« Home « Kết quả tìm kiếm

Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU và những cơ hội, thách thức đến từ EVFTA


Tóm tắt Xem thử

- XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU VÀNHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐẾN TỪ EVFTA.
- Tóm lược: Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng và xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức đến từ EVFTA đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong giai đoạn nghiên cứu, các nông sản chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang EU thuộc các nhóm sản phẩm có mã số trong bảng hài hòa thuế quan gồm: HS 09 (Cà phê, chè và gia vị) chiếm cơ cấu trung bình lớn nhất à 45,02%, đứng vị trí thứ hai là các sản phẩm cá (HS 03) chiếm 24,93%, tiếp theo là các sản phẩm Trái cây và hạt ăn được (HS 08) chiếm 14,86%.
- Nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chỉ tập trung vào một số bạn hàng quen thuộc và còn bỏ ngỏ nhiều thị trường trong EU.
- Qua đó tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị với hàm ý chính sách nhằm tận d ng cơ hội và vượt qua thách thức từ EVFTA đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung..
- Từ khóa: Cơ hội, EVFTA, thách thức, thị trường EU, xuất khẩu nông sản 1.
- Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã trải qua một quá trình phát triển tích cực và năng động.
- EU hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, hợp tác phát triển, thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ đến ứng phó với các thách thức toàn cầu.
- Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU (PCA) đã được ký tắt tháng 10/2010 và ký chính thức vào 6/2012 là một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai bên, đưa quan hệ chuyển sang một giai đoạn mới với phạm vi và mức độ hợp tác rộng lớn và sâu sắc hơn trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.
- Mới đây là hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết ngày 30/6/2019 đã mở ra nhiều bước phát triển mới trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam..
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU (kể cả Anh).
- (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay..
- EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)..
- Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
- Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
- Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%..
- Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn..
- Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu).
- Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu.
- Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp l để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp..
- Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên.
- Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO.
- Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối.
- Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO.
- Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện.
- EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này..
- Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước..
- Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành..
- Về chỉ dẫn địa l , khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa l của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa l của Việt Nam.
- Các chỉ dẫn địa l của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU..
- EVFTA được k vọng mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng cũng có nhiều thách thức đối với thương mại giữa Việt Nam và EU..
- Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn Thứ hạng về giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong thị trường EU.
- Theo thống kê của Eurostat, năm 2018 Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 16 của EU, chiếm tỷ trọng 1,3% trong tổng thương mại của EU, và Việt Nam đứng thứ 10 trong số các thị trường nhập khẩu của EU với tỷ trọng 1,9% giá trị nhập khẩu của EU (Eurostat)..
- Đối với xuất khẩu nông sản (trừ chương cá, mã HS 03), năm 2018, Việt Nam đứng thứ 13 trong số các thị trường nhập khẩu nông sản của EU, cung cấp 2,1% giá trị nhập khẩu nông sản của EU, tương ứng với 2494 triệu euro.
- Trong bảng 1, xếp hạng các đối tác xuất khẩu nông sản sang EU, năm 2018, Việt Nam xếp thứ hạng cao hơn một số quốc gia có nền nông nghiệp khá phát triển như New Zealand (thứ 14).
- Xếp hạng đối tác thương mại hàng nông sản của EU-28, năm 2018.
- Nguồn: Eurostat Tính trong 12 tháng, từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019, Việt Nam xếp hạng 14 trong số các nước xuất khẩu nông sản đến EU, với giá trị xuất khẩu là 2401 triệu Euro, do giá trị xuất khẩu nông sản giảm 6,2% so với cùng k năm trước, tương ứng là 159 triệu Euro..
- 2.2 Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2010-2018.
- Theo thống kê của Eurostat, giai đoạn giá trị nông sản xuất khẩu (theo bảng hài hòa thuế quan code 2017, trừ sản phẩm cá có mã HS 03) của Việt Nam sang EU tăng nhanh từ 1887 triệu Euro năm 2014 lên 2674 triệu Euro vào năm 2017, tuy nhiên đến năm 2018 thì tổng giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm 6,7% so với năm 2017 (bảng 3).
- Trong giai đoạn này, các nông sản thuộc chương 09 (Cà phê, trà, maté và gia vị) trong bảng hài hòa thuế quan (HS 09) có giá trị xuất khẩu lớn nhất, và đều chiếm trên 50%.
- tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU.
- tổng giá trị nông sản xuất khẩu sang EU)..
- Top 20 nước có giá trị xuất khẩu nông sản lớn nhất sang EU (tính từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 8 năm 2919).
- Nguồn: Eurostat Theo số liệu thống kê từ COMTRADE về giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU, giai đoạn theo các chương sản phẩm theo mã số HS 01đến HS 24 trong bảng hài hòa thuế quan năm 2017, nghiên cứu này đã tính cơ cấu xuất khẩu của từng nhóm hàng theo mỗi chương theo mã HS.
- Giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU theo mã HS giai đoạn .
- 2.3 Thương mại hàng nông sản giữa Việt Nam và EU năm 2018.
- So với năm 2017, giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm 6,7%.
- Mức giảm này chủ yếu do sự thụt giảm trong giá trị xuất khẩu của một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU như: rau, củ, quả, hạt trong các chương HS 09 (Cà phê, trà, maté và.
- Tuy nhiên, mức giảm này được kéo lại nhờ mức tăng trong giá trị nông sản xuất khẩu thuộc một số chương HS01 (động vật sống).
- Cơ cấu và xếp hạng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU-28 theo mã HS1-HS24, giai đoạn 2010-2018.
- Xếp hạng Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu COMTRADE Bảng 5 cho thấy các nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thế mạnh cả về giá và lượng thuộc các chương HS09.
- Các nông sản Việt Nam nhập khẩu từ EU và lợi thế về giá trị và khối lượng thuộc về EU gồm các nông sản thuộc nhóm thực phẩm như: đồ uống.
- Như vậy có thể thấy thương mại nông sản giữa EU và Việt Nam mang tính chất bổ sung và đa dạng hóa nhu cầu thị trường, để phát huy lợi thế so sánh và tính đa dạng hóa, phù.
- Giá trị và khối lượng xuất khẩu, nhập khẩu nông sản giữa EU và Việt Nam năm 2018 (theo mã HS).
- Giá trị EU xuất khẩu.
- Khối lƣợng EU xuất khẩu (kg).
- Nguồn: Eurostat 2.4 Một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU.
- Từ số liệu thống kê về giá trị, cơ cấu nông sản xuất khẩu và các phân tích ở trên giúp nhận ra các nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU (theo tiêu chí nông sản có tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn)..
- Cơ cấu và xếp hạng theo giá trị nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2018 (theo mã HS).
- Bảng 7 cho thấy trong giai đoạn nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang EU là cà phê không rang, trà với số ượng lớn với giá trị 1263 triệu Euro, tương ứng tỷ trọng 50,6% trong năm 2018.
- Top 20 nông sản Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang EU, Giai đoạn .
- Thị trường nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong EU năm 2018.
- Sử dụng số liệu thống kê giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang 28 quốc gia EU năm 2018 của Eurostat, tác giả đã tính tỷ trọng giá trị nhập khẩu của từng quốc gia thuộc EU theo nhóm nông sản trong bảng phân loại HS, từ HS1 đến HS24 của bảng hài hòa thuế quan 2017..
- Bảng 8 là kết quả thống kê giá trị và tỷ trọng theo thị trường của top 3 loại nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2018.
- Trong đó, 3 loại nông sản xuất khẩu nhiều nhất sang EU gồm các mã HS9, HS8, HS3..
- (1) Nhóm sản phẩm cá (HS3): Ba Lan là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong EU, chiếm 38,63%.
- đứng thứ ba là Anh với 11,71%, tiếp theo là Tây Ban Nha chiếm 10,56%, các nước còn lại nhập khẩu cá từ Việt Nam với giá trị nhỏ..
- (2) Nhóm sản phẩm trái cây và hạt (HS8): thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU là Pháp với 68,99%, tiếp đến là Hà Lan với 13,63%, đứng thứ ba là Bỉ với 5,75%, rất nhiều nước còn lại không nhập khẩu trái cây và hạt của Việt Nam..
- (3) Nhóm sản phẩm Cà phê, chè và gia vị (HS9): thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU là Ý, chiếm 46,56%, tiếp đến là Đức với 21,44%, đứng thứ ba là Hà Lan với 14,52%.
- Kết quả phân tích theo thị trường cho thấy, nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn đang tập trung ở một số thị trường truyền thống như: Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Anh, Bỉ mà chưa tiếp cận được rộng rãi vào các thị trường khác trong EU..
- Cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng EU từ EVFTA Cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Quá trình đàm phán và k kết EVFTA giúp các quốc gia, các doanh nghiệp và người tiêu dùng thuộc EU có thông tin về Việt Nam và nông sản Việt Nam, qua đó sản phẩm made in Vietnam sẽ quen thuộc hơn, giúp cho hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận với người tiêu dùng EU..
- Nhờ cắt giảm thuế quan từ các thỏa thuận của EVFTA mà nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sẽ giảm chi phí xuất khẩu, dẫn đến giảm giá thành, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, dẫn đến nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường EU..
- Nông sản Việt Nam nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của EU để có thể đặt chân vào thị trường này thì có thể tự tin bước vào bất k thị trường nào khác..
- EVFTA cùng với các ưu đãi về đầu tư được k vọng sẽ khơi thông nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp châu Âu vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, thực phẩm sạch,…và các lĩnh vực mà Việt Nam hiện đang thiếu và yếu..
- Giá trị và tỷ trọng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thị trường EU năm 2018 Nhóm sản.
- Cơ hội tiếp cận nguồn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông sản và nông nghiệp - EVFTA tạo điều kiện cho các dòng vốn đầu tư có chất lượng cao từ EU vào Việt Nam với khả năng tạo những chuỗi cung ứng mới cho khu vực, lan tỏa công nghệ tiên tiến cho Việt Nam, tạo cơ hội cho người lao động và các doanh nghiệp Việt Nam được học hỏi, được chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất và chế biến nông sản đáp ứng yêu cầu chất lượng EU và quốc tế..
- Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nông sản.
- Cụ thể hơn, các ngành mũi nhọn của Việt Nam như: gạo, cà phê, mật ong, chăn nuôi, hoa quả, thủy sản.
- Ngành thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ chưa có FTA với EU như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia.
- EU cũng cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam bằng việc xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả khi Hiệp định có hiệu lực.
- Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, cấp ngành, cấp quốc gia trong xuất khẩu nông sản.
- Nông sản Việt Nam muốn có chỗ đứng trên thị trường EU thì phải đáp ứng được các quy định khắt khe về rào cản kỹ thuật, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ hàng hóa,… Đây vừa là rào cản nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu, người sản xuất, nhà cung ứng nông sản,… nâng cao năng lực quản lý, khả năng tự đổi mới..
- EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp l để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- EVFTA đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, giúp ngành nông nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư, tiếp cận với nguồn nguyên liệu ổn định, có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến, cải thiện năng lực quản lý.
- Thực thi tốt các điều khoản này sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia..
- Những thách thức từ EVFTA đối với xuất hẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng EU Thách thức để vƣợt qua các biện pháp phi thuế quan của EU đối với nông sản Việt Nam.
- Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN.
- Trong khi đó, quá trình sản xuất, đặc biệt là bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông sản nói chung, mặt hàng rau quả nói riêng của Việt Nam còn nhiều bất cập.
- Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này..
- Mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ từ EU đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khó khăn hơn ngay tại thị trường nội địa.
- Trên thực tế, đây là một thách thức rất lớn, bởi các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng các FTA..
- Đồng thời Chính phủ giúp hình thành chuỗi giá trị, tạo được thương hiệu hàng Việt nam chất lượng cao, có tiêu chuẩn tiêu chí nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đáp ứng nhu cầu của các nước thuộc liên minh Châu Âu..
- hu ến nghị đối với các hiệp hội ngành hàng tại Việt Nam.
- giới thiệu sản phẩm nông sản tới thị trường trong và ngoài nước..
- Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải điểu chỉnh hành vi của mình để phù hợp với yêu cầu trong EVFTA, nâng trách nhiệm tuân thủ môi trường, trách nhiệm xã hội....
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự kết nối với các doanh nghiệp logistics chuyên nhập khẩu và phân phối hàng hóa của EU thông qua các đơn vị đầu mối nhằm giảm chi phí thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm.
- Khuyến nghị đối với nhà sản xuất nông sản xuất khẩu.
- phải công khai, minh bạch, tạo đà cho xuất khẩu nông sản sang EU tăng trưởng bền vững..
- Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt