« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đến nhập khẩu ô tô của Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU (EVFTA) ĐẾN NHẬP KHẨU Ô TÔ CỦA VIỆT NAM.
- Ô tô là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của EU và cũng à một trong những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bới mức thuế giảm sâu sau khi EVFTA có hiệu lực.
- Bài viết này sử d ng giả định SMART để đánh giá tác động tiềm năng của Hiệp EVFTA đối với nhập khẩu ô tô của Việt Nam.
- Kết quả giả định cho thấy sau khi Hiệp định có hiệu lực, các nước EU sẽ có tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ô tô sang Việt Nam nhờ việc thuế quan được giảm xuống mức 0%, trong đó Đức có kim ngạch xuất khẩu vượt trội so với các nước thành viên khác, tiếp theo là Th y Điển, Ý và Slovakia.
- Giả định SMART cũng cho thấy các quốc gia không trực thuộc liên minh Châu Âu (EU) sẽ có tăng trưởng xuất khẩu ô tô sang Việt Nam ở mức âm khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
- Từ khóa: EVFTA, Việt Nam, EU, ô tô, SMART, FTAs, nhập khẩu 1.
- Theo Hiệp định này, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam.
- Việt Nam có cơ hội xuất khẩu những măt hàng có lợi thế như dệt may, giày d p, nông sản, thủy sản,… Đồng thời, EU cũng có cơ hội xuất khẩu sang Việt Nam những mặt hàng như máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử và linh kiện, ô tô,… Liên quan đến mặt hàng ô tô nhập khẩu từ EU, hiện nay số lượng ô tô được các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Đức nhiều nhất.
- Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, năm 2018 có 1.197 ô tô nhập khẩu từ Đức đăng kiểm lưu hành tại Việt Nam (một số nước khác như: Hungari có 26 chiếc, Hà Lan có 31 chiếc, Slovakia có 166 chiếc.
- Ngoài ra, còn rất nhiều thương hiệu ô tô từ EU được nhập khẩu vào Việt Nam như Audi, Jaguar, Porches, Volkswagen, Ducaiti, Ferrari, Fiat, Bugatti,....
- Khi EVFTA chưa có hiệu lực, thuế nhập khẩu theo MFN đối với ô tô có dung tích dưới 3.0L từ thị trường các nước EU có mức thuế là 74% và ô tô có dung tích trên 3.0L là 78%.
- Như vậy, đến khoảng năm 2029 hoặc 2030 trở đi, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ EU vào Việt Nam sẽ xuống mức 0%, đây là một mức giảm đáng kể và được dự đoán sẽ tác động mạnh đến hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường này..
- Vì vậy, nghiên cứu về tác động của EVFTA đối với hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam là cần thiết để thấy được những tác động tiềm năng của Hiệp định này, từ đó có những biện pháp để tăng cường lợi ích thương mại từ Hiệp định cũng như có thể đề xuất những phương án nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước trong bối cảnh thực thi EVFTA..
- Bài viết sử dụng giả định SMART để đánh giá tác động tiềm năng của Hiệp định EVFTA đối với nhập khẩu ô tô của Việt Nam..
- Lu (2018) đánh giá tác động của của CPTPP và EVFTA lên xuất khẩu may mặc Việt Nam.
- Vu (2016) sử dụng SMART để định lượng tác động tiềm năng của EVFTA lên nhập khẩu thuốc y tế Việt Nam từ EU, Anh, Ngọc (2011) đánh giá tác động tiềm năng của hiệp đinh RCEP lên nhập khẩu ô tô tại Việt Nam.
- Từ việc tổng quan các nghiên cứu đánh giá các tác động cả trước (ex-ante) và sau (expost) của các FTAs lên dòng thương mại nói chung và các FTAs thế hệ mới như CPTPP và EVFTA lên dòng thương mại Việt Nam nói riêng, nhóm tác giả nhận thấy các nghiên cứu đánh giá và đặc biệt là đánh giá định tính tác động của EVFTA lên một ngành hàng còn chưa đa dạng, đặc biệt chưa có tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu về tác động của EVFTA đối với nhập khẩu ô tô của Việt Nam bằng mô hình SMART.
- Một nước nhập khẩu j, nhập khẩu một mặt hàng i của nước xuất khẩu k sẽ có phương trình đường cầu như sau:.
- 0 là độ co giãn nhập khẩu (co giãn cầu)..
