You are on page 1of 22

Bồi bổ phân hữu cơ cho cây chè

21/07/2014, 08:46 (GMT+7)


Khi sử dụng phân bón NPK hữu cơ Thiên Hòa Grow-Mix có hiệu lực
nhanh, cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, mật độ búp dày hơn, xanh
hơn so với đối chứng, đặc biệt không có hiện tượng rụng lá.

Mô hình khảo nghiệm sử dụng phân bón NPK hữu cơ Thiên Hòa tại Cty
chè Phú Đa

Cây chè chủ yếu được trồng bằng cành ghép, các giống mới được canh tác
tốt có thể cho năng suất trên 3 tấn búp khô/ha/năm. Nhưng từ khi công nghệ
thu hoạch bằng máy được áp dụng làm nảy sinh vấn đề bức thiết, khi cây chè
thiếu hụt lượng dinh dưỡng rất lớn, đặc biệt là phân hữu cơ.

Tại vùng chè Thái Nguyên, do sử dụng phân bón hóa học có gốc axít suốt một
thời gian dài khiến năng suất chè thấp hơn các vùng chè khác trong nước.
Lãnh đạo một công ty chè chia sẻ, đất ở Thái Nguyên đang bị chua quá, độ
pH 2,8 - 3,1 nên cây chè chùn lại không phát triển.

Vì vậy, việc bổ sung các chất trung, vi lượng và đặc biệt là phân hữu cơ để
cân bằng độ pH là việc làm sống còn để cải tạo đất cũng như nâng cao năng
suất cây chè Thái Nguyên.

Là một trong những đơn vị có diện tích chè lên tới hàng trăm ha, ông Nguyễn
Văn Liệu, Tổng GĐ Cty Liên doanh chè Phú Đa (Phú Thọ) không khỏi băn
khoăn, lo lắng khi áp dụng công nghệ hái chè bằng máy. Nguyên căn là trước
đây khi hái bằng tay, cây chè có thời gian phát triển gối nhau, chỉ những búp
nào đạt tiêu chuẩn mới được hái, những búp còn lại được tiếp tục phát triển.

Nhưng khi áp dụng hái máy, tất cả các búp chè đều được hái cùng một thời
điểm nên rất hại cho cây. Song điều đáng lo ngại hơn cả khi trước đây hái
bằng tay mỗi năm đốn chè sẽ tạo ra lượng phân hữu cơ rất lớn cho đất, nay
hái bằng máy gần như không còn. Chính vì vậy, ngoài việc phải bón một
lượng dinh dưỡng rất lớn, cây chè đang rất cần bổ sung các chất hữu cơ để
bù đắp những thiếu hụt mà trong đất không cung cấp đủ và kịp thời.

Trước những đòi hỏi cấp bách trên, tháng 1/2013 Cty chè Phú Đa phối hợp
với Cty TNHH Đầu tư & phát triển công nghệ Đất Việt đưa vào khảo nghiệm
sản phẩm phân bón NPK hữu cơ Thiên Hòa Grow-Mix trên nương chè kinh
doanh giống LDP1 trồng năm 2002 tại Xí nghiệp chè Phú Long.

Thành phần phân bón Thiên Hòa Grow-Mix gồm: Đạm (N) 15%; Lân (P) 3%;
Kali (K) 2%; Chất hữu cơ 9,9%; Lưu huỳnh (S) 10%; Bo 50 ppm. Mô hình đối
chứng sử dụng các sản phâm phân bón NPK
đang phổ biến và thông dụng trên thị trường. TS Lê Hưng Quốc đánh giá,
phân bón NPK Hữu Cơ
Sau thời gian khảo nghiệm, kết quả cho thấy khi Thiên Hòa Grow-Mix phù
hợp với cây chè Việt Nam là
sử dụng phân bón NPK hữu cơ Thiên Hòa Grow-
lựa chọn tốt để cải tạo, nâng
Mix có hiệu lực nhanh, cây chè sinh trưởng và cao năng suất chất lượng các
phát triển tốt, mật độ búp dày hơn, xanh hơn so vườn chè, nâng cao năng lực
với đối chứng, đặc biệt không có hiện tượng cạnh chanh của chè Việt trên
rụng lá. thế giới.

Khi đem so sánh, mô hình sử dụng phân bón NPK hữu cơ Thiên Hòa năng
suất tăng trung bình 7,21%, tức trên 1 tấn/ha/vụ; hiệu quả kinh tế tăng hơn
10% so với ô đối chứng khi giảm chi phí đầu tư hơn 3,3 triệu đồng/ha.

Ông Lê Văn Tỉnh, GĐ Xí nghiệp chè Phú Long tâm sự: "Trên thị trường có rất
nhiều loại phân bón của nhiều hãng, nhưng việc lựa chọn loại phân bón nào
phù hợp với cây chè để thực sự đạt được những mong muốn làm nâng cao
năng suất, chất lượng vườn chè cũng như hiệu quả kinh tế là vấn đề được
người dân rất quan tâm.

Tại Viện KHKT Nông lâm Từ thực tế chứng minh việc sử dụng phân bón
nghiệp miền núi phía Bắc, NPK hữu cơ Thiên Hòa Grow-Mix trong SX chè đã
khi tiến hành khảo nghiệm làm tăng độ màu của đất, chi phí thấp, hiệu quả
phân bón NPK hữu cơ Thiên kinh tế cao mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng đã chỉ ra
Hòa Grow-Mix và Grow-A02 một hướng đi mới trong canh tác chè".
do Cty Đất Việt cung ứng
cũng khẳng định hiệu lực Sở hữu diện tích gần 600 ha chè và đang trong
nhanh, cây chè sinh trưởng
quá trình đưa vào trồng các giống chè có chất
và phát triển tốt, mật độ búp
dày, xanh hơn đối chứng. Cụ lượng cao để làm trà xanh, trà Ô long, Cty chè
thể, năng suất chè tăng tới Mộc Châu (Sơn La) cũng đang hướng đến các
15%, phẩm cấp nguyên liệu sản phẩm phân bón hữu cơ nhằm cải tạo đất và
tăng 28 - 30%, qua đó cho nâng cao phẩm chất búp chè.
hiệu quả kinh tế cao hơn đối
chứng trên 27%. Vì vậy, Cty Đầu năm 2014, Cty chè Mộc Châu đưa vào khảo
Tư vấn đầu tư phát triển cây nghiệm phân bón NPK hữu cơ Thiên hòa Grow-
chè & cây nông lâm nghiệp Mix trên 5 ha chè Kim Tuyên. Trưởng phòng Nông
(Viện KHKT NLN miền núi nghiệp (Cty Chè Mộc Châu), Vũ Hồng Khanh cho
phía Bắc) khuyến cáo đưa biết: "Ưu điểm đầu tiên khi sử dụng phân bón NPK
phân bón Thiên Hòa Grow-
Mix và Grow-A02 vào SX chè
để nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm.
hữu cơ Thiên Hòa là giảm chí phí, nhân công khi một năm chỉ phải bón 2 lần,
trong khi dùng phân bón thông thường phải bón tới 4 - 5 lần.

Nhưng, lý do thuyết phục nhất để Cty xác định chuyển sang sử dụng các sản
phẩm phân bón hữu cơ đó là chất lượng chè tăng lên rõ rệt, mật độ búp vẫn
giữ nguyên, búp khỏe, nhỏ và bóng hơn, cậng ngắn lại. Đặc biệt, nội chất như
màu nước, hương vị hơn hẳn so với bón phân đơn.

Điều này được chứng minh bởi diện tích chè khảo nghiệm phân bón NPK
Thiên Hòa đều SX trà Ô long xuất sang Đài Loan nên chính đối tác đã đánh
giá chất lượng lô chè gần đây nhất của Cty chè Mộc Châu như vậy".

Theo TS Lê Hưng Quốc, nguyên Cục trưởng Cục Khuyến nông đã trực tiếp
theo dõi các mô hình sử dụng phân NPK hữu cơ Thiên Hòa, nhận xét: "Mật độ
búp nhiều hơn, lá chè dày và xanh hơn, diện tích tán chè tập trung. Trong
thành phần phân bón Grow-Mix có hữu cơ góp phần cải tạo đất, đặc biệt trên
đất dốc của chè (từ lâu chè không đã không bón được hữu cơ).

Bên cạnh đó, phân bón Grow-Mix còn có đầy đủ các yếu tố trung, vi lượng, đa
lượng, axít Humic… làm cho năng suất chè tăng 10 - 15% so với đối chứng".

ĐĂNG QUÂN

Kỹ thuật bón phân hữu cơ sinh học NTT cho cây chè chất lượng cao
Chia sẻ

Chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8-13% sinh khối của cây, lại phải thu
hái nhiều lần trong 1 năm, mặt khác năng suất chè của ta chưa cao, cho nên so với những cây công
nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su...thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè không lớn. Với năng
suất 2 tấn búp khô trên 1ha/năm (tương đương 9 tấn búp tươi/năm), chè lấy đi từ đất trung bình là 175
kg urê, 145 kg supelân, 85 kg kali đỏ và 16 kg CaO. Tuy nhiên ngoài hàm lượng búp chè được hái
hàng năm, chè còn được đốn cành, chặt cây và mang đi khỏi nương chè, cho nên tổng lượng các
chất dinh dưỡng chè lấy đi khỏi đất là 313kg ure, 445 kg supelân, 110 kg kali KCl, 24 kg MgO và 40
kg CaO.

Bón phân cân đối cho cây chè là bón phân cân đối giữa phân hữu cơ và phân hữu cơ, cân đối giữa
lượng phân đạm, lân, ka li và các chất đa vi lượng khác và cần phải bón nhiều hơn lượng dinh dưỡng
mà cây chè lấy đi hàng năm.

Phân hữu cơ sinh học NTT là loại phân hữu cơ có sử dụng vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ và
vô cơ khó tan. Nguyên liệu được sản xuất chủ yếu là phân phân lợn, phân gà và than bùn. Sau khi
được xử lý hoạt hóa chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tiêu cho cây trồng, nguyên liệu được
bổ sung thêm đạm, lân, kali và vi lượng thành hỗn hợp phân hữu cơ sinh học, có hàm lượng N:P:K =
2,5:1:1., hàm lượng hữu cơ 35 %, a xít Humic 6-8%, pH = 6. Phân hữu cơ sinh học NTT là sản phẩm
khoa học công nghệ của Trường Đại học Nông lâm, hiện nay phân NTT đang sản xuất phục cho hầu
hết các làng nghề chè truyền thống đặc sản ở tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, các Hộ gia đình làm chè
ngon nổi tiếng trong Tân Cương đã sử dụng phân hữu cơ sinh học NTT nhiều năm và hiện nay vẫn
đang dùng.

Thương hiệu phân hữu cơ sinh học


Màu sắc phân hữu cơ sinh học NTT
NTT

Phân hữu cơ sinh học NTT có hàm lượng hữu cơ cao tương đương phân lợn ủ hoai, hàm lượng các
chất cân đối hợp lý rất phù hợp cho cây chè phát triển tốt. Phân hữu cơ sinh học NTT có hàm lượng
mùn cao nên có tác dụng tốt hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng. Do có nhiều chất hữu cơ có
cấu trúc rỗng, xốp và các dinh dưỡng N, P, K được thấm, ngậm vào đấy tạo thành các “kho dự trữ”
làm cho N,P, K chậm tan hơn và nhả ra từ từ nên không bị nước rửa trôi. So với việc bón trực tiếp
đạm, kali vào đất, thì tiết kiệm được 25-30% lượng phân bón sử dụng. Ngoài ra do có nhiều mùn và a
xít humic nên phân làm đất tơi xốp hơn, kích thích hệ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu các
chất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi như khô hạn, giá rét và giảm
thiểu ôi nhiễm môi trường.

Để sử dụng phân hữu cơ sinh học NTT cho chè kinh doanh hiều quả cần lưu ý các các kỹ thuật sau:

a) Về nguyên tắc bón phân:


- Lượng phân bón phụ thuộc vào năng suất búp chè theo lứa và cả năm.

- Để thâm canh chè năng suất chất lượng cao, ngoài dùng phân hữu cơ sinh học NTT còn dùng thêm
đạm, lân, ka li

- Nên xới xáo vun gốc kết hợp với bón phân, sau đó phun nước giữ ẩm

- Bón phân vào lúc trời mát, bón vào dưới tán cây chè

- Nếu có điều kiện thì bón phân sau mỗi lần hái thì tốt hơn, nếu không thì bón vào 3 lần: vào tháng 3,
tháng 6 và tháng 8.

Sinh viên khoa Nông học – Trường ĐHNL


Búp chè bón phân hữu cơ sinh học NTT thăm nương chè bón phân HCSH NTT ở xã
Tân Cương, thành phố Thái Nguyên

b) Lượng phân bón

+ Phân hữu cơ sinh học NTT: Tùy theo giá cả chất lượng chè và điều kiện thâm canh có thể bón 0,5-
1,0 kg phân NTT/1 kg búp chè tươi. Nếu có điều kiện thâm canh chủ động tưới tiêu thì bón theo lứa,
nếu không thì phải bón 2-3 lần/năm.
+ Phân lân: Hàng năm bón 100 kg supelân/1.000 kg chè búp tươi, bón 2 lần vào tháng 2 hoặc tháng 3
và tháng 7 hoặc tháng 8 trong năm. Lần 1 bón với lượng 60% và lần 2 bón 40%. Để thuận lợi và tăng
hiệu quả sử dụng phân nên trộn với phân NTT để bón

+ Phân đạm và kali: Tùy tình hình sinh trưởng của cây chè, trước khi thu hoạch chè 7-10 ngày bón vá
(bón bổ sung) đạm và kali cho chè. Dùng tỷ lệ từ 8-9 phần đạm urê với từ 1-2 phần kaly trộn đều để
bón. Tùy mức độ xanh của búp chè mà quyết định lượng phân cho thích hợp. Nếu thấy khu vực chè
đủ đạm rồi thì không bón, nếu thiếu thì bón vá. Lưu ý không được bón thừa đạm.

Tác giả: Phạm Văn Ngọc - Bộ môn Di truyền - Giống

Phân bón Sông Gianh- Tạo đột phá cho cây chè

 Thương hiệu Sông Gianh

Đăng lúc 19:43 PM ngày 31.08.20174737

Chè là cây thức uống được trồng lâu đời ở những vùng núi phía Bắc, tuy nhiên những năm gần đây,
năng suất và chất lượng đang giảm sút do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân kỹ thuật canh
tác và sử dụng phân bón chưa phù hợp.
Ảnh hưởng độ PH của đất với cây chè

Đất trồng chè phải có phản ứng chua, pH tốt nhất là 5 - 5,5. Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất tuy ít ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng cây chè, nhưng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phân giải phân bón và
các chất khó tiêu trong đất thành các chất dễ tiêu cho cây. Bên cạnh đó, pH xác định vai trò của các dinh dưỡng
khoáng cho cây trồng.

pH thấp sẽ hạn chế sự phát triển rễ, làm rối loạn chức năng của màng plasma, vách tế bào, hạn chế sự sinh
trưởng của cây trồng, đặc biệt của mô phân sinh đỉnh; mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến sự sử dụng các chất N,
P, K, Ca, Mg của cây chè. Đất quá chua có thể gây ngộ độc nhôm (Al) cho cây. Ngược lại, trong môi trường pH <
5, các chất Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây.

Câu chuyện ở vùng "Đệ nhất danh trà"- Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh trồng chè lâu đời và là “Đệ nhất danh trà” của cả nước. Tuy vậy, trong báo cáo đánh giá tình
hình sản xuất chè cho thấy: Năng suất các nương chè trong 10 năm trở lại đây không tăng mà còn có xu thế
giảm mạnh (khoảng 10%, xảy ra trên cả các khu vực có trình độ thâm canh chè cao như Hồng Thái II, Soi
vàng…), búp chè bị cứng nên khi sao sấy tạo ra nhiều loại chè thương phẩm phẩm cấp B, hương vị không còn
mùi “cốm” đặc trưng của chè Tân Cương nữa do các hợp chất phenol và vòng nhân benzen thơm mất đến 22 -
27%, vị “ngọt hậu” cũng không biểu hiện rõ rệt nữa vì hàm lượng đường tổng số đã giảm dần, nước chè nhiều
khi bị vẩn đục.

Nguyên nhân cơ bản được xác định là do kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón chưa phù hợp. Bà con trong
quá trình canh tác sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thiếu lượng hữu cơ trầm trọng. Qua thời gian, các chất
dinh dưỡng trong đất, một phần bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, phần lớn bị mất đi do quá trình xói mòn và
rửa trôi.

Việc dùng phân khoáng không hợp lý, nhất là sử dụng quá nhiều chất đạm và phân lân gốc acid dẫn đến làm mất
cân đối chất dinh dưỡng cho cây chè, làm cho đất bị chua hóa, tăng hàm lượng Al3+, Fe3+, làm tăng độ bạc màu
và làm xấu đi thành phần lý, hóa tính của đất.

Phú Thọ đang tìm hướng đi mới cho cây chè

Là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nhì tại miền Bắc, Phú Thọ có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây chè
phát triển. Hiện nay cây chè đã được trồng ở 90 % số xã, thị trấn, tập trung nhiều ở các huyện Thanh Sơn, Tân
Sơn, Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hòa…Đến hết năm 2011 diện tích chè toàn tỉnh đã đạt gần 15.720 ha, chiếm
khoảng 12% diện tích chè và xếp thứ 4 cả nước. Trong số này có gần 15.340 ha chè kinh doanh, năm 2011 cho
năng suất bình quân gần 84 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi trên 117 ngàn tấn.

Đất trồng chè Phú Thọ đa số là đồi dốc, đất chua, độ pH từ 3 - 4. Đất đồi dốc không nên bón loại phân tan nhanh
vì sau khi bón gặp mưa phân sẽ hòa tan hết phân dễ bị rửa trôi. Bón phân có tính chất chua như phân đạm urê,
phân lân hoặc một số phân khác có tính axit làm cho đất ngày càng chua thêm không phù hợp với cây chè.

Nhận thấy những điểm yếu trong quá trình canh tác chè, các vùng chè Phú Thọ đặc biệt tại các công ty chè nước
ngoài như Phú Đa, Phú Bền đang tìm hướng đi mới, giải quyết những vấn đề mà cây chè Phú Thọ đang gặp
phải?

Dùng phân bón Sông Gianh cho cây chè


Trải qua nhiều năm phân tích và tìm hiểu thổ nhưỡng đất của các vùng trồng chè cũng như đặc tính sinh trưởng
và phát triển của chè, các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật của Tổng công ty Sông Gianh đã nghiên cứu thành
công bộ sản phẩm phân bón Sông Gianh chuyên dùng cho cây chè để khắc phục những vấn đề đang tồn tại ở
cây chè Thái Nguyên, Phú Thọ nói riêng và các tỉnh trồng chè nói chung. Bộ sản phẩm Sông Gianh chuyên dùng
cho cây chè gồm:

Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh: Với thành phần hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; Acid Humic: 2,5%. Trung
lượng: Ca: 1,0%; Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1 × 106 CFU/g; Azotobacter: 1×106
CFU/g; Aspergillus sp: 1×106 CFU/g, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh có tác dụng: Cung cấp mùn hữu cơ đã
được hoạt hóa, các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, các tập đoàn Vi sinh vật hữu ích, cải tạo và tăng độ phì
nhiêu cho đất giúp cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ môi trường; giúp cây giữ ẩm, chịu hạn, chịu rét,
tăng khả năng kháng trị nấm bệnh; phát huy hiệu quả tối đa các yếu tố khoáng Đa- Trung- Vi lượng, giúp cây
trồng hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng; kích thích bộ rễ phát triển mạnh, cây sinh trưởng tốt nâng cao năng
suất cho cây chè.

Phân hữu cơ khoáng Sông Gianh chuyên dùng cho cây chè: Với thành phần hữu cơ: 23%; Nts: 4%,
P2O5hh: 2%; K2Ohh: 2%, Acid Humic: 2,5%, bổ xung thêm các yếu tố trung-vi lượng như: Ca, Mg, Mn, S, Zn,
Cu, B...Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1 × 106 CFU/g; Azotobacter: 1×106 CFU/g; Aspergillus sp: 1×106
CFU/g. Ngoài việc cung cấp mùn hữu cơ tự nhiên đã được hoạt hóa để cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất thì
phân hữu cơ khoáng Sông Gianh chuyên dùng cho cây chè còn cung cấp yếu tố đa lượng cần thiết cho sự phát
triển bộ rễ và hệ chồi búp, giúp lá xanh dày, cây sinh trưởng mạnh, tăng hiệu suất quang hợp và quá trình sinh
tổng hợp chất để nâng cao sản lượng và chất lượng sau thu hái. Cách dùng như sau:
Đối với chè trồng mới: sử dụng 100-150kg/1.000m2.

Đối với chè 1-3 tuổi: Sử dụng 150-200 kg/1.000m2/năm. Bón sâu 10-20 cm, cách gốc 20-30cm, lấp đất, tưới
nước đủ ẩm, chia làm 2 lần bón/ năm. Tốt nhất vào khoảng tháng 3-4 và tháng 9-10.

Đối với chè thu hái: sử dụng 200-300kg/1.000m2/năm. Bón sâu 15-20 cm, cách gốc 20-30cm, lấp đất, tưới
nước đủ ẩm. Bón chia thành 3-5 lần/ năm tùy vào độ tuổi và sự phát triển của cây.

Phân hữu cơ khoáng Sông Gianh cao cấp 3.1.1 chuyên dùng cho chè: Ngoài thành phần hữu cơ, trung vi
lượng và chủng vi sinh vật hữu ích còn có thêm Nts: 3%, P2O5hh: 1%; K2Ohh: 1%, cung cấp lượng hữu cơ tự
nhiên cho cây trồng và yếu tố đa lượng để đảm bảo sự phát triển cho cây. Cách sử dụng tương tự như đối với
phân hữu cơ khoáng Sông Gianh chuyên dùng cho chè.

Thực tế, trong nhiều năm qua, các nông trường chè Phú Đa, Phú Bền, Thanh Ba (Phú Thọ) cũng như bà con
nông dân ở Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên (Thái Nguyên) đánh giá: Chè được bón phân Sông Gianh cho năng
suất cao hơn 2 - 3 lần so với bón phân thông thường. Đặc biệt búp và lá có màu xanh sáng, búp to, ít sâu bệnh,
khi sao ít hao, chỉ cần 3,8 - 4,2kg búp tươi cho 1kg búp khô, hương vị được cải thiện, đặc biệt, không tàn dư
lượng các chất hóa học độc hại, đảm bảo tiêu chuẩn UTZ, sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đã được
xuất khẩu đi một số nước trên thế giới.
Tại Trung

http://songgianh.com.vn/thuong-hieu-song-gianh-136/phan-bon-song-gianh-tao-dot-pha-cho-
cay-che-621-2.html

Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho chè


Kỹ thuật bón phân cho chè là một trong những yếu tố then chốt quyết định
đến năng suất và chất lượng chè búp. chính vì vậy cần phải bón phân gì,
số lượng bao nhiêu vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người dân trồng chè.

Việt Nam là một nước có diện tích trồng chè lớn, đến năm 2012 đạt 129.100 ha. Tuy
nhiên việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và chế biến chè còn nhiều
hạn chế. Do nhiều yếu tố về kinh phí và sự hiểu biết của những người trồng chè còn hạn
hẹp. Hôm nay “Công ty Chè Thái Nguyên” xin chia sẻ cho bà con trồng chè kỹ thuật bón
phân cho chè như thế nào là hợp lý? Giúp bà con có những sản phẩm Trà chất lượng.

1. Điều kiện đất đai trồng chè

Đây là loại cây có rễ ăn nông, đất trồng chè càng có nhiều mùn càng tốt, độ dày tầng đất
ít nhất phải > 60 cm, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước. Đất trồng chè phải có phản
ứng chua, pH tốt nhất là 5,0 – 5,5; khi pH > 6 không nên trồng chè vì khi pH > 7 thì chè
có thể bị chết, khi pH < 4 thì chè phát triển rất kém.
Cây chè được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất bazan, phù sa cổ trên phiến
thạch và sa thạch với mật độ
khoảng 10.000 hốc/ha. Tuy nhiên, đất trồng chè đa số chỉ có tầng canh tác dày 50 -70
cm, hiếm khi trên 1 m. Lượng mưa tập trung theo mùa làm cho đất bị rửa trôi, xói mòn
trong mùa mưa; còn mùa khô thì hạn hán trầm trọng, thậm chí ngay vào thời điểm mùa
mưa cây chè vẫn bị hạn do đất dốc không giữ được nước.

2. Bón phân cho chè (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2)

Bón lót

Sau khi làm đất kỹ, xẻ rãnh, rạch hàng với độ sâu của rãnh 40 – 50 cm, rộng 40 – 50 cm,
đáy 30 – 35 cm. Phân chuồng
hoai mục 700 – 1.000 kg và 15 – 20 kg NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao. Trộn đều với đất để
bón lót.
Bón phân cho chè 1 tuổi

Sử dụng phân NPK-S Lâm Thao 12.5.10-14 hoặc 10.5.10-5 với liều lượng 12 – 14
kg/năm và được bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7, mỗi lần bón 6 – 7 kg. Bón cách gốc
30 cm, sâu 6 – 8 cm.

Bón phân cho chè 2 tuổi

Sử dụng phân NPK-S Lâm Thao 12.5.10-14 hoặc 10.5.10-5 với liều lượng 24÷28
kg/năm và được bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7. Mỗi lần bón 12 – 14 kg. Thời kỳ và
cách bón như bón cho chè 1 tuổi.

Bón phân chuồng theo chu kỳ

5 năm bón 1 lần cho chè kinh doanh. Cách bón: Cày 2 xá cày trùng nhau, vét rãnh sâu
20 cm, bón xuống rãnh 700 – 1.000 kg phân chuồng đã được ủ hoai mục và lấp đất lại.
Thời kỳ bón tháng 11 hoặc tháng 12.

Bón phân vô cơ cho chè kinh doanh

Căn cứ vào năng suất búp tươi mà dùng lượng phân thích hợp, bón 3 lần/năm vào
tháng 2 hoặc 3, tháng 5 hoặc 6 và tháng 8 hoặc 9. Nên bón NPK theo tỷ lệ và liều lượng
240 N:130 P2O5: 160 K2O cho 1 ha theo quy trình (tiêu chuẩn ngành – 10 TCN) và sử
dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 hoặc 10.5.10-5 thì liều lượng bón phân
cho chè 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
 Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 22 – 27 kg.
 Bón lần 2 (tháng 5 – 6): 22 – 27 kg.
 Bón lần 3 (tháng 8 – 9): 18 – 24 kg.

3. Bón phân cho một số giống chè mới

Đối với giống Phúc Vân Tiên và Shan Chất Tiền

Tổng lượng bón N + P2O5 + K2O = 300 kg/ha và trên nền 20 tấn phân chuồng/ha kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ N:P:K tốt nhất cho giống chè (tuổi 4) Shan Chất Tiền là
3:1:2 để SX chè đen và cho giống Phúc Vân Tiên để SX chè xanh.
Do đó nên sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 với liều lượng bón cho 1 sào
Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
 Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 16 – 18 kg.
 Bón lần 2 (tháng 5 – 6): 16 – 18 kg.
 Bón lần 3 (tháng 8 – 9): 13 – 15 kg.
 Còn phân chuồng bón 700 – 800 kg/sào vào tháng 11 hoặc tháng 12.

Đối với giống chè LDP1 và LDP2 (chè cành lai)

Ở đầu thời kỳ kinh doanh : (tuổi 3 – 4) thì tỷ lệ 3:1:1,5 và liều lượng NPK (kg/ha) là 120
N + 40 P2O5 + 60 K2O. Do đó nên sử dụng phân bón lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 với
liều lượng bón cho chè 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:

 Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 12 – 14 kg.


 Bón lần 2 (tháng 5 – 6): 12 – 14 kg.
 Bón lần 3 (tháng 8 – 9): 9 – 11 kg.
Đối với giống chè LDP1 và LDP2 ở thời kỳ kinh doanh đạt năng suất 10-11 tấn/ha thì tỷ
lệ 3:1:1 và liều lượng NPK (kg/ha) là 300 N + 100 P2O5 + 100 K2O. Do đó nên sử dụng
phân bón Lâm Thao NPK-S 10.5.5-3 với liều lượng bón phân cho chè 1 sào Bắc bộ
(kg/360 m2) như sau:
 Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 38 – 40 kg.
 Bón lần 2 (tháng 5 – 6): 38 – 40 kg.
 Bón lần 3 (tháng 8 – 9): 30 – 32 kg.
Đối với giống chè PH8 (là giống chè lai hữu tính giữa giống chè Kim Tuyên
nhập nội từ Đài Loan với giống chè TRI777- chè cành 777)

Đạt năng suất 10-11 tấn/ha thì tỷ lệ 3:1:1 với lượng 35 kg N/tấn sản phẩm và liều lượng
NPK (kg/ha) là 350 N + 120 P2O5 + 120 K2O. Do đó nên sử dụng phân bón Lâm Thao
NPK-S 10.5.5-3 với liều lượng bón phân cho chè 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
 Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 44 – 46 kg.
 Bón lần 2 (tháng 5 – 6): 44 – 46 kg.
 Bón lần 3 (tháng 8 – 9): 35 – 37 kg.
Các nương ở chè Thái Nguyên nói riêng và các vùng chè khác ở Việt Nam cần có một
quy trình bón phân cho chè hợp lý, để cây chè phát triển tốt, bền vững, cho sản phẩm
Trà chất lượng. Vì thế bà con trồng chè nên sử dụng phân bón cho chè theo“4 đúng”
(đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian,đúng phương pháp) để đạt năng suất
và chất lượng chè cao.

Phân bón hữu cơ – Bí quyết làm chè ngon của người dân làm chè
thái nguyên
Trong các nguyên nhân tạo nên thương hiệu “đệ nhất danh trà” của chè thái nguyên thì
không thể không kể đến quá trình canh tác trong đó có lựa chọn phân bón phù hợp nhất
với cây chè. Và phân bón hữu cơ luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người dân làm chè
thái nguyên và cũng chính là 1 trong những bí quyết làm chè ngon mà người dân nơi
đây đã sử dụng bao năm qua.

Cây chè được chăm sóc theo tiêu chuẩn UTZ và được chăm bón bằng phân bón hữu cơ
vi sinh Sông Gianh
Với những ưu đãi đặc biệt của tự nhiên, Thái Nguyên hiện là một trong những tỉnh đứng
đầu cả nước về diện tích canh tác, số lượng, chất lượng sản phẩm chè. Thương
hiệu chè Thái Nguyên đã được khẳng định tại thị trường trong nước và quốc tế bằng
chất lượng và độ an toàn thực phẩm cao.
Thành công ấy bắt nguồn từ tầm nhìn chiến lược của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là sự
chuyển đổi phương thức canh tác của bà con nông dân. Từ phương thức canh tác
truyền thống sang sản xuất hữu cơ, đưa phân vi sinh vào chăm bón chè thay cho phân
hoá học, trong đó phân bón hữu cơ – Phân bón hữu cơ khoáng Sông Gianh chuyên
chè là loại phân bón được trên 60% người trồng chè của tỉnh Thái Nguyên tin dùng.

Tình trạng sử dụng phân bón hữu cơ tại Thái Nguyên

Cá biệt ở một số vùng chè nổi tiếng của Thái Nguyên như xã Tân Cương, xã Phúc Trìu,
xã Phúc Xuân, huyện Đại Từ… gần 90% người trồng chè sử dụng phân bón hữu cơ
Sông Gianh. Kết quả cho sản phẩm chè an toàn và sạch. Một số vùng chè trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên như xã Phúc Thuận, La Bằng… đã được trao chứng nhận Global Gap.
Đây là một trong những tấm giấy thông hành để sản phẩm chè Thái Nguyên tiếp tục
thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản…

Vì sao nên sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác chè

Qua kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học, Phân bón hữu cơ Sông Gianh có
tác dụng rất tích cực đối với cây chè của tỉnh Thái Nguyên: làm tăng sinh trưởng bộ lá
chè (15,51% trên thí nghiệm nhỏ và 9,8% so với mô hình đối chứng khảo nghiệm trên
diện rộng tại xã Tân Cương, TP Thái Nguyên), tăng năng suất, chất lượng chè, hàm
lượng Nitrat, Tanin trong búp chè giảm….

Ngoài ra, với 14 chủng vi sinh vật khác nhau của một trong các tập đoàn sản xuất vi sinh
nổi tiếng hàng đầu thế giới là Natagi – Canada, trong đó có các vi sinh vật cố định đạm,
vi sinh vật phân giải xenlulo, vi sinh vật phân giải lân có tác dụng phân giải các chất hữu
cơ và phốtphoric khó tiêu thành các khoáng và hữu cơ dễ tiêu.

Sản phẩm phân bón hữu cơ Sông Gianh có tác dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh
dưỡng cần thiết cho cây trồng, hoàn trả và bổ sung hàm lượng hữu cơ bị thiếu hụt cho
đất do quá trình canh tác nhiều năm cây trồng đã hấp thu hết, do xói mòn, cuốn trôi bề
mặt thảm thực vật và mùn của đất; nhờ hoạt động của các chủng vi sinh vật làm cho đất
trồng tơi xốp, màu mỡ, giữ độ ẩm cho đất, làm bộ rễ của cây phát triển mạnh và dễ
dàng, tăng khả năng hấp thụ của cây trồng; Với thành phần acid Humic, các enzim là
công cụ hữu hiệu giúp tăng quá trình hấp thụ và chuyển hoá thức ăn của cây trồng; giữ
được độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất, không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, phân
bón Sông Gianh góp phần vào việc đảm bảo chất lượng nông sản an toàn và sạch.

Từ những ưu điểm trên cho thấy việc lựa chọn phân bón hữu cơ trong quá trình canh
tác chè là 1 lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Vì vậy bà con làm chè hãy thường xuyên cập
nhập thêm thông tin và cải tiến quá trình canh tác chè để cho ra những sản phẩm chè
vừa chất lượng lại an toàn khi đưa ra ngoài thị trường.

Để mua các sản phẩm phân bón hữu cơ bà con có thể ra các đại lý, cửa hàng phân
bón trên địa bàn để mua và nhận được tư vấn kỹ hơn từ nhân viên bán hàng.
https://chebuptancuong.com/phan-bon-huu-co-bi-quyet-lam-che-thai-nguyen-
ngon.htmlTheo kinh nghiệm, để chè thái nguyên nhiều búp, bên c ạnh
việc sử các giống chè cành lai, thì công tác bón phân cho chè c ũng
rất quan trọng.
Để chè Thái Nguyên nhiều búp, bà con nông dân nên mạnh dạn phá b ỏ
diện tích chè trung du, thay bằng các giống chè cành, chè cành lai có
nhiều búp, chất lượng búp cao, góp phần cho năng su ất chè cao h ơn.
Ngoài ra, bà con trồng chè Thái Nguyên cũng cần nắm đ ược công
thức bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho chè. Theo các chuyên gia,
công thức bón phân N:P:K theo tỷ lệ 3:1:1, với lượng 30kg N/tấn sản
phẩm chè búp tươi. Đây là tỷ lệ chung, tùy chất đất, tỷ lệ mùn mà các
cán bộ khuyến nông cơ sở sẽ đưa ra khuyến nghị cụ thể cho bà con.
Rõ ràng, để chè Thái Nguyên nhiều búp, bà con trồng chè Thái c ần
xem xét bón thêm phân hữu cơ cho cây chè. Nó không những cung
cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa h ọc,
sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chu ồng, phân
xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu c ơ sinh h ọc có
thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-
1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm.

Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 – 25 tấn/ha, bón 3 năm/l ần. S ử


dụng Phân hữu cơ vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp. Ngoài ra, cần
dùng các loại phân hữu cơ vi sinh hiện được sản xuất và bán b ởi các
cơ sở nghiên cứu của Đại học nông lâm Thái Nguyên, nó đ ặc bi ệt t ốt
cho cây chè sinh trưởng, trổ nhiều búp xanh.
Bên cạnh đó, vùng trồng chè thái nguyên các địa phương của Thái
Nguyên thường trên đồi dốc, có lượng mưa lớn và tập trung nên các
yếu tố vi lượng bị rửa trôi làm cho đất bị thiếu hụt vi lượng, nh ất là
magiê, kẽm, cần được bổ sung. Việc cung cấp chất vi l ượng có th ể
thông qua bón phân hữu cơ vi sinh. Qua đó, cung c ấp sunfat magiê
(MgSO4) và sunfat kẽm (ZnSO4). Bón gốc phối trộn tỷ lệ 50kg MgSO4
và 3,5kg ZnSO4. Qua đó, giúp cây chè phát tri ển tốt, bền, cây kho ẻ, ít
sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, nhiều búp. Ngoài ra,
nên sử dụng thêm chế phẩm bón qua lá, đặc biệt phải sử dụng các chế
phẩm an toàn, không nên sử dụng các chế phẩm hóa h ọc, gây ảnh
hưởng sức khỏe người dùng trà.
Theo cheviet.vn
http://sfarm.vn/che-thai-nguyen-nhieu-bup-su-dung-phan-huu-co/
QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT CÂY CHÈ – TIẾP 3 (VietGAP)

08 Tháng Giêng 2016 :: 11:30 SA :: 978 Views :: 0 Comments


Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương mại Tôn Vinh (TOVI) biên soạn “Quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt cây chè” trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, có bổ sung những
kinh nghiệm thực tế trong nghiên cứu, chuyển giao TBKT và chỉ đạo sản xuất chè nhiều năm, nhằm góp
phần thúc đẩy sản xuất chè an toàn vùng phụ cận nhà máy chế biến chè của TOVI và những người làm
chè quan tâm (TS. Chu Xuân Ái – GĐ).
4. Phân bón và chất phụ gia:

4.1. Chỉ lựa chọn sử dụng các loại phân bón và phụ gia hoá học có trong danh mục được phép kinh doanh tại

Việt Nam nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên chè do hóa chất và kim loại nặng gây ra. Không sử dụng

phân hữu cơ chưa qua xử lý (chưa hoai mục).

4.2. Có nơi tồn trữ, phối trộn và khu chứa trang thiết bị, dụng cụ phân bón và chất phụ gia riêng và cách ly

tránh nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước và phải được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên

sau khi sử dụng và trong quá trình bảo quản

4.4. Lập và lưu giữ hồ sơ về phân bón, chất phụ gia khi mua hoặc khi tự sản xuất phân hữu cơ, ghi rõ về

nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian, số lượng mua, phương pháp xử lý; khi sử dụng ghi rõ thời gian bón, tên

phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón.

4.5. Nguyên tắc chung:

- Đảm bảo bón lót đầy đủ trước trồng, định kỳ 3 năm hoặc hàng năm.

- Bón thúc đủ, cân đối và kịp thời phân hoá học có lượng tăng theo độ tuổi với thời kỳ chè kiến thiết cơ bản

(KTCB) và tăng theo mức sản lượng đối với đồi chè sản xuất kinh doanh (SXKD).

- Chỉ trộn các loại phân bón ngay trước khi bón vào đất để tránh mất chất, nhất là đạm với các chất kiềm. Các

yếu tố ảnh hưởng phân bón chính có thể được xếp theo thứ tự giảm dần sau: Đạm (bay hơi, xói mòn bề mặt,

rửa trôi chiều sâu theo mao mạch đất) > Kali (xói mòn mặt, rửa trôi sâu) > Lân (xói mòn). Sử dụng phân hốn

hợp (phổ biến hiện nay) hay phức hợp (rất ít) sẽ hạn chế bớt sự thất thoát. Không bón phân cho chè vào

những ngày nắng hạn (khả năng hoà tan dinh dưỡng trong phân thấp, giảm sự hấp thu của cây, bay hơi đạm)

hay ngày mưa (xói mòn, rửa trôi).

4.6. Hiểu biết và chú trọng vai trò các loại phân bón đối với cây chè:

Đạm quan trọng nhất cho thu hoạch búp chè. Đạm tham gia thành phần cơ bản vật chất sống trong cây

(Protein). Song bón đạm đơn độc hay mất cân đối với các yếu tố khác thì giảm hiệu suất sử dụng, dư thừa làm

giảm chất lượng chè cả về thành phần hoá học, cả ngoại hình như bã xám, nước tối hoặc vẩn đục, vị đắng.

Lân có vai trò trọng yếu trong hệ thống men và một số hợp chất trong nhân tế bào, cung cấp năng lượng cho

hoạt động sống như quá trình quang hợp, hô hấp và tổng hợp các chất trong cây.

Kali làm tăng tính thẩm thấu màng tế bào, tăng trao đổi chất, tăng hoạt tính men sống và tổng hợp các Vitamin

nên làm tăng khả năng hấp thu các chất, tăng khả năng chống chịu các diều kiện bất thuận và sâu bệnh hại.

Các yếu tố trung lượng Canxi, Magie, Lưu huỳnh ... có trong màng tế bào, dịch bào làm tăng sự bền vững và

áp suất thẩm thấu hấp thu các chất. Magie là yếu tố trung tâm cấu tạo phân tử diệp lục “đầu nguồn sự sống
trên trái đất”, tổng hợp các chất hữu cơ. Lưu huỳnh tham gia cấu tạo axid amin – cấu tạo vật chất sống... Các

chất vi lượng Kẽm, Bo, Molipden, Mangan ... chủ yếu tham gia thành phần các loại men và xúc tác các hoạt

động sống.

Phân hữu cơ đầy đủ tất cả các yếu tố dinh dưỡng nhưng tỷ lệ hàm lượng thấp, phân giải chậm, cây sử dụng

dần trong thời gian dài. Vai trò lớn của phân hữu cơ cho việc cải tạo tính chất vật lý đất về độ tơi xốp, thoáng

khí, cải thiện tính chất hoá - lý đất như dung tích hấp thu, thành phần keo đất, hay điều chỉnh tính chất hoá học

đất như cải tạo độ chua (tăng độ pH), tăng tính đệm trong dung dịch đất điều hoà phản ứng chua – kiềm của

đất, giúp cho cây sử dụng hiệu quả các yếu tố phân hoá học.

4.7. Nhận biết bằng mắt sự thiếu yếu tố phân bón trên đồi chè:

Nguyên nhân Triệu chứng


Búp xanh vàng, cằn nhỏ, lá chuyển vàng trên toàn bộ bề mặt, thiếu nặng thì lá
Thiếu Đạm vàng như sắp rụng, ít chồi nách, bụi chè chậm sinh trưởng và tán có dạng cụp
xuống.
Lá chuyển màu xanh tối xỉn sau xanh phớt lam, thân mảnh, ít rễ, trụi cành,
Thiếu Lân
mầm nhỏ và còi cọc.
Điển hình cháy mép và chóp lá màu vàng chuyển sang xám tro, nâu nhạt màu
cà phê. Bản lá chuyển màu đồng đỏ, lá rụng từ dưới lên, ngọn cành chỉ còn ít lá
Thiếu Kali
ở phân non nhất. Thân, cành nhỏ, vỏ trắng bạc, tán nhỏ trụi có dạng hình trụ.
Ngừng lứa hái, mẫn cảm với sâu bệnh, dễ chết rét khô cây.
Lá già chuyển vàng, gân và thịt lá gần gân chính giữa màu xanh thẩm, dọc theo
Thiếu Magie
gân chính về phía cuống có nhứng đốm hình tam giác xanh đen..
Lóng búp ngắn, lá nhỏ và úa vàng, trên cành mọc nhiều chồi nách nhỏ, hiện
Thiếu Kẽm
tượng xù lá. Mầm non có thể bị bạch tạng xanh – trăng khi mới hình thành
Thiếu Kẽm Lãng ng¾n, l¸ nhá vµ óa vµng, nhiÒu chåi n¸ch nhá – hiÖn tîng “xï l¸”.
* Triệu chứng thiếu phân bón chỉ nhận biết được khi đã trầm trọng.

You might also like