« Home « Kết quả tìm kiếm

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra


Tóm tắt Xem thử

- Đạo đức nhà báo là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu trong xã hội, bao gồm từ cấp quản lý, giáo dục đến bản thân nhà báo.
- Mặc dù các chuẩn mực đạo đức nhà báo đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng từ thực tiễn hoạt động báo chí đã cho thấy, việc các cơ quan báo chí và phóng viên, nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn còn tồn tại.
- Điều đó đôi khi gióng lên những vấn nạn nhức nhói trong hoạt động nghề báo, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí điều tra..
- Vì vậy, bài viết này hướng đến việc phân tích, chứng minh và hệ thống lại những chuẩn mực đạo đức cơ bản và thiết yếu nhất của nhà báo điều tra, trong đó bao gồm bảy chuẩn mực đạo đức quan trọng..
- Từ đó, góp phần củng cố hệ thống lý luận về đạo đức nhà báo và nâng cao ý thức của người làm báo..
- Từ khóa: Báo chí, đạo đức nhà báo, báo chí điều tra, nhà báo điều tra..
- Ngày Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 chính thức có hiệu lực.
- Thực hiện quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí: “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”, tháng 12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành “10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”.
- Tuy nhiên, dù văn bản pháp luật ban hành là thế nhưng thực tiễn hoạt động của báo chí vẫn còn khá nhiều vấn đề bất cập liên quan đến đạo đức nhà báo.
- Thực trạng đó cho thấy trách nhiệm, đạo đức nhà báo đang có vấn đề nghiêm trọng, uy tín của giới báo chí đang giảm sút.
- Do đó, việc nghiên cứu và giáo dục đạo đức nghề nghiệp báo chí luôn là vấn đề cấp thiết cần được thực hiện.
- Bởi đó là nền tảng quan trọng quyết định đến sự thành bại của cả một nền báo chí.
- Trong bài viết này, chúng tôi trình bày, phân tích và liên hệ thực tiễn để làm rõ bảy yếu tố phẩm chất nghề nghiệp thiết yếu của nhà báo điều tra..
- Nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, trong công trình nghiên cứu công phu 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới xuất bản năm 2018, Nguyễn Thị Trường Giang đã quan niệm rằng: “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo “là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp” [5, tr.
- Dựa trên khái niệm đạo đức nói chung, Nguyễn Thị Trường Giang cho rằng, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cũng nằm trong hệ chuẩn chung đó nhưng lại có thêm màu sắc đặc trưng riêng của ngành nghề là báo chí.
- Theo đó, đạo đức nghề nghiệp sẽ chi phối mọi thái độ và hành vi của nhà báo.
- “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nói chung được xem xét ở thái độ và trách nhiệm của họ trong các mối quan hệ với: xã hội, công chúng, cơ quan báo.
- Đồng thời, tác giả này lại nhấn mạnh đến trách nhiệm của nhà báo trong các mối quan hệ đó.
- Như vậy, có thể thấy cả hai quan niệm này tương đồng ở chỗ đều đề cập đến thái độ ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ xã hội..
- Từ đó, có thể hiểu rằng, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực mà nhà báo phải tuân thủ nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, thể hiện trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ nghề nghiệp..
- Nghiên cứu về báo chí điều tra, trong Giáo trình Báo chí điều tra, các tác giả cho rằng: “Báo chí điều tra là loại hình hoạt động báo chí trong đó nhà báo và cơ quan báo chí đưa ra trước công chúng những vấn đề bị ai đó che đậy một cách có chủ đích hoặc vô thức, hoặc đằng sau hàng loạt những sự thật và bối cảnh khó hiểu” [6, tr.
- Những đặc điểm cơ bản của thể loại báo chí điều tra bao gồm:.
- Theo đó, báo chí điều tra thường được viết ở hai thể loại:.
- Trong đó, thể loại điều tra là “thể loại tác phẩm báo chí phản ánh những sự việc, hiện tượng, con người trong.
- Từ đó, có thể hiểu rằng, nhà báo điều tra là nhà báo hoạt động trong lĩnh vực báo chí điều tra..
- Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra.
- Trong báo chí điều tra, sự im lặng lại là một điều tối kỵ bởi báo chí là tiếng nói của nhân dân, lên tiếng vì lợi ích, quyền lợi của quốc gia, dân tộc và nhân dân.
- Thứ nhất, nhà báo im lặng để bảo vệ bản thân mình.
- Công việc làm báo có thể nói là một nghề khá nguy hiểm, đặc biệt là thể loại báo chí điều tra thì sự nguy hiểm luôn rình rập đối với nhà báo vì họ đã dám lên tiếng vạch trần những cái xấu, tiêu cực..
- Trong trường hợp này, nếu nhà báo không đủ bản lĩnh, dũng cảm để vượt qua sự sợ hãi, tính toán cá nhân thì họ không dám lên tiếng để bảo vệ công lý, chính nghĩa.
- Đó là những nhà báo thiếu bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, rất đáng bị lên án.
- Tuy nhiên, có rất nhiều nhà báo đã dám đương đầu, cất lên tiếng nói để vạch trần, tố cáo tội ác.
- Đó là những tấm gương nhà báo rất đáng được hoan nghênh, chẳng hạn như vụ việc của nữ nhà báo Dương Hằng Nga (Trưởng Đại diện Tạp chí Giao thông vận tải khu vực miền Trung Tây Nguyên và Đà Nẵng.
- Khi đó, nữ nhà báo đã gặp rất nhiều khó khăn từ những thủ đoạn của Vũ nhôm như: từ mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa nhưng bất thành, chuyển sang tố cáo ngược trở lại nữ nhà báo khiến cho cô bị cấm xuất cảnh 03 tháng, bị cơ quan điều tra đến tận giường bệnh của bố để điều tra, thậm chí bị hăm dọa khiến cả gia đình già trẻ lớn bé đều mất ăn mất ngủ, luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ.
- Đó là một trường hợp điển hình đáng được biểu dương, ca ngợi và làm gương cho các nhà báo điều tra nói riêng, báo chí nói chung..
- Thứ hai, nhà báo im lặng để trục lợi cho bản.
- Một số nhà báo hoạt động báo chí chỉ với mục đích kiếm sống mà đôi khi quên đi vai trò và nhiệm vụ thiêng liêng của “vũ khí” mà mình đang nắm trong tay.
- Gần đây không ít những vụ việc liên quan đến việc nhà báo nhận hối lộ được vạch trần công khai trước dư luận, chẳng hạn vụ việc liên quan đến phóng viên Lê Duy Phong (Báo Giáo dục Việt Nam) đã nhận hối lộ từ một số đối tượng, trong đó có Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Yên Bái.
- Thứ ba, nhà báo im lặng vì thái độ bàng quan..
- Về mặt pháp luật, tuy không có văn bản chế tài bắt buộc nhà báo phải viết, phản ánh về những tiêu cực khi họ biết nhưng đạo đức nghề nghiệp lại.
- ràng buộc và thôi thúc nhà báo thực thi công lý.
- Khi họ làm ngơ trước tiêu cực, có thể trước pháp luật thì họ vô tội, nhưng họ lại vi phạm nghiêm trọng đạo đức trách nhiệm của nhà báo..
- Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của nhà báo nói chung, nhà báo điều tra nói riêng.
- Bởi báo chí có vai trò và chức năng phản ánh và định hướng dư luận xã hội.
- Thông tin trên báo chí có tác động rất lớn đến tư tưởng của công chúng.
- Nhà báo không được bóp méo, xuyên tạc sự thật dù vì bất kỳ lí do gì..
- Quy trình đảm bảo chất lượng thông tin của bài báo phải được đảm bảo xuyên suốt trong quá trình tạo ra sản phẩm báo chí.
- Trước khi viết tin, nhà báo cần phải xác định rõ nguồn tin.
- Có thể dựa trên nhiều nguồn tin khác nhau, sau đó nhà báo phải xác minh và kiểm tra độ tin cậy của tất cả nguồn tin.
- Đối với những thông tin còn nghi vấn, nhà báo phải xác định được danh tính của nguồn tin, không được phép dựng, chỉnh sửa hình ảnh, viết chú thích nhằm đánh lừa hoặc lừa dối công chúng, phản ánh sự thật thiếu chính xác, khách quan.
- Trước khi công bố tin, nhà báo phải đảm bảo thông tin do mình cung cấp là chính xác, trung thực và công tâm.
- Sau khi công bố thông tin, nếu phát hiện có sai sót thì nhà báo và cơ quan báo chí phải tiến hành đính chính công khai, đúng quy định dù có nhận được yêu cầu đính chính hay không.
- Trong trường hợp thông tin gây ảnh hưởng, tổn hại nghiêm trọng đến cá nhân, tổ chức được phản ánh thì nhà báo và cơ quan báo chí phải đăng lời đính chính và xin lỗi trong phần nổi bật của tờ báo.
- Đảm bảo tính công bằng, khách quan Nhà báo điều tra trong công cuộc đấu tranh phòng chống tiêu cực trong xã hội có vai trò như.
- Do đó, tinh thần công tâm của nhà báo rất quan trọng.
- Khi nhà báo phản ánh vấn đề bằng tin tức thì đòi hỏi phải có cái nhìn khách quan, toàn diện với các bên liên quan của vấn đề đang điều tra, hạn chế tối đa việc thiên vị hay bao che hoặc cổ động cho một phía nào.
- Bởi nếu vậy thì nhà báo đã trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích của đối tượng nào đó chứ không còn là đại diện của công lý..
- Nhà báo phải giữ được tinh thần khách quan trong quá trình phản ánh thông tin.
- Dù rằng sản phẩm báo chí do nhà báo làm ra thì ít nhiều cũng mang quan điểm, cái nhìn của cá nhân nhà báo, nhưng một nhà báo giàu kinh nghiệm và có uy tín luôn biết cân nhắc giữa định kiến, thiên kiến và chính kiến trong một bài báo.
- Trong số các loại hình báo chí, báo chí điều tra là loại hình nhạy cảm nhất vì nó đụng chạm đến lợi ích của người khác và có liên quan đến lợi ích của cá nhân nhà báo.
- Nếu nhà báo không có bản lĩnh vững vàng sẽ rất dễ bị mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo bằng đồng tiền hay những miếng mồi lợi ích.
- Các đối tượng vi phạm pháp luật luôn e ngại cánh nhà báo bởi họ sợ bị vạch tội trước dư luận..
- Do đó, để đảm bảo an toàn thì họ thực hiện nhiều thủ đoạn với nhiều đối tượng khác nhau, trong đó nhà báo được họ quan tâm “chăm sóc” đặc biệt..
- Mặt khác, một số nhà báo lợi dụng địa vị, chức năng nghề nghiệp của mình để mưu cầu những lợi ích cá nhân.
- Không ít trường hợp các nhà báo đã phải hầu tòa vì những hành vi ấy.
- Như vậy, để có thể đứng vững trước những sự cám dỗ của đồng tiền, nhà báo cần phải xác định rõ mục đích hành nghề và nắm rõ ý nghĩa của việc mình đang làm.
- Nhà báo điều tra hành nghề vì lợi ích của xã hội, của đất nước và vì danh dự của nghề báo.
- Nhà báo chỉ làm những việc phù hợp với phẩm giá nghề nghiệp của mình và kiên quyết đấu tranh bảo vệ những giá trị cao cả của nghề báo.
- Đồng thời, nhà báo cũng cần phải hiểu rõ những quy định về pháp luật, chính sách có liên quan đến nghề nghiệp để có thể đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, biết được quyền và nghĩa vụ của mình, nhận thức được đúng sai, có quyền từ chối các yêu cầu trái với quy định đạo đức nghề nghiệp và pháp luật..
- Bảo vệ nguồn tin và bí mật nghề nghiệp Nguồn tin là nơi cung cấp thông tin có giá trị cho nhà báo.
- hỏi nhà báo phải nắm rõ các quy định pháp luật và các quy tắc đạo đức nghề báo để có cách ứng xử tốt nhất.
- Mặc dù Luật Báo chí có quy định rõ ràng về việc nguồn tin có “quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp” (khoản 1 Điều 38 Luật Báo chí sửa đổi 2016) nhưng không có nghĩa bắt buộc nguồn tin phải cung cấp thông tin cho báo chí.
- Do đó, nhà báo không được lạm quyền và cửa quyền, sử dụng các thủ đoạn để đe dọa, gây áp lực cho nguồn tin hoặc thể hiện thái độ xem thường lợi ích và quan điểm của nguồn tin..
- Khi đã thu thập được thông tin từ nguồn tin, thái độ của nhà báo đối với việc sử dụng thông tin và nguồn tin cũng rất quan trọng.
- Đối với nguồn tin, nhà báo phải đảm bảo độ bảo mật thông tin của nguồn tin.
- Nhà báo chỉ cung cấp thông tin của nguồn tin trong những trường hợp theo yêu cầu đúng quy định của pháp luật.
- Do đó, các nhà báo thường hay nói với nhau câu “Sống để vậy, chết mang theo”.
- Đó được xem là “lời hứa danh dự” của nhà báo đối với nguồn tin của mình.
- Thậm chí có những trường hợp nhà báo sẵn sàng đánh đổi tất cả từ danh dự, nhân phẩm, thậm chí tự do và tính mạng của mình để bảo vệ nguồn tin.
- Có thể kể đến trường hợp của nữ nhà báo Judith Miller (tờ New York Times) vào năm 2005.
- Đối với thông tin được thu thập, nhà báo cần phải suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi công bố thông tin.
- Nhà báo phải chọn lọc có nên đăng tải thông tin, đăng một phần hay toàn bộ nội dung thông tin.
- Đôi khi bản thân nguồn tin cũng không lường trước được hết những hậu quả khi thông tin được công bố, nhưng bản thân nhà báo phải lường trước được tình huống để có những quyết định sáng suốt nhất trong việc sử dụng thông tin.
- Đồng thời, nhà báo cần lưu ý những thông tin đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, cần phải biết bảo vệ thông tin bí mật và thận trọng với những thông tin có thể xâm hại tới lợi ích của quốc gia, dân tộc, đặc biệt là trong môi trường bùng nổ thông tin trên mạng xã hội như hiện nay.
- Các nhà báo cần phải có chính kiến, phải có sự kiểm chứng độ xác thực của thông tin rõ ràng, không nên chạy theo thông tin mạng mà.
- Báo chí có quyền phản ánh và đăng tải những thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội..
- Tuy nhiên, không có nghĩa báo chí có thể đăng tải một cách dửng dưng mọi vấn đề của cuộc sống..
- Thông tin báo chí có hiệu quả khi nó giúp người đọc nhận thức được vấn đề và có thái độ tích cực hơn.
- Trong đó, quyền và nhân phẩm của con người luôn được xem là quan trọng trong quá trình phản ánh thông tin của báo chí.
- Đặc biệt, đối với đối tượng được báo chí phản ánh, những vấn đề liên quan đến danh dự, nhân phẩm, thông tin cá nhân rất nhạy cảm.
- Mặt khác, có những điều mang tính nhân văn mà không có luật nào quy định (ví dụ, cách đưa tin, phản ánh trong đám tang), khi đó, đòi hỏi bản thân nhà báo phải ý thức được hành động của mình có ý nghĩa và tác động như thế nào với người được phản ánh và công chúng.
- Tóm lại, nhà báo phải tôn trọng quyền con người của đối tượng được phản ánh, phải hết sức cân nhắc và cẩn trọng đối với ngòi bút của mình bởi “bút sa gà chết”..
- Khi thực hiện điều tra báo chí, nhà báo cần sử dụng các phương pháp điều tra phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
- Nhà báo không tự ý sử dụng các phương pháp, phương tiện hỗ trợ điều tra khi chưa được sự cho phép của lãnh đạo nhằm đảm bảo tính hợp pháp của việc sử dụng phương pháp và phương tiện.
- Đối với trường hợp phỏng vấn trực tiếp, nhà báo cần phải giới thiệu rõ bản thân mình và thông báo thời gian phỏng vấn cho đối tượng được phỏng vấn, lí giải rõ nguyên nhân họ được phỏng vấn, các vấn đề mà họ được hỏi, những phát ngôn của họ sẽ được sử dụng như thế nào và trên những phương tiện gì.
- Có một số trường hợp nhà báo chưa hiểu rõ hoặc chưa nắm bắt được những điều trên nên vô tình hoặc cố ý vi phạm, chẳng hạn như vụ án đưa và nhận hối lộ để giải cứu xe vi phạm giao thông của nhà báo Hoàng Khương của Báo Tuổi trẻ.
- Đó là những điều mà nhà báo nên hết sức cẩn trọng và tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.
- Nhà báo không được đe dọa, ép buộc, cưỡng chế, tống tiền, lợi dụng lòng tin hoặc sử dụng quyền lực để thu thập thông tin..
- Vì thế, việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi nhà báo là điều có ý nghĩa quyết định đến giá trị của nghề báo./..
- Đỗ Thị Thu Hằng (chủ biên) (2016), Giáo trình Báo chí điều tra, NXB Lao động, Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt