You are on page 1of 3

Dữ liệu và Cơ sở dữ liệu:

Dữ liệu là một phần tử hoặc một tập hợp các phần tử mà ta gọi là tín hiệu. Nó được
biểu hiện dưới dạng như hình ảnh, âm thanh, màu sắc, mùi vị,...
Từ những tín hiệu đó chúng ta có thể hiểu biết về một sự vật, hiện tượng hay trong
quá trình nào đó trong thế giới quan thông qua quá trình nhận thức.
Trong các dạng dữ liệu thì ngôn ngữ: chữ viết, chữ số, âm thanh là dạng dữ liệu phổ
biến nhất dùng trong lĩnh vực Tin học.
Cơ sở dữ liệu:
Là tập hợp các dữ liệu có cấu trúc được lưu trữ trên vật chứa, theo một nguyên tắc
nào đó để thực hiện tối ưu các thao tác cơ bản sau:
+ Tạo lập dữ liệu
+ Cập nhật dữ liệu (thêm, sửa, xóa dữ liệu)
+ Truy xuất dữ liệu (tìm kiếm, thống kê dữ liệu)
+ Bảo trì dữ liệu

1.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và Hệ cơ sở dữ liệu ?


Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System, viết tắt là DBMS):
Là một chương trình hay một phần mềm máy tính được thiết kế để quản trị cơ sở dữ liệu
(hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin trong CDSL).
Các hệ quản trị CSDL phổ biến như: Access, FoxPro, MySQL, SQL Server, Oracle
Hệ cơ sở dữ liệu (hệ CSDL):
Người ta thường dùng thuật ngữ hệ cơ sở dữ liệu để chỉ một CSDL và hệ quản trị
CSDL để truy cập CSDL đó.
Mục đích chính của một hệ CSDL là cung cấp cho người dùng một cách nhìn trừu tượng
về dữ liệu (có nghĩa là hệ thống che dấu những chi tiết phức tạp về cách thức thao tác dữ
liệu và bảo trì dữ liệu).

Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL:


Tính cấu trúc: Thông tin trong CSDL được lưu trữ theo cấu trúc xác định.
Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng
buộc, tùy thuộc vào hoạt động tổ chức mà CSDL phản ánh.
Ví dụ: Thư viện qui định số sách nhiều nhất mà người đọc được mượn trong một lần. Khi
cập nhật số sách mượn của đọc giả phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng số sách được mượn
theo qui định.
Tính nhất quán: Sau những thao tác cập nhật dữ liệu và ngay cả khi có sự cố (phần cứng
hay phần mềm) xảy ra trong quá trình cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải được bảo đảm
đúng đắn.
Ví dụ 1: Thực hiện chuyển 100 triệu đồng từ tài khoản A sang tài khoản B. Giả sử trong
khi thực hiện chương trình đó, có một sự cố xảy ra (hỏng phần cứng, hỏng phần mềm hay
mất điện), rất có thể số dư tài khoản A đã bị trừ đi 100 triệu đồng nhưng số dư bên tài
khoản B chưa được cộng thêm, dẫn đến tình trạng không nhất quán của CSDL. Để tránh sự
không nhất quán như vậy thì hoặc cả hai hành động rút tiền khỏi A và nhập tiền vào B đều
xảy ra, hoặc không có hành động nào xảy ra.
Ví dụ 2: Tại cùng một thời điểm có hai khách hàng muốn đặt mua một vé X của chuyến
bay Y, ở hai đại lí bán vé máy bay. Khi truy cập vào CSDL về chuyến bay Y đó, rất có thể
hai đại lí đều tìm thấy chiếc vé X còn trống và đồng ý bán chiếc vé X cho khách hàng của
mình. Điều này dẫn đến kết quả một chổ ngồi trên chuyến bay Y được bán cho hai khách
hàng khác nhau. Đây là tình trạng không nhất quán của dữ liệu do tương tác giữa các cập
nhật đồng thời. Hệ CSDL phải có cơ chế đảm bảo để không xảy ra tình huống như vậy.
Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL cần được bảo vệ an toàn , phải ngăn chặn được
những truy xuất không được phép và phải khôi phục được CSDL khi có sự cố phần cứng
hay phần mềm. Mỗi nhóm người dùng CSDL có quyền hạn và mục đích sử dụng khác
nhau.
Ví dụ: Phần mềm quản lí điểm sinh viên, không thể cho phép bất cứ ai cũng được truy cập
và sửa điểm của sinh viên. Cần phải có những nguyên tắc và cơ chế bảo mật khi trao quyền
truy xuất dữ liệu cho người dùng.
Tính không dư thừa: CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc những
thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán được.

+
+

You might also like