- Trong trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế nhỏ, hoặc có kim ngạch nhập khẩu ngành hàng i nhỏ hơn so với tổng kim ngạch thương mại thế giới thì η bằng dương vô cùng.
- Độ chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá xuất khẩu được tạo nên bởi thuế quan và được thể hiện bởi phương trình sau..
- PM = PX(1 + T/100) Với T là thuế nhập khẩu được tính theo phần trăm..
- Sự thay đổi trong lợi ích của việc xuất nhập khẩu sẽ được thể hiện bởi phương trình..
- SMART được sử dụng dựa trên các giả định sau đây về đường cung xuất khẩu và đường cầu nhập khẩu.
- (1) Chỉ có một nhà nhập khẩu duy nhất trong mô hình, các nhà xuất khẩu phải cạnh tranh nhau để xuất khẩu sang thị trường của nước xuất khẩu, vì vậy đường cung xuất khẩu thường sẽ co giãn hoàn hảo, hay nói cách khác sẽ có độ co giãn là dương vô cùng, và đường cung sẽ nằm ngang.
- (2) Giả định Armington: người tiêu dùng có thị yếu khác nhau về các sản phẩm được nhập khẩu từ các nhà nhập khẩu khác nhau.
- Do có thị hiếu khác nhau về các sản phẩm, nên dòng nhập khẩu sẽ không tập trung về một nước xuất khẩu, nếu nước xuất khẩu đó được hưởng các thuế quan ưu đãi đặc biệt.
- Trong bài viết này, nhóm tác giả lựa chọn độ co giãn cung (supply elasticity) là vô cực do kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam là tương đối nhỏ so với tổng kim ngạch trao đổi quốc tế.
- Để đánh giá tiềm năng tác động của EVFTA lên nhập khẩu ngành ô tô tại Việt Nam, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu về kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cho các mã hàng 8702 (ô tô trên 9 chỗ) ,8703 (các loại ô tô khác) và 8704 (xe dùng để chuyên trở hàng hóa) của năm 2018 và từ đó thiết lập các giả định về thuế quan và đánh giá tác động, dữ liệu về kim ngạch nhập khẩu được trích xuất từ nguồn dữ liệu của UNCTAD-TRAINS thông qua SMART.
- Các thông tin về lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan được trích xuất từ phụ lục 2-A-2 của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA).
- Thực trạng nhập khẩu ô tô tại Việt Nam.
- Hình 1 dưới đây mô tả kim ngạch nhập khẩu ngành hàng ô tô của Việt Nam vào năm gốc (năm 2018) theo các mã HS 4 số..
- (Nguồn: UNCTAD-TRAINS) Hình 1: Kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam theo mã HS 4 số trong năm 2018.
- Có thể thấy Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là ô tô có mã HS 8703, là các loại ô tô dưới 10 chỗ, với kim ngạch nhập khẩu vào năm 2018 là hơn 12 tỉ USD.
- Trong khi đó, mã HS 8704, các loại ô tô chế tạo để chuyên trở hàng hóa, chỉ có kim ngạch nhập khẩu là 6 tỉ USD, bằng một nửa so với mã 8703.
- Mã 8702 (xe ô tô từ 10 chỗ trở lên) có lượng nhập khẩu ít nhất với kim ngạch nhập khẩu là hơn 2 triệu USD.
- Điều này cho thấy ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam chủ yếu là để phục vụ cho mục đích sử dụng cá nhân, cũng như cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ trong phương tiện đi lại từ xe gắn máy sang xe ô tô tại Việt Nam.
- Các loại ô tô chở hàng (HS 8704) cũng được nhập khẩu với kim ngạch lớn để thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn tại Việt Nam, phản ánh rất rõ ràng nền kinh tế đang phát triển và lưu lượng hàng hóa trao đổi nội địa cũng như xuyên quốc ra lớn..
- Các thị trường xuất khẩu ô tô cho Việt Nam chủ yếu là Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản..
- Hình 2 dưới đây thể hiện kim ngạch nhập khẩu ô tô từ một số thị trường chính của Việt Nam trong năm 2018..
- (Nguồn: UNCTAD-TRAINS) Hình 2: Kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam theo thị trường xuất khẩu trong năm 2018.
- Hình 2 thể hiện kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam theo 5 nhà xuất khẩu lớn nhất.
- Do tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), với cam kết giảm thuế nhập khẩu ô tô về 0, khiến cho ô tô nhập khẩu về Viêt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái lan và Indonesia.
- Thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam cũng có xu hướng thiên về các sản phẩm ô tô cá nhân được sản xuất bởi Nhật Bản, nên kim ngạch nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản cũng cao thứ hai, ở mức gần 300 triệu USD.
- Ngoài ra, ô tô từ Hoa K và Đức cũng có một kim ngạch nhập khẩu đáng kể vào Việt Nam, tuy rằng kim ngạch của Hoa K và Đức là tương đối nhỏ so với ba nước xuất khẩu lớn nhất là Thái Lan, Nhật Bản và Indonesia..
- Bên cạnh đó, hàng năm Việt Nam cũng nhập khẩu xe ô tô từ thị trường EU.
- dưới đây phản ánh kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ thị trường một số nước thuộc khu vực EU trong năm 2018..
- (Nguồn: UNCTAD-TRAINS) Hình 3: Kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ một số thành viên EU trong năm 2018.
- Trong 27 nước thành viên EU, Việt Nam chỉ có kim ngạch nhập khẩu từ 12 nước và lượng nhập khẩu cũng không quá lớn.
- Ba nước thành viên EU có kim ngạch xuất khẩu ô tô sang Việt Nam lớn nhất là Đức, Thụy Điển, và Thụy Sĩ, tuy vậy ba nước này cũng chỉ có kim ngạch nhập khẩu tương đối hạn chế so với các nước xuất khẩu ô tô khác sang Việt Nam như Nhật bản, hay các nước đông nam á như Thái Lan và Indonesia.
- Kim ngạch nhập khẩu hạn chế từ các nước Châu Âu có thể được giải thích bởi mức thuế nhập khẩu còn khá cao của Việt Nam đối với các mã hàng ô tô, có những mã HS lên đến 78%.
- Vì vậy, việc Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu ô tô về 0% trong khoảng thời gian từ 9 đến 10 năm trong hiệp định EVFTA sẽ có một tác động rất lớn cho hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam nói chung và nhập khẩu từ các nước thành viên EU nói riêng, đặc biệt là khi việc giảm thuế nhập khẩu sẽ tăng cường tính cạnh tranh cho ô tô có xuất xứ Châu Âu, vốn đã có chất lượng và kiểu dáng thu hút người tiêu dùng Việt Nam..
- Ảnh hưởng của EVFTA lên tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô tại Việt Nam.
- Giả định cho thấy, việc kí kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Châu Âu sẽ có ảnh hưởng tích cực lên nhập khẩu ô tô tại Việt Nam.
- Sự tăng lên trong tiềm năng nhập khẩu này là do sự giảm xuống của thuế quan nhập khẩu ô tô giữa Việt Nam và các nước thành viên EU trong khuôn khổ hiệp định EVFTA.
- Bảng 1 cho thấy tiềm năng thay đổi trong kim ngạch với giả định được đưa ra là thuế nhập khẩu ô tô vào Việt Nam sẽ được giảm xuống 0% trong 9 năm tới..
- Bảng 1: Kết quả về sự tha đổi kim ngạch nhập khẩu ô tô dưới tác động của EVFTA (Đơn vị: Nghìn USD).
- Kim ngạch nhập khẩu trước hiệp định (‗000 USD).
- Kim ngạch nhập khẩu sau hiệp định (‗000 USD).
- Tổng trị giá thay đổi nhập khẩu (‗000 USD).
- Phần trăm thay đổi nhập khẩu.
- Từ bảng 1, có thể thấy, hiệp định EVFTA sẽ có tác động tương đối đáng kể lên kim ngạch nhập khẩu ô tô Việt Nam.
- Dưới tác động của việc giảm thuế nhập khẩu từ Châu Âu xuống 0%, tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam sẽ tăng thêm 53 triệu USD, tương đương với mức tăng trưởng 2,8%.
- Vì vậy, kể cả khi thuế được giảm xuống 0% thì lượng nhập khẩu cũng không tăng vọt, mà chỉ có mức tăng trưởng trung bình, mặc dù mức độ giảm của thuế quan là tương đối lớn..
- Ảnh hưởng của hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu ô tô sang Việt Nam theo quốc gia Kết quả của giả định SMART về ảnh hưởng của EVFTA lên kim ngạch xuất khẩu ô tô sang Việt Nam cho các quốc gia là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) được thể hiện ở bảng 2..
- Kết quả giả định cho thấy, sau khi tham gia vào hiệp định EVFTA, các nước thuộc EU đều sẽ có tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ô tô sang Việt Nam nhờ việc thuế quan được giảm trừ xuống mức 0.
- trường hợp ngoại lệ, theo kết quả của mô hình SMART, kim ngạch xuất khẩu ô tô của Thụy Sĩ sang Việt Nam sẽ giảm 1.01%.
- Thụy Sĩ chỉ xuất khẩu ô tô thuộc hai mã HS 870323 (Xe có dung tích trên 1.500 cc nhưng không quá 3000 cc) và 870324 (Xe có dung tích trên 3000 cc) sang Việt Nam.
- Tuy vậy, hai mã hàng này cũng được Việt Nam nhập khẩu với số lượng rất lớn từ các nhà xuất khẩu khác như Đức, Thụy Điển và Ý.
- Điều này cho thấy thị hiếu rõ ràng của người Việt Nam cho các mặt hàng ô tô từ các nước này.
- Vì vậy, khi thuế nhập khẩu ô tô tại Việt Nam được giảm xuống 0%, lượng nhập khẩu các mã hàng 870323 và 870324 từ các quốc gia xuất khẩu lớn như Đức, Thụy Điển, Ý sẽ tăng mạnh, gây hiệu ứng chệch hướng thương mại và gây giảm kim ngạch của các nước xuất khẩu nhỏ hơn như Thụy Sĩ..
- Mức độ tăng trưởng cao hay thấp phụ thuộc vào cơ cấu xuất khẩu ô tô của quốc gia đó sang Việt Nam.
- Các nước xuất khẩu trọng tâm vào các mã HS đang có mức thuế nhập khẩu vào Việt Nam cao, cũng như có trọng số xuất khẩu cao cho những mã HS này sẽ có mức tăng trưởng cao hơn khi các mã HS này được giảm trừ thuế nhập khẩu xuống 0%.
- Tuy rằng Pháp chỉ xuất khẩu ô tô thuộc ba mã HS là xe có dung tích xi lanh không quá 1.500cc) và 870332 (xe có dung tích xi lanh trên 1.500cc những không quá 2.500c), nhưng hai mã 870331 và 870332 không chỉ chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của ô tô của Pháp sang Việt Nam, mà còn đang phải chịu thuế nhập khẩu tương đối cao (78.
- Theo kết quả được trình bày ở bảng 3, hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có gây ra hiện tượng chệch hướng thương mại..
- Kết quả của giả định cho thấy, các quốc gia không trực thuộc liên minh Châu Âu-EU sẽ có mức tăng trưởng xuất khẩu ô tô sang Việt Nam âm khi hiệp định EVFTA được kí, hay nói một cách khác, kim ngạch nhập khẩu ô tô vào Việt Nam từ các nước này sẽ giảm đi, và một phần kim ngạch này sẽ được chuyển hướng sang các nước EU, hiện tượng này còn được gọi là chệch hướng thương mại (trade diversion).
- Tuy rằng là một công cụ hiệu quả để đánh giá tác động ảnh hưởng của một thay đổi về chính sách thuế quan lên dòng thương mại, vì là công cụ giả định và dựa trên số liệu có sẵn, SMART không thể đánh giá hoặc dự báo được tạo dựng thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia hiện không có kim ngạch xuất khẩu ô tô sang Việt Nam, hoặc việc các nhà nhập khẩu Việt Nam mở rộng việc nhập các mã hàng ô tô khác chưa từng được nhập trước đây do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế suất.
- Ảnh hưởng của EVFTA lên kim ngạch nhập khẩu Việt Nam theo mã hàng.
- Kết quả giả định SMART về ảnh hưởng của EVFTA đối với kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam theo mã hàng được thể hiện ở Bảng 4 dưới đây..
- Bảng 4: Ảnh hưởng của EVFTA lên nhập khẩu ô tô theo mã HS Mã HS Kim ngạch trƣớc.
- Bảng 4 cho thấy, kim ngạch nhập khẩu ô tô vào Việt Nam chủ yếu là các loại ô tô thuộc mã hàng 8703 chiếm 66% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô.
- Tỉ trọng của các mã 8702 và 8704 chỉ chiếm 34% tổng kim ngạch ô tô Việt Nam.
- Tuy vậy, theo kết quả của giả định SMART, các mã hàng sẽ có mức dộ tăng trưởng khác nhau sau khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được kí kết.
- Có 8 trên 16 (50%) các mã HS ô tô hiện đang được nhập khẩu vào Việt Nam sẽ không có thay đổi về kim ngạch nhập khẩu, điều này là do các mã hàng này hiện không được các nước thành viên EU xuất khẩu sang Việt Nam, nên không chịu ảnh hưởng của việc hàng rào thuế quan được g bỏ.
- Mã 870333 hiện đang được nhập khẩu từ Châu Âu với mức kim ngạch là 322 nghìn USD chỉ chiếm 0.5% tổng kim ngạch xuất khẩu mã HS này sang Việt Nam, vì vậy, kể cả khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, mã HS này cũng sẽ không có độ tăng trưởng cao..
- Một lần nữa cần phải nhấn mạnh, mô hình SMART không có khả năng dự báo được các ảnh hưởng liên quan đến tạo dựng, mở rộng thương mại, ví dụ như các nhà nhập khẩu từ Việt Nam quyết định nhập thêm các mã HS mới chưa hề được nhập trước đây từ Châu Âu do tác động của việc cắt giảm thuế quan.
- Một số kiến nghị nh m tăng cƣờng lợi ích thƣơng mại từ việc giảm thuế nhập khẩu ô tô và phát triển ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh thực hiện EVFTA.
- Giả định SMART cho thấy tác động tiềm năng của EVFTA đối với nhập khẩu ô tô của Việt Nam, theo đó khi thuế nhập khẩu ô tô giảm về 0% sẽ làm cho giá trị nhập khẩu ô tô từ EU tăng lên, chủ yếu là dòng xe từ 9 chỗ trở xuống.
- Kim ngạch nhập khẩu xe ô tô từ các nước Thái Lan, Indonesia có thể sẽ giảm, thay vào đó kim ngạch nhập khẩu từ Đức, Ý có thể tăng..
- Điều này có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng do chi phí nhập khẩu giảm.
- Ngoài ra, khi thuế giảm, hàng nhập khẩu tăng sẽ tăng áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiêp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước, điều này có thể được coi là một cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên đây cũng có thể là thách thức đối với các doanh nghiệp để có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa.
- Thứ hai, Nhà nước cần thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa đối với sản phẩm ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu..
- Thứ ba, Nhà nước cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo tương thích và phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế để hạn chế nhập khẩu ô tô chất lượng kém, gây thiệt hại đối với môi trường và sức khỏe của cộng đồng..
- Thứ tư, bản thân các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp trong nước cần tích cực và chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm để có thể cạnh tranh tốt với hàng nhập khẩu, đặc biệt khi thuế nhập khẩu về 0%..
- Trong bài viết này, mô hình SMART được sử dụng dựa trên lý thuyết về mô hình cân bằng bán phần (PE) để đánh giá các thay đổi tiềm năng trong nhập khẩu ô tô do ảnh hưởng của việc bãi bỏ thuế quan theo hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.
- Nhóm tác giả đặt ra giả định rằng trong 9 năm nữa, Việt Nam sẽ r bỏ hoàn toàn thuế quan nhập khẩu ô tô từ EU..
- Theo kết quả của bài viết, dưới sự ảnh hưởng của EVFTA, các nước thành viên EU sẽ có tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dương sang Việt Nam cho tất cả các mã HS ô tô được nghiên cứu.
- Trong khi đó, các nước không thuộc Liên Minh Châu Âu sẽ có tăng trưởng xuất khẩu ô tô âm, do sự ảnh hưởng của chệch hướng thương mại, khi các nhà nhập khẩu Việt Nam chuyển hướng sang nhập khẩu ô tô từ Châu Âu..
- Các mã HS được nghiên cứu cũng có có sự tăng trong kim ngạch nhập khẩu nhất định, tuy vậy tăng trưởng sẽ tập trung ở mã 8703 là các loại ô tô tầm trung chuyên dụng để chở người từ 9 chỗ trở xuống..
- Vì vậy, nhóm tác giả mong muốn trong tương lai sẽ sử dụng các công cụ định lượng khác để đưa ra được một cái nhìn toàn diện về tác động của EVFTA đối với hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt