tranh “bẩn thỉu” của Pháp – được Mỹ giúp đỡ, hòng áp đặt trở lại ách thống trị thực dân đối
với dân tộc Việt Nam.

Tình hình đó đưa đến cuộc chạy đua vũ trang vô cùng nguy hiểm, nhất là về vũ khí nguyên tử - hạt nhân.
Tháng 9/1949 Liên Xô thử thành công vũ khí hạt nhân, chấm dứt độc quyền của Mỹ. Các cường quốc khác
cũng lần lượt sản xuất được loại vũ khí giết người hàng loạt này như Anh (tháng 10/1952), Pháp (tháng
3/1960), Trung Quốc (tháng 10/1961). Thêm vào đó, Mỹ xây dựng hàng trăm căn cứ quân sự bao vây Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO (tháng 4/1949)
gồm 16 nước tư bản Bắc Mỹ và Tây Âu (nay lên đến 28 nước). Chỉ một tháng sau (tháng 5/1949) Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu thành lập khối Varsava để làm đối trọng. Ở châu Á, Mỹ thành lập khối
quân sự Đông Nam Á (SEATO), chủ yếu gồm các nước phương Tây vào tháng 9/1954 nhằm phá hoại Hiệp
định Geneve về Việt Nam chỉ 2 tháng sau khi hiệp định này được kí kết vào tháng 7 năm đó.

Những sự kiện kể trên làm cho tình hình thế giới những năm cuối thập niên 1940 trở nên vô cùng căng thẳng,
có thể dẫn đến chiến tranh thế giới mới bất kỳ lúc nào. Trong bối cảnh ngày càng có thêm nhiều nước có vũ
khí hạt nhân, nếu chiến tranh thế giới thứ ba xảy ra thì nguy cơ sử dụng loại vũ khí có sức tàn phá kinh khủng
đó là hiện thực, còn hậu quả thì khôn lường, bởi vì kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân ngày càng tăng
với sức hủy diệt gấp ngàn lần hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki hồi cuối chiến
tranh thế giới thứ hai, có thể hủy diệt toàn thể loài người.

Những người có lương tri trên thế giới kiên quyết đấu tranh chặn đứng bàn tay tội ác của những kẻ hiếu
chiến, bảo vệ hòa bình, bảo vệ quyền sống của mình. Khắp nơi diễn ra nhiều cuộc hội họp, mít tinh quần
chúng, hình thành nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế bảo vệ hòa bình. Đỉnh cao của phong trào là Đại hội hòa
bình thế giới, khai mạc ngày 26/4/1949 tại Paris với thành phần tham dự gồm hàng ngàn chiến sĩ hòa bình
khắp thế giới, đại diện cho nhiều tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, đảng phái chính trị, nhiều văn nghệ sĩ, trí
thức, nhà khoa học nổi tiếng như: các nhà bác học Jolio Curie, và Bertrand Russell, nhà vật lí học Albert
Einstein, danh họa Picasso v.v… Đại hội bầu ra Hội đồng hòa bình thế giới (HĐHBTG) do nhà bác học Jolio
Curie làm chủ tịch. Bức tranh Chim bồ câu ngậm cành olive của danh họa Picasso được chọn làm biểu tượng
của hòa bình.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta chẳng những nhằm đem lại
hòa bình trong độc lập, tự do cho dân tộc, mà còn là một cống hiến vô giá đối với hòa bình thế giới. Xuất phát
từ nhận thức đó, lúc bấy giờ tuy phải tập trung mọi nỗ lực để kháng chiến thắng lợi, nước ta đã cử một đoàn
đại biểu nhân dân gồm 11 người, trong đó có nhiều tri thức tiêu biểu, tham dự đại hội hòa bình thế giới và
nước ta trở thành thành viên sáng lập HĐHBTG. Chỉ một năm sau, theo sáng kiến của Hồ chủ tịch, vào tháng
11/1950, nước ta tổ chức tại căn cứ địa cách mạng Việt Bắc Đại hội thành lập “Ủy ban bảo vệ hòa bình thế
giới của Việt Nam”, về sau đổi tên thành Ủy ban hòa bình Việt Nam.

Khẩu hiệu tập hợp quần chúng và đấu tranh xuyên suốt của HĐHBTG là bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh,
chống chạy đua vũ trang, đòi giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, trước hết về vũ khí hạt nhân, ủng hộ phong
trào giải phóng của các dân tộc…

HĐHBTG đã ra nhiều lời kêu gọi khẩn thiết bảo vệ hòa bình, được sự hưởng ứng nhiệt liệt của hàng trăm
triệu người không phân biệt giới tính, màu da, sắc tộc, chính kiến, tín ngưỡng. Hai lời kêu gọi hòa bình
Stockholm đòi cấm vũ khí nguyên tử (tháng 3/1950 và tháng 6/1975) được 1,2 tỷ người kí tên hưởng ứng. Lời
kêu gọi 5 cường quốc kí công ước hòa bình (tháng 2/1955) thu được 612 triệu chữ kí. Riêng nước ta, bất chấp
nguy hiểm của thời chiến, Ủy ban hòa bình Việt Nam đã vận động được hơn 500 triệu chữ kí hưởng ứng
mạnh mẽ những lời kêu gọi của HĐHBTG.

Thành tích lớn nhất của phong trào hòa bình trong 60 năm qua là đã góp phần xứng đáng vào việc ngăn ngừa
chiến tranh thế giới thứ ba, buộc các cường quốc hạt nhân phải kí một số thỏa thuận về kiểm soát vũ trang hạt
nhân, đồng thời đã ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội.

Mọi cuộc đấu tranh yêu nước, chống xâm lược của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ Latinh đều được sự đồng
tình, ủng hộ kiên trì của HĐHBTG. Trong thời gian nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là
chống đế quốc Mỹ xâm lược, HĐHBTG luôn coi hoạt động đoàn kết với Việt Nam là một trong những ưu
tiên hàng đầu của mình, và đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành trên thực tế mặt trận nhân dân thế giới
đoàn kết với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

Sau khi Liên Xô tan rã, tình hình thế giới diễn biến bất lợi đối với phong trào hòa bình thế giới. HĐHBTG
gặp khá nhiều khó khăn về chính trị và tài chính. Tuy nhiên, HĐHBTG đã khẳng định mục tiêu ban đầu, đồng
thời đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp tình hình mới, nhờ vậy đã đứng vững và từng
bước phát triển hoạt động. HĐHBTG tự đề ra cho mình những nhiệm vụ trước mắt hiện nay như sau: tiếp tục
chống chiến tranh xâm lược, đòi giải quyết các cuộc tranh chấp quốc tế bằng thương lượng hòa bình, đòi giải
trừ quân bị, trước hết về vũ khí hạt nhân, chống chính sách cường quyền và áp đặt từ bên ngoài. Mặt khác
tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sống, chống các bệnh dịch thế kỷ, chống hậu
quả tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc vì hòa bình, hợp tác và
phát triển.

Chiến tranh và hòa bình là hệ quả tất yếu của của hai thái độ ứng xử khác nhau của con người trước những
hiện tượng xã hội. Nếu dùng vũ lực, sức mạnh quân sự để giải quyết bất đồng, hòng áp đặt ý chí bên này đối
với bên kia, thì sẽ dẫn đến chiến tranh. Ngược lại, nếu dùng nói chuyện, thương lượng để giải quyết bất đồng,
tìm giải pháp mà các bên đều có thể chấp nhận, thì sẽ có hòa bình. Điều đó đúng trong quan hệ quốc tế giữa
các quốc gia dân tộc, cũng như trong quan hệ nội bộ giữa những tập thể và cá nhân trong nước, thậm chí giữa
các thành viên trong gia đình. Vì vậy giáo dục hòa bình cho nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ là biện pháp cần
thiết và hữu hiệu để góp phần ngăn ngừa chiến tranh.

Liên hợp quốc rất quan tâm vấn đề giáo dục hòa bình và văn hóa hòa bình. Ngay từ năm 1945 Công ước
thành lập Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) nêu rõ: “Xét vì chiến tranh nảy
sinh trong tâm trí con người, nên thành trì bảo vệ hòa bình phải được xây dựng chính trong tâm trí con
người”.

Đại hội đồng LHQ khóa 52 (1992) thông qua Nghị quyết định nghĩa “Văn hóa hòa bình là tổng thể những giá
trị, thái độ, phong cách ứng xử và lối sống loại trừ bạo lực và ngăn ngừa tận gốc các cuộc xung đột, giải quyết
mọi vấn đề bằng đối thoại và đàm phán giữa các cá nhân, tập thể và quốc gia”.

Một năm sau, Đại hội đồng LHQ khóa 53 thông qua tuyên bố và Chương trình hành động về văn hóa hòa
bình trong đó nhấn mạnh: Để cho hòa bình và không sử dụng vũ lực được lan tỏa, cần xúc tiến văn hóa hòa
bình thông qua giáo dục, đưa vào chương trình giảng dạy về cách ứng xử phù hợp văn hóa hòa bình, bao gồm
việc giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, đối thoại, xây dựng đồng thuận, tích cực chống bạo lực…

Là một dân tộc chịu nhiều đau khổ của chiến tranh xâm lược, đồng thời là một thành viên có trách nhiệm của
Liên hợp quốc, nước ta cần sớm có chủ trương và biện pháp cụ thể để đưa nội dung giáo dục về văn hóa hòa
bình vào trường học các cấp. Nếu được vậy, các thế hệ trẻ sẽ tiếp thu truyền thống hòa hiếu của ông cha ta,
học tập cách ứng xử phù hợp những tiêu chí của văn hóa hòa bình trong quan hệ gia đình, xã hội và quốc tế.
Nhân dân VN mít tinh phản đối chiến tranh xâm
lược Iraq
Chiều nay, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban Hòa bình VN cùng đại diện các giới, các tổ chức
đoàn thể đã tổ chức mít tinh tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, bày tỏ thái độ bảo vệ hòa bình, thông qua
nghị quyết chống cuộc chiến nhằm vào Baghdad.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Huỳnh Đảm, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, khẳng định:
"Chúng ta bày tỏ lập trường và nguyện vọng chung của mình là yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh,
đòi chính quyền Mỹ, Anh và các thế lực hiếu chiến không được tiến hành cuộc chiến xâm lược Iraq, tránh
cho nhân dân nước này và các nước trong khu vực phải chịu thêm những mất mát đau khổ. Chúng ta kêu
gọi các bên liên quan hợp tác ngăn ngừa chiến tranh, tìm giải pháp chính trị công bằng cho vấn đề Iraq, phù
hợp với Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, vì hòa bình và an ninh các dân tộc, tôn trọng độc lập chủ
quyền của các quốc gia".

Đại diện các tín đồ tôn giáo, công nhân và hội cựu chiến binh cũng bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc với
người dân Iraq, ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền của nước này, đồng thời lên tiếng phản đối mọi
cuộc xâm lược dưới bất kỳ quy mô nào. Tham dự lễ mít tinh, anh Đinh Ngọc Trung, đại diện Đoàn thanh
niên quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nói: "Người dân Iraq, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, rất khổ cực. Còn phía
Mỹ muốn thâu tóm quyền lực và thu lời từ dầu lửa. Chúng tôi cực lực phản đối cuộc chiến tranh phi lý
này".

Ông Đặng Văn Nhiên, trú tại số 85 Lê Duẩn, phường Cửa Nam, Hà Nội, phát biểu: "Vấn đề chiến tranh
xâm lược Iraq hiện được cả thế giới quan tâm. Chính quyền Mỹ, Anh, Australia đang tiếp tục tăng sức ép
quân sự, huy động hàng trăm nghìn quân đến vùng Vịnh. Chiến tranh xâm lược Iraq có thể làm cho tình
hình thế giới căng thẳng, đe dọa hòa bình, tác động xấu tới kinh tế xã hội và đời sống của hàng triệu người,
đồng thời có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ giữa các nước. Nếu chiếm được Iraq, Mỹ có thể lấn
sang các quốc gia khác để thực hiện mưu đồ bá chủ. Thay mặt nhân dân yêu chuộng hòa bình, chúng tôi
kêu gọi thế giới phải ngăn chặn bàn tay đế quốc Mỹ".

Nghị quyết phản đối chiến tranh xâm lược Iraq, bảo vệ
hòa bình thế giới

Chúng tôi đại diện cho các giới, các tầng lớp nhân dân VN
tham dự cuộc mít tinh sau khi nghe nhiều ý kiến bày tỏ thái
độ của đại diện các tổ chức và đại biểu các tầng lớp nhân
dân, nhất trí quyết nghị:

- Phản đối âm mưu phát động chiến tranh xâm lược chống
Iraq. Chúng tôi đòi chấm dứt cấm vận, tôn trọng độc lập và
chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ hoà bình ở khu vực và
trên thế giới.

- Là đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh, nhân dân VN
từng chịu nhiều hy sinh, đau khổ, nền độc lập của dân tộc bị
xâm phạm, từng bị bao vây, cấm vận nên rất thông cảm và
đồng tình với nhân dân Iraq và ủng hộ mạnh mẽ nhân dân
yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới đoàn kết với nhân dân
Iraq. Chúng tôi ủng hộ một giải pháp chính trị để giải quyết
vấn đề Iraq, tránh cho nhân dân Iraq và các quốc gia trong
khu vực phải chịu thêm nhiều đau khổ, mất mát do chiến
tranh gây ra.

- Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan hợp tác ngăn ngừa
chiến tranh, tìm ra một giải pháp công bằng cho vấn đề Iraq
phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc
tế.
Lãnh đạo Trung Đông hội đàm hòa bình tại Nhật
Hôm nay (2/7), các quan chức cấp cao của Israel, Jordan và Palestine đã có cuộc hội đàm tại Nhật để
tạo dựng nền tảng hòa bình bằng cách cải thiện nền kinh tế Palestine.

Ngoại trưởng Nhật Bản, Masahiko Komura, bắt tay Bộ trưởng Bảo vệ Môi
trường Israel, Gideon Ezra (Ảnh: AFP)

Nhật Bản - nước đang tìm kiếm vai trò lớn hơn tại Trung Đông - hy vọng các cuộc đàm phán sẽ đưa
đến thỏa thuận về một dự án có chữ ký của nước này trong khu vực - khởi đầu bằng Công viên công nghệ
nông nghiệp tại Bờ Tây.

Dự án đề xuất gần Jericho "thể hiện sự nhận thức về mối quan hệ giữa thịnh vượng và đảm bảo hòa bình
bền vững của tất cả chúng ta’’, Ngoại trưởng Jordan Salah Bashir nói với báo giới sau cuộc gặp.

Nhưng ông khẳng định, cách tốt nhất để giải quyết xung đột dai dẳng giữa Israel và Palestine là thực hiện
giải pháp hai quốc gia cùng tồn tại đã được tán thành tại hội nghị thượng đỉnh tháng 11 năm ngoái ở
Annapolis, gần Washington.

"Xung đột Palestine - Israel là vấn đề cốt lõi ở Trung Đông. Nếu giải quyết được chuyện này, chúng ta sẽ
có thể đối mặt với những thách thức chính trị khác cũng như các vấn đề về phát triển và kinh tế’’, ông
Bashir nói.

Ngoại trưởng Nhật Bản, Masahiko Koumura, đã có cuộc đàm phán với người đứng đầu đoàn đại biểu Israel
- Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Gideon Ezra, cũng như với người đồng cấp Jordan và Bộ trưởng Kế hoạch
Palestine - Samir Abdullah.

Nhật Bản đã đứng ra tổ chức cuộc gặp này trước khi chủ trì Hội nghị thượng đỉnh G8 vào tuần tới, mà
Trung Đông sẽ là vấn đề trong chương trình nghị sự. Tuy nhiên, Thủ tướng Palestine Salam Fayyad và
Ngoại trưởng Israel Tzipi Livni đã không tới Nhật tham dự cuộc họp.

Các cuộc hội đàm hôm nay nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở cho dự án do Nhật đề xuất từ năm 2006. Dự án
là xây dựng khu liên hợp gần Jericho để xuất khẩu rau quả qua Jordan tới Vùng Vịnh. Nhật hy vọng công
trình này sẽ khởi công vào năm tới, sẽ tạo việc làm cho hơn 6.000 người Palestine.

Tuy nhiên, nhiều quan chức cho hay, Nhật vẫn còn thương lượng với Chính phủ Israel - vốn đang kiểm
soát an ninh, nguồn nước và các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây - về tính thực thi của dự án.
Ngoại trưởng Jordan đã đề nghị Israel dừng xây dựng các khu định cư. Trong khi đó, tháng trước, chính
quyền Israel đã thông qua kế hoạch xây dựng 40.000 ngôi nhà mới ở Jerusalem trong vòng 10 năm tới.

Nỗ lực tháo gỡ bom mìn sau chiến tranh tại Việt


Nam
Bà Hannah Bryce, Giám đốc Chương trình Quốc gia của Tổ chức phòng chống bom mìn
quốc tế MAG tại Việt Nam, cho biết hiện số bom mìn còn sót lại ở Việt Nam là khá lớn
và rải rác ở nhiều nơi.

Bom mìn vẫn còn là mối nguy hiểm đối với người dân Việt Nam. (Giáo sư Ivan Kennedy)

Đã 35 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc nhưng bom mìn còn sót lại từ cuộc chiến vẫn
đang cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Theo bản báo cáo của Tổ chức kiểm soát bom mìn (Landmine Monitor), có đến 55 trên tổng số 63 tỉnh
thành bị ảnh hưởng bởi bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.

Bà Hannah Bryce đã làm việc tại Việt Nam được vài tháng và bà nhận thấy số bom mìn sót lại còn ảnh
hưởng đến nhiều vùng trong cả nước. Bà cho biết trong suốt cuộc chiến, có đến khoảng 400 ngàn tấn bom
đạn của Hoa Kỳ đổ xuống Việt Nam. Vì vậy, bom mìn còn sót lại trên một phạm vi rất lớn và rải khắp mọi
nơi một cách ngẫu nhiên. Các vũ khí sót lại này có thể gây thương tích cho bất kể ai tiếp xúc với chúng, đặc
biệt là trẻ em vì chúng thường bị thu hút bởi những vật lạ. Kể từ khi chiến tranh kết thúc đến nay đã có đến
khoảng 10 ngàn trường hợp thương vong do bom mìn sót lại phát nổ.

Chương trình rà phá bom mìn do MAG thực hiện là một chương trình quy mô đã được thực hiện từ 10 năm
nay tại Việt Nam. Bà Hannah Bryce cho biết MAG đã tiến hành tháo gỡ khoảng 115 ngàn bom mìn, giúp
bảo vệ sinh mạng cho hàng triệu người. Kết quả này đã được nhà chức trách cũng như các cơ quan có thẩm
quyền tại Việt Nam công nhận. Dù đang được tiến hành, việc tháo gỡ hiện nay diễn ra còn chậm và sẽ còn
tốn nhiều thời gian do mật độ bom mìn còn ở mức rất cao.

Bà Hannah Bryce hy vọng rằng trong tương lai tất cả bom mìn sẽ được xử lý và tháo gỡ. Tuy nhiên, tương
lai này vẫn còn ở rất xa. Bom mìn vẫn còn sót lại ở bất kỳ nơi nào, thậm chí là giữa những tòa nhà và vẫn
còn gây tác hại rất lớn đến cộng đồng, cả về sinh mạng lẫn của cải.

Nói về thái độ của người dân, bà Bryce cho rằng người dân Việt Nam đã nhận thức rõ hơn về bom mìn và
những hậu quả mà nó gây ra. Tuy nhiên trẻ em vẫn còn chưa ý thức được sự nguy hiểm từ những vật lạ mà
chúng trông thấy.
Hoa Kỳ là một trong những nước tài trợ cho các dự án của MAG trên toàn cầu. Bà Hannah Bryce cho biết
MAG luôn chú trọng vào kết quả của những dự án được tài trợ và đảm bảo rằng những dự án đó mang lại
lợi ích lớn cho cộng đồng. Vì thế, nếu được bổ sung thêm kinh phí từ chính phủ Hoa Kỳ, MAG sẽ tiếp tục
đẩy mạnh việc tháo gỡ bom mìn để người dân có thể hưởng lợi từ cuộc sống an toàn hơn.

Chia sẻ về công việc cụ thể của MAG tại Việt Nam, bà Bryce cho biết các nhóm cộng đồng sẽ đến từng
thôn làng của vùng đất bị ảnh hưởng, nói chuyện với người dân để tìm ra những nơi có thể còn sót lại bom
mìn và làm báo cáo. Sau vài ba tuần, đội tháo gỡ sẽ đến khu vực bị ảnh hưởng để bắt đầu công việc. Bà
cũng chia sẻ rằng rủi ro sẽ vẫn còn đó. Lý do là vì nếu người dân không phát hiện ra những vật gây hại này
thì các nhóm cộng đồng và tháo gỡ cũng sẽ không thể biết được chính xác cụ thể từng nơi bom mìn còn sót
lại.

Trong buổi họp báo sau cuộc Đối thoại chiến lược lần thứ ba về chính trị, an ninh và quốc phòng Việt-Mỹ,
ông Andrew Shapiro, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Chính trị - Quân sự, nói rằng ông cảm thấy rất
xúc động khi chứng kiến những nỗi đau dai dẳng mà người dân Việt Nam vẫn còn phải chịu đựng. Ông sẽ
thảo luận với chính phủ Mỹ nhằm huy động thêm nguồn kinh phí để giải quyết vấn đề này. Ông Shapiro
cho biết trong năm 2010, phía Hoa Kỳ sẽ chi 3,5 triệu đô la Mỹ để tháo gỡ bom mìn sót lại ở Việt Nam.
Bức tranh hoà bình Trung Đông 2007
(Dân trí) - Năm 2007, cuộc xung đột giữa
Israel và Palestine chưa chấm dứt, thêm
vào đó xung đột nội bộ Palestine càng làm
cho tiến trình hòa bình Trung Đông trở
nên xa vời.

Nhóm Bộ Tứ bảo trợ cho tiến trình hòa bình


Trung Đông đã có một số nỗ lực, nhưng
dường như những nỗ lực đó chưa đủ để đem
lại bước đột phá cho tình hình căng thẳng tại
khu vực này. Dưới đây là bức tranh hòa bình
Trung Đông trong năm qua.

Năm vừa qua, nhiều chuyên gia đã cho rằng


đó là một năm “thụt lùi” trong việc tìm kiếm
hòa bình ổn định cho khu vực Trung Đông,
trong đó trở lực chính kéo bánh xe hòa bình
đi ngược là xung đột nội bộ Palestine, giữa
Fatah và Hamas.
Thủ tướng Israel Olmert, Tổng thống Mỹ Bush và Tổng thống
Palestine Abbas tại hội nghị hoà bình Trung Đông ở Mỹ hồi tháng
11. Hamas đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử
Quốc hội Palestine năm ngoái và tháng 3 năm
nay đứng ra thành lập chính phủ với Thủ tướng là ông Ismail Haniya. Tuy nhiên, chính phủ của Hamas có
những bước đi nhằm làm giảm vai trò của Tổng thống Abbas và Fatah, đồng thời lại không nhận được sự
ủng hộ từ bên ngoài khiến Palestine bị mất nguồn tài trợ.

Chính lý do đó mà mâu thuẫn giữa Fatah và Hamas gia tăng dẫn tới nhiều động thái dọa dẫm và trả đũa lẫn
nhau. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là xung đột hồi tháng 6, Hamas bắt giữ nhiều thành viên của Fatah và
chiếm quyền kiểm soát Dải Gaza. Trước sức ép của Fatah và của nước ngoài, Tổng thống Abbas đã giải tán
chính phủ của Hamas, Palestine bị chia cắt thành hai phần với Dải Gaza do Hamas chiếm giữ và khu Bờ
Tây do Fatah kiểm soát.

Có thể nói Tổng thống Abbas đã phải chấp nhận một sự chia li đau đớn giữa Fatah và Hamas để cứu phần
còn lại của Palestine. Sau khi chia tay Hamas, Tổng thống Abbas đã thành lập chính phủ tạm thời với thành
phần chính là người của Fatah và Thủ tướng là ông Salam Fayyad.

Sau khi chính phủ này được thành lập, Israel đã chấp nhận trả lại Palestine khoản tiền thuế 119 triệu USD
mà Israel thu hộ. Các nước tài trợ cũng tiếp tục cung cấp các khoản tiền đã cam kết cho Palestine. Và điều
này đã giúp Tổng thống Abbas giải quyết được vấn đề lương cho công chức, đồng thời có tiền để thực hiện
các chương trình cải thiện cuộc sống cho người dân ở Bờ Tây. Chính phủ Palestine của Fatah cũng được
các bên liên quan, đặc biệt là Israel chấp nhận làm đại diện cho Palestine trong các cuộc đàm phán hòa
bình.

Tuy nhiên, trong việc nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Trung Đông không thành công có trách nhiệm rất lớn
của Israel. Đây là năm thứ hai của ông Olmert trên cương vị người đứng đầu chính phủ Israel. Nhưng so
với người tiền nhiệm, ông Olmert không những không bớt cứng rắn mà cũng không dành nhiều thời gian
cho việc đạt được thỏa thuận với Palestine như ông từng cam kết khi trở thành người đứng đầu chính phủ
Do Thái hồi tháng 4 năm ngoái. Điều đó cũng dễ hiểu bởi trong năm qua ông Olmert phải đối mặt với các
điều tra tham nhũng và những rắc rối nội bộ.

Thái độ thiếu hợp tác từ phía Israel làm cho bức tranh Trung Đông thêm phức tạp. Phía Israel đã gây nhiều
khó khăn cho chính phủ của Hamas và gây sức ép buộc người dân Palestine phải quay mặt lại với chính
phủ Hamas bằng các biện pháp như giữ lại các khoản tiền thuế, cấm vận, hạn chế đi lại. Hiện nay Israel vẫn
đang tiếp tục các biện pháp cấm vận chặt chẽ và thường xuyên mở các cuộc tấn công vào Dải Gaza do
Hamas kiểm soát khiến cho cuộc sống của dân thường Palestine tại khu vực này trở nên khốn đốn.

Tại Hội nghị tài trợ cho Trung Đông vừa diễn ra ở Paris, đại diện của Hội chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ
quốc tế hoạt động tại Palestine cho biết người dân Palestine ở Dải Gaza đang trải qua một thảm họa nhân
đạo do sự “ngăn sông cấm chợ” của Israel cũng như do việc Israel cắt đứt nguồn cung cấp điện nước của
họ. Mặc dù chính phủ Do Thái trong năm vừa qua cũng có một số cử chỉ thiện chí đối với chính quyền
Palestine do Fatah lãnh đạo như việc trao trả tổng số hơn 500 tù binh Palestine, song những thiện chí đó là
chưa đủ để thúc đẩy hòa bình cho Trung Đông.

Trong khi đó, Israel tiếp tục kế hoạch mở rộng các khu định cư Do Thái, nã pháo vào các vùng đất của
người Palestine, cũng như không chấp nhận thời hạn chót để đạt được thỏa thuận về một nhà nước
Palestine độc lập vào cuối năm 2008 mà Hội nghị hòa bình Trung Đông ở Annapolis đưa ra. Cuộc đối thoại
song phương gần đây nhất giữa Israel và Palestine được nối lại theo thỏa thuận tại Hội nghị Annapolis đã
không có được kết quả khả quan khiến người ta không hy vọng Israel có sự thể hiện tích cực hơn trong thời
gian tới.

Trong bối cảnh đó thì các nước bảo trợ cho hòa bình Trung Đông, thường gọi là nhóm Bộ Tứ đã có những
tác động nhất định.

Hoạt động của Bộ Tứ xung quanh tiến trình hòa bình Trung Đông trong năm vừa qua có một số điểm mới,
đó là việc đề cử cựu Thủ tướng Anh Tony Blair làm đặc phái viên Trung Đông. Một sự kiện quan trọng
khác là Hội nghị hòa bình Trung Đông tại Annapolis được tổ chức theo sáng kiến của Mỹ hồi cuối tháng 11
vừa qua. Tại hội nghị này lãnh đạo Palestine và Israel đã thỏa thuận nối lại các vòng đàm phán chính thức
và các bên cũng cam kết nỗ lực để đạt được giải pháp cuối cùng vào cuối năm tới.

Cần phải nói thêm rằng, đầu năm nay, trước những bế tắc ở Trung Đông, người ta nói nhiều tới việc kế
hoạch Lộ trình Hòa bình do Bộ Tứ đưa ra từ năm 2003 đã thất bại và lạc hậu. Các nước liên quan cũng đã
có không ít cuộc họp để tìm kiếm một kế hoạch mới thay cho bản Lộ trình hòa bình này nhưng không thành
công. Cuối cùng là Hội nghị Annapolis lại quyết định trở lại với những mục tiêu của Lộ trình hòa bình
trước đó với thời hạn kéo dài đến cuối 2008 và mục tiêu không thay đổi là thành lập nhà nước Palestine độc
lập bên cạnh nhà nước Do Thái.

Do đó, xét cho cùng thì nỗ lực của nhóm Bộ Tứ trong năm qua cũng không có điểm gì mới. Và như vừa đề
cập ở trên, với thái độ không hợp tác của Israel, kết quả của Hội nghị Annapolis không còn mấy giá trị.
Giới quan sát cũng đánh giá chính quyền Mỹ không thực sự tận tâm với vấn đề Trung Đông và vẫn thiên vị
Israel nên chưa thể có tác động đáng kể tạo sự chuyển biến cho tình hình khu vực.

Năm 2008 sẽ chưa có đột phá cho đến khi có sự thay đổi chính phủ ở Mỹ và Israel. Chính phủ của Thủ
tướng Olmert vẫn duy trì chính sách hiện nay. Còn chính phủ Mỹ vẫn dành quan tâm cho Iraq nhiều hơn là
Trung Đông. Nếu có biến chuyển chăng nữa thì chỉ là ở nội bộ Palestine. Những khó khăn tại khu vực do
Hamas kiểm soát sẽ khiến lực lượng này phải mềm dẻo hơn và trở lại hợp tác với Fatah. Hy vọng rằng điều
đó sẽ sớm xảy ra để tránh thêm thiệt hại cho những người dân thường Palestine.
Các hoạt động ngoại giao vì nền hòa bình và hợp tác

Hàn Quốc gia nhập Liên hiệp quốc (LHQ) tháng 9-1991, mở rộng sự
tham gia tích cực và đóng góp vào hoạt động ngoại giao đa phương
tương xứng với vị thế được nâng cao trong cộng đồng quốc tế. Tháng
9-2001, Tiến sỹ Han Seung-soo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và
Thương mại lúc bấy giờ, đã được bầu làm Chủ tịch dưới hình thức
biểu quyết trong phiên họp thứ 56 của Đại hội đồng.

Ngay cả trước khi gia nhập LHQ, Hàn Quốc cũng đã hoạt động tích cực trong các cơ quan chuyên ngành
của tổ chức này như Quỹ tiền tệ, quốc tế (IMF), Ngân hàng

Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), cũng như Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
(GATT) và các tổ chức liên chính phủ chủ chốt khác.

Hàn Quốc còn góp phần vào việc phát động Chương trình Đại sứ Thiện chí, mà đã được Chương trình kiểm
soát ma tuý quốc tế LHQ sử dụng làm một phần trong các hoạt động của LHQ trong Thập kỷ chống tệ nạn
ma túy. Hàn Quốc là nước chủ nhà của phiên thứ 18 Cuộc họp những người đứng đầu các cơ quan thực thi
luật quốc gia về ma túy ở châu Á và Thái Bình Dương tại Seoul tháng 9-1993.

Là một thành viên của LHQ, Hàn Quốc đã đẩy mạnh những nỗ lực mở rộng vai trò toàn cầu của mình.
Năm 1992, Hàn Quốc trở thành thành viên của một số tổ chức quan trọng của LHQ như Uỷ ban phòng
chống tội phạm và xét xử tội phạm, Hội đồng quản trị Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP),
Uỷ ban nhân quyền và Uỷ ban Chương trình và Phối hợp. Tại phiên họp thứ 47 của Đại hội đồng vào tháng
10-1992, Hàn Quốc được bầu vào Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) của LHQ, một trong các cơ quan
chủ chốt của LHQ, cùng với Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng. Năm 2002, đóng góp về mặt kinh tế của
Hàn Quốc vào ngân sách LHQ là 21 triệu đô la Mỹ, xếp thứ 10 trong các nước thành viên.
Tại kỳ họp của ECOSOC vào tháng 1-1993, Hàn Quốc được bầu làm phó chủ tịch và sau đó trở thành chủ
tịch Ủy ban ECOSOC. Tháng 2-1993, Hàn Quốc được bầu vào Uỷ ban Phát triển Bền vững, một ủy ban
mới được thành lập trực thuộc ECOSOC để phối hợp và giám sát các hoạt động trong các lĩnh vực về môi
trường và phát triển.

Trong suốt một thập kỷ là thành viên của LHQ, Hàn Quốc đã tích cực tham gia vào các vấn đề lớn do tổ
chức thế giới đảm nhận, chẳng hạn như các sứ mệnh ngăn chặn xung đột và gìn giữ hòa bình, các cuộc hội
đàm về giải trừ quân bị, bảo vệ môi trường, các dự án phát triển và bảo vệ nhân quyền. Đặc biệt, cương vị
thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an giai đoạn 1996-1997 đã mang lại những kinh nghiệm
vô giá giúp Hàn Quốc quảng bá hình ảnh ngoại giao của mình. Trong nhiệm kỳ công tác, Hàn Quốc đã có
những đóng góp mang tính xây dựng trong những cuộc thảo luận giải quyết các xung đột lớn của khu vực
bằng cách nêu bật vấn đề "tị nạn chính trị".

Là một nước thành viên yêu chuộng hòa bình của LHQ, Hàn Quốc đã cam kết với công tác duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế, và do đó đã tích cực tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Năm 1993,
Hàn Quốc bắt đầu triển khai một phái đoàn với 250 kỹ sư sang Somalia (UNOSOM II). Tiếp đó, Hàn Quốc
đã triển khai một đội y tế gồm 42 nhân viên tới Tây Sahara (MINURSO) năm 1994 và một đội 198 kỹ sư
sang Angola (UNAVEM III) năm 1995. Hàn Quốc còn củng cố vai trò của mình trong các hoạt động gìn
giữ hòa bình bằng cách gửi một đơn vị bộ binh với trên 400 binh sỹ tới Đông Timor (UNTAET). Ngoài ra,
trong năm 2002, một sỹ quan quân sự Hàn Quốc đã được bổ nhiệm chức Tư lệnh lực lượng gìn giữ hòa
bình LHQ tại Cyprus (UNFICYP).

Các nước đang phát triển thường phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng do thiếu kinh nghiệm trong
việc vạch ra các kế hoạch kinh tế, thu hút vốn đầu tư cần thiết và triển khai các chính sách thiết yếu cho sự
tăng trưởng kinh tế bền vững. Do vậy, kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc có thể là một mô hình cho
những nước đó.

Hàn Quốc bắt đầu hỗ trợ cho các nước đang phát triển từ những năm 1960 khi tiến hành mời một số ít thực
tập sinh tới Hàn Quốc và cử một số chuyên gia ra nước ngoài. Sau năm 1975, khi nền kinh tế đạt đến một
trình độ cao hơn, Hàn Quốc bắt đầu tăng viện trợ dưới một loạt các hình thức: trao tặng máy móc và
nguyên vật liệu, giúp đỡ xây dựng công nghệ, cho Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế (EDCF) vay vốn và giúp
đỡ về nhân sự trực tiếp, đặc biệt thông qua Chương trình thanh niên tình nguyện.

Hàn Quốc cũng cung cấp viện trợ cho các nước đang phát triển thông qua các tổ chức đưa phương ví dụ
IMF, IBRD, ADB và gần một chục các tổ chức tài chính quốc tế khác.

Tháng 4-1991, Hàn Quốc thành lập Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thuộc Bộ Ngoại giao
nhằm củng cố sự trợ giúp tới các nước đang phát triển. Hàn Quốc còn cung cấp viện trợ kỹ thuật, tài chính
cho các nước đang phát triển, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng phát triển của mình.

KOICA triển khai các chương trình hợp tác khác nhau như cử các bác sỹ y khoa, chuyên gia kỹ thuật, huấn
luyện viên Taekwondo và các tình nguyện viên khác, mời các thực tập sinh tới Hàn Quốc và hỗ trợ các tổ
chức phi chính phủ. KOICA góp phần nâng cao hình ảnh Hàn Quốc thông qua việc thiết lập các mối quan
hệ hợp tác với các nước đang phát triển. Năm 2004, Hàn Quốc đã đóng góp 423 triệu đô la Mỹ cho các
chương trình Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA).

Hàn Quốc cam kết thực hiện việc trao đổi văn hóa với nước ngoài nhằm nâng cao tình hữu nghị song
phương, sự hiểu biết lẫn nhau và góp phần vào hòa giải và hợp tác toàn cầu. Hàn Quốc cũng nỗ lực giới
thiệu nền văn hóa và nghệ thuật truyền thống của mình ra nước ngoài, hỗ trợ các chương trình nghiên cứu
Hàn Quốc tại hải ngoại cũng như rất nhiều hội nghị khoa học và trao đổi vận động viên. Quỹ Giao lưu
Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) được thành lập năm 1991, đã phối hợp và hỗ trợ các chương trình
trao đổi văn hóa quốc tế.

You might also like