« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu, đánh giá số hạng nguồn phóng xạ phát thải, phân bố hoạt độ, liều lượng bức xạ và phương án ứng phó sự cố đối với các kịch bản tai nạn hạt nhân cấp độ 6 và 7 theo thang sự cố hạt nhân INES tại nhà máy nhiệt điện hạt nhân Ninh Thuận 1


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu, đánh giá số hạng nguồn phóng xạ phát thải, phân bố hoạt độ, liều lượng bức xạ và phương án ứng phó sự cố đối với các kịch bản tai nạn hạt nhân cấp độ 6 và 7 theo thang sự cố hạt nhân INES tại nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1” Tác giả luận văn: Nguyễn Thế Phùng Khóa: 2014B Người hướng dẫn: PGS- TS.
- Nguyễn Tuấn Khải Nội dung tóm tắt a) Lý do chọn đề tài Sau hơn 50 năm phát triển, Điện Hạt nhân đã chứng minh được tính khả thi về mặt kỹ thuật, tính cạnh tranh về mặt kinh tế và khả năng góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính vào môi trường.
- Chính vì vậy, Điện Hạt nhân đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong cán cân cung cấp điện năng toàn cầu.
- Tuy nhiên do vấn đề nguồn lực cũng như vấn đề nhân lực chưa đáp ứng được về luật và về vận hành nhà máy điện hạt nhân nên dự án điện hạt nhân bị lùi lại về mặt thời gian, mặc dù đã hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận nhưng theo xu thế, điện hạt nhân vẫn là một nguồn năng lượng được quan tâm.
- Do đó, việc chuẩn bị hệ thống kiến thức, tư liệu về nhà máy điện hạt nhân vẫn là một công việc cần thiết và chúng ta cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt đào tạo nhân lực cũng như những kế hoạch dài hơi khác.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đánh giá phát tán phóng xạ trong môi trường khí là một vấn đề không mới và đã được nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nước xây dựng và phát triển.
- Luận văn tiến hành với mục tiêu chính là tìm hiểu về thang phân chia sự cố hạt nhân INES, quá trình vận chuyển và phát tán với các nhân phóng xạ trong không khí.
- sử dụng phần mềm tính toán phát tán RASCAL 4 để có thể dự báo và đánh giá các ảnh hưởng của phóng xạ trong không khí trong trường hợp tai nạn NMĐHN cấp 6,7, từ đó có đưa ra các kế hoạch ứng phó sự cố và tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn, có tính thực tiễn cao hơn phục vụ công việc đánh giá tác động của phóng xạ vào môi trường và phần nào hỗ trợ công tác quản lý trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Chương 1- Tổng quan: Trình bày cơ chế hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và các chất thải phóng xạ rò rỉ ra môi trường.
- cơ sở cấu thành thang phân chia sự cố hạt nhân INES.
- phần mềm RASCAL 4 + Chương 2: Đánh giá số hạng nguồn phóng xạ phát tán trong khí quyển khi xảy ra sự cố tai nạn NMĐHN + Chương 3: Thực nghiệm- kết quả: Điều kiện khí hậu, thời tiết- các kịch bản tai nạn NMĐHN và thông số đầu vào cho phần mềm RASCAL 4 + Chương 4: Phân bố liều bức xạ và kế hoạch ứng phó sự cố trong các trường hợp cụ thể, kết quả chính của luận văn được thể hiện trong chương này.
- Luận văn đã nghiên cứu, đánh giá số hạng nguồn phóng xạ phát thải, phân bố hoạt độ, liều lượng bức xạ theo tương đương liều hiệu dụng tổng cộng TEDE, đương lượng liều nhiễm tuyến giáp TCDE, phân bố liều theo khoảng cách và thời gian vào mùa mưa, mùa khô với cả hai cấp độ tai nạn 6,7 và phương án ứng phó sự cố đối với các kịch bản tai nạn hạt nhân cấp độ 6 và 7.
- Bên cạnh đó, một đóng góp nữa của tác giả là xác định được phân bố liều bức xạ, từ đó khoanh vùng diện tích để đưa ra được kế hoạch ứng phó sự cố đối với trường hợp tai nạn NMĐHN cực đoạn nhất là tai nạn cấp 7 theo thang đo INES.
- d) Kết luận Sự cố không thể dừng khẩn cấp lò phản ứng thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng, nó có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự cố và cao hơn là tai nạn NMĐHN.
- Khí tượng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát tán lượng chất phóng xạ và nó quyết định liều phơi nhiễm đối với dân cư xung quanh nhà máy điện hạt nhân, do vậy một yêu cầu cấp thiết khi xây dựng NMĐHN là phải có hệ thống các trạm quan trắc khí tượng đi cùng.
- Công cụ tính toán RASCAL4 là một phần mềm rất hữu hiệu trong việc đánh giá nhanh sự phát tán hoạt độ, liều lượng phóng xạ xung quanh NMĐHN khi có xảy ra sự cố vì đó là phần mềm tương đối nhẹ, không cần một siêu máy tính phục vụ cho tính toán, ngoài ra ta có thể cập nhật liên tục dữ liệu khí tượng ở khu vực xảy ra sự cố để từ đó đưa ra các phương án ứng phó sự cố phù hợp.
- Các giải pháp ứng phó sự cố đối với nhà máy điện hạt nhân cần phải được thực hiện một cách đồng bộ từ khâu chuẩn bị ứng phó sự cố đến các tác nghiệp khi xảy ra sự cố.
- Trong đó cần phải chú trọng đến công tác chuẩn bị ứng phó sự cố.
- Kết quả tính toán, đánh giá phân bố hoạt độ phóng xạ của hai nhân phóng xạ quan trọng 137Cs và 131I có thể hỗ trợ công tác hoạch định quy mô, phương án, năng lực tẩy xạ, hồi phục môi trường nếu thực sự có tai nạn ở cấp độ 7 hoặc ở các cấp độ thấp hơn xảy ra trong thực tế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt